Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
TấmLòngRộngMở
LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY

Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: AN OPEN HEART
PRACTICING COMPASSION IN EVERYDAY LIFE

* * *

CHƯƠNG VIII
 
THIỀN ĐỊNH VỀ LÒNG TỪ BI
(MEDITATING ON COMPASSION)
 
LÒNG TỪ BI VÀ SỰ TRỐNG RỖNG
(COMPASSION AND EMPTINESS)

Lòng từ bi mà chúng ta phải đạt được xuất phát từ sự thấu đáo về sự trống rỗng (emptiness), bản chất cơ bản của mọi thực tại (reality). Tại điểm này, sự bao la(vast) và sự sâu sắc (profound) gặp nhau. Bản chất cơ bản này, đã được trình bày ở chương 6, có nghĩa là mọi khía cạnh của thực tại đều không tồn tại cố hữu, mọi sự vật hiện tượng đều không có bản chất đồng nhất. Chúng ta cho là tâm hồn và thể xác của chúng ta tồn tại cố định, từ đó chúng ta có khái miệm về " bản ngã" – "cái tôi". Rồi chúng ta ý thức mạnh mẽ về "bản ngã", bám chặt vào bản chất cố định của mọi sự vật hiện tượng, ví dụ như những phẩm chất của một "chiếc xe" trong một chiếc xe mới mà chúng ta thích. Và kết quả của nhận thức đó là chúng ta chịu nhũng cảm xúc tức giận và buồn bực khi chúng ta không đạt được những gì mà chúng ta muốn : xe, máy tính, và mọi thứ. Chúng ta đã cụ thể hóa những phẩm chất của sự vật hiện tượng mà thực ra chúng không có.

Khi lòng từ bi được kết hợp với những hiểu biết rằng mọi đau khổ đều xuất phát từ những quan niệm sai lầm về bản chất của thực tại, lúc đó chúng ta đến được nấc thang tiếp theo của cuộc hành trình rèn luyện tâm hồn. Khi chúng ta nhận thấy rằng căn nguyên của mọi đau khổ là nhận thức sai lầm này, nhận thức sai lầm về bản chất không thật sự tồn tại của sự vật hiện tượng, thì khi đó chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta có khả năng loại trừ được những đau khổ.

Nhận thấy rằng đau khổ của mọi người là khó có thể tránh khỏi, mọi đau khổ của mọi người đều có thể khắc phục, thì sự cảm thông của chúng ta về việc họ không thể tự giải thoát chính mình sẽ làm cho chúng ta có được một lòng từ bi mạnh mẽ hơn. Nếu không, cho dù lòng từ bi của chúng ta có mạnh mẽ cách mấy thì nó cũng trở thành thất vọng, thậm chí là vô vọng.

 THIỀN ĐỊNH VỀ LÒNG TỪ BI VÀ LÒNG YÊU THƯƠNG - TỬ TẾ
(HOW TO MEDITATE ON COMPASSION AND LOVING – KINDNESS)

Nếu chúng ta thật sự muốn phát triển lòng từ bi, chúng ta phải bỏ thời gian để mà luyện tập. Chúng ta phải cống hiến hết sức và bằng cả trái tim mình để đạt được mục tiêu đó. Nếu chúng ta có thời gian ngồi thiền mỗi ngày thì rất tốt. Như tôi đã gợi ý, khoảng thời gian lúc sáng sớm là tốt nhất cho việc thiền định bởi vì khi đó tâm trí chúng ta rất sáng suốt. Tuy nhiên, để trau dồi lòng từ bi, lúc sáng sớm vẫn chưa đủ, chúng ta phải luyện tập thiền định nhiều hơn như thế. Ví dụ, trong suốt buổi luyện tập thiền định chính thức của chúng ta, chúng ta cố gắng phát triển lòng cảm thông và sự gần gũi đối với mọi người. Chúng ta suy niệm về những đau khổ của họ. Và một khi chúng ta có được cảm xúc từ bi thật sự trong lòng, chúng ta nên cố gắng giữ cho tâm hồn mình luôn ở trạng thái như vậy bằng cách sử dụng "thiền định cố định" mà tôi đã mô tả. Làm như vậy giúp chúng ta chìm đắm vào việc thiền định. Và khi cảm xúc đó giảm dần , chúng ta lại áp đặt một số lý do để khơi dậy lòng từ bi của mình. Chúng ta lần lượt sử dụng luân phiên hai phương pháp thiền định, giống như công việc của một người thợ gốm, tẩm nước rồi tạo dáng, tạo dáng xong rồi lại tẩm nước.

Tốt hơn hết, khởi đầu chúng ta không nên tốn qúa nhiều thời gian vào việc thiền định nghi thức. Chúng ta không thể phát sinh được lòng từ bi đối với mọi người chỉ qua một đêm, chúng ta cũng không thể phát sinh được lòng từ bi đối với mọi người chỉ qua một tháng hoặc một năm. Nếu chúng ta có thể giảm thiểu bản năng vị kỹ của mình và phát huy lòng quan tâm đến mọi người trước khi chúng ta chết thì có nghĩa là chúng ta đã trải qua một cuộc đời đẹp đẽ. Thay vì vậy, nếu chúng ta nôn nóng, thúc đẩy bản thân mau chóng đạt đến cõi Phật (Buddhahood) trong một thời gian ngắn, chúng ta sẽ nhanh chóng chán ngán với việc luyện tập của mình. Nếu chúng ta chỉ ngồi đó và thực hiện thiền định chính thức vào buổi sáng sớm thì chúng ta sẽ gặp phải một sự đối kháng, chính bản thân chúng ta sẽ chán ngán.

