- CHƯƠNG XIII
-
- SỰ THÔNG SUỐT
- (WISDOM)
Đến đây chúng ta đã làm quen với
những kỹ thuật rèn luyện tâm trí của mình vì vậy nên chúng ta có thể
giữ cho tâm trí của mình tập trung hoàn toàn vào một đối tượng thiện
định. Khả năng này là một phương tiện cần thiết để nắm bắt được
sự trống rỗng(emptiness) riêng biệt thông suốt. Mặc dù tôi đã đề cập
đến "sự trống rỗng" trong suốt cuốn sách này, bây giờ chúng
ta hãy khảo sát sâu hơn về "sự trống rỗng".
- BẢN NGÃ (CÁI TÔI)
- (THE SELF)
Tát cả chúng ta đều có ý thức
rõ rệt về "bản ngã", cũng như một ý thức rõ rệt về
"cái tôi". Chúng ta biết rằng chúng ta đang ám chỉ ai khi chúng ta
nghĩ "Tôi sắp sửa đi làm", "Tôi đang đi về nhà" hoặc
"Tôi đói bụng". Thậm chí loài vật cũng có ý thức về đồng loại
của chúng, tuy nhiên chúng không thể diễn đạt bằng lời nói như chúng
ta. Khi chúng ta cố gắng tìm hiểu "cái tôi" là gì, chúng ta khó
có thể xác định được.
Ở Aán Độ cổ đại, nhiều nhà
triết học Hindu đã cho rằng "cái tôi" này tuỳ thuộc vào thể
xác và tâm hồn của từng người. Họ cho là ắt hẳn phải có một nhân
tố nào đó tạo ra sự liên tục giữa những giai đoạn khác nhau của
"cái tôi" , ví dụ như là "cái tôi" trong: "khi tôi còn
trẻ" hoặc "khi tôi về già" và thậm chí là "cái
tôi" trong kiếp trước và "cái tôi" trong kiếp sau. Vì tất cả
những "cái tôi" này đều tồn tại ngắn ngũi và không vĩnh viễn,
người ta thấy là ắt hẳn phải có một "cái tôi" nào đó độc
lập và vĩnh cửu sở hữu mọi giai đoạn của sự sống này. Đây là nền
tảng cho việc thừa nhận một "cái tôi" riêng biệt với tâm hồn
và thể xác, người ta gọi nó là "linh hồn" (atman).
Thật ra, tất cả chúng đều có những
quan điểm về cái tôi giống như vậy, chúng ta xem nó như nòng cốt của
đời sống chúng ta. Chúng ta không cảm nhận được nó như những bộ phận
tay, chân, đầu và mình, đúng hơn là chúng ta xem nó như là chủ nhân của
những bộ phận này. Tôi tin vào "cái tôi" độc lập nằm tận
nơi sâu thẳm trong lòng mình, nó sở hữu những bộ phận hợp thành chúng
ta.
Có gì không ổn với đức tin này?
Tại sao một cái tôi độc lập với thể xác và tâm hồn lại bị phản
đối? Những nhà triết học Phật giáo cho rằng một "cái tôi" có
thể được xem là có mối quan hệ với tâm hồn và thể xác. Họ giải
thích rằng nếu một "linh hồn" hay "cái tôi" tồn tại,
thì hoặc là nó tách rời với những bộ phận tạo ra nó hoặc là nó có
những bộ phận riêng biệt của nó. Tuy nhiên , nếu nó tách rời với tâm
hồn và thể xác, thì sẽ không xác đáng, bởi vì như vậy có nghĩa là
nó không có liên quan gì đến tâm hồn và thể xác. Và việc đề xướng
ra một cái tôi không thể phân chia và vĩnh cửu tạo nên tâm hồn và thể
xác là buồn cười và lố bịch. Tại sao? Bởi vì một cái tôi không thể
phân chia, trong khi đó bộ phận cơ thể thì rất nhiều. Cái tôi chỉ có một
thì làm sao đóng nhiều vai trò trong việc điều khiển cơ thể?
