...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- Kinh Ánh Sáng Hoàng Kim
- (Kim quang minh tối thắng vương
kinh)
- bản Hoa dịch của ngài Nghĩa tịnh
HT. Thích Trí Quang dịch giải
Phần ghi chú
- Ghi Chú (1)
- Tên kinh này gọi đủ là Kim quang minh tối thắngvương.
Kim quang minh: ánh sáng hoàng kim. Tối thắng vương: chúa tể tối thượng.
-
- Ghi Chú (2)
- Chính văn là độc, tụng, thọ, trì, thư tả.
-
- Ghi Chú (3)
- Diệu tràng, Phạn: Ruciraketu. Bản ngài Đàm mô sấm
dịch là Tín tướng.
-
- Ghi Chú (4)
- Chính văn là kiếp.
-
- Ghi Chú (5)
- Chính văn là ngã kiến, nhân kiến, chúng sinh, thọ
giả, dưỡng dục, tà kiến, ngã ngã sở kiến, đoạn thường kiến.
-
- Ghi Chú (6)
- Hiến cúng (cúng dường = cung dưỡng) có 3: một
là lợi hiến cúng: hiến dâng cúng phẩm; hai là kính hiến cúng: kính trọng
đủ cách; ba là tu hiến cúng: thực hành thiện căn (luận Đại trang nghiêm,
Chính 39/198).
-
- Ghi Chú (7)
- Chính văn là căn tánh ý lạc và thắng giải.
-
- Ghi Chú (8)
- Chính văn là thị giáo lợi hỷ.
-
- Ghi Chú (9)
- Chính văn là thập nhị phần giáo.
-
- Ghi Chú (10)
- Chính văn ở đây là khí lượng: dung lượng của
đồ chứa. Trình độ của chúng sinh là như khí lượng: tùy khả năng mà
tiếp nhận Phật pháp khác nhau.
-
- Ghi Chú (11)
- Cảnh trí: tâm trí như gương. Không phải chỉ
là đại viên cảnh trí, mà ở đây chỉ cho vô phân biệt trí.
-
- Ghi Chú (12)
- Như như: như nhau như nhau. Chính nghĩa là vô phân
biệt.
-
- Ghi Chú (13)
- Chính văn là tự tha, chính xác thì nên dịch là
chủ thể khách thể.
-
- Ghi Chú (14)
- Những định không còn tư tưởng và cảm giác,
như vô tưởng định, diệt tận định.
-
- Ghi Chú (15)
- Không ảnh là hình ảnh có ra là có trong không
gian, nhờ không gian; nếu không có khoảng trống thì chẳng hình ảnh nào
có được.
-
- Ghi Chú (16)
- Cũng nên nói bất trụ sinh tử nữa (Chính
39/217).
-
- Ghi Chú (17)
- Chính văn là hành pháp: cái pháp có tính cách
chuyển biến (tức hữu vi).
-
- Ghi Chú (18)
- Thật ra nên nói cả 10 địa nữa, vì đây là tha
thọ dụng thân.
-
- Ghi Chú (19)
- Chính văn là tướng cập tướng xứ, Chính 39/222
nói là nhân ngã pháp ngã. Tôi nghĩ hơi khác; tướng là ngã pháp, tướng xứ
là y tha phần nhiễm. Do vậy, đáng lẽ tướng cập tướng xứ nên dịch
là ảo giác và căn cứ của ảo giác.
-
- Ghi Chú (20)
- Niết bàn và đường đến niết bàn.
-
- Ghi Chú (21)
- Thân này là thân này đây, thân chúng ta đây, mà
nói chính xác là cái "thắng thân" (thân hơn bình thường), cái
thân "đạo khí" (đồ chứa đựng Phật pháp) mà ghi chú 22 nói.
Coi thêm ghi chú ấy.
-
- Ghi Chú (22)
- Chính văn là thị thân nhân duyên cảnh giới xứ
sở quả y ư bản. Theo Chính 39/223, thân (bản thân) là quả báo được cái
thắng thân làm đồ chứa đựng chánh pháp, và đó là dị thục quả.