 LÒNG TỪ BI CAO CẢ
(GREAT COMPASSION)

Việc đạt được trạng thái cuối cùng của Cõi Phật chỉ xảy ra đối với những người phi thường mà trong nhũng kiếp trước họ đã tu luyện và kiếp này họ mới có được cơ hội như vậy. Chúng ta chỉ có thể thán phục họ và lấy họ làm gương để phát huy sự bền chí của mình thay vì nôn nóng thúc đẩy bản thân. Tốt hơn hết là mỗi chúng ta phải lựa chọn cho mình một cường độ luyện tập thiền địmh tương đối, không quá chậm chạp lười biếng mà cũng không quá nóng vội.

Chúng ta phải đảm bảo được rằng cho dù chúng ta có luyện tập thiền định theo cách nào đi nữa thì chúng ta cũng duy trì được những ảnh hưởng mà việc thiền định tác động lên chúng ta, từ đo ùthiền định hướng dẫn mọi hành vi của chúng ta trong đời sống hàng ngày. Bằng cách đó, những hành vi mà chúng ta thực hiện ngoài lúc chúng ta luyện tập thiền định cũng chính là một phần trong việc luyện tập lòng từ bi. Chúng ta dễ dàng có được sự cảm thông đối với một đứa bé đang nằm trên giường bệnh hoặc một người có chồng hay vợ qua đời. Chúng ta phải cố gắng mở rộng tấm lòng của mình đối với những người mà chúng ta hay đố kỵ và ganh tị với những người đang sống một cuộc đời nhung lụa giàu sang. Hiểu rõ bản chất đau khổ qua những buổi thiền định, chúng ta tự nhiên phát sinh được lòng từ bi đối với những người như vậy. Cuối cùng, chúng ta nên trải lòng từ bi của mình ra với tất cả mọi người theo cách này, nhận ra rằng mọi hoàn cảnh của họ luôn luôn không ngoài phạm vi của vòng luẩn quẩn của cuộc đời. Theo cách này, mọi tác động qua lại(interactions) với mọi người đều trở thành tác nhân làm cho lòng từ bi của chúng ta thêm sâu sắc. Đây chính là cách chúng ta giữ cho lòng mình luôn rộng mở trong đời sống hàng ngày.

Lòng từ bi chân thật mang một sức mạnh rất mảnh liệt và mang tính tự phát giống như tình yêu thương của một bà mẹ khi chăm sóc đứa con của mình đang nằm trên giường bệnh. Qua năm tháng, lòng quan tâm chăm sóc của bà mẹ dành cho đứa con thấm nhuần và ảnh hưởng lên mọi suy nghĩ và hành động của bà. Đây chính là thái độ đối với mọi người mà chúng ta cần phải trau dồi. Khi chúng ta có được thái độ này, chúng ta phát sinh "lòng từ bi cao cả".

Một khi chúng ta phát sinh được lòng từ bi cao cả và lòng yêu thương – tử tế ,đồng thời trái tim của chúng ta được khuyến khích bởi những suy nghĩ vị tha, lúc đó chúng ta phải cống hiến hết mình cho việc giải thoát mọi người khỏi những đau khổ mà họ phải gánh chịu trong cuộc sống luân hồi, cái vòng luẩn quẩn của việc sinh ra – chết đi – rồi lại được sinh ra mà tất cả chúng ta đều bị giam hảm trong đó. Đau khổ của chúng ta không giới hạn trong hoàn cảnh hiện tại của chúng ta. Theo quan điểm của Phật giáo, hoàn cảnh hiện tại của chúng ta – loài người – là tương đối dể chịu. Tuy nhiên chúng ta sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong tương lai nêu chúng ta sử dụng một cách sai trái cơ hội hiện tại này. Lòng từ bi giúp chúng ta chế ngự được những suy nghĩ ngạo mạn và ích kỹ. Chúng ta hưởng niềm hạnh phúc cao cả và không bao giờ đi tìm hạnh phúc hay sự cứu vớt linh hồn cho riêng mình. Chúng ta liên tục phân đấu phát huy và rèn luyện tâm hồn cũng như đạo đức của chúng ta. Với lòng từ bi như vậy, cuối cùng rồi chúng ta sẽ tích luỹ được mọi điều kiện cần thiết để đạt được sự giác ngộ hoàn toàn. Vì thế chúng ta cần phải trau dồi lòng từ bi của mình ngay từ lúc khởi đầu việc luyện tập tâm hồn mình.

Đến đây chúng ta đã biết được những phương pháp rèn luyện giúp chúng ta chế ngự được những thái độ cư xử sai trái. Chúng ta đã thảo luận về nguyên tắc hoạt động của tâm hồn và những phương pháp mà chúng ta tác động lên tâm hồn. Để có được lòng từ bi và lòng yêu thương – tử tế, chúng ta chẳng cần phải ứng dụng một phương pháp bí ẩn nào cả. Chúng ta phải rèn luyện tâm hồn một cách khéo léo với sự kiên tâm trì chí và chúng ta sẽ nhận thấy rằng lòng quan tâm của chúng ta dành cho mọi người ngày một tăng lên.

Mục lục | Lời tựa | Giới thiệu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |

Chúng tôi chân thành cảm ơn Phật tử Ngọc Hạnh đã phát âm đánh máy gởi sách này về cho ban biên tập

 


Vào mạng: 1-1-2005

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang