Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
GIẢI VỀ Ý NGHĨA CHỈ TỊNH
THEO THẮNG PHÁP YẾU HIỆP
Hòa thượng Jotika

I. TỔNG QUÁT

Bài kệ dẫn nhập của Ngài Anuruddha.

Giải về biến hình vận hành của Danh Sắc qua ý nghĩa Vô ngã, ngài Anuruddha dẫn giải bằng hai lối: Duyên sinh (Paticcasamuppaada) và duyên hệ (Pa.t.thaana). Với hai phương thức tu tập: Chỉ tịnh (Samatha) và Minh sát (Vipassanaa).

Ðoạn kệ dẫn nhập, Ngài viết:

" Samathavipassaana.m Bhaavanaanamito para.m Kamma.t.thaana.m pavakkhaami Duvidhampi yathakkama.m".

Nói đến hợp từ Kamma.t.thaanasa"ngaha tức là cách giải yếu lược tóm thâu các án xứ (Chỉ tịnhMinh sát).

Kamma.t.thaana.m sa"ngaha = Kamma.t.thaanasa"ngaho.

Về ý nghĩa đoạn kệ: từ "Bhaavanaa" có nghĩa là pháp cần phát triển, cần làm hiển lộ.

Bhaavetabbaati = Bhaavanaa.

Hay pháp nào mà Bậc trí cần làm sanh khởi, hiển lộ ở bước đầu tiên cũng như sau cùng trong một quá trình tiến hóa, thì gọi là Bhaavanaa.

Về mục đích cũng như phương thức tu chứng, Bhaavanaa được phân loại có hai: SamathabhaavanaaVipassanaabhaavanaa, hay Chỉ tịnh tiến đạtMinh sát tiến đạt.

 1. CHỈ TỊNH TIẾN ÐẠT (Samathabhaavanaa)

"Samatha hay Chỉ tịnh " có nghĩa là tĩnh lặng, an tịnh, không xao động. Nhưng ở đây, nên hiểu theo ý nghĩa giới hạn hơn. Theo lời giải tự:

"Kilesasametiiti = samatho".

Sự lắng đọng phiền não gọi là Samatha. Như sự nhất tâm trong tâm Ðại thiện và Sơ thiện sắc giới.

Một lối giải thích khác:

"Citta.m sametiiti = samatho": trạng thái làm cho các thiền chi tế nhị hơn, gọi là Samatha. Như sự nhất tâm trong Nhị Thiền Thiện và Tố cho đến Ngũ thiền Thiện và Tố.

Sở dĩ có ba lời giải thích như vậy là vì muốn nói đến ba trường hợp sau:

- Hành giả, nếu là phàm tam nhân, khi tu tập án xứ Chỉ tịnh, nhờ chuyên cần vị này chứng đạt thiền tầng thứ nhất: Sơ thiền Sắc giới – tâm hành giả bấy giờ được vắng lặng, chính nhờ đã ngăn trừ các triền cái bởi các tâm Ðại thiện và Sơ Thiện Sắc Giới đã chứng đạt. Samatha ở đây được chỉ cho sự lắng dịu phiền não.

- Ðối với vi Alahán thiền khô, các Ngài muốn sử dụng thiền hiệp thế, khi ấy các Ngài dùng tâm Ðại tố để triển khai án xứ chỉ tịnh cho đến khi chứng đạt Thiền tố thứ nhất. Giai đoạn này khác hẳn với phàm nhân, nghĩa là tâm Ðại tố và Sơ thiền sác giới không còn phải giữ vai trò ngăn trừ phiền não nữa mà chỉ là sự nhất tâm trong một án xứ chỉ tịnh nào đó. Ơû đây, samatha được chỉ cho tâm an tịnh.

- Hành giả sau khi chứng đạt Sơ thiền, chuyên cần tu tập các án xứ chỉ tịnh và chứng thiền tầng thứ hai: Nhị Thiền Sắc Giới. Thứ tự như thế cho đến khi chứng đạt thiền tầng thứ năm. Ơû giai đoạn này những tâm Ðại thiện và những tâm Thiền thiện sắc giới hay Tâm Ðại Tố và Thiền Tố Sắc Giới, các tâm này không còn phải ngăn ngừa các triền cái nữa mà chỉ giúp cho tâm định khắn khít với án xứ hơn và cũng ở các giai đoạn này, hành giả loại bỏ các thiền chi thô thiển theo trình độ thiền chứng, nghĩa là Nhị thiền bỏ Tầm, Tam thiền bỏ Tứ, Tứ thiền bỏ Hỷ và Ngũ thiền bỏ Lạc. Trường hợp này, Samatha chỉ cho trạng thái làm cho các thiền chi tế nhị hơn.

Samatha được phân loại có hai:

1) Parittasamatha (Hy thiểu chỉ tịnh), tức thiền chỉ tịnh của người chưa đạt đến kiên cố định, nghĩa là các thiền chi hay Ðổng lực Thiện và Tố còn quá yếu ớt.

2) Mahaggatasamatha (Ðáo đại chỉ tịnh) tức thiền chỉ tịnh của người đạt đến kiên cố định. Ơû trình độ này, các tâm Ðại thiện và đại tố vô cùng mãnh liệt, khắn khít với cảnh án xứ. Các thiền chi có khả năng áp chế triền cái.

2. MINH SÁT TIẾN ÐẠT (Vipassanaabhaavanaa)

Vipassanaa được giải thích rằng:

"Ruupaaci-aaramma.nesi pa~n~nattiiyaa ca nicca sukha attasubha sa~n~naaya ca visesena naamaruupabhaavena vaa aniccaadi- aakaarena vaa passatiiti = Vipassanaa"

"Sự quán xét các cảnh xuyên qua ý nghĩa Danh Sắc, để không còn ý thức giả lập: Danh và Nghĩa chế định. Hay sự quán xét sáng suốt thực tướng các cảnh qua các ý nghĩa Vô thường - Khổ não - Vô ngã và Bất tịnh, để không còn định kiến Thường- Lạc - Ngã - Tịnh. Sự quán xét đó được gọi là VIPASSANAA hay MINH SÁT."

Hay một lời giải thích:

"Pa~ncakkhandhesu viividhena aniccaadi - aakaarena passatiiti = Vipassanaa"

"Sự quán xét thấy Ngũ uẩn là Vô thường, Khổ não, Vô ngã và Bất tịnh, gọi là Vipassanaa".

