Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
GIẢI VỀ Ý NGHĨA CHỈ TỊNH
THEO THẮNG PHÁP YẾU HIỆP
Hòa thượng Jotika

IV. MƯỜI ÁN XỨ TÙY NIỆM - ANUSSATI,
VÀ PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ

"Anussati" có nghĩa là luôn tưởng niệm, được hình thành từ hai từ: Anu + Sati. Anu có nghĩa là luôn luôn. Sati là sự ghi nhận, ghi nhớ, nhớ tưởng. Theo một lời giải:

Sara.na.m = Sati: Sự ghi nhớ được gọi là Sati.

Anupunappuna.m = Anussati: Luôn ghi nhớ, được gọi là Anussati, hay chính là Niệm.

Từ Anussati lẽ ra phải là Anusati, nhưng theo Văn phạm phải khác đi (Anussati). Sati từ căn nguyên mẫu là Sar, khi đứng sau Anu thì "S" trong Sati phải được gấp đôi.

1. ÁN XỨ TÙY NIỆM PHẬT (Buddhaanussati)

Sự tưởng nhớ đến các ân đức của Ðức Phật (Araham) thường xuyên, thì gọi là Tùy Niệm Phật.

Một lời giải như sau:

Buddha.m anussati = Buddhaanussati.

Thường xuyên tưởng nhớ đến các Ðức của Chư Phật đó gọi là Tùy Niệm Phật (sở hữu Chánh niệm).

Lấy Ðức Phật làm cảnh. Thông thường từ Buddhaa - Ðức Phật, hiểu là Xá Lợi Phật, nhưng đây là nói đến Ân đức Pháp tánh của Ngài. Nói thế không có nghĩa là nghĩ đến ân đức mà không cần nghĩ đến Xá lợi. Vì cái hoàn mỹ của Xá lợi chính là một ân đức của phúc thoại (Pu~n~nasiri) trong danh hiệu Bhagavaa.

PHƯƠNG THỨC HÀNH TRÌ.

Ðể niệm tưởng ân đức Phật, có thể dùng bằng ngôn ngữ Paali, hay bằng tiếng nói thường dùng [*]. Bằng ngôn ngữ Paali thì như vầy: "Itipiso Bhagavaa...", hay là "Sobhagavaa itipi araha.m, sobhagavaa itipi sammaasambuddho..., sobhagavaa itipi bhagavaa".

[*] Nguyên văn dùng ngôn ngữ Thái, để thích hợp người dịch xin sửa lại

Bằng ngôn từ thường dùng thì như vậy:

"Ðức Thế Tôn ấy, cả đến Phạm giới cũng đều vang dội danh hiệu Araha.m -Ứng Cúng chính vì đã xa lìa, cắt đứt 1500 phiền não, cả đến ngọn nguồn của chúng cũng được đoạn tận. Tâm hoàn toàn thanh tịnh. Bậc xứng đáng nhận cúng dường thù thắng của tất cả loài người, Chư Thiên và Phạm Thiên."

"Ðức Thế Tôn ấy ... danh hiệu Sammaasambuddha chính vì đã giác ngộ Năm Sở Tri Pháp (~Neyyadhamma là: Sa"nkhaara, Vikaara, Lakkha.na, Nibbaana, Pa~n~natti) một cách vẹn toàn, tự chính Ngài thành tựu Toàn Giác Trí".

"Ðức Thế Tôn ấy...danh hiệu Vijjaacara.nasampanna (Minh Hạnh Túc), chính vì đầy đủ khả năng viên trí cùng phương thức thực hành dẫn đến cùng tột tối thượng, tức ba hay tám Minh và 15 hạnh".

"Ðức Thế Tôn ấy...danh hiệu Sugata (Thiện Thệ) vì Ngài là Bậc hướng việc làm thiện hạnh dẫn đến Toàn Giác Trí bằng Tam thập Ðộ cùng đạo lộ trực chỉ. Dùng chánh niệm tỉnh giác (Satisampajja~n~naa), Ngài đoạn ly tà kiến, đem lại lợi ích đến những chúng sanh khả giác mà nhờ đó thoát vòng cương tỏa tử sanh của Tam Giới kể từ khi Ngài cúi đầu nhận lời Phật ký dưới chân Ðức Phật Diipa"nkara (Nhiên Ðăng) cho đến khi chứng giác ngộ.

"Ðức Thế Tôn ấy... danh hiệu Lokaviduu (Thế Gian Giải) vì Ngài đã thấu đáo Tam giới, tức chúng sanh giới (Sattaloka), cảnh vức giới (Okaasaloka) và hành giới (Sa"nkhaaraloka) cùng mọi khía cạnh chi tiết."

"Ðức Thế Tôn ấy... danh hiệu Anuttaro purisadammasaaratthi (Ðiều Ngự Trượng Phu) vì Ngài là Bậc tối thượng (Anuttara). Ơû Ngài không có cái so sánh hơn về lãnh vực hướng dẫn chúng sanh khả giáo không Giới, Ðịnh, Tuệ được an lập vào Giới, Ðịnh, Tuệ theo một trình tự thích ứng từ thiền chứng đến Ðạo Quả bằng những phương cách thuyết giáo: mềm dẻo, cứng rắn để thích hợp từng cá nhân."

"Ðức Thế Tôn ấy...danh hiệu Satthaadevamanussaana.m (Thiên Nhân Sư) bởi Ngài là Bậc Ðạo Sư của tất cả loài người, Chư Thiên và Phạm Chúng Thiên trong vai trò vị hướng đạo giúp chúng sanh vượt ngoài vòng sanh tử để đến Nip-bàn, cũng như người chủ buôn điều khiển đàn bò vượt vùng đất khô cằn cỗi để đến nơi màu mỡ phồn thịnh.

"Ðức Thế Tôn ấy... danh hiệu Buddha, bởi Ngài đã liễu tri bốn Thánh Ðế một cách vẹn toàn và hướng dẫn chúng sanh cũng như Ngài."

"Ðức Thế Tôn ấy...danh hiệu Bhagavaa, bởi Ngài đầy đủ sáu Thiện Hành: Issariya, Dhamma, Yassa, Sirikaama, Payatta hơn ai cả."

CHI TIẾT VỀ ÂN ÐỨC PHẬT.

* NĂM SỞ TRI PHÁP (~NEYYADHAMMA)

1. Sa"nkhaara: tức Tâm, Sở hữu và Sắc thành tựu (Nipphannaruupa).
2. Vikaara: tức năm sắc Vikaara.
3. Lakkha.na: Bốn tướng trạng của sắc pháp.
4. Nibbaana: Pháp nằm ngoài 5 uẩn và chế định.
5. Pa~n~na.t.ti: tức mọi hình thức giả lập (Danh và Nghĩa chế định) và cả mọi hình dáng (sa.n.thaana) của loài người, Chư Thiên, Phạm Thiên, đọa xứ, cây, đất, núi, sông, rừng,...

* TAM MINH - VIJJAA (NÓI THEO CHÁNH TẠNG)

- Pubbenivaasaanussati~naa.na: Túc Mạnh Minh.
- Dibbacakkhu~naa.na: Thiên Nhãn Minh.
- Aasavakkhaya~naa.na: Lậu Tận Minh.

* HAY 8 MINH NÓI RỘNG:

- Vipassa.naa~naa.na: Minh Sát Minh
- Iddhividha~naa.na: Biến Hóa Minh
- Manomayiddha~naa.na: Hóa Tâm Minh
- Pubbenivaasaanussati~naa.na: Túc Mạng Minh
- Cetopariya~naa.na: Tha Tâm Minh
- Dibbasota~naa.na: Thiên Nhãn Minh.
- Dibbasota~naa.na: Thiên Nhĩ Minh
- Aasavakkhaya~naa.na: Lậu Tận Minh.

* 15 HẠNH (CARA.NA)

- Saddhaa: Tín.
- Sati: Niệm.
- Hiri: Tàm.
- Ottappa: Quý.
- Viriya: Cần
- Suta: Ða văn.
- Pa~n~naa: Trí tuệ.
- Bhojanrmatta~n~nutaa: Tri Ðộ
- Jaagariyaanuyoga: Ly dục
- Siila: Giới.
- Indriyaasa.mvara: Thu liểm căn môn.
- Ruupapa.thamajhaana: Sơ thiền sắc giới.
- Ruupadutiyajhaana: Nhị thiền sắc giới
- Ruupatatiyajhaana: Tam thiền sắc giới.
- Ruupacatutthajhaana: Tứ thiền sắc giới.

TỨ THANH TỊNH GIỚI TRONG 15 HẠNH VÀ PHÂN MINH-HẠNH THEO BA UẨN

Bốn thanh tịnh giới (Catuparisuddhi):

- Giải Thoát Thu Thúc Giới và Nuôi Mạng Thanh Tịnh Giới thuộc về Giới Hạnh (Siila + Cara.na).

