- Những Bài Giảng Tóm
Tắt
- Của Khóa Thiền Minh
Sát Mười Ngày
- BẢNG GIẢI
THÍCH NHỮNG THUẬT NGỮ PĀLI
- Xem
bằng phông chữ Arial Unicode MS
Ācariya:
Thầy giáo, người
hướng dẫn.
Adhiṭṭthāna:
Sự
quyết định mạnh mẽ, một trong mười Ba-la-mật.
Akusala:
Bất
thiện, có hại. Trái nghĩa với kusala.
Ananda:
Hạnh phúc,
hoan hỷ.
Anapāna:
Hơi
thở.
Anāpāna-sati:
Chánh
niệm hơi thở.
Anattā: Vô ngã,
vô kỷ, không thực chất, không thực tại. Một
trong ba đặc tính căn bản. Xem lakkhaṇa.
Anicca: Vô thường,
phù du, thay đổi. Một trong ba đặc tính căn bản.
Xem lakkhaṇa.
Arahant / Arahat: Bậc Giải
thoát: người đã đoạn trừ tất cả tâm phiền não. Xem Buddha.
Ariya:
Người
cao thượng; bậc thánh. Người đã đạt trạng thái tâm thanh tịnh, chính
ngay trạng thái này vị ấy chứng nghiệm thực tại tối hậu (Niết-bàn).
Có bốn bậc Ariya, từ vị Nhập lưu (sotāpanna), vị sẽ tái sanh lại thế giới
này ít nhất bảy lần nữa, cho đến vị A-la-hán, vị không còn tái sanh sau khi vị ấy bỏ xác
thân hiện tại.
Ariya aṭṭhaṅgika magga:
Bát
Thánh Ðạo. Xem magga.
Ariya sacca: Sự thật cao
thượng (Chân lý cao thượng). Xem sacca.
Asubha: Bất tịnh, ghê tởm, không đẹp. Trái
nghĩa với subha: Thanh tịnh, đẹp.
Assutavā / assutavant: Phàm phu; người
không bao giờ nghe chân lý. Người không có trí
tuệ ngay cả không có văn tuệ (suta-mayā-paññā), và vì vậy người này
không thể thăng tiến đến giải thoát. Trái nghĩa với sutavā.
Avijjā: Vô minh, ảo giác. Mắc nối đầu tiên của
vòng duyên khởi (paṭiccasamuppāda). Cùng với
tham (rāga) và sân (dosa), một trong ba phiền não căn bản của
tâm. Ba phiền não này là nguyên nhân căn bản của tất cả những phiền não
khác của tâm và vì vậy chúng nó cũng là nguyên nhân của khổ đau. Ðồng
nghĩa với moha.
Āyatana: Cảnh giới, khu vực, đặc biệt sáu
lãnh vực của nhận thức (saḷāyatana), bao gồm
năm giác quan thuộc về cơ thể cộng với tâm thức, và những đối tượng
tương ứng của chúng nó, như là:
Mắt (cakkhu) và những đối tượng của mắt (rūpa),
Tai (sota) và âm thanh (sadda),
Mũi (ghāna) và hương
(gandha),
Lưỡi (jivhā) và vị (rasa),
Thân (kāya) và xúc chạm (phoṭṭhabba),
Ý (mano) và những đối tượng của tâm, nghĩa
là tất cả các loại tư tưởng (dhamma).
Ðây còn gọi là sáu chức năng. Xem indriya.
Bala: Sức
mạnh, năng lực. Năm sức mạnh thuộc về tâm đó là niềm tin (saddhā), tinh tấn (viriya), chánh niệm (sati), chánh định (samādhi) và trí tuệ (paññā). Trong hình thức chưa được tu tập, năm yếu
tố này được gọi là năm năng lực. Xem indriya.
Bhaṅga: Sự tan rã, một giai đoạn quan trọng
trong tu tập thiền Minh Sát Tuệ, kinh nghiệm về sự tan rã của thân từ
thực tại vững chắc bên ngoài thành những dao động vi tế luôn luôn sinh
và diệt.
Bhava:
Tiến trình
hình thành.