Nhân duyên (yếu tố) là thắng thiện đã tu trong đời trước, và đó là
tăng thượng quả. Cảnh giới (đối cảnh) là bồ đề và niết bàn, sở
duyên của đẳng lưu quả. Xứ sở (đối tượng) là đại bồ đề mà sĩ
dụng quả nguyện cầu. Quả y ư bản (kết quả; nhưng 4 chữ liền lại thành
1 từ ngữ thì phải dịch là căn bản) là ly hệ quả không rời như như lý.
Nhưng cách chấm câu như vậy tôi không đồng ý, nên đã chấm câu và dịch
như đã dịch.
-
- Ghi Chú (23)
- Chính văn là đại thừa, Như lai tánh, Như lai tạng.
-
- Ghi Chú (24)
- Tự tại là ngã. Ngã trong 4 đức niết bàn của
Phật không phải là nghĩa chủ tể (khái niệm về ngã của ngã chấp).
-
- Ghi Chú (25)
- Là 32 tướng tốt, 80 tướng phụ, 18 bất cọng,
10 lực, 4 vô úy, đai bi, 3 niệm, 32 độc đắc. Tham chiếu Chính 39/224-226.
-
- Ghi Chú (26)
- Chính văn ở đây là tướng.
-
- Ghi Chú (27)
- Ở đây nghĩa là phi nhị biên.
-
- Ghi Chú (28)
- Là pháp thân, đại định, đại trí.
-
- Ghi Chú (29)
- Chính văn là thế thiện, nói đủ là thế gian
thiện căn, đối lại với xuất thế thiện căn.
-
- Ghi Chú (30)
- Có 5 sự: sợ không đủ sống, sợ chết, sợ
đường dữ, sợ tiếng dữ, sợ công chúng.
-
- Ghi Chú (31)
- Là trung tính, không thiện, không ác, tản mạn,
không kiểm soát.
-
- Ghi Chú (32)
- Dịch đủ là mộng thấy trống vàng ròng phát ra
âm thanh diễn đạt diệu pháp sám hối.
-
- Ghi Chú (33)
- Tám nơi là địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh (khổ
quá) bắc câu lô (vui quá) cõi trời trường thọ (yên ổn quá) điếc mù
câm ngọng, thế trí biện thông (thông minh rất đời) sinh trước hay sau Phật
(mà không còn Phật pháp). Đây là 8 nơi gọi là nạn (khó cho sự thấy Phật
nghe Pháp) là không rảnh (không có sự tu tập xen vào).
-
- Ghi Chú (34)
- Chính văn là hữu hải, chỉ cho 3 cõi mà tổng
kê có 25. Có, hữu, là hiện hữu sinh tử, không phải niết bàn (như ngoại
chấp không dưới 3 trong số 25 hữu ấy).
-
- Ghi Chú (35)
- Nói ở phẩm 7 cuốn 5.
-
- Ghi Chú (36)
- Coi ghi chú 38.
-
- Ghi Chú (37)
- Chính văn là nhân duyên.
-
- Ghi Chú (38)
- Từ ghi chú số 36 đến đây dịch theo sự sớ giải
của Chính 39/245-246.
-
- Ghi Chú (39)
- Đối chiếu văn chỉnh cú (coi ghi chú 40 ) thì
câu này có nghĩa coi các vị bồ tát mới tu cũng như bậc Nhất thế trí (để
thân gần, phụng sự, tu học).
-
- Ghi Chú (40)
- Nghĩ, chính văn là tưởng. Phải đổi, vì tưởng
đặt ở đây, ngữ khí sẽ có nghĩa ngỡ là, không đúng ý ở đây.
-
- Ghi Chú (41)
- Tướng là người cho, người nhận, vật cho, là
mục đích và quả báo. Trú tướng thì chấp có, xả tướng thì chấp
không, hồi hướng bố thí mà như vậy thì không chính xác đối với tâm
lý và mục đích của sự hồi hướng bố thí.
-
- Ghi Chú (42)
- Chính 39/250 nói, không thể sánh bằng là vì kinh
này năng lực làm cho những thắng hạnh ấy được thực hành, nên nói
không thể sánh bằng. Không phải những thắng hạnh ấy không thể sánh bằng.