Ơû lời giải thứ nhất, hiểu theo văn tự, Vipassanaa được định nghĩa như sau:

Theo lối chiết tự, Vii có nghĩa là "thù diệu, đặc thù". Passanaa là: "sự thấy sáng suốt". Như vậy, Vipassanaa là sự nhận thấy sáng suốt một cách đặc thù. Như lời định nghĩa sau:

"Visesena passatiiti = Vipassanaa".

Về ý nghĩa thứ nhất của Vipassanaa có hai khía cạnh:

- Quán xét các cảnh theo phương diện Danh và Sắc.
- Quán xét các cảnh qua bốn ý nghĩa: Vô thường - Khổ - Vô ngã và Bất tịnh.

Các sự thẩm quán này được gọi là thù thắng, đặc thù, vì rằng các cảnh do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý nhận thức, bản chất của chúng chỉ là Danh hoặc Sắc, nhưng thường chúng sanh chỉ nhận thức trong khuôn lối giả lập, theo một định thức cố hữu: Mắt nhìn cảnh sắc nhận thức: đây là vật này, ấy là vật kia. Các căn còn lại cũng nhận thức thế, đó là tiếng hay, tiếng xấu; là hương thơm, mùi thối; là vị ngon, vị dở; là êm ái, là bức xúc; là vừa lòng, nghịch ý... Sự ngộ nhận những giả lập như vậy được gọi là sự nhận thức thông thường, gọi là "thông thường" vì phần đông chúng sanh đều ngộ nhận.

Sự nhận chân các cảnh, đó là sự quán xét vạn hữu theo phương diện Danh và Sắc.

Khía cạnh thứ hai tức là quán xét các cảnh theo bốn tính chất: Vô thường, Khổ não, Vô ngã và Bất tịnh.

Các cảnh do các căn môn nhận thức luôn mang tính sanh diệt, tiếp nối đổi thay, mà phần đông chúng sanh đều ngộ nhận: cảnh và thức đều trường tồn, là vĩnh hằng, là bất biến dịch, có chăng là sự chuyển dời theo một quy luật tuần hoàn mang tính ổn định, từ đó mà nảy sinh kiến chấp: vạn hữu là Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Ðể so sánh điều này, cũng như người ngắm bức tranh, họ nhìn thấy nhà cửa, phố xá, núi non, người vật... mà họa sĩ đã vẽ vào đấy, nhưng họ không thấy được sự chuyển động thay đổi, cử động của những cái mà họlà người, vật, phố xá, nhà cửa,... trong bức tranh đang nhìn. Cũng vậy, các cảnh thức do các căn môn nhận bi?t của chúng sanh cũng giống như cái nhìn của người xem tranh, không biết rằng nó luôn luôn thay đổi, sanh diệt, chuyển tiếp và không bao giờ ở trạng thái ổn định.

Như thế, tâm ghi nhận, quán xét các cảnh có thể là bất thiện, thiện tương ưng, thiện bất tương ưng. Nhưng chỉ sự quán xét nào bằng tâm thiện tương ưng trí mới là sự quán xét theo Minh sát. Nghĩa là thấy rằng: các vạn hữu đều mang những tính chất Vô thường - Khổ não - Vô ngã và Bất tịnh.

Nói về ý nghĩa thứ hai của Minh Sát - Vipassanaa - "Pa~ncakkhandhesu viividhena aniccaadi - aakaarena passatiiti = Vipassanaa" (Sự quán xét thấy Ngũ uẩn là Vô thường, Khổ não, Vô ngã và Bất tịnh, gọi là Vipassanaa).

"Vi" trong nghĩa Vipassanaa của lời giải tự trên, có nghĩa là " chi tiết, khía cạnh". Passanaa là "sự thấy sáng suốt". Như vậy, Vipassanaa có nghĩa là " Sự thấy sáng suốt ở mỗi khía cạnh: Vô thường - Khổ não - Vô ngã và Bất tịnh".

Thông thường chúng sanh đều mang kiến chấp: Thân và Tâm thức là thường hằng, là an lạc, là bản ngã, là thiện mỹ. Những kiến chấp sai lầm này có thể là những tâm bất thiện, thiện bất tương ưng và cả thiện tương ưng. Chỉ khi Tâm Ðại thiện tương ưng Trí dùng trong quán xét bốn tính chất của Ngũ uẩn như đã nói, mới gọi là Minh sát.

Vipassanaa phân loại có 3:

1) Sa"nkhaaraparigga.nhanaka Vipassanaa: Hành quán minh sát.
2) Phalasamaapatti Vipassanaa: Thiền quả minh sát.
3) Nirodhasamaapatti Vipassanaa: Thiền diệt minh sát.

Với ba minh sát này, Hành quán minh sát (Sa"nkhaaraparigga.nhanakavipassana) không nhất thiết phải là Lợi Quán (Tikkha) hay Trì Quán (Manda) [*], cả hai đều có thể đạt đến tâm Ðạo, khác nhau chỉ là nhanh hay chậm. Nghĩa là, nếu Minh sát trì quán sẽ chứng được Thánh Ðạo chậm hơn và Tầng Thánh Ðạo này gọi là Pandaabhi~n~naamagga (Trì trí đạo). Ðối với Minh sát lợi quán thì sẽ chứng đạt nhanh hơn và tầng Thánh này được gọi là Khippaabhi~n~naamagga (Lợi trí đạo). Về Thiền quả minh sát, cần phải là Lợi quán (TikkhaVipassanaa), vì sự minh sát này là nhân giúp cho Tâm quả sanh khởi mà không cần sự trợ giúp của tâm đạo như trong lộ đắc đạo. Tuy nhiên, đối với vị thuần thục, tự tại thì trì quán minh sát (MandaVipassanaa) cũng có thể nhập thiền quả được.

[*] Tikkha và Manda ở đây không nói cho thời điểm tái tục (mà thường dùng là lợi căn và độn căn). Tikkha và Manda này là chỉ cho thời điểm Minh sát trước khi nhập thiền – N.D.

Riêng về Thiền Diệt Minh Sát thì cần ở mức quân bình, nghĩa là không Trì quán mà cũng không Lợi quán. Vì đây là Minh sát mà khi hành giả tu tập, đồng thời cũng triển khai Thiền chỉ tịnh. Do đó, Minh sát này còn gọi là Song hành Minh sát (Yuganandha Vipassanaa).

