Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .

Xứ Phật Tình Quê II
Thích Hạnh Nguyện
Thích Hạnh Tấn


Chương I  Tin Tức Cần Thiết Cho Khách Du Hành 


I. Trước khi khởi hành.  a) Visa-gia hạn Visa.  b) Y tế.  c) Tiền tệ.  d) Hành lý mang theo 
II. Đến Ấn Độ.  a) Máy bay.  b) Tàu lửa.  c) Đường bộ.  d) Đường thủy.  e) Đến phi trường.  f) Những khái niệm tổng quát. 
III. Lúc nhập cảnh.  a) Các thủ tục giấy tờ.  b) Di chuyển vào thành phố. 
IV. Nghỉ ở đâu?  V. Ăn & Uống.  a) Aꮮ  b) Uống. 
VI. Phương tiện di chuyển.  a) Máy bay.  b) Tàu lửa.  c) Đường bộ.  d) Di chuyển trong thành phố. 
VII. Liên lạc. 

I. Trước khi khởi hành.  a) Visa.  Chính phủ Ấn Độ đã thay đổi nhiều luật lệ liên hệ Visa nhập cảnh trong vòng ba năm qua. Họ cũng có thể thay đổi rất bất thường mỗi lúc họ muốn, thế nên chúng ta có thể kiểm soát lại cẩn thận nơi tòa Đại sứ Ấn về thời gian xin Visa và số tiền đóng trước khi đặt chương trình cho chuyến đi của chúng ta. Hiện tại ở Hoa Kỳ thời gian xin Tourist Visa (6 tháng) là 1 ngày cho những ai đã có quốc tịch Mỹ, và từ 8 tuần đến 12 tuần cho những ai vẫn còn giữ thẻ xanh. Giá tiền xin Visa là US$ 70. Business Visa có thể xin lên đến 1 năm, và để xin được loại Visa này cần phải có giấy giới thiệu và chứng nhận của công ty. Student Visa cũng có thể xin đến 1 năm và khi xin cần phải có giấy chứng nhận từ các trường đại học (được xác nhận bởi chính phủ).  Đơn xin thông thường được điền và kèm theo 2 tấm hình chụp khổ Passport. Một số tòa lãnh sự hoặc tòa đại sứ có thể cấp Visa và gởi hoàn lại qua thơ bảo đảm bưu điện. Các đơn từ phải được điền giống như phần chỉ dẫn và Passport phải có giá trị trong khoảng thời gian du lịch. 

