Xứ
Phật Tình Quê II
Thích Hạnh Nguyện
Thích Hạnh Tấn
Chương hai
Đất Nước-Tôn Giáo-Lịch Sử
I. ĐẤT NƯỚC.
Ấn Độ có thể được phân ra thành ba vùng. Hướng
Bắc có sự bao bọc hình cung của dãy Hy mã lạp sơn, hướng nam được bồi
đắp phù sa bởi con sông Hằng và tận miền nam là bán đảo Tích
Lan.
Đất đai nguyên
thủy của AᮠĐộ.
Chỉ 100 triệu năm về trước bán đảo AᮠĐộ vẫn còn nối liền với
vùng đất lớn mà các nhà địa chất học gọi là “Pangaea’. Nhiều đất
đá tạo thành bán đảo AᮠĐộ được bồi đắp dọc theo những vùng đất
lân cận ở nam Phi, nam Mỹ, Úc và nam cực. Do đó dãi đất vĩ đại ấy
thuộc phần đất phía nam lục địa bị vỡ ra và mảnh đất AᮠĐộ từ
từ di chuyển về hướng Bắc và có thể va vào các dãi đất ở Á châu.
Sự va chạm vẫn còn tác động và dãi đất AᮠĐộ vẫn tiếp tục bị
đẩy dưới vùng cao nguyên Tây Tạng, và dãy Hy mã lạp sơn vẫn còn tiếp
tục vươn lên.
Hy mã Lạp sơn.
Chế ngự toàn bộ các dãy biên giới hướng bắc của nam Á châu, dãy Hy
mã Lạp sơn trải dài 2500 km từ tây bắc đến đông nam, giữa 150 và 400
km từ bắc đến nam. Những dãy núi này tạo thành một bức chắn vững
chãi giữa khu vực nam Á châu và Trung quốc. Trong số những ngọn núi
cao trên 7300 m ở Á châu, có hai ngọn ở Hy mã lạp sơn thuộc Ấn. Các
dãy Hy mã lạp sơn kéo dài từ Pamir ở Pakistan đến tận hướng bắc của
Brahmaputra ở Assam, có thể được chia ra làm ba khu vực chính. Dãy hướng
nam là Shiwalik hay còn gọi là dãy ngoài. Hướng bắc có dãy giữa chạy
song song Pir Panjal và Dhauladhar, và tận cùng miền bắc nữa là khu vực thứ
ba, bên trong Hy mã lạp sơn, có những đỉnh cao nhất mà phần lớn ở
Nepal. Thời gian hình thành của các dãy này có thể khởi đầu từ
Karakoram, hiện ở Pakistan, khoảng 100 triệu năm về trước. Khu vực trung tâm
của dãy Hy mã lạp sơn không thể quá thời gian 35 triệu năm, kế đến những
dãy khác người ta ước độ có khoảng tuổi từ 25 đến 5 triệu năm trở
lại.
II.
TÔN GIÁO Ấn Giáo.
Có thể được hiểu là tôn giáo của
người Ấn mà ở đây tôn giáo đã có ảnh hưởng và chế ngự vào đời
sống của người dân Ấn từ ngàn xưa, do nơi một pháp môn tu tập nào đó.
Tôn giáo ấy theo các nhà nghiên cứu, học giả thì nó được hình thành dần
dần qua thời gian và niềm tin của quảng đại quần chúng, khởi thủy từ
sự sùng bái thiên nhiên và tế tự các ngẫu tượng. Những hiện tượng
ấy khởi nguyên và bắt nguồn từ nền văn minh khu vực Ấn Độ cách đây
khoảng 2300 năm trước TL. Trải qua thời gian các tín ngưỡng ấy được hình
thành, và hệ thống hóa để phù hợp và ổn định với mô hình cấu tạo
phức tạp của xã hội lúc bấy giờ. Đó là khoảng thời gian 1000 năm
trước TL, và từ những định hướng ấy Ấn giáo đã đi sâu vào đời sống,
văn hóa và phong tục của xã hội, gia đình và con người bấy giờ. Họ
đã không còn cảm thấy mình tách rời ra khỏi tôn giáo qua chính gia đình
và xã hội mà họ đang sống. Sau đây trình tự qua sách vở và nền
văn học Ấn giáo, chúng ta sẽ dần dần đi sâu và biết rõ hơn về tôn
giáo khá đặc biệt này.
Vệ Đà
Thời đại Vệ Đà kéo dài từ khoảng thời gian 1200 năm trước TL đến
800 năm sau TL, là một thời gian dài phát triển và có nhiều đổi thay. Xã
hội của người Arian, một bộ tộc Âu-Ấn xuống đến tiểu lục địa này
vào thời gian đầu và hình thành một nền tảng xã hội ở đây dựa
trên tôn giáo, mà tầng lớp lãnh đạo trên hết là giới tu sĩ, còn được
gọi là Bà la môn. Các kinh sách được hình thành, trọng yếu nhất là bộ
kinh Vệ Đà gồm bốn quyển: Rig, Yajur, Sama và Atharva Vệ Đà. Khởi đầu
các bộ kinh này chỉ là sự truyền miệng qua nhiều thế hệ bởi những lời
ca giọng tụng, và kinh ấy chỉ được chép xuống vào khoảng thời gian
100 năm trước TL. Kinh Vệ Đà thật ra là những vần thơ thường được
ca và tụng trong các buổi lễ.
Rig Vệ Đà Tập là tập kinh thơ sớm nhất và quan trọng nhất trong bốn bộ
Vệ Đà. Tập này được xuất hiện chủ yếu trong vùng Punjab, sớm nhất
khoảng 1500 năm trước TL và hoàn tất trọn vẹn khoảng 900 năm trước TL,
mặc dù cũng có vài giả thuyết cho rằng tập kinh thơ này đã có vào thời
gian 5000 năm trước đó. Tập kinh thơ này gồm có 1500 vần thơ ca ngợi và
cúng tế các thần linh, chủ yếu là Vishnu, Indra (trước là thần chiến
tranh của người Arian, nhưng giờ được xem là thần mưa), Rudra (sau này trở
thành thần Shiva) và Agni, thần lửa; và chia ra từng đoạn hoặc tám
hoặc mười vần.
Tập kinh thơ Yajur Vệ Đà được sáng tác khoảng giữa thời gian 700 và
300 năm trước TL. Tập kinh thơ này đặt trọng tâm nơi bộ Rig Vệ Đà,
nói rõ hơn về các phương pháp, nghi thức cúng hiến và tế tự. Ở đây
cũng nhấn mạnh đến những quyền lực của giới tăng lữ, và những ảnh
hưởng của giai cấp này trong xã hội.
Tập kinh thơ Sama Vệ Đà cũng được sáng tác vào khoảng cùng thời gian
trên, với khoảng 1500 bài thi kệ thánh ca, phần lớn có những ngữ âm,
điệu riêng biệt để ngâm và tán trụng trong các buổi lễ hiến linh tế
tự. Đặc biệt được dùng trong các buổi lễ cúng tế thần mặt trăng
Soma.
Tập kinh thơ Atharva Vệ Đà cũng là những vần thơ tán tụng dùng trong
các buổi lễ tế tự, và nói rõ hơn về vai trò của hàng tăng lữ Bà la
môn trong xã hội. Ở đây cũng nói đến các phương pháp về y dược thuốc
nam, công thức pha chế, trị nhiều chứng bệnh, ngay cả bệnh bất lực của
người nam.
Áo Nghĩa Thư
Được sáng tác trong khoảng một thời gian dài, bắt đầu từ năm 700 trước
TL cho đến sau thời trung cổ. Áo Nghĩa Thư có nghĩa là “ngồi gần”, ý
nói đến những buổi giảng đạo của hàng tăng sĩ và những tín đồ đến
ngồi lắng nghe.
Bộ Áo Nghĩa Thư này ra đời đã đem lại những đổi thay to lớn trong tư
tưởng và sự hành trì của người theo Ấn giáo. Họ không còn phải cúng
thờ, sùng bái và tin tưởng suông qua các nghi lễ mà hàng tăng lữ lúc bấy
giờ thường chủ động và đặt nặng, thay vào đó bắt đầu đi vào phương
pháp hành trì, tu tập; tìm cách hợp nhất bản ngã về lại với đại ngã
là đấng Phạm Thiên. Có tất cả hơn 100 tập Áo Nghĩa Thư khác nhau trình
bày về cách thức và phương pháp tu hành. Ngôn ngữ bên trong rất siêu
hình, trừu tượng và thật khó hiểu.
Bộ Áo Nghĩa Thư là biểu tượng căn bản và quan trọng nhất trong Ấn
giáo. Các bộ kinh trước chủ yếu nói nhiều về nhất ngã cùng đại ngã
Phạm Thiên. Nhưng các bộ Áo Nghĩa Thư về sau này thường đề cập trực
tiếp hướng về ca tụng Thượng đế Rudra.
Trong Áo Nghĩa Thư cũng nói về phương pháp tu hành và quán chiếu chữ Om,
âm thanh của đấng Phạm Thiên. Có bộ Áo Nghĩa Thư ngắn nhất gồm chỉ
có 12 bài kệ, nói về các thế giới vĩnh cữu của đấng sáng tạo.
