...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- Kinh Bốn Mươi Hai Bài
- (Tứ Thập Nhị Chương Kinh)
- Hòa thượng Thích Trí Quang dịch
-
-
- A. (1) V. (22)
- B. (2) W. (23)
- C. (3) X. (24)
- D. (4) Y. (25)
- E. (5) Z. (26)
- F. (6) AA. (27)
- G. (7) AB. (28)
- H. (8) AC. (29)
- I. (9) AD. (30)
- J. (10) AE. (31)
- K. (11) AF. (32)
- L. (12) AG. (33)
- M. (13) AH. (34)
- N. (14) AI. (35)
- O. (15) AJ. (36)
- P. (16) AK. (37)
- Q. (17) AL. (38)
- R. (18) AM. (39)
- S. (19) AN. (40)
- T. (20) AO. (41)
- U. (21) AP. (42)
-
- A. (1) V. (22)
- B. (2) W. (23)
- C. (3) X. (24)
- D. (4) Y. (25)
- E. (5) Z. (26)
- F. (6) AA. (27)
- G. (7) AB. (28)
- H. (8) AC. (29)
- I. (9) AD. (30)
- J. (10) AE. (31)
- K. (11) AF. (32)
- L. (12) AG. (33)
- M. (13) AH. (34)
- N. (14) AI. (35)
- O. (15) AJ. (36)
- P. (16) AK. (37)
- Q. (17) AL. (38)
- R. (18) AM. (39)
- S. (19) AN. (40)
- T. (20) AO. (41)
- U. (21) AP. (42)
-
- A. (1) V. (22)
- B. (2) W. (23)
- C. (3) X. (24)
- D. (4) Y. (25)
- E. (5) Z. (26)
- F. (6) AA. (27)
- G. (7) AB. (28)
- H. (8) AC. (29)
- I. (9) AD. (30)
- J. (10) AE. (31)
- K. (11) AF. (32)
- L. (12) AG. (33)
- M. (13) AH. (34)
- N. (14) AI. (35)
- O. (15) AJ. (36)
- P. (16) AK. (37)
- Q. (17) AL. (38)
- R. (18) AM. (39)
- S. (19) AN. (40)
- T. (20) AO. (41)
- U. (21) AP. (42)
|
- Những tài liệu với ký hiệu sau đây
được dùng để viết lời dẫn nhập này.
- Đại tạng kinh bản Đại chính, các tập
17, 55, 98 và 99, ký hiệu là Chính 17 ... Tục tạng kinh bản chữ Vạn tập
59, ký hiệu là Vạn 59. Thái hư toàn thư tập 6. Kinh ày, kinh Tứ thập nhị
chương (kinh 42 bài), viết tắt là kinh 42 bài. Kinh này mà bản A, ký hiệu
là A/1 (bản A bài 1); bản B, ký hiệu là B/1 (bản B bài 1). Phật học
nghiên cứu, bài 2, trang 3-7.
-
- Văn bản ấy không duy nhất, chứng tỏ
có sự sửa chữa thấy rất rõ. Ít nhất, trong khi tôi viết bài này, kinh
42 bài có các bản chính văn sau đây.
- 1. Bản A, nằm trong Chính 17/722-724. Bản
này tương đối xưa nhất. Tôi chắc không có vào thời Hậu Hán thì cũng
có vào thời Tam quốc. Chữ và văn đều xưa, nhưng nguyên chất thấy rõ.
Chỉ có bài 10 không có điều gặp thiện tri thức, 1 yếu tố quan trọng;
bài 27 không có câu chót "sinh tâm độ thoát", 1 câu rất quan trọng;
bài 42 không có 2 điều không đáng không có, đó là "coi cái trò phải
trái như 6 con rồng cùng múa" và "coi sự sinh diệt của tất cả
các pháp như cái cây trải qua 4 mùa"; bài 40 ví dụ hơi lạ. Ngoài ra,
tất cả đều hoàn chỉnh. Duy văn tự của bản A thì quả là xưa: chữ rác
khá nhiều, văn cũng vậy. Nhưng chính điều này chứng tỏ chính văn nguyên
thỉ của kinh 42 bài là bản A này.