Chuyện Visa. 
Nói đến đi AᮠĐộ thì khó ai quên được những nỗi phiền toái nhiêu khê trong việc xin Visa. Đi đoàn thì khỏi nói, đã có người lo và chỉ tội cho người lo mà thôi vì phải đứng mũi chịu sào chịu bao cảnh đắng cay trong các thủ tục khai báo rắc rối và chờ đợi. Còn bản thân tôi thì khỏi phải nói vì sau năm bảy năm sống tại AᮠĐộ, tiền bạc và thời gian chờ đợi nhẩm lại cũng không biết bao mà lường. Đôi lúc tôi có cảm tưởng là chính phủ Aᮠkhông cần du khách đến nước họ, nên ai muốn đi họ phải hành cho bỏ ghét. 
Thế rồi sự chờ đợi chịu đựng của tôi sau bao nhiêu năm trường cuối cùng cũng có cái thành quả vinh quang của nó, đó là tôi có được Visa 10 năm. Nay nhân cái Visa 10 năm này mà tôi biết được phần nào cái kỹ thuật trong việc xin Visa, và tôi nghĩ nó có thể giúp soi sáng cho một số người nếu ai đó muốn có Visa lâu năm ở AᮠĐộ. 
Lần đó tôi tham dự khóa học tại Darjeeling và cùng lớp có một anh bạn người Mỹ. Tôi than van với anh về vấn đề Visa sau một nổi buồn chưa tan vì trước đó vài tuần tôi chỉ được cho 3 tháng Visa vào Aᮠtừ tòa lãnh sự Aᮠtại Bangladesh. Thế là tôi được anh tận tình chỉ bảo phương cách xin Visa ở Mỹ, một nơi mà bất cứ người công dân Mỹ nào cũng đều có thể xin được Visa 10 năm một cách dễ dàng. Anh vừa nói vừa xìa Passport cho tôi xem; còn tôi thì xăm xe nhìn ngắm nó thèm muốn nhỏ dãi. Người Mỹ được ưu tiên cấp cho Visa 10 năm, còn người nước ngoài thì có thể xin được 5 năm Visa, cùng lúc anh cũng đưa tôi xem hai tờ đơn xin Visa mà anh đã lấy xuống từ Internet mấy năm về trước. 
Để giúp tôi xin Visa, anh chỉ dẫn một số cách thức sau: thứ nhất Passport phải có giá trị tối thiểu là 5 năm trở lên. Nếu Passport mới với thời hạn từ 9 đến 10 năm tốt nhất. Thứ hai điền 2 mẫu đơn lấy từ trang Web Indian Embassy trên Internet. Thứ ba gởi tất cả đơn từ, hình và Passport sang Mỹ và nhờ một người quen gởi đến sứ quán Aᮮ Điều quan trọng nhất là mua sẵn một tấm ngân phiếu 125 US$ ghi tên tòa lãnh sự Aᮬ cộng tiền thơ bảo đảm gởi trả lại (khoảng 15-20 US$). Như vậy sau khoảng 2 tuần chờ đợi, người quen của ta (ở Hoa Kỳ) sẽ nhận lại được Passport với dấu ấn 5 năm hoặc 10 năm nếu may mắn. 

Việc gởi tấm ngân phiếu 125 US$ đến họ là một phương cách khéo léo và thông minh, vì tâm lý ít ai chịu bỏ tiền qua một bên khi chính số tiền ấy gởi đến mình. Còn nếu mình đến thẳng tòa lãnh sự ư, chắc chắn sẽ gặp bao nhiêu câu hỏi và sự chất vấn không đáng. Anh ta giảng giải với tôi một cách tường tận như vậy. 
Thế là tôi đánh liều, Visa chỉ còn khoảng 2 tháng là hết, Passport thì vừa mới làm, sạch sẽ và trắng tinh; nếu gởi sang Mỹ thì họ sẽ biết ngay là tôi đang ở Aᮠmà gởi Passport sang Mỹ thì chắc chắn họ sẽ từ chối. Điều này làm tôi phân vân không ít trong việc suy tính là nên gởi Passport cũ hay mới của tôi. Sau cùng tôi đành liều quyết định gởi Passport mới sang Mỹ và nhờ một phật tử quen biết xin dùm. Phật lực gia hộ, sau một tháng chờ đợi phập phồng, tôi được cấp 10 năm Visa trên cái Passport mới mặc dù trong đơn tôi chỉ điền có 5 năm theo đúng luật lệ của họ: “chỉ có công dân Mỹ mới được cấp Visa 10 năm.” 
Chưa hết, thế là trong lớp tôi đồn ầm lên về cái Visa 10 năm của tôi và cái kỹ thuật xin đặc biệt. Thế là trong lớp hai ba cô khác (một cô NewMexico, một cô Pháp và một cô Đức)  y theo lối mòn của tôi gởi đơn và Passport sang Mỹ. Sau cũng khoảng tháng chờ đợi, tất cả mọi người đều nhận lại được Passport với dấu ấn 5 năm. Đó, có quý vị nào muốn thử không? Được thì hãy đãi tiệc tôi đấy nhé! 

