Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Những Sự Thật về Đạo Xuất Hồn
Tức pháp lý vô vi khoa học huyền bí Phật pháp
những sự thật ngay cả rất nhiều môn đồ kỳ cựu cũng không hề biết !
Phạm Bá

- Kỳ V -
TẨU HOẢ NHẬP MA

Nói vắn gọn, "tẩu hoả nhập ma" chỉ cho hai sự kiện :

1. Người luyện không biết cách khống chế--hoặc không thể khống chế--và làm chủ được luồng khí nóng (hoả hầu) chạy trong cơ thể, phát sanh do sự tu luyện một phương pháp nào đó có liên quan đến luồng khí lực này.

2. Hậu quả là người luyện bị các biến chuyển bất bình thường tác hại trên thể xác và tâm thần.

"Tẩu hoả nhập ma" gây cho người luyện nhiều hậu quả tai hại khác nhau, với những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Tôi xin trình bày tiết mục này qua ba tiểu mục có liên hệ với nhau: (1) Người luyện hỏa hầu cần có những điều kiện gì để có thể luyện thành công? (2) Các kết quả tốt đẹp. (3) Các hậu quả tác hại.

Những điều kiện tiên quyết cho người luyện hỏa hầu

Ngay từ khi hơi nóng bắt đầu phát xuất từ vùng dưới rốn nơi các huyệt Đan điền và Khí hải, người luyện hoả hầu hoặc các môn liên hệ đến hoả hầu phải biết khống chế và dẫn luồng khí nóng này vào đúng các kinh mạch lớn nhỏ, chánh, phụ, trước, sau, và dẫn đúng cách. Người luyện phải thông suốt phương cách làm chủ hoàn toàn luồng hoả hầu này trong tất cả các giai đoạn khai, phát, vận, và thâu. Nói đến việc luyện hoả hầu là nói đến công phu khắt khe, nghiêm túc, miên mật trong thời gian dài 5, 10 năm hoặc hơn nữa. Bí thuật luyện hoả hầu do đó chỉ được các bậc thầy truyền dạy cho một vài người, và phải hội đủ ít nhất là các yếu tố tiên quyết sau đây:

- Thân thể khoẻ mạnh, dẻo dai, sức chịu đựng bền bỉ.

- Trầm tĩnh, gan dạ, quyết tâm, bền chí.

- Không nôn nóng mau thành hoặc để có khả năng trả thù, hoặc chỉ để khoe khoang, để được người khác nể sợ, hoặc chỉ để thoát ra khỏi sự ở không, vô công rỗi nghề, nhàm chán.

- Không bị các điều kiện nội tâm sôi nổi hay ngấm ngầm chi phối.

- Không bị ngoại cảnh làm phân tâm. Chính vì điều kiện này nên người luyện thường ẩn cư các nơi xa vắng, tránh người lai vãng, và tránh các sinh họat xung động thường nhật được càng nhiều càng tốt. Nếu người luyện tự cao, tự thị rằng mình có thể "an nhiên bất động" bất cứ nơi nào, trước bất cứ tâm trạng gì, sự việc gì, v.v., đương sự sẽ chỉ rước họa vào thân.

- Điềm tĩnh, kinh nghiệm. Không d mừng, d giận, d lo sợ, d hoảng hốt.

- Phải có thầy là người đã luyện thành công, tinh thông, lão luyện, theo sát hướng dẫn mình từng bước.

Có bao nhiêu môn đồ Vô Vi biết những điều sơ bản tôi đã trình bày trên đây ? Căn cứ vào những sách của đạo xuất hồn, tôi tin là chính LSH cũng không hề biết. Huống là những chi tiết quan yếu hơn của phương pháp luyện hỏa hầu ! Huống là việc luyện hỏa hầu, luyện xuất hồn hoàn toàn không có liên hệ gì đến đạo pháp và các pháp thiền định của nhà Phật !!! Tuy vậy, theo gương thầy, một môn đồ xuất hồn miệt thị tăng lữ Phật giáo là "Nhâm mạch, đốc mạch mà còn không biết thì tu cái gì ?!"

Vài kết quả của việc luyện hỏa hầu thành công

Những điều kiện tiên quyết kể trên đủ cho thấy sự nguy hiểm của việc luyện hỏa hầu và những môn liên hệ đến hỏa hầu. Nếu thành công, người luyện sẽ được những khả năng và ích lợi gì ? Dưới đây tôi xin kể ra sơ lược và tổng quan chứ không đi vào các chi tiết cặn kẽ.

Trước hết, khi luồng khí lực lưu chuyển qua nhâm mạch và đốc mạch không ngăn ngại, toàn bộ các hệ thống thần kinh của cơ thể hoạt động mạnh mẽ và hữu hiệu hơn. Thân thể thích ứng d dàng với những thay đổi về tâm sinh lý, thời tiết, thực phẩm, v.v., do đó gần như ít có việc đau ốm vặt.

Mỗi khi vận hành luồng khí nóng, các chấn động trên thần kinh hệ gây nên cảm giác tê tê, mát hoặc lạnh, d chịu.

Sau đó, khi đã thuần thục, người luyện có thể dẫn luồng khí nóng đến bất cứ kinh mạch, cơ phận nào của cơ thể để điều chỉnh sự xáo trộn hoặc hư tổn tại chỗ đó (tức là tự chữa bịnh).

Hành giả có thể thực hiện những khả năng mà người bình thường không làm được, như cho tăng hoặc giảm nhiệt độ của bàn tay khiến cho bàn tay ấm, nóng, mát, hoặc lạnh.

Hành giả có thể cho dao chém vào chỗ bắp thịt được vận khí làm cho dao dội ra, cho đến việc thực hiện được các tuyệt kỷ võ công. Chọn một bộ môn mình ưa thích để chuyên luyện, hành giả có thể đạt các khả năng phi thường sau vài mươi năm kiên trì luyện.

Tâm linh hành giả biến chuyển dần với thời gian tùy theo các động lực tiềm tàng và tùy theo các luân xa khai mở. Sơ khởi, hành giả ít ăn, ít ngủ nhưng vẫn có nội lực sung mãn (ít khi là thật, đa số chỉ là ảo giác). Các giấc chiêm bao "điềm" đến thường xuyên hơn và có liên hệ với thực tại sắp đến; cảm nhận được một cách mạnh mẽ những điều họa phước sắp xảy đến cho mình (hầu hết phụ nữ chẳng hề luyện hỏa hầu nhưng cũng có các giấc chiêm bao và cảm nhận loại này, gần như là khả năng bẩm sinh), v.v. và v.v.

Tuy nhiên, có những điều hiểu lầm rất phổ thông cần được khẳng định rõ ràng như dưới đây:

1) Nếu hành giả kiên trì khổ luyện suốt đời cho đến mức tối hậu và khai mở được "luân xa Hoa Sen Ngàn Cánh" trên đỉnh đầu, điều đó có nghĩa hành giả thành công mỹ mãn, toàn bộ hệ thống luân xa được đánh thức và vận hành bình thường, tốt đẹp. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn không có nghĩa hành giả đã "đắc đạo".

2) Dù cho hành giả hiến trọn đời mình để trui rèn cho thành một hay vài kết quả phi phàm, giá trị thực tế của những khả năng ấy cũng không đáng là bao so với quyết tâm và thời gian hành giả đã dâng hiến cho sự khổ công tu luyện:

- Dao chém không vào bắp thịt : luyện "gồng" thành công cũng được kết quả này, nhưng hành giả cũng vẫn phải chịu thua súng đạn.

Khoảng năm 1985-1990, các công ty làm áo giáp đã chế tạo được loại áo giáp nhẹ cân có khả năng phân tán sức va chạm vào cơ thể. Người mặc áo giáp có thể đứng cho một người cầm cây đánh banh baseball phạng thẳng cánh vào ba sườn mà không hề hấn gì. Loại áo giáp dành cho các lãnh tụ lớn và các nhân viên an ninh, công lực, có thể giảm thiểu được sức xuyên thủng của đạn bắn tầm gần xuống còn tương đương với một cú đấm thôi sơn và chỉ khiến nạn nhân té và bất tỉnh. Thay vì dành ra nhiều năm trường hoặc dâng hiến trọn đời để luyện cho dao chém không vào, người ta có thể mua loại áo giáp dành cho công chúng.

