Trang tiếng Anh | Đạo Phật Ngày Nay |
...... ... | . | . | . | . | . |
Để đồng hóa Niết-bàn của Phật giáo là một cái gì đó trong Thiên Chúa giáo, ông đi bằng con đường "bất chấp sự khác biệt" để chứng tỏ cho tín đồ Kitô giáo nhận thức quyền năng mầu nhiệm của Thiên Chúa - điều rất lờ mờ trong những suy niệm ảo tưởng mà họ không hề chứng minh được, cảm nghiệm được, sự hiện hữu đó duới bất kỳ hình thức nào. Lập luận của ông là một lập luận đánh lừa, phỉnh dối:
Từ đây vết xe đồng hóa của ông trở nên đã để lộ nguyên hình của nó. Ông không còn dấu giếm ý đồ nữa, phơi bày bộc trực hơn. Chính những điều này đã chứng tỏ ông cũng như nhiều tín đồ Kitô giáo khác chưa hiểu gì là Niết-bàn, cái hoàn toàn không có trong Kitô giáo từ ngôn từ, lời lẽ cho đến ý nghĩa, và như vậy tức họ cũng không hiểu gì về giáo lý của Thiên Chúa, cái không thể sánh ví ngang hàng với Phật giáo:
Trong khi đó, Niết-bàn trong Phật giáo không phải là tình yêu thương, tình khát ái, mạng lưới bẩy nhốt của sinh tử triền miên. Niết-bàn là sự vứt bỏ tình yêu thương dưới mọi góc độ. Vì tình yêu thương mang tính nhiễm đắm, vị kỷ, chọn lựa, đối đãi. Yêu thương chính là ái, ái dục. Mà ái dục chính là đau khổ:
Hay rõ ràng hơn qua hình ảnh của nhện sa lưới:
Vậy Niết-bàn phải là "sự đoạn tận mọi ngọn ngành ái dục, chấp thủ, phiền não" (ĐBNB I, 146, 147, 149; ĐBNB II, 120, 180; Tương Ưng II, 17, 99, 130; Tăng Chi II, 78, 89); là sự dập tắt hoàn toàn tham dục, sân nhuế, si mê (Tương Ưng IV, 256, 360; Tương Ưng V, 7; Đại Bảo Tích III, 311, 313); là sự bất sanh, bất diệt (ĐBNB I, 112, 150; ĐBNB. II. 117, 120); là tu chứng thể nghiệm ly khai mọi khái niệm, ý niệm phạm trù nhị biên (ĐBNB II, 2, 80, 193). 2. Tác giả của tác phẩm Tín Tâm Minh là ai? Đề cập đến sự thích nghi văn hóa của Phật giáo Trung quốc, Mục Sư Choan Seng Song có trích dẫn hai khổ cuối trong Thiền kệ Tín Tâm Minh mà ông đã nhầm lẫn tác giả: Ông bảo tác giả là Thiền sư Đạo Tín. Nhưng thật ra là Thiền Sư Tăng Xán, Tổ thứ ba của Thiền tông Trung quốc, thầy của Thiền sư Đạo Tín. Thiền sư Tăng Xán (? - 602) sinh phương nào chẳng rõ, đắc pháp với Thiền Sư Huệ Khả, Nhị Tổ Thiền tông Trung quốc. Đời Châu, Võ Đế ác tâm ra lệnh tiêu diệt Phật pháp (561), Thiền sư ẩn tu ở núi Tư Không, huyện Thái Hồ và thường thay đổi chỗ ở nên suốt 10 năm mà không ai biết tông tích. Đời Tùy, năm Khai Hoàng thứ 13 (601), Thiền sư trao y pháp cho Tứ Tổ Đạo Tín, Thiền sư thị tịch nhằm 15 - 10 năm Đại Nghiệp thứ 2 (602), được Vua Đường Huyền Tôn phong thụy là Giám Trí Thiền Sư, hiệu Giác Tịch. Thiền kệ của Ngài gồm 146 câu, mỗi câu bốn chữ, tất cả là 584 chữ. Bài kệ tóm thâu tinh túy của triết thuyết Thiền, vô cùng thâm thúy, dạy cách trở về tu tập thực chứng nội tâm, vượt xa chủ thuyết của Lão Tử, chứ không như Mục Sư Choan Seng Song bảo là "hòa nhập với giáo huấn đạo Lão" (tr. 181). 