- Xin giới thiệu các
tài liệu tiếng Việt về Luân hồi
Ki'nh ba.ch Tha^`y,
Con te^n la` Nguye^~n Va(n Tha`nh, pha'p
danh Nha^.t Quang DDa.o. Con la` mo^.t Huynh tru+o+?ng trong GDPT Mie^`n Thie^.n Minh ta.i
Hoa Ky`. Hie^.n gio+` con ddang phu. tra'ch thu+.c hie^.n va` ca^.p nha^.t Trang nha` GDPT
Ha?i Ngoa.i (www.gdpt.net). Con ddang su+u ta^`m ta`i lie^.u tu ho.c ca'c ba^.c / ca'c
nga`nh trong GDPT dde^? ddu+a va`o Thu+ Vie^.n Lam (mo^.t pha^`n cu?a www.gdpt.net)....
To+'i pha^`n no'i ve^` "Lua^n Ho^`i", con va`o trang DDa.o Pha^.t Nga`y Nay
nhu+ng kho^ng ti`m tha^'y ba`i na`o no'i dde^'n dde^` ta`i na`y. Ki'nh mong Tha^`y chi?
cho con: 1) ti`m ca'c ba`i vie^'t (tie^'ng Vie^.t) ve^` dde^` ta`i ddo' o+? dda^u, 2) Kinh
ta.ng na`o cu?a Pha^.t no'i dde^'n dde^` ta`i ddo'.
- Ki'nh chu'c Tha^`y pha'p the^? khinh an.
- Con
Trả lời:
Phật tử Nhật Quang Đạo mến,
Thầy Nhật Từ có lẽ quá bận
nên đã chuyển nội dung bức thư của Phật tử đến chúng tôi chỉ sau 3
tiếng đồng hồ. Nhưng nay mới kiểm tra mail, biết đã hơn 4 ngày rồi,
thành thật cáo lỗi với Phật tử vì đã hồi mail quá trễ.
Trước nhất, chúng tôi chân thành
tán thán tấm lòng nhiệt tâm quý báu của Phật tử đối với thế hệ
thanh thiếu niên ở hải ngoại mà thành lập trang nhà Gia Đình Phật Tử Hải
Ngoại. Tinh Thần đó thật sự đáng được tán thán và nên được phát
huy.
Phật tử muốn tìm các bài viết
có chủ đề Luân Hồi đã được đăng tải ở đâu, thì chúng tôi xin giới
thiệu các bài viết sau có cùng tựa đề hay cùng nội dung được trình
bày dưới các khía cạnh khác nhau. Có bài trình bày dưới góc độ hiện
tượng, như hiện tượng tái sanh, có bài được trình bày dưới góc độ
động cơ dẫn đến tái sanh, nói cách khác là các nguyên nhân dẫn đến
luân hồi, hay còn gọi là nghiệp.
1. Các bài nghiên cứu và sách đã
được đăng tải trên các mạng
Trong trang nhà Đạo Phật Ngày Nay,
Phật tử có thể truy cập các bài nghiên cứu trong mục Đức Phật và Phật
Pháp à Phật Pháp Căn bản:
Luân Hồi của
Hoà Thượng Thiện Hoa,
Luân Hồi trong
tác phẩm Phật Học Khái Luận của Thượng Toạ Thích Chơn
Thiện.
Những Hình Thức Sanh và Tử, Hiện Tượng
Tử Sanh, Nghiệp Báo
và Tái Sanh đối với người Tây Phương
trong tác phẩm Đức Phật và Phật Pháp (Nguyên tác: The Buddha and
Hís Teachings của Mahaa Thera Narada) do Phạm Kim Khánh dịch sang Việt ngữ,
trong phần II- Phật Pháp.
Luân Hồi của Thầy Thích Tâm Thiện.
Thuyết Tái Sanh của giáo sư Minh Chi
Ngoài trang Đạo Phật Ngày
Nay ra, Phật tử có thể tham khảo các tác phẩm hay các bài viết rải rác
trong các mạng sau:
Nghiệp Dẫn Đi
Luân Hồi của Hoà Thượng Thanh Từ, được
đăng trong phần Pháp Luận của trang Buddhasasana.
