- GIẢI
VỀ Ý NGHĨA CHỈ TỊNH
- THEO
THẮNG PHÁP YẾU HIỆP
- Hòa thượng Jotika
- IV (b)
9. ÁN XỨ
THÂN HÀNH NIỆM (Kaayagataasati)
Kaayagataasati
tức là tưởng về những thể trược thường xuyên.
Chi pháp:
Sở hữu Niệm trong 8 tâm Ðại thiện, lấy 32 thể trược làm cảnh.
Tiếng Kaaya
nghĩa là thân thể, gồm 32 thể trược.
Một lời
giải:
Kaayo
gataa = Kayagataa.
Kaayagataa ca saa sati = Kaayagataasati.
"Sự hiện
hành của 32 thể trược trong thân gọi là Kaayagataa - Thân hành".
Ghi nhận về
thân hành thì gọi là Thân hành niệm. Ở lời giải tự, không biết:
"Kaayagatasati", nguyên âm sau chữ T, Bậc Ðạo Sư không
dùng đoản âm mà dùng là Kaayagataasati.
Thân hành
niệm còn được gọi là án xứ 32 phần (Dvatti~msakaayakamma.t.thaana)
hay án xứ từng đoạn (Ko.t.thaasakamma.t.thaana). Bởi vì nguyên chữ Kaaya
và Ko.t.thaasa đều có nghĩa là một khối, một đống, một bộ phận.
Và trong nghĩa án xứ là chỉ cho 32 bộ phận hay 32 phần.
PHƯƠNG THỨC TU TẬP
Tu tập án
xứ này, đầu tiên vị hành giả phải thông thạo hai điều:
-
Uggahakosalla: thông thạo pháp học.
- Manasikaarakosalla: thông thạo pháp hành.
Uggahakosalla:
thông thạo về pháp học , phải biết 7 phương cách sau:
1. Vacasaa:
Sự quán xét bằng lời nói.
2. Manasaa: Sự quán xét bằng tư tưởng.
3. Va.n.nato: Sự quán xét bằng màu sắc.
4. Sa.n.thaanato: Sự quán xét bằng hình dáng.
5. Disaato: Sự quán xét bằng phương hướng.
6. Okaaso: Sự quán xét bằng vị trí.
7. Pariccheddato: Sự quán xét bằng sự phân định (như phân định tóc
khoảng đuôi hạt lúa, không có hai trong cùng một chân tóc).
Manasikaarakosalla: thông thạo 10 điều quan sát sau:
1. Anupubbato:
quán xét thứ tự.
2. Naatisiighato: quán xét không quá nhanh.
3. Naatisanikato: quán xét không quá chậm.
4. Vikkhepabba.tibaahanato: quán xét bằng sự nhất tâm, không phóng dật.
5. Pa.n.nattisamatikkamato: quán xét không dùng lối chế định.
6. Anupubbamu~ncanato: quán xét, biết loại bỏ những phần thể trược
không rõ nét (màu sắc, hình dạng, vị trí, kích thước)
7. Appaanato: biết quán xét chỉ một thể trược nào đó để dẫn đến
Kiên cố định.
8-10. Tayo ca suttantaa: quán xét trong ba phần: Adhicittasutta,
siitibhaavasutta, bojjha"ngakosallasutta.
GIẢI VỀ HAI THÔNG THẠO
HỌC TẬP ÐẦU.
Ðiều tinh
thục thứ nhất và thứ hai có một sự liên hệ nhau, đó là Vacasaa
- quán xét bằng lời nói và Manasaa - quán xét bằng tư tưởng. Do đó.
Vị hành giả cần phải biết Phật ngôn về 32 thể trược sau:
"Atthi
imasmi.m kaayo: Kesaa, Lomaa, Nakhaa, Dantaa, Taco,..., Muttanti".
"Trong
thân này gồm có: Tóc, Lông, Móng, Răng, Da,..., Nước tiểu".
PHỤ CHÚ:
Về thể trược
Oùc - Mattholu"nga~m trước đó không có trong Phật ngôn, Ðức Thế
Tôn dùng chung trong từ A.t.thimi~nja~m - Tủy. Ðến kỳ kết tập lần
thứ nhất, thì từ A.t.thimi~nja~m và Mu.t.thalanga~m được kể riêng
biệt để làm tròn số 20 Ðịa giới (Pa.thaviidhaatu).
Vị hành giả
tu tập, không tác niệm ở câu đầu: "Atthi imasmi~m kaaye - Trong thân
này có" và chữ cuối "iti - như vầy" (trong Muttanti =
Mutta~m + iti).
Ðiều cần
phải tác niệm chỉ là 32 phần thể trược được phân theo 6 nhóm như
sau:
1. Nhóm Taco
(da): Tóc, lông, móng, răng, da.
2. Nhóm Vakkasa: Thịt, gân, xương, tủy, thận.
3. Nhóm Papphaasa: Tim, gan, bầy nhầy, bao tử, phổi.
4. Nhóm Ma.t.thalu"nga: Ruột già, ruột non, vật thực mới, phẩn,
óc.
5. Nhóm Medacakka: Mật, đàm, mủ, máu, mồ hôi, mỡ đặc.
6. Nhóm Muttacakka: Nước mắt, mỡ lỏng, nước miếng, nước mũi, nước
nhớt, nước tiểu.
Vị hành giả
tu tập Thân hành niệm, các Ngài A-xà-lê dạy rằng: mỗi vị hành giả,
không nói riêng cho người thông thường hay vị trì Tam Tạng, đều cần phải
thuộc lòng những tên gọi thể trược, vì đó sẽ thuận lợi cho việc
quán xét bằng tư tưởng.
Tu tập, vị
hành giả đầu tiên tác niệm nhóm thể trược thứ nhất (nhóm Taca
- da) 5 ngày thuận, 5 ngày nghịch, 5 ngày cả thuận và nghịch, tức là tác
niệm nhóm Taca: kesaa, lomaa, nakhaa, dantaa, taco. Tác niệm thuận như vậy
5 ngày, rồi tác niệm nghịch: taco, dantaa, nakhaa, lomaa, kesaa cũng trong
5 ngày. Rồi cả thuận lẫn nghịch trong 5 ngày: kesaa, lomaa, nakhaa, dantaa,
taco, taco, dantaa, nakhaa, lomaa, kesaa. Tất cả 15 ngày đối với nhóm đầu.
Nhóm thứ hai cũng 15 ngày như trên. Kế đến, gom nhóm I và II, rồi tác niệm:
kesaa, lomaa, nakhaa, dantaa, taco, ma~msa~m, nahaaru, a.t.thi, a.t.thimi~nja~m,
vakka~m. Thuận như vậy 5 ngày, rồi nghịch 5 ngày. Thuận và nghịch 5
ngày. Tất cả 15 ngày đối với 2 nhóm.
Tiếp theo,
hành giả tác niệm nhóm thứ III cũng thuận, nghịch, thuận và nghịch
trong 15 ngày, rồi tác niệm chung ba nhóm tương tự như trên.
Ðối với
nhóm thứ IV, V, VI cũng vậy. Sau khi tác niệm mỗi nhóm thuận, nghịch, thuận
và nghịch rồi trở lại ban đầu.
Thời gian tất
cả sáu nhóm là 5 tháng 15 ngày. Phương thức đã trình bày là dùng ngôn ngữ
Pàli mà tác niệm. Khi đã tu tập đầy đủ 6 nhóm, mọât thể trược nào
đó sẽ rõ nét đối với tâm hành giả và lúc ấy hành giả cũng nhận thức
rằng không có sự sống trong thể trược đó. Nhưng, nếu không một thể
trược nào rõ nét, tức hành giả vẫn tưởng những thể trược có sinh mạng
thì có thể do ngôn ngữ khác, chẳng hạn tiếng Mẹ đẻ mà hành giả khó
thể nhập. Hành giả nên dùng ở ngôn ngữ thông thường.
Về phương
thức tu tập cũng như trên, chỉ thay đổi ngôn ngữ.
Trong Bộ
Chú Giải (Atthakathaa) Sammohavinodanii, phần Satipa.t.thaanavibha"nga,
trang 237, Ngài Buddhaghosa giải rằng:
Tacapa~ncake
taava he.t.thaa vuttanayeneva anulomato pa~ncaaha~m pa.tilomato pa~ncaaha~m,
anulomapa.tilomato pa~ncaahanti a.d.dhamaasa~m sajjhaayo kaatabbo.
Tato aagariyassa santika~m gantvaa vakkapa~ncaka~m ugga.nhitvaa tatheva a.d.dhamaasa~m
sajjhaayo kaatabbo.
Tato te dasapi ko.t.thaase ekato katvaa a.d.dhamaasa~m.
Puna papphaasupa~ncakaadiisupi ekeha~m ugga.nhitvaa a.d.dhamaasa~m.
Tato te pa~ncadasapi ko.t.thaase a.d.dhamaasa~m.
Ma.t.thalu"ngapa~ncaka~m a.d.dhamaasa~m.
Tato te viisati ko.t.thaase a.d.dhaamasa~m.
Medacakka~m a.d.dhamaasa~m.
Tato te chabhiisati-pi ko.t.thaase- ekato katvaa a.d.dhamaasa~m.
Muttasakka~m a.d.dhamaasa~m.
Tato sabbepi dvatti~msa ko.t.thaase ekato katvaa a.d.dhamaasanti eva~m cha maase sajjhaayo
katabbo.