3. Bốn lần gặp gỡ Vì không có bản nguyên tác để đối chiếu, ở đây chúng tôi chỉ đánh giá trên bản dịch tiếng Việt. Để diễn tả bốn lần dạo bốn cửa thành của Đức Phật khi còn là Thái tử, bản dịch tiếng Việt ghi là "Bốn lần gặp gỡ" làm chúng ta liên tưởng đến hình ảnh hai chủ thể nhận thức gặp nhau, dù tình cờ hay hẹn ước, mặt giáp mặt. Trong khi đó, bốn lần dạo ngoạn ấy, chủ thể nhận thức là Thái tử và bốn hình ảnh: già, bệnh, chết và vị tu sĩ đang trong tư thế là đối tượng bị nhận thức. Do đó, ta chỉ có thể gọi bốn lần ấy là "bốn lần mục kích" của Thái tử mà thôi. Trong đoạn nầy, bản dịch Việt ngữ còn ghi là "Thái tử Thích Ca Mâu Ni" (tr. 157) nghe cũng không ổn tí nào. Như chúng ta đều biết, tên của Thái tử là Tất-đạt-đa, Siddhàrtha, họ là Cồ-đàm, Gautama. Còn tên gọi Sakyamuni, Thích-ca-mâu-ni là tên hiệu mà người ta gọi Ngài sau khi thành Phật. Sakya là tên nước của Ngài, một nước phì nhiêu nhưng không lớn lắm. Còn Muni có nghiã là vị ẩn sĩ hay tu sĩ sống đời ẩn dật. Điều khác biệt là nếu như Muni theo quan niệm tiền Phật giáo là người ẩn dật lặng im thì theo Đức Phật, Muni là vị ẩn sĩ trạch pháp, như kệ Pháp cú dưới đây minh thị:
Muni phải là vị tu sĩ quán triệt được các điều ác, tinh tấn đoạn trừ và nhận chân được bản chất thời gian và cuộc sống:
Như vậy thuật ngữ Sakyamuni phải được hiểu là "vị ẩn sĩ nước Thích Ca" (theo nghĩa muni vừa trình bày). Đấng Như Lai Thế Tôn, cái danh hiệu sau này, chứ không phải khi còn là Thái tử nước Sakya. Cho nên nhóm chữ "Thái tử Thích Ca Mâu Ni" là không chuẩn xác, không thích hợp với ngữ cảnh. Mặt khác, bốn lần mục kích khi dạo bốn cửa thành ấy, Thái tử không phải chỉ xúc động trước hiện thực đau khổ như già, bệnh, chết; mà hình ảnh tương phản với hiện thực đau khổ này chính là đạo phong thanh thoát của vị tu sĩ, đánh sâu vào tâm thức Ngài con đường thoát khổ cho mình và muôn loại. Và con đường đó đã được Ngài thực hiện thành công viên mãn, truyền dạy lại cho nhân loại cho đến ngày hôm nay và mãi mãi về sau. Như vậy sách viết "bốn dịp gặp cảnh khổ của con người đã gây chấn động thực sự lòng Đức Cồ Đàm" vừa sai lầm vừa thiếu sót. Ngoài ra ở trang 176, tác giả dùng động từ "len lỏi" để diễn tả về sự truyền đạo và phát triển mạnh mẽ của Phật giáo ở Trung quốc, thật là không hợp lý, nếu không nói là thiên kiến, ác kiến. Bởi vì, ai cũng dư biết được rằng Phật giáo đi vào lòng người, lòng dân tộc Châu Á bằng một hình thức và thái độ công khai trong hòa bình và tuệ giác, chứ không phải thập thò lén lút, mưu tính. |
Cập nhật: 13-6-2000 | Đầu trang |