Hai sử thi lớn
trong Ấn giáo.
Mahabharata
Thi kệ này gồm có 100,000 bài kệ kể cả những thiên hùng ca khoảng
16,375 kệ. Thi kệ Mahabharata này được xem là thi kệ dài nhất trên thế
giới. Được sưu tập khoảng thời gian bắt đầu từ 300 năm trước TL và
hoàn tất năm 500 sau TL. Thi kệ này kể lại những trận chiến dữ dội thời
xưa giữa hai gia đình Pandava (biểu tượng hóa thân của các thần linh) và
Kaurava (biểu tượng hóa thân của các loài quỷ). Những dữ kiện lịch sử
nguyên thủy là một câu chuyện thế tục và dần dần được đưa vào
trong tôn giáo bởi những tu sĩ Bà la môn. Mahabharata cũng có một ý nghĩa
đặc thù trong việc đưa vào hình ảnh Krishna, người xem là hiện thân của
thần Vishnu. Krishna là một vị thần rất phổ cập trong Ấn giáo. Theo truyền
thuyết thì khi Krishna còn trẻ, vị ấy thường rất thích bơ, sửa và thường
lén lút đi trộm những thứ này. Nổi danh nhất của Krishna là thời niên
thiếu và kinh điển Aᮠgiáo ghi lại rằng, Krishna có 16,108 bà vợ và
180,008 người con.
Người ta cũng thấy rằng chuyện kể về Krishna được ghi thuật trong
Puranas với sự phê bình, xem đó là chuyện phi luân trong quan hệ con người.
Bhagavad Gita
Được xem là một tác phẩm triết học nổi tiếng của Mahabharata, và cũng
được xem là tác phẩm có ảnh hưởng và phổ biến nhất trong các bản
kinh của Ấn giáo, nói lên tư cách và mô phạm cuả Krishna đối với
Arjuna, một trong năm anh em Pandava, khi họ đang chờ một trận đánh lớn
ở Mahabharata. Arjuna bị đặt những câu hỏi về đạo đức khi giáp trận,
và đâu là điều đúng để thực hiện, ngay cả lý do khi phải dự mình
vào các cuộc giết hại. Krishna nói rằng, người ta phải lưu tâm đến hành
động mình làm chứ không phải là kết quả. Krishna cũng nói đến những
bổn phận và lòng sùng tín cần có của một con người đối với đạo.
Nói đến các hành động đúng và sai, thiện và ác, công đức của việc
làm, niềm tin đối với đại ngã và biệt ngã của riêng mình.
Tóm lại Bhagavad Gita được xem là một phần của Áo Nghĩa Thư, đặc biệt
là nói đến phần thanh lọc và chuyển hóa biệt ngã của mình thành đại
ngã của Phạm Thiên. Bhagavad Gita đã có những ảnh hưởng lớn trong nền
tảng triết học Ấn giáo và phổ biến sâu rộng trong quần chúng vào thời
gian sau này.
Ramayana
Có lẽ được kết tập vào khoảng thời gian sau này, 350 trước TL và 250
sau TL. Cũng giống như Mahabhrata, nguyên bản của Ramayana gồm có nhiều điểm
thế tục và được hình thành ngôn ngữ Prakrit, và chỉ sau đó mới được
chuyển dịch sang Phạn ngữ và đưa vào tôn giáo bởi những hàng Bà la
môn. Tất cả gồm có 24,000 thi kệ và được chia thành 7 cuốn sách. Khác
với Krishna, Rama được miêu tả trong hình ảnh một vị vua, sống với
trách nhiệm và tình yêu.
Quyển đầu nói về thời gian lúc thơ ấu của Rama (mấy thế kỷ sau được
người ta tin sùng Rama là hóa thân của thần Vishnu). Quyển hai nói đến hôn
nhân của nhà vua với công chúa Sita (con của vua Janak). Tập ba kể lại
chuyện hoàng hậu Sita bị quỷ vương Ravana bắt cóc đem đi. Tập bốn nói
về nhà vua sống chung với khỉ vương, người giúp vua xây một chiếc cầu
và trong tập năm, vua tiếp tục đi đến xứ sở Lanka. Tập sáu kể về
chi tiết trận chiến giữa vua Rama và quỷ vương Ravana. Nhà vua đã thắng
sau khi giết được quỷ vương và đưa hoàng hậu trở về Ayodhya. Tập bảy
kể về cuộc ghen tương của nhà vua và hình phạt đối với hoàng hậu bằng
cách đày bà vô rừng. Tại đây bà đã sanh được đứa con trai và phần
cuối câu chuyện là sự đoàn tụ trùng phùng giữa nhà vua Rama, hoàng hậu
và tiếp theo là cái chết của bà.
Ấn giáo thời
trung cổ
Vào khoảng thời gian đầu thời hoàng kim thứ hai sau Tây lịch, Ấn giáo bắt
đầu chia rẽ ra làm hai bộ phái chính, một bên tôn thờ thần Shiva và
bên kia tôn thờ thần Vishnu. Tiến trình phân chia này được tiếp diễn
trong nhiều thế kỷ, mà bên trong còn có những chia rẻ ra thành các nhánh
nhỏ khác nữa.
Một trong những phát triển nhất ở thời đại trung cổ là sự nổi lên
niềm tin sùng bái vào một đấng mà trong Ấn giáo gọi là Bhakti. Một sự
kết nối các tư tưởng dẫn đến những thay đổi đã được tìm thấy
trong Purana và Áo Nghĩa Thư.
? Purana
Là một tập gồm 18 bộ thi kệ chỉ bày những hướng dẫn về lễ nghi tôn
giáo và truyền thuyết, được kết tập vào khoảng giữa thời gian thế kỷ
thứ 6 và 16 sau TL. Purana nghĩa là cổ xưa. Mỗi bộ gồm những diễn giải
về sự hình thành của vũ trụ, lịch sử của nó, sự hủy diệt và tái
tạo lại, theo dòng truyền thừa của các vị thần thánh. Tất cả những
bản văn ghi lại này theo dạng đối thoại, và giống như bộ Áo Nghĩa
Thư, ở đây cũng nhấn mạnh về sự tu tập chuyển hóa thức ngã của
mình để trở về hợp cùng đại ngã của đấng sáng tạo. Trong phần sử
lược có ghi lại rất nhiều điều quan trọng về các huyền thoại cũng
như trình bày sự phát triển về những mặt kiến trúc và nghệ thuật.
Các bản văn này đồng tán thán các vị thần linh được xem là tối cao
lúc bấy giờ, Vishnu, Shiva và Brahman (Phạm Thiên).
Vishnu Bộ nói về thần Vishnu như một đấng sáng tạo và duy trì vũ trụ
này, nhấn mạnh đến pháp môn Bhakti, ghi về chuyện thần Krishna, giải
thích những nghi lễ và tiến trình về sự chết. Chủ trương về ngành
thiên văn và việc tôn thờ mặt trời, giải thích về sự hình thành của
thế giới.
Shiva Bộ gồm có những phần luận bàn được quy về thần Shiva, và về
triết học tôn thờ dương vật, cũng như nói sâu về những niên địa lịch
sử, về vũ trụ học và về y học.
Phần đầu Brahma Bộ viết về Surya, thần mặt trời. Những phần khác
nói về hôn nhân giữa Krishna và Radha (trong Bhagavata Purana) để nói lên
hình ảnh của linh tượng Thiên mẫu.
Tất cả gồm có 18 bộ được đề cập đến và xem đó như là một đại
bộ, và để phân biệt với những Tiểu bộ khác thường được sáng tác
và kết tập vào các thời gian sau này.
Ấn Độ giáo thời
hiện đại. Một trong những triết gia cũng là vị tổng thống
tiền nhiệm của Ấn Độ có nói: “Tôn giáo đối với người Ấn Độ
không phải là ý tưởng mà là quyền lực, không phải là những triển vọng
và kiến thức mà là niềm xác tin cuộc đời. Tôn giáo là linh hồn của
thực tại tuyệt đối, không phải là lý thuyết về Thượng đế”.
Điều ấy không nhất thiết phải nói đến niềm tin vào đạo dựa trên
các kinh tập. Vì những bộ Vệ Đà vẫn được người Ấn xem là bộ kinh
tối linh thiêng. Tuy nhiên ngày nay không phải tất cả những người Ấn đồng
có một niềm tin chung vào một Thượng đế tối linh. Trong bối cảnh như
vậy nhiều người có thẩm quyền tranh luận rằng, như vậy là đã đưa dẫn
người ta nghĩ sai lạc về Ấn giáo như là một tôn giáo. Riêng Ấn
giáo thì vẫn có những ảnh hưởng, và ngự trị trong đời sống của
người dân. Đối với Phật giáo nó vẫn có những liên hệ và các ảnh hưởng
mập mờ, nên đôi khi khó mà phân biệt được đâu là một người theo
Ấn giáo thuần thành và là người phật tử thuần thành.
Những pháp tu
trong Ấn Độ giáo. Darshana.