Ở nhóm đầu,
Tacopa~ncaka, hành giả tác niệm trong nửa tháng: thuận 5 ngày, nghịch
5 ngày, cả thuận và nghịch 5 ngày.
Sau khi tác niệm 15 ngày ở nhóm I, vị hành giả đến Vị Thầy học thêm
về nhóm thứ hai Vakkapa~ncaka. Rồi cũng tu tập trong 15 ngày.
Ðã tu tập 15 ngày đối với nhóm thứ hai, tiếp đến hành giả tác niệm
cả nhóm I và II với 10 phần thể trược 15 ngày tiếp theo.
Rồi nhóm thứ III, Papphaasapa~ncaka cũng với 15 ngày như trên.
Gom chung ba nhóm, gồm 15 thể trược, trong 15 ngày tiếp theo.
Nhóm thứ IV, Mutthalu"nga trong 15 ngày.
Gom 4 nhóm, gồm 20 thể trược trong 15 ngày.
Nhóm V, Medaka, trong 15 ngày.
Gom chung 5 nhóm, gồm 26 thể trược trong 15 ngày.
15 ngày đối với nhóm Muttacakka.
Gom chung 6 nhóm với 32 thể trược trong 15 ngày.
Tất cả thời
gian tu tập là 6 tháng. Thời gian các Ngài A-xà-lê nói là 6 tháng là tính
tròn số, nếu chính xác hơn thì chỉ 5 tháng 15 ngày.
Hành án xứ
này đối với 3 hạng người: lợi căn, trung bình, độn căn.
Hạng người
lợi căn (Tikkhapuggala), người tích trữ nhiều pháp đọâ trong quá
khứ. Hạng trung bình (Majjhimapuggala) tức là người cũng đã vun trồng
pháp độ trong quá khứ nhưng không quá trội. Và hạng độn căn (Ma.n.dapuggala)
tức những người trong quá khứ ít tích trữ căn lành pháp độ.
Nếu là người
lợi căn, thời gian hành trì không phải đến 5 tháng 15 ngày, chỉ trong khoảnh
khắc học tập án xứ với vị Thầy, những thể trược vẫn có thể rõ
nét đối với tâm hành giả và ngay khi ấy, Thiền, Ðạo, Quả sẽ hiển lộ.
Còn nếu là người độn căn thời gian hành trì sẽ kéo dài hơn nữa,
nghĩa là hơn mức 5 tháng 15 ngày. Riêng người trung bình như thời gian đã
nói khoảng 5 tháng 15 ngày hay 6 tháng, là nói cho hạng người này.
Các Ngài
A-xà-lê viết rằng:
Tattha
upanissayasampannassa sappa~n~nassa bhikkhuno kamma.t.thaana~m ugga.nhantassava
ko.t.thaasaa upa.t.thahanti.
Majjhimapa~n~nassa hi vasena aacariyaa chahi maasehi paricchinditvaa tanti~m .thapayi~msu.
Yassa pana ettaavataapi ko.t.thaasaa paaka.taa na honti tena tato parampi sajjhaayo
kaatabbo eva na ca kho aparicchinditvaa cha cha maase paricchinditvaa kaatabbo.
Ðối với
ba hạng người này (lợi căn, trung bình, độn căn), vị Tỳ Kheo hành giả
mà tái tục bằng tâm hợp vô trợ và cũng là người đầy đủ thiện
căn, thì sẽ thành tựu Ðạo, Quả trong thời gian học tập án xứ.
Các Ngài A-xà-lê quy định thời gian 6 tháng là nói cho hạng người trung bình.
Khi những phần thể trược không hiển lộ rõ nét đối với những người
tuệ kém, trong suốt sáu tháng theo mức định, thì cần phải tác niệm thời
gian nhiều hơn nữa.
Việc làm lặp
lại này cũng theo một thứ tự, tức 6 tháng trước và sau chỉ là lần thứ
nhất và lần thứ hai (nói rõ hơn là lặp lại 6 tháng ban đầu - N.D)
Ơû mỗi
nhóm khi tác niệm lần đầu, hành giả chỉ đơn thuần là niệm đọc,
như nhóm I là tóc, lông, móng, răng, da, chỉ như thế, chớ không cần phải
suy quán thuộc màu gì, là vật bất tịnh, là Thủy giới, Ðịa giới,...Riêng
vị Thầy hướng dẫn cũng không cần nói rõ những sự phân biệt ấy, chỉ
dạy những phần thể trược cần tác niệm, điều này nhằm để tránh sự
nhầm lẫn. Vì nếu được chỉ dạy cách niệm đọc cùng sự quán màu sắc,
khi hành giả tu tập mà sắc tưởng (va.n.nanimitta) tức sắc màu hiển
lộ, điều này không có gì ngạc nhiên và đã được chỉ dạy như thế.
Nhưng nếu ngược lại, sắc tướng không hiển lộ mà yếm ố tướng (patikuula)
tức sự nhàm chán hay Giới tướng (dhaatunimitta) là Ðịa đại và Thủy
đại. Bấy giờ, hành giả sẽ lầm tưởng rằng mình đã thực hành sai lạc,
bởi vì ấn tướng này không như học hỏi. Hành giả đã làm những điều
dạy bảo trở thành những điều trở ngại.
Nếu vị Thầy
hướng dẫn chỉ đơn thuần dạy những phần thể trược để niệm đọc,
thì khi hành giả hành trì, sắc tứơng, yếm ố tướng hay giới tướng có
hiển lộ vẫn hoàn toàn vô hại. Vị Thầy hướng dẫn sẽ càng dễ dàng
trong việc chỉ bảo học trò. Nếu hiển lộ sắc tướng thì đó là do vị
hành giả (học trò) đã vun trồng nhiều pháp độ cùng sự tu tập án xứ
màu sắc hoàn tịnh trong quá khứ nay sắc tướng mới hiển lộ như thế.
Án xứ màu sắc là án xứ thích hợp với vị hành giả. Vị Thầy nên hướng
dẫn hành giả , chỉ bảo phương cách niệm đọc quan sát theo màu sắc. Nếu
là những ấn tướng khác, yếm ố tướng và giới tướng , ấy cũng chỉ
vì trong quá khứ đã tích tập những pháp độ cùng sự phát triển án xứ
yếm ố hay Ðịa đại. Vị Thầy sẽ hướng dẫn với phương cách thích hợp
với đệ tử (vị hành giả).
Việc mà sắc
tướng hiển lộ cũng bởi vì các phần thể trược có mang màu sắc, khi
đọc niệm kesà hay tóc, màu đen hay màu trắng hay màu hoe sẽ trở thành sắc
tướng để hiển lộ, vì tóc có nhiều màu sắc. Răng, móng, lông, da cũng
tương tự như vậy. Kết quả an trú vào sắc tướng sẽ chứng đạt một
trong năm thiền tầng sắc giới nào đó. Nhờ nền tảng thiền Sắc giới
này phát triển Minh sát cho đến chứng A-la-hán Ðạo và Quả. Còn đối với
yếm ố tướng hiển lộ cũng bởi những thể trược là vật đáng nhờm
gớm, và kết quả sự niệm đọc, quan sát theo khía cạnh nhờm gớm chứng
đạt Sơ thiền Sắc giới, nền tảng Sơ thiền này giúp hành giả phát triển
Minh sát cho đến A-la-hán Quả.
Giới tướng
hiển lộ vì hai phần thể trược từ Kesaa đến Matthalu"nga~m
thuộc về Ðịa giới, 12 thể trược còn lại thuộc về Thủy giới. Kết
quả niệm đọc quan sát theo giới tướng sẽ đạt đến cận định, chứ
không đến thiền chứng. Rồi nhờ nền tảng Cận định, phát triển Minh
sát cho đến khi chứng đạt A-la-hán Quả.
Trong ba ấn
tướng kể trên, sắc tướng và yếm ố tướng hiển lộ sẽ dễ dàng hơn,
và hành giả xác định đó là sắc tướng hay yếm ố tướng cũng không
khó, cả vị Thầy hướng dẫn cũng vậy. Riêng về giới tướng thì khó
hiện khởi hơn cả, hành giả và vị Thầy hướng dẫn cũng khó xác định.
Do đó, phần tiếp theo sẽ nói về phương thức niệm đọc và quan sát
theo giới tướng.
Giới tướng
hiển lộ là trong lúc hành giả niệm đọc phần thể trược (một trong sáu
nhóm), bấy giờ không có một ý niệm nào về nghĩa chế định tức những
hình dáng của thể trược như tóc, lông, móng, răng, da, và cũng không xem
thể trược là một sự sống có ý thức. Cũng như khi nhìn đám tro tàn của
thi thể sẽ không thấy ở đó cái gì là nam, là nữ, chỉ là mỗi một
tro tàn. Tương tự khi đọc niệm về tóc, cũng chỉ thấy như cỏ mọc trên
gò đất, lông cũng như cỏ tranh trên mái nhà, móng cũng như móng chân ngựa,
răng giống như hột trái bầu cắm xuống đất, da cũng giống như da bò sấy
bị căng thẳng. Thịt cũng như đất trét vách nhà, gân như dây buộc thắt
rui mè, xương như cột đà sườn nhà,...chớ không thuộc về người nam
hay người nữ, hay chúng sanh. Tâm hành giả khi đã ghi nhận như vậy tức
là đã xác định được Giới tướng. Phương thức niệm đọc và quan
sát theo giới tướng ấy, vị hành giả suy quán rằng: tóc không biết rằng
: "Ta mọc trên da đầu", ngược lại da đầu cũng không biết rằng:
"Tóc mọc trên ta". Và tóc này chẳng phải là người, chẳng phải
là vật thức tri, chỉ đơn thuần là sắc pháp, tức Ðịa giới ấy. Tiếp
đến, lông không biết rằng: "Ta mọc khắp da bao bọc thân", ngược
lại da cũng không biết rằng: "Lông mọc trên ta", v.v...tương tự
như vậy đối với 20 thể trược thuộc Ðịa giới.
