Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Phật lịch 2539 - 1995
TIỂU SỬ
DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX

 

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

Ý kiến về bộ tiểu sử danh tăng Việt Nam

Lời nói đầu

Ban biên tập

I. GIAI ĐOẠN TIỀN CHẤN HƯNG.                                Trang

01. Tổ Bồ Đề Hòa Thượng Thích Nguyên Biểu  (1835-1906)    27

02. Hòa Thượng Hoằng Ân - Minh Khiêm (1850-1914)             33

03. Hòa Thượng Minh Hòa - Hoan Hỷ (1846-1916)                   43

04. Hòa Thượng Vĩnh Gia (1840-1918)                                      53

05. Hòa Thượng Thích Chánh Hậu (1852-1923)                        59

06. Hòa Thượng Như Phòng - Hoằng Nghĩa (1867-1929)           67

 

II. GIAI ĐOẠN CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM.

07. Tổ Phi Lai Hòa Thượng Thích Chí Thiền (1861-1933)        79

08. Hòa Thượng Thích Mật Khế (1904-1935)                            89

09. Tổ Vĩnh Nghiêm HT. Thích Thanh Hanh (1840-1936)         97

10. Hòa Thượng Thích Giác Tiên (1880-1936)                         105

11. Hòa Thượng Thích Từ Phong (1864-1938)                         113

12. Hòa Thượng An Lạc - Thích Minh Đàng (1874-1939)         123

13. Tổ Trung Hậu HT. Thích Trừng Thanh (1861-1940)          131

14. Tổ Bằng Sở HT. Thích Trung Thứ (1871-1942)                  139

15. Hòa Thượng Thích Trí Thiền (1882-1943)                          147

16. Quốc Sư Thích Phước Huệ (1869-1945)                             155

17. Hòa Thượng Thích Huệ Pháp (1891-1946)                        163

18. Hòa Thượng Thích Khánh Hòa (1877-1947)                       173

19. Hoà Thượng Thích Bửu Chung (1881-1947)                       185

20. Hòa Thượng Vạn An - Thích Chánh Thành (1872-1949)    195

21. Hòa Thượng Thích Thiền Phương (1879-1949)                  203

22. Hòa Thượng Bích Liên - Thích Trí Hải (1876-1950)           211

 

III. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO ĐẦU TIÊN.

 

23. Hòa Thượng Liên Tôn - Thích Huyền Ý (1891-1951)         221

24. Hòa Thượng Thích Huệ Đăng (1873-1953)                        231

25. Hòa Thượng Thích Khánh Thông(1870-1953)                   241

 

IV. PHẬT GIÁO Ở GIAI ĐOẠN CHIA ĐÔI ĐẤT NƯỚC.

 

