- GIẢI
VỀ Ý NGHĨA CHỈ TỊNH
- THEO
THẮNG PHÁP YẾU HIỆP
- Hòa thượng Jotika
- II. MƯỜI
ÁN XỨ HOÀN TỊNH - KASI.NA
1. ÁN XỨ
ÐỊA ÐẠI HOÀN TỊNH (PA.THAVÌKASI.NA)
Pa.thavii
(đất) ở đây không dùng theo nghĩa thực tính: là trạng thái cứng, mềm,
chướng hoặc ngại, mà chỉ dùng trong nghĩa thông thường, tức là Ðất
có hình thể hẳn hoi. Nhưng trong ý nghĩa giới hạn của án xứ, Pa.thavii
chỉ cho mẫu đất có một kích thước một hình thể nào đó thích hợp
mà hành giả chọn làm án xứ, nếu chọn lấy kích thước nhỏ thì chỉ
nên bằng chiếc dĩa hay bằng một hình tròn có đường kính khoảng 1 gang
4 ngón tay. Nếu chọn kích thước lớn thì chỉ nên bằng sân phơi lúa, như
thế là thích hợp.
Về tiếng Kasi.na,
có nghĩa là trọn vẹn, toàn phần hay hoàn tịnh, tức là án xứ khi hành
giả an trú phải tác niệm toàn diện chứ không hướng về một khía cạnh
nào như một số án xứ khác. Ngài Trưởng lão Letii viết trong bộ Paramatthadiipaniimaha.tikaa
rằng:
"Asesabhaaritabba.t.thena
kasi.na.m: gọi là hoàn tịnh vì đó là tiêu điểm cần phải tác niệm
toàn diện", như vậy pa.thavii-kasi.na là mảnh đất (nhân tạo hoặc
tự nhiên), kích thước tùy theo sự thích hợp mà hành giả chọn lấy làm
án xứ, và án xứ này phải được hành giả ghi nhận toàn diện.
Một lời
giải tự khác:
"Pa.thavii
yevakasi.nanti = Pa.thaviikasi.na.m: án xứ nào mà hành giả lấy đất làm
tiêu điểm và an trú toàn diện vào đó để tác niệm: Pa.thavii,
Pa.thavii,...(đất, đất,...) án xứ đó được gọi là Ðịa đại hoàn
tịnh (Pa.thaviikasi.na).
Nếu chọn
lấy án xứ hoàn tịnh là mảnh đất tự nhiên, không một hình thể, một
kích thước nhất định, thì đòi hỏi hành giả phải là người đầy đủ
thiện căn, đã từng chứng đạt thiền sắc trong các sanh hữu kế cận đời
này bằng án xứ địa đại hoàn tịnh, mà nhờ đó chính trong hiện tại,
chỉ nhìn mảnh đất và tác niệm " Pa.thavii, pa.thavii,..." bằng
sơ khởi tiến đ?t, chừng ấy trì tướng cũng có thể sanh hiện. Rồi tiếp
tục an trụ vào trì tướng hiện khởi, sau đó sẽ là Thiền chứng.
NHỮNG VIỆC CẦN LÀM ÐẦU
TIÊN CỦA VỊ HÀNH GIẢ .
Ðối với
môn đồ Phật giáo, người cư sĩ hay bậc xuất gia, có lòng tịnh tín nơi
Tam Bảo, hiểu biết về kết quả của hành động (không xem lý nhân quả
là một lý thuyết tôn giáo) thì chỉ mỗi một việc cần làm là chọn lấy
một trong hai con đường dẫn đến bất tử:
- Con
đường trực chỉ hay sự tu tập Minh sát theo Bốn Niệm Xứ.
- Con
đường luân khởi hay sự tu tập Chỉ tịnh và nhờ nền tảng này phát
triển Minh sát .
Dù là con
đường nào, điều cần thiết đầu tiên cũng là những điều kiện thiết
yếu và môi trường thiết yếu sau đây:
- Cần thúc
liểm trong giới hạnh.
- Tránh những điều vọng niệm (palibodha)
- Thân cận thiện hữu.
- Học hỏi về những điều thích nghi với án xứ đang tu tập (một điều
mà vị thiền sư không thể thiếu sót với đệ tử)
- Tránh những trú xứ không thích hợp với việc hành trì.
- Tránh những bận tâm, lo nghĩ những điều nhỏ nhặt.
VIỆC THỌ TRÌ GIỚI HẠNH
- Ðối với
tại gia cư sĩ thì thọ trì Ngũ giới, Bát quan trai giới hay giới nuôi mạng
chân chánh.
- Ðối với
Sadi thọ Thập giới.
- Ðối với
Tỳ khưu thì thu thúc trong Giới bổn.
MƯỜI ÐIỀU VỌNG NIỆM.
Aavaaso ca
kula.m laabho ga.no kamma~nca pa~ncama.m addhaana.m ~naati abaadho gandho iddhiiti te
dasaati
[Cha.
Visuddhimagga. Phần 1, Dasapalibidhava.n.nanaa trang 86]
Hành giả cần
phải tránh 10 điều vọng niệm sau:
Vọng niệm
về trú xứ (aavaasapalibodha)
Vọng niệm về tín thí (kulapalibodha)
Vọng niệm về lợi lộc (laabhapalibodha)
Vọng niệm về tập thể, hội chúng (ga.napalibodha)
Vọng niệm về xây cất (kammapalibodha)
Vọng niệm về năm sự bận rộn của việc đi đường (addhaanapalibodha)
Vọng niệm về quyến thuộc (~naatipalibodha)
Vọng niệm về bệânh tật (aabaadhapalibodha)
Vọng niệm về điều học (ganthapalibodha)
Vọng niệm về sự chứng đắc thần thông (iddhipalibodha).
THÂN CẬN THIỆN HỮU
Piyo garu
bhaavaniiyo vattaa ca vacanakkhamo gambhiira~nca katha.m kattaa no ca.t.thaa.no niyojaye.
[Cha. Visuddhimagga. Phần I. Kamma.t.thaana-dayakava.n.nanaa. Trang 94 – Niyojaketi]
Người mà
hành giả xem là một thiện hữu cần thân cận, phải đầy đủ những đức
tánh sau:
1. Piyo:
là người đáng được kính mến về giới hạnh.
2. Garu: đáng được kính trọng vì là người có giới, định và thọ
trì pháp đầu đà.
3. Bhaavaniiyo: đáng được tán thán vì đức tính công bằng, không
thiên vị đối với đồng phạm hạnh hay người đệ tư.û
4. Vattaa: có khả năng hướng dẫn tốt đệ tử.
5. Vacanakkhamo: sẵn sàng tiếp nhận những lời khuyên bảo của những
vị đồng phạm hạnh hay thậm chí là đệ tử.
6. Gambhiira~nca katha.m kattaa: có khả năng giảng giải những pháp lý
thâm sâu, như về Danh Sắc, Ngũ Uẩn, Tứ Thánh Ðế, Lý duyên sinh, Tam Tướng,...
một cách rõ ràng.
7. A.t.thaa.ne no ca riyojaye: không làm những việc vô ích, lãng phí dù
là một lần, chỉ làm những điều đem lại lợi ích cho mình và cho Phật
giáo.
Bảy tiêu
chuẩn này cần có với bất kỳ môn đồ Phật Giáo và càng không thể khiếm
khuyết đối với người trong vai trò chỉ dạy thiền định cho kẻ khác.
Riêng đối với một người Hành Giả càng nên thân cận với một người
thiện hữu như thế.
VIỆC HỌC HỎI VỀ ÁN XỨ
TU TẬP
(Phần này
sẽ được giải sau ở phần Sappaayabhoda tiếp theo).
NHỮNG TRÚ XỨ KHÔNG
THÍCH HỢP CHO VỊ HÀNH GIẢ:
Vị hành giảphải
tránh những trú xứ sau đây:
- Mahaavaasa.m:
Trú xứ quá rộng lớn.
- Navaavaasa.m: Trú xứ mới xây cất.
- Jaraavaasa.m: Trú xứ đã mục nát, hư đổ.