-
- 2. Bản B là bản thông hành hiện nay. Bản
này cũng không phải có sau hết. Nhưng sớm nhất cũng phải có vào đầu Tống,
vì văn tự ngữ khí thuần túy là văn phong lý học của thời ấy. Bản
này chữa bản A mà thành, điều ấy quá rõ rệt. Nhưng chữa theo ý riêng
nhiều quá. Trước hết, có 2 chỗ chữa, có thể nói quá sai, đó là A/9 chữa
thành B/11, và A/15 chữa thành B/18. Thêm thì nhiều nhất là B/12 và B/42, chưa
kể có bài bớt trọn, có bài thêm trọn, coi bảng đối chiếu sau đây sẽ
thấy. Đặc biệt có bài bớt không nên bớt, đó là A/36 thành B/36; có
bài chữa không nên chữa, đó là A/7 thành B/9. Bây giờ hãy nói văn khí.
Rõ ràng người chữa thành bản B rất sính dùng ngữ khí Thiền tông (mà cũng
chỉ từ Tống về sau). Cứ đọc các bài 2, 11, 12, 18, 36 và 42 thì thấy.
Nói thí dụ, trong bài B/11, có chữ kiến tánh học đạo, chữ này hoàn
toàn là của Thiền tông, không làm gì có trước Đường, làm gì có trước
nữa. Sự sính dùng ngữ khí Thiền tông, sính đến nỗi chỗ nào xổ ra
được là xổ ra, bất kể đúng sai, lợi hại. Cứ đọc câu nói láy
"tâm đạo nhược hành, hà dụng hành đạo" (B/40) cũng đủ thấy.
Ngữ khí Thiền tông hay cầu kỳ, phóng túng, hồn hàm, thêm nữa là văn
phong lý học thời Tống, thì bản B được thông hành và ưa chuộng, cũng
không lạ.
-
- 3. Ngoài 2 bản trên, có thể tìm thấy
vài bản nữa. Thứ nhất là chính văn của hoàng đế Chân tông của đời
Tống đã chú thích (Vạn 59/25-33). Chính văn này hỗn hợp cả 2 bản A và
B mà thành, cũng bỏ chỗ không nên bỏ, thêm cái không đáng thêm, chữa
điều không nên chữa. Thậm chí đầu và cuối kinh còn thêm "Lúc ấy
đức Thế tôn nói cho bản kinh chân thật gồm có 42 bài", "Chư vị
đại tỷ kheo nghe những điều Phật tuyên thuyết, ai cũng hoan hỷ phụng hành".
Thứ hai, chính văn của Quán đảnh hành giả Tục pháp (Vạn 59/49-52), lời
tựa nói "ngẫu nhiên được một phường bản tốt", nhưng nội
dung chỉ lấy câu chót của A/9 làm thành bài 12, còn lại toàn là lấy bản
B, nhưng cũng có câu đầu và câu cuối như bản thứ nhất. Ngoài 2 bản
này, có vài bản theo bản thứ hai, còn tất cả đều là bản B. Điều kỳ
lạ, là trong tất cả lời mở đầu, dầu bằng dạng nào, cũng không thấy
ai nói đến bản A.
-
- Đến đây đã có thể tổng kết được.
Rằng kinh 42 bài thực sự chỉ 2 bản A và B là đáng nói. Bản A có thể
nói là nguyên hữu, bản B rõ ràng là sửa chữa bản A. Vì sự nguyên hữu
mà bản A tôi trọng hơn cả - mặc dầu tôi vẫn dịch bản B để tiện đối
chiếu, tham khảo. Sau hết, vì bản A chữ rác hơi nhiều, văn lại có thể
làm gọn, nên tôi dịch bản A rồi, lại làm một bản trùng trị, chữa lại
chính văn bản A, rồi dịch và lược giải. Thâm ý chỉ để đánh bóng bản
A mà thôi.