26. HT. Bích Không - Thích Giác Phong (1894-1954)              249

27. Tổ Minh Đăng Quang (1923-1954)                                     261

28. Hòa Thượng Thích Huệ Quang (1888-1956)                      271

29. Hòa Thượng Thích Mật Ứng (1889-1957)                          279

30. Hòa Thượng Tế Xuyên - Thích Doãn Hài (1874-1958)      285

31. Hòa Thượng Tuệ Tạng - Thích Tâm Thi (1889-1959)        293

32. Hòa Thượng Thích Khánh Anh (1895-1961)                      301

33. Hòa Thượng Thích Pháp Hải (1895-1961)                         309

34. Hòa Thượng Thích Mật Thể (1913-1961)                           317

35. Hòa Thượng Thích Phước Nhàn (1886-1962)                     325

36. Hòa Thượng Thích Quảng Đức (1897-1963)                       333

37. Hòa Thượng Thích Phước Huệ (1875-1963)                       343

38. Hòa Thượng Sơn Vọng (1886-1963)                                    353

39. Hòa Thượng Thích Thanh Tích (1881-1964)                      363

40. Hòa Thượng Thích Thiện Tòng (1891-1964)                      369

41. Hòa Thượng Tăng Nê (1899-1965)                                     379

42. Hòa Thượng Hữu Nhiêm (1917-1966)                                387

43. Hòa Thượng Giác Quang (1875-1967)                                395

44. Hòa Thượng Hương Tích Thích Vạn Ân (1886-1967)         399

45. Hòa Thượng Thích Huệ Chiếu (1895-1970)                       409

46. Hòa Thượng Thích Minh Đức (1902-1971)                         417

47. Hòa Thượng Thích Bích Lâm (1924-1971)                         427

48. Hòa Thượng Thích Mật Nguyện (1911-1972)                     433

49. Hòa Thượng Thích Hải Tràng (1884-1972)                        441

50. Hòa Thượng Thích Thiện Hoa (1918-1973)                        449

51. Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết (1890-1973)                       459

52. Hoà Thượng Thích Tâm Giác (1917-1973)                         469

53. Hòa Thượng Thích Thiện Chiếu (1898-1974)                     481

 

V. PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC.

 

54. Hòa Thượng Thích Trí Thắng (1891-1975)                         495

55. Hòa Thượng Thích Viên Giác (1911-1976)                                         505

56. Hòa Thượng Thích Thành Đạo (1906-1977)                           513

57. Hòa Thượng Thích Tố Liên (1903-1977)                                525

58. Hòa Thượng Thích Hoàn Thông (1917-1977)                         533

59. Hòa Thượng Thích Thiện Hòa (1907-1978)                                        539

60. Hòa Thượng Thích Thiện Minh (1922-1978)                           549

61. Hòa Thượng Thích Bửu Chơn (1911-1979)                                        561

62. Hòa Thượng Thích Trí Độ (1894-1979)                                  569

63. Hòa Thượng Lâm Em (1898-1979)                                                           579

64. Hòa Thượng Thích Trí Hải (1906-1979)                                 587

65. Hòa Thượng Thích Giác Nhiên (1878-1979)                           599

66. Hòa Thượng Thích Huyền Tân (1911-1979)                           609

 

