- TấmLòngRộngMở
- LUYỆN TẬP LÒNG TỪ BI TRONG ĐỜI SỐNG
HÀNG NGÀY
- Lê Gia hiệu đính
- Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: AN
OPEN HEART
- PRACTICING COMPASSION IN EVERYDAY LIFE
* * *
- CHƯƠNG IX
-
- RÈN LUYỆN ĐỨC TRẦM TỈNH
(CULTIVATING EQUANIMITY) Để thật sự
cảm thấy động lòng thương xót đối với mọi người, chúng ta phải
xóa bỏ được sự thiên vị trong thái độ của chúng ta. Thái độ bình
thường của chúng ta bị tác động ảnh hưởng bởi những cảm xúc biệt
đải và luôn dao động. Chúng ta có cảm giác gần gũi dành cho người mà
chúng ta yêu thương , đối với những người lạ chúng ta cảm thấy xa
cách và lạnh nhạt. Và đối với những ai chúng ta căm ghét thì chúng ta
có thái độ ác cảm và khinh miệt. Tiêu chuẩn mà chúng ta phân loại mọi
người thành kẻ thù hay bạn bè rất rõ ràng. Nếu một người gần gũi với
ta hoặc tốt bụng tử tế với ta, người đó là bạn của ta. Nếu một
người gây hại hay gây khó khăn cho ta, người đó là kẻ thù của ta. Kèm
với sự ưa thích mà chúng ta dành cho những người thân thương của chúng
ta là những cảm xúc như lòng lưu luyến và sự khao khát được gần gũi
yêu thương.
Tương tự, chúng ta nghĩ về những
người mà chúng ta không thích với những cảm xúc tiêu cực như: tức giận
và căm thù. Do đó lòng từ bi của chúng ta dành cho mọi người luôn có giới
hạn, thiên vị,thành kiến và được quyết định bởi một điều là liệu
chúng ta cảm thấy gần gũi với họ hay không.
Lòng từ bi chân thật phải là
"vô điều kiện", chúng ta phải trau dồi đức trầm tĩnh để vượt
qua được những cảm xúc thiên vị và phân biệt. Một cách để trau dồi
đức trầm tĩnh là chúng ta phải suy ngẫm về tính không chắc chắn của
tình bạn. Đ ầu tiên, chúng ta phải cân nhắc nhận ra được rằng không
có sự đảm bảo nào rằng người bạn thân của chúng ta hôm nay sẽ mãi
mãi là bạn thân của chúng ta. Tương tự, chúng có thể hình dung rằng sự
"không ưa thích" của chúng ta dành cho một người nào đó sẽ
không nhất thiết phải tồn tại mãi mãi. Những suy nghĩ như vậy khuếch
tán những cảm xúc mạnh mẽ của sự thiên vị và phân biệt của chúng
ta, làm suy yếu tính bất biến của tình cảm lưu luyến trong chúng ta.
Chúng ta cũng có thể suy niệm về
những hậu qủa tiêu cực của lòng lưu luyến mà chúng ta dành cho bạn bè
và thái độ thù địch mà chúng ta đối với kẻ thù. Những cảm giác của
chúng ta đối với bạn bè và người yêu đôi khi làm cho chúng tamù quáng.
Chúng ta phóng đại những phẩm chất mà mình khao khát nơi người đó.
Chúng ta tin chắc là mình không hề sai lầm. Sau đó, khi chúng ta nhận thấy
sự việc không đúng với những gì mà chúng ta phóng đại, chúng ta kinh ngạc,
chúng ta choáng váng. Chúng ta rớt từ đỉnh cao tột cùng của tình yêu và
mơ ước xuống sự thất vọng, chán ghét và thậm chí là tức giận. Trong
một số trường hợp, cảm giác hài lòng và thỏa mản trong mối quan hệ
với một người nào đó mà chúng ta yêu thương có thể trở thành sự thất
vọng và căm thù. Những người có tình yêu lãng mạn và lòng căm thù
chính trực thường bị lôi cuốn bởi những cảm xúc này, niềm vui của họ
chỉ là thoáng qua. Theo quan điểm Phật giáo, tốt hơn hết chúng ta nên
tránh sự lôi cuốn của những cảm xúc như vậy ngay từ lúc đầu.
Những ảnh hưởng khi bị chế ngự
bởi lòng căm thù là gì? Người Tây Tạng cho rằng lòng căm thù,
"Shedang", là thái độ chống đối thù địch từ sâu thẳm trong
lòng. Có một điều gì không ổn khi chúng ta phản ứng lại những điều
bất công và những tổn thương bằng lòng thù địch. Lòng căm thù của
chúng ta chẳng gây ảnh hưởng nảo lên kẻ thù của chúng ta cả; nó
không gây tác hại cho họ. Đúng hơn, chính chúng ta phải chịu những hậu
quả xấu và sự đau đớn do lòng căm thù của chúng ta gây ra. Nó gặm nhấm
chúng ta từ bên trong. Khi tức giận, chúng ta ăn không ngon miệng, chúng ta
không thể ngủ ngon, chúng ta chỉ trở mình qua lại mà không thể chợp mắt
được. Nó ảnh hưởng đến chúng ta mạnh mẽ, trong khi đó kẻ thù của
chúng ta vẫn tiếp tục sống hạnh phúc vui vẽ không hề biết tới những
gì mà chúng ta đang gánh chịu.