- Căn Môn Thu Thúc Giới thuộc về Căn Môn Thu Thúc Hạnh (Indriyasa.mvara + Cara.na).

- và Vật Dụng Quán Tưởng Giới thuộc về Tri Ðộ Hạnh (Phujanematta~n~nutaa + Cara.na)

Ðối với Minh (Vijjaa) tính là Tuệ uẩn (Pa~n~naakhadhaa), Hạnh (Cara.na) thuộc về Giới Uẩn (Siilakhadha) và Ðịnh uẩn (Samaadhikhandha).

Ðiều cần nhớ, để đạt đến Hiệp thế định (Lokayasamaadhi) và Siêu thế định (Lokuttarasamaadhi), yếu tố tối cần là trau dồi cả Minh và Hạnh, khiếm khuyết một trong hai nhân tố này sẽ thành vô hiệu quả, nghĩa là không bao giờ đạt định. Ðầy đủ Minh, tức tri kiến nhưng khuyết về Hạnh: sự thực hành thì đối với Hiệp thế định chưa sanh sẽ không sanh và như đã sanh cũng bị suy yếu giảm thiểu. Riêng về Siêu thế định: Thiền Ðạo, Quả cũng không sao hiện khởi được. Ngược lại, có Hạnh nhưng khiếm khuyết Minh, thì đối với Hiệp thế định, những thiện nghiệp, nhân dẫn đến các tài sản...mà hành giả đang tích tập sẽ bị thối thoát, đình trệ. Và riêng về Siêu thế định chẳng những không đạt Thiền, Ðạo, Quả mà còn làm tăng trưởng ái, mạn, và kiến; cả hạng đang duy trì cũng tụt hẳn đi, chỉ còn lại một hình thức khổ hạnh, vì không hiểu biết. Do đó, để đạt Hiệp thế định và Siêu thế định cần phát triển song hành Minh và Hạnh, điều này sẽ là thuận lợi cho mục đích của vị hành giả (nếu mục đích ấy là Hiệp thế định và Siêu thế định).

GIẢI VỀ SÁU PU~N~NA.

1) Issariya: Tự tại. Chi phần này có 8:

A.nimaa: tự tại trong việc biến hóa.
Laghimaa: Phi hành một cách nhanh chóng.
Mabimaa:Từ một thân biến vô lượng thân.
Patti: Tự tại trong việc đi lại như ý muốn, không một điều gì có thể ngăn chặn.
Paakamma: Hóa hiện thành bất cứ hình thể và những màu sắc sai biệt.
IIsitaa: Có khả năng tự mình dẫn dắt tất cả loài người, Chư Thiên, Phạm Thiên ở mỗi cõi giới.
Vasiitaa: Khả năng nhập định tự tại và thực hiện thần thông cực kỳ nhanh chóng khi thấy cần.
Yatthakaamaavasaayitaa: Khả năng thực hiện mọi việc và cho kết quả hoàn tất một cách mau chóng, khi thành tựu biết rằng đã thành tựu.

2) Dhamma: Tức cửu phần giáo pháp, bốn Ðạo, khả năng đoạn trừ 1500 phiền não tận gốc, bốn Quả và một Níp-bàn.

3) Yassa: Danh xưng vang dội 10 ngàn vũ trụ (cakkavaala), bao gồm thế giới loài người, chư thiên, Phạm Thiên, ở động lực bình thường mà không cần phải công bố như những vị Giáo chủ đương thời.

4) Sivii: Màu da sáng chói, thân sắc xinh đẹp luôn tươi sáng, không một vẻ gì buồn chán, tức là 32 đại tướng và 80 phụ tướng.

5) Kaama: khi Ngài cầm vật gì, bao giờ cũng như ý.

6) Payatta: Luôn tinh cần ngày và đêm để mang lại hữu ích cho những người hữu duyên. Ban ngày, trước giờ khất thực, Ngài tiếp độ những người hữu duyên tìm đến, sau giờ thọ thực, Ngài giáo giới và ban bố đề tài án xứ thích hợp cho những Vị Tỷ kheo đến yết kiến hội h?p. Sau giờ những Vị Tỷ kheo yết kiến, Ngài nằm nghỉ giây lát. Rồi sau đó quán xét duyên lành của tất cả chúng sanh và thuyết pháp thoại cho đại chúng, đến từ các phương. Sau giờ này là tắm rửa và khoảnh khắc nghỉ ngơi.

Và ban đêm canh đầu (6 giờ đến 10 giờ). Ngài trao dạy án xứ và giải đáp câu hỏi cho những Vị Tỷ kheo. Canh hai (22 giờ đến 2 giờ), Chư Thiên, Phạm Thiên từ 10 ngàn vũ trụ đến yết kiến hỏi đạo và nghe pháp Ngài, như thế cho đến hết canh hai. Canh còn lại của đêm (2 giờ đến 6 giờ), Ngài làm việc ở ba giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu (1 giờ 22 phút), Ngài kinh hành, giai đoạn hai (1 giờ 22 phút) là giờ nghỉ, và giai đoạn sau cùng, Ngài quán xét căn cơ lành của tất cả chúng sanh, loài người, Chư Thiên, PhạmThiên, ai đã từng vun trồng pháp độ ở đời quá khứ trong giáo pháp của Chư Phật khác, có thể chứng Ðạo, Quả trong đời hiện tại được.

2. ÁN XỨ TÙY NIỆM PHÁP (Dhammaanussati)

Dhammaanussati có nghĩa là tưởng nhớ đến ân đức của Giáo Pháp (Svaakkhaato...). Dhammaanussati được giải thích như sau:

Dhamma.m anussati = Dhammaanussati.

Luôn tưởng nhớ đến ân đức Pháp Bảo, được gọi là Dhammaanussati.

Chi pháp: Sở hữu Chánh niệm trong tâm Ðại Thiện, lấy ân đức Pháp làm cảnh.

PHƯƠNG THỨC TU NIỆM:

Vị hành giả có thể dùng hai ngôn ngữ để tác niệm, ngôn ngữ Paali và ngôn ngữ thường dùng.

Nếu là ngôn ngữ Paali thì như sau:

"Svaakkhaato...vi~n~nuhiiti" hay:

"Bhagavato dhammo svaakkhaato, bhagavato dhammo paccatta.m veditabbo vi~n~nuuhi"

Ngôn ngữ thường dùng thì như vầy:

Svaakkaato: Ðức Thế Tôn thuyết pháp có 10: Tam tạng (Tipi.taka), Chú giải - Atthakathaa (phần nghĩa thuyết: Pháp học), bốn Ðạo, bốn Quả (phần thực chứng: Pháp hành) và Níp-bàn (mục đích cứu cánh: pháp hành). Giúp cho người nghe pháp thoát khỏi khổ đau, thoát ly mọi phiền não, tâm hân hoan khiết tịnh. khi thực hành thân tâm an lạc. Sau khi thực hành cũng được thỏa thích an vui cũng như đã hoàn toàn thoát khổ. Ðắp đổi lại thời gian dài mà mình mãi tìm kiếm.

Sandi.t.thiko: Cửu phần Giáo Pháp (4 Ðạo, 4 Quả và Níp-bàn) không phải là những Pháp để đi đến và nghe. Giáo pháp này phải được tự liễu tri và tự thấy.

Akaaliko: Bốn Ðạo cho Bốn Quả tương ứng không xen kẻ thời gian, dù đó là khoảnh khắc.

Ehipassiko: Cửu phần Giáo lý này là một sự thật hiển nhiên để nói rằng: "hãy nhìn! Sẽ thấy cũng như quy luật cố định: mặt trăng thì phải chuyển dời.

Opanayiko: Cửu phần Giáp pháp cần phải được thực hành, dầu cho lửa có cháy y phục đang mặc hay tóc trên đầu chăng nữa, thì sự dập tắt không phải là điều tối cần. Vì chỉ khi nào Cửu phần Giáo pháp này được hiển lộ, cửu đoạ xứ mới hoàn toàn khép kín.

Paccatta.m veditabbo vi~n~nuuhi: Thập phần Giáo pháp (tính Tam Tạng và Sớ Giải) hay Cửu phần Giáo pháp này là pháp mà kẻ trí, kẻ thiện phàm phu, Chư Vị Thánh Nhân đáng để tự mình liễu ngộ.

CHI TIẾT VỀ Â N ÐỨC PHÁP

Trong ân đức Pháp thứ sáu kể thêm về Pháp Học (Tam tạng và Chú giải - A.t.thakaathaa). Bởi vì ai đã học tập thông thạo Chánh Tạng, Chú Giải (Atthakaathaa)và Phụ sớ (.Tiikaa) tức là đã tự mình hưởng được hương vị Pháp Học mà ở người khác, những người không học, không thể hưởng. Và do đó Pháp Học cũng giống như Ðạo, Quả và Níp-bàn, tức cũng được gọi là Paccatta.m veditabbo vi~n~nuuhi. Bởi lẽ, Ðạo Quả và Níp-bàn cũng tương tự thế, cũng chỉ những Bậc Thánh chớ không một ai khác có thể liễu ngộ. Giả như, nếu có một vị học trò đã thành đạt Ðạo, Quả và Níp-bàn, nhưng ngược lại vị Thầy không chứng đạt gì cả. Trong hai vị này, hưởng được hương vị Ðạo, Quả và Níp-bàn chỉ là vị đệ tử. Bởi là Pháp mà Bậc trí tự mình liễu ngộ - Paccatta.m veditabbo vi~n~nuuhi.