Trong Tập Sớ Giải Visuddhimagga- atthakathaaPa.tisambhidaamagga- atthakathaa, các Vị A-xà-lê giải thích ba Minh sát này như sau:

"Vipassanaa panesaa tividhaa hoti sa.nkhaarapariga.nhanakaVipassanaa, phalasamaapattiVipassanaa, nirodhasamaapattiVipassanaati. Tattha sa.nkhaarapariga.nhanakaVipassanaa mandaa vaa hotu tikkhaa vaa maggasapada.t.thaana.m hotiyeva. PhalasamaapattiVipassanaa tikkhaava va.t.tati maggabhaavanaasadisaa. NirodhasamaapattiVipassanaa pana naatimanda, aatitikkhaa va.t.tati. Tasmaa eso naatimandàya naatitikkhàya Vipassanàya te sa"nkhaare vipassati."

Ba Minh Sát này: Hành Quán Minh Sát - sự suy xét các pháp hành Danh và Sắc để chứng các tầng Thánh Ðạo, Thiền Quả Minh Sát - sự quán xét Danh và Sắc để nhập Thiền quả, Thiền Diệt Minh Sát - sự thẩm sát các thiền tầng Ðáo Ðại để nhập Thiền diệt.

Ðối với Hành Quán Minh Sát, như đã nói Lợi Quán hay Trì Quán đều là nhân cận giúp cho tâm Ðạo. Riêng Thiền Quả Minh Sát, thì cần là Lợi Quán. Minh sát này thì cũng giống như sự phát triển các chi đạo trong tâm Ðạo (vì Minh sát này tuy lấy cảnh là các Pháp hành, song chỉ lấy đó (pháp hành) để nhàm chán, hướng viễn ly chứ không chấp giữ, vả lại, Thiền Quả Minh Sát là nhân hỗ trợ cho tâm quả hiện khởi lấy cảnh là Nip -bàn, cũng như tâm Ðạo giúp cho tâm Quả sanh khởi trong Lộ Ðắc đạo). Về Thiền Diệt Minh Sát thì phải trung hòa Lợi quán và Trì Quán (vì rằng nếu Trí minh sát chậm chạp, yếu ớt thì Hành giả sẽ nghiêng nặng về Ðịnh, mà tâm định quá mạnh thì tâm và sở hữu không thể diệt, chỉ ở trong trạng thái yên tịnh, và ngược lại, nếu Trí minh sát quá mạnh mẽ, nhạy bén thì hành giả chỉ suy xét về thực tính pháp hành. Ðiều này chỉ cần đến Thiền quả chứ không là Thiền diệt).

Sau đây là một số lời giải tự tiếng Kamma.t.thaana trong câu kệ dẫn nhập, trích từ Visuddhimaggamahaatikaa.

Theo bộ sách này, Kamma.t.thaana có nghĩa là nền tảng để triển khai "Chỉ tịnh và Minh sát".

Kamma.t.thaana chiết tự có hai tiếng: kamma + .thaana. Kamma có nghĩa là việc làm (Kamma = Kiriyaa). .Thaana là chỗ đứng hay nền tảng (.ti.t.thati etthaati = .thaana.m). Cái mà nhờ đó hành giả triển khai chỉ tịnh (Kasi.na, Anussati...) và Minh sát (Danh, sắc,...), cái đó được gọi là .Thaana - Xứ.

Kamma.t.thaana có hai: Aaramma.nakamma.t.thaanaAaramma.nika-bhaavanaakamma.t.thaana.

- Aaramma.nakamma.t.thaana tức lấy đề mục chỉ quán làm cảnh án xứ để triển khai Chỉ tịnh (Kasi.na Anussati.) và Minh sát (Bhuumakasa"nkhaara dhamma: Danh, sắc)

- Aaramma.nikabhaavanaakamma.t.thaana là cảnh án xứ lấy sự chuyên cần mà trước đó đã tu tập Chỉ tịnh hay Minh sát làm động lực giúp cho sự chuyên cần hiện tại.

Aaramma.nakamma.t.thaana hay Aaramma.nikabhaavanaakamma.t.thaana tuy là hai nhưng không phải hoàn toàn khác nhau. Aaramma.nakamma.t.thaana cũng như cuộc phim và Aaramma.nikabhaavanaakamma.t.thaana là người xem phim. Như lời giải tự sau đây:

"Kammassa .thaana.m = Kamma.t.thaana.m"

Cảnh làm nền tảng để triển khai Chỉ tịnh hay Minh sát, cảnh ấy gọi là Kamma.t.thaana. Hay sự tinh cần nào hiện khởi nhờ động lực của sự tinh cần tu tập chỉ quán trước đó. Sự tinh cần ấy gọi là Kamma.t.thaana.

Những lời giải thích tiếng Kamma.t.thaano theo Nayamuula.tiikaa:

"Kamena visesaadhigamassa .thaananti = Kamma.t.thaana.m" (và) "Kamme bhaavanaa ra bho.thaananti = Kamma.t.thaana.m".

" Sự tu tiến nào là nhân chứng đắc thiền hay Ðạo quả và Nip - bàn, đó được gọi là Kamma.t.thaana, hay sự tinh cần trong việc làm nào dẫn đến các thiền tầng, Ðạo, Quả và Níp-bàn, ấy gọi là Kamma.t.thaana".

Theo lời giải thích trên thì Kamma.t.thaana chính là sự phát triển Chỉ tịnh và Minh sát.

40 ÐỀ MỤC PHÂN THÀNH BẢY LOẠI ÁN XỨ CHỈ TỊNH

1. Hoàn tịnh (Kasi.na).
2. Bất mỹ(Asubha)
3. Tùy niệm (Anussati)
4. Vô lượng tâm (Appama~n~naa)
5. Vật thực uế tưởng (Aøharepa.tikuulasa~n~naa)
6. Tứ đại phân quán (Catdhaatuvavatthaana)
7. Vô sắc (Aruupa)

GIẢI VỀ SÁU CARITA:

Tiếùng Carita theo các Ngài Chú Giải trong Bộ Visuddhimaggatthakathaa, giải rằng:

"Cara.na.m pavattana.m = Cariyaa" luôn hiện khởi, gọi là Cariyaa.

"Raagassacariyaa = Raagacariyaa" sự thường hiện hữu của Ái, gọi là Raagacariyaa - Cơ tánh ái hay bản tính ái.