-
- Tôi để mục này riêng ra, và nói ở đây,
là để dễ thấy. Theo sách Phật học nghiên cứu của Lương Khải Siêu
(bài 2, trang 3-7), thì kinh 42 bài không thể nói là dịch phẩm của thời Hậu
Hán, mà nên nói là thời Tam quốc, lưỡng Tấn, và dịch giả có thể là
Chi Mẫn Độ, cũng có thể là Chi Khiêm. Nhưng điều bất cẩn và sai lầm
lớn lao của Lương Khải Siêu là chỉ nói bản B mà không đọc đến bản
A, dầu bản này mới là của Đại tạng. Nói bản B thì nên nói sớm lắm
là trước thời Tống, nói thời Tam quốc và lưỡng Tấn thì sớm quá. Ấy
là chỉ căn cứ văn tự mà đã thấy nên nói như vậy.
- Chính 98/660 và 678 (Mục lục trước dịch
của Đại tạng kinh bản Đại chính), nói các ngài Ma đằng và Pháp lan,
người Trung Ấn, năm 67, thời Hậu Hán, đến Lạc dương, cùng nhau dịch
kinh 42 bài.
-
- Chính 55/5 (Xuất tam tạng ký tập, của
ngài Tăng hộ, một vị bác học), điều Tứ thập nhị chương kinh, ghi
"kinh 42 bài thời Hiếu minh hoàng đế thiếu trong kinh lục của ngài Đạo
an".
-
- Chính 49/49 (Lịch đại tam bảo ký, của
Phí Trường Phòng, học sĩ dịch kinh) ghi "kinh 42 bài là kinh đầu tiên
ở Trung hoa. Cựu lục nói kinh ấy vốn là kinh sao chép của nước ngoài (Ấn
độ), sao chép từ các bộ kinh lớn mà toát yếu để hướng dẫn quần chúng,
tựa như Hiếu kinh có 18 bài".
-
- Xuất xứ nói trên mà ở trang khác, nơi
điều Chi Khiêm, ghi "kinh Tứ thập nhị chương này dịch ra lần thứ
2, hơi khác với bản dịch (thứ 1) của ngài Ma đằng, văn nghĩa chín chắn,
câu lời trang nhã. Thấy trong mục lục riêng" (Chính 49/57-58).
-
- Căn cứ những tài liệu trên đây thì có
đến 2 bản dịch về kinh 42 bài. Người ta có thể dễ dàng nói đó là bản
A và bản B, 1 của ngài Ma đằng, 1 của ngài Chi Khiêm. Nhưng tôi quả quyết
không "hơi khác"gì cả, mà bản B là chữa bản A, và không có trước
thời Tống. Không thiếu chữ trong bản B, dầu chữa bản A mà không cần
dè dặt, nên đạo có chỗ đã thành pháp, đệ tử đã ra Phật tử ... Có
chỗ chữa mà là viết, không thể nào nói là văn dịch. Kết luận của tôi
là nếu có 2 bản kinh 42 bài thì, từ lâu, chỉ còn 1 bản, và bản ấy là
bản A. Còn bản B đích là chữa bản này mà thành.
-
- Về nội dung hình thức, dưới đây là bản
đối chiếu 42 bài của bản A và bản B.
-
Bản A
Bản B
- không có tiểu dẫn
-
- 1
1
- không có 2
- 2
3
- 3
4
- 4
5
-
5
6 và 7
- 6
8
- 7
9
- 8
10
- 9
11
- 10
12
- 11
13
-
12
14 và 15
- 13
16
- 14
17
- 15
18
- 16
19
-
17
không có
- 18
20
- 19
21
- 20
22
- 21
23
- 22
24
- 23
25
- 24
26
- 25
27
- 26
28
- 27
29
- 28
30
- 29 và 30
31
- 31
32
- 32
33
- 33
34
- 34
35
-
35
không có
- 36
36
- 37
38
- 38
37
- 39
39
-
40
không có
- không có
40
- 41
41
- 42
42
-
- Đáng lẽ là tôi nên làm cái dấu gì đó
để cho thấy bài nào bản B đã chữa nhiều hay chữa ít. Nhưng người đọc
sẽ tra thấy không khó, nên thôi. Về nội dung ý nghĩa, tuy 42 bài là trích
yếu hoặc trích diễm, nhưng rõ ràng trích với ý nghĩa được đặt định,
nên rất nhất quán. Ý nghĩa ấy là tu hành tứ đế.