3. ÁN XỨ TÙY NIỆM TĂNG (Sa"nghaanussati)

Sa"nghaanussati có nghĩa là tưởng nhớ đến ân đức Tăng Bảo (Suppatipanno...).

Theo lời giải tự như sau:

Sa"ngha.m anussati = Sa"nghaanussati: luôn tưởng niệm ân đức Tăng, gọi là Tùy Niệm Tăng.

Chi pháp: Sở hữu chánh niệm trong tâm Ðại Thiện, đối tượng là ân đức Tăng Bảo.

PHƯƠNG THỨC TU NIỆM:

Ðể tưởng niệm ân đức Tăng, vị hành giả có thể dùng hai ngôn ngữ, bằng ngôn ngữ Paali hay ngôn ngữ thường dùng.

Là ngôn ngữ Paali thì như vậy:

"Suppa.tipanno...lokassa", hay:

"Bhagavato saavakasa"ngho supatipanno...bhagavato saavakasa"ngho anuttara.m pu~n~nakkhetta.m lokassaati"

Nếu bằng ngôn ngữ thường dùng thì như sau:

Suppa.tipanno: Tám Chúng Tăng (4 Ðạo, 4 Quả), đệ tử của Ðức Thế Tôn ấylà những bậc Thiện Hạnh, những bậc đầy đủ Tăng Thượng Giới Học, Tăng Thượng Ðịnh Học, Tăng Thượng Tuệ Học.

Uujupa.tipanno...là những bậc Trực hạnh, thẳng tiến đến Níp-bàn, không hệ lụy thế gian, không cống cao, kiêu mạn.

~Naayapa.tipanno... là những bậc đi trên đường đến Níp-bàn, ấy là Pháp Bất tử (Chánh hạnh), không còn ước vọng tái sanh (bhavasampatti), tài sản (bhogasampatti).

Saamiicipa.tipanno...là những bậc như thật hạnh đáng cho mọi người nghiêng mình lễ bái.

Aøhuneyyo: chư Thánh Tăng ấy (bốn đôi, tám chúng) đệ tử của Ðức Thế Tôn có khả năng đem lại quả báo lớn, là những bậc xứng đáng nhận vật thí mà những người ở xa đem đến.

Paahuneyyo: là những người khách tối thượng của đời, vì các Ngài chỉ xuất hiện trong thời Ðức Chánh Ðẳng Giác. Do đó, các Ngài xứng đáng nhận những vật dụng mà người ta soạn sẵn cho khách của họ.

Dakkhi.neyyo: có khả năng như ý, chính điều này, các Ngài xứng đáng nhận ước nguyện thí của những người đã dứt bỏ tài sản để mong rằng sẽ được tài sản cho mình và người khác ở đời sau.

A~njalikara.niiyo: lànhững bậc đầy đủ Giới, Ðịnh, Tuệ, các Ngài đáng được loài người, chư thiên, Phạm thiên chắp tay lễ bái.

Anuttara.m pu~n~naakkhetta.m lokassa: là phước điền tối thượng, gieo giống lành của loài người, Chư thiên và Phạm thiên. Giống như một cánh đồng màu mỡ đất tốt, sẽ làm hạt giống sinh trưởng tươi tốt dầu hạt gieo có ít đi chăng nữa.

THÊM VỀ ÂN ÐỨC TĂNG.

Tiếng Saavakasa"ngha dùng trong 9 ân đức Tăng ấy không chỉ là nói riêng Chư Tỳ khưu Tăng, mà bất luận là cư sĩ, nam hay nữ đã chứng Ðạo, Quả thì đều được xem là Saavakasa"ngha. Vì nói về ân đức là nói về Pháp tánh. Như thế dầu là một Vị Tỷ kheo phàm Tăng, nếu vị này đầy đủ Giới, Ðịnh, Tuệ thì vẫn gọi là Saavakasa"ngha. Như vậy, vị hành giả khi tưởng nhớ đến ân đức của Chư vị Thánh Tăng "bốn đôi, tám chúng" thì cũng nên tưởng nhớ đến những vị Phàm Tăng đầy đủ Giới, Ðịnh, Tuệ.

* CHÍN ÂN ÐỨC PHÂN THEO NHÂN VÀ QUẢ.

Trong 9 ân đức này, tối thượng và cao cả hơn cả là bốn ân đức đầu, các ân đức còn lại chỉ là kết quả của bốn ân đức trên. Vì rằng ai đã thành tựu bốn ân đức đầu một cách đầy đủ, trọn vẹn thì đã mang lại hữu ích cho chúng sanh, có nghĩa là đã thành tựu những ân đức còn lại. Hay nói một cách khác bốn ân đức đầu tiên là nhân, năm ân đức sau là kết quả.

Cũng nên hiểu thêm, khi tưởng nhớ, đọc niệm ân đức Tam Bảo, để tránh những nỗi sợ hãi, lo sợ, đó là một cách thức đúng đắn và cần thiết hơn những việc chú niệm nào cả. Nhưng, hiểu ý nghĩa của những ân đức ấy lại là một việc làm quan yếu hơn. Hiểu rõ ý nghĩa, tâm hành giả sẽ dễ dàng an trụ và hân hoan, ấy là Tâm đại Thiện hợp Trí. Giả như ngược lại, tâm hành giả sẽ không sao an trụ, hân hoan, sáng suốt (hợp trí). Chỉ là một tư tưởng mù quáng thiếu đổng lực Tam nhân.

* NGUYÊN NHÂN GỌI CHƯ THÁNH VỚI CHÍN ÂN ÐỨC.

Sở dĩ các Bậc Thánh Hữu Học được gọi là Supa.tipanno, vì các Ngài là những người khéo thực hành. Là Ujupa.tipanno, vì là những người đi trên đường trực chỉ đến Níp-bàn. Là ~Naayapa.tipanno, vì là người thực hành hướng về Níp-bàn. Gọi là Saamiicipa.tipanno là vì người đã chơn chánh thực hành, đáng để cho mọi người chắp tay lễ bái.

Ðây là lời giải tự bằng nguyên văn Phạn ngữ những tiếng trên:

Su.t.thu pa.tipajjantiiti = Supa.tipannaa
Ujuka.m pa.tipannaati = Ujuppa.tipannaa
~Naayena pa.tipannaa = ~Naayappa.tipannaa
Saamiici.m katvaa pa.tipannaa = Saamiicipa.tipannaa.

Sở dĩ các Bậc Vô Lậu được gọi bằng những danh hiệu ấy vì các Ngài đã thực hành bốn việc làm trên.

* ÐIỂM DỊ ÐỒNG GiIỮA THÁNH CƯ SĨ VÀ BẬC XUẤT GIA

Sự thành tựu Thánh nhân giữa hai hạng: Xuất Gia và Cư Sĩ chỉ khác là về khía cạnh phương thức hành trì, tức về Tăng Thượng Giới Học. Hai phương thức còn lại, Ðịnh và Tuệ học thì hoàn toàn giống nhau. Ðối với Tăng Thượng Giới Học của người Cư sĩ thì ngũ giới (hoặc bát giới). Riêng về Bậc Xuất Gia thì 227 giới hoặc tám tỉ 185 triệu 36 ngàn học giới (nguyên văn: 8180 ko.ti ; Ko.ti = 10 triệu 5 triệu ba vạn sáu ngàn)

Như vậy, chín ân đức đã kể chỉ cho Bậc Xuất Gia và Thánh Cư Sĩ.

* HẠNG NGƯỜI KHIẾM KHUYẾT BỐN ÂN ÐỨC ÐẦU, THÀNH TỰU NĂM ÂN ÐỨC SAU

Khiếm khuyết bốn ân đức đầu, thành tựu năm ân đức sau tức là cha mẹ đối với con cái. Nói theo pháp tánh, một người xứng đáng nhận Aahunaavatthu, Paahunavaathu, Dakkhi.navatthu, A~njaliikamma phải thành tựu những ân đức Supa.tipanna...Trường hợp cha mẹ đối với con, dù không thành tựu những ân đức ấy, song vẫn là xứng đáng để thọ nhận Aahunavatthu...của con. Ðây không dựa vào pháp tánh mà lấy theo nhân bản.