[Từ Carita, nguyên ngữ là " thường tánh" thì có lẽ chính xác hơn. Nhưng ở đây, người dịch xin thoát đi là "Cơ tánh" , vì để thích hợp với lối dùng phổ thông, và cũng để tránh "ý niệm thường".}

"Raagacariyaa etassa atthiiti = Raagacarito". Người hằng bị ái chi phối, gọi là Raagacarita (người có cơ tánh Ái)

Tương tự, với các Carita Dosa, Moha, Saddhaa, Buddhi và Vitakka.

Nói hẹp là vậy, nhưng nói rộng thì Carita tính đến 63. Trong đó có 14 Suddhacarita và 49 Nissakacarita.

* 14 Suddhacarita (thuần tính), đó là:

Raagacarita.
Dosacarita.
Mohacarita.
Raagadosacarita.
Raagamohacarita.
Raagadosamohacarita.
Dosamohacarita.
Saddhaacarita.
Buddhicarita.
Vitakkacarita.
Saddhaabuddhicarita.
Saddhaavitakkacarita.
Buddhivitakkacarita.
Saddhaabuddhivitakkacarita.

Trong 49 Missakacarita (hỗn hợp tính) có 21 Ekamuula, 21 Dvimuula và 7 Timuula.

* 21 Ekamuula, đó là:

- 7 Raagamuula (cơ tánh ái):

Raagasaddhaacarita.
Raagabuddhicarita.
Raagavitakkacarita.
Raagabuddhaabuddhicarita.
Raagasaddhaavitakkacarita.
Raagabuddhivitakkacarita.
Raagasaddhaabuddhivitakkacarita.

- 7 Dosamuula (cơ tánh sân):

Dosasaddhaacarita.
Dosabuddhicarita.
Dosavitakkacarita.
Dosabuddhaabuddhicarita.
Dosasaddhaavitakkacarita.
Dosabuddhivitakkacarita.
Dosasaddhaabuddhivitakkacarita
.

- 7 Mohamuula (cơ tánh si):

Mohasaddhaacarita.
Mohabuddhicarita.
Mohavitakkacarita.
Mohabuddhaabuddhicarita.
Mohasaddhaavitakkacarita.
Mohabuddhivitakkacarita.
Mohasaddhaabuddhivitakkacarita.

* 21 Dvimuula, đó là:

- 7 Raagadosamuula (cơ tánh ái lẫn sân):

Raagadosasaddhaacarita.
Raagadosabuddhicarita.
Raagadosavitakkacarita.
Raagadosabuddhaabuddhicarita.
Raagadosasaddhaavitakkacarita.
Raagadosabuddhivitakkacarita.
Raagadosasaddhaabuddhivitakkacarita
.

- 7 Raagamohamuula (cơ tánh ái lẫn si):

Raagamohasaddhaacarita.
Raagamohabuddhicarita.
Raagamohavitakkacarita.
Raagamohabuddhaabuddhicarita.
Raagamohasaddhaavitakkacarita.
Raagamohabuddhivitakkacarita.
Raagamohasaddhaabuddhivitakkacarita
.

- 7 Dosamohamuula (cơ tánh sân lẫn si):

Dosamohasaddhaacarita.
Dosamohabuddhicarita.
Dosamohavitakkacarita.
Dosamohabuddhaabuddhicarita.
Dosamohasaddhaavitakkacarita.
Dosamohabuddhivitakkacarita.
Dosamohasaddhaabuddhivitakkacarita
.

* 7 Timuula, đó là:

Raagadosamohasaddhaacarita.
Raagadosamohabuddhicarita.
Raagadosamohavitakkacarita.
Raagadosamohabuddhaabuddhicarita.
Raagadosamohasaddhaavitakkacarita.
Raagadosamohabuddhivitakkacarita.
Raagadosamohasaddhaabuddhivitakkacarita.

Bảy cơ tánh bất thiện nhân với bảy cơ tánh thiện thành 49 cơ tánh hỗn hợp.

Nói rộng như vậy tức cho thấy rằng có những chúng sanh có thể có nhiều căn tánh hỗn hợp. Song đối với hành giả không thể chọn nhiều án xứ để thích ứng với cơ tánh của mình - khi xét thấy là hỗn hợp - mà chỉ tu tập một án xứ nào thích nghi với một cơ tánh nổi bật nhất của mình.

SỰ NHẬN BIẾT VỀ CARITA:

Ngoại trừ những Vị đắc Tha tâm thông (Paricittavijaanamaa), thì không ai có thể biết chính xác về tâm tính của người khác, có chăng cũng chỉ biết mơ hồ qua tướng trạng, ngoại hình, đặc điểm, ... mà các khoa tướng số, bói toán đã giải thích. Riêng về Phật Giáo có thể nhận xét những đặc điểm sau đây mà xác định thuộc về cơ tánh nào.

Iriyaapathato kiccaa
Bhojanaa dassanaadito
Dhammappavattito cava
Cariyaayo vibhaavayoti. (trích từ Visuddhimaggatthakathaa).

Ðối với Bậc Trí, để nhận định cơ tánh về mình hay người khác, các Ngài nhận xét qua 5 điểm:

Oai nghi (cách đi, đứng, nằm, ngồi,...)
Việc làm
Vật thực.
Cách nhận thức (cách nhìn, nghe, ngửi,...)
Pháp tánh.

1. CƠ TÁNH ÁI.

Ðể xác định một người có cơ tánh ái (Raagacarita) cần xét qua các đặc điểm sau đây:

1.1 Các cử chỉ oai nghi: (Iriyaapatha)

Trong cách bước đi có vẻ nhẹ nhàng, mềm yếu, những bước chân đều đặn, khi dỡ chân hoặc khi đạp xuống không có vẻ gì là vội vã. Sức nặng của cơ thể sẽ để lại dấu chân in đậm ở phần trướcbàn chân. Những cử chỉ đi đứng hoặc ngồi đều dễ nhìn, duyên dáng. Khi nằm nghỉ không bao giờ vội vàng, khi nghỉ được sửa soạn chu đáo, kỹ lưỡng. Lúc ngủ trong tư thế nằm nghiêng, các cử chỉ nhỏ nhặt, tế nhị trong lúc nằm được dung hợp bởi những động tác hài hòa. Có những dáng vẻ, điệu bộ không mấy hài lòng khi ai đánh thức, gọi dậy.

1.2. Sự thọ dụng: (Bhojana)

Oû người có cơ tánh này, họ thường ưa thích những vật thực mềm mại và mang những vị béo ngọt. Tuy vậy, dùng vật thực họ chỉ dùng chừng mực, vừa phải (đây chỉ là một thái độ bản năng) và không bao giờ có vẻ vội vàng.

