- CHƯƠNG XIV
-
- CÕI PHẬT
- (BUDDHAHOOD)
Để tìm được sự che chở ở
"ba nơi nương tựa", với khát vọng mạnh mẽ đạt tới sự giác
ngộ cao nhất nhằm giáp ích cho mọi sinh linh, chúng ta phải thông hiểu tường
tận bản chất của sự giác ngộ. Đương nhiên, chúng ta phải hiểu rõ bản
chất của thế gian trần tục là đầy rẫy những khổ đau. Chúng ta biết
được sự phù phiếm vô nghĩa của những đam mê trong cuộc sống luân hồi,
mà chúng ta thì rất dễ bị cám dỗ bởi những đam mê đó. Chúng ta quan
tâm đến những đau khổ mà mọi người đang liên tục gánh chịu và
chúng ta khao khát giúp mọi người vượt qua được đau khổ đó. Khi việc
luyện tập của chúng ta được thúc đẩy bởi những khao khát như vậy,
chúng ta cố gắng hết sức đạt tới sự giác ngợ hoàn toàn của Cõi Phật,
chúng ta là những người luyện tập Mahayana.
Thuật ngữ "Mahayana" thường
gắn liền với những hình thức Phật giáo ở Tây Tạng, Trung Hoa và Nhật
Bản. Thuật ngữ này đôi khi cũng được áp dụng cho những trường Triết
học Phật giáo.
Tuy nhiên, ở đây tôi sử dụng thuật
ngữ "Mahayana" để chỉ về những khao khát trong lòng của một cá
nhân luyện tập. Động cơ thúc đẩy mà chúng ta có là mong muốn đem niềm
hạnh phúc đến với mọi sinh linh và nổ lực lớn nhất mà chúng ta thực
hiện là nhằm giúp cho tất cả mọi người đều đạt được niềm hạnh
phúc đó. Những người luyện tập Mahayana cống hiến hết mình nhằm đạt
tới Cõi Phật. Họ cố gắng thủ tiêu những suy nghĩ ích kỷ và sự ngu dốt
gây cản trở họ đạt tới trạng thái giác ngộ hoàn toàn và thông suốt.
Những người luyện tập hiến mình cho việc đào luyện những phẩm chất
đạo đức như lòng khoan dung quảng đại, nhân nghĩa và lòng kiên nhẫn tới
một mức độ mà họ có thể sẽ cho đi bản thân mình bằng mọi cách cần
thiết và bất chấp mọi khó khăn cũng như những điều bất công nhằm phục
vụ mọi người. Quan trọng nhất là họ phát triển sự thông suốt của
mình: ý thức của họ về "sự trống rỗng". Họ cố gắng đạt
được sự nhận thức về "sự trống rỗng" của sự tồn tại cố
hữu ngày một sâu sắc hơn và nâng cao tính tinh tế của tâm hồn nhằm đạt
được mục đích. Dĩ nhiên là rất khó có thể mô tả được rõ ràng
quá trình đạt tới Cõi Phật. Có thể nói rằng khi ý thức của con người
về "sự trống rỗng" của sự tồn tại cố hữu trở nên sâu sắc
hơn, thì mọi vết tích của lòng ích kỷ sẽ bị xóa sạch và người ta
đạt tới một trạng thái giác ngộ hoàn toàn - Cõi Phật. Tuy nhiên, cho tới
lúc chúng ta bắt đầu có được những ý thức như vậy, sự hiểu biết
của chúng ta cũng chỉ là lý thuyết.
Khi những tàn tích cuối cùng của
những quan niệm sai lầm ngu dốt và những khuyng hướng sai trái được gỡ
bỏ khỏi tâm hồn của người luyện tập, tâm hồn trong sạch tinh khiết
còn lại đó là một tâm hồn của Đức Phật. Người luyện tập đã đạt
được sự giác ngộ hoàn toàn còn mang nhiều đặc tính khác nữa, theo
ngôn ngữ Phật giáo, những đặc tính đó là "những thể xác". Một
số thể xác này ở hình thức vật chất, một số khác lại không ở
hình thức vật chất. Những thể xác không ở hình thức vật chất bao gồm
cả một thân thể thật sự. Đây chính là một tâm hồn tinh khiết như chúng
ta đã biết. Đặc tính thông suốt của một tâm hồn giác ngộ, khả năng
liên tục nhận thức mọi sự vật hiện tượng của tâm hồn, và cả ý
thức của tâm hồn về "sự trống rỗng" của sự tồn tại cố hữu
đều được biết đến như là một thề xác thông suốt của Đức Phật.
Và đặc tính trống rỗng của tâm hồn thông suốt này gọi là thể xác bản
chất của Đức Phật. Cả 2 loại thề xác trên đều không ở hình thức
vật chất. Những thể xác đặc biệt này đạt được qua khía cạnh
"bao la" của cuộc hành trình tâm hồn.
Vậy thì có 2 biểu hiện thể xác
khác nhau của sự giác ngộ. Ở đây, chúng ta bước vào một lĩnh vực mà
hầu hết chúng ta điều khó có thể nắm bắt. Những biểu hiện này được
gọi là những hình thức thể xác của Đức Phật. Thể xác đạt được
của Đức Phật là một biểu hiện của hình thức vật chất, nhưng hầu
hết chúng ta đều không nhìn thấy được. Chỉ có những ai nhận thức
được ở một mức độ rất cao mới có thể nhìn thấy được, đó là
những vị Bồ Tát thấu hiểu những tận cùng của chân lý được thúc đẩy
bởi khao khát mãnh liệt đạt tới Cõi Phật vì lợi ích của mọi người.