- Panthanissita.m: Trú xứ gần đường qua lại.
- Sa.n.dii: Trú xứ gần bến nước.
- Pa.n.na.m: Trú xứ gần vườn cây.
- Pappha.m: Trú xứ gần vườn hoa.
- Phala.m:Trú xứ gần vườn quả trái.
- Patthaniiyataa: Trú xứ gần hội trường.
- Nagarasannissitaa: Trú xứ cận kề đô thị.
- Daarusannissita: Trú xứ gần những khu rừng nơi đốn củi.
- Khettasannissitaa: Trú xứ kế cận đồng ruộng.
- Visabhaagaana.m puggalaana.m: Cùng trú xứ với người đối nghịch.
- Pattanassannissitaa: Trú xứ gần bến cảng hay gần những chỗ điểm
hội đông người
- Accantasannissitaa: những nơi mà ở đấy dân chúng không tin Phật
giáo.
- Rajjasiimasannissitaa: Trú xứ cận biên giới, nơi có sự quan tâm của
Ðức Vua.
- Asappaayataa: Trú xứ không thuận lợi vì mãi thấp thỏm, lo sợ bọn
cướp, dạ xoa.
- Ka.lyaa.namittaana.m alaabho: những nơi không có thiện hữu.
Với vị
hành giả cần tránh những trú xứ như trên, cũng như bánh xe cần tránh những
khúc đường nhiêu khê, đổ nát. Do đó, các Ngài A-xà-lê viết những điều
trên bằng đoạn văn tóm tắt trong Visuddhimaggatthakathaa [Cha. Phần I,
trang 118]:
Mahaavaasa.m
navaavaasa.m
Jaraavaasa.m ca panthanii
So.n.di.m pa.n.na~nca puppha~nca
Phala.m pa.t.thitameva ca
Nagara.m .dru.naakhetta.m
Visabhaagena patta.m
Paccantasiimaasappaaya.m
Yattha mitto na labbhati
Atthaayasetaani .thaanami
Iti vi~n~naaya pa.n.dito
Aavakaa parivajjeyya
Magga.m pa.tibhaya.m [*] yathaati.
[*] Cha.
Sappa.tibhaya.m
NHỮNG TRÚ XỨ THÍCH HỢP
CHO HÀNH GIẢ:
Ðiều này,
Ðức Thế Tôn thuyết rằng:
"Katha~nca
bhikkhave senaana.m pa~nca"ngasamannaagata.m hoti idha bhikkhave senaasana.m"
"Này Chư
Tỳ Khưu, một trú xứ cần phải hội đủ năm chi phần này. Thế nào là
năm? Ðó là:
1. Naatidaara.m
hoti naccaasanna.m gamanaagamanasampanna.m: nơi thuận tiện cho việc đi lại,
tức là không quá xa hay quá gần xóm làng.
2. Divaa
appoki.n.na.m ratti.m appasadda.m appanigghosa.m: nơi thanh tịnh vắng vẻ, ban
ngày không ồn ào, ban đêm được thanh vắng, yên tịnh.
3. Appada.msamakasavaatatapasariisapasamphassa.m
hoti: Trú xứ không có côn trùng, muỗi mòng, gió nắng.
4. Tasmi.m
kho pana senaasane viharantassa apakasireneva uppajjanti
ciivarapi.n.dapaatasenaasanagiilanapaccayabhesajjaparikkhaaraa: ở những nơi đầy
đủ vật dụng: y phục, vật thực, trú xứ và thuốc trị bệnh dễ dàng,
không phải bận rộn tìm kiếm.
5. Tasmi.m
kho pana senaasane theraabhikkhuu viharanti bahussutaa aagataagamaa dhammadharaa
vinayadhanaa maatikaadharaa te kaalena kaala.m upasa"nkamitvaa paripucchati
paripa.nhati "Ida.m bhante katha.m imassa ko attho" ti tassa te aayasmanto
avivata.m ceva vivaranti anuttaaniikata~nca uttaaniikaronti anekavihitesu ca
ka"nkha.t.thaaniyesu dhammesu ka"nkha.m pa.tivinodenti: Tại nơi trú xứ
có những Vị Tỳ khưu trưởng lão đa văn, giữ pháp, trì luật, suốt
thông mọi yếu lý (maatikaa) giáo điển, là chỗ nương dựa. Vị hành
giả nếu có ngờ vực, phân vân, hãy đi đến những vị này trong những
thời phải lúc và bạch rằng: "Thưa Tôn giả, điều này là sao? Nghĩa
pháp như thế nào?" Những Vị Tỳ khưu ấy sẽ phơi bày những điều
chưa được hiển lộ bởi nghi hoặc, sẽ tiêu trừ những ngờ vực đối
với giáo pháp.
"Eva.m
kho bhikkhave senaasana.m pa~nca"ngasamannaa gata.m hoti."
"Này chư
Tỳ khưu, đây là 5 chi phần của trú xứ thích hợp."
NHỮNG CHI PHỐI NHỎ NHẶT
(HAY NHƯỢC TIỂU QUÁN NIỆM) (Kuddakapalibodha).
Hành giả cần
phải làm những việc nhỏ nhặt sau đây để khỏi bận tâm lo nghĩ khi
đang hành án xứ:
1. Diighaani
kesanakhalomaani chinditabhaani: cắt móng tay, chân, râu tóc (nếu thấy cần).
2. Tiinaciivaresu
da.lluukamma.m vaa tunnakamma.m vaa kaatabba.m: cần khâu vá y phục nếu thấy
cũ rách.
3. Kili.t.thaanii
ciivaraani rajitabbaani: y phục phai màu cần phải nhuộm sắc.
4. Sace
patte mala.m hoti patto pacitabbo: Sơn phết nếu bát hoen rỉ.
5. Ma~ncapiithaadiihi
so dhetabbaani: giường ghế nên lau chùi sạch sẽ.
Ðây là những
điều nhỏ nhặt nhưng cần tránh đối với vị hành giả trước khi hành
án xứ, vì đó sẽ có thể làm chi phối, phóng đãng trong khi đang hành
trì.
CHUẨN TÁC VỀ ÐỊA ÐẠI
ÁN XỨ - PA.THAVIIKASI.NA
Ðể thực
hành thiền chỉ tịnh bằng án xứ Ðịa đại hoàn tịnh, hành giả việc
đầu tiên chọn lấy một mẩu đất nhỏ để làm tiêu điểm (a"ngakasi.na)
an trú, mẩu đất này nên có màu sắc hồng (aru.na) và dẻo khắn để
tạo điều kiện cho tâm được sáng suốt và tinh mãn hơn. Ðiều cần
tránh là không nên để vật làm án xứ có màu sắc lẫn lộn với màu sắc
dùng riêng làm án xứ hoàn tịnh (màu xanh - niila, màu vàng -piita,
màu đỏ- lohita và màu trắng - odaata). Hay tránh những bụi
hóng hoặc những vật dơ bẩn trong đất làm án xứ, để cảm thức rằng:
"Ðó là vật khiết tịnh, trong sạch, không bợn nhơ". Sau đó dùng
nước nhồi trộn cho đến khi đất đã nhuần nhuyễn mềm, khiết tịnh,
không còn thô nhám vì bụi rác, rồi khuôn đúc thành một hình tròn, đường
kính khoảng một gang bốn ngón tay. Xung quanh mẩu đất hình tròn nên làm một
đường viền có màu khác biệt, có thể là xanh hoặc trắng, phần đường
viền này khoảng một lóng tay, nếu không như vậy thì chọn một tấm gỗ
hay một vật gì đó hình tròn, có đường kính lớn hơn đường kính mẫu
đất làm án xứ hai lóng tay và áp dán mẩu đất vào tấm gỗ nàyđể có
đường viền là một lóng tay. Phần đường viền này cũng được làm bằng
một màu khác biệt như trên. Riêng mẩu đất án xứ trên mặt ngang phải
được làm nhẳn láng và bằng phẳng cũng như mặt trăng.
Về kích thước
án xứ cũng có thể làm lớn hơn hoặc nhỏ hơn kích thước đã nói, có
thể nhỏ hơn hai hoặc ba ngón tay nếu làm nhỏ. Và lớn hơn bốn hoặc tám
ngón tay nếu làm lớn . Kích thước nhỏ sẽ thích hợp cho những hành giả
tâm định yếu kém. Riêng những hành giả tâm định dũng mãnh nên chọn
án xứ với kích thước lớn.
Ðối với
vật làm án xứ, hành giả cần phải tôn trọng cũng giống như đã tôn trọng
kính lễ viên ngọc Xá Lợi, cần được bảo vệ gìn giữ sạch sẽ,
tránh bụi hóng dơ bẩn cũng như bảo vệ hình ảnh Ðức Phật vậy.
Khi hành giả
chuẩn bị tốt án xứ, hãy tìm nơi thanh vắng, xa những hội chúng đông
người, đến vườn cây, núi rừng,... hay một am thất, một trú xứ xa vắng
nào đó là nơi tĩnh lặng tịch mịch, có đủ điều kiện thích hợp cho
đời sống. Vị hành giả khởi sự hành trì đầu tiên đặt mẫu đất
án xứ trước mặt với tầm cao ngang mắt, không nên để quá cao đến nỗi
phải ngước nhìn, hay quá thấp mà phải cúi xuống, như thế sẽ phải khó
khăn trong sự an trú. Và trong lúc ngồi an trú án xứ cũng không nên quá gần
hay quá xa, khoảng cách hai hắc (sauk) một gang tay (kurp) là vừa.
Vì nếu quá xa tầm nhìn, án xứ sẽ dễ bị nhập nhòa và hình thể án xứ
không được an trú rõ ràng. Nếu quá gần, những dấu vết, những đường
viền hay những chi tiết nào đó không cần thiết sẽ rõ nét, và như vậy,
tâm định sẽ bị phân tán trước khi Trì tướng hiện khởi. Kế đến, hành
giả suy xét đến trạng thái Thiền định, khi tâm không còn bị chi phối
bởi các dục phược (kaamagu.na), hướng đến thoát ly, hành giả suy
tưởng các ân đức Tam Bảo cho đến khi đã hoàn toàn tịnh tín hân hoan.
Sau đó với tâm từ biến mãn các hướng đến tất cả chúng sanh không
phân biệt chủng loại. Rồi tiếp đến suy quán lại chính mình: "Sự
tử vong là điều phải đến với ta và lẽ tất nhiên là không ai có thể
làm khác hơn được, vậy ta hãy chuyên cần tìm chỗ nương tựa cho chính
mình trước khi cái chết tìm đến". Bấy giờ hành giả nên hiểu rằng:
Chư Phật và các Vị Thánh Nhân thoát ly khổ luân hồi (va.t.tadukkha)
cũng chính bằng con đường Thiền định - trong đó Chỉ tịnh là một
nhân gián tiếp - Suy quán xong rồi lễ bái án xứ [*], sau đó hướng tâm
chú niệm và tập trang toàn diện vào Ðịa đại hoàn tịnh, chứ không
nên chỉ nhìn suông hay nhìn về một khía cạnh của án xứ.
[*] Ðiều
này có khác ý kiến một số người, nhưng vì tôn trọng nguyên bản và hơn
nữa đây cũng chưa phải là vấn đề ảnh hưởng của tập sách Thiền,
nên người dịch xin giữ lại nguyên văn
Trong khi hành
giả nhất tâm an trú vào án xứ Ðịa đại hoàn tịnh này, không nên để
tâm đến màu sắc hay thực tính của án xứ, là trạng thái cứng mềm, chướng
ngại,... vì đây không phải là án xứ màu sắc (va.n.nakasi.na), mà chỉ
nên hướng tâm đến đất làm án xứ, và an trú vào án xứ qua cảnh chế
định thôi.
Khi hành giả
đã làm cho tâm thật sự hân hoan, thỏa thích trong việc hành trì án xứ cũng
giống như con hổ sau khi tóm bắt được rùa (hành giả chọn đúng án xứ)
và thỏa thích chuẩn bị lấy thịt rùa khỏi vỏ mai (hành giả chuẩn bị
hành trì). Khởi đầu hành giả an trú vào án xứ và chuẩn bị tiến đạt,
vị hành giả tác niệm "Pa.thavii, pa.thavii..." hay "đất,
đất,...". Trong lúc an trú không nên mở mắt nhìn quá lớn hay khép mắt
quá kín. Tuy nhiên, sau khi đã tương đối thuần thục ở giai đoạn này,
thỉnh thoảng đôi lúc hành giả nên khép mắt lại để tác niệm án xứ,
nhưng chỉ đôi lúc thôi, cho đến khi trì tướng xuất hiện. (Những chuẩn
tác đầu tiên này dùng cho cả những án xứ hoàn tịnh còn lại, các án xứ
sau chỉ nói đến những thay đổi cần thiết).
NHỮNG TRỞ NGẠI TRƯỚC
KHI XUẤT HIỆN TRÌ TƯỚNG.
Khi đang an
trú án xứ bằng chuẩn bị tiến đạt, thường có những hành giả luôn vọng
móng, mong muốn sớm đạt đến Trì tướng trong thời gian tối thiểu nhất
có thể đạt được. Song, Trì tướng không hiện khởi như ước muốn của
hành giả, và thế là, tâm hành giả hướng về thựt động. Từ đó, cảm
thấy cơ thể bãi oải, mệt nhoài, lẽ tất nhiên là hôn thụy cái (thiinamiddhaniivara.na)
dễ dàng sanh khởi. Ðể tránh điều này, hành giả suy nghĩ hoặc làm những
việc không đâu và rơi vào những vọng niệm (palibodha) cần tránh đối
với hành giả. Và một lần nữa, hành giả đã từ trở ngại này đến
trở ngại khác.
Bấy giờ,
một điều cần làm là hành giả nên suy quán rằng: "Như vậy, một ngày
nào đó ta sẽ mệnh chung trước khi Trì tướng hiện khởi. Những công việc
nhỏ nhặt thông thường mà đã làm quá nhiều trong quá khứ trước kia và
hiện tại này đây, những công việc ấy hoàn toàn không cần thiết cho việc
thiền định của Ta". Và rồi, hành giả hãy tiếp tục chuyên cần
tác niệm án xứ trở lại. Nhưng đừng quá vội vàng, hãy để thời gian
khoảng 2-3 phút tác niệm một lần cho đến khi tâm hành giả lấy lại
được quân bình . Từ đó, tiếp tục phát triển đến khi đạt đến Trì
tướng.
SỰ HIỆN KHỞI CỦA TRÌ
TƯỚNG.
Sau khi an trú
vào án xứ bằng chuẩn bị tiến đạt đã thuần thục, lúc ấy Trì tướng
sẽ hiện khởi. Nhanh hay chậm là tùy sự chuyên cần áp chế Triền cái (Niivara.na)
của hành giả. Giai đoạn này, không cần phải an trú án xứ bằng mắt nữa,
cảnh án xứ đã trở thành Trì tướng và sẽ được hành giả tri nhận bằng
ý môn. Bấy giờ tâm của hành giả và cảnh án xứ sở tri rất khắn
khít, được ví dụ rằng cũng giống như nam châm và vật bị hút. Tuy
nhiên đối với vật thông thường, không phải là án xứ đang tu tập, hành
giả không thể tri nhận bằng ý môn như thế được. Vì rằng khi khép mắt,
hành giả chỉ còn "thấy" mỗi một cảnh là Ðịa đại hoàn tịnh
và tùy theo tư thế oai nghi mà hành giả có một ý niệm về phương hướng
án xứ: phải, trái, trên, dưới... khác nhau. Ðiều này sẽ dễ hiểu tại
sao ở trình độ này, dù nhìn vào bóng tối hành giả vẫn có thể tri nhận
án xứ không cần ánh sáng, một điều kiện không thể thiếu đối với
nhãn môn. Nên hiểu trường hợp này bằng ví dụ sau: "Như một người
nhút nhát, tánh hay lo sợ về ma quỷ, tình cờ gặp phải tử thi hoặc nhiệm
vụ phải tắm rửa cho một xác chết. Thì giấc ngủ sau đó, họ cảm thấy
hình ảnh tử thi cứ chập chờn ở mắt họ. Cũng vậy, ở giai đoạn này,
hành giả nếu không phải trong giấc ngủ thì dù ở thời điểm vừa thức
giấc, vẫn còn nhắm mắt cũng có thể tri nhận án xứ và đẩy lùi triền
cái."
Sự thực
hành chỉ tịnh này, đối với vị hành giả nào đạt đến thiền chứng
hay Tự tướng thì chắc chắn rằng vị hành giả này đã tái tục bằng
Tâm Tam Nhân, đối với người tái tục không phải bằng tâm tam nhân thì
chỉ đạt đến mức tối đa là Trì tướng và dĩ nhiên là không bao giờ
đến khả năng thiền chứng. Riêng thời gian thực hành để đạt đến Tự
tướng nhanh hay chậm là còn tùy thuộc vào khả năng của mỗi hành giả,
có người khỏang chừng một tháng hay một năm, có người đến cả 10
năm, 20 năm, điều đó không nhất định. Khi Tự tướng xuất hiện, sau đó
không lâu, hành giả sẽ đạt đến thiền chứng. Nhưng nếu trong thời
gian dài mà hành giả vẫn chưa đạt đến Tự tướng thì cũng không thể
giải quyết rằng, không phải là người Tam nhân. Hoặc là vì người hướng
dẫn, hoặc là vì chính hành giả mà dẫn đến những chướng ngại cho sự
phát triển Tự tướng. Do đó, hành giả thực hành trong suốt đời vẫn nên,
vì không ai biết rằng với thời gian nhất định nào đó sẽ chứng đạt
thiền chứng và xác định là người Tam nhân hay không phải là người Tam
nhân. Nhưng cho dù trong đời hiện tại chưa chứng đắc cũng là nhân tích
lũy, vun bồi thiện căn và ngũ quyền trong đời vị lai.
TỰ TƯỚNG HIỆN KHỞI:
Khi đạt đến
khả năng Trì tướng, hành giả nên tìm đến một trú xứ khác, và thấy
rằng đó là nơi thuận lợi thích hợp, hãy ở lại đó để tiếp tục hành
trì. Nhưng nếu trú xứ này Trì tướng không còn hiển lộ nữa, bởi các
vọng niệm, thì cần phải trở về nơi cũ phát triển án xứ trở lại.
Và sau đó, khi án xứ đã hiển lộ như trước hãy đi đến trú xứ mà trước
đó đã bỏ đi để phát triển thêm nữa. Sở dĩ phải như vậy, là vì nếu
ở tại một trú xứ quá lâu, hành giả khó tiến thêm trình độ cao hơn tức
là Tự tướng. Sau khi đã chuyên chú không gián đoạn, cảnh án xứ sẽ
được tế nhị, tinh tế và khiết hóa hơn. Trì tướng không còn thô thiển
như lúc ban đầu. Tâm hành giả hoàn toàn hân hoan, không còn cảm thấy mệt
mỏi thụ động. Hành giả đã đạt đến Tự tướng.
Những tâm
định dục giới sơ khởi ban đầu cho đến Trì tướng vẫn là giai đoạn
chuẩn bị tiến đạt. Kể từ lúc Tự tướng hiện khởi cho đến thiền
chứng, giai đoạn này được gọi là cận hành tiến đạt hay cận định.
Tâm định lúc này có khả năng áp chế những pháp Triền cái (Niivara.na)
sau đây:
1. Dục dục
cái (Kaamachandaniivara.na): sự tham muốn trong cảnh dục.
2. Sân độc
cái (Byaapaadaniivara.na): sự nóng nảy, cuồng nộ.
3. Hôn thụy
cái (Thiinamiddhaniivara.na): dã dượi, buồn ngủ.
4. Trạo hối
cái (Uddhaccakukkuccaniivara.na): phóng đãng, hối hận.
5. Hoài nghi
cái (Vicikicchaaniivara.na): sự ngờ vực đối với người hướng dẫn
hoặc phương thức hành trì.
Giai đoạn
này, Vô minh cái (Avijjaaniivara.na) cùng các phiền não khác cũng được
giảm nhẹ. Hành giả đạt đến Tự tướng thời sau đó không lâu, nếu
là người lợi căn, sẽ chứng đạt kiên cố định hay kiên cố tiến đạt,
đó là thiền tầng thứ nhất: Sơ thiền sắc giới. Riêng về người độn
căn, thời gian đạt đến thiền chứng có phần chậm hơn. Nhưng dù với
hành giả nào, lợi căn hay độn căn, khi gần đến lãnh vực thiền chứng,
nghĩa là ở giai đoạn tâm định cận hành, hành giả gia cần phải khéo
duy trì, gìn giữ Tự tướng, cũng giống như sự bảo vệ thai bào của
Hoàng hậu, khi các nhà tiên tri cho biết rằng đứa bé sau này sẽ là Chuyển
luân Vương. Nếu không được duy trì gìn giữ thời Tự tướng sẽ hoại
đi và cả tâm định cận hành tiến đạt cũng không còn nữa, chỉ là những
tâm định trong khả năng chuẩn bị, tức là giai đoạn ban đầu.
Trong Visuddhimagga
(Thanh tịnh đạo), Ngài Buddhaghosa viết đoạn này:
"Nimitta.m
rakkhato laddha
Parihaani na vijjati
Aarakkhamhi asantamhi
Laddha.m laddha.m vinassati"
"Tâm
định được tồn tại khi ấn tướng còn được duy trì. Nếu ấn tướng
mất đi, tâm định cũng không còn nữa".
SỰ DUY TRÌ TỰ TƯỚNG
Ðể duy
trì Tự tướng lâu dài, hành giả cần tránh những điều không thích hợp
sau đây:
Aavaasa:
Trú xứ.
Gocara: Sự đi lại.
Bhassa: Khẩu hành.
Puggala: Bạn lữ.
Bhojana: Vật thực.
Utu: Thời tiết.
Iriyaapaatha: Oai nghi.
1. TRÚ
XỨ:
Những nơi
nào các ấn tướng chưa sanh không thể sanh khởi, nếu đã sanh rồi mà bị
tiêu hoại, gián đoạn. Hay Chánh niệm chưa sanh không sanh khởi, bằng như
đã sanh rồi mà bị hoại đi, tán tâm. Ấy không phải là trú xứ thích hợp
cho hành giả.
Với trú xứ
nào, các ấn tướng, chánh niệm chưa sanh thời sanh khởi, đã sanh được
tăng trưởng, lớn mạnh. Trú xứ ấy thích hợp cho vị hành giả.
Suy xét những
điều trên, hành giả tìm trú xứ thích hợp.
2. SỰ
ÐI LẠI:
Những nơi
bất tiện cho sự đi lại:
- Trú xứ
đối hướng với xóm làng nằm ở hướng đông hoặc hướng tây, nắng mặt
trời sẽ rọi khi đi khất thực hay lúc trở về.
- Trú xứ cách xóm làng quá ba dặm (5 km) và đường đi trắc trở khó khăn.
- Những nơi khất thực khó khăn, vì thiếu vật thực
Những nơi
thuận tiện cho việc đi lại:
- Xóm làng
ở hướng nam hoặc hướng bắc đối hướng với trú xứ .
- Trú xứ không xa hơn ba dặm.
- Khất thực dễ dàng.
3. KHẨU
HÀNH:
Hành giả cần
tránh những câu chuyện vô ích sau:
- Raajakathaa:
Nói về vua chúa, quyến thuộc... của Hoàng tộc.
- Corakathaa: Chuyện về trộm cướp.
- Mahaamatta: Chuyện các Ðại thần, quan lại.
- Senaakathaa: Chuyện về quân lính
- Bhayakathaa: Chuyện về những sự kinh sợ.
- Yuddhakathaa: Chuyện chiến sự.
- Annakathaa: Chuyện thức ăn.
- Paanakathaa: Chuyện thức uống.