Trong Ấn giáo còn được hiểu là “linh ảnh”, “cái thấy”, “ánh
sáng trí tuệ” được áp dụng cho tất cả các hệ thống triết học. Cũng
như Du già Vedanta, Darshana được dùng để diễn tả ánh sáng của thần
linh mà tín đồ tôn thờ mong cầu đạt được khi họ viếng thăm một ngôi
chùa hay đền thờ. Cũng giống như vậy khi người ta mong đạt được ánh
sáng trí tuệ qua các buổi cầu nguyện hoặc thiền định.
Bốn mục tiêu con người
Nhiều người theo Ấn giáo cũng chấp nhận rằng, có bốn mục tiêu chính
mà con người mong cầu đạt được, đó là: thành tựu vật chất, thỏa
mãn các dục ý, làm tròn phận sự trong cuộc đời, và mục tiêu sau cùng
là mong muốn đạt được sự giải thoát khỏi vòng sống chết luân hồi.
Tầm cầu sự giải thoát chính là điểm chính yếu của phần lớn các trường
phái triết học Ấn Độ ngày nay hướng về. Song song vào đó là nguồn đạo,
và đây là những gì căn bản trong tư tưởng Ấn giáo ngày nay.
Đạo
Kinh bộ Mahabharata có lập ra 10 sự thể hiện của đạo, đó là: tiếng tốt,
sự thật, kiểm soát ngã, trong sạch thân và tâm, đơn giản, sự chịu đựng,
quyết tâm, bố thí và chia sẽ, sự nghiêm khắc và trinh tiết. Trong lối
suy nghĩ đạo này, có năm phẩm hạnh làm gương không thể thiếu được,
đó là: bất bạo động, tâm ý bình đẳng, an lạc và thư thái, không hung
bạo và tàn nhẫn, và tránh đố kỵ. Đạo là biểu hiện những nguyên tắc
sống trong đời sống con người. Đây là những điểm căn bản thuộc về
thế gian hơn là tôn giáo, vì nó không tùy thuộc vào bất cứ sự mặc khải
hay truyền phán nào từ đấng Thượng đế.
Nghiệp.
Thuyết nghiệp báo này có liên hệ đến những việc làm đời trước, trọng
tâm hiểu về nghiệp báo này cũng chính là sự mong cầu cởi bỏ để tìm
về giải thoát. Thuyết này giống thuyết nghiệp báo trong đạo Phật, nói
về nhân đã gây tạo, và những kết quả sau đó mà người ta sẽ thọ lãnh.
Tái sinh.
Là niềm tin về sự chuyển đổi của linh hồn và linh hồn ấy thường
hay thay đổi tùy theo nghiệp báo mà người ấy đã tạo, và sẽ không bao
giờ linh hồn ấy chấm dứt. Thuyết tái sinh này cũng là một thuyết đặc
biệt và quan trọng, đóng góp lớn cho nền văn hóa Ấn giáo ở toàn vùng
châu á. Niềm tin về thuyết tái sinh được tìm thấy đầu tiên trong bộ
Áo Nghĩa Thư, khoảng từ thế kỷ thứ 7 trước TL. Thuyết về nghiệp báo
cũng được thấy khoảng cùng thời gian ấy. Trong những bộ Áo Nghĩa Thư
về sau, thuyết này được hoàn toàn chấp nhận và ngay cả Phật giáo hay
Kỳ na giáo cũng không có hồ nghi hay phủ nhận về thuyết tái sinh
này.
Sáu trường phái triết học
trong Ấn giáo
Yoga.
Là một phương pháp thiền định tập làm chủ tâm ý để hướng mình về
giải thoát, vượt ra khỏi vòng sống chết luân hồi. Ở đây có thể đi
ngược lại hệ thống tư tưởng và pháp tu này để biết rằng nó hình
thành sớm nhất là khoảng từ thế kỷ thứ 3 sau TL. Đây chỉ là một phần
của hệ thống Vedanta, những phần sau cùng của kinh văn Vệ Đà và Áo Nghĩa
Thư. Những kinh văn căn bản của trường phái Yoga cũng có cả trong kinh Phạm
Thiên của Badrayana, viết vào khoảng thế kỷ thứ nhất sau TL. Và quan trọng
hơn hết là Bhagavad Gita, một phần của thiên hùng ca Mahabharata.
Vedanta.
Có nhiều sự diễn giải về các bản kinh văn căn bản này. Ba trường phái
chính của Vedanta đặc biệt quan trọng là: Advaita Vedanta. Theo như trường
phái này thì không có sự phân chia giữa các năng lực vũ trụ và các
nguyên lý, đấng Phạm Thiên và linh hồn bản ngã con người. Cái thấy
khác biệt chúng ta thường thấy ở mỗi người chỉ là kết quả của
cái nhìn vô minh. Ở đây đôi khi còn được dịch là huyễn hoặc mê mờ,
nhưng triết học Vedanta không cho rằng thế giới mà chúng ta hiện đang sống
là huyễn hoặc mê mờ. Hơn thế nó chỉ cho rằng, bởi vì chúng ta còn bị
giới hạn trong cái nhìn trí tuệ nên sự thấy biết của chúng ta bị ngăn
che, không thấy được hoàn toàn thực tại tuyệt đối của tiểu ngã và
đại ngã Phạm Thiên.
Shakaracharya sống vào thế kỷ thứ 7 sau TL và được xem là nhà thông thái
nhất trong triết học Ấn giáo, luận rằng, thật ra không có ngã hoặc
linh hồn tách biệt khỏi năng lượng sáng tạo của vũ trụ, còn gọi là
Phạm Thiên. Ông cho rằng, hoàn toàn không thể có sự giải thoát với bất
cứ việc tu hành nào kể cả thiền định, cúng tế và cầu nguyện. Ở đây
ông ta nói, những dấu hiệu ấy cho thấy, người ta đang còn ở mức độ
thấp, và chưa thật sự chuẩn bị cho sự giải thoát chân thật.
Vishishtadvaita.
Sự tin tưởng của Shankaracharya bị bác bỏ bởi trường phái Vadanta, cùng
với nhà triết gia Ramanuja thế kỷ thứ 12. Ông ta đã chuyển ý tưởng
Thượng đế từ một năng lực thuộc ngoài phạm vi con người sang Thượng
đế của con người. Trường phái triết học của ông ta được biết dưới
tên là Vishishtadvaita, có cái nhìn về ngã và thế giới này là thật, nhưng
chỉ là một phần của toàn thể. Ngược lại với tư tưởng
Shankaracharya, sự sùng kính là điểm thiết yếu để đạt đến giải thoát,
và phục vụ Thượng đế trở thành mục tiêu cao nhất trong đời.
Thờ phượng.
Những sự trừu tượng của triết học không có nghĩa gì nhiều đối với
hàng triệu tín đồ Ấn giáo ở nhiều khu vực nam á châu ngày nay, hoặc
là trong quá khứ. Ông Radhakishnan đã đưa ra một cái nhìn rất phổ thông
đối với những người theo Ấn giáo: “bất luận khái niệm nào về Thượng
đế mà chúng tôi được thừa hưởng, chúng tôi vẫn không ngừng đi tìm
kiếm chân lý của sự thật”.
Huyền bí trong thiên nhiên.
Một số người Ấn giáo tin rằng, có một vị Thượng đế tối cao tạo
ra những vị trời thần nhỏ hơn và vũ trụ này. Những vị thần Ấn
giáo kể cả những vị được kể trong Vệ Đà vào thời gian Aryan ban đầu;
những vị ấy thường đi cùng với các năng lực thiên nhiên và người ta
sùng bái các đối tượng thiên nhiên ấy. Các đỉnh núi, cây, đá và
sông được xem là những nơi chốn thiêng liêng, huyền bí. Công viên quốc
gia Khaptad ở miền tây Nepal cũng được xem như vậy, và đây là một thí
dụ điển hình. Tất cả những nơi đó đều có các thần linh riêng biệt
canh giữ. Chúng ta có thể thấy những tin tưởng, những thờ phượng, lễ
bái các thần linh, ma quỷ này còn tồn tại ở bất cứ nơi nào trên đất
nước Nepal.
Qua các dữ kiện lịch sử phát triển trong Ấn giáo, những vị thần linh
cũng đã trải qua nhiều giai đoạn đổi thay. Rudra, một vị thần hủy diệt
trong Vệ Đà đã trở thành thần Shiva, một trong hai vị thần linh được
thờ phượng nhiều nhất trong Ấn giáo ngày nay. Có lúc nhiều vị thần
khác đã biến mất, nhưng rồi sự tồn tại của Ấn giáo đã dẫn đến
sự xuất hiện tên của nhiều vị thần mới và người ta đã sùng bái
cho đến ngày nay.
Hành hương
Nhiều người Ấn giáo cho rằng, sẽ hưởng được những lợi ích rộng lớn
khi đi hành hương đến thăm và chiêm bái những nơi mà các vị thần linh
đã từng khai phá và sống ở đó. Không phải chỉ ở nơi nổi tiếng như
Pashupatinath, mà là những đền chùa, những đỉnh đồi và các con sông trải
dài khắp xứ sở Nepal. Nhiều người hành hương còn đi đến vùng Ba la nại
để chiêm bái, nơi có nhiều đền thờ thiêng liêng và con sông Hằng huyền
bí.
Hành lễ.
Thờ phượng, lễ bái và cầu nguyện là những gì mà mỗi tín đồ Ấn giáo
thường thực hành trong đời sống hàng ngày. Trong nhà mỗi gia đình theo
Ấn giáo, mọi người đều có một bệ thờ riêng để mỗi sáng và tối
họ có thể làm lễ. Họ cũng thường hay đi đến các đền thờ hay đi hành
hương mỗi khi có lễ lược lớn trong năm.
Thông thường các việc lễ bái và cầu nguyện thường hay nhắm đến những
ước vọng thường nhật trong đời sống như: cầu được mạnh khoẻ, có
được người vợ hiền, chồng tốt, sinh được con trai, buôn may bán đắt.
Và có thể đây cũng là những điều cầu nguyện chung của mọi người, dù
đó là một tín đồ Ấn giáo hay Phật giáo thì cũng vậy.
Khi hành lễ thông thường người ta dâng cúng các phẩm vật lên chư thần
linh, mặc dù cũng có những nghi thức khác như nhảy múa, ca hát cúng dường.
Sự lễ bái thường cũng là những phép tắc tôn kính căn bản khi làm lễ
của mỗi người. Các đền thờ, chùa chiền Ấn giáo nhiều lúc chỉ là
những ngôi đền, miếu nho nhỏ nằm nơi một góc hoặc trên các đường
phố, bên trong có đặt tượng một vị thần nào đó và đền ấy chịu sự
trông coi của một tu sĩ lâu lâu ghé thăm để lo chuyện dâng cúng và làm
lễ.
Những hình tượng.
Hình tượng của các vị thần linh có thể được thấy trong nhiều hình dạng
khác nhau. Có thể chùa này thờ thần Vishnu, và chùa kia thì thờ thần
Shiva. Một số các chùa khác thì thờ thần Parvati, vợ của thần Shiva, hay
thờ thần Lakshmi vợ của thần Vishnu. Những hình tượng của các thần
này là đối tượng của các sự tôn thờ, lễ bái và cầu nguyện. Người
tín đồ sùng đạo thường đến cầu nguyện và làm lễ nhiều lần trong
ngày và trong năm. Những vị tu sĩ thì làm các lễ cầu thỉnh chư vị thần
linh, tắm rửa, mặc y áo cho tôn tượng và dâng cúng cả thức ăn cho tượng.
Người đến làm lễ thường cúng tiền, nhang đèn, hương hoa và để trước
tôn tượng. Những vật cúng và tiền bạc ấy sẽ được vị tu sĩ hoặc
người có trách nhiệm cất giữ để dùng chi phí vào các dịp lễ lược
lớn sau này.
Các phái thờ của Ấn
giáo.
Có ba vị thần được xem là chính yếu trong Ấn giáo, Brahma, Vishnu và
Shiva. Những công năng và đặc điểm của các vị thần ấy không phải
khác biệt lắm. Trong khi Brahma (Phạm Thiên) được xem là khơi nguồn tuyệt
đối của sự sáng tạo, thì Shiva cũng được xem có vai trò sáng tạo
trong ấy, cùng lúc là vai trò hủy diệt. Thần Vishnu thì ngược lại, là vị
thần duy trì và bảo vệ vũ trụ này.
Có rất ít hình ảnh thần Brahma được thờ phượng, nhưng các thần Shiva
và Vishnu thì được người ta sùng bái và thờ phượng ở khắp mọi nơi.
Các thần linh
Brahma.
Trong những bộ Vệ Đà sớm nhất có ghi về Brahma như một vị thần sáng
tạo, và đầy quyền năng thống trị cả vũ trụ. Dần dần sau đó triết
học Vệ Đà hướng đến sự diễn giải về thuyết độc thần, nói về
vũ trụ và khởi nguyên của nó, và quyền năng thiêng liêng của vị thần
sáng tạo ấy dần dần được nhân cách hóa thêm.
Một vài truyền thuyết sớm nhất về Brahma mà về sau được đưa gá vào
cho thần Vishnu. Ví dụ như trong một câu chuyện về Brahma mà người ta tin
rằng đã cứu thoát trái đất khỏi cơn nước lũ khi Brahma hiện thân làm
một con cá hay một con rùa. Trong một câu chuyện khác Brahma đã hóa thân
làm một con heo. Tất cả câu chuyện này về sau có nhiều điểm tương tự
với các hóa thân của Vishnu.
Vào thế kỷ thứ 4 và thứ 5 sau TL, Brahma lúc ấy lại được xem là một
trong ba vị có quyền năng cao tột nhất trong Ấn giáo cùng với Vishnu và
Shiva. Từ Brahma mà vũ trụ học trong Ấn giáo được hình thành. Chu kỳ căn
bản mà toàn bộ vũ trụ này trải qua được diễn đạt như một ngày
trong đời của Brahma –một kiếp. Ở đây đồng như 4,320 triệu năm,
tương đương với một đêm dài. Một năm trong cuộc đời Brahma –một
năm của vũ trụ- dài 360 ngày và đêm. Vũ trụ này được cho là tồn tại
đến 100 năm của đời sống Brahma, mà hiện tại người ta tin rằng đã
được 51 tuổi.
Vào thế kỷ thứ 6 sau TL, sự tôn thờ Brahma đã dần dần mất hẳn, trước
khi người ta bắt đầu xây nhiều đền chùa. Tuy nhiên ngày nay cũng còn một
số chùa thờ Brahma ở Pushkar và Rajasthan. Hình ảnh Brahma được thấy với
bốn mặt và bốn tay. Trong các tay cầm nhiều vật khác nhau, thường là bộ
kinh Vệ Đà, một cây trượng, một bình nước và một cái cung. Brahma được
một con ngỗng đi theo, tượng trưng cho tri thức.
Sarasvati.
Là quyền năng của Brahma, cũng thường được xem là người phối ngẫu.
Sarasvati vẫn còn tồn tại trong thế giới Ấn giáo ngày nay, và có tầm
quan trọng còn hơn chính cả Brahma. Trong sự sùng bái thông thường,
Sarasvati là biểu tượng của thần nữ tri thức và học vấn. Sự phát triển
đặc tính của Sarasvati nói lên điều xuất hiện về khái niệm một vị
thần nữ, có đặc điểm mạnh mẽ vào thời gian văn minh nơi vùng thung lũng
Ấn Độ vào khoảng 1000 năm trước đó. Điều ấy có thể là sự kéo
dài về ý tưởng tôn thờ vị nữ thần bấy giờ đang thịnh hành. Có thể
nguồn gốc của Sarasvati liên hệ đến truyền tích làm khô cạn dòng sông
Sarasvati ở Rajasthan, nhưng không như Brahma, thần nữ Sarasvati vẫn còn đóng
vai trò quan trọng trong sự sùng bái của người Ấn giáo mãi cho đến ngày
nay. Hình ảnh Sarasvati thường thấy là màu trắng, cỡi trên lưng con thiên
nga, tay cầm một cuốn sách. Sarasvati có thể được thấy với nhiều đầu
và nhiều tay, biểu tượng cho sự gia hộ tất cả các môn học về khoa học
và nghệ thuật. Sarasvati được tôn sùng nhiều nhất ở các trường và đại
học.
Vishnu.
Có hình ảnh là vị thần với khuôn mặt người. Từ thế kỷ thứ hai sau
tây lịch, phong trào sùng bái thần Vishnu trở nên thịnh hành ở miền nam
Ấn. Năm 1000 sau tây lịch, phái thờ thần Vishnu lan rộng đến các vùng
và cùng nhập chung với các phái Ấn giáo khác. Cũng vào thời gian ấy, người
ta cho rằng các truyền thuyết về 10 hóa thân của Vishnu được dựng lên.
Mười hóa thân của
thần Vishnu
1. Tên vị thần:
Matsya. Hóa thân: Cá. Truyền thuyết: Thuở xưa khi
trái đất này còn bị che phủ bởi nước. Thần Vishnu đã hiện thân làm
một con cá để cứu Manu (người đầu tiên), gia đình ông ấy và Vedas.
Câu chuyện này cũng giống như câu chuyện Noah Ark.
2. Tên vị thần: Kurma.
Hóa thân: Rùa.
Truyền thuyết: Cũng vào thời nước dâng tràn ngập ấy, Vishnu hóa thân
làm một con rùa lớn để vớt lấy tất cả những bảo vật bị mất
trong cơn nước lũ. Trong đó kể cả nước cam lồ linh dược mà các vị
thần thánh dùng để giữ sự trẻ đẹp của mình. Lúc ấy có một vị
thiên nữ Lakshmi giúp đặt ngọn núi (Kailash) lên lưng rùa thần Kuma, để
rùa có thể lặn sâu xuống lòng đại dương mà tìm bảo vật. Nó gặp rắn
thần và rắn ấy quấn mình quanh ngọn núi. Thiên nữ bèn làm biển nổi
sóng lớn, đẩy dạt ngọn núi đi và kéo theo cả rắn thần. Bấy giờ những
chất cam lồ và linh dượt nổi lên mặt nước cùng với các bảo vật.
Sau đó thiên nữ Lakshmi trở thành vị phối ngẫu của thần Vishnu.
3. Tên vị thần:
Vahara. Hóa thân: Heo.
Truyền thuyết: Thần Vishnu lại hiện thân xuống để cứu trái đất khỏi
cơn nước lũ, do sự sai khiến của quỷ vương Hiranyaksa. Câu chuyện có lẽ
bắt nguồn từ huyền thoại của người Aryan về một con heo thần.
4. Tên vị thần:
Narasimha. Hóa thân: nửa người nửa sư tử.
Truyền thuyết: Quỷ vương Hyranyakasjpu đã làm cho Phạm thiên phải hứa rằng,
hắn sẽ không bị giết, dù là ngày hay đêm, bởi trời, người hay thú vật.
Kế đó hắn làm cho tất cả mọi người kinh sợ. Tuy nhiên khi các vị trời
hứa sẽ giúp đỡ trong việc tiêu diệt quỷ vương, thần Vishnu lên tiếng
từ một chiếc trụ trong cung điện của quỷ vào lúc chạng vạng tối.
Khi ấy không phải là ngày cũng chưa phải là đêm, trong hóa thân nửa người
nửa sư tử, Vishnu liền giết quỷ vương.
5. Tên vị thần:
Vamana. Hóa thân: người lùn.
Truyền thuyết: Bali, một con quỷ khác đạt được những phép tắc thần
biến rất ghê sợ sau khi đã thực hành những pháp tu khổ hạnh. Để che
chở cho thế giời này, thần Vishnu hiện thân ra trước quỷ trong hình dạng
của một người lùn và hỏi xin hắn một ân huệ. Quỷ Bali đồng ý và
Vishnu hỏi xin một khu đất lớn bằng ba bước dài. Quỷ hứa cho và khi
ấy thần Vishnu bèn hiện thân thật khổng lồ, bước ba bước che khắp cả
mặt đất. Không còn lại gì hết ngoại trừ địa ngục cho quỷ.
6. Tên vị thần: Parasurama.
Hóa thân: Rama với chiếc búa.
Truyền thuyết: Vishnu hiện thân người, làm con của một Bà la môn có tên
là Jamadagni. Khi cha bị tên ác vương cướp hết của cải, Parasumara bèn
đi giết tên vua gian ác này. Kế đó người con của vua lên ngôi và giết
lại Jamadagni để trả thù cha mình. Parasumara bèn trả thù lại giết hết
tất cả người nam trong thành.
7. Tên vị thần:
Rama. Hóa thân: Thái tử.
Truyền thuyết: Vishnu hóa thân làm một vị thái tử để cứu thế giới này
ra khỏi sự đen tối của quỷ vương Ravana. Câu chuyện này được kể
trong Ramayana, qua đó người ta thấy được lòng sùng tín và sự chịu đựng
khổ nhọc của thái tử, cùng với lòng thủy chung của vợ là nàng Sita.
Ở thiên sử thi này người ta cũng thấy được sự tạo dựng của
Hanuman, khỉ thần, một biểu tượng của sức mạnh và lòng trung thành, hiện
nay vẫn còn được xem là một vị thần linh rất được biết đến và
đang còn tôn thờ ở Nepal và Ấn Độ.
8. Tên vị thần:
Krishna. Hóa thân: có nhiều hóa thân.
Truyền thuyết: Những câu chuyện về các hóa thân của Krishna, thời thơ
ấu và trưởng thành trong ngữ từ Basham, đều là cứu giúp tất cả cho mọi
người. Khi còn bé Krishna đã làm cho mọi bà mẹ yêu thương. Lớn lên
trong tình yêu, Krishna đã phá vỡ những lề lối cấm đoán cổ xưa của xã
hội, và đưa tình yêu lên đến tột đỉnh của những khát khao và thỏa
mãn qua sự tự do và phá rào những ràng buộc của xã hội. Khi làm người
đánh xe ngựa của anh hùng Arjuna trong chiến trận Kukukshetra, Krishna là người
giúp tất cả những ai đến với mình và cứu họ thoát khỏi sự tái sanh
vào những cảnh giới ác, nếu kẻ ấy có đủ niềm tin vào đấng thiêng
liêng.
9. Tên vị thần: Đức Phật.
Truyền thuyết: Có lẽ người Ấn lấy đức Phật đưa vào tên các vị thần
trong Ấn giáo để làm mất thể diện Phật giáo, một tôn giáo rất lớn
đã làm ảnh hưởng toàn vùng nam á châu. Theo những sự diễn giải sớm
nhất của người Ấn giáo, họ cho rằng Vishnu hóa thân làm đức Phật để
tỏ lòng từ bi đối với các loài vật và cứu loài thú này khỏi những
nạn chết vì tế lễ.
10. Tên vị thần:
Kalki. Hóa thân: Cỡi trên
một con ngựa.
Truyền thuyết: Khi Vishnu đến sẽ kéo theo sự hủy diệt sau cùng của thế
giới này, để phán xét những điều xấu ác, và tưởng thưởng những
điều tốt.
Hanuman.
Là con khỉ trung thành phụ giúp Rama trong cuộc tìm kiếm nàng Sita. Hanuman
được tôn thờ khá phổ biến đối với những người Ấn giáo thuộc nam
á châu. Trong Ramayana có kể về chuyện Hanuman trở thành khỉ chúa và dẫn
đàn khỉ đi tìm ở khắp Ấn Độ khi nàng Sita bị bắt cóc. Sau cùng nó
đã tìm thấy nàng trong một khu rừng của quỷ vương Ravana ở Tích Lan.
Qua bao cuộc chiến đấu và mưu mô, Hanuman đã cứu được công chú Sita
cho chủ mình. Bất cứ thân tướng gì mà Hanuman hiện ra, người ta đều dễ
dàng nhận được vì Hanuman thường được tô điểm với màu đỏ.
Shiva.
Được tôn thờ như là một vị thần sáng tạo lẫn hủy diệt, có đầy
đủ sức mạnh và quyền năng đối với vũ trụ này. Thần Shiva ngự trên
núi Kailash với vợ và hai con là nàng Parvati, thần đầu voi Ganesh và thần
6 đầu Kartikkeya. Shiva thường được thấy đi cùng với chiếc cỗ xe
bò.
Shiva thường ít được thấy hơn là thần Vishnu nhưng trong các chân dung
và điêu khắc thì có nhiều, nổi tiếng là Natraj, hoặc Nataranjan với
hình ảnh vũ múa trong vầng lửa tròn. Shiva cũng được họa theo hình một
vị tu khổ hạnh, ngồi thiền định trên đỉnh núi Kailash cùng với vợ
là nàng Parvati.
Được phổ biến hơn cả những hình ảnh trước là Shiva với biểu tượng
nơi chùa Shaivite trong hình tượng dương vật, tượng trưng cho năng lực, có
khả năng sinh sản và sự hiệu nghiệm. Hình ảnh này đã trở thành hình
ảnh quan trọng bậc nhất đối với sự sùng bái tôn thờ thần Shiva.
Giáo sư Wendy O’Flaherty cho rằng, sự tôn thờ dương vật của Shiva ở các
xã hội thời tiền Vệ Đà đã có trong nền văn minh thung lũng Ấn Độ
(2000 năm trước TL), nhưng điều ấy chỉ thấy xuất hiện sớm nhất khoảng
thế kỷ thứ hai trước TL.
Từ thời gian ấy đi, có rất nhiều truyền thuyết khác nhau xuất hiện để
giải thích về nguồn gốc tôn thờ dương vật. Những huyền thoại đó tựu
chung là về 12 loại dương vật, được tìm thấy ở những trung tâm như
Ujjanin tại Aᮻ khoảng thế kỷ thứ 2 trước TL, và dần dần phát triển
để giải đáp và phù hợp với việc tôn thờ dương vật. O’Flaherty đã
dịch câu chuyện về sự tranh đua giữa các vị thần, trong đó Shiva (lúc
ấy hóa thân là thần Rudra) đã làm cho những vị thần khác kinh sợ và phải
tôn thờ mình với lòng sùng kính qua hình ảnh dương vật. Bản dịch về
truyền thuyết Paranic được tổng kết như sau: “biết rằng các vị thần
đã hóa hiện làm nhiều thân tướng khác nhau: Shiva làm Rudra, Sambha làm
Sankara, Vishnu làm Hari, và Phạm Thiên làm Ka.”
Ganesh.
Ganesh là một trong những vị thần được biết đến nhiều nhất trong Ấn
Độ giáo, với sự phù trợ và độ thoát qua mọi ách nạn. Thần Ganesh
được hiển thị với hình ảnh thân người đầu voi và hình ảnh này đã
được tôn thờ ở khắp Nepal lẫn ở Ấn Độ. Trong những cuộc họp mặt,
tổ chức hoặc những lúc gia đình tụ hội về, người ta thường bắt đầu
bằng những bài kinh cầu nguyện đến thần Ganesh. Và cũng trong các cuộc
làm ăn nào, mở tiệm hoặc khánh thành một cơ sở nào, người ta cũng cho
rằng sẽ không thành tựu nếu không có những buổi lễ cầu nguyện thần
Ganesh. Vào dịp lễ đăng quang của nhà vua Nepal, ông cũng đến đền thờ
thần Ganesh ở công trường Dubar tại Kathmandu để đảnh lễ và cầu nguyện
thần Ganesh này.