VI. GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT PHẬT GIÁO VIỆT NAM LẦN THỨ 2.

67. Hòa Thượng Thích Giác Hạnh (1880-1981)                                        619

68. Hòa Thượng Hộ Tông (1893-1981)                                                               627

69. Hòa Thượng Thích Tâm Hoàn (1924-1981)                                        635

70. Hòa Thượng Ẩn Lâm (1898-1982)                                                                 643

71. Hòa Thượng Thích Thái Không (1902-1983)                          649

72. Hòa Thượng Thích Trí Thủ (1909-1984)                                 657

73. Hòa Thượng Thích Thiện Tường (1917-1984)                        673

74. Hòa Thượng Tịnh Sự (1913-1984)                                                                 681

75. Hòa Thượng Thích Pháp Tràng (1898-1984)                          689

76. Hòa Thượng Thích Thanh Trí (1919-1984)                                         699

77. Hòa Thượng Thích Hành Trụ (1903-1984)                                         707

78. Hòa Thượng Giới Nghiêm (1921-1984)                                  715

79. Hòa Thượng Thích Phúc Hộ (1904-1984)                              723

80. Hòa Thượng Thích Thế Long (1909-1985)                                         735

81. Hòa Thượng Thích Minh Nguyệt (1907-1985)                        743

82. Hòa Thượng Thích Trí Hưng (1908-1986)                              753

83. Hòa Thượng Thích Vĩnh Đạt (1911-1987)                              765

84. Hòa Thượng Thích Giác Tánh (1911-1987)                                        773

85. Hòa Thượng Ngộ Chân Tử (1901-1988)                                783

86. Hòa Thượng Thích Bình Minh (1924-1988)                                        793

87. Hòa Thượng Thích Phước Quang (1908-1988)                       801

88. Hòa Thượng Thích Thanh Chân (1905-1989)                         811

89. Hòa Thượng Thích Huệ Hưng (1917-1990)                                        821

90. Hòa Thượng Thích Bửu Lai (1901-1990)                               831

91. Hòa Thượng Thích Tâm Nguyện (1917-1990)                        843

92. Hòa Thượng Thích Bửu Huệ (1914-1991)                              851

93. Hòa Thượng Thích Hưng Từ (1911-1991)                              861

94. Hòa Thượng Thích Thiện Chơn (1914-1992)                          869

95. Hòa Thượng Thích Hoằng Đức (1888-1992)                          875

96. Hòa Thượng Thích Đôn Hậu (1905-1992)                              883

97. Hòa Thượng Thích Mật Hiển (1907-1992)                                         895

98. Hòa Thượng Thích Thiền Tâm (1925-1992)                                        905

99. Hòa Thượng Thích Nhựt Minh (1908-1993)                                       915

100. Hòa Thượng Thích Đức Nhuận (1897-1993)                        923

VII. PHẦN PHỤ LỤC

01. Cư Sĩ Thiều Chữu - Nguyễn Hữu Kha (1902-1954)               937

02. Cư Sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám (1897-1969)                       949

03. Cư Sĩ Chánh Trí - Mai Thọ Truyền (1905-1973)                    959

04. Cư Sĩ Nguyễn Văn Hiểu (1896-1979)                                                      971

 

Lời Giới Thiệu

  

Nội dung tiêu chuẩn của Phật giáo là Tam Bảo : Phật bảo, Pháp bảo và Tăng bảo. Phật bảo, đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giáo chủ của đạo Phật; Pháp bảo, giáo pháp đã được đức Phật nói ra; Tăng bảo, đệ tử của Phật, nương vào lời dạy của Phật để tu hành, truyền trì mệnh mạch của giáo pháp. Tam bảo cũng còn là bản chất của Phật giáo. Phật bảo là biểu hiện cho mục đích tự giác, hoàn thành hai phần Bi Trí để trở thành nhân cách tối cao. Pháp bảo là khái niệm nhận thức về hết thảy chư pháp đều không tánh, duyên sinh, biểu hiện cho phần giải thoát khổ não, chuyển vào cảnh giới an lạc. Tăng bảo, nương vào phần tự giác của pháp làm cơ sở để kiến lập xã hội hòa bình, nhân gian Tịnh độ.

Tam bảo được hình thành từ ngày đức Phật còn tại thế, và vẫn được truyền trì phát triển, tồn tại liên tục ở thế gian cho tới hiện nay và mãi mãi sau này, đó là nương vào đạo tại nhân hoằng, nương vào sự nghiệp tuyên dương chánh pháp của lịch đại Tổ Sư. Do vậy, Tăng bảo được coi là thành phần trọng yếu, nhờ có Tăng hoằng mà Phật pháp được rộng mở trên khắp thế giới như ngày nay. Trong mỗi đất nước ở bất cứ nơi đâu, nếu có các bậc cao Tăng xuất hiện ở mỗi giai đoạn nào thì Phật pháp ở nơi ấy được phát triển hưng long. Thế nên, đạo Phật thịnh hay suy là căn cứ ở con người, không giới hạn nội qui, định thời chánh pháp, tượng pháp hay mạt pháp.

Đạo Phật được truyền vào Việt Nam, đã trải qua gần 2.000 năm lịch sử, qua nhiều thời đại có lúc thịnh lúc suy, đó chính là phản ảnh của các Cao Tăng có xuất hiện hay không xuất hiện. Để ghi lại những trang sử về sự nghiệp hoằng truyền Đạo pháp của các vị danh Tăng ấy qua các thời đại để khỏi bị thất lạc phai mờ trong quá khứ, và cũng để biểu thị những tấm gương trong sáng ấy phản chiếu cho đời hiện tại và tương lai, nên cuốn “Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam” do Đại đức Thích Đồng Bổn chủ biên được xuất hiện, ra mắt độc giả lần đầu tiên tại Việt Nam.