Bhava-cakka:
Vòng
sinh tồn nối tiếp liên tục. Xem cakka.
Bhāvanā: Sự tu tập tâm, thiền định. Hai thành
phần của bhāvanā là tu tập tịnh chỉ (samatha-bhāvanā), tương đương với thiền định (samādhi), và tu tập tuệ quán (vipassanā-bhāvanā), tương đương với trí
tuệ (paññā). Tu tập tịnh chỉ sẽ dẫn
đến những trạng thái thiền định (jhāna);
tu tập tuệ quán sẽ dẫn đến giải thoát. Xem jhāna, paññā,
samādhi, vipassanā.
Bhāvanā-mayā-paññā: Trí tuệ có
được do tự thân tu tập, kinh nghiệm trực tiếp. Xem paññā.
Bhavatu sabba
maṅgalaṃ: “Cầu nguyện
cho tất cả chúng sanh đều hạnh phúc”. Một lối cầu nguyện theo truyền
thống, qua đó chúng ta biểu lộ thiện chí của chúng ta đến với người
khác. (Nghĩa đen, “ Cầu mong mọi việc đều tốt đẹp”).
Bhikkhu:
Tu
sĩ Phật giáo, người tu tập thiền định.
Hình thức nữ
(Bhikkhuni):
Ni cô.
Bodhi:
Sự giác ngộ.
Bodhisatta: Nghĩa đen,
“vị hữu tình giác ngộ”. Người đang tu tập để trở thành Phật. Tiếng
phạn (sanskrit) là Bodhisattva.
Bojjhaṅga: Đặc tính giác ngộ, nghĩa là đức tính
có thể giúp chúng ta đạt được sự giác ngộ. Có bảy đặc tính giác
ngộ đó là chánh niệm (sati), trạch
pháp (dhamma-vicary), tinh tấn (viriya), hoan hỷ (pīti), khinh an (passaddhi), thiền định (samādhi), xả ly (upekkhā).
Brahmā: Chư thiên ở những cõi trời; thuật từ
dùng trong tôn giáo Ấn độ chỉ định một loại hữu tình cao nhất trong
tất cả hữu tình, theo truyền thống Ấn giáo, vị hữu tình này được
xem như Thượng Ðế sáng tạo, nhưng Ðức phật mô tả vị này cũng như
những chúng sanh khác phải chịu qui luật của sinh và tử.
Brahmā-vihāra:
Ðặc tính của
một vị Brahmā, vì vậy trạng thái
siêu việt hoặc thiêng liêng của tâm, trong đó có bốn đặc tính thanh tịnh
hiện hành đó là: tình thương vô ngã (metta),
từ bi (karuṇā), sự hoan hỷ
đối với những thành công của người khác (muditā), sự xả ly đối với mọi hoàn cảnh
(upekkhā); Bốn đặc tính này được tu
tập có hệ thống qua thiền định.
Brahmacarya:
Sống
độc thân; sự thanh tịnh, đời sống thánh thiện.
Brāhmaṇa: Nghĩa đen là người thanh tịnh. Theo
truyền thống, thuật từ này thường được chỉ định cho một số người
thuộc tầng lớp giáo sĩ Ấn độ. Vị này sống nhờ “sự cứu rỗi” của
Phạm thiên (Brahmā) hoặc nhờ Phạm thiên
giải thoát cho vị ấy; về phương diện này vị ấy khác với Sa-môn (Samaṇa). Ðức phật
mô tả Bà-la-môn đúng nghĩa như một người tâm đã thanh tịnh, đồng
nghĩa như vị A-la-hán.
Buddha: Vị đã giác ngộ; người đã khám phá
ra con đường giải thoát, đã thực hành và đã đạt đến mục đích nhờ
nỗ lực tự thân. Vị giác ngộ có hai loại:
1. Pacceka-buddha: Phật độc giác,
vị không có khả năng dạy con đường mà vị ấy đã tìm ra cho người khác.
2. Sammā-sambuddha: Phật toàn
giác, vị có khả năng dạy người khác con đường mà vị ấy đã tìm ra.
