- TƯ TƯỞNG VÀ PHONG CÁCH
THIỀN TÔNG
- Cự Tán
Chương VI
Có người hỏi ngài Bách Trượng:
"Chặt cây giẫy cỏ, khẩn đất đào mương có tội hay không ?" Sư
đáp : " Không được nói chắc chắn là có tội, cũng không được nói
chắc chắn là không tội. Việc có tội hay không là do người: Nếu người
ấy nhiễm tất cả các pháp hữu, vô, còn có tâm thủ xả, chẳng thấu
qua ba câu thì người này nhất định có tội. Nếu thấu ra ngoài ba câu,
tâm như hư không, cũng chẳng nghĩ tưởng hư không thì người này chắc chắn
vô tội.... Như trong luật ghi do mê mà giết người hoặc chuyển tướng sát
còn chẳng bị tội sát sanh, hà huống người trong cửa Thiền tông trao
nhau kế thừa tâm như hư không, chẳng trụ ở một vật, cũng không nghĩ
tưởng hư không thì đem tội đặt ở chỗ nào?"
Lời nói này xét trên mặt lý luận,
dường như đụng chạm đến giới Tỳ-kheo, nhưng lại thông v?i giới Bồ-tát
Du-già, vì thế trong quy củ của Thiền môn có pháp phổ thỉnh. Phổ thỉnh
nghĩa là người trên kẻ dưới đều cùng lao động. Trong truyện Bách Trượng
có ghi :
" Mọi việc chấp tác nhọc nhằn,
Sư đều làm trước đại chúng. Đại chúng bất nhẫn, một hôm giấu đi
tác cụ, xin ngài nghỉ ngơi. Sư dạy : " Tôi không có đức, đâu nên
làm nhọc mọi người". Sư tìm khắp nơi không thấy tác cụ, hôm đó
Sư không ăn, cho nên có câu : "Một ngày không làm, một ngày không ăn,
truyền đi khắp nơi".
Bách Trượng sáng lập pháp phổ thỉnh,
lấy bản thân làm gương mẫu, đối với việc duy trì kinh tế tự viện,
đặc biệt sau pháp nạn Hội Xương đời Đường Võ Tông có tác dụng vô
cùng trọng yếu.
Tổ sư Thiền tông dường như không
có vị nào không tham gia lao động, như Hoàng Bá khai điền, trồng rau; Quy
Sơn hái trà, làm tương, trét vách; Thạch Sương sàng gạo; Vân Nham bện
giày; Lâm Tế trồng tùng, cuốc đất. Ngưỡng Sơn chăn trâu, khai hoang; Động
Sơn cuốc đất, trồng trà; Tuyết Phong đẽo máng, nấu cơm, bón ruộng, bổ
củi, đều thấy ghi trong bản truyện hoặc ngữ lục. Đồng thời các
Ngài kết hợp lao động và tu trì thành một khối, đem đạo lý đã ngộ
được quán triệt trong lao tác, như Bá Trượng Thiền Sư Ngữ Lục ghi :
" Nhân một hôm phổ thỉnh cuốc
đất, có vị tăng nghe tiếng trống, giơ cuốc lên, cười to,quay về. Sư nói
: " Giỏi thay! Đây là môn quán âm nhập lý". Sau đó, Sư gọi vị
tăng ấy đến, hỏi : " Hôm nay ông thấy đạo lý gì ?" Vị tăng
đáp : " Sáng sớm con chưa ăn cháo, nghe tiếng trống quay về ăn
cơm". Sư cười to ha hả.
Quy Sơn Linh Hựu Thiền Sư Ngữ Lục
ghi :
" Thạch Sương ở Quy Sơn làm mễ
đầu, một hôm đang sàng gạo. Sư ( Quy Sơn) nói : " Vật của tín thí,
chớ làm rơi vãi". Thạch Sương thưa : " Chẳng làm rơi vãi". Sư
nhặt được một hạt rơi trên đất, nói : " Ông nói không rơi vãi, vậy
đây là cái gì?" Thạch Sương không đáp. Sư nói : " Chớ khinh một
hạt này, trăm ngàn hạt từ một hạt này sanh". Thạch Sương thưa :
" Trăm ngàn hạt từ một hạt này sanh, vậy chưa biết một hạt này từ
cái gì sanh?" Sư cười to ha hả, quay về phương trượng".
Những công án loại này được ghi
trong ngữ lục nhiều không kể xiết. Qua các công án này , chúng ta thấy
các thiền sư lấy lao động làm nguồn cảm hứng sáng tác các phẩm nghệ
thuật với tất cả tinh thần rồi cùng nhau thưởng thức không chút miễn
cưỡng hoặc khó khăn. Đó là do các ngài đã thực chứng nguyên tắc tối
cao của Bát-nhã hoặc Viên giáo nên biểu hiện được cụ thể giáo lí
ấy trong sinh hoạt thực tiễn. Nhìn từ điểm này chúng ta có thể biết
không phải ngẫu nhiên mà Thiền tông từ khi được thành lập về sau dần
dần lấn át các tông phái khác của Phật giáo Trung Quốc.
Nhưng vì chịu sự hạn chế của thời đại nên
hành động của thiền sư quán triệt chân tục viên dung cũng chỉ phát triển
đến mức độ này thôi. Đồng thời tham thiền chẳng thể chẳng cầu tịnh
và quá cường điệu " giáo ngoại biệt truyền, bất lập văn t?",
vì thế thời kì mới thành lập, Thiền tông còn mang sắc thái Thanh văn,
Độc giác, truyền đến mười mấy đời thì hoàn toàn quên mất di huấn
"Lăng-già ấn tâm" nên chẳng chú trọng nghiên cứu giáo lí; phổ
thỉnh chỉ là lời còn ghi trong ngữ lục nên truyền thống tốt đẹp yêu
lao động chẳng được phát huy, ý chí của thiền tăng xuống thấp, càng
về sau càng đi vào con đường tiêu cực lánh đời, do đó khiến cho tông
môn suy sụp. Nếu điều này có thể được gọi là điều giáo huấn của
lịch sử thì Phật giáo đồ chúng ta phải nên ghi nhớ
Mục
Lục | I | II | III |
IV | V
| VI