Phật giáo Trung Quốc, ở đời Lương, cũng đã có bộ “Danh Tăng Truyện” của Sa môn Thích Bảo Xướng và “Cao Tăng Truyện” của Sa môn Thích Tuệ Cảo biên soạn. Tiếp đó là đời Đường lại có “Tục Cao Tăng Truyện” của Sa môn Thích Đạo Tuyên đã xuất hiện. Trong “Cao Tăng Truyện” của Tuệ Cảo, soạn giả có phê phán về chữ “Danh” và chữ “Cao” trong đề mục: “Nếu phần thực hành, hoạt động cao vời, thì trong cao tất có danh; còn có danh, vị tất đã có cao”. Do vậy mà soạn giả dùng chữ “Cao” thay cho chữ “Danh”.

Cao Tăng Truyện của Tuệ Cảo và Tục Cao Tăng Truyện của Đạo Tuyên, cả hai soạn giả đều trình bày về nội dung căn cứ theo 10 khoa, để biểu hiện thích ứng cho từng nhân vật. 10 khoa là: 1- Dịch kinh, 2- Nghĩa giải, 3- Tập Thiền, 4- Minh luật, 5- Hộ pháp, 6- Cảm thông, 7- Di thân (cốt) 8- Đọc tụng, 9- Hưng phúc, 10- Tạp khoa. Hiệu quả của các khoa Dịch kinh, Nghĩa giải, Tập thiền, Minh luật là cơ sở tu đạo; các khoa Hộ pháp, Cảm thông, Di thân, Đọc tụng, Hưng phúc, Tạp khoa là sự nghiệp tiếp vật lợi sinh.

Cuốn “Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam”, từ Danh Tăng được dùng trong đề mục, chữ “Danh” đồng nghĩa với chữ “Cao” nên Danh Tăng ở đây cũng đồng nghĩa là Cao Tăng, không giống với ý nghĩa phân tích của Sa Môn Tuệ Cảo. Nội dung cuốn “ Tiểu Sử Danh Tăng” này, được ghi chép gồm 100 vị Danh Tăng Việt Nam và 4 nhân vật Cư Sĩ tiêu biểu, đã viên tịch ở thế kỷ thứ XX này. Trong mỗi tiểu sử, Ban Biên Tập đều ghi đầy đủ: Danh hiệu, tục tính, nơi sinh, hành trạng sự nghiệp tu hành, nơi tham học, hoằng đạo và nơi chùa trụ trì, ngày tháng năm thị tịch, tuổi thọ, hạ lạp, tháp hiệu, và trình bày tổng quát về sự nghiệp hoằng đạo, truyền đạo, không phân tích thành từng khoa như trên, để người đọc và kê cứu tự tìm hiểu về khả năng tuyên dương giáo pháp của mỗi vị.

Đây là tác phẩm viết về “Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam” lần đầu tiên được ra mắt độc giả. Tuy nhiên, việc hoàn thành được tác phẩm này không phải là việc làm dễ dàng, mà soạn giả cùng với Ban Biên Tập và rất nhiều cộng tác viên nhiệt tâm đã phải tốn bao công sức, bao cố gắng nghiên cứu sưu tầm khắp đó đây trong cả nước. Nay xin chân thành giới thiệu cuốn “Tiểu Sử Danh Tăng Việt Nam” tới Tăng Ni nhị bộ chúng, các hàng Phật tử, và các nhà Thiện tri thức.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày mồng một, tháng Quí Đông, năm Giáp Tuất  (01-01-1995) .