Vậy thì bản chất của "cái
tôi" mà chúng ta quá quen thuộc này là gì? Một số nhà triết học Phật
giáo hướng đến sự kết hợp giữa những bộ phận thể xác và tâm hồn
và xem toàn bộ tập hợp đó là cái tôi. Những người khác lại cho rằng
sự liên tục ý thức chúng ta chính là "cái tôi". Cũng có những
người tin rằng những năng lực tinh thần, nền tảng tâm hồn của tất cả
mọi người, là "cái tôi". Tất cả những quan điểm trên đều là
những cố gắng để dung hòa những đức tin của chúng ta về "cái
tôi". Trong khi chúng ta nhận ra được rằng sự cố định và vĩnh cửu
là phi lý, chúng ta tự nhiên gán cho "cái tôi" những bản chất mà
mình thấy hợp lý.
- CÁI TÔI VÀ NHỮNG ĐAU KHỔ
- (SELF AND AFFLICTIONS)
Nếu chúng ta suy xét những cảm
xúc của chúng ta, những kinh nghiệm của chúng ta về lòng lưu luyến và sự
thù địch mạnh mẽ, thì chúng ta sẽ thấy rằng căn nguyên của những
tình cảm đau khổ đó là xúc cảm mãnh liệt bám vào "cái tôi".
"Cái tôi" như vậy chúng ta cho là độc lập và tự chủ. Khi đức
tin của chúng ta về "cái tôi" mạnh mẽ thêm thì mong ước bảo vệ
và thỏa mãn mó cũng tăng lên.
Tôi sẽ cho bạn một ví dụ: khi bạn
trông thấy một chiếc đồng hồ đẹp trong cửa hiệu tự nhiên bạn bị
lôi cuốn. Nếu người bán hàng đánh rơi chiếc đống hồ đó, bạn sẽ
nghĩ "Ô trời! Chiếc đồng hồ bị rơi xuống đất rồi". Điều
này gây tác động lên bạn không mạnh mẽ lắm. Tuy nhiên, nếu bạn mua
chiếc đông hồ đó, và từ đó bạn xem nó là "chiếc đồng hồ của
tôi", rồi thì , nếu bạn đánh rơi nó, thì bạn sẽ bị tác động rất
mạnh mẽ, bạn sẽ cảm thấy như tim của mình nhảy ra ngoài vậy!! Cảm
xúc mạnh mẽ này xuất phát từ đâu? Sự sở hữu xuất phát từ
"cái tôi". YÙ thức về "cái tôi’’ càng mạnh thì ý thức về
"cái của tôi" cũng càng mạnh. Đây chính là lý do tại sao bạn
nên giảm bớt đức tin về một cái tôi độc lập và tự chủ . Môt khi bạn
loại bỏ được ý thức về cái tôi như vậy, những cảm xúc được bắt
nguồn từ cái tôi đó cũng biến mất.
- LÒNG VỊ THA CỦA NHỮNG NGƯỜI PHI
THƯỜNG
- (SELFLESSNESS OF ALL PHENOMENA)
Họ không phải là những người không
có "cái tôi". Tất cả những người phi thường đều có "cái
tôi". Nếu chúng ta phân tích hay tìm hiểu một bông hoa, bằng cách
nhìn nơi những bộ phận của nó, chúng ta sẽ không tìm thấy gì. Điều này
cho thấy rằng bông hoa thật sự không sở hữu những tính chất bên trong.
Một chiếc xe ca, một cái bàn hay một cái ghế cũng vậy. Thậm chí là
chúng ta có thể tách mùi của chúng ra được một cách khoa học, rồi đó
chúng ta có thể chỉ ra được mùi và vị của chúng.
Tuy vậy, chúng ta không thể phủ nhận
sự tồn tại của bông hoa và mùi thơm của nó. Vậy thì chúng ta tồn tại
như thế nào? Một số nhà triết học Phật giáo đã giải thích rằng cái
bông hoa mà bạn trông thấy chỉ là dáng vẻ bên ngoài của nó mà thôi.
Nó chỉ thật sự tồn tại theo cách mà chúng ta cảm nhận nó thôi. Theo sự
giải thích này, nếu có một bông hoa trên bàn, bông hoa mà tôi cảm nhận
được bằng tâm hồn của tôi mới đúng thực chất là bông hoa đó, còn
bông hoa mà bạn cảm nhận bằng mắt và trông thấy ở trên bàn có thể
chỉ là vẻ bên ngoài của nó mà thôi. Mùi của bông hoa mà bạn ngữi thấy
có thể cũng đúng mùi mà bạn cảm nhận được. Bông hoa mà tôi cảm nhận
có thể khác với bông hoa mà bạn cảm nhận.
