- Lời cảm ơn
Để hoàn thành ấn bản Internet
này, chúng tôi chân thành cảm ơn: Sư cô Tường Liên đã giúp đánh máy,
Minh An chuyển đổi văn bản từ phông chữ Vietware sang phông chữ VNI, Tịnh
Tuệ và sư Giác Hoàng đã chịu khó dò chính tả và góp nhiều ý kiến
hay, và đồng thời cảm ơn tiến sĩ Bình Anson đã cho chúng tôi biết vài
thiếu sót trong các đoạn trích dẫn trong phiên bản điện toán trước, nhờ
đó chúng tôi đã kịp thời bổ sung trong bản này.
Mục lục
Lời ngỏ
I. Dukkha, chân lý về sự khổ
II. Thuật ngữ và lời lẽ
1. Nibbàna - chân lý về sự chấm dứt Dukkha
2. Tác giả của tác phẩm Tín Tâm Minh là ai?
3. Bốn lần gặp gỡ
III. Phật giáo phải chăng là 蠧iáo lý tổng hợp?
1. Giáo lý của Đức Phật không thể là một bộ phận
tích hợp của kinh nghiệm tâm linh Ấn Độ
2. Phật giáo Trung Quốc không thể là bộ phận tích hợp của
giáo huấn đạo Lão
IV. Phật giáo du nhập Trung Quốc
thế nào?
1. Sự đồng hóa bất chấp thực tế
2. Hán Minh Đế và Kinh Tứ Thập Nhị Chương, chứng tích
Phật giáo du nhập Trung Quốc
3. Tại sao đạo Phật thịnh hành ở Trung Quốc mà không phải
là đạo Thiên Chúa
V. Nghiệp và cách chặt tan xiềng
xích này
1. Từ một "tất định luận" . . .
2. Cho đến ý đồ của sự rên xiết: quyền năng cứu chuộc
của Thiên Chúa?!
3. Còn chân lý về Nghiệp của Phật giáo thế nào?
3.1. Định nghĩa khái quát
3.2. Nghiệp được cải hoán bởi chính con người
3.3. Chặt tan xiềng xích nghiệp chuớng bằng sự tu tập chánh
pháp của bản thân không phải là ơn cứu rỗi của Thiên Chúa.
Viết tắt và tài liệu tham khảo
|
Lời Ngỏ
Tập sách nhỏ nầy là bài thuyết trình của Đại Đức Thích
Nhật Từ tại hai ngày hội thảo "Thần Học Kitô Giáo theo Cung Cách
Châu Á" của Mục Sư Tống Tuyền Thịnh do Ủy Ban Đoàn Kết Công
Giáo Hồ Chí Minh tổ chức với sự tham dự của các nhà nghiên cứu, Viện
Khoa Học Xã Hội Tp. Hồ Chí Minh, quý Đại Đức trẻ của Phật Giáo, Quý
Linh Mục, Mục Sư trong và ngoài nước, quý đại chủng sinh Đại Chủng Viện
Thánh Giuse Tp. Hồ Chí Minh và quý giáo dân trí thức của Thiên Chúa Giáo tại
Tp. Hồ Chí Minh.
"Thần Học Kitô Giáo theo Cung Cách Châu Á", một
tuyển tập gồm các bài viết của mục Sư Choan Seng Song, người Đài Loan,
tại các Hội nghị Thần học khác nhau, được một số anh em trong Ủy Ban
Đoàn Kết Công giáo Tp. HCM tuyển dịch và ấn hành vào tháng 8-1991. Nội
dung tập sách này có nhiều vấn đề cần bàn bạc, trao đổi và nhất là
cần phải xác định lại giá trị Phật Giáo đã bị cái nhìn thiên kiến
áp đặt của tác giả bóp méo. Ông có tham vọng rất lớn là "tìm cách
giải phóng thần học khỏi ách nô lệ của phương Tây và dùng ngay chất
liệu của Châu Á để suy tư thần học" (lời giới thiệu). Để
đạt được tham vọng này, ông cố nắn ra "một chương trình cứu
độ của Thiên Chúa ngang qua các thực tại văn hóa, tôn giáo, lịch sử...
của các dân tộc Châu Á" (Sđd), điều mà trong chân lý và trên thực
tế chỉ là những ảo tưởng nhọc công, không thể có được. Vấn đề
này, đứng về góc độ Kitô Giáo, người Kitô hữu có lẽ mừng thầm nhưng
đ?ng từ bình diện liêm khiết trí thức và tôn trọng các giá trị tôn
giáo ngoài Thiên Chúa Giáo là điều vô cùng cấm kyﬠkhông thể chấp nhận
được. Phật Giáo, một nền triết thuyết lớn của Châu Á, từ hơn 20 thế
kỷ qua, nghĩa là trước đạo Thiên Chúa ra đời, vốn đã là một giá trị
văn hóa vĩ đại, cống hiến và khai mở tuệ giác cho toàn dân Châu Á này
những sự thật về con đường đạo đức, giác ngộ, giải thoát; một
triết lý nhân bản vốn từng lên án cái gọi là khả năng thụ tạo của
Thiên Chúa, đặt con người vào vị trí trung tâm trong công cuộc thiện
hóa hoàn toàn con người chính nó và con người xã hội, bài trừ sứ điệp
cứu chuộc của thần linh nói chung, Thiên Chúa nói riêng. Ấy vậy mà cũng
vẫn có người luống công áp đặt nó như những giá trị thừa sai của
Thiên Chúa.