-
- Ngay trong bản A, ít ra là các bài 9, 12,
13, 14, 27, 36, đều có chữ và nghĩa của đại thừa. Nhưng toàn là do cái
thế của ý nghĩa nên nói thấu đại thừa mà thôi. Thêm nữa, người làm
việc trích yếu và trích diễm rõ ràng không phải là học giả chỉ thừa
nhận tiểu thừa. Dầu vậy, tu hành tứ đế vẫn là xương cốt máu thịt
của kinh 42 bài. Bản B chữa và thêm rất đại thừa thật đấy, nhưng là
vụn vặt, thừa cái thế văn ý mà nói theo ngữ khí Thiền tông, không thể
chứng tỏ kinh 42 bài, qua bản B, là đại thừa. Bản B chỉ làm cái việc
điểm bông hoa đại thừa rực rỡ trên cái áo tiểu thừa khá mộc mạc.
-
- Ý nghĩa tu hành tứ đế của kinh 42 bài
như thế nào?
- a. Về mục đích (bài A/1) là A la hán, là
ái tận niết bàn: là diệt đế.
- b. Về đối tượng (hầu hết 42 bài) là
ái dục, là kiến hoặc tu hoặc: là tập đế.
- c. Về phương pháp (cũng hầu hết 42 bài)
là đạo đế.
-
- Chủ yếu trong mục C, rất dễ dàng thấy
42 bài dạy làm theo 8 chánh đạo, nhắm vào ái dục. Ái dục, nói xác là
tình ái và tình dục, nói rộng là ưa thích và ham muốn. Tuy nhấn mạnh đến
sắc dục, kinh này vẫn nói đủ cả 5 dục: tài (tiền tài) sắc (sắc dục)
danh (hoa danh) thực (thực dục) thụy (ngủ nghỉ). Chữ đạo mà kinh này
nói, tuy nhiều mà rất rõ: đa số chỉ cho diệt đế, thiểu số chỉ cho
đạo đế; không thể (và rất không nên) cố chỉ ép cho chân như.
-
- Nội dung như vậy thật đơn giản. Và do
vậy mà rất quí báu, cho cấp độ tu học sơ cơ. Cũng cần phải nói, tuy
42 bài có thể nói là những lời huấn dụ cho bất cứ ai, nhưng rõ ràng
trước hết, và chủ yếu, là nói cho người xuất gia.
-
- Mặt khác, nội dung kinh 42 bài còn có 3
điều nữa mà không kinh luận nào nói đơn giản và quan trọng bằng. Đó
là một, đề cao sự hiếu với cha mẹ (bài 9 bản A), hai, đề cao hành vi
(Nghiệp), và ba, đề cao ngũ giới (bài 3 của bản A). Ba điều này nói thật
chính xác và rất rõ về cái mà sau này gọi là Phật giáo nhân thừa.
-
- Một hôm tôi đột nhiên nghĩ nhiều đến
kinh 42 bài. Mối nghi ngờ bản B có từ lâu lại khơi dậy. Tôi mới tra Đại
tạng kinh bản Đại chính mà coi, vì biết ở đó có ghi chú cần thiết.
Quả nhiên tìm thấy chính văn bản A. Cảm vì sự chất phác của chính văn
ấy, vì tư tưởng thiết cận và nhất quán của kinh này, nhất là cảm
vì câu nói chót của bài A/9 mà tôi đọc được gần ngày Vu lan, nên tôi
làm việc liền cho kinh 42 bài, hiến dâng chút phước này lên đức Địa tạng
đại sĩ, cầu nguyện và hồi hướng cho hiện thế và đa sinh phụ mẫu,
cho sư trưởng thiện hữu, cho pháp giới hữu tình.
- Địa tạng đại sĩ thánh đản,
- 2 9 . 7 . 2 5 3 7
- T r í q u a n g
http://buddhismtoday.com/viet/kinh/dt/001-bonmuoi1.htm
Chân thành cảm ơn quý
cư sĩ Nguyễn Văn Củng, Đoàn Viết Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đã phát tâm
chuyển tác phẩm này từ dạng Help File, VPS font sang dạng Word, VNI font. Thích
Nhật Từ 29-4-2000
Dẫn Nhập | Dịch Nghĩa Bản
A | Dịch Nghĩa Bản B | Dịch
Nghĩa Bản Chữa 1 & 2
|
|