Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Duyên Khởi nào đức Thế Tôn thuyết “Tứ Nhiếp Pháp”?
Quảng Bửu hỏi, Thích Giác Hoàng trả lời

 

Kính chào Thầy,

Xin Thầy vui lòng cho con biết duyên khởi của đức Thế Tôn thuyết “Tứ Nhiếp Pháp”? Nội dung. Kính chúc Thầy luôn luôn an vui trong hào quang từ bi và trí tuệ của đức Phật.

Quảng Bửu -  Lê Tấn Phát.

***

 

Chào Phật tử,

1) Duyên khởi đức Thế Tôn thuyết “Tứ Nhiếp Pháp”

Về   nhân gì, duyên gì đức Thế Tôn thuyết “Tứ Nhiếp Pháp” và thuyết Tứ Nhiếp Pháp cho ai thì Thầy tìm   được trong một số Kinh như sau:

Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư Tử Hống  (số 26) thuộc Trường Bộ có đoạn nói về nhân hạnh mà đức Thế Tôn được một trong 32 tướng tốt như sau:

Này các Tỷ-kheo, trong bất kỳ đời trước nào, hiện hữu nào, trú xứ nào, Như Lai đời trước làm Người, được đầy đủ Bốn Nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Với tác động, chất chứa, tích tụ và tăng thịnh của nghiệp ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cõi thiện thú, Thiên giới, hay đời này. Ngài từ trần từ chỗ kia, sanh đến chỗ này với hai tướng Đại Trượng phu: Tay chân mềm mại, và có lưới da giữa ngón tay, ngón chân.

Kinh Giáo Thọ Thi-Ca-La-Việt (số 31) thuộc Trường Bộ có đề cập đến Tứ Nhiếp Pháp như là một trong những điều kiện cần có trong cách ứng xử  và tu tập tâm đối với một người cư sĩ. Bài kệ được đức Thế Tôn tóm tắt về ý  nghĩa của sáu phương và các đức tính thiết yếu để làm cho cuộc đời thêm hạnh phúc như sau:

Cha mẹ là phương Đông,
Sư trưởng là phương Nam,
Vợ chồng là phương Tây,
Bạn bè là phương Bắc,
Nô bộc là phương Dưới,
Sa-môn, Bà-la-môn,
Có nghĩa là phương Trên.
Cư sĩ vì gia đình,
Đảnh lễ phương hướng ấy.
Kẻ trí giữ giới, Luật,
Từ tốn và biện tài,
Khiêm nhường và nhu thuận,
Nhờ vậy được danh xưng.
Dậy sớm không biếng nhác,
Bất động giữa hiểm nguy,
Người hiền, không phạm giới,
Nhờ vậy được danh xưng.
Nhiếp chúng, tạo nên bạn,
Từ ái, tâm bao dung,
Dẫn đạo, khuyến hóa đạo,
Nhờ vậy được danh xưng.
Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành bất cứ ai,
Đồng sự trong mọi việc,
Theo trường hợp xử sự.
Chính những nhiếp sự này,
Khiến thế giới xoay quanh,
Như bánh xe quay lăn,
Vòng theo trục xe chính.
Nhiếp sự này vắng mặt,
Không có mẹ hưởng thọ,
Hay không cha hưởng thọ,
Sự hiếu kính của con.
Do vậy bậc có trí,
Đối với nhiếp pháp này,
Như quán sát chấp trì,
Nhờ vậy thành vĩ đại,
Được tán thánh, danh xưng

Tăng Chi Bộ Kinh chương bốn pháp, phần Nhiếp Pháp trình bày sự lợi ích của Tứ Nhiếp Pháp như sau:

Này các Tỷ-kheo, có bốn  nhiếp pháp này. Thế nào là bốn ?

 Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành và đồng sự
Hỡi các vị Tỷ-kheo,
Đây là bốn nhiếp pháp.
Bố thí và ái ngữ,
Lợi hành và đồng sự,
Đối với những pháp này,
Ở đời đối xử nhau,
Chỗ này và chỗ kia,
Như vậy thật tương xứng.
Và bốn nhiếp pháp này,
Như đỉnh đầu trục xe,
Nếu thiếu nhiếp pháp này,
Thời cả mẹ lẫn cha,
Không được các người con
Tôn trọng và cung kính.
Do vậy bậc Hiền trí,
Đồng đẳng nhìn nhiếp pháp
Nhờ vậy họ đạt được,
Sự cao lớn, tán thán.

Lại nữa, trong  Kinh Phúng Tụng  (số 33) thuộc Trường Bộ đã  liệt kê Bốn nhiếp pháp: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

Ðây là vài tài liệu Thầy biết có liên quan đến Tứ Nhiếp Pháp giới thiệu đến Phật tử.

 

2) Nội dung của Tứ Nhiếp Pháp

Trong trang nhà có đăng bài Tứ Nhiếp Pháp của HT. Thích Thiện Hoa, phần Bồ-tát đạo. Quý Phật tử bấm vào địa chỉ trên để đọc bài khai triển của Hòa Thượng.

Chúc Phật tử  thường hành  Tứ Nhiếp Pháp, tạo công đức cho bản thân và góp phần  an lạc hóa cuộc đời.

http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/tunhiepphap.htm

 


Vào mạng: 1-4-2002

Danh sách các câu hỏi Phật học

Đầu trang