Xin thêm rằng đây chỉ là cách đề cao kinh này. Có 11 thắng hạnh không
thể sánh bằng. Nhưng câu kết, dịch "thì không thể sánh bằng"
khác hẳn nếu dịch "cũng không thể sánh bằng".
- Chữ của chính văn, nhưng không chắc hoàn toàn
có nghĩa như ngày nay hiểu.
-
- Ghi Chú (43)
- Tu hành: pháp được tu, không phải tu hành: pháp
phải diệt; ở đây 2 thứ này là của tâm bồ đề (Chính 39/253).
-
- Ghi Chú (44)
- Đúng ra nên nói là phục tạng: Kho tàng ngầm dưới
mặt đất mặt nước.
-
- Ghi Chú (45)
- Các hành ở đây là 12 duyên khởi.
-
- Ghi Chú (46)
- Năm chướng nạn là ác thú, ác quỉ, giặc thù,
tai họa nước lửa, ba loại khổ não. Mười địa giống nhau.
-
- Ghi Chú (47)
- Ghi chú này có 2 điều Một, văn trước minh chú
đổi thứ tự một chút cho thích hợp hơn. Hai, minh chú không chép phiên
âm của Hoa văn, vì nhiều chữ tra không ra cách đọc, tra có ra cũng đọc
rất khó. Nên ở đây dịch âm từ Phạn tự, và sao lục cả Phạn tự ấy.
Phạn tự sao lục từ ghi chú của Chính 16/420-450, còn dịch âm là do Hòa
thượng Thích Minh Châu (lưu ý: chữ có R ở giữa thì đọc như chữ Pháp,
thí dụ: tra là tr-a, sri là sr-i, v/v) Kinh này có 35 bài minh chú tất cả,
và đều làm như vậy.
-
- Ghi Chú (48)
- Dịch đủ là sự ca tụng Phật là công đức ví
như hoa sen.
-
- Ghi Chú (49)
- Dịch đúng chính văn là phòng tối (ám thất).
-
- Ghi Chú (50)
- Thức ăn tịnh hắc là thế nào thì không biết,
chỉ biết Chính 39/272 nói nhuộm cho đen cũng được. Nhưng tại sao phải là
thức ăn màu đen, và tại sao phải ăn lúc mặt trời chưa mọc, thì không
thấy xuất xứ trên giải thích.
-
- Ghi Chú (51)
- Thiện phương tiện: phương cách khéo léo. Thắng
nhân duyên: yếu tố ưu việt.
-
- Ghi Chú (52)
- Tri giả: chủ thể tri thức. Tác giả: chủ thể
hành động.
-
- Ghi Chú (53)
- Tức là điểu táng.
-
- Ghi Chú (54)
- Tật dịch là bịnh dịch, bịnh thời khí, nói
chung là bịnh truyền nhiễm.
-
- Ghi Chú (55)
- Đoạn nhỏ này có lược mấy câu.
-
- Ghi Chú (56)
- Chúng sinh có liên hệ với mình, chính văn là hữu
duyên chúng sinh.
-
- Ghi Chú (57)
- Tức như nói mất chủ quyền, độc lập.
-
- Ghi Chú (58)
- Tức như nói nhiệt độ gấp đôi.
-
- Ghi Chú (59)
- Chính văn là tịnh thất.
-
- Ghi Chú (60)
- Tịnh thất: cái phòng sạch sẽ.
-
- Ghi Chú (61)
- Cù ma (gomaya) là ngưu phấn. Coi ghi chú 69 .
-
- Ghi Chú (62)
- Ngài Nghĩa tịnh tự ghi: Ca li sa ba na (karsapana) đúng
ra chỉ là bối xỉ (bối xỉ là vỏ sò, xưa lấy làm tiền tiêu). Nhưng tùy
xứ mà chữ ấy có nơi là bối xỉ, có nơi là tiền kim loại. Xứ Ma kiệt
đà thì 1 karsapana ăn 1600 bối xỉ (1 bối xỉ ăn 16 hay 19 tiền cổ). Nhưng
có Phạn bản chép mỗi ngày cho 100 trần na ra (tiền vàng). Trì chú này
thì suốt đời ngày nào cũng được cho như vậy. Ấn độ cầu nguyện đa
số linh nghiệm, trừ ra không dốc lòng. (Chính 16/431).