- Vatthakathaa: Chuyện vải mặc.
- Sayanakathaa: Chuyện sàng tọa.
- Paalaakathaa: Chuyện vòng hoa.
- Ganthakathaa: Chuyện hương thơm.
- ~Naatikathaa: Chuyện quyến thuộc.
- Yaanakathaa: Chuyện xe giá.
- Gaamakathaa: Chuyện làng mạc.
- Nigamakathaa: Chuyện thị trấn.
- Nagarakathaa: Chuyện đô thị.
- Janapadakathaa: Chuyện quốc độ.
- Itthikathaa: Chuyện về nữ nhân.
- Purisakathaa: Chuyện về nam nhân.
- Surabhakathaa: Chuyện về anh hùng.
- Visikhaakathaa: Chuyện bên đường.
- Kumbha.thaanakathaa: Chuyện bến nước.
- Pubbapetakathaa: Chuyện về vong nhân.
- Naanattakathaa: Chuyện không mục đích.
- Lokakkhaayikakathaa: Chuyện về vũ trụ.
- Samuddakkhaayikakathaa: Chuyện về biển cả.
- Itibhavaabhavakathaa: Chuyện hưng thạnh và suy vong.
- Ara~n~nakathaa: Chuyện rừng.
- Pabbatakathaa: Chuyện núi.
- Nadiikathaa: Chuyện sông ngòi.
- Diipakathaa: Chuyện hải đảo.
Những điều
trên đây, đôi khi cũng là điều lợi ích, nhưng chỉ lợi ích về thế
gian. Riêng việc tu chứng hoàn toàn không giúp được gì. Chỉ là sự trở
ngại cần phải tránh. Bậc Ðạo Sư thuyết rằng: "Những lời phù phiếm
vô ích là một trở ngại cho sự tu tập, nó chỉ đem lại những kết quả
khổ đau".
Tuy nhiên, nếu
nói về một vị vua hùng mạnh, một đạo sĩ đại thần lực hay một người
đầy sức mạnh uy quyền nào đó, để ý thức rằng rồi tất cả theo một
qui luật tử sinh. Như thế thì vẫn nên. Hay dùng những mẩu chuyện này so
sánh, ví dụ cho một lý pháp thì vẫn là điều lợi ích. Ngoài ra, trong ý
nghĩa bông đùa, lãng phí, mua vui là điều cần phải tránh.
Và lại nữa,
hành giả không nên dự tranh bằng những lời tranh tụng (viggaa~nitakathaa)
sau:
- Na tva.m
ima.m dhammavinaya.m aaja~nissasi: Ngài không hiểu biết gì về pháp luật
này.
- Aha.m ima.m dhammavinaya.m aajaanaami: chính tôi mới là người hiểu biết
pháp luật này.
- Ki.m tva.m ima.m dhammavinaya.m aajaanissasi: Ngài hiểu biết pháp luật
này như thế nào?
- Micchaapa.tipanno tavasasi: Ngài chính là người thực hành sai lầm.
- Ahamasmi.m sammaapa.tipanno: Tôi đây mới là người thực hành chính chắn.
- Sahita.m me: Tôi không mâu thuẩn giữa lời nói trước và sau, lời
nói tôi mới đem lại lợi ích.
- Aasahita.m te: lời nói trước đã mâu thuẩn với lời nói sau của
Ngài. Lời nói của Ngài chỉ vô ích.
- Purecacaniya.m pacchaa avaca: Lời nói đáng nói trước Ngài lại nói
sau.
- Pacchaavacaniya.m pure avaca: Lời đáng nói sau Ngài lại nói trước.
- Achicii.n.nante viparaavatta.m: Lời nói của Ngài đã bị đánh đổ.
- Aropito te vaado: Lời nói của Ngài đã bị thách thức.
- Niggahi to tavamasi: Ngài đã bị đánh bại.
- Cara vaadapamokkhaaya: Ngài hãy giải tỏa tri kiến.
- Nibbethehi vaa sace pahosi: Nếu được bây giờ Ngài hãy tự thoát khỏi
sai lầm.
Dù ở trường
hợp nào, trong thời gian nào tránh những điều tranh tụng trên đây vẫn
là điều hữu ích đối với pháp học và pháp hành và cả lẽ sống thế
gian. Một là nó đánh mất sự tốt đẹp, sự tiến hóa cho chính mình. Thứ
hai là sự mất hòa hợp tập thể hội chúng. Và sau cùng là cho kết quả
sanh thú đời sau khổ đau. Những ai muốn học đòi trở thành vị hiền
trí hay bậc Ðại nhân thì cần nên từ bỏ những khẩu hành nào không chắn
lối, không ngăn chận đạo, quả và Níp-bàn, những khẩu hành ấy được
gọi là những khẩu hành tốt đẹp thích hợp (bhassasappaaya) hay là
10 Kathaavatthu sau đây:
- Apicchataakatha.m:
nói về thiểu dục.
- Santu.t.thikattha.m: nói về tri túc.
- Pavivekakatha.m: nói về tịch tịnh (sự yên lặng của thân, khẩu,
ý).
- Asa.mmaggakatha.m: nói về không hệ lụy dục phược (Kaamagu.na)
- Viriyaaramkhakatha.m: nói về sự chuyên cần.
- Siilakatha.m: nói về Giới.
- Samaadhikadha.m: nói về Ðịnh.
- Pa~n~naakatha.m: nói về Tuệ.
- Viruttikatha.m: nói về giải thoát (giải thoát ở đây chỉ cho tâm tứ
quả).
- Vimutti~naa.nasassanakatha.m: nói về tri kiến giải thoát (trí phản
khán Tâm tứ quả và Nip-bàn).
Mặc dù như
đã nói, mười kathaavatthu trên là những điều thích hợp, không ngăn lối
Ðạo, Quả, Nipbàn. Tuy nhiên, đối với vị hành giả ở giai đoạn này cũng
không nên luận bàn quá nhiều, chỉ nên ở mức giới hạn vừa đủ. Vì
hành giả cần phải duy trì tâm định và Tự tướng để khỏi hư hoại,
gián đoạn, các Ngài A-xà-lê bảo rằng: "Tampi mattaaya bhaasitabba.m:
dầu là điều đáng nói, nhưng chỉ nên ở mức giới hạn."
4. BẠN
LỮ:
Vị hành giả
khi đang tu tập, có hai hạng người này không nên giao du vì mục đích hội
ý, luận bàn:
- Kaayada.lhiibahulo:
Người tính ưa thích đỏm dáng, hay bận tâm chăm sóc về ngoại hình.
- Tiracchaasakathiko: Ưa thích phiếm luận vô ích.
Và có hai hạng
người hành giả nên thận cận để trao đổi luận bàn (nếu thấy cần):
- Atiracchaanakathiiko:
Không nói lời vô ích, phù phiếm.
- Siikaadigu.nasampanno: Ðầy đủ giới đức, tịnh đức và tuệ đức.
5. VẬT
THỰC:
Tùy hành giả
mà sự thích nghi vật thực khác nhau. có hành giả không thích nghi với những
vật thực mang vị béo ngọt và điều này có thể dẫn đến sự không vừa
lòng, hành giả dễ bị tán tâm lúc hành trì. Riêng những vật thực mang vị
chua, hành giả lại vừa lòng hơn, tâm không bị chi phối vì phản ứng của
vật thực. Ðối với hành giả này, những vật mang vị chua là vật thực
thích hợp. Ngược lại, có những hành giả ưa thích vật thực ngọt,
không thích hợp với vật thực chua, thì đối với hành giả này vật thực
ngọt là thích hợp. Riêng những vị đắng, mặn, chát, cay, không nói ở
đây, vì những vị này dùng để pha lẫn hai vị trên và không tùy thuộc
sở thích cá biệt.
6. THỜI
TIẾT: (utu- asappaya vaa utusappaaya)
Trong thời
tiết nóng bức, nếu hành giả cảm thấy bức rức khó chịu, tâm không
được định tĩnh an trụ hay tâm đã định tĩnh bị phóng đãng, chi phối.