Không giống như thể xác có được
của Đức Phật, những biểu hiện của việc đạt tới giác ngộ hoàn
toàn có thể được trông thấy bởi hầu hết mọi người. Đó là những
cơ thể phát xạ (emanation). Nói cách khác, những biểu hiện này là hiện
thân của những người giác ngộ hoàn toàn. Tình trạng phát xạ xuất hiện
vào lúc một người luyện tập đạt tới sự giác ngộ hoàn toàn, đó lá
kết quả của lòng từ bi khao khát giúp đỡ mọi người. Qua cơ thể phát
xạ đó, Đức Phật dạy bảo mọi người về phương pháp mà chính Đức
Phật đã ứng dụng tâp luyện và đạt được trạng thái thoát ra khỏi
đau khổ.
Một Đức Phật giúp đỡ chúng ta
qua thân th? phát xạ của mình như thế nào? Một Đức Phật thực hiện những
hành vi giác ngộ của mình chủ yếu qua những lời truyền dạy, Đức Phật
Shakyamuni, vị Phật trong lịch sử, người đã đạt được sự giác ngộ
dưới gốc cây Bồ Đề cách đây 2500 năm, là một thân thể phát xạ.
Lời giải thích như vậy về những
khía cạnh khác nhau của trạng thái giác ngộ hoàn toàn nghe có vẻ hơi giống
một chuyện khoa học viễn tưỡng, đặc biệt khi chúng ta khảo sát khả năng
xảy ra của vô số sự phát xạ của vô số Đức Phật hiện thân ở vô
số vũ trụ để giúp đỡ vô số người. Tuy nhiên, trừ khi sự hiểu biết
của chúng ta về Cõi Phật đủ sâu sắc đề nắm bắt những khía cạnh
bao la của sự giác ngộ, của sự che chở mà chúng ta có nơi Đức Phật sẽ
không thể gây ra được những hiệu lực cần thiết. Việc rèn luyện
Mahayana, chúng ta hiến mình luyện tập nhằm tìm kiếm niềm hạnh phúc vì
mọi ngưới, là một sự thông hiểu rộng lớn. Nếu hiểu biết của
chúng ta về Đức Phật chỉ giới hạn ở những câu chuyện lịch sử về
Đức Phật Shakyamuni, chúng ta sẽ tìm kiếm sự che chở nơi những người
đã chết rất lâu và những người đó không còn khả năng giúp đỡ chúng
ta được nữa. Để cho sự nương tựa của chúng ta nơi Đức Phật thật
sự sinh động mạnh mẽ, chúng ta phải nhận thức được những khía cạnh
khác nhau của Cõi Phật.
Vậy thì chúng ta giải thích như thế
nào về sự tồn tại đời đời của Đức Phật? Chúng ta hãy xem xét tâm
hồn của chính chúng ta, nó giống như một dòng sông - một dòng sông chảy
liên tục của sự hiểu biết giới hạn, mỗi dòng sông chảy đến một
hướng khác nhau của hiểu biết. Dòng sông của ý thức như vậy trôi chảy
giờ này qua giờ khác, ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác và thậm
chí theo quan điểm Phật giáo, từ kiếp này qua kiếp khác. Mặc dù thể
xác của chúng ta không còn theo chúng ta được nữa một khi sức lực của
chúng ta cạn kiệt, nhưng những dòng chảy của ý thức vẫn tiếp tục băng
qua cái chết và cuối cùng xuất hiện ở kiếp sau, bất kể là nó sẽ xuất
hiện ở hình thức nào. Mỗi người trong chúng ta đều sở hữu một dòng
sông về ý thức như vậy. Và dòng sông đó không có điểm khởi đầu,
cũng chẳng có điểm kết thúc. Chẳng có gì có thể ngăn nó lại được.
Nó không giống những cảm xúc tức giận và lưu luyến dễ dàng bị chặn
đứng khi áp dụng những biện pháp đối kháng thích hợp. Hơn nữa, tính
chất chủ yếu của tâm hồn là trong sạch, tinh khiết; những ô uế trong
tâm hồn có thể được tẩy sạch, làm cho sự liên tục của tâm hồn
tinh khiết này trở thành bất diệt. Một tâm hồn hoàn toàn không một
chút o â uế là một thân thể thật sự của Đức Phật.
Nếu chúng ta suy ngẫm về trạng
thái giác ngộ hoàn toàn theo cách này, sự cảm kích của chúng ta dành cho
sự vĩ đại của Đức Phật sẽ tăng lên,lòng tin của chúng ta nơi Đức
Phật cũng tăng lên, Khi chúng ta ý thức được những phẩm chất của Đức
Phật, khát vọng đạt tới trạng thái này của chúng ta trở nên mãnh liệt
hơn. Chúng ta sẽ hiểu rõ được giá trị và sự cần thiết của khả năng
xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, ở nhiều nơi khác nhau để
giúp đỡ mọi sinh linh. Điều này cho chúng ta một sức mạnh và quyết
tâm cao độ đạt tới một tâm hồn hoàn toàn giác ngộ.