Còn các thể
trược thuộc Thủy giới, tức từ pitta~m (mật) cho đến mutta~m
(nước tiểu) cũng tương tự trên, chỉ khác nhau đây là Thủy giới.
Trong lúc niệm
đọc và quan sát chỉ thấy là Ðịa giới hay Thủy giới, chẳng phải người,
chẳng phải một sự sống có ý thức.
Bấy giờ, Ussadaatejo
xuất hiện ở vùng bụng, Ussadaavaayo xuất hiện ở chót mũi, và nếu
đuợc hiểu một cách rõ ràng như thế là đã quán xét đầy đủ bốn giới
hay đã thành tựu án xứ tứ đại phân quán. Thấy được bốn giới trong
thân một cách đầy đủ, từ đó quán xét đến sắc y sinh (upaadaayaruupaa)
nương bốn giới (Tứ đại) trong thân. Như thế là đã quán xét thấy sắc
uẩn trong thân. Tiếp theo là bốn danh uẩn tức sự tiếp xúc giữa Môn và
Cảnh. Hiểu rõ giai đoạn này là hành giả thấy ngũ uẩn trong thân. Quán
xét thêm nữa 12 xứ, 18 giới. Ðến đây hành giả đã thành tựu Trí Phân
Biệt Danh Sắc (naamaruupapariccheda~naa.na). Rồi quán xét thấy rằng
Danh Sắc đang hiện hữu này chính là do Vô minh (Avijjaa), Ái (ta.nhaa),
Nghiệp (kammaa) và Vật thực (aahaara) chớ không một nguyên
nhân nào khác, đó là paccayapariggaha~naa.na không còn ý niệm về chúng sanh,
người, sinh mạng, hay không phải sinh mạng, chỉ là Danh và Sắc được hình
thành từ bốn nhân, hiểu như vậy là thành tựu ~naa.napari~n~naa. Vị
hành giả tu tập theo sự quán xét tứ đại, khi đạt đến Paccayapariggaha.na~naa.na
thì được gọi là Cuu.lasotaapatti (Tiểu Tu-đà-hườn), tức giai đoạn
đầu tiến đến Tu Ðà Hườn. Ðây cũng là kết quả có được nhờ sanh
làm người, gặp Phật Giáo. Vẫn tiếp tục thêm nữa sẽ thành tựu Majjhimasotaapatti,
Mahaasotaapatti cho đến Arahatta.
Ðây là
quá trình phát triển sau khi Giới tướng xuất hiện.
CHỨNG ÐẠT THIỀN CAO,
ÐẠO, QUẢ TỪ ÁN XỨ THÂN HÀNH NIỆM.
Kết quả từ
quán xét theo khía cạnh nhờm gớm (pa.tikuula) chỉ dẫn đến thiền tầng
thứ nhất. Muốn phát triển các thiền tầng cao hơn, vị hành giả an trú
vào những màu sắc của những thể trược, tức không quán xét theo khía cạnh
nhờm gớm nữa mà dựa vào màu sắc để tu tập án xứ màu sắc hoàn tịnh
và phát triển bốn thiền tầng còn lại.
Riêng đối
với Ðạo Quả được chứng đạt từ án xứ thân hành niệm này, là sau
khi chứng đạt Thiền sắc giới (không nhất thiết đã là thiền tầng thứ
mấy), hành giả quán xét thể trược theo khía cạnh nguyên chất (dhaatu).
Khi giới tướng hiển lộ vị hành giả tiếp tục suy quán
Phần trước
trình bày là vị hành giả dựa vào nền tảng Kiên cố định hay Cận định
sanh từ án xứ Thân hành niệm theo khía cạnh sắc tướng, yếm ố tướng
hay giới tướng, rồi tu tập Minh sát cho đến khi chứng A-la-hán quả, đây
chỉ nói là nhờ nền tảng tâm định có từ án xứ Thân hành niệm.
Riêng phương
thức tu tập và cảnh của Ðạo Quả thì không giống nhau, nghĩa là cảnh
cho Ðạo Quả sẽ lấy thiền chi hay Danh Sắc hiện có ở vị hành giả chớ
không phải là thể trược (như thiền tầng sắc giới). Về phương thức
sẽ quán xét các thiền chi hay Danh Sắc đang hoại diệt theo lối vô thường,
khổ, vô ngã, chớ không phải niệm đọc những phần thể trược tóc,
lông, móng, răng, da,...
Oû phần trước
nói rằng: Ðạo Quả sanh từ sự tu tập Thân hành niệm, điều này cũng
không sai, vì dựa vào thể trược để thấy về tứ đại mà phát triển,
do đó mới nói rằng Thân hành niệm cũng thành tựu Ðạo và Quả. Nói chứng
được thiền tầng cao cũng với ý nghĩa trên.
GIẢI VỀ NĂM UGGAHAKOSALLA
CÒN LẠI.
Trong bảy Uggahakosalla,
điều I và II là Vaccasaa và Manasaa là hai điều quan yếu trong
việc hướng dẫn cũng như trong việc thực hành án xứ Thân hành niệm. Năm
điều còn lại chỉ là phần phụ thuộc cho điều thứ hai manasaa (cách
quán sát bằng tư tưởng). Nghĩa là khi quán sát một thể trược nào đó
bằng cách niệm đọc (vacasaa) đồng thời tư tưởng cũng xét đến
các khía cạnh màu sắc (va.n.nato - điều 3), hình dạng
(sa.n.thaanato - điều 4), phương hướng (disato- đi?u 5), vị
trí (okaasato - điều 6) và sự phân định (paricchedato
- điều 7). Ở đây sẽ nói năm điều này đối với nhóm thể trược
đầu tiên: Nhóm Tacapa~ncaka. Các nhóm còn lại tương tự như nhóm
này.
1. Kesaa
- Tóc: Va.n.na - màu đen, trắng hoặc đỏhoe. Sa.n.thaana: Hình dạng
tròn và dài. Disa: mọc hướng trên. Okaasa: ở trên da đầu phủ
hai mang tai, trước trán và sau ót. Pariccheda: chân tóc cắm vào lớp
da đầu khoảng bằng đầu hột lúa, phần ngọn tiếp giáp không khí (nghĩa
là phân định được dài hay ngắn), không có hai sợi trong cùng một lỗ
chân tóc. Và tóc chỉ mọc ở thân thể chớ không ở vật khác.
2. Lomaa
- Lông: Va.n.naato: màu vàng, đen. Sa.n.thaana: hình dạng như rễ
thốt nốt. Disa: ở hướng trên và hướng dưới (hướng trên kể từ
rún trở lên, hướng dưới kể từ rún trở xuống). Okaasa: ở khắp
châu thân trừ chỗ tóc mọc, hai lòng bàn tay và hai lòng bàn chân. Pariccheda:
chân lông ăn vào da khoảng bằng trứng chí, phần trên tiếp giáp hư không,
không có hai sợi trong cùng một chân lông và lông chỉ có ở trong thân thể
chứ không có ở vật khác.
3. Nakhaa
- Móng: Va.n.naa - màu trắng. Sa.n.thanaa:hình dáng như vẩy cá. Disaa:
móng tay ở hướng trên, móng chân ở hướng dưới. Okaasa: mọc ở
đầu ngón tay, ngón chân. Pariccheda: bề mặt dưới móng tay là hư không,
không có hai ngón tay trong cùng một ngón và chỉ có trong thân thể chớ
không có ở vật khác.
4. Dantaa
- Răng: Va.n.na: màu trắng. Sa.n.thaana: có nhiều hình dạng, bốn
răng giữa giống như hạt bầu cắm xuống đất. Hai răng nhọn hai bên giống
như bông lài chưa nở. Hai răng kế (hai bên răng ở mỗi bên răng nhọn) đầu
răng và chân răng có hai ngạnh giống như cây dót bò. Hai răng kế, đầu
răng và chân răng có ba ngạnh. Hai răng trong cùng đầu răng và chân răng có
bốn ngạnh. Răng hàm trên và hàm dưới giống nhau. Okaasa: mọc bên
hai hàm. Pariccheda: đầu răng tiếp xúc với hư không, chân răng là phần
hàm. Không có hai răng trong cùng một chổ. Và chỉ có trong thân thể chứ
không có ở vật khác.
5. Taco
- Da: Va.n.na: màu đen, đen ngâm, vàng hoặc trắng. Sa.n.thaana:
hình dạng như thân thể. Disato: hướng trên và dưới. Okaasa:
ở khắp châu thân. Pariccheda: dưới lớp da là chổ bám, trên lớp da
là hư không. Da chỉ có ở trong thân thể chứ không ở những vật khác.
Hành giả
suy quán tiếp theo: "Tóc, lông, móng, răng, da, ..., này quả thật là vật
đáng gớm. Giả như người ta thấy tóc hay lông hay móng ... hay vật gì đó
hình dạng tương tự mà rơi vào thức ăn. Dầu đó là món thượng vị
cũng không khỏi bị ghê tởm."
LỢI ÍCH CỦA VIỆC QUÁN
THỂ TRƯỢC THEO NĂM UGGAHAKOSALLA
Phần lớn
mọi người nhìn nhau trong ý nghĩ sai lầm: đây là người, đây là người
nam, đây là người nữ, là xấu, là đẹp,...Và vẫn như vậy mà nảy sinh
những phiền não trong suốt thời gian sai lầm. Quán xét thể trược theo mọi
khía cạnh màu sắc hình dạng ...những sai lầm tưởng là người này, là
kẻ kia không còn nữa, khi sắc tướng (va.n.nanimitta) hay uế tướng (pa.tikuulanimitta)
hay giới tướng (dhaatunimitta) được hiển lộ, các phiền não cũng
được xa lìa. Ðây là nguyên nhân thiết yếu dẫn đến sự thành đạt
A-la-hán Quả. Cũng như một hình nộm con cọp bằng điện tử, người thợ
lắp ráp, đi tới lui, há mồm...nhìn thóang qua cứ ngỡ là thật, sẽ làm
những đứa trẻ hốt hoảng sợ hãi. Nhưng khi người thợ cho thấy từng
bộ phận đã tháo rã, thì chúng đến nô đùa mà không hoảng sợ. Tương
tự, vị hành giả quán xét theo năm Uggahakosalla cũng để hành giả
có cái nhìn bản thân như vậy.
TRƯỜNG HỢP BA TƯỚNG
KHÔNG HIỂN LỘ
Trường hợp
này, Ngài Buddhaghosa đã nói đến phần Satipatthaanavibha"nga của Bộ
Chú Giải Sammahavinodhaanii như sau:
"Yassa
pana neva va.n.nato upa.t.thaati na pa.tikuulato na su~n~nato tena me upa.t.thatiiti na
kammatthaana.m visasajjetvaa nisiititabba.m ko.t.thaasamanasikaareyyeva pana yogo kaatabbo
poraanakattheraa kiraa ko.t.thaasamanasiaarova pamaa.nanti aaha.msu".
"Ai quán
về thể trược mà những sắc tướng (va.n.nanimitta) - cái được ghi
nhận là màu sắc, uế tướng (pa.tikuulanimitta) - sự gờm nhớm, sự
rỗng không của một hữu tình mạng (sattajiiva) không được hiển lộ,
vị hành giả cũng chớ nên từ bỏ án xứ này, chỉ vì nghĩ rằng ấn tướng
không thể hiển lộ. Hãy tiếp tục quán xét thêm nữa, bởi vì các Ngài
A-xà-lê tiền bối đã nói: "Sự quán xét thể trược này là một điều
tối cần thiết".
Khi vị hành
giả không từ bỏ, vẫn tiếp tục hành trì như các Ngài A-xà-lê đã dạy
sẽ nhận được một kết quả chắc chắn.
Các bộ phận
thể trược sẽ được hiển lộ từng phần riêng biệt, được tri nhận
từ chính bản thân hành giả và của người khác, cũng như nhìn một chùm
hoa được kết bằng 32 bông. Vị hành giả cũng thấy ở mình, ở người
khác hay bất kỳ một chúng sanh nào đó, là từng phần thể trược kết hợp
chớ không còn nghĩ rằng là người này, là kẻ kia, chúng sanh này, chúng
sanh kia như từ trước vẫn lầm tưởng. Những lúc thọ thực cũng không
nghĩ rằng : Ta đang đưa vật thực vào miệng, Ta đang nhai, Ta đang nuốt, mà
chỉ đơn giản ghi nhận rằng: những vật thực đang được đổ vào những
bộ phận thể trược. Từ đó ấn tướng sẽ hiển lộ như ý muốn của
hành giả. Sau đó, Thiền và Ðạo, Quả sẽ xuất hiện tiếp theo từ sự
quán xét các ấn tướng.
Các Ngài
A-xà-lê nói rằng những vị thành đạt A- la- hán phần lớn từ án xứ
Thân Hành Niệm với 7 Uggahakosalla.
GIẢI VỀ 10 MANASIKAARAKOSALLA
1. Anupubbato:
quán xét theo tuần tự. Tức sau giai đoạn thông thạo về bảy điều học
tập (Uggahakosalla), vị hành giả không cần phải niệm đọc bằng lời,
chỉ quán sát 32 thể trược bằng tư tưởng theo tuần tự màu sắc, hình
dạng, vị trí, phương hướng và phân định.
2. Naatisiighato:
quán sát không quá nhanh, vì nếu quá nhanh, những màu sắc, hình dạng...khó
mà nhận rõ.
3. Naatisa.niko:
quán sát không quá chậm, vì nếu quá chậm, những màu sắc, hình dạng...hành
giả có thể xem đó là những cái xinh đẹp. Mà điều này sẽ ngăn trở mục
đích cuả án xứ : Thiền, Ðạo, Quả.
4. Vikkheppappa.tibahanaato:
quán xét bằng cách nhất tâm, không phóng dật. Tức sự thực hành của vị
hành giả giống như người đang đi gần vực thẳm, cần phải hết sức cẩn
thận để khỏi sa chân. Vị hành giả cũng vậy, nên giữ gìn tư tưởng
an trụ không để phóng dật, rồi an trú vào cảnh án xứ.
5. Pa~n~nattisamatikkhamato:
quán sát vượt ngoài chế định. Tức trong khi tuần tự quán sát, vị
hành giả quán sát theo Danh chế định (naamapa~n~natti) và Hình thức
chế định (sa.n.thaanaapa~n~natti) để uế tướng hiển lộ (Pa.tikuulanimitta).
Nhưng sau khi uế tướng hiển lộ, không cần phải quan sát theo Danh chế định:
tóc, lông,...hay Hình thức chế định: hình dạng, kích thước,... Cũng như
một người đi vào rừng gặp giếng nước trong lúc mệt nhoài tìm kiếm,
liền ghi nhận vị trí để dễ dàng đến những lần sau, khi cần. Nhưng
sau khi đã đến nhiều lần thì không cần phải ghi nhớ vị trí ấy nữa.
Tương tự, sau khi uế tướng hiển lộ, vị hành giả không nên dựa vào
chế định.
6. Anupubbamu~ncanato:
quán sát biết loại bỏ những phần thể trược không rõ nét. Nghĩa là
khi thứ tự quan sát thể trược từ tóc theo thuận và từ nước tiểu
theo nghịch cho đến tóc, vị hành giả xét thấy một thể trược hay một
nhóm thể trược nào đókhông rõ nét thì cần loại bỏ, rồi chỉ quan
sát những thể trược còn lại. Trong sự quan sát tiếp theo này cũng loại
bỏ những thể trược mà xét thấy là kém rõ ràng. Và như thế cho đến
khi còn hai thể trược, hành giả sẽ chọn một thể trược trong hai là
rõ ràng nhất để quan sát. Vì khi sau cùng chỉ giữ lại một thể trược
làm án xứ chứ không là 32. Ðiều này các Ngài A-xà-lê ví dụ cũng giống
như người thợ săn muốn bắt con khỉ trong vườn cây Ta-la có 32 cây. Ðầu
tiên dùng mũi tên bắn lá cây nơi con khỉ đang ngồi để đuổi nó. Con khỉ
liền chuyển qua cây thứ hai. Rồi cây thứ hai, thứ ba, thứ tư, và nếu cứ
mãi như thế cho đến hết những cây trong vườn Ta-la. Trở lại cây ban đầu
rồi đến cây cuối cùng. Dù suốt cả buổi, sức đã kiệt, người thợ
săn cũng không làm sao giữ con khỉ ấy ở lại một cây. Tương tự, 32 thể
trược là vườn Ta-la 32 cây, tâm là con khỉ và vị hành giả như người
thợ săn.
7. Appanaato:
biết quan sát một thể trược nào đó để dẫn đến Kiên cố định. Tức
sau khi lần lượt loại bỏ những thể trược không rõ ràng. Chỉ giữ lại
một thể trược nào đó mà xét thấy là rõ nét nhất. Rồi tiếp tục
quán xét cho đến khi đạt thiền chứng. Vị hành giả không cần phải
quán xét đến những thể trược đã loại bỏ, vì dù thể trược cũng có
thể dẫn đến thiền chứng. Sở dĩ ban đầu phải cần xét đến 32, vì
như vậy sẽ có hai điều lợi: thứ nhất có thể chứng đạt thiền tầng
đầu tiên của sắc giới khi quán thuận và nghịch về 32 thể trược. Thứ
hai, nếu chưa đạt thiền chứng, hành giả sẽ dễ dàng chọn lấy một thể
trược thích hợp với mình (điều 6).
8-10. Tato
ca suttantaa - quán xét theo ba Sutta: là Adhicittasuttan,
Siitibhaavasutta và Bojjha"ngakosallasutta. Tức là vị hành giả kiểm
soát việc thực hành theo ba sutta để Ðịnh và Cần có một sức mạnh như
nhau và dẫn đến Thiền, Ðạo và Quả.
Thực hành
theo Adhicittasutta (Tăng tiến tâm) là vị hành giả quán sát trong ba tướng:
Ðịnh tướng (Samaadhinimitta) - Tâm đình trụ, Cần tướng (Paggaahanimitta)
- Sự tinh cần năng động, và Xả tướng (Upekkhaanimitta) - Tâm quân
bình. Nếu một tướng nào đó quá trội hay quá kém, vị hành giả cần
quân bình nhau cho đến khi đạt mức tăng tiến tâm (Adhicitta), nghĩa
là có khả năng giúp cho tâm an trú khắn khít với cảnh hơn. Việc phải
quân bình vì nếu Ðịnh tướng quá trội sẽ dễ tạo cho sự biếng nhác,
lui sụt. Hay Cần tướng quá trội sẽ dễ phóng dật, mông lung. Còn nếu Xả
tướng quá trội cũng không thể dẫn đến Thiền, Ðạo, Quả. Do đó, vị
hành giả không nên hướng tâm quá nhiều về một tướng mà chỉ nên ba tướng
ấy được quân bình. Ðức Thế Tôn ví dụ rằng: Cũng giống như người
thợ kim hoàn đầu tiên đốt lửa rồi dùng gắp kẹp thỏi vàng hơ nóng.