Thời tiết như vậy là không thích hợp với hành giả. Nhưng nếu ở thời
tiết lạnh mát mà hành giả cảm thấy dễ chịu, thoải mái, tâm vững
trú, yên tịnh hay phóng đãng mông lung được an trú, lắng đọng, thời tiết
như vậy là thích hợp với hành giả.
Nhưng ngược
lại, có những hành giả trong thời tiết nóng cảm thấy dễ chịu, tâm
được định tĩnh, an trú, thì với thời tiết này thích hợp cho vị hành
giả. Nếu ở thời tiết lạnh, bị phóng đãng, tán tâm, khó an trụ, thì
như vậy thời tiết này không thích hợp cho vị hành giả ấy.
7. CÁC
OAI NGHI
Trong các
oai nghi, tùy hành giả mà có một oai nghi thích hợp. Có hành giả khi thực
hành trong oai nghi nằm sẽ bị hôn trầm dã dượi, tất nhiên không đạt kết
quả gì, nhưng nếu ở oai nghi khác vị ấy cảm thấy thân, tâm thích hợp
và tỉnh thức hơn, không bị các triền cái chi phối. Ngược lại, có
hành giả thích hợp trong oai nghi nằm hơn là các oai nghi khác. Có hành giả
thích hợp với oai nghi đi hoặc nằm nhưng không thích hợp với oai nghi ngồi
hoặc đứng. Có hành giả ngược lại điều này.v.v...Nhưng tựu chung những
oai nghi nào hành giả cảm thấy dã dượi, hôn trầm, tâm phóng túng, dao động,
không đem lại kết quả hành trì. Oai nghi ấy là không thích hợp tới
hành giả. Oai nghi nào làm cho tâm được an tịnh, sáng suốt, lắng đọng
các triền cái, oai nghi ấy là thích hợp với vị hành giả.
Hành giả
nên tìm oai nghi thích hợp trong các oai nghi này.
Khi đạt đến
khả năng Tự tướng, hành giả tránh được bảy điều bất hợp (Asappaaya)
và khuôn theo những điều thích hợp như đã nói. Từ đó không bao lâu, sẽ
đạt đến thiền chứng tức thiền tầng Sắc giới thứ nhất. Nếu vẫn
chưa đạt đến thiền tầng này, hành giả cần bổ túc 10 appanaakosalla
như sau:
- Vatthuvisadakariyataa:
nên làm những việc vệ sinh cá nhân (thân thể, y phục).
- Indriyasamattapa.tipaadanataa: quân bình Ngũ quyền, Tín quân bình với
Tuệ, Cần quân bình với Ðịnh. Riêng về Niệm quyền phải được lớn mạnh
hơn cả, vì chính Chánh niệm nâng đỡ thiện pháp, không để tâm rơi vào
Triền cái.
- Nimittakusalataa: thiện xảo trong việc bảo tồn ấn tướng và duy
trì tâm định vững trú.
- Cittapaggaho: khi tâm buồn chán, lui sụt do tịnh giác chi, định giác
chi và xả giác chi. Khi ấy cần phải được phát triển lớn mạnh đối với
những giác chi Trạch pháp, cần và hỷ giác chi.
- Cittaniggaho: khi phóng đãng, tán tâm do ba giác chi Cần, Hỷ và Trạch
pháp giác chi. Bấy giờ cần phát triển khinh an, định và xả giác chi.
- Cittasampasa.mho: khi tâm thối thất chán nản trong việc hành trì,
hành giả nên phát triển lòng tin đối với việc tu tập bằng cách suy
quán về tám kinh động (sa.mvegavatthu) [*] và niệm tưởng đến ân đức
Tam Bảo.
[*] Sanh,
già, đau, chết, địa ngục, atula, bàng sinh, ngạ quỷ
- Citta-ajjupakkho:
cần giữ tâm quân bình, tỉnh lặng, khi không còn chán nản, thụ động
hay phóng đãng, thiếu định tĩnh .
- Asamaahitapuggalaparivajjana.m: Tránh những người phóng đãng, tâm thiếu
định tĩnh, tán động.
- Samaahitapuggalasevana.m: thân cận những người tu tập thiền định.
- Tadadhimutti: Chuyên cần duy trì Tự tướng, tức nhân cần thiết dẫn
đến thiền chứng, không gián đoạn.
SỰ KHAI TRIỂN TỰ TƯỚNG
Khi hành giả
đã duy trì tốt Tự tướng, tiếp đó cần làm lớn rộng ấn tướng này.
Từ kích thước ban đầu cho đến chu vi một quả núi rồi lớn đến một
vũ trụ (cakkavaala) để trau dồi tâm định thêm sức mạnh vững
trú. Song điều này không nên thực hiện đối với Trì tướng, làm như vậy
chỉ đem lại bất lợi. Khi án xứ quá rộng lớn, tâm định ở khả năng
này không sao an trú toàn diện ấn tướng và sẽ dẫn đến tán động, hụt
hẫng.
Riêng việc
triển khai Tự tướng sẽ được làm lớn dần thêm một ngón, hai ngón, bốn
ngón, tám ngón rồi một hắc, hai hắc cho đến chu vi một quả núi, một vũ
trụ. Việc làm này được thực hiện khi hành giả đạt đến cận định
(Upaacaarasamaadhi) hoặc có thể sau khi đắc thiền chứng.
THIỀN TẦNG THỨ NHẤT
SANH KHỞI:
Hành giả
sau khi trải qua giai đoạn Tự tướng, thiền tầng thứ nhất sanh khởi với
năm thiền chi như sau:
Chặn Ýù
môn (manodvaaraavajja.na) lấy Tự tướng làm cảnh. Ðầu tiên là Hữu
phần (Bhava"nga), tiếp đến là một trong bốn tâm Ðại Thiện Tương
Ưng Trí sanh khởi bốn sát na (nếu là người độn căn) hay ba sát na (nếu
là người lợi căn). Tâm này cũng lấy tự tướng làm cảnh, rồi lần lượt
trong bốn vai trò chuẩn bị (parikamma), cận hành (upaacaara), thuận thứ
(anuloma) và chuyển tộc (gotrabhuu) hay chỉ ba sát na: cận hành,
thuận thứ và chuyển tộc. Giai đoạn này chính là đổng lực cận
hành định (upacaarasamaadhijavana) trong lộ đắc thiền. Tiếp theo đó,
tâm Sơ thiền sắc giới, tức là Kiên cố định (appanaasamaadhi) cũng
lấy cảnh là Tự tướng, hiện khởi một sát na, rồi kế tiếp đến là
Hữu phần. Sau hữu phần này là lộ phản khán, tức một chặn ý môn với
bảy đổng lực đại thiện sanh khởi tiếp nối làm nhiệm vụ thẩm sát
năm thiền chi: Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc, Ðịnh. Ðiều này cũng giống
như người nằm mộng, khi tỉnh thức chợt trạng lại giấc mộng của mình.
NHẬN ÐỊNH VỀ THIỀN
CHỨNG
Trong lộ đắc
thiền, các đổng lực Dục giới: Chuẩn bị, Cận hành, Thuận thứ, Chuyển
tộc cùng đổng lực Kiên cố đều lấy cảnh là Tự tướng như nhau.
Song, các đổng lực Dục giới chưa có khả năng áp chế Dục cái (kaamata.nhaa),
tâm định chưa đến mức dũng mãnh hãy còn yếu kém, trong khi ấy, mặc dầu
đổng lực kiên cố tức Sơ thiền sắc giới sanh khởi chỉ một lần,
nhưng khả năng tâm định đầy đủ năm thiền chi này vẫn đủ sức áp
chế, tịnh chỉ Dục ái. Sức vững chắc của đinh đóng vào thân gỗ như
thế nào, sự vững trú của tâm Sơ thiền vào cảnh án cũng như thế ấy.
Bất động và chắc chắn. Dựa vào đó mà hành giả tự biết ta đã đạt
thiền chứng. Riêng việc có hiểu được hay không còn tùy vào khả năng học
hỏi Thắng pháp (Abhidhamma) của mỗi hành giả.
