- TƯ TƯỞNG VÀ PHONG CÁCH
THIỀN TÔNG
- Cự Tán
Chương III
Tông chỉ chủ yếu của Bát-nhã là khử bỏ chấp trước
và từ "bích quán" có thể đưa đến thể
nhận "khử bỏ chấp trước", vì thế người tham học của thiền
môn trước sau vẫn kết hợp với tu thiền. Nhưng họ chẳng chấp trước
tu thiền, chính là sau khi nhờ tu thiền mà đạt đến
thể nhận rồi thì theo lý Bát-nhã mà thực hiện trong sinh hoạt hằng
ngày, đây là điểm bất đồng giữa họ và
người tu thiền khác và đây cũng là điểm họ vượt lên trên các người
đó.
Phật giáo sau khi truyền nhập vào Trung Quốc, cũng như lúc
ở Ấn Độ, nghĩa là luôn luôn phát triển. Đến
thời đại Đạt-ma, Huệ Khả, do giáo lý của Thành Thật, Tam Luận
khá phổ biến, ánh sáng Bát-nhã đã soi đến toàn thể giới Phật giáo,
trong đó có các trứ tác của các thiên tài như Tăng
Triệu, Đạo Sanh.... bàn về động tĩnh nhất như, đốn ngộ thành Phật,
có tác dụng rất lớn đến việc thúc đẩy sự phát triển của Phật
giáo Trung Quốc.Vì thế tư tưởng của Đạt-ma,
Huệ Khả sau khi truyền được vài đời thì dần dần được giới Phật
giáo tin nhận và trở thành Thiền tông. Nội dung tư tưởng Thiền tông
gần với viên giáo Thiên Thai, sự thực tiễn trong cuộc sống hằng ngày
so với tông Thiên Thai lại càng quan trọng hơn. Sau khi Thiền tông thịnh
hành, tông Thiên Thai bị kém thế.
"Lăn lóc khắp chốn tịnh uế",
"thong dong thuận theo thế tục" của thiền sư Huệ Khả, hoà
n
toàn không phải ai cũng làm được. Dưới ảnh hưởng tác phong của
Ngài,có thể phát sinh chút ít lệch lạc mà trong Tục Cao Tăng Truyện, ngài
Đạo Tuyên đã nghiêm khắc phê phán:
"Hiện nay, một bọn học thiền,
vọng truyền phong giáo, đồng với bọn tục nhiễm, khinh khi luật nghi, cửa
miệng nói "tức sắc tâm minh, cho loạn là tĩnh, cố giữ hình
hài cho nên có khổ lụy. Thần dụng chìm trong từ lệnh, định tướng mục
nát trên đầu môi, bài bác Tiểu thừa, xả bỏ Đại thừa riêng dựng lập
một nhà, nhiếp tế trụ trì, đã là sai trái".
Đây cũng là ý kiến của một bộ phận nhân sĩ
thượng lưu của giới Phật giáo đương thời, các Tổ sư Thiền tông chẳng
thể không nghĩ đến vấn đề tu chính tác phong để thích hợp với yêu cầu
của giới Phật giáo. Thiền tông trải qua sự tu chính rồi xây dựng tác
phong chất phác, hoạt bát, ẩn dật sơn lâm, đã
vừa phù hợp với
yêu cầu tôn giáo của tín đồ Phật giáo, cũng vừa
thỏa mãn nhu yếu thích luận bàn huyền học của hàng ngũ trí thức.
Nếu nói tư tưởng Thiền tông chịu ảnh hưởng của tư tưởng truyền thống
Trung Quốc hoặc chịu sự hạn chế của thời đại,
điều này là đúng.
Mục
Lục | I | II | III | IV
| V | VI