Song, mỗi việc thổi lửa, rưới nước và dừng lại. Những việc này phải
làm một cách thích hợp vừa đủ, không hơn không kém, thỏi vàng ấy mới
được kham nhậm, màu sắc xinh đẹp và có thể làm bất kỳ món trang sức
nào tùy thích. Nếu những việc thổi lửa, rưới nước và dừng lại
không đúng mức, quá thừa, quá thiếu thì không bao giờ có thể thực hiện
như ý muốn.
Thực hành
theo lối tịch tịnh (Siitibhaava), tức vị hành giả thực hành theo
sáu pháp để thấu đáo Níp-bàn. Sáu pháp đó là:
- Hạn chế
trong lúc cần hạn chế, tức là những khi tâm quá năng nổ , gắng sức.
- Khích lệ những lúc cần khích lệ,khi tâm thụ động, buồn chán, lui sụt.
- Sách tấn trong lúc cần sách tấn, khi tâm không thỏa thích trong việc
hành trì.
- Chấp nhận trong lúc cần chấp nhận, khi tâm đang thỏa thích với án xứ.
- Tâm luôn hướng đến Ðạo, Quả.
- Vui thích trong Níp-bàn.
Thực hành
trong lối Giác chi thiện xảo (Bojjha"ngakosalla), tức khi tâm có sự
buồn chán, lui sụt, thiếu tinh cần, khi ấy cần trau dồi Trạch pháp giác
chi (dhammavicayasambojjha"nga), Cần giác chi (Viriyasambojjha"nga),
Hỷ giác chi (piitisambojjha"nga). Ba chi phần này nên làm lớn mạnh
vượt trội. Khi tâm quá năng nổ xông xáo đến mức phóng dật, tán động
thì cần trau dồi Tịnh giác chi (Passadhisambojjha"nga), Ðịnh giác
chi (Samaadhisambojjha"nga) và Xả giác chi (Upekkhaasambojjha"nga).
SỰ KHÓ KHĂN TRONG LÚC THỰC
HÀNH THÂN HÀNH NIỆM.
Trong 40 án
xứ Chỉ tịnh, mười tùy niệm và bốn Phạm trú là khó thực hành hơn cả.
Vì hành giả phải thông về pháp học, sau đó mới có thể hành trì. Nếu
không, việc thực hành sẽ vô hiệu quả. Riêng về án xứ Thân hành niệm
lại càng khó khăn hơn. Vị hành giả cần phải học về phương thức tu tập
theo 7 Uggahakosalla cũng như bao nhiêu người khác học tập về pháp học.
Một trong ba tướng có thể hiển lộ ở giai đoạn này rồi sau đó, Thiền
và Ðạo, Quả chứng đạt tiếp theo. Nhưng nếu sau khi đã học tập (nghĩa
là sau giai đoạn thực tập ban đầu), một trong ba tướng vẫn không hiển
lộ, thì cần thực hành theo 10 Manasikaarakosalla. Khi một trong các tướng
hiển lộ, Thiền và Ðạo, Quả sẽ chứng đạt như ý muốn. Giai đoạn này
tuy rất khó khăn, nhưng nếu nghĩ đến quả báu và lời sách tấn của những
vị A-xà-lê trong Bộ Sammohavinodanii, vị hành giả chớ nên nản
lòng.
1. Ya~m
kamma.t.thaana~m bhaavetvaa aruhatta~m pattaana~m bhikkhuuna~m vaa bhikkhuniina~m vaa
upaasakaana~m vaa upaasikaana~m vaa ga.nanaparicchedo naama natthi.
2. So hi
ima~m patipatti~m pa.tipajjati so bhikkhu naama hoti, patipannako hi devo vaa hotu manusso
vaa bhikkhuuhi sa"nkhaya~m gacchati yeva.
1. Những Vị
Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cận sự Nam, Cận Sự Nữ, đã thành đạt A-la-hán, phần
lớn rất nhiều từ án xứ này (thân hành niệm).
2. Ai tu tập
án xứ thân hành niệm này, đều được gọi là Tỳ Kheo. Người tu tập
án xứ này hằng được Chư Thiên hay loài người bảo vệ, hộ trì như mọi
Vị Tỳ Kheo khác.
Vả lại,
trong Visuddhimaggatthakathaa, các Ngài A-xà-lê nói rằng: việc tu tập
thân hành niệm chỉ có trong thời gian Phật giáo, ngoài ra không thể có. Mặc
dù các ngoại đạo vẫn bị xem là giáo chủ và truyền bá giáo thuyết ở
mỗi thời kỳ, cũng không thể trình bày phương thức thực hành thân hành
niệm, chỉ bởi vì đây là khả năng của Ðấng Chánh Ðẳng Giác, chớ
không thể ở một ai khác. Ðức Thế Tôn nói về thân hành niệm như vậy:
"
Ekadhammo bhikhave bhaavito bahuliikato mahato sa.mveggaaya sa.mvattati ... yesa.m
kaayataasati aaraddhaati"
"Này Chư
Tỳ Kheo! Một pháp, khi Vị Tỳ Kheo tu tập, làm phát triển, làm lớn mạnh,
làm tăng trưởng sẽ trở nên kinh cảm (sa.mvega) thân và tâm. Ðem lại
lợi ích ngay trong hiện tại, thoát ly mọi trói buộc, hướng đến Chánh
niệm tỉnh giác, thấy rõ tự thân là vô thường, khổ, vô ngã và bất mỹ.
Hiện tại lạc trú. Thành đạt Tam Minh, Níp-bàn và hưởng an lạc quả vị
(Phalasamaapatti). Pháp ấy chính là Thân Hành Niệm".
"Này Chư
Tỳ Kheo, những ai thực hành Thân hành niệm, những người ấy hưởng được
hương vị bất tử tức Níp-bàn mà những người không hành trì không thể
nhận biết".
"Này Chư
Tỳ Kheo! Ai thực hành thân hành niệm viên thành, người ấy đã hưởng
được hương vị bất tử, không còn ngờ vực Níp-bàn, không còn sai lầm
con đường dẫn đến Níp-bàn. Ai chưa thành đạt án xứ thân hành niệm,
người ấy không hưởng được hương vị bất tử, ngờ vực về Níp-bàn,
sai lạc con đường dẫn đến Níp-bàn."
PHỤ
CHÚ:
Thân hành
niệm mà Ðức Phật và các Ngài A-xà-lê nói đến tức chỉ cho 32 thể
trược, 10 bất m?, số tức quan, sự quán xét về các oai nghi lớn nhỏ, sự
quán xét về bốn nguyên chất (dhaatu). Tất cả đều gọi là Thân
Hành Niệm hay Thân Quán Niệm Xứ theo cách gọi bài Kinh Ðại Niệm Xứ (Mahaasatipa.t.thaanasutta).
Nhưng nói đến Thân Hành Niệm trong 10 pháp hằng niệm (Anussati) là
chỉ cho 32 thể trược.
10. ÁN XỨ
NHẬP TỨC XUẤT TỨC NIỆM (Aanaapaanassati)
Sự ghi nhận
hơi thở vào ra, thì được gọi là Aanaapaanassati hay Nhập tức xuất
tức niệm.
Chi pháp:
Sở hữu Niệm trong tám Ðại Thiện (hay tám đại Tố) lấy hơi thở vào
ra làm cảnh.
"Aanaapaanassati"
chiết tự có: Aanaa+ Paana (hay Aapaana) + Sati.
Aanaa có
nghĩa là hơi thở vào. Paana (hay Apaana) là hơi thở ra. Sati là sự
ghi nhận hay sự ghi nhớ. Trở thành hợp từ Aanaapaanassati nghĩa là sự
ghi nhận hơi thở vào ra.
Một lời
giải như sau: Aana~nca paana~nca = Aanaapaana~m.
Gió vào
bên trong và gió ra bên ngoài thì được gọi là Aanaapaana.
Aanaapaane
pavattaa sati = Aanaapaanassati.
Chánh niệm
bằng sự ghi nhận hơi thở vào ra thì được gọi là Aanaapaanassati hay
nhập tức xuất tức niệm.