Then Chốt của
Luân Hồi Giải Thoát trong Nhặt Lá Bồ
Đề I của Hoà Thượng Thanh Từ trong Buddhasasana
Tái Sinh trong tác phẩm Vua Milinda Vấn Đạo, chương hai:
do Tỳ Kheo Pesala soạn, Liễu Pháp dịch, được đăng trong trang Buddhasasana
Nguyên Nhân Luân
Hồi và Phương Pháp Giải Thoát, Tương Quan giữa Thân Trước và Thân Sau, Đầu Mối của Sanh Tử trong tác phẩm Kinh Na Tiên Tỳ
Kheo do Cao Hữu Đính dịch việt, được đăng trong Buddhaasana.
Chết và Tái
Sinh do Thầy Thích Nguyên Tạng soạn dịch
được đăng trong trang Tu Viện Quảng Đức.
Luân Hồi (Lý
Luân Hồi) của Nguyễn Phúc Trung trong trang Tu
Viện Quảng Đức.
Sự Chết, Sự Tái
Sinh trong Sự Sống
và Sự Chết của Hoà Thượng Thích Thiện Châu đăng trong trang Người
Cư Sĩ.
Một Bằng Chứng
về Thuyết Tái Sinh
do Thầy Nguyên Tạng dịch được đăng trong trang Nguyên Tạng.
Còn một phần khá quan trọng, có lẽ
không phải phần Phật tử muốn hỏi, tuy nhiên nhân tiện giới thiệu đến
Phật tử là con đường dẫn đến chấm dứt luân hồi. Đây là phần cốt
tuỷ của giáo pháp, do đó gần như bài Kinh nào cũng có liên hệ gần hay
xa đến vấn đề này. Xin giới bài bài khảo cứu uyên bác có tính học
đường của Thầy Thích nhật Từ: Niết Bàn và Sự Chấm Dứt Luân Hồi
được đăng trong Đức Phật và Phật Pháp thuộc trang Đạo Phật Ngày
Nay.
Vì để Phật tử khỏi phải trông
đợi lâu, nên chúng tôi điểm lược sơ các bài viết có chủ đề Luân Hồi
đăng trong các mạng trên. Phật tử có thể vào các trang nhà trên và các
trang khác để tham khảo và truy cập thêm
2. Các phần có liên quan đến Luân
Hồi trong các tác phẩm.
Sách viết về đề tài này, hiện
nay vì chúng tôi không phải ở quê nhà, nên không thể tham khảo rộng
rãi, nhớ không được chính xác, nên không thể cung cấp thông tin cho Phật
tử nhiều. Tuy nhiên, chúng tôi xin giới thiệu đến Phật tử hai tác phẩm
vô cùng quý báu trình bày khá sâu sắc về vấn đề Phật tử cần.
i. Nguyên
Thuỷ Phật Giáo Tư Tưởng của Kimura Taiken, Âu Dương Hãn Tồn dịch
sang Hán văn, Hoà Thượng Quảng Độ dịch sang Việt ngữ (Khuông Việt,
1971). Tác phẩm vô giá này đề cập rất nhiều vấn đề như Tâm lý học
Phật giáo, triết học Phật giáo, Đạo đức học Phật giáo, v.v… Đặc
biệt chương IV luận giải về 6 điểm trọng yếu của Nghiệp
và Luân Hồi (tr. 170 – 220) và mối tương quan của chúng.
ii. Tiểu Thừa Phật Giáo Tư Tưởng
Luận của Kimura Taiken do Âu Dương Hãn Tồn dịch sang Hán văn, Hoà Thượng
Quảng Độ dịch sang Việt ngữ (Khuông Việt, 1971). Chương VI: Tướng Trạng Luân Hồi (tr. 399 - 411) trong tác phẩm này
cũng khai triển khá chi tiết về các trạng thái sau khi chết của tâm thức,
hay nói cách khác là tiến trình di chuyển của thức từ đời này sang đời
khác. Và một điểm kỳ thú nữa là trình bày về các học thuyết về có
thân trung ấm hay không có thân trung ấm sau khi chết theo quan điểm của các
trường phái khác nhau.