Một thói quen ở người cơ tánh này là vẫn thích nếm những vị lạ, và với họ một ít vị ngon là đã vừa lòng.

1.3 Việc làm: (Kicca):

Tất cả các việc làm đều được thực hiện một cách chu đáo, kỹ lưỡng và chậm rãi.

1.4 Tính cảm quan: (Dassana)

Với người cơ tánh này, một đối tượng ngũ quan khả ái dễ dàng gây sự chú ý, thích thú cho họ, dù đối tượng ngũ quan đó chỉ là cái bình thường, nhỏ nhặt. Song với họ là một sự thú vị của ngưòi lần đầu mới gặp.

Ðặc tính khác, luôn rộng lượng và biết tha thứ, họ dễ dàng bỏ qua một lỗi lầm hay sự xúc phạm của kẻ khác.

Cảm tính của người cơ tánh này là vẫn thường lưu luyến, dính mắc những đồ vật, hay chỗ ở mà với họ nó có những dáng nét quen thuộc, những ấn tượng khó quên.

1.5 Pháp tánh: (Dhammapavatti)

Người cơ tánh ái, thường có những khuyết tánh sau: gian xảo (maayaa), tự cao (saatheyye), so đo (maana), thiên hướng ác hạnh (papicchataa), thích được tán tụng (mahicchataa), không biết đủ (asantu.t.thitaa), mưu mô (siviga), thích đỏm dáng (caalapalya).

2. CƠ TÁNH TÍN

Người cơ tánh tín chỉ khác cơ tánh ái những pháp tánh sau:

Dứt bỏ, không chấp trước với tài sản (mattacaagataa), thích diện kiến Bậc Thiện Trí (ariyaana.m dasanakaamattaa), vui mừng khi gặp Bậc Thiện trí và nghe pháp (pamojjabahulataa), khiêm nhường (asathataa), không gian xảo (amaayaavitaa), thường có lòng tịnh tín (pasaada).

3. CƠ TÁNH SÂN

Riêng người cơ tánh sân thì hoàn toàn trái ngược những đặc điểm trên:

3.1 Các cử chỉ oai nghi: (Iriyaapatha)

Những cử chỉ trong lúc bước đi cứng rắn, mạnh dạn, nhanh nhẹn, những bước chân nặng nề sẽ để lại dấu chân hằn sâu nét gót.

Trong lúc đứng hoặc ngồi cũng trong dáng vẻ mạnh dạn và thô cứng.

Khi nằm vẫn là những động tác nhanh nhẹn cố hữu. Ơû người cơ tánh này, chỗ nghỉ không là điều mà họ phải quan tâm, do đó thường hay bừa bãi và ít khi được sửa soạn kỹ lưỡng chu đáo. Cũng như người có tính ái họ không mấy v?a lòng khi đánh thức, gọi dậy, thậm chí điều này có thể làm cho họ nổi giận nữa là khác.

3.2 Việc làm (Kicca):

Tất cả những việc làm, họ đều cho kết quả hoàn tất nhưng cẩu thả và bừa bãi.

3.3 Sự thọ dụng (Bhojana)

Những vật thực mang các vị mặn, đắng, chua, chát vẫn là những thứ mà họ thích hơn cả. Trong khi dùng thức ăn, thức uống, họ dùng thô tháo vội vàng, và tương ứng với cố tật này là không có thói quen nếm vị, (có lẽ vì thế) họ dễ bất bình với thức ăn nào đó mà không vừa lòng.

3.4 Tính cảm quan (Dassana):

Cực đoan trong cảm quan nhận thức, hoàn toàn không vừa lòng trước ngũ quan bất toại, dù chỉ là một khía cạnh tầm thường, nhỏ nhặt mà họ đã xem là không hay.

Ðối với người cơ tánh sân, họ không mấy gì lưu tâm đến những đồ vật, chốn ở quen thuộc mà điều kiện nào đó họ phải bỏ đi. Nếu là người cơ tánh ái, ấy là ấn tượng khó phôi phai.

3.5 Pháp tánh (Dhammapavatti)

Người cơ tánh sân thường mắc phải những khuyết như sau: nóng giận (kodha), thù hiềm (upanaaha), chỉ trích việc công đức của người khác (makkha), muốn hơn người (palaasa), ganh tị (issa), bỏn sẻn (macchatiya).

4. CƠ TÁNH GIÁC

Ðối với người cơ tánh giác chỉ khác với người cơ tánh sân ở những thiện tánh sau đây:

Biết nghe những lời dạy bảo hữu ích (sovacassataa), là người bạn tốt cho kẻ khác (kalyaa"namittataa), tiết độ trong vật thực (bhojane matta~n~nutaa), ghi nhận và cảnh tỉnh (chánh niệm tỉnh giác - satisampajja~n~na.m), luôn hướng đến tinh cần (jaagariyaanuyoga), có lòng nhân (sa.mvega), chuyên cần với những việc làm công đức (yonisopadhaana.m).

5. CƠ TÁNH SI

Người cơ tánh si có những đặc điểm sau:

5.1 Cử chỉ oai nghi (Iriyaapattha):

Cách bước đi, dỡ chân và đạp xuống bằng những động tác cứng nhắc, những cử chỉ thô kệch. Người cơ tánh này cũng như người cơ tánh sân tức là sức nặng của cơ thể chịu nhiều về phần sau bàn chân, như vậy dấu chân sẽ in đậm nét gót.

Những cử chỉ khi đứng hoặc ngồi thường trong dáng vẻ thụ động, mất linh hoạt. Trong lúc nằm nghỉ, không mấy gì là đẹp đẽ, tay chân hoàn toàn tự do buông thả vô ý thức. Nằm trong tư thế úp mặt, chỗ nghỉ lại không được sửa soạn, vung vãi bừa bãi, khi ai đánh thức họ lại chậm chạp, trễ nãi và sau những động tác trì hoàn, kéo dài, họ mới hoàn toàn thức dậy.

5.2 Việc làm (Kicca)

Những công việc được thực hiện là vụng về, thô kệch. Người cơ tánh này ít đem lại một kết quả thành công.

5.3 Cách thọ dụng (Bhojana)

Không ưa thích cá biệt vật thực nào như những người cơ tánh khác, việc ăn uống của họ không lựa chọn. Ăn uống vụng về, thô tháo, y phục vấy bẩn hay vật thực còn dính lại phần ngoài miệng. Khi đó, nếu họ làm một việc thì việc đó là ăn uống.