Shakti –Thần nữ.
Một trong những sự sùng bái phổ cập khác là sự sùng bái Thần nữ
Shakti, một vị thần cũng được tôn thờ trong hình dạng của Durga. Thờ
phượng Thần nữ đã trở thành khá phổ biến và dần dần được đưa cả
vào trong mật giáo. Vị thần nữ Kali khác cũng trở thành điểm chính yếu
của sự tôn thờ, và thường liên hệ đến những việc làm có tánh luân
lý và hợp pháp. Các lễ tế thú vật, ngay cả con người, và những nghi
thức giao hợp tình dục với nhau cũng là một phần thực hành trong các mật
pháp Ấn giáo. Những phương pháp và hình ảnh ấy ngày nay cũng còn được
thấy khá phổ biến trong các nghệ thuật và điêu tạc tượng ở những
ngôi chùa Ấn giáo cổ tại Nepal cũng như tại Ấn Độ.
Rama và Krishna.
Bởi chịu nhiều ảnh hưởng về truyền thuyết hóa thân của thần Vishnu,
mà người ta tin về thần Rama và Krishna. Là một thái tử của vương quốc
Ayodhya, lịch sử và truyền thuyết cho rằng , Rama có thể được sinh vào
khoảng thế kỷ thứ 8 và 7 trước TL. Trong những câu chuyện sớm nhất kể
về Rama, ông ấy không được xem là một vị thần linh. Dù rằng hiện tại
Rama được xem là có hóa thân trước cả Vishnu và Shiva. Có thể câu chuyện
đó được người ta cho thêm vào sau này, khoảng thời gian người Hồi giáo
sang xâm chiếm Ấn Độ vào thế kỷ 12 sau TL.
Rama (hoặc là Ram, được phát âm với chử a dài như là arm) là một hình
ảnh đầy quyền uy trong Ấn giáo hiện đại, đặc biệt ở Ấn Độ, vùng
Ayodhya nơi được tin tưởng là chốn sinh ra thần Rama. Những điều cố tín
như vậy đã tạo ra những tranh luận và xung đột gay gắt giữa những
người Ấn giáo và người Hồi giáo đa phần sống ở vùng ấy. Người
Ấn giáo cho rằng, đền thờ của người Hồi ngày nay là xây trên khu đất
sinh ra thần Rama ngày xưa. Luận cứ này không được minh xác cho lắm, theo
như nhà sử gia hàng đầu của Ấn là ông Romila Thapar: “Theo quan điểm
ấy thì chẳng có một chứng tích lịch sử nào để chứng minh điều ấy
cả”.
Tuy nhiên tranh chấp vẫn là tranh chấp một khi người ta đã tin vào những
điều mà người ta đã nhận định và cho là đúng. Vào ngày 6 tháng 12 năm
92, một cuộc xung đột đẫm máu xảy ra khi những người Ấn giáo kéo đến
và phá sập ngôi đền Hồi giáo. Những tranh chấp này đã xảy ra dữ dội
và kéo dài đến nhiều tháng trời, đến nổi sau đó chính phủ Ấn phải
lên tiếng giảng hòa và sau cùng đưa đến giải pháp, chính phủ đền bù
cho xây lại thánh đường Hồi giáo, cùng lúc cho xây một đền thờ thần
Rama gần đó.
Krishna được tôn thờ rất rộng rãi ở Nepal và Ấn Độ. Những lời khuyên
bảo của Krishna trong chiến trận Mahabharata là những lời chỉ dạy chủ yếu,
hướng dẫn tín đồ tu tập và là những mực thước đạo lý căn bản
cho hàng tín đồ nương theo trong cuộc sống hàng ngày.
Phật Giáo.
Theo thống kê năm 1951 cho thấy, Phật giáo ở AᮠĐộ chỉ có 181,000 người.
Tuy nhiên năm 1956, sau sự quy y hướng về Phật giáo của tiến sĩ Br
Ambedkar, số lượng người nghèo theo Phật giáo tăng lên đến 200,000 người.
Sự phát triển Phật giáo theo đó ngày càng tăng. Theo thống kê mới nhất
thì hiện nay tại AᮠĐộ có 7 triệu tín đồ Phật giáo.
Phật giáo nói chung thường được hiểu là có ba thừa chính: Tiểu thừa,
Đại thừa và Kim cang thừa. Tiểu thừa Phật giáo được hiểu như là một
con đường nhỏ, cổ xe nhỏ, hay còn được gọi là Phật giáo Nam truyền;
có ảnh hưởng lớn ở các nước như: Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan,
Lào, Miên.v.v... Truyền thống Phật giáo này đặt trọng về những giới
luật và phương pháp tu hành trong chùa viện, để chuyên tâm tự cầu giải
thoát.
Đại thừa Phật giáo được hiểu như một con đường lớn, một cỗ xe lớn
và còn được gọi là Phật giáo Bắc truyền. Tinh thần Phật giáo Đại
thừa phóng khoáng hơn với hình ảnh Bồ tát đi vào cuộc đời để độ
sanh và những lời phát nguyện vĩ đại của các vị ấy: “Nếu địa ngục
còn một chúng sanh, tôi nguyện sẽ không thành Phật- lời nguyện ngài Địa
Tạng”. “Đời năm trược con xin vào trước, một chúng sanh quả Phật
chưa thành, con nguyện sẽ không chứng vào cõi Niết bàn- lời nguyện ngài
A Nan”.v.v... Đại thừa Phật giáo không nhắm đến sự tự giải thoát
cho mình bên ngoài chúng sanh mà ngược lại. Truyền thống này có ảnh hưởng
lớn rộng đến các nước thuộc phương Bắc như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Triều Tiên, Việt Nam.v.v..
Phật giáo Kim cang thừa được hiểu là con đường bất hoại, hay còn được
gọi là Mật tông Phật giáo và cũng thuộc trong Đại thừa Phật giáo. Kim
cang thừa là sự vận dụng để hội nhập và làm hài hòa các năng lượng
trong thân và những năng lượng bên ngoài. Khởi đầu vào khoảng thế kỷ
thứ 4 sau TL ở AᮠĐộ, sau lan truyền sang và có ảnh hưởng lớn mạnh
ở Tây Tạng, Mông Cổ, Brutan và Nepal.
Ngày nay Phật giáo nói chung gồm nhiều thừa, nhiều tông khác nhau đã có
những ảnh hưởng lớn mạnh hầu như ở khắp nơi trên thế giới, đặc
biệt là những nước phương Tây.
Đức Phật
Sĩ Đạt Ta Gautama là tên ban tặng cho đức Phật khi ngài giáng trần tại
vườn Lâm tỳ ni vào khoảng năm 563 trước TL. Sau khi thái tử được sinh
ra bảy ngày thì hoàng hậu mất và vua Tịnh Phạn lúc bấy giờ lập thứ
hậu là bà Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề để trông coi thái tử. Năm 16 tuổi, thái tử
thành hôn với công chúa Da Du Đà La và sau có con là La hầu La. Năm 29 tuổi,
nửa đêm lén rời khỏi kinh thành để xuất gia tầm đạo.
Sau khi thay đổi y phục với một người hành khất, ngài đi vào rừng và
tầm tu khổ hạnh. Sau 6 năm tu hành ép xác đến độ cùng cực mà vẫn
không tìm ra chân lý, ngài rời bỏ lối sống ấy và đi dần đến làng
Uruvela, nay là Bồ đề Đạo tràng để chuyên tâm thiền định. Trải qua
49 ngày đêm ngồi tọa thiền dưới cội cây Bồ đề, sau cùng ngài đã đạt
giác ngộ, thành Phật hiệu là Thích ca (lấy theo dòng họ).
Nhớ đến những bạn đồng tu thuở xưa là năm anh em Kiều Trần Như, ngài
đi tìm để hóa độ họ. Đến Ba la nại và nơi vườn nai, ngài gặp họ
và thuyết bài pháp đầu tiên về Tứ diệu đế. Đây cũng là một điểm
mốc lớn trong cuộc đời của đức Phật sau khi ngài đản sinh nơi vườn
Lâm tỳ ni, thành đạo dưới cội cây Bồ đề và chuyển Pháp luân tại vườn
nai. Sau 45 năm đi khắp nơi hoằng pháp và độ sanh, ngài sau cùng về đến
Câu Thi Na và thị tịch nhập Niết bàn tại đó.
Sau khi Phật Niết bàn.