Gọi hơi thở
vào là Aanaa. Hơi thở ra là Paana hay Aapaana. Ðây cũng bởi
vì có tiếng Sati đi kèm, và gọi theo cách gọi Pavattikama, tức
cách tính thứ tự hơi thở theo Tạng Kinh và Chú Giải Tạng này. Bởi
thông thường, thở vào trước rồi thở ra sau. Do đó khi thực hành cũng
ghi nhận hơi thở vào trước rồi mới ghi nhận hơi thở ra. Riêng Aanaapaana
giải trong Vinaya-atthakathaa (Chú giải Tạng Luật) và Abhidhammakathaa
[Abhidhammakathaa hay Abhidhamma-atthakathaa ? - ND] thì Aanaa chỉ cho hơi
thở ra và Paana hay Apaana là chỉ cho hơi thở vào. Ðây gọi
theo cách gọi Upavattikama tức tính hơi thở từ khi hài nhi vừa ra khỏi
thai bào. Vì chúng sanh ở thai bào không bao giờ có thở, chỉ hấp thụ hơi
thở của người mẹ. Do đó khi lọt lòng mẹ, đầu tiên là thở ra, sau đó
mới thở vào. Trong Samantapaasaadika- atthakathaa [một Bộ Chú Giải về Luật;
Ch. Paaraajikaka.n.da- atthakathaa, Phần II, trang 14] có ghi rằng:
"Sabbesa.m
gabbhaseyyakaana.m maatukucchito nikkhamanakaale pa.thama.m abbhantaravaato bahi
nikkhamati pacchaa baahiravaato sukhumaraja.m gaheyvaa abbhantara.m pavisanto taala.m
aahacca hibbyati." [Ch. Sabbesamoi; Sukhuma~m raja~m]
"Tất cả
chúng sanh trong thai bào, khi ra khỏi lòng mẹ, đầu tiên là gió từ bên
trong thoát ra bên ngoài. Sau đó, gió từ bên ngoài mang những vi trần đem vào
bên trong, tiếp chạm phần ức bụng và mất tại đó."
Aanaapaana,
một cách gọi khác là Assaasapassaasa, hợp từ này cũng mang cùng nghĩa
là: Assaana tức là hơi thở vào, Passaana là thở ra. Assaana
chiết tự có Aa + saana. "Aa" nghĩa là "Trước"
(từ tiếng Aadimhi). "Saasa" là mang hơi thở vào (hay ra).
Và trong Passaana, "Pa" có nghĩa là "sau" (từ tiếng
pacchaa), saasa là hắt hơi thở ra.
Hay một lời
giải:
Aadimhi
saasana.m = Assaano: đem hơi thở vào trước thii gọi là Assaana.
Pacchaa saasana.m = Passaano: hắt hơi thở ra sau thì gọi là Passaana.
PHƯƠNG THỨC TU TẬP.
Về phương
thức tu tập, Paali ghi lại như vầy:
1. So sato
va assasati sato va passasati - vị hành giả ngồi kiết già, lưng thẳng,
trong nơi thanh vắng, đặt niệm trước cảnh án xứ, Chánh niệm ghi nhận
hơi thở vào ra.
2. Diigha~m
vaa assasanto diigha~m assasaamiiti pajaanaati: khi thở vô dài, ghi nhận rằng
thở vô dài. Thở ra dài ghi nhận rằng thở ra dài.
3. Rassa~m
vaa assasanto rassa~m assasaamiiti pajaanaati rassa~m vaa passasanto rassa~m passasaamiiti
pajaamiiti pajaanaati: khi thở vào ngắn, ghi nhận là thở vào ngắn, thở
ra ngắn ghi nhận là thở ra ngắn.
4. Sabbakaaya-pa.tida~mvedii
assasissaamii sikkhati passambhaya~m kaayasa"nkhaara~m passasissaamiiti sikkhati:
"Ta sẽ làm hơi thở thô thiển được tế nhị, tinh tế hơn", hành
giả lập tâm.
Ðiều thứ
nhất là nguyên tắc ban đầu để thực hành. Ðiều thứ hai đến điều
thứ tư là phần thực hành trau dồi tâm định thêm sức mạnh để dẫn
đến thiền chứng.
Tuân theo
điều thứ nhất, hành giả ghi nhận hơi thở tiếp chạm ở chót mũi hoặc
đầu môi trên, tức là đối với những người chót mũi dài, hơi thở sẽ
tiếp chạm phần chót mũi. Nếu người chót mũi ngắn, hơi thở sẽ tiếp
chạm phần môi trên. Sự ghi nhận hơi thở vào ra như thế là để cho tâm
không bị tán động, phóng tán và cũng để trau dồi tâm định. Bởi lẽ
thường chúng sanh phóng đãng, mông lung, khó mà an trụ ở duy nhất một cảnh,
không bao giờ tự chủ được chính mình và luôn thiếu bản lĩnh. Nếu thật
sự nhìn lại mình, chúng ta sẽ thấy, cả lúc tụng đọc những bài kinh,
tâm cũng chưa hoàn toàn yên trụ, lắng đọng ở những câu kinh ấy. Chính
điều này mà muốn trau dồi tâm định cần phải ghi nhận hơi thở vào,
ra khi tiếp chạm chót mũi hoặc đầu môi trên. Các Ngài A-xà-lê tiền bối,
trong Visuddhimaggatthakathaa [Ch. Visuddhimagga Phần I, trang 261] viết rằng:
"Yathaa
thambhe nibandheyya
Vaccha~m dama~m naro idha
Bandheyyeva~m saka~m citta~m
Satiyaaramma.ne daơhanti"
"Muốn
rèn con bò chứng, người ta cột bò vào thân cây. Cũng vậy, muốn rèn luyện
tâm, hãy cột vào thân cột án xứ , sơi dây là Chánh niệm".
Cách rèn
luyện tâm dẫn đến định bằng nhiều án xứ, trong đó Tức quan niệm
là một án xứ dễ dàng hơn cả. Với bốn cương lĩnh đã trình bày, hành
giả có bốn phương thức phụ thuộc sau:
1) Ga.nanaanaya:
Ðếm hơi thở vào ra theo sáu nhóm, từ nhóm 5 đến nhóm 10 (xem phần sau).
2) Anubandhanaanaya:
Ghi nhận từng hơi thở vào ra trong mọi thời điểm, không buông thả lơi
là.
3) Phusanaanaya:
Tức khi đang quán sát theo hai phần Ga.nanaa và Anubandhananaa,
hành giả cần ghi nhận sự tiếp xúc của hơi thở. Nghĩa là phần Phusanaa
cùng tu tập với hai phần kia, chớ không riêng lẻ.
4) .Thapanaanaya:
tức sự quán sát hơi thở vào ra bằng Anubandhanaa và Phusanaa đến
khi đạt đến Tự tướng. Từ đây, tâm hành giả cũng thay đổi từ việc
ghi nhận sự xúc chạm của hơi thở, thay thế bằng sự an trú vào Tự tướng
đến khi chứng đạt thiền chứng. Quá trình này được gọi là .Thapanaa.
Và cũng giống như phần Phusanaa tức là .Thapanaa. Không tu tập
riêng lẻ.
Về phần Ga.nanaa
được tính có hai:
- Dha~n~namaamakagananaanaya:
Ðếm hơi thở theo cách thức chậm như người đong lúa. Tức là chỉ đếm
những hơi thở vào ra được ghi nhận do tư tưởng một cách rõ ràng. Những
hơi thở không được nhận rõ thì không cần đến. Riêng vị hành giả cũng
cần để hơi thở ra, vào chạâm rãi để kịp ghi nhận và dễ dàng đếm
đúng.
- Gopaalakaga.nanaanaya:
đếm hơi thở vào, ra cách thức nhanh, cũng giống như người mục đồng
đếm bò khi vừa mở cái cửa chuồng chật hẹp, cần phải đếm mau lẹ.
Tức khi hành giả đã đếm hơi thở theo cách thức Dha~n~namaamaka thường
xuyên, đã ghi nhận hơi thở qua tư tưởng một cách rõ ràng. Từ đây,
tâm định đã vững vàng, đồng thời hơi thở vào ra cũng nhanh chóng. Bấy
giờ, hành giả cần phải đếm nhanh đúng lúc và chính xác.
Bốn cách
thức đã kể là đối với Thiền Chỉ Tịnh, riêng về Minh sát có 4 cách
thức khác:
1) Sallakkha.naa:
là sau khi đắc thiền chứng từ án xứ Niệm tức quan. Tiếp theo hành giả
tu tập Minh sát tức là quán sát Danh Sắc (cũng lấy án xứ là hơi thở)
qua lối Tam Tướng: Vô thường, Khổ não, Vô ngã. Cũng như một học sinh
đã học xong Trung học, sẽ học tiếp đến là Ðại học.
2) Viva.t.tanaa
làm sanh khởi Tâm Ðạo từ Tam Tướng cùng với sự đoạn trừ các phiền
não, trở thành người Ðạo.
3) Paarisuddhi
là làm sanh khởi tâm Quả, trở thành bậc Thánh Quả.
4) Pa.tipassanaa:
làm sanh khởi trí phản khán, tức là suy xét về Ðạo, Quả và Níp-bàn
sau khi đạt Thánh vức.
BƯỚC ÐẦU
THỰC HÀNH
Hành giả
đi đến một trú xứ thanh vắng, u tịch thích hợp cho việc hành trì. Ngồi
kiết già, lưng thẳng, đặt niệm phía trước, ghi nhận hơi thở vào ra như
vầy:
* Theo cách Dha~n~namamaka:
Ðếm hơi
thở chậm theo 6 nhóm:
Nhóm 5: Hơi
thở vào thứ 1.
Hơi thở ra thứ 2.
Hơi thở vào thứ 3.
Hơi thở ra thứ 4.
Hơi thở vào thứ 5.
Nhóm 6: Hơi
thở ra thứ 1.
Hơi thở vào thứ 2.
Hơi thở ra thứ 3.
Hơi thở vào thứ 4.
Hơi thở ra thứ 5.
Hơi thở vào thứ 6.
Nhóm 7: Hơi
thở ra thứ 1.
Hơi thở vào thứ 2.
Hơi thở ra thứ 3.
Hơi thở vào thứ 4.
Hơi thở ra thứ 5.
Hơi thở vào thứ 6.
Hơi thở ra thứ 7.