                                        Hòa Thượng THÍCH THANH KIỂM

 

Ý KIẾN VỀ BỘ TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM

 Phật Giáo Việt Nam cùng với vận mệnh đất nước đã trải qua bao hưng suy thăng trầm của lịch sử. Nếu như Nước nhà thời nào cũng có anh hùng, thì Phật giáo giai đoạn nào, nơi đâu cũng có Danh Tăng dựng Đạo giúp nước. Đó là những tấm gương sáng giá góp phần tạo nên lịch sử, đặc biệt là trong giai đoạn cận và hiện đại với công cuộc chấn hưng và phát triển Phật giáo song song với sự vươn lên của dân tộc.

Công lao của các bậc Cao Tăng tiền bối, các vị Sứ giả Như lai, những Danh Tăng hộ quốc kiên trì giữ Đạo, tinh tiến tu hành, đã được sưu tầm qua công trình biên soạn bộ Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX này. Dù chưa thể gọi là hoàn hảo và còn một số tiểu sử Danh tăng còn thiếu cần sưu khảo thêm, tác phẩn này cũng đã cô đọng được tất cả nét chủ yếu của từng cuộc đời riêng lẻ, từng sự nghiệp đặc thù ở mỗi hạnh nguyện cá biệt để đúc kết thành bối cảnh lịch sử cả một giai đoạn. Bộ sách đã phản ánh được bao nhân cách, chí hướng, tư tưởng có giá trị cho chúng ta học hỏi noi gương. Đó là sự đóng góp có ý nghĩa nhất của tác phẩm vào kho báu Văn hóa - lịch sử của Phật Giáo Việt Nam. 

Trưởng Ban Văn Hóa Trung Ương GHPGVN

Cư sĩ Võ Đình Cường

  

Lời Nói Đầu

Lịch sử nhân loại được viết nên bởi nhiều thế hệ nhân sinh. Mỗi tiền nhân với thân tứ đại của một con người rồi sẽ khuất chìm vào cát bụi, chỉ còn sự nghiệp, tiếng tốt để lại, chứng tích ấy được truyền tụng đến đời sau từ những sử liệu ghi chép, để khiến họ sống mãi trong tâm tưởng với thời gian.

Nên viết tiểu sử danh nhân đã khó, viết về các thiền sư lại càng khó hơn. Bởi lẽ làm sao chúng ta khẳng định được Thánh Gióng sau khi thắng giặc Ân, lên núi Sóc, rồi người đi về những đâu nữa?! Và dù là đồng ấu hay trung niên xuất gia, Thiền tông hay Tịnh độ, Thảo Đường hoặc Trúc Lâm v.v..., dù từ thị thành hay ruộng đồng, sơn lâm, hải giác, thiền sư đến rồi đi; chúng ta thấy biết rất ít về họ. Có vị như bóng nắng đông hàn, cơn mưa mùa hạ, ráng chiều mùa thu! Thoáng qua như ánh chớp Mật Khế, dài lâu như Giác Hạnh v.v... Tất cả đều như đủ để hoàn tất một sở nguỵện ban đầu, tự tại hành đạo tháng ngày khi còn trụ thế, rồi an nhiên lên đường như một lữ hành rong chơi qua tam giới.

Để làm những bài học cao quí, những tấm gương trong sáng lưu truyền cho hậu thế kính thờ, noi theo, chúng tôi đã cố gắng sưu tầm từ tro tàn quá khứ, những dư âm truyền tụng đó đây, hoặc những bút tích, sách vở có ghi lại đôi nét về công hạnh của chư vị Cao Tăng tiền bối có công với Đạo pháp và Dân tộc Việt Nam ở các giai đoạn vừa qua của lịch sử cận đại.

Chúng tôi tổng hợp chư vị Cao Tăng tiền bối hữu công của cả ba miền đất nước, không phân biệt Sơn môn, Pháp phái hay chính kiến nào, mà chung nhất đều là những người con Phật tiêu biểu trong sự nghiệp hoằng pháp lợi sinh, để lại cho Phật giáo và lịch sử nước nhà những công hạnh cao quý không thể bị phai nhòa theo năm tháng vô tình.