- Đi được trên nước : đi được bao lâu, bao xa, và đáng giá bao nhiêu so với tiền ngồi ghe, đò, phà ? Và khi đi trên nước sẽ vác được mấy ký đồ đạc trên vai ???

- "Vạn lý truyền thanh": ai dám bảo đảm việc "truyền thanh" này là chính xác và có thể thực hiện bất cứ lúc nào, với bất cứ ai, qua bất cứ địa thế nào ??? Theo nguyên tắc, môn này chỉ được dùng--sau khi đã được thử nghiệm nhiều lần--giữa thầy và trò, hoặc giữa đôi ba bậc thầy đều có trình độ tu luyện cao. Giả sử một ông thầy đang tu trên ngọn Đông Sơn dùng pháp "vạn lý truyền thanh" bảo một đệ tử đang ở cách ông 5 ngày đường là "Hãy vác 30 kg gạo qua ngôi chùa trên núi Tây Sơn", nhưng người đệ tử lại lội bộ 5 ngày đường với bao gạo 30 kg ấy trên vai về gặp ông thầy. Lỗi tại người "truyền thanh" không truyền được rõ ràng 100%, hay lỗi tại người "nhận thanh" đang bị nhức đầu ? Ông thầy có nỡ mắng đệ tử đã nghe lầm "message" của mình, và bắt đệ tử phải vác 30 kg gạo ấy lội bộ 10 ngày đường trở qua Tây Sơn ?

Giả dụ này cho thấy sự bất chính xác, tai hại, nguy hiểm, và khôi hài của khả năng "vạn lý truyền thanh" nếu quả thực có người luyện được.

Ngày nay, với hệ thống điện thoại vin liên qua vệ tinh tiếp vận, 5, 10 người cho đến hằng trăm ngàn, hằng triệu người cư ngụ khắp địa cầu có thể hội đàm cùng một lúc một cách d dàng, chính xác, không ngờ vực, bất cứ giờ giấc nào, và phí tổn không bao nhiêu.

- Phân thân : "khả năng xuất hiện hai nơi hoặc nhiều nơi cùng một lúc" này cũng chỉ nghe thấy, nghe kể, có ghi trong sách, và cũng như các khả năng phi phàm khác, cực kỳ hiếm hoi. Đa số không hề kiểm chứng được, và kẻ tự khoác lác mình làm được--hoặc các đệ tử kháo là thầy làm được--không hề dám ra mặt biểu din để chứng minh khả năng ấy.

(Cho đến nay, cuối tháng 7 năm 2000, vẫn chưa hề có một ai ra mặt thực hiện thành công các khả năng phi thường như khinh thân, nhìn xuyên qua tường, chữa bệnh bằng khí công, chữa bệnh cách không, v.v. để lãnh tiền thưởng của ông James Randy và hiệp hội chống các trò bịp bợm.)

Cũng với hệ thống vệ tinh vin thông tối tân ngày nay, người ta có thể xuất hiện tại bao nhiêu địa điểm tùy ý muốn, và tùy túi tiền của đương sự. Những ai muốn nhìn thấy đương sự, nghe rõ ràng và chính xác từng lời nói của đương sự, chỉ cần có tiền mua cái máy Television đen trắng đáng giá 30 USD là đủ.

Giá trị thực tế của những khả năng siêu phàm có được do việc luyện hỏa hầu (hoặc các môn "thần thông") sau khi trui rèn mãn kiếp cũng chỉ đến mức độ giới hạn, bấp bênh, và khôi hài là thế. Một thực tế đáng thương khác là thỉnh thoảng trên thế giới có một người nào đó luyện được một khả năng xoàng xoàng, chẳng đáng gì so với các mức độ kể trên, cũng đã được vô số người ngây thơ tôn làm "chơn sư", và dốc lòng thờ phụng, tôn kính, dâng cúng. Họ ngưỡng vọng "chơn sư" hoặc con người "siêu phàm" ấy sẽ ban ơn cứu rỗi cho họ, cho việc làm ăn, hạnh phúc gia đình của họ trong hiện tại, và sẽ nắm tay họ đưa họ bay "về trời" khi họ lìa đời.

Trên đây là sơ lược các kết quả tốt đẹp có thể có được của việc luyện hỏa hầu thành công. Nếu như hành giả luyện sai, luyện ẩu, luyện càn, liều mạng luyện theo ý mình nghĩ tưởng thì sao ?

Những hậu quả tác hại của "tẩu hoả nhập ma"

1) Dâm sự quá độ và di tinh là hậu quả thường thấy nhất và rõ rệt nhất của "tẩu hỏa nhập ma". Các thần kinh và cơ phận chịu ảnh hưởng của vùng đan điền bị kích phấn mạnh mẽ vì hành giả không khống chế được luồng khí nóng, và không vận chuyển nó vào được các kinh mạch. Các chức năng bình thường trở nên bất thường, xáo trộn, thái quá. Hành giả có thể may mắn chỉ bị thương tổn nhẹ như đòi hỏi sinh lý liên tục dẫu mình biết là nguy hiểm, và không muốn. Nặng hơn, hành giả bị di tinh liên miên ngày tháng. Cơ thể nóng bức, khó chịu, có trường hợp nóng quá hành giả phải ngâm mình dưới nước mát suốt ngày mà vẫn mê sảng.

Nhẹ hay nặng chỉ là vấn đề thời gian chậm hay mau khiến hành giả đi đến tình trạng kiệt sức. Một hành giả khởi sự có sức khoẻ mạnh mẽ, bền bỉ hơn người, sau một hai tháng "tẩu hỏa nhập ma" chỉ còn là cái xác dật dờ không sinh lực, và thầy thuốc Tây Y lẫn Đông Y đều phải bó tay.

2) Tùy kinh mạch bị tẩu hoả, và tuỳ luân xa bị kích phấn, hành giả có thể sanh tâm vô cùng thương cảm, hoặc tưởng mình là một vị thần, thánh, hoặc là người từ cõi xa xăm vô tận được một quyền năng tối thượng nào đó gởi xuống cõi này. Hành giả có thể tự tin mãnh liệt là mình có sứ mạng cứu vớt tất cả mọi người hoặc chỉ một số những người nơi địa phương hành giả đang sinh sống, hoặc cứu vớt cả nhân loại khỏi một tai ương khủng khiếp nào đó sắp xảy ra trong tương lai 5, 10 năm sắp đến.

Hành giả bị những ý tưởng hão huyền đó thôi thúc, bức bách, mà không khống chế được chúng. Khổ thay, bản thân hành giả lại không có uy tín, kiến thức, khả năng gì ra trò để có thể dùng làm phương tiện thực hiện những "sứ mạng" quá lớn lao kia. Hành giả đâm ra bịa đặt, nói bóng gió, nói xa gần, nói phét, để mong được người nghe nể phục mình, và rồi họ sẽ tôn kính mình. Hành giả muốn chứng tỏ mình tuy là một con người trần tục như bất cứ ai nhưng rất "phi phàm". (Thực tế đáng thương cho thấy đa số lại là những kẻ chẳng bằng ai trong xã hội !)

Trong trường hợp này, hành giả vì thế hóa quẫn trí dần và thành nạn nhân của những ảo tưởng của chính mình. Hành vi, ngôn ngữ của hành giả phi lý, không tưởng, hão huyền, nếu còn chút may mắn hành giả có thể chỉ bị người xung quanh cho là nửa điên, nửa khùng vì hành giả cũng có những lúc tỉnh trí, nói năng và suy luận có vẻ bình thường.

3) Nếu thần kinh óc bị kích động cùng cực, hành giả có thể bị các luồng tư tưởng của chính mình trong chính đời hiện tại hoặc các đời quá khứ lôi cuốn mãnh liệt. Hành giả tin chắc bẩm rằng mình chính là nhân vật thượng vị, tôn quí, thiêng liêng mà mình hằng ngầm ước muốn tự trong tận đáy lòng. Những "đại vương", "giáo chủ", "thần", "thánh", "tiên", "Phật", "sứ giả nhà trời", v.v., do đây bỗng xuất hiện, với hành vi và tư cách khác biệt một trời một vực với các giáo chủ, tiên, và Phật thực sự.

4) Hành giả quen dần với các xúc cảm mạnh mẽ hoặc tế nhị gây ra bởi những xung động của luồng khí nóng và của các luân xa. Hành giả chìm đắm dần trong thế giới của tư tưởng giao động, đồng thời trở thành cực kỳ chủ quan.

