Trang tiếng Anh |
...... ... | .. | . | .. | . | . |
Đến đây chúng ta đã thảo luận việc rèn luyện tâm hồn là gì theo quan điểm của Phật giáo và chúng ta phải làm sao để thay đổi những thói quen thay đổi cũ và phát triển thói quen suy nghĩ mới. Chúng ta thực hiện những điều đó qua việc ứng dụng những hình thức thiền định- một quá trình hòa mình vào những đức tính nhân hậu đem đến niềm hạnh phúc cho chúng ta. Qúa trình này giúp chúng ta đạt được những đức tính nhân hậu đó và nhận thức được những chân lý sâu sắc tiềm ẩn trong lòng chúng ta qua đời sống hàng ngày. Bây giờ chúng ta sẽ khảo sát xem những trạng thái tinh thần của chúng ta phát sinh, theo cách mà những đối tượng phát sinh, trong một thế giới vật chất như thế nào. Trong thế giới vật chất của chúng ta, mọi vật tồn tại nhờ vào sự kết hợp của một số nguyên nhân và điều kiện. Một mầm cây có thể mọc lên nhờ vào hạt giống, nước, ánh sáng mặt tròi và khoáng chất. Không có những yếu tố này thì mầm cây không có đủ những điều kiện cần thiết để đâm chồi nảy lá. Cũng theo cách đó, mọi đối tượng đều không tồn tại được nếu chúng gặp phải những hoàn cảnh và điều kiện không thuận lợi. Nếu như vật chất tiến triển mà không cần phải dựa vào một số nguyên nhân và điều kiện thì mọi vật sẽ mãi mãi ở cùng một trạng thái. Khi vật chất tồn tại mà không cần một số nguyên nhân và điều kiện nhất định nào cả thì chẳng có gì gây ảnh hưởng tác động lên nó được. Hoặc là mầm cây sẽ tồn tại mà không cần phải có hạt giống hoặ là chúng ta sẽ tồn tại mãi mãi. Vậy thì, chúng ta có thể nói rằng nguyên nhân và điều kiện là căn nguyên cấu thànhvũ trụ. Trong Phật giáo, chúng ta nói về hai hình thức điển hình của nguyên nhân. Đầu tiên là những nguyên nhân thiết yếu. Ở ví dụ trên, nguyên nhân chính yếu là hạt giống, trong khi nước ,ánh sáng,khoáng chất được xem là những nguyên nhân hoặc điều kiện thứ yếu của mầm cây. Mọi vật tồn tại và phát triển dựa vào một số nguyên nhân và điều kiện, hoặc chính yếu ,hoặc thứ yếu, không chịu ảnh hưởng của con người hoặc những phẩm chất phi thường của Đức Phật. Bản chất của mọi vật chất đơn giản là như vậy đó ! Trong Phật giáo, chúng ta tin rằng những đối tượng trừu tượng cũng có những bản chất như những đối tượng cụ thể. Cùng lúc, theo quan điểm Phật giáo, khả năng nhận thức được những đối tượng trừu tượng của chúng ta không thể cung cấp được đầy đủ những thông tin về chúng. Một thí dụ điển hình về những đối tượng trừu tượng là khái niệm về thời gian. Thời gian tồn tại song song với thế giới vật chất cụ thể nhưng chúng ta không thể chỉ ra được là nó tồn tại theo cách nào. Một ví dụ nữa là "ý thức" những biện pháp mà ta nhận biết được mọisự vật xung quanh, nếm trải những niềm vui vàđau khổ. "YÙ thức" không được xem là một đối tượng cụ thể. Mặc dù không cụ thể, những trạng thái tinh thần của chúng ta cũng xuất hiện và tồn tại do một số nguyên nhân và điều kiện nhất định- giống như là những đối tượng vật chất cụ thể. Vì vậy ,chúng ta cần phải trau dồi sự hiểu biết của mình về việc cấu thành nguyên nhân. Nguyên nhân chính yếu tạo ra những trạng thái tinh thần của chúng ta trong quá khứ. Vì thế,mỗi ý thức trong hiện tại của chúng ta chính là nguyên nhân tạo ra những ý thức sau này của chúng ta. Kiểm soát được những nguyên nhân và điều kiện , chúng ta kiểm soát được tâm hồn mình. Thiền định là một phương pháp khéo léo để chúng ta có thể ứng dụng làm được việc này, chúng ta áp đặt một số điều kiện đặc biệt nào đó lên tâm trí của mình nhằm tạo ra những kết quả như mong nuốn - một tâm hồn đức hạnh. Về căn bản, điều này thể hiện qua hai cách. Cách thứ nhất, xảy ra khi những nguyên nhân điều kiện thứ yếu làm phát sinh một trạng thái tinh thần. Một ví dụ, chúng ta không tin tưởng vào một người nào đó, chúng ta thấy rằng những suy nghĩ của chúng ta về người đó là những cảm xúc đen tối, nhưng thực tế thì người đó đáng cho chúng ta kính trọng , và tin tưởng. Chúng ta cố tinh phát huy những trạng thái tinh thần đối lập với những cảm xúc đen tối đó, chúng ta liên tục trau dồi niềm tin , dần dần chúng