Gia hạn Visa. 
Du khách có thể gia hạn Visa của mình thêm một thời gian ngắn nữa (trong trường hợp khẩn) tại văn phòng: “Foreigners’ Regional Registration Offices” tại New Delhi, Bombay, Calcutta hay Madras, hoặc có thể tại một văn phòng cảnh sát khu vực: “Office of the Superintendent of Police. 
? Các khu vực cấm và phong tỏa. 
Chính phủ Ấn thường giới hạn và làm khó khăn du khách khi đến những khu vực cấm hoặc bị phong tỏa được gọi như sau: “Restricted and Protected Areas. Các khu vực này được liệt kê như sau: Mundgod, Bylakuppe, Sikkim, Manipur, Mizoram, Nagaland, Arunachal Pradesh. Để đến các tu viện Phật giáo lớn ở miền Nam Ấn, hoặc các cộng đồng Tây Tạng trong các khu vực này, giấy phép đặc biệt cần phải được xin trước 2 tháng tại các tòa đại sứ Ấn ở nước mình cư trú hay tại văn phòng: Ministry of Home Affairs, Foreigners Division, Loknayak Bhavan, Khan Market, New Delhi. 

b) Y tế. 
Y tế và các điều kiện phục vụ về Y tế khá tốt tại các thành phố lớn. Các bệnh viện và tiệm thuốc tây đều có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong phố. Các loại thuốc trụ sinh hoặc những loại thuốc phải cần có toa bác sĩ bên những nước phương tây đều có thể được tìm mua dễ dàng trong các tiệm thuốc ở Ấn. Đa phần các khách sạn tiêu chuẩn đều có dịch vụ: “Gọi bác sĩ trong trường hợp khẩn”. 

c) Tiền tệ. 
Tiền tệ ở Ấn Độ được gọi là Rúpi. Các tờ giấy bạc lớn gồm có: Rs 500, 100, 50, và các loại nhỏ như: Rs 20, 10, 5. Đồng bạc cắc gồm có như sau: đồng 5, 2, 1, 50 paise, 25 paise, 20 paise, 10 paise và 5 paise. Một đồng Ruppe được chia ra 100 paise. Một Dollar Mỹ đổi được 42,5 Ruppe, hay một bảng Anh đổi được 70 Ruppe.v.v...(theo hối suất nhà Bank, tháng 1 năm 2000). Tiền Traveller Check cũng vẫn có thể tiêu dùng được ở Ấn nhưng không được thông dụng lắm. 

Thẻ tín dụng (Credit cards). 
Ở những thành phố lớn, các loại thẻ tín dụng như Visa, Master, American Express, Diner Club đều được chấp nhận dễ dàng khi mua sắm hoặc rút tiền từ nhà Bank. Tuy nhiên ở các thành phố nhỏ thì có vẻ hơi khó. Trả tiền bằng thẻ tín dụng đôi khi phải chịu giá mắc hơn là trả bằng tiền mặt 3%. Tuy nhiên khi mua sắm và trả bằng thể tín dụng cho các mặt hàng như: công nghệ, tiểu thủ công nghệ, áo quần, thảm .v.v.. tại các cửa tiệm lớn, chúng ta không nhất thiết đồng ý giá cả họ muốn bán. Trả giá tại Ấn Độ vẫn là điều cần thiết và cần được áp dụng. Những nơi rút tiền tự động (ATM) cho các thẻ tín dụng ở nước ngoài vẫn còn là một điều hiếm có, dù ở những thành phố lớn. 

Đổi tiền. 
Nếu bạn muốn đổi tiền ngay khi đến sân bay, tốt nhất vẫn là đổi tại các nhà Bank phi trường hoặc Thomas Cook . Thông thường các chuyến bay quốc tế đều đến Ấn vào giữa khuya, nên có thể đổi ít tiền tại phi trường để dùng tốt hơn là vào các nhà Bank trong thành phố. Nhà Bank cũng thường đổi giá cao hơn so với các khách sạn. Ở những khách sạn lớn, bạn có thể đổi tiền bất cứ lúc nào trong ngày. (Khi đổi tiền nhớ xin và giữ lại tấm biên lai đổi tiền gọi là: “Encashement certificate”. Với tấm biên lai này, bạn có thể đổi lại tiền Mỹ kim khi rời khỏi Ấn, hoặc dùng để trả vé xe lửa hoặc khách sạn một khi họ yêu cầu. 