Hành giả cũng có thể cảm thấy nhàm chán, xấu hổ khi một "linh hồn cao thượng" như mình phải thực hiện những phần vụ thông thường của con người như ăn uống, vận trang phục, làm việc để mưu sinh. Hành giả cũng có thể cảm thấy mình bị giam hãm trong thân xác quá giới hạn, eo hẹp và thấp hèn này. Hành giả do đó có những khi tha thiết muốn tự kết liu mạng sống, muốn "bỏ xác" để được tự do.

5) Hành giả cũng có thể bị nội thương ngấm ngầm do sự mất quân bình lớn lao giữa các cơ năng trong cơ thể sau nhiều năm tháng luyện sai, và nhất là việc luyện nín thở cho được lâu.

Khi một cơ quan đã bị tổn thương nặng, sức ép nhất thời của một buổi công phu có thể khiến hành giả thổ huyết, hoặc tả huyết. Lượng huyết vỡ bung ra từ chính cơ quan đã bị thương tổn âm ỉ bấy lâu.

Ngoài những tác hại liệt kể sơ lược trên đây, "tẩu hỏa nhập ma" cũng còn đưa đến hậu quả trầm trọng thông thường nhất là bệnh tâm thần nhẹ lúc đầu, và có thể đưa đến thực sự điên 100%.

Cần biết những người bị bệnh tâm thần không hẳn lúc nào cũng đều nói nhảm, lý luận nhảm. Họ có thể rất bình thường như mọi người, và lý sự rất xác thực, cho đến khi họ cảm thấy người nghe có thể như tin và trọng họ, có thể nghe những "kiến thức bí mật" của họ mà không bài bác thẳng thừng, lúc đó họ mới thố lộ. Và lúc đó người nghe mới được biết đương sự "chính là người đã làm Liên Bang Xô Viết sụp đổ", hoặc đương sự "mới đàm đạo với chúa Jê Su đêm qua", hoặc đương sự "chính là bạn đồng tu với Quan Thế Âm Bồ Tát".

Việc luyện hoả hầu và các môn tu luyện có liên hệ đến luồng khí lực này càng ngày càng sản xuất nhiều nạn nhân hơn là bậc thầy thực sự. Một vài người rải rác trên thế giới luyện thành công nhưng không hề huênh hoang, và cũng chẳng màng việc thâu nhận đệ tử, huống là tổ chức các buổi din thuyết min phí cho công chúng vào nghe, để sau đó ai muốn học thì gặp riêng, "sẽ cho biết giá cả sau" như thường thấy.

Đời sống càng tiến nhanh theo chiều văn minh cơ khí, xã hội tiêu thụ, và nếp sống thành thị sô bồ từ mờ sáng đến quá nửa đêm, con người càng đa mang đủ loại ham muốn lớn, nhỏ, hiển lộ hay ngấm ngầm. Các điều kiện thiết yếu phải có của người muốn luyện vì thế khó được hội đủ. Lại thêm vô phước gặp các bậc thầy nửa mùa hoặc bịp bợm, họa tai do đó nắm chắc trong tay.

Tổ sư môn luyện xuất hồn đã bị tẩu hoả nhập ma ?

Theo quyển Kinh A-Di-Đà Sớ Giải Và Phật Học Vấn Đáp do cụ Đỗ Thuần Hậu--tức tổ sư đạo xuất hồn--viết xong tại Đa Kao, Tân ĐỊnh, ngày 1 tháng 8 năm 1966, thân thế cụ như sau :

Thuở thiếu thời cụ bị mẹ ghẻ hành hạ cùng cực. Cha cụ thương xót tình cảnh của con, cho cụ xa gia đình để học và làm việc. Rồi cụ lập gia đình, làm nhiều nghề khác nhau. Rồi cụ chán ngán thế thái nhân tình, muốn đi tu. Sau một thời gian trải qua nhiều cảnh chùa, cụ quy y, thọ giáo nơi "ông Cao Minh Thiền Sư," và cụ "ở nhà làm lấy ăn để tu". Nhưng rồi cụ tự nghĩ rằng cách tu "vô vi xuất chưởng Anh Nhi" của thầy cụ "thì cũng được, nhưng đàn ông không máy sinh dục đựng con, làm sao làm được. Nhưng tôi cũng mượn phần ấy, rồi nhờ sự nghiên cứu Thiêng Liêng, để cứu xét." (Trang 189-190)

Nhìn chung:

1. Cụ trải qua một quãng đời phải chịu đựng lắm nỗi thương đau, rồi cụ thức tỉnh, tầm sư để tu hành.

2. Cụ được thầy dạy cách luyện, nhưng cụ không hiểu nghĩa từ ngữ Tiên đạo "Anh Nhi", và do đó cho rằng cách luyện của thầy không hữu lý.

3. Cụ bèn lấy một phần cách luyện của thầy, sửa đổi đi, thêm thắt vào.

4. Cụ ở nhà làm ăn.

5. Đồng thời tự tu luyện theo cách mình đã biến chế, và hoàn toàn không có thầy hay người đi trước hướng dẫn.

6. Và cái gọi là "Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp" ra đời.

Ngoài từ ngữ "Anh Nhi" mà cụ không hiểu nên bất đồng ý, cụ không hề cho biết rõ chi tiết pháp luyện của thầy cụ ra sao và cụ đã mượn phần nào, rồi sau đó thêm vào những phần nào. Duy có một điều rất chắc chắn : cụ bỏ hẳn kiểu ngồi kiết già, và chủ trương "ngồi như thường để cho thong thả..." (Trang 173) Từ nguyên lai này, LSH và môn đồ xuất hồn cho đến nay chỉ ngồi xếp bằng mà thôi.

Kiết già là thế ngồi vững ổn nhất với nhiều lợi ích quan yếu thực tế và bí mật. Do đó những người tu luyện hay tu hành theo các pháp môn của Đông Phương--kể cả người Âu Mỹ suốt đời chẳng mấy khi ngồi xếp bằng--đều cố gắng chịu đựng sự đau đớn cùng tột của cách ngồi kiết già cho đến khi nào ngồi được an ổn, không còn thấy khổ sở và phân tâm. Từ khi bắt đầu tập ngồi kiết già đến khi ngồi được thoải mái một hai giờ đồng hồ, nhiều người phải trải qua 3 năm, 5 năm, hoặc hơn nữa là thường.

Căn cứ vào các sự kiện cụ ĐTH:

- Tự ý sửa đổi cách tu luyện của thầy cụ

- Tự bỏ hẳn thế ngồi kiết già

- Tự luyện tại gia không người hướng dẫn

- Không hề biết phương cách khai, phát, vận, thâu luồng hỏa hầu

- Thay vì vậy, đút chặt hai ngón tay cái vào hai lỗ tai, thầm niệm "tung lên bộ đầu", với chủ ý sẽ thoát ra xương sọ và "xuất hồn". (Phải chăng việc "tung lên bộ đầu" này là nguyên nhân chính yếu khiến thần kinh óc bị kích phấn, khiến người luyện bị vọng tưởng bức bách, và lý trí băng hoại dần ?)

Đồng thời, căn cứ vào cách đương sự nhận hiểu kinh điển nhà Phật cũng như cách din tả mọi sự việc sau khi "luyện xuất hồn thành công", chúng ta có thể đặt câu hỏi : Phải chăng cụ ĐTH, tổ sư đạo xuất hồn, đã bị tẩu hoả nhập ma ???

Thực tế cho thấy những sự kiện sau đây :

1) Đương sự không thể tập trung tâm trí vào một đề mục nhất định.

Các câu hỏi hoặc do ai đó đưa ra, hoặc do cụ tự đặt, được cụ trả lời rông dài, ngoài đề, linh tinh, bắt cái nọ, quàng cái kia. Tâm trạng võ đoán của cụ trong các cách din giảng là một trong những đặc tính cũng thấy trong những người đi theo con đường của cụ. Những khi vấn đáp, rất thường khi một câu hỏi đơn giản đã được cụ trả lời tràng giang, rốt cuộc vẫn không đáp được gì ! Cụ phát ngôn bất cứ từ ngữ, ý niệm, vấn đề nào bỗng nhiên nhảy ra trong tư tưởng cụ, bất kể chủ từ, động từ, túc từ, mệnh đề chánh, mệnh đề phụ, v.v. Đây là tình trạng hành giả hoàn toàn không kiểm soát được vọng tưởng, bị chúng lôi sồng sộc như lá vàng bị cuồng phong cuốn, như ghe nhỏ bị nước lũ trôi, như ngựa hoang phóng cuồng không yên cương.