Từ trước đến nay cũng đã có nhiều công trình tương tự của các nhà làm sử Phật giáo, nhưng ở những góc độ khác hơn. Chúng tôi tự nhận thấy rằng sử liệu về cuộc đời của các bậc Cao đức cận đại cần được viết trung thực theo tinh thần sử học sao cho mang đậm tính phổ quát, công bằng về đạo nghiệp, giữa bối cảnh Phật giáo nước nhà trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Nhất là phải ít nhiều nhanh chóng ghi lại hành trạng của chư Tôn đức viên tịch chưa lâu, vẫn còn có nhiều nhân chứng hiểu biết cuộc đời các vị ấy, hoặc chưa bị năm tháng quá dày làm lãng quên, để chỉ còn trong cõi nhớ nên trở thành huyền thoại, điều mà nguyên tắc sử học gọi là thiếu cứ liệu xác đáng để quyết định tính trung thực của sự kiện lịch sử.

Khi lập nên đề án cho công trình này, chúng tôi cũng được rất nhiều ý kiến đóng góp động viên của các bậc Tôn đức, thức giả. Đó là nguồn hỗ trợ khuyến khích chúng tôi phải hoàn thành dự án đã đề ra. Dù rằng thật sự có rất nhiều khó khăn trong việc sưu tầm, có những tài liệu tiểu sử thiếu cả những nguyên tắc sử học cơ bản, cho đến thiếu logic trong ngày tháng năm mất với năm tu hay năm sinh... Và có những khi chúng tôi tìm đến địa điểm lịch sử lúc tiền bối còn sinh thời để tìm tư liệu, thì hầu như cả địa phương cũng không còn ai lưu trữ hay biết gì ngoài một mớ truyền thuyết đến thần thoại. Vì thế, để cho bộ sử hoàn toàn khách quan và đúng bản chất sử học, chúng tôi không đưa vào đây các giai thoại hoặc các cảm nhận, đánh giá, phẩm bình thuộc lĩnh vực chuyên đề khác của bất cứ ai.

Chúng tôi chỉ mới thực hiện phần I của chương trình sưu tầm sử liệu này, cũng là phần chính của công trình với mốc ấn định là thế kỷ XX (1900-đến nay-1993). Trong tập I phần I là những Cao Tăng tiền bối đã viên tịch trong khoảng thời gian này mà chúng tôi có được tư liệu. Còn lại các tiểu sử khác, chúng tôi tiếp tục sưu tầm và sẽ đưa vào tập II phần I. Đồng thời, hoàn chỉnh các tiểu sử của thế kỷ trước sắp xếp vào phần II.

Chương trình này được dự kiến tuần tự như sau:

Phần I : Danh Tăng thế kỷ XX tập I-II.

Phần II : Danh Tăng thế kỷ XIX (1 tập).

Phần III: Chư Ni tiền bối hữu công (1 tập).

Phần IV: Cư sĩ tiền bối hữu công (1 tập).

Việc sắp xếp danh mục cho quyển tiểu sử có nhiều ý kiến khác nhau trong ban thực hiện và các bậc Tôn đức. Cuối cùng, chúng tôi quyết định chọn cách sắp đặt theo biên niên sử, lấy năm mất làm cơ sở. Vị nào mất trước thì đặt trước, vị nào viên tịch sau thì để sau, dẫu vị viên tịch sau có công hạnh, tuổi đạo, tuổi đời lớn hơn vị mất trước. Vì rằng thời điểm viên tịch là thời điểm tổng kết quá trình cống hiến của đời người, dẩu đôi khi có vị cao niên hơn vẫn còn ở đời, lại là người tổng kết quá trình của vị đi trước nhỏ hơn mình nhưng đã sớm hoàn thành sự nghiệp của lần có mặt ấy.