Một năm sau khi đức Phật nhập Niết bàn, đại hội kiết tập kinh điển
lần đầu được tổ chức để trùng tuyên lại giới luật và các giáo
pháp ngài giảng trong thời gian 45 năm. Sau đó vào năm 390 trước TL, đại
hội kiết tập kinh điển lần thứ hai được tổ chức và lần này hai bộ
phái lớn được phân ra: Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ, hay sau này
được hiểu là Tiểu thừa và Đại thừa. 48 năm sau, lần kiết tập kinh
điển thứ ba được hình thành và tổ chức tại Ma Kiệt Đà. Đại hội
kiết tập lần thứ tư được tổ chức tại Kashmir vào năm 120 sau TL và
lúc bấy giờ, tông phái Phật giáo đã được chia ra đến 20 tông khác
nhau.
Phật giáo suy tàn ở AᮠĐộ.
Sự suy tàn Phật giáo ở AᮠĐộ có lẽ một phần bắt nguồn từ sự
phát triển tương tự của Aᮠgiáo trong việc muốn đồng hóa Phật giáo.
Thật vậy tư tưởng Phật giáo Đại thừa với tinh thần Bồ tát đã
càng ngày càng thấy khó phân biệt với những cải cách và thay đổi có
tính cách gốc rễ của Aᮠgiáo. Tại nam Aᮬ triều đại Chola ra sức hủy
diệt Phật giáo, thêm vào đó trên miền Bắc với sự xâm chiếm của
quân Hồi giáo từ khoảng thế kỷ 11 đã đưa Phật giáo nhanh chóng đến
suy đồi và mất hẳn vào những thế kỷ sau đó.
Hồi Giáo
Là một tôn giáo lớn hàng thứ nhì sau Aᮠgiáo và hiện nay có khoảng 105
triệu tín đồ. Theo sử ghi lại thì tôn giáo này đặt những bước truyền
giáo đầu tiên khi cuộc xâm lăng của quân Hồi từ trung đông đổ xuống,
và xâm chiếm toàn cõi Ấn Độ vào năm 1192 do một vị vua Hồi giáo tên
là Turk Mahmud Ghanzni. Năm 1200 đội quân đó đánh chiếm đến Bihar, miền
đông AᮠĐộ, ở đây quân Hồi đã cho tiêu diệt toàn bộ Phật giáo qua
những cuộc tàn sát đẩm máu ở Nalanda và Ba La Nại.
500 năm sau các triều đại Hồi giáo mới bị sập đổ, và Ấn Độ dành
được độc lập và sau một thời gian khác lại rơi vào tay thuộc địa của
người Anh.
Niềm tin.
Hồi giáo đặt niềm tin vào Thượng đế qua một đấng tiên tri là
Mohammed. Họ có những tín điều căn bản, đó là: “Không có Thượng đế
nhưng Thượng đế” và Thượng đế của họ ở đây là qua tiên tri
Mohammed và cuốn kinh Koran, một thánh điển của giáo lý và niềm tin đầy
quyền uy tối thượng. Hồi giáo giảng dạy người ta tin về một sự phục
sinh thân xác này ở cõi thiên đường hoặc địa ngục sau khi chết. Trong
đạo không có giới tu sĩ và mọi quyền y bắt nguồn từ các truyền thống
và định chế xã hội mà phần lớn từ chính quyền. Đạo hồi cũng cấm
đoán mọi sự phân biệt chủng tộc.
Các phái Hồi giáo.
Trong thời gian đầu, Hồi giáo bị phân chia thành hai nhóm khác nhau (Shi’is
và Sunnis); một bên nghiêng về chính trị, bên kia nghiêng về phía tôn
giáo. Phái Sunnis có số đông tín đồ sống ở nam á châu tin rằng,
Mohammed đã không chỉ định người kế thừa, và rằng Abu Bak’r, Omar và
Othman là một trong ba vị nhiếp chánh sau khi Mohammed chết. Ali người mà
phái Sunnis cho rằng là vị nhiếp chánh thứ tư, lại được phái Shi’is
tin tưởng rằng là người kế thừa thứ nhất sau Mohammed, và chính Abu Bak’r,
Omar và Othman mới chính là những kẻ cướp ngôi.
Bốn tín điều phải tuân.
Có bốn tín điều cần phải triệt để tuân hành trong đạo Hồi, đó
là: Cầu nguyện hàng ngày trong các thời như, nghỉ ngơi, trưa, chiều, mặt
trời lặn và tối. Người Hồi phải bố thí cho người nghèo. Phải tuân
giữ nghiêm ngặt tháng Ramadan, và trong thời gian đó không được ăn hoặc
uống giữa thời gian mặt trời mọc và lặn. Sau cùng phải tham dự những
chuyến đi hành hương đến Ka’aba ở Mecca. Ai đã thực hiện được những
điều ấy thì trước tên gọi còn được có thêm chữ hajji.
Những giới luật và cách thức thực hành của người theo đạo Hồi có
nhiều phần khác biệt với người theo đạo Ấn. Đạo Hồi cấm ngặt việc
uống các loại bia rượu kể cả những loại nước trái cây có chất men.
Cấm ăn thịt heo và bất cứ loại thịt nào mà không được giết bằng cách
làm mất hết máu khi còn sống. Thịt được dọn bày đàng hoàng được gọi
là Halal. Cuối cùng cho vay nặng lãi và cờ bạc là những điều cũng bị
cấm kỵ.
Đạo Kỳ Na.
Còn được gọi là đạo lõa thể vì các tu sĩ phái này hành hạnh lõa thể,
trét tro và đất lên người và tu các hạnh khổ. Cũng như Phật giáo đạo
này khởi đầu vào khoảng thế kỷ thứ 6 trước TL. Được sáng lập bởi
một thánh giả tu khổ hạnh tên là Mahavir. Ngài Mahavir cũng được sinh ra
nơi biên giới Aᮠvà Nepal (50 km hướng bắc của Patna ngày nay) như là đức
Phật vào năm 599 trước TL. Như vậy Mahavir lớn hơn đức Phật 35 tuổi.
Gia đình ngài Mahavir cũng là một gia đình hoàng tộc tu hành theo gương vị
thánh giả khổ hạnh, Parvanatha, một người theo truyền thống Kỳ Na giáo
sống khoảng 200 năm trước đó.
Đạo Kỳ Na hiện nay chỉ có 4 triệu tín đồ, và tự cho rằng chính họ
mới là những tín đồ thuần túy của Bà La Môn giáo và được nhiều
người kính nghưỡng. Đạo Kỳ Na chủ trương ăn chay và tôn trọng sinh mạng
của tất cả mọi sinh loài.
Từ triều đại Chandragupta Maurya vào thế kỷ thứ 3 trước TL, đạo Kỳ
Na này đã có những hoạt động chung với vương quyền và phát triển mạnh
nhất vào miền tây và nam Aᮮ
Niềm tin.
Đạo Kỳ Na tin vào hai nguyên tắc căn bản của sự sống, đó là các
loài hữu tình và vô tình. Họ tin rằng tất cả mạng sống đều có sự
thiêng liêng mầu nhiệm, ngay cả mạng sống của những loại côn trùng nhỏ
nhất. Đạo này phát triển tinh thần bất tổn hại, và đây có thể được
xem là điều tối căn bản trong luân lý và giáo pháp đạo Kỳ Na. Đây cũng
là pháp tu của hàng tu sĩ và thiện hạnh cần làm của những tín đồ tại
gia.
Ngũ giới.
Được thọ trì bởi những người tu sĩ lẫn cư sĩ đạo này. 1) Không
sát sanh và cần phải tuyệt đối ăn chay trường. 2) Không nói dối và phải
nói lời chơn thật. 3) Không trộm cắp. 4) Không tà dâm và thực hành
sự trong sạch. 5) Từ bỏ mọi tài sản.
Sống độc thân là cần thiết để điều phục mọi ham muốn của thể xác.
Đạo Kỳ Na cũng xem cái chết là điều quan trọng, cũng như đạo Phật họ
cấm chỉ việc tự sát. Mục tiêu tu hành của những tu sĩ và cư sĩ có phần
giống nhau. Người cư sĩ sau một thời gian lo xong công việc của người
thế tục, sẽ chấp nhận những lối sống và tu theo những tu sĩ. Cũng giống
như Phật giáo và Aᮠgiáo, Kỳ na giáo tin vào nghiệp và thuyết luân hồi.
Tông phái đạo Kỳ Na.
Gồm có hai phái chính Svetambaras và Digambaras, một phái chuyên tu hạnh lõa
thể. Không như Phật giáo, Kỳ Na giáo tin có Thượng đế, nhưng không phải
là đấng tạo thiên lập địa. Cho Thượng đế là một trong 24 vị tiên
tri của họ, là những bậc giáo chủ của đạo Kỳ Na như ngài Mahavir và
ngài này được xem là vị tiên tri, vị giáo chủ sau cùng của họ. Hình
ảnh những vị này có thể được xem như hình ảnh các vị Bồ tát trong
đạo Phật vậy.
Đạo Sikh.
Là một đạo khá phổ biến ở AᮠĐộ được biết qua dạng các tín đồ
buộc quấn khăn đóng trên đầu và để râu quai nón. Người theo đạo
Sikh này có mặt hầu hết ở các thành phố lớn ở AᮠĐộ. Đạo Sikh có
số tín đồ đông hàng thứ tư sau Bà La Môn giáo, khoảng 15 triệu và 90%
số tín đồ này sống ở tiểu bang Punjab, Haryana và Delhi.
