- Hỏi Hay, Đáp Đúng
Các câu hỏi thông thường
của người phương Tây đối với Đạo Phật
Nguyên tác: Ven. Shravasti
Dhammika
Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
- [10]
- Trở thành Phật tử
HỎI : Những điều bạn nói thật
là thú vị đối với tôi. Làm thế nào để tôi trở thành một Phật tử
?
ĐÁP : Ngày xưa có một người tên là Ưu-Ba-Ly. Ông là tín
đồ của một đạo khác đến gặp Đức Phật để tranh luận với Ngài,
cố gắng làm Ngài cải đạo. Nhưng sau khi nói chuyện với Đức Phật,
ông quá cảm kích đến nỗi đã quyết định trở thành đệ tử của Phật,
nhưng Đức Phật khuyên rằng :
"Trước hết hãy dò xét cho kỹ. Tìm hiểu kỹ lưỡng
như vậy là tốt cho một người nổi tiếng như ông".
Ưu-Ba-Ly nói:
"Bây giờ tôi rất vui và hài lòng hơn khi Đức Thế Tôn
dạy :"Trước tiên hãy dò xét kỹ". Vì nếu là thành viên của một
tôn giáo khác bảo đảm là khi tôi là một tín đồ, họ tuyên bố cho cả
thành phố biết rằng : "Upali đã theo đạo của chúng tôi". Nhưng
Đức Thế Tôn đã nói với tôi rằng :"Trước tiên hãy dò xét cho kỹ.
Tìm hiểu kỹ lưỡng như vậy là tốt cho một người nổi tiếng như
ông." (MII 379)
Trong Phật giáo, sự hiểu biết là điều tối quan trọng và
đòi hỏi có thời gian để tìm hiểu. Vì vậy đừng vội vàng đến với
Phật giáo. Hãy dành thời gian để tìm hiểu và suy xét cẩn thận, rồi mới
đi đến quyết định. Đức Phật không quan tâm đến số lượng lớn của
người tín đồ. Ngài chỉ lưu ý mọi người nên thực hành theo lời dạy
của ngài như là một kết quả từ việc tìm hiểu và suy xét cẩn thận
HỎI : Nếu tôi đã tìm hiểu và tôi chấp nhận lời Phật
dạy, tôi phải làm gì nếu tôi muốn trở thành một người Phật tử ?
ĐÁP : Tốt nhất là tham gia sinh hoạt ở một ngôi chùa đàng
hoàng hoặc gia nhập vào các nhóm Phật tử, hỗ trợ họ và bạn sẽ được
họ giúp đỡﬠrồi tiếp tục học hỏi nhiều hơn về giáo lý. Khi bạn
đã sẵn sàng chính thức trở thành một Phật tử là phải Quy Y Tam Bảo.
HỎI : Quy y Tam Bảo là gì ?
ĐÁP: Quy y là chỗ nương tựa nơi người ta tìm đến khi họ
buồn phiền hay họ cần sự yên tỉnh và an ổn. Có nhiều cách nương tựa.
Khi không hạnh phúc, họ nương tựa nơi bạn bè, khi họ lo âu và sợ hãi
họ có thể nương tựa vào niềm tin và những hy vọng hão huyền. Khi họ
gần kề với cái chết, họ có thể nương tựa vào đức tin ở cõi thiên
đàng vĩnh cửu. Nhưng Đức Phật lại dạy rằng không có chỗ nào kể
trên là chỗ nương tựa thật sự cả vì thực tế nó không đem đến sự
thoải mái và an toàn.
Thành thật không là nơi nương tựa an toàn, không là nơi
nương tựa cao vời, Nương tựa nơi ấy không thể thoát khỏi mọi khổ
đau.
Mà hãy nương tựa vào Phật Pháp Tăng để có hiểu biết
thật sự về bốn chân lý mầu nhiệm.
Khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, vượt qua khổ đau và
con đường Bát Chánh Đạo, đưa đến sự diệt khổ.
Đây quả thật là chỗ nương tựa an toàn, là nơi nương tựa
siêu việt, nương tựa nơi đây, người ta thoát khỏi mọi khổ đau. (Dp
189-192)
Quy y Phật là chấp nhận niềm tin rằng con người có thể
giác ngộ và hoàn thiện như Đức Phật. Quy y Pháp có nghĩa là hiểu được
Bốn Chân Lý Mầu Nhiệm và cuộc sống của mình nương theo Bát Chánh Đạo.
Quy y Tăng tức là tìm sự hổ trợ, khuyến tấn, và hướng dẫn những ai
đã thực hành Bát Chánh Đạo. Thực hiện được như thế sẽ trở thành
một Phật tử và là bước khởi đầu để đến Niết bàn.
HỎI : Những thay đổi gì xảy ra trong đời khi bạn thọ
giới Tam quy ?
ĐÁP: Như hàng triệu người khác hơn 2500 năm qua, tôi nhận
thấy giáo lý của Phật đã cho biết tri giác của ta vượt thoát thế gian
đau khổ, Đạo Phật cũng chỉ rõ cuộc sống này là vô nghĩa, Đạo Phật
cũng đã cho tôi những giá trị nhân bản và từ bi để dẫn dắt đời tôi,
chỉ cho tôi phương pháp để có thể đạt được trạng thái an tịnh và
hoàn thiện trong đời sau. Một nhà thơ Ấn Độ cổ đại đã viết về Đức
Phật như sau :
Đến với Ngài để nương tựa, để tán dương Ngài, để
tôn kính Ngài và thực hành theo giáo pháp của Ngài là một việc làm
thông minh.
Tôi hoàn toàn đồng ý lời phát biểu này.
HỎI : Tôi có một người bạn luôn cố gắng thuyết phục
tôi theo đạo anh ta. Tôi thật sự không thích đạo ấy, tôi đã nói lên
điều này nhưng anh ta vẫn không để tôi yên. Tôi có thể làm gì đây ?
ĐÁP : Trước tiên bạn phải hiểu rằng người ấy thật
sự không phải là người bạn. Một người bạn chân thành phải chấp nhận
bạn và tôn trọng nguyện vọng của bạn. Tôi cho là người này đang chỉ
giả vờ làm bạn để có thể cải đạo bạn mà thôi. Khi người ta muốn
đánh tráo ý đồ của họ với bạn thì chắc chắn người ấy không phải
là bạn.
HỎI : Nhưng anh ta nói là muốn chia sẻ đạo của mình với
tôi.
ĐÁP : Chia sẻ tín ngưỡng của mình với người khác là một
điều tốt. Nhưng tôi thấy người bạn của bạn không nhận ra sự khác
nhau giữa việc chia sẻ và áp đặt. Nếu tôi có một trái táo, tôi tặng
bạn một nửa và bạn chấp nhận, đó là tôi đã chia sẻ với bạn. Nhưng
nếu bạn nói với tôi "cám ơn tôi đã ăn rồi" mà tôi vẫn tiếp
tục nài bạn lấy nửa trái đến khi bạn chịu thua trước sức ép của
tôi, điều này khó gọi là chia sẻ. Người giống như "bạn" của
bạn cố che dấu hành vi xấu bằng cách gọi đó là "chia sẻ",
"thương yêu" hay "rộng lượng" nhưng cho dù tên gọi của
nó là gì, hành vi của họ vẫn là khiếm nhã, thô lỗ, và ích kỷ.
HỎI : Làm sao tôi có thể ngăn cản anh ta ?
ĐÁP: Đơn giản thôi. Trước hết, phải biết rõ bạn muốn
làm gì. Thứ hai là nói rõ ràng, ngắn gọn với người ấy. Cuối cùng, người
ấy sẽ hỏi bạn những câu hỏi như sau "Niềm tin của anh là về vấn
đề này là gì ?" hay "Tại sao anh không muốn đến cuộc họp với
tôi ? ", câu trả lời đầu tiên của bạn phải rõ ràng, lịch sự và
nhắc lại một cách kiên định:
"Cám ơn lời mời của anh nhưng tôi không đến thì
hơn".
"Tại sao không?"
"Đó thật sự là chuyện riêng của tôi. Tôi không
đến thì tốt hơn."
"Nhưng có nhiều người vui thích ở đó mà."
"Tôi chắc là có, nhưng tôi không muốn đến."
"Tôi mời anh vì tôi quan tâm đến anh."
"Tôi mừng là anh quan tâm đến tôi nhưng tôi không
muốn đến."
Nếu bạn lập lại lời mình một cách rõ ràng, kiên nhẫn,
liên tục và từ chối để bạn không còn dính líu vào cuộc bàn cải đó
nữa, cuối cùng người ấy sẽ chịu thua. Thật là hổ thẹn mà anh phải
làm thế, nhưng lại rất quan trọng để người ta hiểu rằng họ không thể
áp đặt đức tin hay ý muốn của họ lên người khác được.
HỎI : Người Phật tử có cố gắng chia sẻ giáo lý với
người khác không ?
ĐÁP : Có chứ, người Phật tử nên làm. Và tôi nghĩ hầu
hết các Phật tử đều hiểu sự khác nhau giữa sự chia sẻ và áp đặt.
Nếu người ta hỏi bạn về Đạo Phật, hãy nói cho họ biết. Thậm chí bạn
có thể chia sẻ giáo pháp của Phật mà không cần họ hỏi. Nhưng nếu họ
có lời nói hay hành động cho thấy họ không quan tâm và không chấp nhận,
thì bạn nên tôn trọng sự ý muốn của họ. Điều quan trọng khác nên nhớ
rằng bạn chia sẻ với họ về giáo lý một cách có hiệu quả qua sinh hoạt
của mình hơn là chỉ thuyết giảng suông. Chỉ dẫn giáo lý cho họ với sự
luôn quan tâm, từ ái, khoan dung, chánh trực và chân thành. Hãy để đạo lý
tỏa sáng qua lời nói và hành động của bạn. Nếu mỗi người chúng ta,
bạn và tôi, hiểu chân lý rốt ráo, thực hành chân lý đầy đủ và chia
sẻ nó một cách rộng rãi với người khác, chúng ta có thể là nguồn lợi
ích to lớn cho chính mình và người khác./.
| 1
| 2 | 3
| 4 | 5
| 6 | 7
| 8 | 9
| 10 |