ta nhận thấy là mình đã tạo ra được một sự thay đổi lớn lao trong suy nghĩ và trong tâm hồn mình và rồi chúng ta đạt được kết quả như mong muốn- có được niềm tin vào người đó. Chúng ta phải nhớ rằng đây chính là một cách đơn giản mà tâm hồn chúng ta làm việc. Chúng ta có th ể ứng dụng kỹ thuật này nhằm phát huy mọi đức tính cần thiết cho tâm hồn mình. Như chúng ta đã xem ở chương trước , thiền định phân giải là một quá trình ứng dụng những kỹ thuật trau dồi suy nghĩ nhằm làm gia tăng những trạng thái tích cực và loại trừ những trạng thái tiêu cực trong tâm hồn. Đ ây là quá trình mà những lý thuyết về nguyên nhân và kết quả được ứng dụng một cách sáng tạo. Tôi rất tin rằng những thay đổi thật sự trong tâm hồn sẽ xảy ra không chỉ đơn thuần qua việc cầu nguyện cho mọi khía cạnh tiêu cực trong tâm hồn biến mất. Những thay đổi thật sự trong tâm hồn chỉ xảy ra nhờ những nổ lực phối hợp- những nổ lực dựa trên nền tảng thấu hiểu nguyên tắc làm việc của tâm hồn , những cảm xúc khác nhau của tâm hồn và những trạng thái tâm lý ýac động lẫn nhau như thế nào- mà chúng ta có được trong suốt quá trình luyện tập. Nếu chúng ta mong muốn giảm thiểu sức mạnh của những cảm xúc tiêu cực , chúng ta phải tìm hiểu những nguyên nhân và điều kiện cấu thành chúng, chúng ta phải quyết tâm trừ tiệt những cảm xúc tiêu cực đó. Đồng thời chúng ta phải phát huy sức mạnh tinh thần nhằm kháng cự lại chúng – nhũng gì mà chúng ta gọi là "Biện pháp đối khán". Đ iều này cho chúng ta thấy thiền định là quá trình dần dần tạo ra những thay đổi mà chúng ta tìm kiếm. Chúng ta phài thực hiện việc này như thế nào? Đầu tiên chúng ta phải xác định được những nhân tố đối kháng của một cảm xúc hoặc thái độ đặc biệt nào đó của chúng ta. Nhân tố đối kháng của lòng khiêm tốn là tính tự cao tự đại. Nhân tố đối kháng của lòng khoan dung rộng rãi là tính keo kiệt bủn xỉn. Sau khi xác định được những nhân tố này, chúng ta quyết tâm tiêu diệt tẩy xóa chúng ra khỏi tâm hồn. Trong khi chúng ta tập trung vào nhũng nhân tố đối kháng này ,chúng ta cũng phải thổi bùng lên ngọn lữa của những phẩm chất đạo đức tích cực mà chúng ta muốn tiếp thu. Khi chúng ta cảm thấy là mình quá keo kiệt, chúng ta nổ lực tối đa để bài trừ thói keo kiệt và liên tục phát huy lòng khoan dung rộng rãi. Khi chúng ta thấy là mình qúa nôn nóng, chúng ta quyết tâm trau dồi đức kiên nhẫn. Khi chúng ta nhận thấy rằng một suy nghĩ nào đó của chúng ta gây ảnh hưởng lên tạng thái tâm lý của mình , chúng ta nên sẵn sàng đối phó với nó .Khi nhận biết được trạng thái tâm lý tiêu cực nào đó vừa xuất hiện, chúng ta phải bằng mọi cách chống trả lại nó. Khi chúng ta nhận thấy tâm trí của chúng ta có xu hướng trở nên tức giận về một người nào đó mà chúng ta không thích, chúng ta phải lập tức ngăn mình lại, chúng ta phải chuyển tâm trí của mình sang những vấn đề khác, Chúng ta khó có thể kềm chế được sự tức giận khi bị kích động, trừ khi chúng ta đã từng rèn luyện đức bìng tĩnh, nếu không chúng ta sẽ dễ dàng trở nên tức giận khi bị kích động. Vậy nên,chúng ta phải bắt đầu luyện tập đức bình tĩnh kiên nhẩn của mình ngay từ bây giờ, không nên để chúng ta đến lúc thật sự tức giận rồi mới luyện tập. Chúng ta phải nhớ lại khi chúng ta nóng giận thì chúng ta mất bình tĩnh tới mức độ nào, chúng ta bị phân tâm không thể tập trung vào công việc như thế nào, và thái độ của chúng ta đối v?i mọi người trở nên khó chịu như thế nào. Các bạn nên có những lối suy nghĩ tích cực như thế và dần dần các bạn sẽ có thể kềm chế được sự tức giận của mình. Một nhà sư Tây Tạng nổi tiếng đã luyện tập bằng cách quan sát, theo dõi tâm trí của mình. Ô ng vạch một vạch đen lên bức tường trong phòng mình mỗi khi ông có những suy nghĩ những bất chính. Ban đầu bức tường của ông ta dầy đặc những vết đen. Tuy nhiên khi ông ta tập trung luyện tập, những suy nghĩ của ông ngày càng đoan chính hơn và rồi những vạch trắng dần dần thay thế nhũng vạch đen trên tường. Chúng ta nên áp dụng phương pháp rèn luyện tâm hồn nư vậy vào đời sống hàng ngày của mình. |
Vào mạng: 1-1-2005 |