Chính LSH và các môn đồ Vô Vi ngày nay cũng hứng chịu cùng hậu quả này và tất cả các hậu quả khác, hoàn toàn không khác một mảy may.

2) Đương sự không thể chế ngự được loạn tưởng.

Hệ thần kinh não bị kích phấn liên tục, vọng tưởng nổi lên như sóng cồn, lớp lớp, trùng trùng. Cách luyện lại không tạo cho người luyện khả năng khống chế chúng. Tình trạng rối loạn trầm trọng đến nỗi đương sự không còn phân định được nghĩa lý của các ngôn tự thông dụng nhất. Đủ loại từ ngữ nửa nọ, nửa kia từ đó ra đời. Sau đây là vài thí dụ của loại "ngôn ngữ Vô Vi" này :

- "Lọc" được cụ gọi là "lừa lọc", tỉ dụ như trong câu : "... nhờ sự tu hành hồn của bạn trực tiếp cùng gián tiếp lừa lọc khí trược hườn thanh."

- "Cơ thể" con người được cụ gọi là "bản thể". Chữ này và tất cả các chữ khác cùng loại được môn đồ Vô Vi dùng phổ thông hằng ngày.

- "Trung tâm" được cụ gọi là "trung tim", tỉ dụ như trong câu: "trung tim bộ đầu" (có nghĩa giữa đỉnh đầu), "trung tim chân mày" (có nghĩa chính giữa hai lông mày).

  • "Quyết định" được cụ gọi là "quyết liệt", v.v, và v.v.
3. Khả năng tập trung tư tưởng bị phá tan
nên đương sự bị tất cả mọi vọng tưởng khống chế.

Do thần kinh hệ bị dồn ép và kích phấn liên tục bởi xung động của các luồng khí lực châu lưu trong cơ thể bị dồn hết lên đầu, đương sự rơi vào và chìm trong trạng thái dật dờ như cây nhỏ bị cơn mưa lũ cuốn bung gốc. Nước cuốn chiều nào, cây ngả chiều đó. Đương sự tự tìm lối thoát trong sự phục tòng và thoả mãn từng tư tưởng bất kỳ xuất hiện, và xuất hiện liên miên không ngừng. Từ đó có muôn ngàn cách giải thích quái gở như sau :

- Trang 163, cụ phán "Ngũ Uẩn là: 2 mắt, 2 lỗ tai, cùng mũi miệng". (Đúng ra, cộng lại phải thành 7 cái.) "Ngũ uẩn" là một danh từ Phật học sơ đẳng, có nghĩa sắc, thọ, tưởng, hành, và thức uẩn, nhưng cụ ĐTH không chịu được như vậy. Cụ không hiểu những chữ đó, nên vọng tâm sẽ không dừng được ở đó. Sự hôn ám của lý trí đã dồn ép đương sự phải chấp nhận mũi và miệng là một để có được tổng số 5, ngõ hầu giải nghĩa chữ "Ngũ Uẩn" cho xong để còn giải quyết nghi vấn kế tiếp nào đó, cũng với cùng một phương cách tương tự, và cứ thế liên tục không ngừng.

- Văn Thù Sư Lợi (phiên âm danh từ riêng "Manjusri") được cụ ĐTH giảng : "VĂN là phải nghe lời chìu luyï Chủ Nhơn Ông Trưởng Lão, THÙ là thù hiềm tánh hay mê trần oán ghét, SƯ: tôi là Vía phụ trợ gọi là Vợ, Điển âm, ưa mưu sự gọi là làm Sư đốc xúi cho ham trần, làm hại cho Chồng là CHỦ NHƠN ÔNG hay là TRƯ-NG LÃO XÁ L"I PHẬT" (Trang 64)

Ngoài cách giải nghĩa bốn chữ "Văn Thù Sư Lợi" như thế, cụ đổi Xá-Lợi-Phất (cũng phiên âm một danh từ riêng của Ấn Độ) thành... Xá Lợi Phật. Chỉ vì tâm trí không còn khả năng phân định, nên khi ý niệm về chữ "Xá Lợi Phật" nhảy ra trong đầu kế tiếp theo chữ "Xá Lợi Phất", đương sự liền xáp hai vô làm một cho yên bề loạn tưởng. Môn đồ Vô Vi do đây có chữ Xá Lợi Phật đồng nghĩa với... Xá Lợi Phất.

(Xá Lợi tức Ngọc Xá Lợi, di tích của báo thân các vị đắc đạo sau khi trà tì; Xá Lợi Phật là ngọc Xá Lợi di tích của Báo Thân Phật sau khi trà tì. Xá Lợi Phất là tên của đệ tử thứ nhất trong mười đại đệ tử của đức Phật. Xá Lợi Phất còn chỉ cho Trí Tuệ.)

  • "Bồ có nghĩa là bồ bịch dựa nương; Đề là thuyết đề mục để tu hành luyện đạo." (Trang 39.) Đó là cách hiểu chữ Bồ Đề (Bodhi) của đương sự. Chỗ khác, trang 89, đương sự lại phán : "Bồ Đề chỉ là hột điển lửa mà thôi" (khi đương sự ngồi luyện thấy ánh sáng như hột lửa từ trán bay ra trước), và Mô Ni Châu, Xá Lợi cũng được đương sự cho nghĩa "cục lửa tròn" ấy.

4) Trí nhớ lu mờ, nói trước quên sau.

Cũng vì bị vọng tưởng cuồng loạn miên man khống chế, mỗi khi mở miệng đương sự liền nói lấy nói để, liên tục không ngừng. Rất nhiều sự kiện đương sự nói rồi quên, chỉ trong chốc lát hoặc ít ngày sau nói lại đã khác hẳn.

Điển hình nơi trang 182, cụ phán: "Trong kinh nhà Phật nói: Ta vốn là ta, gọi là căn bản, căn bản gọi là khí điển. Hồn của ta trên Trời sa xuống từ lúc Mẹ ta có thai-noãn trong 6 tháng, làm chủ-bản gọi là trí, ý, hồn, tánh, tình là Vía." ("Kinh nhà Phật" cụ nói đây là loại kinh chỉ có trong trí tưởng tượng của riêng cụ. LSH và các môn đồ đạo này cũng dẫn chứng càn bừa y như vậy.)

Tuy nhiên, chỉ được 10 trang giấy sau, nơi trang 193 cụ lại phán rằng thai-noãn "...đúng 100 ngày thì có thần hồn sa xuống trần gian" thay vì 6 tháng tức 180 ngày vừa nói trên.

5) Không còn lý trí độc lập nữa, thay vào đó là lý trí nô lệ.

Đương sự hoá thành một kẻ nô lệ cho khái niệm "điển", bị ám ảnh bởi "điển". Bất kỳ ngôn từ, dữ kiện nào, sự việc gì cũng được đương sự qui về "điển" và môn luyện xuất hồn một cách hoàn toàn phi lý.

- Trang 96, cụ giảng nghĩa Nam Mô A Di Đà Phật một cách quái dị như sau :

- Nam Mô là lửa Điển Tinh

- A Di là lửa Điển Khí

- Đà Phật là lửa Điển Thần

- Phật là tông chỉ huyền bí của nó.

(Bỗng nhiên đương sự tự thêm vào một chữ "Phật" ở dòng cuối cùng và không giải thích lý do.)

- Trang 22, cụ giải thích "Thích Ca Mâu Ni" (phiên âm danh từ riêng "Sakyamuni") nguyên văn như sau:

- Thích: Là giải ra cho Đức Di-Đà hiểu

- Ca: Là ca tụng tuyên truyền cho chúng sanh để tu

- Mâu: Là tượng trưng Pháp Lý để tu trong mình [???]

- Ni: Là ngày hôm nay có Khoa Học Huyền Bí Pháp Lý...

Hiển nhiên, đương sự đã luyện xuất hồn thành công, và hiểu "Thích tức là giải thích ra, Ca tức là ca tụng, Ni tức là nay" !!!