-
- Ghi Chú (63)
- Dịch đủ là như vành bánh xe có cả ngàn cái
díp.
-
- Ghi Chú (64)
- Năng lực là đạt được kết quả, đường chính
là phi nhị biên, lý thể là chân như, sức mạnh là diệt ác sinh thiện.
-
- Ghi Chú (65)
- Phạn tự của tên 4 vị này như sau: Agate,
Satadru, Cyutaprabha, Sutamani.
-
- Ghi Chú (66)
- Dịch Quan thế âm là từ một thuyết khác, và
danh hiệu này không đủ, không phải chính phiên (Chính 39/300).
-
- Ghi Chú (67)
- Đây là Phạn văn của 32 vị. Tham chiếu Chính
16/434-435.
- 1. xương bồ (vaca)
- 2. ngưu hoàng (gorocana)
- 3. mục túc hương (sephalika)
- 4. xạ hương (mahabhaga)
- 5. hùng hoàng (manassila)
- 6. hợp hôn thụ (sirisa)
- 7. bạch cập (indrahasta)
- 8. khung cùng (syamaka)
- 9. câu kỷ căn (sami)
- 10. tùng chi (sri - vibhitaka)
- 11. quế bì (tvaca)
- 12. hương phụ tử (musta)
- 13. trầm hương (agaru)
- 14. chiên đàn (candana)
- 15. linh lăng hương (tagara)
- 16. đinh tử (?)
- 17. uất kim (knnkuma)
- 18. bà luật cao (galava)
- 19. vi hương (naradamsa)
- 20. trúc hoàng (gorocana)
- 21. tế đậu khấu (sukumara)
- 22. cam tùng (misganta)
- 23. hoắc hương (patna)
- 24. mao căn hương (usira)
- 25. sất chi (sallaki)
- 26. ngải nạp (saileya)
- 27. an tức hương (guggula)
- 28. giới tử (sarsapa)
- 29. mã cân (sophaghni or sosani)
- 30. long hoa tu (nagakesala)
- 31. bạch giao (sarjarasa)
- 32. thanh mộc (kustha)
-
- Ghi Chú (68)
- Phạm văn: Pusya. Kinh cũ gọi là quỉ tinh (Chính
39/302)
-
- Ghi Chú (69)
- Tráng lát nền nhà hay tường vách, đều dùng vật
liệu hiện đại, mới sạch sẽ trang trọng.
-
- Ghi Chú (70)
- Đồng tử: giữa tuổi thiếu nhi với thiếu niên.
-
- Ghi Chú (71)
- Ấn với Tàu phân tích tất cả âm điệu có 5
cung bậc, gọi là ngũ âm.
-
- Ghi Chú (72)
- Là mỗi tháng âm lịch mà là nửa sau, tức 16-30.
Ngày 9 là 24, ngày 11 là 26.
-
- Ghi Chú (73)
- Là như thủy triều ứng theo mặt trăng.
-
- Ghi Chú (74)
- Là làm cù lao, làm bãi nổi, cho người khỏi bị
trôi cuốn.
-
- Ghi Chú (75)
- Chú tán là tán dương bằng minh chú, và minh chú
ở đây là hiển ngữ (lời chữ không bí mật).
-
- Ghi Chú (76)
- Là 3 loại thế gian. Thông thường là 1. ngũ uẩn
thế gian: thế giới tổng thể, tức 5 uẩn; 2. chúng sinh thế gian: thế giới
chủ thể, tức thọ tưởng hành thức và phần nội sắc; 3. quốc độ thế
gian: thế giới khách thể, tức phần ngoại sắc.
-
- Ghi Chú (77)
- Ngài Nghĩa tịnh ghi chú: Trên đây là minh chú để
trì tụng, cũng là minh chú để tán dương. Khi tụng chú thì phải tụng
chú tán này trước. (Chính 16/437).