GIAI ÐOẠN THIỀN TẦNG
THỨ NHẤT ÐẾN CÁC THIỀN TẦNG CAO.
Tư (cetanaa)
trong Sơ thiền thiện này không có dục ái (kaamata.nha) hay những vui
thích trong ngũ dục (kaamagu.na), do đó không cho kết quả tái sanh
trong dục giới, nhưng vẫn còn đối với sắc giới và đây cũng là lý do
tâm này được gọi là Ruupaavacaracitta. Ðối với sự hành trì để
đạt đến các thiền tầng cao hơn, điều cơ bản đầu tiên hành giả
nên nhập định trong suốt thời gian từ một đến bảy ngày, các đ?ng lực
sơ thiền thiện sanh tiếp nối liên tục để trau dồi sức mạnh cho tâm
định tĩnh và làm nền tảng cho năm khả năng (vasiibhaava) thiền định.
Khả năng này chính là nhân tố quan yếu cho các sự phát triển các thiền
tầng thứ hai, thứ ba, thứ tư và cả thiền tầng sắc giới sau cùng, nếu
không hành giả cũng không thể đạt đến các trạng thái thiền tầng cao
hơn và khả năng này chỉ thành tựu khi tâm định đã dũng mãnh, các đổng
lực sơ thiền có thể an trú trong suốt thời gian một đến bảy ngày.
Ðể duy
trì thời gian các đổng lực sơ thiền sanh khởi liên tục như thế, hành
giả đầu tiên an trú vào Tự tướng, vì khi Tự tướng được an trú thì
lẽ tất nhiên tâm thiền cũng hiện khởi trong tâm lộ ấy... tối thiểu
phải là một hay hai hoặc ba sát na rồi đến hữu phần. Khi hành giả biết
rằng tâm thiền không còn tiếp nối nữa, ngay lúc ấy hành giả cần phải
tiếp tục an trú Tự tướng để tâm thiền sanh khởi trở lại. Ðừng bao
giờ hướng tâm nghĩ về chuyện khác, hãy luôn tinh cần an trú thiền định
tức thiền tầng thứ nhất đã chứng, chớ nên làm gián đoạn hay hư hoại
đi, để trau dồi tâm định thêm vững trú. Trong thời gian mà sức mạnh
tinh cần chưa thể an trú một hay hai ngày... bấy giờ hành giả cũng chớ
nên suy quán đến các thiền chi (tầm, tứ...) quá nhiều chỉ nên an trú
vào tự tướng để an trú thiền tầng thứ nhất. Vì các thiền chi trong
lúc ấy sanh khởi một cách thô thiển và yếu ớt, nếu quán xét như thế
có làm cho thiền chi lui sụt, suy kém và đương nhiên thiền tầng thứ hai
không thể sanh khởi. Khi thiền tầng thứ nhất được an trú trong suốt thời
gian bảy ngày, tiếp theo đó hành giả nên làm phát khởi năm khả năng (vasiibhaava)
sau đây, cho đến khi tinh thục.
Tiếng Vasiibhaava
được giải thích rằng:
"Vasana.m
samatthana.m = Vaso, vaso yassa atthiiti = Vasii: khả năng được gọi là Vasa.
Người có Vasa được gọi là Vasii."
"Vasino
bhaavo = vasiibhaavo: sự trở thành người có khả năng được gọi là Vasiibhaava".
Vasii
có năm là:
-
Aavajjanavasii: khả năng quán xét thiền chi trong khai ý môn (Quán tự
tại)
- Samaapajjanavasii: khả năng nhập định. (Nhập tự tại)
- Adhi.t.thaanavasii: khả năng ấn định thời gian nhập định (Trú
tự tại) .
- Vu.t.thaanavasii: khả năng ấn định thời gian xuất (Xuất tự
tại) .
- Paccavekkha.navasii: khả năng quán xét thiền chi trong giai đoạn đổng
lực.
Làm thành tựu
năm khả năng này gọi là vasiibhaava (Phản quán tự tại) .
1. Aavajjanavasiibhaava:
(Quán tự tại)
"Aavajjane
vasiibhaavo = Aavajjanavasibhaavo": sự quán xét các thiền chi được làm
thành khả năng cho vị hành giả. Sự trở thành này được gọi là aavajjanavasiibhaava
(Quán tự tại).
Vị hành giả
nhập sơ thiền, sau khi xuất định, quán xét đến năm thiền chi: Tầm, Tứ,
Hỷ, Lạc, Ðịnh theo mỗi phần riêng biệt bằng bốn hoặc năm đổng lực
đại thiện, tùy lợi căn hay độn căn. Dứt tâm lộ này, kế đến là hai
Hữu Phần Rúng Ðộng (bhava"ngacalama), và Dứt Dòng (bhava"ngapaccheda),
rồi tiếp theo là Khai Yù Môn, sau đó là bốn hoặc năm Ðổng Lực
như giai đoạn trên, như thế gọi là aavajjanavasiibhaava.
Nhưng khả
năng xem hai Hữu Phần giữa hai tâm lộ trên chỉ có đối với Ðức Phật
và hai Vị Chí Thượng Thinh Văn. Riêng những người khác thì cần đến bốn
hoặc năm Hữu Phần. Nhưng, như thế cũng đã là aavajjanavasiibhaava.
2. Samaapajjanano
vasiibhaava: (Nhập tự tại)
"Samaapajjano
vasiibhaavo = samaapajjanavasiibhaava: làm trở thành khả năng nhập định thì
gọi là samaapajjanavasiibhaava. (Nhập tự tại)
Nghĩa là
khi hành giả muốn nhập thiền, thời sau khoảnh khắc cần thiết, an trú Tự
tướng, Hữu Phần Tâm sẽ khởi lên hai sát na Rúng Ðộng và Dứt
Dòng, rồi tiếp đến là Khai Ý Môn (manodvaaraavajjana), Chuẩn bị
(parikamma), Cận hành (upacaara), Thuận Thứ (anuloma),
Chuyển tộc (gotrabhuu) (hay sẽ là Cận Hành, Thuận Thứ, Chuyển Tộc)
và sau đó sẽ Tâm Thiền bất định số, như vậy gọi là samaapajjavanasiibhaava.
Nhưng trường hợp này chỉ đối với Ðức Phật và Hai Vị Thượng Thinh
Văn, riêng những người khác thì phải đến bốn hoặc năm Hữu Phần
tâm, rồi mới Khai Ý Môn... Song như ậy cũng là samaapajjavanasiibhaava.(Nhập
tự tại)
3. Adhi.t.thaanavasiibhaaya
(Trú tự tại)
"Bhava"nga.m
abhibhuyya jhaana.m .thapana.m = adhi.t.thaana.m". Sự tiếp nối liên tục
các tâm thiền không xen hữu phần, thì gọi là Adhi.t.thaa. (Trú tự tại)
"Adhi.t.thaane
vasiibhaavo = Adhi.t.thaanavasiibhaava": làm thành khả năng adhi.t.thaana,
gọi là Adhi.t.thaanavasiibhaava.
Sự nối tiếp
liên tục các tâm thiền không gián đoạn, ấy gọi là nhập thiền. Các
tâm thiền gián đoạn bởi các hữu phần tiếp nối, thì gọi xuất thiền.
Khi vị hành giả muốn nhập thiền trong một thời gian nhất định nào đó,
các tâm thiền sẽ sanh khởi lên liên tục trong suốt thời gian mà hành giả
ấn định.
Trở thành
khả năng như thế gọi là Adhi.t.thaanavasiibhaava. (Trú tự tại)
4. Vu.t.thaanavasiibhaava
(Xuất tự tại)
"Vu.t.thaane
vasiibhaavo = Vu.t.thaanavasiibhaavo".
Xuất định
tự tại theo thời gian ấn định, trởthành một khả năng của vị hành
giả, được gọi là Vu.t.thaanavasiibhaava.
Vị hành giả
hướng tâm đến thời gian nào đó xuất định, vị này sẽ xuất định với
thời gian không kém, làm thành khả năng này được gọi là Vu.t.thaanavasiibhaava.