Ðối với cha mẹ, người con cần phải cúng dường (những vật như: AAhunavatthu, Paahunavatthu) và kính trọng cha mẹ, ấy là nhân tài sản, lợi lộc, trường thọ, danh xưng và tránh mọi sợ hãi. Nếu không như thế, kết quả sẽ ngược lại. Riêng về Dakkhi.navatthu (phúc cầu vật) thì Cha mẹ không phải là đối tượng thí tuyệt đối; bởi kết quả của sự thí sẽ không hoàn toàn như ý người con. Nhưng, nếu cha mẹ là người đầy đủ bốn đức tánh ban đầu, điển hình như Triệu phú A.naathapi.n.dika hay naang Visaakhaa, không nói riêng đến những người con mà kể cả mọi người, những Bậc cha mẹ ấy vẫn xứng đáng thọ nhận Dakkhi.naavatthu, vì kết quả thí sự của những ai cúng dường những vị ấy sẽ hoàn toàn như ý. Ðiều này, Ðức Thế Tôn đã đề cập trong Itivuttaaka, Temiiyajaataaka và Dakkhi.navibha"nga.

4. ÁN XỨ TÙY NIỆM GIỚI (Siilaanussati)

Siilaanussati có nghĩa là sự nhớ lại giới thanh tịnh mà đã gìn giữ không bị năm điều hoen ố (xem phần tiếp theo).

Một lời giải tự:

Siila.m anussati = siilaanussati: nghĩa như đã nói.

Chi pháp: Sở hữu Chánh niệm trong tâm Ðại thiện làm nhiệm vụ gìn giữ, bảo vệ điều học.

PHƯƠNG THỨC TU TẬP.

Nền tảng thực hành đầu tiên, vị hành giả cần làm đủ năm điều sau:

1.Thanh lọc giới hạnh, không bị nứt rạn bởi năm điều hoen ố, đầy đủ năm điều thanh tịnh.

2. Tâm không nô lệ tham ái, tức sự bảo trì giới hạnh không bị vọng móng pháp thế gian (Lokiyasampatti)

3. Thân khẩu an lập trong học giới một cách nghiêm khắc, có thể chỉ trích một cách cơ sở.

4. Việc thực hành với thân khẩu của mình, dầu kẻ thù, người ngu có chỉ trích, nhưng người trí ca ngợi tán thán.

5. Cần phải hiểu rằng: Giới này là nhân dẫn đến Cận định, Kiên cố định và Ðạo định (maggasamaadhi), Quả định (phalasamaadhi).

Trau dồi đầy đủ năm phần này, vị hành giả tưởng niệm về Giới của mình:

"Aho me vata siila.m ho
Akkha.n.da.m achidda.m have
Asabala.m eka.mmaasa.m
Bhuujissa.m aparaamaasa.m
Pasattha.m sabbavi~n~nuuhi
Samaadhi sa.mvattanaka.m"

"Giới của Ta thanh tịnh, không bể vụn, không lổ hổng, không loang lổ, không tì vết, tất cả như thật. Giới Ta thanh tịnh không nô lệ tham ái, không thể có người chỉ trích. Giới của dầu Ta kẻ thù, kẻ ngu chỉ trích, nhưng kẻ trí ca ngợi tán thán. Giới này là nhân dẫn đến cận định, Kiên cố định cùng Ðạo định, Quả định".

GIỚI HOEN Ố VÀ KHÔNG HOEN Ố.

Có bốn điều giới hoen ố: Kha.n.dasiila.m - Giới bể vụn; Chiddasiila.m - Giới loang lổ; Sabalasiila.m - Giới loang màu; Kammaasasiila.m - Giới tỳ vết.

Năm điều không hoen ố ngược lại trên.

Kha.n.dasiila.m - Giới bể vụn. Học giới đầu tiên và cuối cùng hay một trong hai đã vi phạm. Như trường hợp cư sĩ là học giới thứ nhất hay thứ tám; hoặc cả hai giới này.

Akha.n.dasiila.m - Giới không hư nát: tức giới đầu tiên vàgiới cuối cùng vẫn còn nguyên vẹn.

Chiddasiila.m -Giới bị lỗ hổng, tức giới thứ hai đến giới kế cùng (nếu là Cư sĩ thì từ hai đến bảy), một trong những giới này đã vi phạm.

Achiddasiila.m - Giới không bị lỗ hổng: những học giới khoảng giữa vẫn còn nguyên vẹn.

Sabalasiila.m - Giới loang lổ: Những học giới khoảng giữa đã vi phạm nhưng không kề nhau, như vi phạm giới thứ hai và thứ tư, hai với sáu,...

Asabalasiila.m - Giới không loang lổ: Những học giới khoảng giữa vẫn còn nguyên vẹn.

Kammaasasiila - Giới tỳ vết: Các học giới khoảng giữa vi phạm kế tiếp nhau: như vi phạm học giới 2, 3 hay 2,3,4 hay 2,3,4,5...(vi phạm bốn học giới liên tục là hạn định cuối cùng).

Akammaasasiila - Giới không tỳ vết: Các học giới khoảng giữa vẫn còn nguyên.

5. ÁN XỨ TÙY NIỆM THÍ (Caagaanussati)

Caagaanussati - Tùy niệm thí là sự nhớ tưởng đến những việc thí thanh tịnh của mình, không vì danh vọng, không ngã mạn chi phối.

Một lời giải tự như sau:

Caagaa anussati = Caagaanussati: sự luôn nhớ tưởng đến việc thí thanh tịnh của mình, thì được gọi là tùy niệm thí.

Chi pháp: Sở hữu chánh niệm trong tâm Ðại thiện mà cảnh là sự tác ý dứt bỏ tài sản.

PHƯƠNG THỨC TU TẬP:

Tu tập án xứ này, vị hành giả cần có sự dứt bỏ vật thí, đầy đủ ba tiêu chuẩn:

Dhammiyaladdhavatthu: Vật thí phải tốt đẹp.
Ticetanaaparipuura.na: Ðầy đủ Tam tư (Hoan hỷ trước jhi làm, đang khi làm và sau khi làm).
Muttacaagii: Khi bố thí không có sự bỏn sẻn, ái và ngã mạn.

Tròn đủ ba tiêu chuẩn này, hành giả cũng cần nên xét qua người khác để phản tỉnh l?i mình. Hành giả suy xét: "Phần lớn mọi người bỏn sẻn đối với tài sản, vàng bạc, không muốn dứt bỏ để bố thí. Trái lại, họ còn làm cho ái, mạn và kiến tăng trưởng vì những quan tâm về vẻ đẹp thân thể, lối ăn uống thích hợp. Cứ mãi đắm say, thỏa thích, trong đó xen những điều kiêu mạn người với người. Ơû những trường hợp này, Ta có cơ hội chiến thắng kẻ thù bỏn sẻn và làm trở lực cho ái, mạn và kiến. Ðây cũng là nhân cho quả báu thọ mạng, sắc đẹp, sức mạnh, an lạc ở các sanh hữu sau".

Tiếp theo, hành giả tu tập:

"Manussatta.m suladdha.m me
Svaaha.m caage sadaa rato
Maccharapariyu.t.thaaya
Pajaaya vigato tato"

"Ở mọi người vẫn thường có sự bỏn sẻn hoặc tiếc nuối với những tài sản của vật, nhưng Ta vui thích dứt bỏ những vật ấy với sự rộng lượng".

Nếu là Bậc Xuất Gia khi đang thực hành Khả Niệm Pháp (Saara.niiyadhamma hay Saara.niyavatta) mà bên cạnh tu tập án xứ Tùy Niệm Thí, thì sẽ càng giúp cho Khả Niệm Pháp được dồi dào hơn. Vì thực hành Khả Niệm Pháp phải đòi hỏi thời gian bố thí kéo dài 12 năm. Nếu Vị Tỷ kheo ấy tu tập án xứ Tùy Niệm Thí thì sẽ được quả báu từ hai phía: Khả Niệm Pháp và Tùy Niệm Thí.

PHƯƠNG THỨC TU TẬP KHẢ NIỆM PHÁP

Vị hành giả tu tập Khả Niệm Pháp (Saara.niyadhamma) nên tìm một trú xứ có Tỳ kheo và Sadi, nhưng không quá nhiều. Những Vị Tỷ kheo, Sa di này phải là những người có giới và ưa thích giới luật, thọ trì một trong hai pháp học hoặc pháp hành (Vipassanaadhura). Trú xứ có những người như vậy, việc thực hành sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.

Trước khi thực hành, vị hành giả cần lập tâm: "Kể từ nay Ta sẽ tu tập Khả Niệm Pháp mà Ðức Thế Tôn đã quảng bố trong suốt 12 năm". Rồi Vị Tỷ kheo cần phải thông tri cho những Vị Tỷ kheo, Sa di đồng biết.