Sự quan sát bằng tâm hồn này làm
hạn chế tri giác của chúng ta về sự thật của vật thể, nó đóng một
vai trò quan trọng trong ý thức. Người ta nghĩ ra những sự việc khác
nhau, bị kích thích bởi những hiện tượng phi thường khác nhau và cuối
cùng chẳng tìm thấy được điều gì cả.
- SỰ TRỐNG RỖNG VÀ CĂN NGUYÊN PHỤ
THUỘC
- (EMPTINESS AND DEPENDENT ORIGINATION)
Vậy thì "sự trống rỗng"
là gì? Nó đơn giản là "chẳng tìm thấy được gì cả". Khi
chúng ta tìm kiếm bông hoa trong những bộ phận của nó, chúng ta đối mặt
với "sự không hiện hữu" của bông hao mà chúng ta muôn tìm.
"Sự không hiện hữu" đó gọi là "sự trống rỗng" của
bông hoa. Nhưng mà nếu vậy thì không có bông hoa sao? Dĩ nhiên là có. Tìm
kiếm căn nguyên của bất kỳ một sự vật hiện tượng nào có nghĩa là
đạt tới những cảm nhận tinh vi về "sự trống rỗng" của nó,
cái sự "chẳng tìm thấy được gì cả". Tuy nhiên, bạn đừng
nghĩ là "sự trống rỗng" của một bông hoa đơn giản là tình trạng
"chẳng tìm thấy được gì cả" của nó mà chúng ta đối mặt khi
chúng ta tìm kiếm những bộ phận của nó. Đúng hơn, nó là bản chất phụ
thuộc vào bông hoa hoặc những bộ phận của nó mà bạn đặt tên, chính
những điều đó cắt nghĩa "sự trống rỗng" của nó. Điều này
đuợc gọi là "căn nguyên phụ thuộc".
- THIỀN ĐỊNH VỀ "SỰ TRỐNG RỖNG"
- (MEDITATION ON EMPTINESS)
Thấu hiểu được "sự trống
rỗng" không phải là điều dễ dàng thực hiện được, những trường
đại học Tôn Giáo ở Tây Tạng đã bỏ ra nhiều năm để sinh viên học tập
và nghiên cứu về nó. Những nhà sư học thuộc lòng những bài kinh Phật
và những lời bình chú qua những bậc thầy người Tây Tạng và Aán Độ.
Họ học tập nghiên cứu cùng với những học giả thông thái và trải qua
nhiều giờ trong một ngày để tranh luận về vấn đề. Để gia tăng hiểu
biết về "sự trống rỗng", chúng ta phải học tập, nghiên cứu
và suy niệm về nó rất nhiều. Điều quan trọng là phải làm công việc
đó cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn của một bậc thầy có đủ năng
lực, một người thấu hiểu "sự trống rỗng" hoàn tòan.
Cùng với những vấn đề khác được
đề cập trong sách này, sự thông thái được trau dồi bằng những kỹ
thuật "thiền định phân giải" và kỹ thuật "thiền định cố
định" . Tuy nhiên, trong trường hợp này, nhằm nâng cao nhận thức hiểu
biết về "sự trống rỗng", bạn không luân phiên 2 kỹ thuật
này, mà thực ra thì bạn kết hợp chúng. Bạn tập trung tâm trí mình vào
việc phân tích "sự trống rỗng" bằng phương pháp "tập trung
vào một điểm duy nhất". Điều này được gọi là sự hợp nhất của
duy trì điềm tĩnh và sự hiểu biết sâu sắc đặc biệt. Bằng cách liên
tục thiền định theo cách này, sự hiểu biết của bạn biến thành nhận
thức thật sự về "sự trống rỗng". Ở điểm này, bạn đạt tới
"giai đoạn chuẩn bị".
Nhận thức của bạn chỉ là khái
quát, vì nhận thức của bạn về "sự trống rỗng’’ đã được xuất
phát từ những suy luận hợp lý. Tuy nhiên, điều này trang bị cho người
thiền định để họ có thể đạt được những nhận thức đúng đắn về
"sự trống rỗng".