Thoát khỏi lòng tức giận căm thù,
chúng ta có thể xử lý mọi tình huống bằng những phản ứng sáng suốt
và có hiệu quả hơn nhiều. Nếu chúng ta tiếp cận mọi vấn đề với một
tâm trí điềm tĩnh, chúng ta sẽ nhìn nhận, quan sát mọi vấn đề một cách
rõ ràng hơn và từ đó quyết định phương pháp tốt nhất để xử lý vấn
đề. Ví dụ, nếu một đứa bé đang làm một điều gì đó gây nguy hiểm
cho chính nó và cho mọi người, như là chơi với những que diêm, chúng ta
có thể trừng phạt nó. Khi chúng ta đối xử một cách thẳng thắng như vậy,
một điều rất có khả năng xảy ra- đứa bé sẽ không đáp ứng sự tức
giận của chúng ta mà là đáp ứng thái độ khẩn cấp và lo ngại của
chúng ta.
Đây là cách để chúng ta nhận ra
rằng kẻ thù của chúng ta thật ra là sự căm thù ở trong lòng chúng ta.
Đó là tính ích kỹ, lòng lưu luyến và sự tức giận của chúng ta. Khả
năng kẻ thù của chúng ta gây hại cho chúng ta rất hạn hẹp, trong khi đó
thì nhũng cảm xúc ích kỹ, lòng lưu luyến và sự tức giận lại gây hại
trực tiếp cho chúng ta. Nếu một người nào đó thách thức, kích động
chúng ta, chúng ta nên suy ngẫm về bản chất của lòng căm thù, tức giận
và kềm chế bản thân mình không trả đủa lại. Một điều khá rõ ràng
là cho dù người đó có làm gì đi nữa thì khả năng mà những hành động
của người đó gây hại cho chúng ta hầu như không đáng kể. Mặt khác,
khi những cảm xúc mạnh mẽ như cực kỳ tức giận, căm thù hoặc ham muốn
xuất hiện, chúng tạo ra sự bối rối trong tâm hồn chúng ta. Ngay lập tức,
chúng phá hoại sự yên tĩnh trong tâm hồn chúng ta và tạo cơ hội cho buồn
phiền và đau khổ phá hoại việc luyện tập tâm hồn của chúng ta.
Khi chúng ta rèn luyện tính trầm tĩnh
bình thản, chúng ta có thể nhận thức được rằng những khái niệm về
"kẻ thù"và "bạn bè" có thể thay đổi được và phụ
thuộc vào nhiều nhân tố khác. Không có ai vừa được sinh ra đã là bạn
bè hay kẻ thù của chúng ta và cũng không có một đảm bảo nào cho rằng
những người bạn của chúng ta sẽ mãi mãi là bạn của chúng ta. "Bạn
bè" và "kẻ thù" được phân chia tuỳ thuộc vào thái độ cư
xử của họ đối với chúng ta. Những người mà chúng ta tin rằng họ
yêu thương, quan tâm chăm sóc chúng ta, chúng ta thường xem họ như là những
người bạn và người thân của mình. Những người mà chúng ta tin rằng họ
có những ý định xấu và những mục đích có hại cho chúng ta, chúng ta
xem họ như là kẻ thù của mình. Chúng ta xem mọi người là bạn bè hay kẻ
thù đều dựa vào tri giác về những suy nghĩ và cảm xúc mà họ dành cho
chúng ta. Vậy thì, không có ai thật sự là bạn bè của chúng ta mà cũng
không có ai thật sự là kẻ thù của chúng ta.
Chúng ta thường nhầm lẫn giữa hành
vi của một người và con người thật của người đó. Thói quen này làm
cho chúng ta quyết định rằng bởi vì một hành vi nào đó hoặc lời nói
nào đó, người đó là kẻ thù của chúng ta. Tuy nhiên, thực ra người đó
không phải là bạn mà cũng không phải là thù, không phải là Đức Phật
cũng không phải là Đức Chúa, không phải là người Trung Hoa cũng không phải
là người Tây Tạng. Trong nhiều trường hợp, cũng người đo,ù nếu
chúng ta tiếp xúc lâu dài thì lại trở thành bạn thân của chúng ta. Chẳng
có gì lạ khi chúng ta suy nghĩ: "Ồ! Bạn đã từng là kẻ thù của ta
trong quá khứ, còn hiện tại chúng ta là những người bạn tốt của
nhau!".