Đổi tiền chợ đen. 
Thời gian gần đây, số tiền khác biệt giữa chợ đen và giá chính thức của nhà Bank không khác nhau lắm, khoảng 50 paise hoặc 1 Ruppe cho mỗi 1 Dollar hay từ 50 đến 100 Ruppe cho 100 Dollar. Tuy nhiên việc đổi tiền này bị xem là không hợp pháp và có nhiều rủi ro. 

Chuyển tiền đến Ấn Độ. 
Thomas Cook, American Express và ANZ Grinlays Bank có thể chuyển tiền hỏa tốc đến các chi nhánh ngân hàng của họ ở Ấn Độ, nhưng tiền chi phí khá cao, khoảng 8%. Các chi nhánh ngân hàng “State Bank of India” ở ngoại quốc tính tiền chi phí thấp hơn nhưng thời gian chuyển cũng lâu hơn, khoảng từ 1 đến 2 tuần. Bạn cũng có thể mua chi phiếu (Bank Draft) lên đến US$ 1000 và tự mình gởi qua đường giây bưu điện (từ 5-7 ngày bằng thư hỏa tốc) là cách gởi rẻ tiền nhất. Với cách gởi này, nhà Bank Lloyds tính tiền chi phí dịch vụ khoảng 1.5%. 

d) Hành lý mang theo.  Trong bất cứ cuộc du hành nào, hành lý mang theo đơn giản vẫn là điều cần thiết cho chính mình và cả những người trong đoàn. Trong những chuyến đi hành hương, điều này càng nên đơn giản hơn vì các tiêu chuẩn ăn ở đã tương đối khá tiện nghi và đầy đủ. Còn với một chuyến đi theo kiểu Balô, thì thường chẳng ai có thể vác phụ hành lý của mình ngoại trừ mình, do đó mang hành lý nhiều thì tiện nghi cho mình thật nhưng cũng vì đó mà phải nhọc mệt hơn.  Đối với những người tây phương, họ có sức khỏe nên thường khi mang theo rất đầy đủ những trang bị cần thiết cho một cuộc du hành thoải mái. Những đồ vật sau đây gợi ý cho ta một cái nhìn tổng quát về những gì cần mang theo trong một cuộc du hành:  - Gối hơi kê đầu  - Những vật dụng dùng contact lens.  - Đồ nhét tai (chắn âm thanh).  - Băng che mắt (lúc ngủ)  - Đồ vật chống muỗi (thuốc, máy).  - Bằng lái xe quốc tế.  - Copy những giấy tờ Passport quan trọng.  - Hình chụp khổ passport để phòng khi làm giấy tờ.  - Mũ che nắng.  - Kem dưỡng da chống nắng.  - Kính mát.  - Dao đa dụng loại Thụy Sĩ.  - Đèn bin.  - Giấy vệ sinh.  - Dù che mưa.  - Ổ khóa Va-li.  Với những ai đi theo kiểu Ba lô, có thể cần thêm một số vật khác    như:  - Túi ngủ.  - Ví tiền đeo lưng.  - Tấm nệm nhựa trải giường đề phòng các loại rận rệp trên nệm.  - Xà phòng.  - Thẻ học sinh.  - Khăn. 