5.4 Tính cảm quan (Dassana)

Oû người cơ tánh này, họ không thể nhận xét đối tượng, thiếu tự tin (hoặc vì khả năng hiểu biết hạn chế, hoặc vì thiếu thói quen phán đoán). Sự nhận định của họ hoàn toàn phụ thuộc vào kẻ khác, người mà họ xem là hơn mình. Sự nhận định của người đó sẽ là sự nhận xét của họ, cả việc nhận định về một người, cũng vậy.

5.5 Pháp tánh (Dhammapavatti)

Người cơ tánh si thường có những khuyết tánh như: buồn ngủ, dã dượi (thiinamiddha), phóng túng, buông lung (kukkucca), ngờ vực, phân vân (vikikicchaa), không tin lý nhân quả (aadaanagaahitaa), khó dạy bảo (duppa.tinissaggitaa).

6. CƠ TÁNH TẦM.

Ðối với những người cơ tánh tầm, cũng giống như người cơ tánh si, khác nhau chỉ là về pháp tánh sau: thường nói nhiều (bhassabahulataa), vui thích những nơi đông đảo hội chúng (ga.naaraamataa), không vui thích trong việc làm công đức như bố thí, trì giới,..., thiên hướng bất định, những việc làm không đi đến kết quả (anava.t.thitakiccataa), ban đêm thường có những suy nghĩ hư ảo (rattidhumaayanaa), ban ngày họ ra sức làm việc mà ban đêm suy tính nghĩ ngợi, điều mà họ không biết rằng nó sẽ chẳng đi đến kết quả (divaapajjalanaa). Ơû những người cơ tánh này thường có ý nghĩ rối rắm (huraahura.mdhaavanaa).

Lối nhận định về carita trên đây, Bậc Ðạo Sư không đề cập đến, cả những vị Alahán Tuệ phân tích, Lục thông cũng vậy. Ðây chỉ là những lời nhận định của những vị Axaalê tiền bối, để thiền sinh dễ dàng chọn lấy án xứ (ka.m.ma.t.taana) thích hợp.

Như vậy, cũng cần nên hiểu, sự nhận định trên chỉ là tương đối thôi. Vì rằng, đối với người cơ tánh hỗn hợp, để nhận định về họ không phải là điều dễ dàng, và rất có thể dẫn đến sự nhầm lẫn. Vả lại, nếu không phải là những vị tha tâm thông, thì đối với những người đa văn khéo học hỏi. Dầu cho họ là những người cơ tánh bất thiện chăng nữa - nhờ chánh niệm tỉnh giác (satisampajja~n~naa) mà họ có thể bỏ đi những cá tính không hay, điều này là thành quả của những kiến văn hiểu biết. Như thế càng khó nhận định thuộc cơ tính nào.

NHÂN SANH CARITA

Một điều kỳ lạ là trong chúng ta ai ai cũng là người như nhau, sonh tâm tính mỗi người mỗi khác, đôi khi trái hẳn nhau, kể cả là bà con, anh em ruột thịt, có người thiên hướng ác hạnh, có người thiên hướng thiện hạnh hoặc có người cả hai. Vì sao có sự dị biệt này? Ấy chỉ vì những việc làm thiện nghiệp trong quá khứ của mỗi người không giống nhau.

Nếu trong lúc bố thí, trì giới, tu thiền hay làm việc công đức nào đó mà kèm theonhững sự vọng cầu mong muốn quả báo tài sản của Chư Thiên hay nhân loại - dĩ nhiên những sự ước vọng này không cùng tâm lộ với tâm đang tạo thiện nghiệp - đó là ái. Trong lúc ấy nghĩ rằng: mình là người như thế này như thế kia, là kiêu mạn, chấp ta, là tri kiến sai lầm. Những thiện nghiệp nào được tạo mà theo đó là những tham phần này, sẽ là nhân cho hậu quả các sanh hữu sau đó là người có tánh ái.

Nếu trong lúc tạo các công đức mà nảy sinh sự bực tức, bất bình hay ganh ghét hoặc bỏn sẻn, hoặc tiếc nuối. Những thiện nghiệp làm theo các sân phần này sẽ cho kết quả những sanh hữu về sau là người có cơ tánh sân.

Nếu khi làm các thiện nghiệp mà làm một cách mù quáng, thiếu sáng suốt, không biết rõ đâu là nhân, đâu là quả của việc làm, hoặc ngờ vực, lưỡng ước, trong lúc làm hay phóng đãng mông lung quên rằng mình đang làm công đức. Chính những thiện nghiệp mà bên cạnh là những sự mù quáng, nghi hoặc, phóng đãng này sẽ dẫn đến các sanh hữuvề sau là người cơ tánh si.

Nếu trong lúc làm các công đức mà mãi mê vui thú, nghĩ ngợi đến những đối tượng dục phước (kaamagu.n - aaramma.na), tức dục tâm (kaamavitakka). Hay nghĩ đến sự oán giận, thù hiềm với kẻ khác là hận tâm (byaapaadavitakka), hoặc là suy nghĩ tính kế làm hại chúng sanh khác, tức là hại tầm (vihi.msaavitakka). Chính những thiện nghiệp bị chi phối bởi ba loại tầm này sẽ cho kết quả là người có tính trong các sanh hữu về sau.

Nếu cùng trong lúc tạo các công đức mà khởi lên sự tịnh tín, trong sạch, tin nơi quả báu của việc mình đang làm hay hướng tâm ngưỡng mộ về Tam Bảo, tức là đức tin. Các nghiệp thiện cùng với đức tin này sẽ cho quả báu các sanh hữu, đó là người cơ tánh Tín.

Nếu trong lúc thực hiện việc làm công đức một cách sáng suốt, hiểu rõ thế nào là nhân, thế nào là quả của việc đang làm, khi thực hiện thiện nghiệp khéo tư duy: tất cả chúng sanhđược tạo tác bởi nghiệp, nghiệp là tài sản, nghiệp là cha mẹ, nghiệp là quyến thuộc và rồi tất cả đều là vô ngã, ấy là biệt nghiệp trí (kammassakata~n~naa.na). Ta và người khác chỉ là những ngũ uẩn, những danh sắc trong một tập hợp, cái mà gọi là bàng sanh, nhân loại, người nam, người nữ, chỉ là những giả định để gọi cho những đơn vị danh sắc mà bản chất cố hữu vẫn là sanh và diệt, đây chính là Minh sát trí (Vipassanaa~naa.na). Hay nghĩ rằng: các bậc hiền trí luôn trau dồi, tích tập các công đức, nay Ta làm việc làm của những vị ấy, đó sẽ là điều an lạc cho đời này và đời sau, tức Thẩm quán trí (paccavekkha.na~naa.na). Hoặc mong ước rằng: nhờ năng lực của những công đức này, xin cho ta hãy là người có trí tuệ. Chính việc làm công đức được trí tuệ khéo tư duy như vậy sẽ cho kết quả là người cơ tánh giác trong các sanh hữu về sau.