Tôi trích dẫn các thí dụ trên từ hằng ngàn cách giải nghĩa tương tự của cụ ĐTH, tổ sư đạo xuất hồn tức đạo Vô Vi. Thế mà tổ sư, LSH và các môn đồ lớn bé cứ nằng nặc bảo nhau "cứ cắm đầu thực hành đi rồi sẽ thấy, đừng hỏi, đừng thắc mắc", vậy là nghĩa lý gì ??? Có mắt sáng không chịu nhìn thì có khác chi người mù ? Có miệng không hỏi thì khác gì người câm ? Có đầu óc và lý trí mà không muốn suy xét, không chịu cân nhắc thì có khác gì với kẻ si độn, ngu ngốc, điên khùng ?

Sự thể tương tự như một sự kiện thực tế hằng ngày : mình vào quán nước, quán nhạc, vào bàn tiệc, khi một người ngồi bên đưa cho một điếu thuốc vấn mời mình hút, nếu mình còn lý trí, chưa ghiền và cũng không muốn ghiền cần sa, ma túy, thì mình phải hỏi "Cái gì đây? Bốc-lăn-xe, Ông Già, Gò Vấp, hay Xì Ke ???" Trong những trường hợp quả đó là điếu xì-ke, đương sự lè nhè, nhừa nhựa, nháy mắt: "Cứ kéo đi rồi biết mà, đừng hỏi !"

Đó cũng là bước đầu tiên của tất cả những người luyện xuất hồn : "Cứ cắm đầu tu" bằng cách nằm phình bụng lên xuống, rồi ngồi xếp bằng đút chặt hai ngón tay cái vào hai lỗ tai, nhắm nghiền mắt, thầm nói "tung lên đầu", cho đến khi thấy cục ánh sáng xanh xanh, đỏ đỏ, thấy có cái gì đó chạy rần rần trong đầu, trong cơ thể, tức là có "ấn chứng", là "ngộ đạo". Đừng hỏi, đừng thắc mắc, đừng suy luận, đừng dùng lý trí, cứ cắm đầu "tu" đi rồi sẽ biết ???

Tổng hợp tất cả các sự kiện cụ thể đã trình bày trên, phải chăng tổ sư đạo xuất hồn đã là nạn nhân của môn luyện xuất hồn do chính đương sự chế biến ra, và những người luyện theo cũng đã rơi theo vào cái hố sâu thẳm ấy ?

Đương sự đã tự dò dẫm, chắp vá, sửa đổi, và tự luyện không có thầy. Những biến thái quái dị của tư tưởng và lý trí ấy phải chăng chẳng có gì khác hơn là một vài trong những hậu quả khốc hại của "Tẩu Hoả Nhập Ma" ?

 Mọi đóng góp ý kiến, dữ kiện, kinh nghiệm, xin gởi cho : pham_ba@hotmail.com


THƯ ĐỘC GIẢ VÀ HỒI ĐÁP KỲ 5

Kính gởi bà HLT,

Cảm ơn bà đã gởi tuần báo ấy để tôi "nghiên cứu thêm". Sự kiện ấy không có gì đặc biệt; một vài chi tiết khác đăng trong số ấy có phần ích dụng. Ngoài ra, có bao giờ bà tự hỏi bao nhiêu trong số những dữ kiện và "lá thư" của tuần báo ấy là thực, và bao nhiêu là bịa đặt ? Bà đã đọc tiểu sử của LSH mới được soạn lại gần đây chưa ? Trong đó có ghi đương sự tu hành "khổ hạnh". "Khổ hạnh" ??????

----- THƯ Đ"C GIẢ khen ngợi PHạM BÁ -----

Dr. PM viết :

Bạn Phạm Bá thân,

Trước hết xin phép kêu anh là bạn, vì tình cờ đọc được tài liệu trong web của anh, thấy vui và thích quá ! Chứng tỏ anh là một vị thiện tri thức lớn, rất am hiểu về đạo Phật, và có nghiên cứu nhiều về các giáo phái (sects, cults). Nhân đây xin yêu cầu anh, nếu có thể, với trí thức thâm sâu của mình, mổ xẻ tường tận giúp cho những người căn cơ yếu kém về Phật pháp hiểu rõ sự thật trong pháp tu "Nghe tiếng Cõi Trời" của vị Sư Phụ "Không có ai cao hơn" và compare phép màu của Sư Phụ với Bé Tám.

Đa tạ.

Phạm Bá trả lời :

Xin chân thành cảm tạ những lời khen quá lớn lao của tiến sĩ. Tôi hoàn toàn không dám nhận, mà lại có phần cảm thấy xấu hổ !

Ngay từ khi bản tường trình này khởi đăng được vài kỳ đầu tiên, nhiều độc giả cũng đã đề nghị tôi làm một bản tường trình về "Sư Phụ". Tôi xin thưa chung đến tất cả quí vị, tuy tôi rất hân hạnh được quí vị tin cẩn và đề nghị, nhưng quả thực tôi không có được bao nhiêu thời giờ rảnh rỗi. Hơn nữa, có rất nhiều người hiểu biết cao rộng trên cả hai phương diện học vấn và đạo pháp, nhưng do bận tu hành, sinh kế, trách nhiệm gia đình, hoặc có nhiều việc quan trọng đáng làm hơn, nên họ không làm việc tôi đang làm đó thôi. (Như riêng tôi, trong gần một năm qua bỗng nhiên có rất nhiều việc đổ tới, việc nào cũng cần yếu hơn, cấp bách hơn, ích lợi hơn, hoặc... có nhiều phần thích thú hơn, nên phải làm trước. Chính vì vậy nên gần 10 tháng sau ngày phần "Tẩu Hoả Nhập Ma" đã được đăng, phần "Điển" đến hôm nay mới được cập nhật và đưa lên internet.)

Một lần nữa, tôi xin cảm tạ những lời khen và đề nghị của tiến sĩ, và xin mời đọc qua phần thư... hăm he hồn vía Phạm Bá dưới đây.

----- THƯ Đ"C GIẢ hăm he hồn vía PHạM BÁ -----

Độc giả TVP viết hai câu cụt ngủn :

Hello Phạm Bá,

Lời thệ nguyện của anh sẽ được đáp ứng ! Chúc anh đi về địa ngục vui vẻ !

Phạm Bá trả lời :

Tôi đọc lời phán của anh mà phải phì cười !!!

Chẳng hay anh sẽ cho tôi vào địa ngục vì chính anh là chúa ngục, hay vì anh có... "quen biết lớn" với chúa ngục nào đó, hay chẳng qua chỉ vì tôi trình bày những sự thực quá phũ phàng và quá đau đớn mà anh không thể nào ngờ được, và anh không thể tin nổi đó lại là những sự thực 1000% ???

Thưa anh, trải vô số kiếp, tôi đã phải qua nhiều cửa ngục, và tôi thấy đúng như Đức Phật đã dạy : không có nỗi khổ nào lớn cho bằng nỗi khổ của sự ngu tối !

Anh chúc tôi "đi về địa ngục vui vẻ", dĩ nhiên là anh nói móc, nói đểu kiểu con nít với nhau đó mà. Tuy vậy, câu chúc này cho thấy anh không biết gì về một hạng người có khả năng "vui vẻ đi vào địa ngục". Đó là hàng Bồ-Tát đại- thừa, và khi họ vào địa ngục thì những người xung quanh không ai biết họ là Bồ-Tát. Thường khi cho mãi đến khi họ không còn xác thân phàm tục như mình nữa, mình mới biết họ là Bồ-Tát.

Ngoài ra, xưa nay ở đâu cũng có hạng người tự xưng Bồ-Tát, tự xưng Phật sống, tự xưng đủ thứ tên gọi oai phong trùm thế giới, rồi la cà những nơi như nhà điếm, bàn nhậu, sòng bài, và rõ ràng cũng đam mê dục lạc vật chất hoặc dục lạc nam nữ như ai. Họ tự biện hộ và khoác lác mình "vui vẻ vào địa ngục" để độ chúng sanh, để chiến đấu với âm mưu của thế lực vô hình muốn xâm chiếm cõi này, để vào chỗ ô nhim mà không nhim ô, v.v. và v.v. Đây là hạng bố láo, bịp bợm, và chỉ gạt được những người quá dốt Phật pháp mà thôi.

Thực tình tôi rất thích mấy dòng chữ của anh. Chỉ trong có hai câu cụt ngủn, không đến 20 chữ, mà anh phô bày được nhiều đặc tính tôi thường thấy nơi thầy trò đạo xuất hồn : trịch thượng, tự thị ta đây, thích hăm he, và rất kém Phật pháp.