Chúng tôi vô cùng biết ơn sự ủng hộ tinh thần, góp ý rất chân tình của chư Tôn đức gần xa, của các Tỉnh hội, Thành hội Phật giáo trong cả nước và của bạn bè thân hữu các nơi, hằng quan tâm đến công trình: hỗ trợ công tác sưu tầm, gửi cho chúng tôi các sử liệu có được và những đề nghị xác đáng liên quan. Chúng tôi cũng tán thán công đức to lớn của lực lượng cộng tác viên đã cùng chúng tôi hoàn thành sử liệu này và chân thành tri ân các bậc tác giả sử liệu Phật giáo tiền bối đã để lại tư liệu hiếm quí trong các tác phẩm, công trình mà chúng tôi có tham khảo.

Hàng hậu tấn chúng tôi dù tài trí thô thiển nhưng trước dòng lịch sử đang biến dịch, sợ không gì hữu ích cho đời sau, nên chúng tôi mạnh dạn suy tầm ghi chép những công hạnh của các Cao Đức Tôn Sư, vì thế có rất nhiều sơ suất, sai lầm. Rất mong được sự tha thứ từ những tấm lòng lượng cả bao dung của chư Tôn đức thức giả gần xa, cùng góp ý chỉ bày những thiếu sót tăng bổ cho lần tái bản được hoàn hảo hơn.

Ở quyển đầu, chúng tôi xin được giới thiệu 100 tiểu sử Cao Tăng thạc đức và phụ lục 04 tiểu sử cư sĩ có công đầu điển hình trong việc chấn hưng và phát triển Phật giáo Việt Nam trong thế kỷ XX. Công trình này không là riêng cá nhân chúng tôi viết được, nó hình thành từ sự đầu tư rất nhiều công sức, tâm huyết của ban thực hiện và của các cộng tác viên. Bản thảo sau nhiều lần tu chỉnh, chúng tôi trình qua các thành viên trong Ban cố vấn góp ý trước khi tổng kết, nghiệm thu để được phép ra mắt quí độc giả.

Mọi ý kiến đề nghị, bổ sung, chúng tôi mong được tiếp tục thâu nhận để hoàn bị hơn về sau và tiếp tục thực hiện phần còn lại như đã dự định khi hội đủ nhân duyên. Và một lần nữa, rất mong đón nhận thêm những thông tin, tư liệu tiểu sử còn sót mà chúng tôi chưa kịp sưu tầm, hiện đang còn lại trong các tự viện, địa phương hay dân gian.

Với nỗ lực sớm hoàn thành những gì đã đề ra như tâm nguyện, chúng tôi hy vọng góp phần vào nền văn hóa lịch sử Phật Giáo nước nhà. Và một lòng kính dâng lên chư tiền bối Phật môn bản sao hành trạng của quí Ngài, mong đáp đền ơn tri ngộ, nhiếp dẫn chúng hậu lai trên đường giải thoát. Ngưỡng mong thùy từ gia hộ của liệt vị tiền nhân có mặt trong bộ sử này và công đức tùy hỷ hỗ trợ của chư Tôn đức Tăng Ni, Phật tử dành lòng ưu ái đối với chúng tôi và với kho tàng văn hóa lịch sử Phật Giáo Việt Nam.

Thay mặt Ban thực hiện công trình.

                                                  THÍCH ĐỒNG BỔN 

CỐ VẤN CÔNG TRÌNH:

 

- HÒA THƯỢNG THÍCH THANH KIỂM.

- THƯỢNG TỌA THÍCH TRÍ QUẢNG.

- THƯỢNG TỌA THÍCH GIÁC TOÀN.

- THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN NHƠN.

- CƯ SĨ VÕ ĐÌNH CƯỜNG.

  

CHỦ BIÊN:

 

                       THÍCH ĐỒNG BỔN.