Nhóm 8 : Hơi
thở vào thứ 1.
Hơi thở ra thứ 2.
Hơi thở vào thứ 3.
Hơi thở ra thứ 4.
Hơi thở vào thứ 5.
Hơi thở ra thứ 6.
Hơi thở vào thứ 7.
Hơi thở ra thứ 8.
Nhóm 9: Hơi
thở vào thứ 1.
Hơi thở ra thứ 2.
Hơi thở vào thứ 3.
Hơi thở ra thứ 4.
Hơi thở vào thứ 5.
Hơi thở ra thứ 6.
Hơi thở vào thứ 7.
Hơi thở ra thứ 8.
Hơi thở vào thứ 9.
Nhóm 10: Hơi
thở ra thứ 1.
Hơi thở vào thứ 2.
Hơi thở ra thứ 3.
Hơi thở vào thứ 4.
Hơi thở ra thứ 5.
Hơi thở vào thứ 6.
Hơi thở ra thứ 7.
Hơi thở vào thứ 8.
Hơi thở ra thứ 9.
Hơi thở vào thứ 10.
Ðếm như vậy
từ nhóm 5 đến nhóm 10. Và vẫn trùng lập nhiều lần đến khi đã đếm
rõ ràng hơi thở vào, ra trong mọi thời điểm, không còn phải loại bỏ
những hơi thở không rõ ràng một cách vững chãi đối với 6 nhóm.
Việc đếm
hơi thở này, như đã nói, ngoại trừ nhóm 5, các nhóm khác có khi đếm 1
cho hơi thở vào, có khi đếm 1 cho hơi thở ra. Ðây là cách thức đếm số.
Hành giả không nên chỉ đơn giản đếm một lần. Bởi vì theo cách Dha~n~namaamaka
là để ghi nhận hơi thở vào, ra qua tư tưởng một cách rõ ràng. Chỉ trường
hợp những hơi thở không nhận rõ thì không đếm.
* Theo cách Gopaalakaga.nanaanaya:
Ðếm hơi
thở theo cách thức nhanh:
Nhóm 5: Vào
1 ra 2.
Vào 3 ra 4.
Vào 5.
Nhóm 6: Ra 1
vào 2.
Ra 3 vào 4.
Ra 5 vào 6.
Nhóm 7: Ra 1
vào 2.
Ra 3 vào 4.
Ra 5 vào 6.
Ra 7.
Nhóm 8: Vào
1 ra 2.
Vào 3 ra 4.
Vào 5 ra 6.
Vào 7 ra 8.
Nhóm 9: Vào
1 ra 2.
Vào 3 ra 4.
Vào 5 ra 6.
Vào 7 ra 8.
Vào 9.
Nhóm 10: Ra
1 vào 2.
Ra 3 vào 4.
Ra 5 vào 6.
Ra 7 vào 8.
Ra 9 vào 10.
Ðếm hơi
thở theo cách Gopaalakaga.nanaa (cách người mục đồng), vị hành giả
cần phải tinh cần đếm theo thứ tự hơi thở vào ra đúng như thứ tự số
trong 6 phần đã kể, không nên nhầm lẫn. Bởi vì khi đã thực hành theo
cách Dha~n~namaamaka (cách người đong lúa), giai đoạn này Niệm và Ðịnh
đã vững vàng, tốc độ hơi thở cũng nhanh chóng hơn. Do đó, vị hành giả
cần cố gắng để đếm đúng thứ tự hơi thở theo số. Việc đếm này
không cần phải bằng miệng, chỉ nên ghi nhận qua tư tưởng.
ANU-BANDHANAA TRONG PHUSANAA
Khi đã quan
sát hơi thở theo cách thức Gopaalaka đến giai đoạn rõ ràng, thuần
thục. Tiếp theo không cần phải đếm nữa mà chỉ mà chỉ hướng tâm nơi
chót mũi (hay đầu môi trên) để ghi nhận hơi thở vào, ra trong mọi oai
nghi, trong mọi thời điểm. Như vậy được gọi là Anubandhanaa trong Phusanaa.
Nói là đếm theo cách Gopaalaka đã rõ ràng "Là ghi nhận qua tư
tưởng thấu đáo trong từng thời điểm theo thứ tự của hơi thở vào,
ra và không nhầm lẫn trong việc đếm số." Phải thuần thục cả hai
việc này.
Về lối thực
hành theo cách Anubandhanaa, hành giả tuân theo 4 nguyên tắc, từ nguyên
tắc thứ hai đến nguyên tắc thứ năm đã trình bày phần trước. Nguyên
tắc thứ hai và thứ ba đã nói là: trong lúc ghi nhận hơi thở ở mỗi thời
điểm, nếu hơi thở vào ra dài, hành giả ghi nhận hơi thở ấy dài. Nếu
ngắn ghi nhận là ngắn. Bởi vì ở mỗi người có hơi thở khác nhau, có
người hơi thở dài, có người hơi thở ngắn, và cũng không phải lúc
nào như lúc nào. Trong những lúc mệt nhọc hay sợ hãi thì sẽ thở gấp hơn,
dầu là người có hơi thở dài. Ngược lại, ở những lúc suy nghĩ hay đọc
sách dầu là người hơi thở ngắn cũng sẽ thở dài hơn.
Theo nguyên
tắc thứ tư, là khi đã quan sát hơi thở vào, ra một cách rõ ràng, từ đó
hành giả ghi nhận phần đầu, phần giữa và phần sau cùng của hơi thở,
tức là:
- Hơi thở
vào: Phần đầu là chót mũi, phần giữa là ngực (tim) và phần sau cùng
là rún.
- Hơi thở
ra: Phần đầu là rún, phần giữõa là ngực, sau cùng là chót mũi.
Việc kiểm
soát hơi thở này, vị hành giả nên hướng tâm vào nơi chót mũi mà hơi
thở vào, ra tiếp chạm, chớ không theo dõi cả quá trình di chuyển của hơi
thở.
Sau cùng là
nguyên tắc cương lĩnh thứ năm. Khi đã thực hành nguyên tắc 2,3,4, bấy
giờ hơi thở vào, ra rất tế nhị và tinh tế. Nếu hành giả vẫn ghi nhận
rõ ràng không gián đoạn. Tức Niệm, Ðịnh, Tuệ của hành giả đã vững
vàng, kiên định. Nếu hành giả chưa ghi nhận kịp lúc, thiếu chính xác,
ấy là Niệm, Ðịnh, Tuệ hãy còn yếu kém. Khi như thế, hãy Chánh niệm
ghi nhận nơi chót mũi, thời gian không lâu hành giả sẽ ghi nhận kịp lúc
như trước kia (khi hơi thở còn chậm). Cũng đừng bao giờ buồn chán và
làm hơi thở trở nên thô thiển đi. Nên thực hành theo nguyên tắc thứ năm
mà Bậc Ðạo Sư đã dạy: "Sẽ làm cho hơi thở được tế nhị và
tinh tế. Rồi thở vào và thở ra". Bởi vì sự ghi nhận những hơi thở
thô thiển không làm tăng thêm sức mạnh cho Niệm, Ðịnh, và Tuệ. Chỉ
thuận tiện ở phương diện là ghi nhận cảnh dễ dàng.
Cũng cần
hiểu thêm, dầu với người có ghi nhận được những hơi thở vi tế,
tinh vi cũng không sao làm mất hẳn hơi thở (nếu chưa phải là khả năng
thiền tầng Thứ năm). Bởi vì hơi thở này chính là do tâm tạo hay còn
được gọi là sắc tâm bình nhật (Cittajaruupasaama~n~na). Ngoại trừ
8 hạng người sau đây là không hơi thở: tức hài nhi trong thai bào, người
lặn xuống nước, người mất hơi thở vì bị ức chế khí quan (trường
hợp té cây), người chết, vị nhập Ngũ thiền, vị Phạm Thiên Sắc Giới,
Vô Sắc Giới và vị Nhập Diệt Thọ Tưởng Ðịnh.
Tóm lại,
đối với hơi thở vi tế, ghi nhận được hay không được thì vẫn còn
ở đó chớ không thể làm mất đi. Do đó hãy tinh cần Chánh niệm ghi nhận
sự vào ra của hơi thở nơi chót mũi, lập tâm với tiêu ngữ:
"Passambhaya~m kaayasa"nkhaara~m asassaami passasissaamiiti - Ta sẽ thở
hơi thở vào, ra tế nhị, vi tế".
Theo lời
khuyên của một vị Thiền Sư, thì trong khi quán sát hơi thở vào, ra với
5 nguyên tắc Bậc Ðạo Sư đã dạy, nếu có những dục tầm (Kaamavitakka),
hận tầm (Byaapaadavitakka), hại tầm (Vihi~msaavitakka) hay những
hôn thụy cái sanh khởi, vị hành giả nên thở mạnh và gấp, bên cạnh
quán sát sự vào, ra của hơi thở để các tầm và hôn thụy cái mất đi,
rồi sau đó trở lại bình thường.
Lời khuyên
này không phải là một nguyên tắc, không thể là một phương thức giúp
tâm định đạt đến thiền chứng, bởi khi các tầm hay hôn thụy cái sanh
khởi, không cần phải làm như thế. Chỉ phải an trú, và chỉ như vậy. Tức
khi bị chi phối bởi các tầm hay hôn thụy cái, hãy an trú Chánh niệm ghi
nhận nơi chót mũi, khi Chánh niệm vững vàng, sự ghi nhận không còn gián
đoạn. Ðịnh cùng với Tấn cũng được củng cố sức mạnh, bấy giờ các
tầm hay hôn thụy cái sẽ bị hoại đi.