Thư hăm he rất dài dòng của độc giả TNL :

Kinh goi ong Pham Ba,

Toi ten la TNL, mot nguoi da 23 nam tu thien theo PLVVKHHBPP, toi hien dinh cu o _______, trong nhung lan mang du tren mang luoi Internet, toi vo tinh tim ra duoc trang Web co nhung bai viet phe binh phap tu thien Xuat Hon ma toi da va dang thuc hanh.

Nhung bai viet cua ong neu xet ve su suy luan pham tran cua ha tri thi do la nhung bai viet hay, loi cuon nguoi doc, trinh bay sang sua, mach lac... Nhung neu xet ve tam linh thi do la nhung bai viet cua mot nguoi con trong vong vo minh ma da tuong minh la sang suot di phe phan mot vi cu si tu da dac dao!

....... [Thư rất dài.]

Phạm Bá trả lời :

Kính gởi ông TNL,

Cảm ơn ông đã bỏ thời giờ ra viết lá thư dài 1015 chữ, và cũng xin cảm ơn những lời dạy bảo, triết lý, dẫn chứng Chúa Jêsu, Đạo Đức Kinh, v.v. của ông.

Sau đây tôi xin đáp một vài đoạn trong thư của ông :

A. Bắt đầu ngay nơi đoạn thứ hai ở trên :

1. Ông lập tức phán rằng những người như tôi là "hạ trí", "còn trong vòng vô minh", v.v. Điều này không có gì mới lạ. LSH và các môn đồ xuất hồn tự cho mình là người "thượng trí", đã ra khỏi vòng "vô minh", và tất cả những ai phê bình, nhận xét "Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp" không thuận với tôn ý của các ngài tu đạo này thì đều thuộc hạng "hạ trí" và còn trong vòng "vô minh" hết !!!

2. Ông dùng những chữ "một vị cư sĩ tu đã đắc đạo" để chỉ LSH cũng không đúng tí nào, và rõ rệt là ông cũng chẳng thực sự hiểu rõ những chữ "cư sĩ", "đắc đạo". LSH không phải là một cư sĩ. Cư sĩ là người tại gia đã thọ ít nhất là Ngũ giới của Phật giáo, có pháp danh, và noi theo con đường của Đức Phật Thích Ca. LSH chưa từng thọ giới nên không hề có pháp danh, ngược lại còn khinh thị Đức Phật Thích Ca. Cái gọi là "pháp danh Lương Vĩ Kiên" cũng chỉ là một danh xưng mới nhất trong số cả lố các danh xưng của LSH. Dĩ nhiên ông đã biết quá rành "Phật Vĩ Kiên" cũng chỉ là một danh hiệu do LSH tự phong từ lâu.

Việc ông không hiểu rõ chữ "cư sĩ" cũng chứng minh thêm sự kiện đại đa số môn đồ Vô Vi, cho đến chính "tổ sư ĐTH" và "đức thầy LSH", đều rất dốt Phật pháp ngay cả đến những từ ngữ bậc sơ cấp. Đó lại là thêm một điều chẳng hay ho và đẹp đẽ gì để ghi ra đây, nhưng là một trong những sự thật và những yếu tố chánh yếu khiến cho tất cả thầy trò rơi vào tình trạng tối tăm, hoang mang, mâu thuẫn, lủng củng, bi đát trên con đường được họ gọi là "đời đạo song tu" và việc gọi là "đắc đạo thành Phật".

LSH chỉ "đắc đạo" theo sự tự tin, tự xưng của đương sự, và theo lòng cả tin của các môn đồ Vô Vi mà thôi. Qua đoạn thư này, ông muốn khẳng định "LSH là một cư sĩ Phật giáo đã tu đắc đạo, thành Phật". Điều này không những sai lầm lớn mà còn cho thấy ông chấp nhận không thắc mắc và cương quyết tôn sùng, cương quyết thờ kính một kẻ tự xưng là Phật nhưng còn vui thú nơi những phố thị ăn chơi muôn ánh đèn màu, đắm luyến các sòng bài quốc tế khắp nơi, thích sống trong các khách sạn hạng sang quanh năm, nổi sân bất cứ lúc nào, với bất cứ ai, vì bất cứ lý do vặt vãnh gì, v.v. và v.v. Những ai không đồng ý với tấm lòng cương quyết như sắt thép ấy của ông và của các môn đồ Vô Vi khác đều được ông xếp vào hạng "hạ trí" và "vô minh" cả !

Ông  viết :

O ben xu Phu Tang co mot anh chang mu co mot buoi toi no, anh ta ra duong voi cay den cay cam trong tay, dang di bong anh bi mot nguoi di duong dung phai, khien anh te xuong mat duong, anh voi la am i rang: bo dui hay sao ma khong thay cay den cua toi dang chay ho? Nguoi kia voi vang xin loi anh ta va noi rang: ong oi cai den cay cua ong cam tren tay da bi gio thoi tat tu lau roi, no dau con chay nua!! .....

Phạm Bá trả lời :

Ông dẫn chứng thêm câu chuyện trên để chứng minh tôi còn mù tối, nhưng có lẽ chính ông không hề biết rằng đó là một mẩu chuyện có đặc tính Phật Giáo Đại Thừa, và chẳng có liên hệ gì với đạo hồn vía. Đạo Phật không liên hệ gì đến xuất hồn, xuất vía. Xuất hồn là trọng tâm của đạo Lão, và đạo này đã suy tàn từ lâu vì tính chất không tưởng của nó. Tuy vậy, cụ ĐTH, LSH, và các môn đồ Vô Vi rất thích dẫn chứng càn và dùng bừa các ngôn từ của Phật Giáo, vì vậy dùng đâu là sai đó. Điều này còn cho thấy cụ ĐTH và LSH cũng chẳng am tường gì về đạo Lão. Nói chung, đạo Vô Vi là một trường hợp tiêu biểu của tình trạng "tu mù". Hậu quả là LSH huênh hoang "thành Phật trước Phật Thích-Ca 2500 năm", khinh bỉ Phật Thích-Ca và giáo pháp của Đức Phật, và phán dạy đệ tử không được xem kinh nhà Phật chỉ vì kinh nhà Phật chẳng đá động gì đến luyện xuất hồn thì chớ, lại còn cho những môn tu luyện và những hành vi như của đạo Vô Vi là tà đạo.

(Tu mù : "Tu mà không học là tu mù" : không chịu nghiên cứu, học hỏi cho tường tận trước khi tu, tự mò mẫm làm theo ý mình nghĩ tưởng. Tu ít lâu thấy vài hiện tượng trong thâm và tâm, tự cho là cao, là siêu việt, là thành đạt rồi.)

Ngoài ra, thưa ông, khi ông đọc những mẩu chuyện như thế, đáng lẽ ông phải suy ngẫm thêm một tí nữa : sau khi anh mù ấy bị người lạ va vào (chỉ va vào thôi chứ không đụng anh khiến anh "té xuống mặt đường" như ông viết) và sau đó được người lạ cho biết cái đèn lồng (không phải "đèn cầy" như ông viết) của anh ta đã tắt, anh mù liền "trắng mắt ra", và tự hối. Có lẽ anh xin lỗi người lạ nọ, nhưng mẩu chuyện không ghi lại phần đương nhiên đó. Vài ngày sau, anh mù trở lại nhà người bạn để trả cái đèn lồng, và thuật lại câu chuyện đã xảy ra, rồi có lẽ người bạn ấy đã ghi lại trên giấy mực, nên ngày nay chúng ta mới biết đến. Nếu như anh mù sau khi được người lạ cho biết sự thật, anh liền nổi sân, hăm he hồn vía người ta, đòi bỏ người ta vào địa ngục, trích dẫn kinh này, sách nọ lăng nhăng, hoạnh hoẹ cho oai, thì ngày nay chúng ta làm gì có câu chuyện hay đẹp đó mà đọc, thưa ông !

Ông viết :

Chua Jésus cung noi khong khac: mot anh mu dan ca dam nguoi mu di thi ket qua se ra sao? Tat ca deu se lao xuong vuc tham!

Phạm Bá trả lời :

Ông dẫn chứng thêm cả chúa Jêsu cũng để chứng minh tôi còn mù tối, nhưng ông hãy thử nghĩ chiều ngược lại xem sao ?! Phải chăng chính những kẻ mù ĐTH, LSH, đã và đang dẫn dắt các môn đồ xuống cái vực thẳm có tên nghe rất kêu là "Pháp Lý Vô Vi Khoa Học Huyền Bí Phật Pháp" ??? Ông có thấy thầy trò đạo này đã và đang nhốn nháo, cãi vả nhau, sân si nhau, hăm he hồn vía nhau trong vực thẳm tối đen có cái tên dài giòng ấy?