3. Chủ đề Luân Hồi được trình
bày trong Kinh và Luận
Cả hai hệ Kinh điển Nam Truyền và
Bắc Truyền đều thuyết minh rất nhiều, nhưng phần lớn thuyết minh về
động cơ nào dẫn đến tái sinh, đây là phần cốt tuỷ của phần Luân Hồi.
Vì khái niệm Luân Hồi (Sa"msara), chỉ diễn đạt được hiện
tượng sinh tử của các loài hữu tình, chứ tự thân nó chưa nói lên được
vì sao có luân hồi. Do đó, Đức Phật thường dạy, chúng sanh bị nghiệp
lực chi phối nên mới bị trôi dạt trong biển sống chết, bị quay trong
vòng sanh tử vô tận. Nếu muốn chấm dứt luân hồi, phải cắt đứt vòng
lẩn quẩn của vô minh đến lão tử. Kinh Đại Duyên, số 15 (Trường
Bộ I), Đức Phật dạy: "Này AAnanda, chính vì không giác ngộ,
không thâm hiểu giáo pháp này mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một
ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giống như cỏ munja và lau sậy babaja
(ba-ba-la) không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đọa xứ, sanh tử".
Do đó, nếu xét về tiêu đề Sa"msara (Luân Hồi) thì có lẽ
trong Kinh Tạng hay Luận Tạng không thấy có bài Kinh nào có tiêu đề độc
lập như vậy, nhưng thật ra, toàn bộ giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết
đều có liên hệ trực tiếp hoặc gián tiếp để mô tả các trạng thái
luân hồi chúng sanh, hoặc thuyết minh về động cơ nào tái sanh, hoặc các
trạng thái tịch tĩnh sau khi thoát khỏi luân hồi, hoặc con đường dẫn
đến thoát khỏi luân hồi.
Điển hình như Kinh Xà-Ni-Sa
(Janavasabha Suttanta) số 18 thuộc Trường Bộ Kinh II, có thể nói
là bài Kinh được Đức Phật trình bày về số lượng các vị thác sanh nơi
này nơi kia nhiều nhất trong Kinh Tạng Nikaaya. Tuy nhiên, điều đó Đức
Phật cũng khuyến cáo tôn giả AAnanda là không quan trọng lắm, vì vô số
chúng sanh thác nơi này, tái sanh nơi kia, tuỳ theo nghiệp lực mà thọ nhận
cảnh giới. Do đó, Đức Phật tuỳ thời mà thuyết về các cảnh giới
tái sanh của chư vị Tỳ kheo hay cư sĩ, nhưng điều đó không phải là cốt
tuỷ của giáo pháp.
Kinh Đại Điển Tôn (Mahaagovinda
Suttanta), số 19, thuộc Trường Bộ II, cũng gián tiếp cho ta thấy
hiện tượng tái sanh của 2 vị Tỷ-kheo và một vị cư sĩ. Do đó, Kinh
Tạng Nikaaya hoặc Agama (A-hàm) đều xác chứng việc tái sanh của
loài người và chư thiên. Điều này là một chân lý đến nỗi nó xem như
là một hiện tượng không cần đặt vấn đề nữa trong Kinh tạng.
Truyện Tiền Thân của Đức Phật
(Bổn Sanh Truyện – Jaataka) thuộc Tiểu Bộ Kinh do giáo sư Trần
Phương Lan và Trần Tuấn Mẫn dịch, đề cập rất nhiều về công hạnh của
tiền thân Đức Phật trong quá khứ và những vị liên hệ như tôn giả
AAnanda, Saariputta, Tỳ-kheo-ni Yasodhara v.v… Điều đó khẳng định rằng chính
bản thân Đức Thế Tôn trong quá khứ, khi chưa chứng được quả vị vô
thượng giác cũng tái sinh nhiều lần, cũng bị luân hồi nhiều lần, nhờ
tu tập các công hạnh thù thắng từ vô lượng kiếp trong quá khứ, mới
được thân tướng trang nghiêm, phước đức vô lượng như vậy.