ÐIỀU ÐẶC THÙ Ở GIAI
ÐOẠN ANUBANDHANAA.
Vẫn tu tập
thường xuyên, thuần thục cho đến giai đoạn Anubandhunaa, trong Bộ Visuddhimaggatthakathaa
[1] nói rằng hành giả sẽ có một khả năng đặc thù kỳ lạ:
"Kassaci
pana ga.nanaavaseha [2] manasikaatato [3] pabhuutianukkamato
olaarikassa-aasapassaasanirodhavase.na kaayadarame [4] vuupasante kaayopi citta.m [5]
lanuka.m hoti, sariira.m aakaase la"nghanaakaarapatta.m viya [6] hoti"
"Khi
không còn bận tâm về thân tứ đạivà với khả năng dứt bỏ hơi thở vào,
ra thô thiển theo thứ tự từ sự quan sát ban đầu cách Ga.nanaanaya trở
đi. Thân và Tâm sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thân thể nhẹ bổng như gió
trên không đối với vị hành giả".
[1] Ch.
Visuddhimagga. Phần I, trang 274.
[2] Ch. Ga.nanaavaseneva.
[3] Ch. Manasikaarakaalato
[4] Ch. Kaayadarathe.
[5] Ch. Cittampi.
[6] Ch. La"nghanaakaarappatta~m.
ANUBANDHANAA ÐẠT ÐẾN
GIAI ÐOẠN .THAPANAA
Sự phát
triển án xứ Niệm tức quan cũng có ba ấn tướng, đó là Sơ tướng (Parikkammanimitta),
Trì tướng (Uggahanimitta) và Tự tướng (Pa.tibhaaganimitta), Sơ
tướng là hơi thở ra, vào, Trì tướng là hơi thở có hình ảnh giống như
dòng nước, hay ngọn khói, hay sợi chỉ gòn, chùm hoa, bông sen, gọng xe; Tự
tướng là hơi thở có những hình ảnh như mặt trăng, mặt trời hay như
những viên ngọc Ma-ni, pha lê. Buổi ban đầu khi quán xét hơi thở, Chánh
niệm ghi nhận nơi chót mũi. Khi Tự tướng hiển lộ, hành giả thay đổi
sự ghi nhận này tức là an trú vào Tự tướng thay vì ghi nhận nơi chót mũi.
Ðây gọi là Anubandhanaa đạt đến giai đoạn .Thapanaa.
Sự ghi nhận
hơi thở trong giai đoạn Sơ tướng hay Trì tướng, Tâm Ðịnh giai đoạn này
được gọi là sơ khởi Tiến Ðạt Ðịnh (Parikammabhaavanaa-samaadhi).
Sự ghi nhận hơi thở khi đã trở thành Tự tướng, nhưng chưa đạt thiền
chứng, tâm Ðịnh giai đoạn này gọi là Cận hành tiến đạt định (Upacaarabhaavanaa-samaadhi).
Sự ghi nhận hơi thở đã trở thành Tự tướng và đã đạt thiền chứng,
tâm định này gọi là Kiên cố tiến đạt định (Appanaabhaavanaasamaadhi).
Ba loại định này, cận hành định thuộc về định trong Ðại Thiện (tức
vẫn còn định Dục giới) nhưng lấy Tự tướng làm cảnh, bấy giờ các
triền cái cũng đã được tịnh chỉ, và tâm định này còn được gọi là
Cận hành thiền.
Riêng về
Kiên cố định là thuộc về Ðịnh Ðáo Ðại cũng lấy Tự tướng làm cảnh.
Giai đoạn này các triền cái đã được tạm trừ và ở đây, Kiên cố định
được gọi là Kiên cố thiền (Appanaajhaana).
LỐI THỰC HÀNH CHUYÊN BIỆT
ÐỂ BẢO TRÌ TỰ TƯỚNG.
Anubabdhanaa
khi đạt đến giai đoạn .Thapanaa, vị hành giả nên duy trì Tự tướng bằng
lối hành trì chuyên biệt để dẫn đến thiền chứng. Lối thực hành
chuyên biệt này, tức là tránh 7 điều bất thuận lợi (Asappaaya),
khuôn theo 7 điều thuận lợi cả 10 điều kiên định thiện xảo (Appanaakosalla)
như đã nói trong phần án xứ Ðịa đại hoàn tịnh.
Vị hành giả
nào có khả năng thực hành như vậy, Tự tướng đã hiển lộ sẽ không bị
băng hoại và sẽ thành đạt 5 thiền chi tầng. Bởi vì Anubandhanaa
khi đạt đến giai đoạn .Thapanaa là nhân tối cần thiết cho Cận
hành thiền và Kiên cố thiền.
QUẢ BÁU THỰC HÀNH TỨC
QUAN NIỆM.
Vị hành giả
tu tập án xứ này, không những chứng đạt thiền Sắc giới mà đó còn
là nền tảng của Ðạo và Quả, hành giả có một khả năng áp chế các
tà tâm (Micchaavitakka). Riêng đối với những vị đã thành đạt
A-la-hán từ sự tu tập lấy án xứ này làm nền tảng cơ bản, sẽ có khả
năng quán xét biết tuổi thọ của mình sẽ còn bao lâu và khi nào sẽ nhập
diệt. Bởi hơi thở có 3 điểm chấm dứt.
- Chấm dứt
trong Cảnh Giới tức khi sanh về Sắc giới hay Vô sắc giới, ở đó hơi
thở không còn nữa.
- Chấm dứt
trong Thiền tầng, tức người cõi dục khi nhập ngũ thiền hay thiền Vô sắc,
các thiền tầng naay laa điểm chấm dứt của hơi thở.
- Chấm dứt
đối với Tâm tử, tức hơi thở sanh vào sát na sanh tâm thứ 17 kể từ
tâm tửû, sẽ chấm dứt đồng thời với tâm tử. Ðây laa điểm chấm dứt
thứ ba.
Chư vị
A-la-hán biết được thời gian sẽ diệt là nhờ an trú hơi thở với điểm
chấm dứt là tâm tử mà quán tri. Một mẫu chuyện ghi trong Visuddhimagga
như vầy: Có hai vị Trưởng lão sống trong Tịnh xá Cittalapabbata, tại
đảo Tích Lan. Hai vị là anh em với nhau. Một hôm, trong ngày Bố tát (Uposatha),
một vị sau khi tụng đọc Giới Bổn trở về liêu cốc cùng với những Vị
Tỳ Kheo. Ðến đường kinh hành, nhìn ánh sáng mặt trăng, vị này chợt
xét về tuổi thọ của mình rồi mới bảo với Chư Tăng rằng:
- Những
Vị Tỳ Kheo Níp-bàn như thế nào, các Hiền giả đã thấy?
- Các vị
ấy ngồi nhập Níp-bàn, chúng tôi thấy như vậy - Một số trả lời.
- Các vị
ấy ngồi trên hư không rồi Níp-bàn - một số khác trả lời.
Vị Trưởng
lão nói:
- Tôi sẽ
đi kinh hành rồi Níp-bàn.
Xong, Ngài vạch
một đường ngang trên đường kinh hành rồi nói:
- Tôi sẽ
từ đây đi đến cuối con đường và trở lại nhập diệt tại đây.
Nói xong, vị
Trưởng lão bước đi đến cuối con đường và trở lại. Khi bàn chân vừa
dẫm lên làn mức, ngay lúc ấy Ngài lập tức nhập diệt.
GIẢI THÊM VỀ TIẾNG ANU
Trong 10 án
xứ tùy niệm (Anussati), từ án xứ Niệm ân đức Phật đến án xứ
Niệm sự chết, Có tiếng Anu trước Sati. Riêng hai án xứ sau
cùng, Thân hành niệm và Tức quan niệm thì không có. Bởi vì 8
án xứ đầu là cảnh Chơn đế, hai án xứ sau là cảnh Chế định. Mà
các án xứ là cảnh Chơn đế thì tinh tế, tế nhị hơn là các án xứ cảnh
Chế định, các ấn tướng cũng khó hiển lộ hơn. Vị hành giả thực
hành án xứ với cảnh Chơn đế thì đòi hỏi phải cố gắng, tinh cần thường
xuyên, kế tục, không gián đoạn để các ấn tướng hiển lộ.
Riêng đối
với án xứ Thân hành niệm và Tức quan niệm là cảnh Chế định, do đó
cũng không quá tinh vi, khó nhọc. Bởi Thân hành niệm lấy cảnh là Biệt
Khối Giả Ðịnh (Ko.t.thaasapa~n~nati), tức tóc, lông, móng, răng,
da,...Và Tức quan niệm thì lấy cảnh là Nguyên-khối-giả-định (Samuuhampa~n~natti)
tức phong giới vận hành trong thân, các ấn tướng hiển lộ cũng không
khó khăn, việc thực hành cũng không đòi hỏi phải tinh cần như những
án xứ cảnh Chơn đế khác.
Nói riêng
tiếng Anu nghĩa là: luôn luôn, kế tục, không gián đoạn, trong trường hợp
từ Anussati là sự ghi nhận thường xuyên, liên tục hay hằng niệm. Do đó,
những án xứ Niệm ân đức Phật cho đến Niệm sự chết được dùng
thêm tiếng Anu. Riêng Thân hành niệm và Tức quan niệm
thì không cần.
Mục lục
| I | II-a |
II-b | III | IV-a | IV-b | V | VI | VII