Lúc này, người thiền định liên
tục trau dồi và nâng cao nhận thức suy luận của mình về "sự trống
rỗng". Điều này dẫn đến việc đạt được "hướng nhìn nhận"
. Bây giờ, người thiền định đó thấy được "sự trống rỗng"
trực tiếp, rõ ràng như là họ gạch một đường thẳng lên tay của
mình.
Bằng cách liên tục về "sự
trống rỗng", người ta tiến tới "thiền định". Đến đây,
không còn khía cạnh nào khác của cuộc hành trình tâm hồn cần thiết phải
được trau dồi.
- NHỮNG MỨC ĐỘ BỒ TÁT
- (THE BODHISATTVA LEVELS)
Một tín đồ Mahayana ( một giáo
phái của Phật giáo) bắt đầu quá trình trau dồi phát triển của họ qua
những giai đoạn dẫn tới Cõi Phật ở một mức độ phát sinh tấm lòng
Bồ Tát. Là một người luyện tập, chúng ta nên phát triển mọi phẩm chất
khác nhau đã được trình bày trong cuốn sách này. Khi có được hiểu biết
thật sự về luật nhân quả, chúng ta phải loại bỏ những hành vi gây hại
cho bản thân và cho mọi người. Chúng ta phải nhận thức được rằng cuộc
sống là một chuổi dài đau khổ. Chúng ta phải có khát vọng vượt qua những
đau khổ đó. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải có khát vọng từ bi giúp làm nhẹ
bớt những đau khổ tràn lan của mọi người, những đau khổ đó giăng bẫy
làm cho mọi người sa chân vào vũng bùn lầy lội của vòng luẩn quẩn.
Chúng ta phải có được lòng yêu thương - tử tế lòng mong ước đem đến
cho mọi người niềm hạnh phúc vô bờ bến. Chúng ta phải cảm nhận được
trách nhiệm của mình là phải đạt tới sự giác ngộ cuối cùng.
Ở mức độ giác ngộ này, người
ta đạt tới "sự tích lũy". Cùng với những động cơ thúc đẩy
của trạng thái bồ tát, người ta liên kết được "đức trầm
tĩnh" và những hiểu biết đặc biệt của mình, bằng cách đó người
ta có được những nhận thức về "sự trống rỗng" đã được mô
tả bên trên. Đến lúc này người ta đạt được "sự chuẩn bị".
Trong suốt "sự tích lũy" và "sự chuẩn bị", vị Bồ Tát
băng qua một khoảng thời gian vô tận của việc luyện tập, nhờ đó mà
vị Bồ Tát tích lũy được vô số tài năng và đ?ng thời mở rộng, nâng
cao sự thông suốt của mình.
Khi nhận thức về "sự trống
rỗng" của một người không còn ở mức độ suy luận nữa, người
đó đã đạt tới mức độ thứ nhất trong số 10 mức độ bồ tát dẫn
đến Cõi Phật. Qua việc suy niệm liên tục về "sự trống rỗng",
người đó đã đạt tới mức độ thứ hai dẫn đến Cõi Phật và đồng
thời đạt được "sự thiền định". Theo đà tiến triển, người
đó vượt qua khoảng thời gian luyện tập vô tận thứ hai và đạt được
mức độ thứ ba, tích lũy vô số tài năng và sự thông suốt.
Liên tục duy trì ba mức độ bố tát
này, người đó vượt qua khoảng thới gian tập luyện vô tận thứ ba và
nhờ đó đạt được "sự nâng cao kiến thức".
Bây giờ, người đó đã là một
Đức Phật hoàn toàn giác ngộ.
Vậy thì phía trước vẫn còn nhiều
khoảng thời gian vô tận của việc luyện tập nữa. Chúng ta phải kiên
trì. Chúng ta phải tiến lên từng bước một, liên tục trau dồi luyện tập.
Chúng ta cũng phải giúp mọi người luyện tập đạt tới mức độ như chúng
ta và ngăn mình không gây hại cho mọi người. Khi lòng ích kỹ của chúng
ta giảm dần và lòng vị tha của chúng ta tăng lên, chúng ta trở nên hạnh
phúc hơn, mọi người xung quanh cũng hạnh phúc hơn. Đây là một cách để
chúng ta tích lũy được những tài năng và đức hạnh cần thiết nhằm đạt
tới cõi Phật.