Một cách khác để rèn luyện đức
trầm tĩnh và vượt qua cảm xúc thiên vị và phân biệt là chúng ta suy niệm
rằng mọi người đều bình đẳng như nhau, đều khao khát được hạnh phúc
và vượt qua đau khổ. Ngoài ra, tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng nình
có quyền thoả mãn khát vọng này. Chúng ta biện hộ cho đều này theo
cách nào? Rất đơn giản! Nó là một phần trong bản chất thật sự của
con người. Tôi không phải là người "duy nhất". Tôi không có một
đặc quyền nào cả. Bạn cũng không phải là người "duy nhất". Bạn
cũng không có một đặc quyền nào cả. Khao khát của tôi muốn được hạnh
phúc và vượt qua đau khổ là một phần trong bản tính của tôi, đó cũng
là một phần trong bản tính của bạn. Vậy thì tất cả mọi người đều
có quyền được hưởng hạnh phúc và vượt qua đau khổ, đơn giản là
vì mọi người có chung bản tính cơ bản này. Dựa trên nền tảng của sự
bình đẳng này, chúng ta phát huy đức thư thái trâm tĩnh đối với mọi
người. Khi chúng ta thiền định, chúng ta phải cố g?ng trau dồi tư tưởng
"Chính bản thân mình mong muốn được hạnh phúc và vượt qua đau khổ,
mọi người cũng vậy; chính bản thân mình bẩm sinh đã có quyền thoả
mãn khát vọng này và mọi người cũng có". Chúng ta nên lặp đi lặp
lại nhiều lần suy nghĩ này khi chúng ta thiền định và cả trong đời sống
hàng ngày cho tới khi nó thấm nhuần vào tâm hồn chúng ta.
Còn có một điều quan trọng nữa
là đời sống của chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào đời sống của mọi
người. Chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự đóng góp của
nhiều, rất nhiều sự tồn tại khác. Sự ra đời của chúng ta phụ thuộc
vào cha mẹ chúng ta. Sau đó chúng ta cần được sự chăm sóc và tác động
của cha mẹ chúng ta trong nhiều năm. Cách sinh nhai của chúng ta, nơi trú ngụ
của chúng ta, phương tiện sinh sống của chúng ta, thậm chí sự thành
công và danh tiếng của chúng ta là kết quả của sự chung sức của cha mẹ
chúng ta và vô số người khác. Hoặc trực tiếp, hoặc giáng tiếp, vô số
người khác có liên quan đến sự tồn tại của chúng ta – đó là chưa kể
đến hạnh phúc của chúng ta.
Nếu chúng ta mở rộng lối suy luận
như vậy trong phạm vi một đời người, chúng ta có thể hình dung ra rằng
xuyên suốt những kiếp trước của chúng ta – thật ra là kể từ lúc
khai thiên lập địa – vô số người đã đóng góp vô số kể vào đời
sống của chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi và kết luận: "Mình dựa
vào đâu để mà đối xử phân biệt? Cớ sao mình lại có thể đối xử
thânthiện với một số người và đối xử thù địch với một số người
khác? Mình phải vượt qua mọi cảm xúc phân biệt và thiên vị. Mình phải
giúp ích cho mọi người như nhau".
- THIỀN ĐỊNH VỀ ĐỨC TRẦM TĨNH
- (MEDITATION FOR EQUANIMITY)
Chúng ta rèn luyện tâm hồn để nhận
thức được sự bình đẳng thiết yếu của mọi đòi sống bằng cách
nào đây? Tốt nhất chúng ta nên trau dồi suy nghĩ về sự trầm tĩnh bằng
cách trước hết chúng ta tập trung vào những người bà con lạ mặt và những
người quen biết, đối với những người này bạn hoàn toàn không có những
cảm xúc mạnh mẽ. Từ đó, bạn nên suy niệm một cách vô tư, bạn tiếp
tục suy niệm về bạn bè rối đến kẻ thù. Khi có được thái đ? vô tư
không thiên vị đối với mọi người, bạn nên thiền định về lòng yêu
thương, về mong ước rằng mọi người sẽ tìm được hạnh phúc mà họ
đang kiếm tìm.
Hạt giống của lòng từ bi sẽ lớn
lên nếu bạn gieo nó trên một mảnh đất màu mỡ, một tâm hồn thấm nhuần
lòng yêu thương. Khi bạn "tưới" lòng yêu thương vào tâm hồn
mình, bạn có thể bắt đầu thiền định về lòng từ bi. Lòng từ bi, ở
đây, đơn giản là mong ước mọi người vượt qua được mọi đau khổ.
Mục lục | Lời tựa | Giới thiệu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 |
Chúng tôi chân thành cảm
ơn Phật tử Ngọc Hạnh đã phát âm đánh máy gởi sách này về cho ban
biên tập