Như đã trình bày, vị hành giả tu tập khả niệm pháp phải bố thí trong suốt thời gian 12 năm. khi khất thực, nhận được bao nhiêu vật thực, vị hành giả nên đem chia lại cho những Vị Tỷ kheo và Sa di, nhưng không phải tùy theo sở thích của mình (thuận vị nào chia cho vị ấy). Ðầu tiên nên cúng dường cho những vị Trưởng lão cao hạ rồi tiếp tục theo thứ tự hạ lạp. Nếu có cúng dường cho những vị nào đó trước (nghĩa laakhông theo thứ tự hạ lạp), Vị Tỷ kheo nhận vật thực ấy phải nằm trong 5 trường hợp sau:

1. Vị Tỷ kheo hay Sa di đang bệnh.
2. Vị Tỷ kheo hay Sa di đi mới đến.
3. Vị Tỷ kheo hay Sa di sắp đi xa.
4. Vị Tỷ kheo hay Sa di đi nuôi bệnh.
5. Vị Tân Tỷ kheo hay Tân Sa di chưa có y bát.

Những lúc phân phát vật thực, không nên sắp đặt để cúng dường, hãy để vào bát rồi những vị nhận hoặc là không nhận sẽ chọn tùy thích. Phần còn lại, vị hành giả sẽ thọ dụng. Nếu như vật thực không dư lại, vị hành giả khất thực tiếp nữa trong những thời gian có thể nhận vật thực được (không quá đứng bóng). Và lúc trở về cũng phân phát vật thực như thế. Nếu hết lại tiếp tục đi. Nhưng nếu vật thực hết mà thời gian cũng không còn, vị hành giả tu tập chịu đựng. Ðiều quan trọng là không nên nảy sinh bất bình, nóng giận. Vì nếu như thế, những sự tinh cần tu tập trong nhiều ngày, nhiều tháng,nhiều năm trước đây trở nên vô hiệu quả. Các Ngài A-xà-lê ghi lại rằng có một Vị Tỷ kheo thực hành Khả Niệm Pháp tinh cần trong suốt 12 năm, trong thời gian này, có lần sau khi khất thực trở về để bát lại phòng ăn rồi đi xuống hồ tắm. Khi ấy có Vị Trưởng lão đi vào thây cái bát, biết đó là của vị trì Khả Niệm Pháp, nên vị Trưởng lão đã lấy hết những phần vật thực trong đó. Tắm xong trở lại, vị này thấy bát rỗng không đã nổi giận trách rằng: "Ai đã lấy những vật thực mà chẳng để lại phần cho tôi!" Mười hai năm chuyên cần thực hành Khả Niệm Pháp đã bị tiêu hoại trong một ngày. Nếu muốn kết quả, vị này phải thực hành 12 năm nữa kể từ ngày ấy.

Vị Tỷ kheo thực hành Khả Niệm Pháp cùng bên cạnh phát triển Tùy Niệm Thí thì nên suy xét rằng: Panussatta.m... Nhờ sự tương trợ lẫn nhau mà tránh được những bất bình bực dọc.

QUẢ BÁU THỰC HÀNH KHẢ NIỆM PHÁP.

Thành tựu Khả Niệm Pháp, khi chưa lâm chung, nhận được 4 quả báu sau:

- Không khó khăn vấn đề vật thực.
- Vật thực đi bát trở về dầu chia bao nhiêu vị cũng không hết.
- Những cuộc cúng dường bằng phiếu ẩm thực, luôn luôn vị ấy được hưởng những vật thượng vị.
- Những hạng chư thiên Bhumma.t.thaRukkha.t.tha sẽ cúng dường vật thực.

Một giai thoại về hai quả báu đầu:

Có một Vị Tỳ Kheo tên là Tissa, sống tại ngọn núi tên là Selaagiri, Vị này thành đạt Khả Niệm Pháp. Không xa ngọn núi này là bản làng Mahaagiri và cũng là nơi mà Tỳ Kheo Tissa khất thực. Một hôm, khoảng 50 Vị Tỳ Kheo khác đi đến lễ bái tháp Naagadiipa cũng cạnh đấy, rồi những vị này ở lại nơi đây. Khi đến giờ khất thực, tất cả đi vào làng Mahaagiri, nhưng ở đây những Vị Tỳ Kheo không nhận được một muỗng vật thực nào, thế là phải quay về bát không. Trên đường về, tình cờ đối diện với Tỳ Kheo Tissa ở về hướng ngược đường. Tỳ Kheo Tissa vui mừng, đón tiếp và hỏi thăm:

- Các Hiền Giả khất thực đầy đủ chưa?

Những Vị Tỳ Kheo kia đáp rằng:

- Này Hiền Giả! Chúng tôi vẫn chưa nhận được vật thực gì.

Nghe thế, Tỳ Kheo Tissa liền bảo:

- Các Hiền Giả hãy ở đây chờ tôi.

Những Vị Tỳ Kheo nhận lời. Rồi Trưởng lão Tissa đi vào làng, đứng tại nơi mà hàng ngày nhận vật thực. Ngày hôm đó, vị Thôn trưởng trong làng đã sắp đặt cơm sữa và chờ đợi, vừa thấy Trưởng lão đi đến, ông ta mang ra cúng dường để vào đầy bát. Nhận xong. Tỳ Kheo Tissa trở về và cùng những Vị Tỳ Kheo kia độ thực. Mỗi vị đều no đủ. Thọ thực xong, những Vị Tỳ Kheo lấy làm ngạc nhiên hỏi:

- Hiền Giả đã chứng thần thông khi nào thế?

- Thưa chư Hiền Giả, chẳng phải do thần thông mà chính là quả báu tôi đã thực hành Khả Niệm Pháp vậy.

Tỳ Kheo Tissa đáp lời và nói thêm:

- Dầu có phân phát tới 100.000 Vị Tỳ Kheo cũng không sao hết phần vật thực này.

Nghe xong, những Vị Tỳ Kheo vô cùng phấn khích, nói rằng:

- Lành thay! Lành thay! Này Hiền Giả.

Quả báu thứ ba cũng được kể ở giai đoạn khác:

Tại ngọn núi tên là Cetiyapabbata. Một hôm có ngày lễ hội cúng dường Bảo Tháp, ngày lễ này Ðức Vua cùng dân chúng tổ chức và theo cách bốc thăm. Trưởng lão Tissa cư ngụ tại núi Selaagiri cũng được thỉnh mời trong cuộc lễ hôm đó và Trưởng lão Tissa đã đến đấy. Khi Trưởng lão đến nơi mới hỏi dân chúng rằng:

- Trong những vật thí hôm nay, vật nào quý hơn cả?

- Có 20 tấm vải choàng, thưa Ngài. Họ đáp lời.

Vị Trưởng lão nói:

- Những tấm vải choàng ấy thuộc về Ta.

Nghe vậy, dân chúng không lấy gì làm hài lòng. Vì theo họ, những vị cótrách nhiệm cao cả, hay những vị Trưởng lão cao hạ thì xứng đáng hơn.

Nhưng rồi, đến giờ cúng dường, 20 tấm vải choàng ấy vẫn thuộc về Trưởng lão Tissa như Ngài đã nói. Ðức Vua, vị thí chủ trong buổi lễ, thấy thế ngạc nhiên hỏi Trưởng lão:

- Ngài đã chứng thần thông từ lâu rồi chăng?

- Tâu Ðại Vương, Tôi chẳng có khả năng thần thông nào, ấy chỉ vì quả báu thực hành Khả Niệm Pháp.

Ðức Vua và đại chúng nghe vậy vô cùng hoan hỷ.

Một giai thoại khác kể về quả báu thứ tư như vầy:

Tại xứ Tích Lan, có ngôi làng tên là Bhaatara, chỗ này là trú xứ của 12 Vị Tỳ Kheo Ni, vị Trưởng nhóm tên là Naagaa và vị này đã chứng đạt Khả Niệm Pháp. Khi ấy có một toán cướp, do tướng cướp thủ lãnh là Tissa cầm đầu.

Bọn chúng bắt đầu cướp giựt tài sản của cải trong khắp làng Bhaatara. Trước sự hung hãn này, dân làng ngày đêm nơm nớp lo âu, rồi dựa vào đêm khuya vắng vẻ, họ rủ nhau lần lượt trốn đi, không còn ai cả. Cũng không kịp giã từ những Vị Tỳ Kheo Ni.

Sáng ngày hôm sau, cả ngôi làng hoàn toàn vắng vẻ bóng người. Vị Tỳ Kheo Ni trưởng nhóm hôm đó sau khi tìm hiểu nguyên nhân mới bảo những Vị Tỳ Kheo Ni đệ tử rằng:

- Các Hiền Giả hãy ở lại học tập hay hành pháp quán như hiện đang làm, chớ nên để gián đoạn.

Nhắc nhở những Vị Tỳ Kheo ni xong, lúc ấy cũng đã đến giờ khất thực, Vị Trưởng lão Ni cầm bát từ trú xứ đi thẳng đến cội Ðại Bồ đề (Mahaabodhi) ở đầu làng. Cây Ðại Bồ đề này có một vị thọ thần cư ngụ. Khi ấy vị Trưởng lão ni đứng nơi trú xứ của mình, vị thọ thần bèn đem vật thực cúng dường và thỉnh rằng: "Xin Ngài hãy đến đây nhận vật thực hàng ngày".