Thưa ông TNL, ông đã bỏ quê cha, đất tổ, bỏ cơ nghiệp, bỏ thân bằng, quyến thuộc, liều chết đi tìm tự do, và ông đã được những cơ quan từ thiện quốc tế giúp đỡ, rồi được cho phép định cư tại một quốc gia tự. Ông đang là một công dân tự do, sống trong một thể chế dân chủ, văn minh. Chẳng ai có quyền bỏ tù ông, hay nhốt ông vào địa ngục nào đó, hoặc hăm he hồn vía ông chỉ vì ông thử suy nghĩ, suy luận, và phán đoán vô tư, không chịu nô lệ cho bất cứ cá nhân, chủ thuyết, chủ nghĩa, tà thuyết, tà đạo nào. Ông hãy thử để ra 5, 10 phút cho trí óc ông suy luận một cách hoàn toàn tự do bên ngoài những song sắt "hồn vía" và "điển" đã giam hãm ông 23 năm nay xem sao. Hãy nhớ ông là một người tự do !

Ông phán rằng tôi, và những người đã đọc bản tường trình của tôi rồi quyết định bỏ đạo xuất hồn, sẽ "suốt cuộc đời chỉ luẩn quẩn trong vòng hữu vi sắc tướng rồi chết đi trong vòng luân hồi lục đạo..." Ông và các môn đồ Vô Vi khác rất giống với LSH : cùng mắc chứng bệnh rất nặng là thích hăm he này nọ !!! Điển hình, có một lần mấy mươi người chứng kiến LSH nổi sùng, nạt nộ mắng một môn đồ như người ta mắng chó. Môn đồ này là một thanh niên khoảng trên 20 tuổi nhưng vì bệnh hoạn kinh niên nên cơ thể yếu đuối như bé gái 10 tuổi. Cứ độ 20 phút hay nửa giờ anh ta lại rà vào gần LSH để lẩm bẩm xin "đức thầy" chữa bệnh cho. Cuối cùng LSH chịu hết nổi, sừng sộ nạt lớn :

"Mày mà không chịu làm việc, mày cứ ăn tiền bịnh hoài, mai mốt mày chết thành con giòi !"

Đó là trường hợp LSH đối xử với một môn đồ vì bệnh hoạn kinh niên nên được chánh phủ cho hưởng tiền bệnh, và đã vào đạo xuất hồn để mong được chữa lành bệnh như đạo này đã rêu rao.

Có thể chính vì các môn đồ Vô Vi bị "đức thầy" nạt nộ, hăm he hồn vía thường ngày riết nên đã quen dần với sự khủng bố và ngược đãi bằng lời nói này (verbal abuse), nên tất cả đều nhim thói hăm he hồn vía.

Thưa ông TNL, hạng "hạ trí" như tôi thì phải luẩn quẩn trong vòng lục đạo là quá đúng rồi. Tôi cũng tin chắc là chúng ta nếu sống đến gần mãn kiếp mà vẫn còn đam mê những thói xấu, tỉ dụ như bài bạc, ăn chơi, nói phét, thì trong kiếp kế tiếp nếu còn chút phước duyên nào để được trở lại làm người, chúng ta cũng sẽ tiếp tục con đường cũ ấy, vì những thói ấy đã ăn quá sâu vào tiềm thức rồi.

Ông viết :

vi the trong Dao Duc Kinh da co cau la: Tri gia bat ngon, ngon gia bat tri! ( biet thi khong noi, ma noi thi khong biet!) cho nen nhung vi dao cao duc trong van thuong hay an minh tu luyen, tinh khau, tham thien.

Phạm Bá trả lời :

Ông dẫn cả Đạo Đức Kinh cũng chỉ để chứng minh tôi mù tối, nhưng ông lại tự mâu thuẫn quá nặng nề ! Chữ "tri" trong câu đó chỉ cho "tri đạo" tức đã đắc đạo, và chữ "bất ngôn" chỉ cho "đạo" vốn vượt ngoài văn tự. Tuy vậy, nếu người "tri đạo" mà không "ngôn" trong phương diện giới hạn của ngôn tự thì làm sao dạy "đạo" cho người học ??? Đây là những vấn đề then chốt, và đáng lẽ ông đã phải nắm vững từ mấy mươi năm trước chứ đâu thể để mù mờ mãi cho đến ngày nay.

Đó là việc "đạo", còn việc những sự thật như ban ngày của LSH và đạo xuất hồn thì có gì "vượt ngoài văn tự" mà phải "tri" với "bất tri" hoặc "ngôn" với "bất ngôn" ???? Nếu như Khổng Tử ăn chơi, cờ bạc, giảng dạy lủng củng, mâu thuẫn, ấu trĩ, thì làm sao viết được Đạo Đức Kinh như thế ? Ông cũng nên bỏ thời giờ đọc lại Đạo Đức Kinh xem Khổng Tử có tự viết đủ thứ nhãn hiệu để dán lên ngực, lên lưng, hoặc tuyên bố láo, nhảm nhí, hoặc hăm he hồn vía các đệ tử và mọi người chăng ?

Cứ theo lời lẽ của ông sau 23 năm luyện xuất hồn, tôi đoán ông cũng đã đắc chức vị gì to tát, cao siêu lắm đây, nếu chưa thành Phật sống như "đức thầy" thì ít ra cũng gần bằng. Ông hãy cho biết vì lý do mầu nhiệm gì LSH không "ẩn mình tu luyện, tịnh khẩu, tham thiền" như ông phán trong đoạn thư này, thay vì thế lại "giáng lâm" nơi các sòng bài, để phải lên tiếng tự biện hộ, tự giải thích vớ vẩn, không chứng minh được, và bây giờ chính ông đang hăm he hồn vía này nọ, và dạy người khác phải ẩn mình tu luyện, tịnh khẩu, để... đừng có nói ra những sự thật về đạo xuất hồn nữa ???

Ngoài ra, "tham thiền" khác xa với việc ngồi đút chặt hai ngón tay cái vào hai lỗ tai và cầu khấn cho được xuất hồn. Ông lại dùng sai chữ nữa rồi ! Ông có biết, khoảng mùa hè năm 2000 cho đến nay, đạo xuất hồn lại đang có tranh chấp nội bộ ? Một môn đồ phe này dẫn chứng lời Đức Phật Thích Ca và công án Thiền để tranh biện với phe kia. Thực khôi hài và đáng thương làm sao ! Đa số môn đồ Vô Vi vẫn còn lầm tưởng LSH tôn kính Đức Phật và Phật pháp, và tất cả vẫn còn cả tin đạo xuất hồn là đạo Phật.

Ông viết :

Khong nen vi mot ca nhon hay be phai ma che dao nay, phi bang dao no!

Phạm Bá trả lời :

Ông đã căn cứ vào đâu để phán những lời này ??? Cá nhơn ư ???? Bè phái ư ???? Tôi chỉ hành xử quyền tự do ngôn luận và tự do tư tưởng để trình bày những sự thật. Chẳng qua, những sự thật ấy quá ư phũ phàng khiến các môn đồ như ông rất đau lòng, nên có cảm tưởng bị "phỉ báng" như ông đã cảm thấy. Chính LSH là người phỉ báng Phật Thích-Ca, phỉ báng Phật Giáo, và phỉ báng tăng lữ, ông quên hết rồi ư ? Lý do gì khiến ông bịt tai, bịt mắt, ngậm miệng trước những sự thật đó ??? Những người như ông mỗi khi nghe ai phê bình đạo xuất hồn là lập tức nổi sân lên, bất chấp sự thật, rồi lại làm vài câu hoạnh hoẹ, hăm he, đó mới hành vi có tính chất "bè phái". Lý do gì khiến ông không còn trí phán đoán sáng suốt bình thường ???

23 năm trước, khi ông còn là một người thuần chất, tin Phật, và bắt đầu luyện xuất hồn vì một lý do gì đó, đâu có ai trong đạo này đứng ra cho ông biết là nhiều năm sau ông sẽ phải phủ nhận lý trí, xoay lưng lại sự thật, chấp nhận những lời thô lỗ phỉ báng Phật-Pháp-Tăng, và chấp nhận những điều bịa đặt trắng trợn một cách không thắc mắc như hiện nay ! Nếu họ nói trước như vậy, ông có dám đêm đêm ngồi đút hai ngón tay cái vào hai lỗ tai, và nằm phình bụng lên, xẹp bụng xuống, mong cho được "xuất hồn" chăng ?