Đến thời kỳ các bộ phái phát
triển, hiện tượng tái sanh là một vấn đề lớn, được các luận sư
khai triển dưới nhiều giác độ khác nhau. Chúng tôi xin giới thiệu một
vài tác phẩm khá quen thuộc đã được các vị Hoà Thượng lỗi lạc dịch
sang Việt ngữ.
i. Thắng Pháp Tập Yếu Luận
do Hoà Thượng Minh Châu dịch và chú giải từ nguyên tác Paali: Abhidhammatthasa"ngaha
(Tu Thư Viện Đại Học Vạn Hạnh xuất bản và phát hành, 1973) trình bày
khá rõ về tiến trình đi tái sinh như thế nào, đặc biệt từ phần
"Nghiệp, Nghiệp Tướng và Thú Hướng", phần "Lộ Trình Tâm của Người Sắp Chết" (Tập I,
tr. 134 –143).
ii. Luận phẩm Duy Thức Tam Thập
Tụng của Ngài Vasubandhu (Thế Thân) do Ngài Huyền Trang dịch sang Hoa Văn,
Hoà Thượng Thiện Hoa dịch sang Việt ngữ (Phật Học Phổ Thông, quyển X,
XI?) cũng đề cập đến các kinh nghiệm về các trạng thái thần thức của
người sắp chết hay vừa trút hơi thở cuối cùng, như bài kệ:
- "Đảnh thánh, nhãn sanh thiên
- Nhân tâm, ngạ quỷ phúc
- Bàng sanh tất cái ly
- Địa ngục khước tâm xuất"
Nhĩa là: Khi hơi ấm của người vừa
mãn phần tụ nơi đỉnh đầu, biết rằng vị ấy là các bậc Thánh. Khi tụ
ở nơi mắt, vị ấy thác sanh lên các cảnh giới chư Thiên. Khi tụ ở tim
thì biết rằng vị ấy tái sanh làm người. Khi tụ ở bụng, biết là vị
ấy thác sanh vào cõi ngạ quỷ. Khi tụ ở đầu gối, biết là vị ấy bị
đoạ làm loài súc sanh. Khi từ nơi lòng bàn chân mà thoát, vị ấy đoạ vào
địa ngục).
iii. Cũng như một số luận phẩm
khác đều có đề cập ít nhiều đến các trạng thái sau khi chết và những
yếu tố quyết định đi tái sanh (luân hồi). Nếu Phật tử cần tham khảo
thì khảo cứu trong bộ: Nhiếp Đại Thừa Luận do Hoà Thượng Trí
Quang dịch sang Việt ngữ, hoặc bộ A-tỳ-đạt-ma Câu Xá Luận (S.
Abhidharmakosa Suutra, Câu-xá luận) của Ngài Vasubandhu, được Ngài Huyền
Trang dịch sang Hán Văn, Hoà Thượng Thiện Siêu dịch sang Việt ngữ. Các bộ
luận nổi tiếng này đều có đề cập ít nhiều đến các trạng thái trước
khi chết và sau khi chết và lý giải tại sao có luân hồi.
Vì điều kiện tra khảo tại đây
thiếu sách tiếng Việt, nên chỉ phác hoạ vài nét những gì chúng tôi nhớ.
Vả lại, sách hoặc các bài khảo luận xuất bản hoặc đăng tải trên
các tạp chí cách mấy thập niên, nếu không được tái bản, và các sách
mới biên dịch tại hải ngoại, chúng tôi chưa được biết. Cho nên, phần
trình bày của chúng tôi chỉ có tính chất giới thiệu sơ bộ, mong Phật
tử tra khảo và kính nhờ các bậc Thầy cao minh, các thiện tri thức gần
xa chỉ giáo thêm.
Thân chúc Phật tử giữ vững đạo
tâm đối với chánh pháp và tạo nhiều công đức lành trong đời sống hằng
ngày và trong Phật sự của một huynh trưởng gia đình Phật tử.
http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/8-tailieuveluanhoi.htm