Nói về Trưởng lão Naagaa (em trai của Trưởng lão ni Naagaa) cũng cùng ngụ tại ngôi làng ấy với những Vị Tỳ Kheo khác, cả thảy 12 vị. Khi dân làng đã bỏ đi, những Vị Tỳ Kheo cũng quyết định đi đến ngôi làng khác. Trước khi đi, Trưởng lão Naaga, vị trưởng nhóm Tỳ Kheo mới nghĩ rằng:

- Nên đến cho những Vị Tỳ Kheo ni hay biết.

Thế là Ngài cùng với những vị đệ tử đến trú xứ của những Vị Tỳ Kheo ni và nói rằng Ngài sẽ cùng những Vị Tỳ Kheo đi đến ngôi làng khác. Nghe thế, Trưởng lão ni Naagà yêu cầu những Vị Tỳ Kheo hãy ở lại, mình sẽ lo phần vật thực cúng dường. Nói rồi, sắp đặt vật thực mà vị thọ thần đã dâng đem đến cúng dường cho những vị Trưởng lão. Nhưng, Trưởng lão Naaga từ chối bảo rằng:

Ðức Thế Tôn không cho phép nhận vật thực của Vị Tỳ Kheo ni.

Biết được sự việc này, vị thọ thần càng thêm thỏa thích đã thỉnh những Vị Tỳ Kheo ở lại để tự mình cúng dường hàng bữa.

Kể từ đó, những Vị Tỳ Kheo sống bằng vật thực của vị thọ thần trong suốt bảy năm.

Sự nhận cúng dường của Trưởng lão Naaga khôngphải là quả báu Khả Niệm Pháp của Trưởng lão hành trì, mà đây là quả báu của Trưởng lão ni Naagaa, người chi của Ngài, và cũng do tinh thần tôn trọng giới luật mà Trưởng lão nghiêm ngặt chấp trì.

6. ÁN XỨ TÙY NIỆM THIÊN (Devataanussaati)

Devataanussati tức là tưởng nhớ đến những thiện nghiệp của chính mình (đức tin,...) để so sánh với Chư Thiên, Phạm Thiên, những vị mà đầy đủ chân nhân báo (Sappurisaratana) và chân nhân pháp. Như thế được gọi là Tùy niệm Thiên.

Chi pháp: Sở hữu Chánh niệm trong tâm Ðại thiện, Tín... làm cảnh.

PHƯƠNG THỨC TU TẬP

Tu tập án xứ này, vị hành giả sống tại một nơi u tịch, xa vắng bóng người, rồi suy tưởng đến quá trình trở thành một Thiên nhân, một vị Phạm Thiên: "Những vị ấy khi hãy còn là nhân loại đã vun trồng đủ đầy 7 chân nhân báu, ấy là: Tín, Giới, Văn, Thí, Tuệ, Tàm, Quý cùng với 7 chân nhân pháp là:Tín, Niệm, Tàm, Quý,Ða văn, Tấn và Tuệ. Thành quả ấy sau khi mệnh chung trở nên một Thiên nhân, một Phạm Thiên. Hành giả phản tỉnh lại mình, thấy rằng: "Cũng giống như những vị ấy", từ đó hỷ lạc hân hoan sanh.

Các Ngài Phụ Sớ bảo rằng:

"Yathaaruupaaya saddhaadidhammajaataaya samannaagataa devataa-itocutaa tattha uppa.n.naa, mehampi tatthaaruupaaya saddhaadidhammaa sa.mvijjanti"

"Các Thiên Nhân, Phạm Thiên khi còn là người đủ đầy chân nhân báu và chân nhân pháp, mệnh chung những vị ấy trở nên như thế. Ta nay cũng ở trường hợp tương tự".

7. ÁN XỨ NIỆM TỊCH TỊNH (Upasamaanussati)

Upasamaanussati tức là suy tưởng trạng thái Níp-bàn, tịch lạc (Sa-utisukha), vắng lặng phiền não cùng ngũ uẩn. Như thế gọi là Niệm Tịch Tịnh.

Chi pháp: Sở hữu Niệm trong tâm Ðại thiện lấy đặc tính Níp-bàn làm cảnh.

PHƯƠNG THỨC TU TẬP.

Tu tập án xứ này, vị hành giả cần hiểu biết ý nghĩa và đặc tính Níp-bàn, sau đó khởi đầu tu tập:

- Mananimmaddano: Níp-bàn là Pháp vắng lặng mọi sự đắm say. (Cha Madanimmadano)
- Pipaasayinayo: là Pháp tịnh chỉ những khát vọng trong dục phược cảnh.
- Aalayamugghaato: Là pháp nhổ tận ái luyến trong cảnh dục phược.
- Va.t.tupaccedo: Là pháp cắt đứt vòng luân chuyển của ba luân.
- Ta.nhakkhayo: Không còn khát ái.
- Viraago: Xa lìa ái dục.
- Nirodho: Ðoạn khát ái.
- Dhuva.m: Vĩnh hằng.
- Ajara.m: Không già.
- Nippapa~nca.m: xa lìa các trở ngại pháp, tức là Ái, Mạn, Kiến - những pháp kéo dài luân hồi.
- Sacca.m: như thật.
- Paara:Thoát khỏi khổ luân hồi (Va.t.tadukkha)
- Sududdasa.m: Là pháp không phải để cho người thiểu trí.
- Siva.m: Là pháp thích hợp cho sự thoát ly phiền não.
- Amata.m: Là pháp bất tử.
- Khema.m: Là pháp Vô úy.
- Abbhuta.m: Là pháp kỳ diệu.
- A.niitika.m: Là pháp không dẫn đến sự sợ hãi.
- Taana.m: Là pháp bảo vệ chúng sanh không rơi vào luân hồi (va.t.thasa"nsaara)
- Le.na.m: Là Pháp tránh mọi sợ hãi.
- Visuddhi: Là pháp thanh tịnh không còn phiền não.
- Diipa.m: Là hải đảo để thoát khỏi lũ lụt là tứ bộc.
- Vara.m: Là pháp mà Bậc Hiền Trí ưa thích.
- Nipu.na.m: Là Pháp tế nhị, vi tế.
- Asa"nkhata.m: Là pháp không hình thành từ bốn Paccaya(Duyên sinh).
- Mokkho: Thoát ly phiền não.
- Se.t.tho: Là pháp đặc thù.
- Anuttaro: Là Pháp vô thượng.
- Lokassanto: là Pháp nằm ngoài tam giới.

Khi hiểu đặc tính Níp-bàn một cách như thật, cần suy niệm trong tâm rằng:

"Saavataa bhikkhave dhammaa sakhaataa vaa asa"nkhataa vaa viraago .tesa.m dhammaana.m aggamakkhaayati, yadida.m madanimmaddano [*], pipaasavinayo, akayasamugghaato, va.t.tapacchedo ta.nhakkhayo, viraago, nirodho, nibbaana.m"

[*] Cha. Visuddhimagga. Phần I, trang 284: Madanimmadano

"Này Chư Tỳ Kheo, Pháp nào hình thành hay không hình thành từ bốn Duyên Trợ (paccaya) tức Pháp Hữu Vi (sa"nkhaata) hay Pháp Vô Vi (asa"nkhaata). Hai pháp này, pháp nào có trạng thái vô nhiễm, cắt đứt vòng luân chuyển của ba luân, chấm dứt khát ái, thoát ly ái dục, từ bỏ khát ái là những vật kết tập. Như Lai nói rằng pháp đó là tối thượng hơn cả."

Vị hành giả suy tưởng có thể qua ngôn ngữ Paali hoặc là ngôn ngữ thường dùng về đức tính Níp-bàn. Nhưng điều quan trọng là chính hành giả phải hiểu ý nghĩa của ngôn từ ấy.

Lại nữa, trong tất cảnhững vị hành giả tu tập án xứ tùy niệm, kể từ án xứ tùy niệm Phật cho đến án xứ Tịch tịnh này, đầy đủ một cách trọn vẹn chỉ có những Chư Thánh, hạng phàm phu không thể đạt khả năng hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu là những người đa văn, trí tuệ nhờ vào sự khéo học hỏi, khi suy tưởng những đặc tính Níp-bàn vẫn có khởi lòng tịnh tín với án xứ này.

Ngài Buddhaghosa trong Visuddhimaggatthakathaa viết như sau:

"Cha anussatiyo viya ca ayampi ariyasaavakasseva ijjhati (sacchikariyaabhisamayavasena nibbaanagu.naana.m paaka.tabhavato) Eva.m santipi upasamagarukena puthujjanenaapi manasikaatabbaa sutavasenaapi hi upasame citta.m pasidati".