Cakka: Bánh xe, bhava-cakka, vòng sinh tồn liên tục (có nghĩa là tiến
trình của khổ), tương đồng với luân hồi (saṃsāra). Dhamma-cakka, bánh xe chánh pháp (có nghĩa là giáo
pháp hoặc tiến trình giải thoát). Bhava-cakka đồng nghĩa với vòng duyên khởi có điều
kiện trong ý nghĩa thuận chuyển của nó (dẫn đến khổ đau). Dhamma-cakka tương đương với vòng duyên khởi có điều
kiện trong ý nghĩa nghịch chuyển của nó, dẫn đến đoạn diệt khổ.
Cintā-mayā-paññā:
Tư
tuệ. Xem paññā.
Citta: Tâm thức. Cittānupassanā,
sự quán sát về tâm. Xem satipaṭṭhāna.
Dāna:
Từ
thiện, sự rộng lượng, sự cúng dường. Một trong mười Ba-la-mật (pāramī).
Dhamma: Các sự vật hiện tượng; đối tượng của tâm thức;
bản chất, luật tự nhiên, luật giải thoát, có nghĩa là lời dạy của Bậc
giác ngộ. Dhammānupassanā,
sự quán sát về những chức năng của tâm. Xem satipaṭṭhāna. (Tiếng Phạn
là dharma.)
Dhātu: Đại (xem mahā-bhūtāni);
điêù kiện tự nhiên, vật sở hữu.
Dosa: Sự sân giận.
Kết hợp với tham lam và vô minh, một trong ba căn bản phiền não.
Dukkha: Khổ, sự không thoả mãn. Một trong ba
đặc tính (xem lakkhana).
Chân lý thứ nhất của khổ (xem sacca).
Gotama: Tên họ của Ðức phật lịch sử. (Tiếng
phạn là Gautama).
Hinayāna: Nghĩa đen là
“cổ xe nhỏ”. Thuật từ do những người theo các trường phái Phật
giáo khác, ám chỉ Phật giáo Thượng Toạ Bộ. Thuật từ hàm nghĩa chê
bai.
Indriya: Năng lực.
Ðược dùng trong quyển sách này là đề cập đến sáu lãnh vực của nhận
thức (xem āyatana)
và năm sức mạnh của tâm (xem bala).
Jāti:
Sanh,
đời sống.
Jhāna: Trạng thái nhập định của tâm. Có
tám trạng thái nhập định có thể đạt được nhờ tu tập thiền định,
hoặc tu tập định chỉ (xem bhāvanā). Sự tu tập các loại thiền định này
sẽ mang lại tâm khinh an và hoan hỷ, nhưng nó không đoạn trừ những phiền
não sâu dày trong tâm thức.
Kalāpa / aṭṭha kalāpa: Đơn vị nhỏ
nhất của vật chất, hàm chứa bốn yếu tố (đất, nước, lửa và gió)
và những đặc tính của nó. Xem mahā-bhūtāni.
Kalyāṇa-mitta: Nghĩa đen là
“người bạn mang lại phúc lợi cho chúng ta”, vì vậy một vị chỉ dẫn
ai đó hướng đến giải thoát, có nghĩa là người hướng dẫn tinh thần.
Kamma: Hành động,
đặc biệt là hành động do chính chúng ta làm và chúng ta sẽ gặt hái kết
quả trong tương lai. Xem saṇkhāra. (Tiếng phạn
là karma).
Kāya: Thân thể, kāyānupassanā,
sự quán sát về thân. Xem satipaṭṭhāna.
Khandha: Khối, nhóm,
tập hợp. Một chúng sanh được tạo thành do năm nhóm: vật chất (rūpa), tâm thức (viññāṇa), tri giác (sañña), cảm thọ (vedanā), và sự phản ứng (saṅkhāra).
Kilesa: Những phiền
não thuộc về tâm, tính chất tiêu cực, tâm bất tịnh. Anusaya kilesa, phiền não ngủ ngầm, cấu uế ngủ ngầm
trong vô thức.
Kusala:
Thiện, lợi
ích. Trái nghĩa với akusala
Lakkhaṇa: Dấu hiệu, điểm phân biệt, đặc tính.