Do luật chi phối (hiện tại với hiện tại, hiện tại với vị lai, quá khứ với hiện tại) mà mạnh dạn đi đến kết luận: những thiện nghiệp và điều kiện chi phối trong quá khứ cho kết quả đời hiện tại, và nhờ đó, cơ tánh được xác định. Như vậy những ai ước mong cho mình có một thói quen [*] thiện tánh thì cần ngăn ngừa ác pháp không thể chi phối trong khi làm việc công đức.

[*] Dịch thoát nghĩa chữ Carita

Và hơn nữa, trong điều kiện thuận lợi: được sanh làm người, gặp Phật giáo và có tuổi thọ, nếu tỉnh thức và biết mình, thời cơ hội hoán cải, sửa đổi (nếu là cơ tánh bất thiện), cơ hội vun bồi, tích lũy (nếu là cơ tánh thiện) sẽ không là điều khó khăn bởi những thiện nghiệp sau: luôn học hỏi những pháp nhân sanh trí hoặc giúp cơ hội cho kẻ khác học hỏi, dứt bỏ tài sản, bố thí thuốc trị bệnh, cúng dường sàng tọa, và điều dĩ nhiên là những thiện nghiệp này không bị chi phối bởi những chướng ngại pháp.

-ooOoo-

GIẢI VỀ BA TIẾN ÐẠT- BHAAVANAA

1. SƠ KHỞI TIẾN ÐẠT - PARIKAMMABHAAVANAA:

(hay Chuẩn bị tiến đạt), là những tâm đại thiện, đại tố nào từ lúc bắt đầu sanh khởi làm nhiệm vụ nhất tâm an trụ vào các án xứ chỉ tịnh cho đến khi Trì tướng (Uggahanimitta) xuất hiện. Những đại thiện, những đại tố trong quá trình này được gọi là giai đoạn chuẩn bị tiến đạt - Parikammabhaavanaa.

Sau đây là những lời giải tự tiếng "Parikamma + Appana.m parikapoti parisa"ngarotiiti = Parikamma.m""Pari-aadi bhuuta.m kamma.m parikamma.m".

" Tâm lộ nào làm nền tảng, làm nhiệm vụ chuẩn bị cho Kiên cố định (Appanaa) hiện khởi, tâm lộ ấy là Parikamma". Hay:

"Tâm lộ nào là nhân tố để triển khai án xứ, tâm lộ ấy gọi là Parikamma".

Tiếng Pari hay Parikamma ở lời giải tự thứ nhất được giải thích là Dvaatuvatthaanuvatthaka - upasaarapada tức là cội nguồn hay khởi đầu, chứ không dùng trong nghĩa thường dùng: vẹn toàn hay bao trùm. Ở lời giải tự thứ hai Pari được giải thích là Dvaatuvatthavisesaka - upasaarapada, tức là sự khởi đầu một cách đặc thù chuyên biệt, nói rõ hơn là sự khởi đầu của một quá trình tiến đạt án xứ.

Tâm lộ nào là nền tảng, là cơ sở cho kiên cố định hay là khởi điểm của một quá trình tiến đạt án xứ, hành giả làm phát triển, làm lớn mạnh những tâm lộ ấy. Sự phát triển ấy gọi là Chuẩn bị tiến đạt (Parikammabhaavanaa).

Hay sự tiếp nối liên tục của những tâm lộ làm nhiệm vụ chuẩn bị cho Kiên cố định, sự chuyển tiếp này gọi là Chuẩn bị tiến đạt - Parikammabhaavanaa - như lời giải tự: "Parikamma~nca ta.m bhaavanaa caati = Parikammabhaavanaa" (những tâm lộ phát triển làm nhiệm vụ chuẩn bị, những tâm lộ đó gọi là Chuẩn bị tiến đạt - Parikammabhaavanaa).

2. CẬN HÀNH TIẾN ÐẠT - UPACAARABHAAVANAA.

Những tâm đại thiện, Ðại Tố nào sanh kế cận Kiên cố định hay thiền chứng, gọi là Cận hành.

Ðây là lời giải tự tiếng Upacaara - Cận hành: "Appanaaya sanuupe caritapavattatiiti = Upacaara.m". Tâm lộ nào đến gần lãnh vực thiền chứng, thì gọi là cận hành.

Sự phát triển những tâm lộ cận hành này, gọi là cận hành tiến đạt (Upacaarabhaavanaa). Như lời giải tự:

"Upacaara~nca ta.m bhaavanaa caati = Upacaarabhaavanaa".

" Sự phát triển cùng với tâm lộ cận hành, gọi là cận hành tiến đạt (Upacaarabhaavana)".

3. KIÊN CỐ TIẾN ÐẠT - APPANAABHAAVANAA

Kiên cố hay appanaa ở đây chỉ cho sự trực chỉ của sở hữu tâm. Những tâm đáo đại và tâm siêu thế cùng các sở hữu hợp cũng được gọi là Appanaa. Ðiều này có nghĩa là Appanaa hay kiên cố là sự hướng đến của sở hữu tâm cùng các pháp tương ưng. Song ở đây nên hiểu theo ý nghĩa chuyên biệt hơn trong lời giải tự sau:

"Appeti sampayuttadhamme aaramma.na.m abhiniropetiiti = Appanaa".

" Pháp nào hướng các pháp tương ưng đến cảnh một cách khắn khít hơn, pháp đó gọi là kiên cố", tức thiền chi trong đáo đại và siêu thế."

Lời giải tiếng "Appanaabhaavanaa":

"Appanaa ca saa bhaavanaa ceti = Appanaabhaavanaa"

" Những tâm lộ kiên cố cùng sự phát triển của chúng gọi là Kiên cố tiến đạt".