"Thành tựu án xứ tịch tịnh một cách vẹn toàn chỉ đối với những bậc Thánh nhân (bởi lẽ chỉ Chư Thánh mới hoàn toàn thấu đáo, trực diện Níp-bàn) không giống như những án xứ tùy niệm Phật, Pháp, Tăng, Thí, Giới, Thiên. Dẫu vậy, nhưng nếu những hạng phàm nhơn đặt trọng tâm đối với Níp-bàn, suy tưởng đặc tính Níp-bàn bằng nhiều phương cách với khả năng trí tuệ học hỏi, lòng tịnh tín đối với Níp-bàn vẫn có."

Trong ấn chứng Tịch tịnh tùy niệm, Níp-bàn là môt chân đế pháp (Paramatthadhamma) nằm ngoài tâm, sở hữu, sắc pháp. Và hoàn toàn không tùy thuộc hữu vi hay Danh và Sắc. Khi nói hai pháp Nội phần và Ngoại phần, thì Níp-bàn là pháp Ngoại phần, độc lập. Bậc Ðạo Sư gọi thuật ngữ này (Ngoại phần) trong bộ Dhammasa"nganimaa.tikaaBahiddhaadhammaa. Do vậy, Níp-bàn không lấy cốt lõi bên trong tự thể của một chúng sanh.

NÍP-BÀN QUA Ý NGHĨA TỊCH TỊNH VÀ TỊCH LẠC

Gọi Upasama có nghĩa là tịch tịnh, tịch tịnh phiền não và ngũ uẩn. Do đó, Níp-bàn được gọi là Tịch tịnh. Nói đến cái an lạc, Níp-bàn là một tịch lạc hay cái an lạc vì đã tịnh chỉ phiền não và ngũ uẩn. Có nghĩa là Níp-bàn không hưởng nhận cảnh và cũng chẳng là cảnh để tri nhận như sắc và thinh...Chính điều này mà nói rằng: Trong Níp-bàn không có lạc cảm thọ (Vedayitasukha) hay những cảm thọ lạc liên hệ dục phược ở thế gian, chỉ là trạng thái vắng lặng hay gọi là Tịch lạc, sự an lạc đặc thù hơn mọi cảm thọ nào cả.

Ơû lạc cảm thọ hay cái lạc liên hệ sự thụ hưởng cảnh dục phược, khi đã hưởng nhận, cảnh ấy sẽ mất đi. Và ai hưởng thụ chúng phải gắng sức kiếm tìm cái ban đầu đã mất để lần nữa được hưởng thụ. Song, cái vất vả khó khăn do tầm cầu phần lớn chỉ đem lại kết quả đối ngược lại. Vì những khó khăn mà vẫn không mang lại thỏa mãn, để toại nguyện hơn, chúng sanh bằng mọi cố gắng, bằng con đường Chánh hạnh hay Tà hạnh, miễn sao nó đem lại nhu cầu đòi hỏi cho mình. Khi rơi vào quyền lực của khát ái, vì mãi dính mắc những lạc cảm thọ sai khác, mệnh chung đời sống nàyphải rơi vào khổ cảnh, một cõi nào đó và nhận chịu rất nhiều khổ đau, cái khổ mà ở nhân loại không hề biết đến. Cũng giống như những món nợ phải trả cho lạc cảm thọ mà mình đã vay chịu lãi. Suy xét những điều này chúng ta nên kinh cảm, sợ hãi vì những cái khổ đau đã từng nhận chịu trong quá khứ, hay trong hiện tại hoặc trong tương lai đều do nguyên nhân là cảm thọ. Do đó, các Bậc Trí không tán thán, ca ngợi lạc cảm thọ.

Riêng đối với tịch lạc không liên hệ, tùy thuộc ở sự nhận hưởng cảnh dục phược như lạc cảm thọ, là một trạng thái vắng lặng pháp hành: Danh và Sắc. Trong trạng thái này chính là an lạc của Níp-bàn. Cũng như một nhà triệu phú giàu có, đầy đủ mọi nhu yếu: sắc, thinh, khí, vị, xúc. Nếu trong 1 lần ông đang ngủ yên giấc, những người nô lệ của ông bên ngoài sắp đặt mọi thực phẩm, chuẩn bị tất cả việc cần dùng cho một nhà triệu phú, rồi đi vào đánh thức ông dậy. Giữa lúc đang ngon giấc, ông cảm thấy không vừa lòng và bảo họ đừng bao giờ đánh thức những lúc đang an giấc như vậy. Bọn nô lệ giúp việc lại thưa rằng: Thực phẩm cùng những vật cần dùng họ đã sửa soạn sẵn, do đó mới vào đánh thức ông để thọ dụng. Nhưng ông Triệu phú ấy vẫn không thức để được tiếp tục giấc ngủ của mình.

Chỉ một sự yên lặng thông thường ở giấc ngủ, người đời đôi khi cảm thấy vừa lòng hơn mọi sự thụ hưởng khác. Nói thế để chỉ rằng: nếu cái an lạc từ sự yên lặng mọi pháp hành: Danh và Sắc thì đó là an lạc tối thượng hơn mọi cái an lạc nào khác. Chúng ta nên suy xét điều này.

Ðức Thế Tôn thuyết trong phẩm Devadavagga sa.laayatasa"ngutta rằng:

" Sadevakassa lokassa
Etevo sukhasammataa

Yattha cete nirujjhanti
Ta.m tesa.m dukkhasammata.m"

" Sukha.m di.t.thamariyebhi
Sakkaayassa nirodhana.m
Paccaniikamida.m hoti
Sabbalokena passata.m"

"Chúng sanh ơ đời, kể cả Hàng thiên nhân nghỉ rằng những cảnh trần: sắc, thinh, khí, vị, xúc là thiện mỹ, là an lạc. Ở đâu thiếu nó (Níp-bàn) ấy là đau khổ, là bất thiện (thiện trong nghĩa tốt)

"Chư Thánh thấu rõ trạng thái Tịnh lạc - Níp-bàn, sự dập tắt mọi Danh Sắc, ngũ uẩn và là một chân đế pháp. Vì đã thấu đáo Níp-bàn, điều mà phàm nhân không sao hiểu được, nên có cái nhìn xuyên suốt, vượt hẳn chúng sanh bị si mê che lấp và nằm trong quyền lực của Tham ái".

Hai thái độ trên cũng như hai người quay lưng với nhau và đi về hai hướng khác nhau.

8. ÁN XỨ TÙY NIỆM SỰ CHẾT (Mara.naanussati)

Mara.naanussati có nghĩa là tưởng đến cái chết mà mình sẽ phải gặp, để luôn kinh cảm và cảnh tỉnh.

Chi pháp: Sở hữu Chánh niệm trong tâm Ðại thiện, lấy sắc mạng quyền đã diệt làm cảnh.

Có bốn sự chết:

1. Samucchedamara.na: Sự viên tịch của Chư vị A-la-hán, cắt đứt hoàn toàn khổ luân hồi.

2. Kha.nikamara.na: Sự hoại diệt của Danh Sắc trong từng sát na.

3. Sammutimara.na: Cái chết theo thế gian định gọi: như cây chết, xác chết, mới chết,...

4. Jviitindriyupaccedamara.na: Danh mạng quyền và Sắc mạng quyền của chúng sanh đã diệt, chấm dứt một kiếp.

Bốn sự chết này, Án Xứ Tùy Niệm Sự chết lấy điều thứ tư làm án xứ. Vì Samucchedamara.na không phải có ở mọi người, chỉ riêng chư vị A-la-hán. Còn đối với Kha.nikamara.na thì chuyển biến cực kỳ nhanh chóng, ở người thông thường không thể quan sát thấy. Còn Sammutimara.na vì quá thông thường nên không làm động tâm vị hành giả. Do đó, ba điều đầu không dùng làm án xứ niệm sự chết. Chỉ riêng điều thứ tư Jviitindriyupaccedamara.na có hai là: Kaalamara.naAkaalamara.na. Kaalamara.na làchết do hết phước báo,hay hết tuổi thọ hoặc là cả hai. Akaalamara.na là chết bởi đoạn nghiệp. Vị hành giả tu tập cả hai loại này.

PHƯƠNG THỨC TU TẬP.

Tu tập án xứ niệm về sự chết, vị hành giả suy quán qua hình ảnh tử thi trước mắt hay tưởng đến người đã chết mà trước đó có đủ uy quyền, danh vọng, tài sản. Rồi hành giả suy niệm:

"Mara.na~m me bhavissati jiivitindriya~m upacchijjissati - Ta sẽ chết, danh và sắc mạng quyền này sẽ hoại diệt".