Ba đặc tính (tilakkhaṇa) là vô thường
(anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Hai đặc tính đầu là những đặc
tính chung của tất cả hiện tượng có điều kiện. Ðặc tính thứ ba là
đặc tính chung của tất cả hiện tượng có và không có điều kiện.
Lobha:
Sự
tham ái, đồng nghĩa của rāga.
Loka: 1. Thế giới
vĩ mô, có nghĩa là vũ trụ, hành tinh của sự sống; 2. Thế giới vi mô,
có nghĩa là cấu trúc thân-tâm. Loka-dhammā, sự thăng trầm của thế gian, sự thăng
trầm của đời sống mà tất cả chúng sanh phải trực diện, đó là, được
hoặc mất, thắng hoặc bại, khen hoặc chê, lạc hoặc khổ.
Magga: Con đường. Ariya aṭṭhaṅgika magga, Bát thánh đạo
dẫn đến giải thoát khổ. Bát thánh đạo được chia thành ba giai đoạn
hoặc ba tiến trình tu tập:
I. Sīla: giới, sự
thanh lọc những hành động thuộc về thân và lời nói:
i.
Sammā-vācā: chánh ngữ;
ii. Sammā-kammanta
:
chánh nghiệp;
iii. Sammā-ājiva: chánh mạng;
II. Samādhi : thiền định, tu tập chế ngự tâm thức
của chúng ta:
iv. Sammā-vāyāma : chánh tinh
tấn;
v. Sammā-sati : chánh niệm;
vi. Sammā-samādhi
: chánh định;
III. Paññā: trí tuệ, tuệ
quán để thanh lọc tâm thức:
vii. Sammā-saṅkappa : chánh tư duy;
viii. Sammā-diṭṭhi : chánh kiến;
Magga là chân lý
thứ tư. Xem sacca.
Mahā-bhūtāni: Bốn đại, tất cả vật chất được tạo
thành từ bốn đại này:
1. Pathavī-dhātu:
địa
đại (nặng);
2. Āpo-dhātu: thủy đại
(liên kết);
3. Tejo-dhātu: hoả đại
(nhiệt độ);
4. Vāyo-dhātu: phong đại
(sự vận chuyển);
Mahāyāna: Nghĩa đen
là “cỗ xe lớn”, một hình thức Phật giáo phát triển ở Ấn độ sau
đức Phật Niết-bàn vài thế kỷ và đã lan truyền sang phương bắc đến
Tây Tạng, Trung Hoa, Việt Nam, Mông Cổ, Triều Tiên, và Nhật Bản.
Maṅgala:
Sự
phước lạc, sự hoan hỉ, sự hạnh phúc.
Māra:
Sự
chết, những sức mạnh mang tính tiêu cực, tội lỗi.
Mettā:
Tình thương vô ngã và thiện chí. Một
trong những đặc tính của tâm thanh tịnh (Xem Brahma-vihāra);
một trong mười Ba-la-mật. Mettā-bhāvanā, tiến trình tu tập mettā bằng phương pháp thiền định.
Moha: Vô minh, ảo
tưởng. Ðồng nghĩa của avijjā. Kết hợp với tham lam và sân giận,
một trong ba phiền não căn bản của tâm.
Nāma: Tâm, Nāma-rūpa, danh và sắc, dòng sống của thân-tâm. Nāma-rūpa-viccheda,
sự tách rời giữa thân và tâm xảy ra vào lúc chết hoặc trong lúc chứng
nghiệm Niết-bàn.
Nibbāna: Sự đoạn trừ; sự thoát khổ; thực tại
tối hậu; vô điều kiện. (Tiếng phạn là nirvāṇa).
Nirodha: Sự đoạn
diệt, sự phá huỷ. Thường được dùng đồng nghĩa với Niết-bàn. Nirodha-sacca, chân lý của đoạn trừ khổ, chân lý
thứ ba của Tứ Thánh Ðế. Xem sacca.