-
- Ghi Chú (78)
- Ngài Nghĩa tịnh ghi chú: Minh chú phẩm này có lược
có rộng, có mở có hợp, trước sau bất đồng. Phạn bản có nhiều. Tôi
y theo 1 bản mà dịch. Sau này ai tìm hiểu thì phải biết như vậy (Chính
16/437)
-
- Ghi Chú (79)
- 1. Tất cả chỉnh cú đoạn này có thể dịch
khác hơn, thí dụ "Kính lạy chư Như lai, bậc hùng biện nhiệm mầu"
... Nhưng xét ra không bằng dịch như đã dịch.
- 2. Sau đây là một số Phạn văn trong đoạn này:
Ô ma: Uma, Tắc kiến đà: Skanda, Ma na tư: Manasi, Thông minh dạ thiên:
Ratridevata, Phệ sốt nộ thiên: Visnu, Tì ma thiên nữ: Bhima, Thị số thiên
thần: Samkhyayama (?), Thất lị thiện nữ: Sisumata, Hê lị: Heli, Ha ri để:
Hariti.
-
- Ghi Chú (80)
- Triền: những sự ràng buộc tâm thức, cái: những
sự che đậy tâm trí.
-
- Ghi Chú (81)
- Trần tập: tập khí của phiền não.
-
- Ghi Chú (82)
- Mãn tài: Purna - bhadra. Ngũ đỉnh: Pancasikhi.
-
- Ghi Chú (83)
- Thì gian thích hợp lẽ ra là sau lúc bình minh.
-
- Ghi Chú (84)
- Đúng chính văn là tâm chú - Tâm chú cũng như tâm
kinh. Bài minh chú tinh túy, cốt lõi, thì gọi là tâm chú.
-
- Ghi Chú (85)
- Là mỗi tháng âm lịch mà là nửa trước. Đối
lại, nửa sau gọi là tháng trăng tối.
-
- Ghi Chú (86)
- Coi lại ghi chú 68 .
-
- Ghi Chú (87)
- Các pháp có gì là hiện tượng, các pháp là gì
là bản thể. Tùy hiện tượng mà biết thì gọi là như lượng trí (cái
trí biết hết cái lượng của các pháp). Như bản thể mà biết thì gọi
là như lý trí (cái trí biết đúng cái thể của các pháp).
-
- Ghi Chú (88)
- Tra không ra. Đọc mâu thử cũng chỉ đọc theo bán
âm. Và theo bán âm này mà suy thì mâu thử có thể là một loại mâu.
-
- Ghi Chú (89)
- Coi lại ghi chú 76 .
-
- Ghi Chú (90)
- Đề này, đúng chính văn là chư thiên và dược
xoa hộ trì. Nhưng nội dung phẩm này nói tám bộ hộ trì, nhất là bộ
chúng dược xoa. Nên Phạn văn chỉ đề Yaksa.
-
- Ghi Chú (91)
- Hành xứ: chỗ đi. Là chỗ Phật biết và Phật
làm, gọi là hành xứ của Phật.
-
- Ghi Chú (92)
- Sau đây là Phạn văn những tên trong các bài chỉnh
cú 25-41. Hồ vô nhiệt: Anayatapta, Sa yết ra: Sagara, Tô la kim sí chủ: Asura
(metri causa), Phệ sốt nộ: Visnu, Diêm la: Yama, Na la diên: Narayama, Tự tại:
Mahesvara, Chánh liễu tri: Sanjaya, Kim cương dược xoa: Vajrapani, Bảo vương
dược xoa chủ: Manibhadra, Mãn hiền vương: Purnabhadra, Khoáng dã: Atavaka, Kim
tì la: Kumbira, Tân độ la: Pingala, Hoàng sắc: Kapila
-
- Ghi Chú (93)
- Đây là Phạn văn những tên trong các chỉnh cú
43-46. Thái quân: Citrasena, Vi vương: Jinaraja, Thường chiến thắng:
Jinarsabha, Châu cảnh: Manikanta, Thanh cảnh: Nilakanta, Bột lý sa vương:
Varsadhipati, Đại tối thắng: Mahagrasa, Đại hắc: Mahakala, Tô bạt noa kê
xá: Suvarnakesin, Bán chi ca: Pancika, Dương túc: Chagarapada, Đại bà dà:
Mahabhaga, Tiểu cừ: Pranali, Hộ pháp: Dharmapala, Di hầu vương: Markada, Châm
mao: Suciloma, Nhật chi: Suryamitra, Bảo phát: Ratnakesa, Đại cừ: Mahapranali, Nặc
câu la: Nakula, Chiên đàn: Candana, Dục trung thắng: Kamasresta, Xá la:
Nagayasas, Tuyết sơn: Hemavanta, Sa đa sơn: Satagiri.