Hay suy niệm rằng:

"Nara.na~m me dhuva~m jiivita~m adhuva~m - Cái chết của Ta là điều chắc chắn, mạng sống của Ta là cái không vững bền"

Khi tu tập, vị hành giả không nên niệm suông, vô tình, cần phải tác ý một cách mạnh mẽ. Vì nếu như lơ là hay không khéo tác ý, trí tuệ cùng sự kinh cảm không thể sanh khởi, chỉ dẫn đến sự bất lợi. Nghĩa là khi hành giả nhớ đến cái chết của người thân thương thì sanh sự buồn rầu, phiền muộn. Nếu như đó là kẻ thù thì cảm thấy thỏa thích, hài lòng. Còn như không thân cũng không thù thì hành giả lại lãnh đạm, thờ ơ. Nhưng nếu nghĩ đến chính bản thân lại hốt hoảng, sợ hãi, ấy chỉ vì hành giả không khéo tư duy.

Sự tu tập được tư duy cân nhắc, vị hành giả khi nghĩ về một cái chết, không nói riêng là người nào, sẽ không bao giờ sanh sự quyến luyến, ghét bỏ hay thù nghịch, chỉ khởi lên trí quán xét bên cạnh là lòng kinh cảm, động tâm. Chính nhờ hành giả đã khéo suy xét, tư lương.

Vị hành giả nên suy quán bằng phương cách của Ðức Phật và Ngài Buddhaghosa ghi lại như vầy :

1. Na kho aha~n~neveko mara.nadhammo mara.na~m aanatiito atha kho yaavataa sattajana~m aagati cuti upapatti, sabbe sattaa mara.nadhamaa mara.na~m anatiitaa. (Trích trong Abhi.nahesutta, phần Pa~nca"nguttara)

[Cha. A"nguttara. Pa~ncakanipaata dutiya.n.naasaka niivara.navagga abhi.nahepaccavekkhitabba.thaanasutta (trang 65)]

"Cái chết và không thể tránh khỏi chết, không phải chỉ riêng Ta. Một điều chắc thật, tất cả chúng sanh từ quá khứ sanh lại kiếp này và rồi kiếp này sanh lại kiếp sau. Tất cả phải chết và không thể tránh khỏi chết".

2. Yamekaratti~m pathama~m
Gabbe vasati maa.navo
Abbhu.t.thitova so yaa.ti
Sa gaccha~m na nivattati
.

(Trích từ nguyên văn Ayogharataataka)

[Cha. Khuddaka - Jaataka. Ekaadasakanipata dasarathajaa.taka (trang 237)]

"Ai đã sanh vào thai bào người mẹ ở một đêm tối nào thì sẽ đi về dần cái chết, chớ không bao giờ đi ngược lại".

3. Daharaa ca hi vuddhaa ca
Ye baalaa ye ca pa.n.ditaa
Addhaa ceva daliddaa ca
Sabbe maccuparaaya.naa

(Trích Mahaacasarathajaataka paali)

[Sayaa. Khuddakanikaaya Sutta.nipaata sallasuta, quyển 25, trang 448]

"Những thiếu niên hay thanh niên, già lão, kẻ ngu hay người trí, giàu sang hay nghèo hèn. Tất cả cái chết là điểm cuối cùng".

4. Phalaanamiva pakkaana~m
Nicca~m patanato bhaya~m
Eva~m jaataanamaccaana~m
Nicca~m para.nato bhaya~m.
(Trích trong Suttanipaata)

[Sayaa. Khuddakanikaaya Sutta.nipaata sallasuta, quyển 25, trang 448.]

" Tất cả hữu tình đang hiện hữu đều gặp phải âu lo, tức sự hiển nhiên về cái chết, cũng như trái cây chín phải rơi rụng".

5. Saayameka na dissanti
Paato di.t.thaa bahuujanaa
Paato eko dissanti
Saaya~m di.t.thaa bahuu janaa
(Trích trong Temijaataka)

[Cha. Khud. Jaataka (quyển 2, trang 159). Mahànipàta, Mùgapakkhajàtaka]

"Những người thấy trong buổi sáng, nhưng buổi chiều không còn thấy nữa. Họ đã chết. Những người trong buổi chiều vẫn còn đó, sáng mai không còn nữa. Họ đã chết".

6. Ussaavoca tinaggamhi
Suuriyugamana~m pati
Evamaayu manussaana~m
Maa ma~m amma nivaanaya
.
(Trích trong Suddha~ncajaataka)

"Tuổi thọ của Ta quả là ngắn ngủi, chỉ là giọt sương đầu cỏ, mà tia nắng mặt trời cũng có thể phá tan. Thế, ta đừng bao giờ cản ngăn sự xuất gia của tuổi trẻ"

7. Sabbe sattaa mara.naa dhuva~m, sabbesattaa mara.naanicca~m, sabbe sattaa marissanti maranti ca mara.nesu ca tathevaaha~m marissaami ettha me natthi sa~msayo.

"Tất cả chúng sanh, sự chết đều là hiển nhiên, không thể hoán cải. Tất cả đã chết, đang chết và sẽ chết. Thế, ta cũng sẽ chết không nghi ngờ".

QUÁN VỀ SỰ CHẾT KHÔNG QUA SỰ KIỆN.

"Jiivita~m byaadhi kaalo ca
Dehanikkhepana~m gati
Pa~nceta jiivalokasmim
Animittaa na naayare
"

[Cha. Visuddhimagga. Phần I, trang 228]

Năm điều không ước định đối với chúng sanh: Tuổi thọ, Bệnh tật, Thời gian, Nơi chốn, Sanh thú.

- Tuổi thọ (Vaayu): không ước định sẽ chết vào tuổi nào.
- Bệnh tật (Byaadhi): không ước định vì bệnh gì.
- Thời gian (Kaalo): không ước định ban ngày hay ban đêm.
- Nơi chốn (Dehanikkhepana~m): không ước định trong nhà hay bên ngoài.
- Sanh thú (Gati): không ước định rằng sau khi chết sẽ về đâu.

QUÁN SỰ CHẾT BẰNG SỰ TĂNG TIẾN HAY SUY THỐI.

"Yathaa aarogya.m yabbana.m
Tatheva jiivita~m sabba~m
Byaadhijaraaparosita~m
Mara.nappariyasita~m."

" Mạng sống cuối cùng là sự chết. Cũng như vô bệnh và thanh xuân, sau cùng là bệnh hoạn và già lão".

SUY QUÁN BẰNG LỐI SO SÁNH.

" Sura-sa.n.thaana-pulliddhii
Buddhivu.d.dhe jinadvayo
Ghaateti mara.na~m khippa~m
Kaatu~m maadisake kathaa".

"Sự chết phá hủy cả những người uy hùng (Vasudeva, Baladeva,...) vĩ đại (như Vua Mahaasammata), đại phúc (Jotika, Triệu phú Jaa.tila), đại thần lực (như Trưởng lão Mahaamoggallaana), đại tuệ (Trưởng lão Saariiputta), những Bậc Ðộc Giác, Toàn Giác. Còn nói gì đến Ta".

SUY QUÁN BẰNG NHỮNG KHOẢNH KHẮC NGẮN

"Ahosataha. m jiiveyya.m
Ekaalopassa bhujana~m
Assaasana passaana~m
Kaareyya~m satthusaasana~m".

"Sinh mạng của Ta sống bằng từng muỗng cơm, đáng để ta thực hành lời dạy của Bậc Ðạo Sư. Mạng sống của Ta sống trong từng hơi thở vào ra, đáng để Ta thực hành lời dạy của Bậc Ðạo Sư."

QUÁ TRÌNH TIẾN ÐẠT

Tu tập án xứ niệm sự chết mặc dù không đạt đến Kiên cố định nhưng cũng có những thứ bậc tiến đạt tức khả năng nhận biết về sự chết mà được gọi là Mara.nasa~n~naa (tưởng sự chết). Có 8 giai đoạn:

1. Ghi nhận về sự chết qua sự sống còn từng ngày và đêm
2. Ghi nhận về sự chết từng ngày hay từng đêm (12h)
3. Ghi nhận về sự chết nửa ngày hay nửa đêm (6h)
4. Ghi nhận về sự chết từng bữa cơm.
5. Ghi nhận về sự chết từng nửa bữa cơm.
6. Ghi nhận về sự chết từng thời gian bốn hay năm muỗng cơm.
7. Ghi nhận về sự chết từng thời gian từng muỗng cơm.
8. Ghi nhận về sự chết từng hơi thở ra vào.

Tám giai đoạn này, đạt đến giai đoạn thứ tám, hành giả đã có một Chánh niệm vô cùng nhạy bén.

Ðạt đến giai đoạn 7 và 8, hành giả đã có một Chánh niệm hết sức vững vàng và kiên định. Ở các giai đoạn thứ nhất đến thứ sáu, Chánh niệm chưa được dũng mãnh, hãy còn yếu kém. Tuy nhiên, thành đạt các giai đoạn này vẫn là điều lợi ích, bởi vì đây sẽ là nhân dẫn đến cứu cánh cuối cùng trong Phật Giáo.


Mục lục | I | II-a | II-b | III | IV-a | IV-b | V | VI | VII

 


Vào mạng: 12-12-2001

Trở về thư mục "Kinh điển"

Đầu trang