Hơn nữa, ông cũng quên rằng cái gọi là "PLVVKHHBPP" không phải là một "đạo này, đạo nọ" hoặc "tôn giáo" như ông viết trong câu trên và các câu khác. Điều này có ghi rõ trong các sách Vô Vi.

Ông viết :

Toi do rat nang! sau nay khi ong qua doi, se co nhieu linh can thanh dao cua Dao do den tim ong ma chat van, luc do ong se tra loi ra sao?

Phạm Bá trả lời :

Kính thưa ông TNL, ông hãy khoan lo cho cái "tội rất nặng" của người đang trình bày những sự thật, và cũng hãy tạm gác chuyện hồn vía khi qua đời, để trở lại với thực tại trước mắt chỉ năm ba phút : LSH và các môn đồ Vô Vi như ông đã và đang trả lời như thế nào trong suốt mấy mươi năm qua, mỗi khi mọi người khắp nơi (trong số có chính các môn đồ Vô Vi) chất vấn về các hành vi của LSH nói riêng và đạo lý hồn vía nói chung ? Cho đến nay, LSH và các môn đồ chỉ giải đáp rất luẩn quẩn, rất phí lý, chỉ nổi sân, rồi hăm he hồn vía người ta, vậy các "linh căn thành đạo" kia của ông nếu có thì cũng chỉ thế mà thôi chứ có gì khác lạ ???!!!

Kính thưa ông TNL, hàng ngày ông đang thụ hưởng những thực phẩm mua trong supermarkets, cái nhà vững chắc và đẹp đẽ nơi ông đang trú ngụ, cái xe ông đang sử dụng, các vật dụng tiện nghi căn bản thường ngày như nước máy, đèn điện, bếp điện, máy lạnh, máy sưởi, đồng hồ, điện thoại, máy truyền hình. Cho đến internet, email ông đang dùng, cho đến thuốc men và nhà thương cứu chữa mạng sống của ông những khi ông lâm bệnh, tất cả là thực tại, là kết quả của khoa học thực sự, của trí tuệ loài người có được sau nhiều thế kỷ liên tục học hỏi và nghiên cứu trong các học đường, các cơ sở kỹ nghệ. Những "hồn vía" và "huệ nhãn" viển vông, vô ích dụng mà ông tưởng tượng, trong suốt lịch sử loài người chúng hoàn toàn không dự phần gì vào việc kiến tạo đời sống tự do, dân chủ, và những tiện nghi ông đang hưởng. Ông dùng ngón tay khẩy nhẹ một cái chốt, ánh đèn điện chan hòa tỏa ra soi sáng bóng đêm cho ông : đó mới là một trong những "mầu nhiệm" thực sự do những con người "hạ trí" phát minh ra cho ông cùng LSH và những "thượng trí" Vô Vi khác hưởng thụ không thắc mắc !!!!!! Những "Phật sống" la cà trong các casino sáng choang đèn nê-ông màu 24/24 không hề hóa phép cứu ông ra khỏi Việt Nam, cũng không hề hóa phép biến ra các tiện nghi kia cho ông hưởng dụng.

LSH từng sừng sộ phán rằng "Bệnh là hình phạt của Trời !" (Tôi tin là ông không biết nguyên nhân của câu nói này.) Tuy nhiên, LSH quá sân nên quên phéng đi là chính mình cũng bệnh lên, bệnh xuống. Cái gì đã và đang còn khiến LSH và các môn đồ tự hôn ám, mâu thuẫn một cách quá trẻ con như vậy, ông thử suy nghĩ xem ! LSH vừa mới được giải phẫu mắt gần đây, "Phật sống" lại bị "Trời trừng phạt" nữa đó ư ??? Hay ông Trời chỉ trừng phạt 5, 6 tỉ người địa cầu không tin đạo xuất hồn, còn đối với LSH và các môn đồ Vô Vi thì ông Trời chừa ra, biệt đãi ???

Dĩ nhiên các bác sĩ y khoa "hạ trí" và các y tá cũng "hạ trí" chính là những người đã làm cuộc giải phẫu chữa mắt ấy cho LSH, ông biết chứ ? Thử nghĩ, nếu khi bác sĩ giải phẫu sắp bắt tay vào việc mổ mắt cho LSH thì có một cao đồ Vô Vi hoạnh họe một cách ngây thơ : "‘ng là Phật sống đó nghe ! ‘ng rất thích đi Las Vegas chơi sòng bài, và rất thù ghét những người 'hạ trí' như bác sĩ" !!! Có lẽ bác sĩ phải l phép mời thầy trò Vô Vi về với các bác sĩ Vô Vi "thượng trí", có "linh khí" trên mặt, và chẩn bệnh bằng cái kính lúp.

Ông viết :

... mong ong som tu minh dep bo di cac bai viet phe binh Phap Ly Vo Vi theo pham tam, pham tri, va noi len vai dieu an nan sam hoi... Neu duoc nhu vay thi do la ong lap cong chuoc toi vay, mong lam thay.

Phạm Bá trả lời :

Một lần nữa, tôi xin cảm ơn ông đã bỏ thời giờ ra đánh máy lá thư dài 1015 chữ này. Đáng tiếc là nội dung lẫn hình thức lá thư của ông hoàn toàn không có gì mới lạ, mà chỉ là một khuôn tâm trạng cố hữu của thầy trò đạo xuất hồn :

a. Ôm bo bo "hồn vía" và "điển"

b. Cực kỳ chủ quan, cao ngạo, tự tôn, tự đại, tự thị

c. Tự biện hộ, dẫn chứng lăng nhăng, quàng xiêng

d. Khinh thị; hoạnh họe; hăm he hồn vía

e. Lên giọng phán dạy trịch thượng cho hả dạ

và cứ thế tái đi, din lại mãi đã mấy mươi năm rồi !

Tu luyện được mới vài ba tháng đã có những bệnh chứng ấy phát khởi, cho đến vài ba năm, 20 năm, 30 năm, 50 năm, mà chỉ được "cái tôi" càng ngày càng phình trương lên như quả núi, trí óc càng ngày càng tối tăm, lủng củng, nô lệ như thế, thì cứ tiếp tục tu đến ngàn kiếp cũng chỉ có con đường một chiều đó để chìm sâu thêm mãi không cùng mà thôi.

Chế độ Cộng Sản Xô-Viết sau 70 năm kiên cường, cuồng tín, hoang tưởng, kềm kẹp lẫn nhau, trắng trợn lừa dối nhau, công khai hăm dọa nhau, đày đọa nhau, thủ tiêu nhau, ai cũng tưởng địa ngục ấy sẽ tồn tại đến muôn ngàn đời. Cuối cùng khi chính họ thấy ra sự thật là con đường của họ theo đuổi chỉ càng ngày càng đưa họ đến khốn khổ và nghèo đói hơn, đến băng hoại toàn bộ xã hội, kinh tế, và văn hóa, chế độ ấy đã phải tan rã.

Tuy vậy, tôi không hề ngạc nhiên chút nào khi những môn đồ Vô Vi như ông theo dõi đọc bản tường trình những sự thật về LSH và đạo xuất hồn cho đến hôm nay mà vẫn còn kiên tâm dạy bảo nhau đó là... "ma quỷ khảo đảo, thử thách", là... "test".

Bức tường ô nhục Bá Linh kiên cố đã bị đập phá không thương tiếc năm 1988, nhưng còn một bức tường kiên cố gấp trăm ngàn lần bức tường bê-tông cốt sắt ấy, xin đố ông, đó là bức tường nào ?

Ông hãy thử lặng yên ngồi, đối diện với nỗi hoang mang, day dứt, trăn trở ngấm ngầm trong tận đáy lòng, và tự hỏi mình sẽ tự dối mình, tự mãn nguyện đày đọa mình trong cái ngục "hồn-vía-điển" này cho đến bao giờ.

Không ai có thể cứu ông được ngoài chính ông.


Lời thệ nguyện | I | II | III | IV | V | VI | VII

 


Cập nhật: 27-5-2001

Trở về mục "Đối thoại"

Đầu trang