Nīvaraṇa: Chướng ngại,
sự ngăn cản. Năm chướng ngại ngăn cản việc tu tập thiền định là
tham ái (kāmacchanda), sân nhuế (vyāpāda), thân hoặc tâm dã dượi (thīnamiddha), trạo cử (uddhacca-kukkucca) và nghi ngờ (vicikicchā).
Oḷārika:
Thô
phù, thô tục. Trái nghĩa với sukhama.
Pāli: Dòng; văn
bản; những kinh điển ghi lại lời dạy của đức Phật; vì vậy Pāli lā ngôn ngữ của những bản kinh
này. Những chứng tích lịch sử, ngôn ngữ và khảo cổ cho thấy rằng Pāli là
một ngôn ngữ nói ở Bắc Ấn trước và ngay thời đại của Ðức Phật.
Về sau, những bản kinh này được chuyển dịch thành ngôn ngữ Sanskrit, một loại ngôn ngữ đặc biệt
dùng cho văn bản.
Paññā:
Trí tuệ. Phần thứ ba của tam vô lậu học của
tu tập Bát thánh đạo (Xem magga). Có ba loại trí tuệ: trí tuệ
truyền đạt (sutamayā-paññā), trí tuệ
tư duy (cittā-mayā-paññā), và trí tuệ kinh nghiệm tu tập (bhāvanā-mayā-paññā). Trong ba loại trí
tuệ này chỉ có trí tuệ thứ ba mới có thể làm cho tâm thanh tịnh hoàn
toàn; trí tuệ này đạt được nhờ tu tập thiền Minh Sát Tuệ. Nó là một
trong năm sức mạnh của tâm (xem bala), một trong bảy chi phần giác ngộ
(xem bojjhaṅga), và một trong mười Ba-la-mật.
Pāramī /
pāramitā: Sự hoàn hảo,
đạo đức; đức tính tốt của tâm, đức tính này dùng để phá vỡ tự
ngã và vì vậy đưa chúng ta đến giải thoát. Mười Ba-la-mật là: 1. bố
thí (dāna), 2. trì giới (sīla), 3. xuất ly (nekkhamma), 4. trí tuệ (paññā), 5. tinh tấn (viriya), 6. nhẫn nhục (khanti), 7. chân chánh (sacca), 8. quyết định (adhiṭṭhāna), 9. từ bi
(mettā), 10. xả ly (upekkhaa).
Paṭicca
samuppāda: Vòng duyên
khởi có điều kiện; nguồn gốc duyên khởi. Tiến trình, bắt đầu vô
minh, do vô minh chúng ta tạo ra luân hồi khổ cho chính chúng ta.
Pūjā: Sự tôn kính,
sự thờ phượng, lễ nghi tôn giáo hoặc nghi lễ. Ðức Phật đã dạy rằng
sự tôn kính duy nhất đối với Ngài là thực hành theo lời dạy của
Ngài, từ bước đầu cho đến đích.
Puññā: Đạo đức, hành động thiện, nhờ
làm lành chúng ta đạt được hạnh phúc ngay bây giờ và tương lai. Với
người tại gia, puññā bao gồm bố thí
(dāna), trì giới, sống đời sống đạo
đức (sīla) và tu tập thiền định (bhāvanā).
Rāga: Tham ái. Kết hợp
với sân giận và vô minh, một trong ba căn bản phiền não của tâm. Ðồng
nghĩa của lobha.
Ratana: Châu báu, trân bảo. Ti-ratana: Tam
bảo gồm có Ðức phật, Giáo pháp, và Tăng đoàn.
Rūpa: 1. vật chất, 2. những
đối tượng có thể thấy bằng mắt. Xem āyatana, khandha.
Sacca: Chân lý. Bốn chân lý
cao thượng (ariya-sacca) là:
1. Chân
lý của khổ (dukkha-sacca);
2. Chân
lý nguyên nhân của khổ (samudaya-sacca);
3. Chân
lý sự đoạn diệt khổ (nirodha-sacca)
4. Chân
lý con đường dẫn đến sự đoạn diệt khổ (magga-sacca).
Sādhu: Lành thay; khéo nói. Một sự
biểu lộ đồng ý hoặc chứng minh.