Cần phân
biệt hai điều trên. Adhi.t.thaanavasiibhaava là khả năng an trú tâm thiền
trong thời gian đã ấn định không hơn không kém. Vu.t.thaanavasiibhaava
là khả năng giới hạn tâm thiền đúng thời gian ấn định không hơn.
5. Paccavekkha.navasiibhaava
(Phản quán tự tại)
"Paccavekkha.ne
vasiibhaavo = paccavekkha.navasiibhaavo". Sự quán xét các thiền chi được
vị hành giả làm thành khả năng, như thế gọi là paccavekkha.navasiibhaava.
Sau khi xuất
thiền, vị hành giả quán xét đến năm thiền chi bằng bốn hoặc năm đổng
lực phản khán (paccavekkha.navasiibhaava), và giữa hai tâm lộ này (nhập
thiền và phản khán) sẽ được nối tiếp bằng hai Hữu Phần Rúng Ðộng
và Dứt Dòng.
Hành giả
làm thành khả năng này được gọi là Paccavekkha.navasiibhaava. Nhưng
khả năng này cũng như hai điều đầu tiên tức là chỉ đối với Ðức
Phật và Hai Vị Thượng Thủ Thinh Văn. Riêng những người khác thì phải
đòi hỏi bốn hoặc năm Hữu phần tâm làm trung gian giữa hai lộ.
Và đây cũng là paccavekkha.navasiibhaava nếu được hành giả là thành
khả năng.
Như vậy
khi đạt đến khả năng Aavajjanavasiibhaava thì cũng có nghĩa là đã
thành tựu khả năng paccavekkha.navasiibhaava. Sở dĩ như thế tùy vào mỗi
giai đoạn mà có một cách gọi tên, khả năng quán xét trong giai đoạn
khai ý môn, gọi là aavajjanavasii, khả năng quán xét trong giai đoạn đổng
lực thì gọi là Paccavekkha.navasiibhaava . Chỉ là như vậy.
GIAI ÐOẠN HÀNH TRÌ SAU
CÙNG.
Khi đã thuần
thục năm khả năng (vasii) trên, tiếp đến hành giả an trú vào thiền
tầng thứ nhất, khi xuất định, hành giả nên suy quán rằng: "Thiền
tầng này vẫn còn gần với triền cái (niivara.na) thiền chi Tầm vẫn
còn thô thiển, làm hạn chế sức mạnh của thiền chi khác và làm tâm định
yếu kém đi. Các triền cái vốn đã bị áp chế sẽ dễ dàng tái hiện
và làm suy yếu thiền tầng này. Ngược lại, thiền tầng thứ hai vượt
xa các triền cái, những thiền chi cũng tế nhị hơn".
Suy xét như
thế cho đến khi đã nhàm chán đối với sơ thiền, không còn ái chấp nữa.
Từ đó hành giả an trú vào Tự tướng bằng các tâm tiến đạt (bhaavanaacitta),
nhưng chỉ là Ly tầm tiến đạt (Vitakkaviraagabhaavanaa), tức khi an trú,
hành giả tác niệm " Ðất, đất..." để chứng đạt thiền tầng
thứ hai ấy. Tâm tiến đạt này gọi là Chuẩn bị tiến đạt (parikammabhaavanaa)
và lấy cảnh là Tự tướng.
Khác với
chuẩn bị tiến đạt ở giai đoạn tiến đến Sơ thiền, lấy Sơ tướng
và Trì tướng làm cảnh.
Hành giả
an trú và tác niệm như thế. Nếu cần biết rằng đã gần đến lãnh vực
Kiên cố tiến đạt, tức thiền tầng thứ hai hay chưa, vị hành giả nhập
sơ thiền, xuất thiền tầng này, quán xét về mỗi thiền chi. Bấy giờ, nếu
hành giả nhận thức thiền chi tâm này còn thô thiển, thô sơ, và cũng thấy
rằng các thiền chi kia tế nhị và tinh tế, tức hành giả đã đạt đến
cận hành tiến đạt. Ngược lại nhận thức này, tức hành giả vẫn còn
là giai đoạn chuẩn bị. Nên chuyên cần để đạt đến khả năng cao
hơn.
Ðạt đến
khả năng cận hành tiến đạt, sẽ không bao lâu, nếu không vì thiếu tinh
cần, hành giả sẽ chứng thiền tầng thứ hai với tiến trình như sau: đầu
tiên là những hữu phần tâm: rúng động, dứt dòng, theo đó là khai
ý môn, chuẩn bị, cận hành, thuận thứ, chuyển tộc rồi thiền chứng:
Tâm nhị thiền sắc giới. Sau một sát na tâm này là kế tục hữu phần.
Tiếp đó là lộ phản khán trong nhiệm vụ xem xét bốn thiền chi đã chứng,
và hành giả đã đạt đến thiền tầng thứ hai.
Phương thức
hành trì bước đầu và sau cùng để đạt đến thiền tầng thứ ba, thứ
tư, thứ năm cũng giống như giai đoạn thiền tầng thứ nhất đến thiền
tầng thứ hai, khác nhau chỉ là sự suy xét về chướng ngại của các thiền
chi thô thiển. Tiến trình này sẽ được khiết hóa theo từng cấp bậc
thiền chứng, nghĩa là để đạt đến thiền tầng thứ ba, vị hành giả
loại bỏ Tứ (Vicaara), an trú vào Hỷ (Piiti), Lạc (Sukha)
và Ðịnh (Ekaggataa). Tiếp theo loại bỏ Hỷ, an trú vào Lạc và Ðịnh
để chứng thiền tầng thứ tư. Sau cùng, loại bỏ Lạc, an trú vào Xả (Upekkhaa)
và Ðịnh (Ekaggataa) để chứng thiền tầng thứ năm.
Quá trình
tu chứng trên đây là nói về người độn căn (mandapuggalaa), vì trí
tuệ của người này không thể trong cùng một lúc loại bỏ cả hai thiền
chi Tầm, Tứ. Riêng về người Lợi căn (tikkhapuggala), ở giai đoạn
tiến đạt thiền tầng thứ hai, nhờ trí tuệ nhạy bén có khả năng suy xét
chướng ngại của hai thiền chi Tầm và Tứ cùng một lúc để khi an trú Tự
tướng với tâm tiến đạt (bhaavanaacitta) ly Tầm, ly Tứ. Rồi hành
giả này chứng thiền tầng thứ hai có ba thiền chi là Hỷ, Lạc, Ðịnh.
Tiếp đến, loại bỏ Hỷ và chứng đạt thiền tầng thứ ba với các thiền
chi Lạc, Ðịnh. Rồi tiếp theo đó loại bỏ Lạc để chứng thiền tầng
thứ tư cũng với hai thiền chi nhưng là Xả và Ðịnh.
Ðây chính
là lý do mà thiền tầng sắc giới được tính theo bốn, tức tính theo
quá trình tu chứng của người Lợi căn.
Oû trình độ
thiền tầng thứ năm (tức là thiền tầng thứ tư đối với người Lợi
căn), những hành giả nào đã từng vun trồng pháp độ (paaramii), đã
từng chứng đắc thần thông (abhi.n~naa) trong các sanh hữu kế cận
đời hiện tại hay từng làm việc công đức bố thí, trì giới... trong
quá khứ có ước nguyện chứng đắc thần thông trong các sanh hữu về
sau. Thì với những người này, sau khi chứng đạt thiền tầng thứ năm,
trí tuệ vốn có cùng với tâm thiền này sẽ trở thành một khả năng đặc
thù hay còn gọi là thần thông (abhi~n~naa) và có thể hiện thông với
bất kỳ thời gian nào tùy thích.
Còn riêng
những người thông thường, cần phải tiến triển thêm cho đến bốn thiền
tầng Vô sắc cùng sự tinh thục năm khả năng (vasii). Nghĩa là cần
phải trải qua chín hoặc tám giai đọan thiền chứng sắc giới và vô sắc
giới, khả năng thần thông mới hiển lộ.
Mục lục
| I | II-a | II-b | III | IV-a | IV-b
| V | VI | VII