Không như Aᮠgiáo tin vào nghiệp và luân hồi, đạo Sikh chỉ tin vào một
đấng Thượng đế, phủ nhận sự tôn thờ cúng bái các thần linh, hình tượng.
Giáo chủ đạo này là Guru Nanak, sinh năm 1469 tại miền tây Lahore thuộc
Pakistan ngày nay. Đã từng nghiên cứu và học nhiều tôn giáo khác nhau kể
cả sang tận Mecca trung đông để học về đạo Hồi. Guru Nanak chủ
trương về sự hợp nhất thiêng liêng với Thượng đế, nên người ta cho
rằng giáo thuyết đạo này rất gần gũi với phái thần bí Sufis đạo Hồi.
Theo Guru Nanak thì Thượng đế là một, vô hình tướng, vĩnh cữu và vượt
ngoài tất cả sự miêu tả. Tuy nhiên ông đã thấy Thượng đế ở khắp
nơi, và ai ai nếu thành tâm với ngài cũng sẽ được thấy như vậy, vì
Thượng đế là bậc có đầy lòng từ bi. Guru Nanak cũng cho rằng sự cứu
rỗi của Thượng đế tùy thuộc vào niềm tin chấp nhận Thượng đế của
người ấy và đưa ra ba pháp tu để hợp nhất cùng ngài, đó là: thiền
định và trì niệm danh hiệu của Thượng đế, bố thí và tẩy tịnh
thân thể.
Lễ bái.
Thiền định là một phần trong đời sống sinh hoạt tâm linh của đạo
Sikh ngày nay. Nhiều người theo đạo Sikh ở nhà thường có phòng riêng
tôn thờ hình tượng Guru Granth và người trong gia đình sẽ thay phiên nhau
với những thời khóa thiền định riêng, đọc tụng những bài kệ thiền
định Japji của chính Guru Nanak. Tuy nhiên vào thời gian vị giáo chủ Sikh
thứ ba, những tín đồ đạo này cũng đã bắt đầu làm lễ tôn thờ tất
cả những vị giáo chủ Sikh kể từ thời Guru Nanak cho đến vị kế thừa
sau này là Gobind Singh. Đạo Tin lành.
Có khoảng 23 triệu tín đồ Tin Lành giáo tại AᮠĐộ, như vậy là tín đồ
đạo này đứng hàng thứ ba sau Aᮠgiáo và Hồi giáo. Phần lớn sự phát
triển của đạo Tin lành lan rộng ở miền nam Aᮬ và ngày nay Hội thánh
Tin lành có mặt ở khắp AᮠĐộ. Đạo Tin lành được truyền vào AᮠĐộ
vào thế kỷ thứ 18 khi người Aⵠchâu chiếm nước này làm thuộc địa.
Tuy nhiên một số cho rằng đạo này lần đầu tiên du nhập vào Aᮠthế kỷ
thứ nhất sau TL. Người ta cho rằng một trong những tông đồ của Christ
Apostles là Thomas đã đến Aᮠnăm 52 sau TL, chỉ 20 năm sau khi chúa Jesus bị
đóng đinh. Thomas ở Malabar và sau đó tiếp tục đi truyền giáo sang Trung
Hoa. Người ta còn cho rằng Thomas đã trở lại Aᮠvào năm 72 sau TL và ở
vùng tamil Nadu, sau đó chết rồi được chôn cất ở Mylapore gần Madras.
Ngày nay vẫn còn một nhà thờ lấy tên Thomas ở Kerala. *** II. LỊCH SỬ
Ấn Độ ngày nay.
Với dân số 940 triệu vào năm 1996, AᮠĐộ trở thành quốc gia có đông
dân đứng hàng thứ hai sau Trung Quốc. Mặc dù chỉ ngạch thống kê sinh sản
đã giảm đi nhiều, nhưng cũng vẫn còn ở mức độ 2%, độ khoảng 18 triệu
người được sinh ra thêm mỗi năm. Ngày nay có khoảng 30% dân số ở các
thủ phủ tiểu bang và những thành phố lớn. Năm 1971 có 109 triệu người
sống tại các thành phố, đến năm 1996 đã tăng lên đến 245 triệu người.
Đông nhất là tập trung ở Bombay với 13 triệu người, kế đến Calcutta
11 triệu, Delhi 8.5 triệu, Madras 5.5 triệu, Hyderabad 4.5 triệu và Bangalore 4
triệu người.
Chính trị và hiến pháp.
Khi AᮠĐộ dành được độc lập vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, nước này
đã gặp ba cuộc khủng hoảng lớn. Một phần là cũng do các mâu thuẩn
và bất đồng giữa ba tôn giáo lớn trong nước là Aᮠgiáo, Hồi giáo, đạo
Sikh và tình trạng chống đối này đã gần như đưa đến việc phân chia
quốc gia lúc ấy. Giữa hai quốc gia Aᮍ Độ và Pakistan đã có 13 triệu người
di dân qua lại và trong đó có cả triệu người bị tàn sát trong những cuộc
di dân này. Sau đó lại xảy ra chiến tranh trong 15 tháng trường với
Pakistan về vụ tranh chấp Kasmir
Kinh tế.
Ngành nông nghiệp chiếm khoảng 30% nền kinh tế quốc gia và được xem là
nguồn kinh tế quan trọng nhất. Hơn nữa dân số sống lệ thuộc trực tiếp
vào ngành này; những vụ mùa trong năm đã có ảnh hưởng lớn vào đời sống
và nền kinh tế trong xứ.
Giữa thời kỳ độc lập và thời gian cuối năm 60, ngành nông nghiệp
phát triển qua sự khai khẩn thêm nhiều vùng đất mới. Hơn 57 % khu vực
đất đai nay đã được khai phá, và trong 20 năm sau này những kỷ thuật tưới
nước và phân bón đất đai cũng được áp dụng rộng rãi làm cho ngành
nông nghiệp khởi sắc, và phát triển ở mức khá lạc quan. Các khu đất
tưới nước tăng hơn 35 % trong khi việc xử dụng phân bón cũng tăng 25 lần
kể từ năm 1961.
Kế hoạch ngũ niên.
Trong những năm đầu 1950, AᮠĐộ dùng kế hoạch ngũ niên của Liên Xô để
áp dụng cho việc phát triển kinh tế ở xứ sở mình. Kiểm soát chặt chẽ
toàn bộ công tư, kể cả những vốn liếng nước ngoài đầu tư ở AᮠĐộ.
Tư nhân chỉ được hé mở chút ít về ngành nông nghiệp và một số khu
vực không thuộc công nghiệp.
Dù có thành tựu được một ít qua hai kỳ ngũ niên (1951-56, 1956-61), nhưng
đến thời kỳ thứ ba đã bị thất bại nặng. Ngành nông nghiệp bị hư
hại nặng qua ba kỳ mưa lũ. Sau thời kỳ nhận sự viện trợ của nước
ngoài vào cuối năm 60, nền kinh tế bắt đầu lên lại. Cuộc “cách mạng
xanh” nhắm mạnh về ngành nông nghiệp được đưa ra đã làm cho ngành
này phát triển thấy rõ, vượt mức chỉ tiêu.
Ngành công nghiệp cũng có những phát triển và năm 96, kế hoạch ngũ niên
lần thứ 9 vẫn tiếp tục được thi hành. Tuy nhiên phần kiểm soát từ
trung ương đã nới lỏng dần. Indra Gandhi bắt đầu chuyển hướng sang tự
do hóa hàng nhập cảng và đầu tư nước ngoài. Rồi Rajiv Gandhi càng đẩy
mạnh thêm chính sách vào những năm sau đó trong thời ông ta cầm quyền.
Đến thời thủ tướng Narasimha Rao vẫn tiếp tục các chính sách kể cả
những cố gắng làm giảm lạm phát đồng Rúpi. Chi phí quốc phòng bị cắt
giảm từ 3.8% xuống đến 2.8% tổng sản lượng quốc gia. Năm 1996 nền
kinh tế được phục hồi mạnh trở lại với mức lạm phát ở con số thấp
nhất so nhiều năm trước, nguồn dự trữ ngoại tệ tăng cao và phần đầu
tư nước ngoài cũng thấy đạt nhiều khả quan.
Những thành quả và vấn đề.
Cho đến nay có thể nói AᮠĐộ đã tiến một bước khá dài qua các
thành tựu về mặt công kỹ nghệ. Các hàng hóa từ bom nguyên tử, máy
bay, phi đạn cho tới đồng, máy điện toán, xe cộ đều có thể chế tạo
được và hàng hóa sản phẩm này toàn được dùng trong nước mà rất ít
nhập từ nước ngoài. Hàng hóa cũng được phân rất đều đến các làng
mạc thôn quê xa xôi. Tuy nhiên dù cho có phát triển một số mặt như vậy,
AᮠĐộ vẫn còn là một quốc gia rất chậm tiến với hơn phân nữa dân
số còn nằm trong cảnh nghèo cùng.
| Giới thiệu
| Tin tức | Đất
nước | Mạn Đông | Mạn Đông-Nam | Mạn
Tây-Ấn | Sanchi |