Samādhi: Thiền định,
sự chế ngự tâm. Phần thứ hai trong Tam vô lậu học của tu tập Bát
thánh đạo. Khi tâm tu tập đến giai đoạn thuần thục hành giả sẽ đạt
đến những trạng thái thiền định, nhưng tâm vẫn không thể giải
thoát. Có ba loại thiền định:
1. Khaṇika-samādhi : định tạm
thời, thiền định đạt được trong từng sát na.
2. Upacāra
samādhi: định cận hành,
trạng thái tâm hướng đến nhập định.
3. Appanā-samādhi:
đắc
định, một trạng thái tâm nhập định.
Ba loại thiền
định này, định tạm thời (khaṇika-samādhi) là sự chuẩn
bị thích hợp để có thể bắt đầu thực hành thiền Minh Sát Tuệ.
Samaṇa: Sa-môn, Du sĩ, Khất sĩ. Vị đã từ bỏ
đời sống gia đình. Trong khi đó một người Bà-la-Môn dựa vào một vị
thần linh để “cứu rỗi” hoặc giải thoát cho vị ấy, vị Sa-môn tìm
giải thoát nhờ nỗ lực tự thân. Vì vậy thuật từ có thể dùng để chỉ
Ðức Phật và đệ tử của Ngài, những vị đã chọn đời sống xuất
gia, nhưng thuật từ cũng bao gồm những vị Sa-môn không phải là đệ tử
của Ðức Phật. Samaṇa Gotama (Sa-môn Gotama) là tên của Ðức Phật thường được
những người ngoại đạo gọi.
Samatha: Sự tĩnh lặng, khinh an. Samatha-bhāvanā,
sự tu tập tịnh chỉ; đồng nghĩa với định. Xem bhāvanā.
Sampajāna:
Đồng nghĩa sampajañña.
Xem dưới đây.
Sampajañña: Tuệ tri tất
cả hiện tượng của thân-tâm. Có nghĩa là sự thấu triệt bản chất vô
thường ở mức độ cảm thọ.
Saṃsāra: Vòng luân hồi;
thế giới có điều kiện; thế giới khổ đau.
Samudaya: Nguyên nhân
sinh khởi. Samdaya-dhamma, hiện tượng sinh khởi. Samudaya-sacca,
chân lý về nguyên nhân của khổ, chân lý thứ hai của Tứ thánh đế.
Saṅgha: Cộng đồng,
đoàn thể các vị thánh, có nghĩa là những vị đã chứng nghiệm Niết-bàn;
đoàn thể của các tu sĩ Phật giáo; một thành viên của đoàn thể thanh tịnh,
một Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo-ni.
Saṅkhāra: Tâm hành;
hành động có chủ ý; phản ứng của tâm; tâm có điều kiện. Một trong
năm uẩn (khandhā), cũng như chi phần thứ
hai của vòng duyên khởi có điều kiện (paṭicca
samuppāda). Saṅkhāra là nghiệp,
hành động dẫn đến kết quả trong tương lai và vì vậy nó có trách nhiệm
trực tiếp đối với đời sống tương lai của chúng ta. (Tiếng phạn là saṃskāra).
Saṅkhārupekkhā:
Nghĩa đen là
sự xả ly đối với các phản ứng (saṅkhārā). Một giai
đoạn của tu tập thiền Minh Sát Tuệ, hệ quả của kinh nghiệm về sự
tan rã, trong đó những phiền não ngủ ngầm trong vô thức sinh khởi lên bề
mặt của tâm thức và hiện hành ở thân cảm thọ. Tu tập tâm xả ly (upekkhā) đối với những cảm thọ này,
thiền giả không tạo ra saṅkhārā mới và cho phép những saṅkhārā cũ tiêu
tan. Vì vậy tiến trình lần lượt dẫn đến đoạn diệt toàn bộ saṅkhārā.
Saññā: (Phát xuất
từ saṃyutta-saññā, nhận thức có điều kiện)
sự nhận thức, sự hiểu biết. Một trong năm uẩn (khandhā). Vì những định kiến của các
hành ở quá khứ nên chúng ta đã mang những nhận thức bị nhuốm màu.