  

NHÓM BIÊN SOẠN:

Thích Trung Hậu - Thích Đồng Bổn - Thích Bảo Nghiêm - Bửu Chánh - Danh Sol - Nguyễn Đình Tư - Trương Ngọc Tường - Lê Tư Chỉ - Trần Hồng Liên - Phạm Thị Bạch Tuyết - Nguyễn Văn Du.

  

HÌNH ẢNH :

Võ Văn Tường, Thích Đồng Bổn, Nguyễn Bá Triết,

Võ Văn Bình, Thích Hải Ấn, Thích Nguyên Phước,

Vạng Anh Việt, Đinh Tấn Lễ.

 

 

CỘNG TÁC VIÊN CÔNG TRÌNH

 

1. HÒA THƯỢNG THÍCH HIỂN TU

2. HÒA THƯỢNG THÍCH ĐỔNG QUÁN (QUI NHƠN)

3. HÒA THƯỢNG THÍCH QUANG KHẢI

4. THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN LẠC

5. THƯỢNG TỌA THÍCH MINH THÀNH

6. THƯỢNG TỌA THÍCH VIÊN THÀNH (HÀ TÂY)

7. THƯỢNG TỌA THÍCH HẢI ẤN (HUẾ)

8. ĐẠI ĐỨC THÍCH GIA QUANG (HÀ NỘI)

9. ĐẠI ĐỨC BỬU CHÁNH (ĐỒNG NAI)

10. ĐẠI ĐỨC THÍCH LỆ HƯNG (ĐỒNG THÁP)

11. ĐẠI ĐỨC THÍCH GIÁC THIỆN (TIỀN GIANG)

12. ĐẠI ĐỨC THÍCH LỆ TRANG

13. ĐẠI ĐỨC THÍCH PHƯỚC MINH (TRÀ VINH)

14. ĐẠI ĐỨC THÍCH QUẢNG TÙNG (HẢI PHÒNG)

15. ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH THÔNG (NHA TRANG)

16. THƯỢNG TỌA THÍCH NGUYÊN PHƯỚC (BÌNH ĐỊNH)

17. ĐẠI ĐỨC THÍCH THIỆN TOÀN (ĐÀ NẴNG)

18. ĐẠI ĐỨC THÍCH THANH GIÁC (HẢI PHÒNG)

19. ĐẠI ĐỨC THÍCH TÔN THẬT

20.ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH THIỆN (LONG AN)

21. ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH HIỀN (HÀ TÂY)

22. ĐẠI ĐỨC THÍCH MINH LÝ

23. ĐẠI ĐỨC THÍCH ĐỒNG ĐỊNH

24. ĐẠI ĐỨC THÍCH TRÍ MINH (TRÀ VINH)

25. SƯ THẦY THÍCH ĐÀM ÁNH (HÀ NỘI)

         26. NI SƯ THÍCH NỮ ĐÀM HUỆ

27. SƯ CÔ THÍCH NỮ MINH TÂM

28. SƯ CÔ THÍCH MINH TÂM (HÀ NỘI)

29. SƯ CÔ THÍCH ĐÀM LAN (HÀ NỘI)

30. SƯ CÔ THÍCH NỮ MỸ ĐỨC (NINH THUẬN)

31. TIẾN SĨ PHAN LẠC TUYÊN (CỐ VẤN)

32. ÔNG HUỲNH NGỌC TRẢNG

34. CƯ SĨ QUẢNG TIẾN

35. CƯ SĨ PHƯỚC HỮU

36. CƯ SĨ TÂM QUANG

THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HỒ CHÍ MINH

ấn hành

Mục lục | Lời giới thiệu | Ý kiến | Lời nói đầu | Phần I | Phần II | Phần III | Phần IV | Phần V | Phần VI | Phần VII.

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/danhtang_vietnam.htm

 


Vào mạng: 2-12-2005

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang

 


Vào mạng: 2-12-2005

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang