[07]
Trí Tuệ và Từ Bi
HỎI : Tôi thường nghe Phật
tử nói về trí tuệ và từ bi. Hai từ này có ý nghĩa gì ?
ĐÁP : Một số tôn giáo tin rằng từ bi hay tình thương là
phẩm chất tinh thần quan trọng nhất nhưng họ đã không thành công về việc
phát triển trí tuệ, kết quả chỉ là một người khờ tốt bụng, một
người tử tế có chút ít hiểu biết hoặc không biết gì cả. Những hệ
thống tư tưởng khác như khoa học, tin rằng trí tuệ có thể tốt nhất
để phát triển, trong khi tất cả mọi tình cảm kể cả từ bi bị loại
ra. Hậu quả của kiểu suy nghĩ này mà khoa học có khuynh hướng bận tâm
về kết quả mà lãng quên đi là khoa học phải phục vụ con người chứ
không phải để kiểm soát và khống chế con người. Nói khác hơn, làm
cách nào các nhà khoa học mặc cả khả năng của mình để phát triển bom
nguyên tử, chiến tranh vi trùng .v.v... Tôn giáo luôn xem lý trí và trí tuệ
như là kẻ thù của tình cảm cũng như yêu thương và lòng trung thành. Khoa
học luôn xem tình cảm như yêu thương và trung thành là kẻ thù của lý
trí và tính khách quan. Và dĩ nhiên, hể khoa học phát triển thì tôn giáo
suy thoái. Mặt khác, Phật giáo dạy rằng để trở thành một người hoàn
hảo phải phát triển cả trí tuệ và lòng từ bi. Vì nó không phải là
giáo điều mà dựa vào kinh nghiệm, Phật giáo không có gì phải e ngại
khoa học cả.
HỎI : Như vậy theo Phật giáo, trí tuệ nghĩa là gì ?
ĐÁP : Trí tuệ tối thượng thấy rằng tất cả các hiện
tượng sự vật đều không hoàn hảo, không thường hằng và vô ngã. Sự
hiểu biết này là tự tại hoàn toàn và đưa đến phúc lạc lớn lao, được
gọi là Niết bàn. Tuy nhiên, Đức Phật không nói nhiều về mức độ trí
tuệ này. Không phải là trí tuệ nếu chúng ta đơn giản tin tưởng vào những
gì người khác nói lại. Trí tuệ thực sự là nhìn thấy trực tiếp và tự
mình hiểu. Ở mức độ này, trí tuệ làm cho tâm cởi mở hơn là tâm lượng
hẹp hòi, lắng nghe những quan điểm của người khác hơn là tin mù quáng;
cẩn thận xem xét những sự kiện ngược lại hơn là vùi đầu trong mê lộ;
phải khách quan hơn là thành kiến hay phe phái; dành thời gian để hình
thành ý kiến và niềm tin hơn là chỉ chấp nhận điều đầu tiên hay điều
dễ cảm xúc nhất đưa đến cho ta ; và luôn sẵn sàng thay đổi niềm tin
một khi sự thật tương phản lại ta. Người làm được điều này chắc
chắn là khôn ngoan và cuối cùng đến gần với hiểu biết chân chínhﮠCon
đường của người Phật tử đòi hỏi phải có lòng can đảm, kiên nhẫn,
linh động và thông minh.
HỎI : Tôi nghĩ là có rất ít người
có thể làm điều đó. Vậy thì điểm nổi bật của Đạo Phật là gì nếu
chỉ có một ít người có thể thực hành ?
ĐÁP : Sự thật không phải mọi người đều sẵn sàng
theo Đạo Phật. Vì vậy có thể nói rằng chúng tôi nên dạy đạo mà mọi
người có thể dễ hiểu hơn là thất bại trong sự buồn cười. Phật giáo
nhắm vào chân lý và nếu người chưa hiểu hết bây giờ, họ có thể sẵn
sàng ở kiếp sau. Tuy nhiên có nhiều người, chỉ với những lời chân thật
hay khuyến khích thì có thể làm tăng trưởng sự hiểu biết của họ. Vì
thế người Phật tử cố gắng trong khiêm tốn và âm thầm chia sẻ sự hiểu
biết về đạo của mình với người khác. Phật dạy chúng ta lòng từ bi
và chúng ta truyền dạy đến người khác cũng vì lòng từ bi.
HỎI : Theo Phật giáo từ bi là gì ?
ĐÁP : Như trí tuệ bao gồm sự hiểu biết hay tri thức từ
bản thể của ta, từ bi bao gồm tình cảm hay cảm giác của bản tính con
người. Giống như trí tuệ, từ bi là phẩm chất duy nhất của con người.
Từ bi được tạo thành bởi hai từ "co" là cùng nhau và
"passion" là cảm giác mạnh. Và đó là từ bi. Khi ta thấy một người
nào đó buồn khổ chúng ta cảm thấy nỗi đau của họ như là nỗi đau của
chính ta và cố gắng loại bỏ hay xoa dịu nỗi đau của họ thì đó là từ
bi. Vì thế, tất cả mọi người đều tốt, tất cả đều có đức tính
như Phật là chia xẻ, sẳn sàng an ủi, thông cảm, quan tâm và chăm sóc - tất
cả đều là biểu hiện của lòng từ bi. Bạn cũng nên chú ý rằng trong
con người có lòng từ bi, sự quan tâm và yêu thương người khác cũng là
bắt nguồn từ sự chăm sóc và thương yêu chính mình. Chúng ta có thể thật
sự hiểu người khác khi ta thật sự hiểu được chính mình. Chúng ta biết
điều gì tốt nhất đối với người khác cũng như ta biết cái gì tốt
nhất cho chính ta. Vì vậy trong Đạo Phật, sự phát triển tâm linh của
riêng mình sẽ nở rộ một cách tự nhiên trong sự quan tâm đến sự lợi
lạc của người khác. Cuộc đời của Đức Phật đã minh chứng rất rõ
điều này. Ngài đã dành sáu năm dài để tìm ra hạnh phúc cho mình, sau đó
Ngài mang lại lợi ích đó cho toàn nhân loại.
HỎI : Vậy bạn nói rằng tốt nhất chúng ta có thể giúp
người khác rồi sau đó mới giúp chính mình. Không phải là ích kỷ hay
sao ?
ĐÁP : Chúng ta thường thấy lòng vị tha, quan tâm đến
người khác trước khi cho chính mình, ngược lại với tính#237;ch kỷ
là quan tâm đến mình trước người khác. Phật giáo không xem điều này
hay điều kia mà hòa lẫn cả hai. Thật sự quan tâm đến mình sẽ dần dần
hướng sự quan tâm đến người khác khi người ấy nhận ra người khác
thật sự cũng giống như mình. Đây mới thật sự là từ bi . Từ bi là
viên ngọc đẹp nhất trong phần thưởng của giáo lý Phật giáo.