Trong thực tập thiền Minh Sát Tuệ, saññā
được chuyển thành trí tuệ (paññā), tuệ tri thực thể như thật nó
đang là. Ðó là sự nhận thức về vô thường, khổ, ngã, và bản chất
ảo giác của cái đẹp thân thể (anicca-saññā,
dukkha-saññā, anattā-saññā, asubha-saññā) .
Saraṇa: Nơi cư trú,
sự nương tựa, sự bảo vệ. Ti-saraṇā: Qui y Tam bảo, có nghĩa là nương tựa Ðức
phật, Giáo pháp và Tăng đoàn.
Sati: Chánh niệm. Một chi phần của Bát
thánh đạo (Xem magga), cũng như của năm
lực (xem bala) và của bảy chi phần
giác ngộ (xem bojjhaṅga). Ānāpāna-sati, sự chánh niệm hơi thở.
Satipaṭṭhāna: Sự tu tập chánh niệm. Có bốn yếu tố
được liên kết bên trong của satipaṭṭhāna:
1. Quán
sát về thân (kāyānupassanā);
2. Quán
sát về những cảm thọ sinh khởi trong thân (vedanānupassanā);
3. Quán
sát về tâm (cittānupassanā);
4. Quán
sát về các chức năng của tâm (dhammānupassanā).
Quán sát các
cảm thọ bao gồm bốn chức năng quán sát này, khi đó các cảm thọ được
liên hệ trực tiếp đến thân cũng như tâm. Kinh Đại Niệm Xứ (The Mahā-Satipaṭṭhāna Suttanta) (Trường bộ kinh số 22) là
nguồn tài liệu chính chứa đựng lý thuyết căn bản hướng dẫn việc thực
hành thiền Minh Sát Tuệ.
Sato: Tỉnh
giác. Sato
sampajāno; tỉnh giác với tuệ tri
về bản chất vô thường của thân tâm trong mọi phương diện nhờ tu tập
quán sát những cảm thọ.
Siddhattha: Nghĩa đen là
“người hoàn tất công việc của mình”. Tên của đức Phật lịch sử.
(Tiếng phạn là Siddhārtha.)
Sīla: Đạo
đức, sự từ bỏ những hành động của thân và miệng có tác hại đến
bản thân và mọi người. Phần đầu tiên trong ba chi phần tu tập của
Bát thánh đạo (Xem magga). Với người tại gia, sīla được hành trì trong đời sống thường
nhật qua việc tuân giữ năm giới.
Sotāpanna: Người đã chứng
đạt giai đoạn đầu tiên của thánh quả (vị nhập lưu), và đã chứng
nghiệm Niết-bàn. Xem ariya.
Sukha:
Hạnh
phúc. Trái nghĩa với dukkha.
Sukhuma:
Vi
tế, nhỏ nhiệm. Trái nghĩa với oḷārika.
Suta-mayā-paññā:
Nghĩa đen là
trí tuệ đạt được do nghe từ người khác. Văn tuệ. Xem paññā.
Sutavā /
sutavant: Được hướng
dẫn; người đã nghe sự thật, đã đạt được trí tuệ truyền đạt. Trái
nghĩa với assutavā.
Sutta: Bài thuyết
giảng của đức Phật hoặc bài thuyết giảng của những vị đệ tử
thượng thủ của Ngài. (tiếng phạn là sutra)
Taṇhā: Nghĩa đen là “sự khao khát”. Bao gồm
cả hai: tham ái và oán ghét. Ðức phật đã nhận ra taṇhā như nguyên
nhân của đau khổ (samudaya-sacca) trong bài
pháp đầu tiên của Ngài, bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta). Trong vòng duyên khởi
có điều kiện (paṭicca-samuppāda) Ngài đã giải thích rằng,
taṇhā phát sinh
khi có sự phản ứng lại với những thân cảm thọ.
Tathāgata: Nghĩa đen là
“đã đến như vậy” hoặc “đã đi như vậy”. Vị ấy nhờ đi trên
con đường thực tại nên đạt đến thực tại tối hậu, nghĩa là một vị
Giác ngộ. Thuật từ thường dùng chỉ cho đức phật.