Trong ba tiến đạt này, những tâm đại thiện hay đại tố nào sanh khởi trước thiền chứng, gọi là sơ khởi tiến đạt hay giai đoạn chuẩn bị. Ơû giai đoạn này được phân làm hai: những tâm đại thiện, đại tố sanh vào thời điểm đầu giai đoạn chuẩn bị thì gọi là sơ khởi tiến đạt (parikammabhaavanaa). Cũng những đại thiện, đại tố này mà sanh vào thời điểm cuối của giai đoạn chuẩn bị, nghĩa là sắp bước vào giai đoạn thiền chứng, thì gọi là cận hành tiến đạt (upacaarabhaavanaa). Hai tiến đạt này tuy hai nhưng chỉ là một, tên gọi khác nhau chỉ vì ở vào thời điểm khác nhau. Trường hợp này tương tự như hữu phần rúng động (Bhava"ngacatana), gọi là hữu phần dứt dòng (Bhava"ngupaccheda), chỉ là vì hũu phần rúng động nào sanh sau.

GIẢI VỀ BA ẤN TƯỚNG

1. SƠ TƯỚNG (PARIKAMMANIMITTA)

Những cảnh án xứ (như Kasi.na...) đều được gọi là Ấn tướng (Nimitta).

Theo lời giải tự:

"Aaramma.nikadhamme nimitte jhaaniyato = Nimitta.m"

"Pháp nào được Tâm và sở hữu tri nhận trong vai trò năng tri, pháp ấy được gọi là ấn tướng hay cảnh sở tri."

Sơ tướng hay Parikammanimitta, tức là ấn tướng của các tâm lộ trong giai đoạn sơ khởi, hay còn gọi giai đoạn chuẩn bị. Parikammabhaavanaa, trong trường hợp này nên hiểu theo hợp từ Raajaputto (Raajassa + Putta), có nghĩa là con của Ðức Vua, chớ không phải là Vua. Cũng vậy, Parikammanimitta là cảnh sở tri của Parikammabhaavanaa chớ không phải là Parikammabhaavanaa.

Như lời giải tự sau: "Parikammasse nimitta.m = Parikammanimitta.m", cảnh sở tri của chuẩn bị tiến đạt thì gọi là sơ tướng, như án xứ Ðất, Nước, Lửa, Gió,... là ấn tướng của vị hành giả.

2. TRÌ TƯỚNG (UGGA.NHANIMITTA)

Những án xứ nào mà được ý môn ghi nhận không cần qua nhãn môn, những án xứ ấy gọi là trì tướng (Ugga.nhanimitta).

Ðây là lời giải tự tiếng "Ugga.nhanimitta".

"Uggahelabbhati - Uggaha.m uggaha~nca ta.m nimitta~ncaati = Uggahanimitta".

"Cảnh nào được trì giữ bởi các môn Ðổng lực đại thiện, đại tố, cảnh ấy được gọi là cảnh Uggaha (cảnh được thủ trì). Những cảnh Uggaha trong thời điểm là cảnh sở tri (ấn tướng) của các đổng lực đại thiện và đại tố, thì được gọi là Uggahanimitta (trì tướng).

Một lời giải thích khác:

"Ugga.naatiiti = Uggaho, uggahasan nimitta.m, Ugga.nhanimitta.m".

" Tâm lộ nào trì giữ cảnh án xứ, tâm lộ ấy được gọi là Uggaho (Thủ trì tâm lộ), cảnh sở tri của tâm lộ này được gọi là Uggahanimitta (trì tướng).

Ðể phân định rõ hơn về hai hai ấn tướng vừa kể, chúng ta xét qua những điểm khác biệt của hai ấn tướng trên. Sơ tướng là những án xứ cảnh hiện tại và được tri nhận bằng nhãn môn (nếu là án xứ cụ thể). Trong khi đó, trì tướng là án xứ được tri nhận bằng Ý môn chứ không qua trung gian nhãn môn. Ðiều này có nghĩa là trì tướng cảnh quá khứ, và cảnh quá khứ này phải được ý môn biết rõ như nhãn môn đã từng biết.

3. TỰ TƯỚNG (PA.TIBHAAGANIMITTA.M)

Vì là những án xứ giống nhau nên gọi là Pa.tibhaaga (tương tợ).

Pa.tibhaaganimitta là những án xứ khi trở thành án tướng nó mang đặc tính giống nhau như trì tướng (Uggahanimitta.m).

Một lời giải tự như sau:

"Pa.tibhaaga.m nimitta.m = Pa.tibhaaganimitta.m".

"Những ấn tướng nào có đặc tính giống trì tướng thì gọi là tự tướng".

4. NHỮNG ÐIỂM DỊ ÐỒNG CỦA HAI ẤN TƯỚNG: TRÌ TƯỚNG VÀ TỰ TƯỚNG

Cả hai ấn tướng này: Trì tướng và tự tướng đều là cảnh sở tri mà được tri nhận qua ngõ ý môn chứ không qua trung gian nhãn môn như ấn tướng ban đầu.

Sự khác nhau của hai ấn tướng này là đối với trì tướng sẽ được ý môn biết rõ như ngũ môn nhãn môn đã biết, từ hình thểkích thước đến màu sắc của cảnh sở tri này. Riêng về tự tướng cũng được ý môn nhận biết như thế, song giai đoạn này cảnh sở tri sẽ tinh tế, khiết hóa hơn, hơn cả 100 lần. Ðược ví dụ rằng cũng giống như trăng ngày rằm trong suốt không một gợn mây. Sở dĩ như vậy là vì tự tướng là khả năng thiền định thuần thục của hành giả thoát thai từ sự an trụ vào trì tướng bằng cách trùng lập nhiều lần. Tuy nhiên, tự tướng vẫn là cảnh giả định không phải cảnh Chơn đế như một số người đã sai lầm. Trong bộ kinh Visuddhimaggamaahaatiikaa do Ngài Dhammapaala là trước giả, nói rằng:

" Ta~nca kho pa.tibhaaganimitta.m neva va.n.navanta.m na sa.n.thaanavanta.m aparamatthasabhaavattaa"

" Nếu là Chân đế thời Tự tướng không có màu sắc hay một hình thể nào cả, do đó Tự tướng chỉ là cảnh giả định".

Ngài Anuruddha trước khi giải thích điều gì, lời nói đầu tiên là "Katha.m? - Tại sao?". Từ này thuật ngữ gọi là Kathetukammayataapucchaa - Lời tự vấn.


Mục lục | I | II-a | II-b | III | IV-a | IV-b | V | VI | VII

 


Vào mạng: 12-12-2001

Trở về thư mục "Kinh điển"

Đầu trang