Mục Sư Choan Seng Song đã vấp phải những sai lầm rất cơ
bản và thiếu khoa học. Ông không nhận ra được Phật Giáo, một triết
thuyết đã chứng minh được "Thiên Chúa Toàn Năng" là không thật,
với tín ngưỡng của ông xem Thiên Chúa là tình thương, là hy vọng, là
ánh sáng cứu chuộc một cách phi nhân quả. Từ ngọn nguồn cũng như trong
suốt chiều dài phát triển, Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo không thể song
hành với nhau trong tôn chỉ, giáo nghĩa, không thể giao thoa nhau trong mục
đích cứu cánh. Nói theo Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo trói buộc con người
trong niềm tin cứu chuộc, mà vốn con người có thể giải phóng chính
mình toàn triệt. Và qua Phật Giáo, con người tìm lại chính mình, nhận ra
mình hội đủ chính nhân Phật Tính, năng lực tuệ giác viên mãn và bình
đẳng, rồi mạnh dạn hướng về nó bằng quá trình trau giồi, tu tập
chánh pháp với tất cả sự sáng suốt có được.
Tuyển tập "Thần Học Kitô Giáo theo Cung Cách Châu
Á" có một chương mang tựa đề "Phật Giáo du nhập vào
Trung Quốc" mà vừa nghe qua người đọc có thể hiểu lầm là một
bài khảo cứu lịch sử Phật Giáo Trung Quốc thuần túy. Nhưng thật ra, với phương
pháp " đồng hóa tùy tiện và bất chấp" của tác giả, nó đã trở
thành một bài chính trị tôn giáo bằng cách bóp méo các giá trị Phật
Giáo (giá trị thật đã khai tử Thiên Chúa khỏi những giá trị giả định)
để mà tô hồng Thiên Chúa Giáo. Trong công cụ và phương pháp truyền bá
đạo, đành rằng người truyền đạo Thiên Chúa có quyền vận dụng phương
tiện nhưng không thể chấp nhận sự tùy tiện đồng hóa Phật Giáo như
ngôn sứ thừa sai cho Thiên Chúa theo kiểu của Mục Sư Choan Seng Song.
Tại Việt Nam ta, hiện tượng các linh mục Công Giáo đề
cao tôn giáo của họ bằng cách tô đen giáo lý Phật Giáo là chuyện cũng
khá phổ biến. Từ một Nguyễn Văn Trung với luận án Tiến sĩ triết học,
Alexandre de Rhodes với Phép Giảng Tám Ngày, đến Trần Thái Đỉnh, Trần
Văn Hiến Minh với quyển Đạo Đức Học … đã bằng cách này cách nọ cố
ý gây ngộ nhận cho người đọc phải hiểu Phật Giáo với một nhãn quan
đầy màu sắc của ác kiến chấp mê. Và nay, tuyển tập "Thần Học
Kitô Giáo theo Cung Cách Châu Á" của Mục Sư Choan Seng Song do Ủy Ban
Đoàn Kết Công Giáo dịch và ấn hành cũng không ngoài sự chủ định ấy.
Và còn hơn thế nữa, muốn biến Phật Giáo thành một bộ phận dọn đường
cho Thiên Chúa, điều mà người có trí đứng từ mọi góc độ tiếp cận
đều không thể chấp nhận và bỏ qua. Là người Phật tử, dù tu sĩ hay tại
gia, chúng ta phải có trách nhiệm ý thức, sớm xua tan màn âm mưu đen tối
này.
Quyết định cho ấn hành bài phê bình này, những người
chủ trương, một nhóm tu sĩ Phật Giáo, chỉ muốn kêu gọi sự liêm khiết
trí thức và đức thận trọng khiêm cung tối thiểu của những người làm
văn hóa tôn giáo, khi muốn phát biểu điều gì về Phật Giáo - một triết
thuyết đã ăn sâu vào tâm khảm dân tộc, hòa tan vào máu huyết, biến
thành tuệ minh cho nhận thức con người - phải phát biểu một cách khoa học,
nghiêm túc. Chỉ với tinh thần khoa học và nghiêm túc như vậy, văn hóa
thành tựu được sứ mệnh của nó và chân lý sẽ tự hiển hiện. Mọi
ý đồ, thủ đoạn nhằm xuyên tạc, hạ thấp Phật Giáo trước sau cũng sẽ
bị ánh sáng tuệ giác này làm cho tan rã.
Thành phố Hồ Chí Minh, 1-10-1991
Thích Tâm Tịnh
http://www.buddhismtoday.com/viet/diemsach/001-tnt-thanhoc0.htm
Lời giới thiệu | 1
| 2 | 3 | 4 | 5 |