Theravāda: Nghĩa đen là
“giáo lý của các vị Trưởng lão”. Giáo lý của đức Phật được
lưu giữ ở những quốc gia thuộc Nam Á (Miến điện, Sri-Lanka, Thái lan,
Lào, Campuchia). Nói chung được chấp nhận như hình thức giáo lý nguyên
thuỷ nhất.
Ti-lakkhaṇa:
Xem
Lakkhaṇa.
Tipiṭaka: Nghĩa đen là
“tam tạng”. Ba tuyển tập giáo lý của đức Phật là:
1. Vinaya-piṭaka: Tạng luật,
tuyển tập các giới-luật cho giới xuất gia.
2. Sutta-piṭaka: Tạng kinh, tuyển tập những bài pháp;
3. Abhidhamma-piṭaka: Tạng luận,
tuyển tập những lời dạy siêu việt, có nghĩa là sự giải thích giáo
pháp mang tính triết lý có hệ thống.
(Tiếng phạn
là Tripiṭaka)
Ti-ratana:
Xem
ratana.
Udaya: Sự sinh khởi.
Udayabbaya, sự sinh khởi và hoại diệt,
có nghĩa là vô thường (cũng như udaya-vyaya).
Nhờ tu tập quán sát sự thay đổi liên tục của các cảm thọ chúng ta đạt
được trí tuệ nhận ra thực tại vô
thường này.
Upādāna:
Sự
tham đắm, sự chấp thủ.
Upekkhā: Sự xả ly; trạng thái của tâm thoát
khỏi tham lam, sân giận và si mê. Một trong bốn trạng thái thanh tịnh của
tâm (xem Brahma-vihāra),
một trong bảy chi phần giác ngộ (xem bojjhaṅga), và một
trong mười Ba-la-mật.
Uppāda: Sự xuất
hiện, sự sinh khởi. Uppāda-vaya, sự sinh khởi và hoại diệt.
Uppāda-vaya-dhammino, có cùng bản chất
sinh khởi và hoại diệt.
Vaya / vyaya: Hoại diệt,
suy tàn. Vaya-dhamma,
hiện tượng hoại diệt.
Vedanā: Cảm thọ. Một trong năm uẩn (khandhā). Ðức phật dạy cảm thọ có hai:
thân và tâm; vì vậy cảm thọ giúp chúng ta phương tiện để kiểm tra toàn
bộ những hiện tượng thân-tâm. Trong vòng duyên khởi có điều kiện (paṭicca
samuppāda), Ðức Phật
đã giải thích rằng tham ái (taṇhā), nguyên
nhân của khổ, phát sinh khi có sự phản ứng với cảm thọ. Nhờ tu tập
quán sát cảm thọ một cách khách quan chúng ta có thể không tạo ra những
phản ứng mới, và có thể trực tiếp kinh nghiệm thực tại vô thường
trong chính chúng ta. Kinh nghiệm này là điều then chốt để đoạn trừ
tham ái, dẫn đến tâm giải thoát.
Vedanānupassanā: Sự quán
sát những cảm thọ trong thân. Xem satipaṭṭhāna.
Viññāṇa: Tâm thức, sự
nhận thức. Một trong năm uẩn (khandhā).
Vipassanā: Minh sát tuệ,
sự nội quán, tuệ quán làm thanh tịnh tâm; đặc biệt tuệ quán bản chất
vô thường, khổ và vô ngã của thân và tâm. Vipassanā-bhāvanā, sự tu tập có hệ thống
về tuệ quán qua phương pháp thiền định quán
sát thực tại của chính chúng ta bằng cách quán sát những cảm
thọ trong thân chúng ta.
Viveka:
Vô tham, nhận
thức không phân biệt.
Yathā-bhūta: Nghĩa đen là
“như thật là”. Thật tại hiện hữu.
Yathā-bhūta-ñāna-dassana,
trí tuệ chứng ngộ chân lý như thật.
Tổng
quát | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11