-
- Ghi Chú (94)
- Đây là Phạn văn của các tên trong chỉnh cú 48.
A na bà đáp đa: Anavatapta, Sa yết ra: Sagara, Mục chân: Mucilinda, EÁ la diệp:
Erapata, Nan đà: Nanda, Nan đà nhỏ: Upananda.
-
- Ghi Chú (95)
- Phạn văn các tên trong chỉnh cú 50. Bà trĩ: Vali,
La hầu la: Rahula, Tì ma chất đa la: Vemacitra, Mẫu chỉ chiêm bạt ra:
Samavara, Đại kiên: Khuraskanda,
-
- Ghi Chú (96)
- Phạn văn các tên trong chỉnh cú 52 và 53. Ha lị
để: Haliti, Chiên trà: Canda, Chiên trà lị: Candalika, Chiên trĩ nữ: Candika,
Côn đế: Danti, Câu tra xỉ: Kutadanti, Hút tinh chất chúng sinh:
Sarvasattojaharini.
-
- Ghi Chú (97)
- Thực phẩm vào dạ dầy thì một mặt thành đại
tiểu thải ra, một mặt thành tự vị nuôi thân. Vị là tư vị ấy.
-
- Ghi Chú (98)
- Ngang đây rõ ràng là thiếu. Mà có thể thiếu
không dưới vài ba câu. Đáng lẽ nói thêm và kết thúc về tướng chết,
mới nói về thuốc. Ở đây nói liền về thuốc thì không thích đáng. Bản
dịch Đàm mô sấm càng không hơn gì.
-
-
- Ghi Chú (99)
- 3 trái là ha lê lặc ca, ca ma lặc ca, tỉ tỉ đắc
ca. 3 cay là can cương, hồ tiêu, tất bát. (Chính 39/326).
-
- Ghi Chú (100)
- Chính văn là câu vật đầu. Có người nói là
sen trắng, có người nói là sen hồng, có người nói chưa nở thì trắng,
nở rồi hồng đậm. Ở đây ý kiến sen trắng thích hợp hơn.
-
- Ghi Chú (101)
- Đại thế chúa (Mahaprajabati) (?)
-
- Ghi Chú (102)
- Là 5 vị tỷ kheo đầu tiên của Phật.
-
- Ghi Chú (103)
- Có 3 kinh nói đến, tôi chọn 1: kinh Phạn ma dụ.
Kinh ấy nói 8 đặc tính của tiếng Phật là tuyệt diệu, dễ hiểu, sâu
xa, dịu ngọt, không dối, không lầm, tuệ giác, điều hòa (Chính 39/337).
-
- Ghi Chú (104)
- Lẽ ra nên nói trái lại.
-
- Ghi Chú (105)
- Đẳng trì: dị danh của định.
-
- Ghi Chú (106)
- Lược bớt 1 ví dụ là sóng nắng (chỉ để cho
chỉnh chữ). Ảo tượng, sóng nắng, trăng dưới nước, là biến thể
muôn vàn.
-
- Ghi Chú (107)
- Chỗ Phật ở chỗ Phật đi là chân như và tuệ
giác chân như.
-
- Ghi Chú (108)
- Từ là lời tiếng (gồm cả ngữ văn). Biện là
hùng biện.
Chân thành cảm ơn quý cư sĩ Nguyễn
Văn Củng, Đoàn Viết Hiệp và Nguyễn Anh Tuấn đã phát tâm chuyển tác phẩm
này từ dạng Help File, VPS font sang dạng Word, VNI font. Thích Nhật Từ
3-5-2000
Phần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 |
|
|