II. Đến Ấn Độ. 

Có nhiều phương tiện khác nhau để đến AᮠĐộ như máy bay, tàu lửa hoặc cả tàu thủy. Phần lớn các chuyến bay đến AᮠĐộ qua phi trường Delhi, tuy nhiên cũng có nhiều chuyến bay khác đến Bombay, và một số chuyến bay khác tương đối ít hơn đáp xuống phi trường Calcutta, Madras, Bangalore, Thiruvananthapuram. 

a) Máy bay.  
Từ Aⵠchâu. Đa phần các chuyến bay trực tiếp ở Aⵠchâu là ư các phi trường London, Paris, Frankfurt, Rome, Geneva, Zurich và các chuyến bay này nối liền đến các thành phố lớn khác ở Aⵠchâu. Các chuyến bay trực tiếp từ Aⵠchâu sang Delhi mất khoảng 9 tiếng. 
Nếu muốn đến Aᮠvới chi phí tối thiểu, chúng ta có thể đi những hãng máy bay thuộc các nước Đông âu hoặc Trung đông như Rumanien, Poland, Emirates, Kuwait, Guft Air hoặc Royal Jordanian. Các hãng bay này thường có vé rất thấp, tuy nhiên phải đổi các chuyến bay và chờ đợi lâu tại phi trường của các nước ấy. 
Từ Hoa Kỳ và Canada. Để đến AᮠĐộ từ hai quốc gia này, mọi người phải tốn khác nhiều thời gian cho các chuyến bay đổi qua lại. Thông thường từ Hoa Kỳ đến Delhi phải tốn từ 24 đến 30 giờ bay và chờ đợi đổi các chuyến bay. Nếu bay trực tiếp từ New-York hoặc Canada với hãng Air India, cũng phải mất 17 tiếng bay. 
Từ Úc châu. Có thể đến Delhi từ Sidney qua ngã Singapore với hãng hàng không Singapore Airlines, KLM hoặc Air India. Hãng Qantas đã có chuyến bay trực tiếp đến Bombay từ Sidney vào giữa năm 1996. 
Vé máy bay cho đoàn. Theo quy luật chung của các hãng máy bay thì cứ mỗi một đoàn 15 người, thì sẽ được một vé miễn phí. Do đó việc tập hợp lại thành một nhóm, đoàn để đi chung với nhau vẫn là điều lợi hơn. 

b) Tàu lửa.  
Chỉ có thể đến Aᮠbằng tàu lửa qua ngõ Pakistan. Từ nhà ga Lahore ở Pakistan có thể đáp tàu đến thành phố Amritsar thuộc bắc Aᮍ Độ. Mỗi tuần có hai chuyến tàu (thứ hai và thứ năm) khởi hành từ Lahore lúc 11.00 h và đến Amritsar lúc 18.00 h. 

c) Đường bộ.  
Có thể đến Aᮠbằng đường bộ qua các ngã Pakistan, Nepal, Bangladesh. Từ Pakistan qua cửa khẩu Wagha (23 km từ Lahore). Từ Nepal qua Mahendranagar đến Delhi, qua Sonauli đến Varanasi, qua Birganj đến Patna và qua Kakarbhitta để đến Darjiling và Siliguri. Từ Bangladesh đến Calcutta qua Benapol. 

d) Đường thủy.  
Không có các chuyến tàu khách thường xuyên đến AᮠĐộ. Tuy nhiên các chuyến tàu đi vòng quanh thế giới có dừng lại ở các hải cảng Bombay, Marmagao, Cochin và Madras. Các công ty du lịch lớn hay tổ chức các chuyến tàu đi du lịch như vậy là: American President Lines, British India, Cunard, Holland Lines of America, McKinnon & McKenzie, Salen Linblad Cruising, Costa Cruises, Hapag Lloyd, the Royal Cruise Line.v.v... 

e) Đến phi trường. 
Hàng miễn thuế. Thường thì các du khách nước ngoài đến Aᮠrất ít khi bị lục soát. Sau khi điền mẫu đơn để nhập cảnh và một đơn về khai báo hành lý. Đơn khai báo hành lý dường như chỉ đưa cho có lệ khi đi qua cổng xanh (green chanel). Ngoài trừ một số hành lý quá lớn, mới tinh và còn để nguyên trong thùng thì bị chặn lại và buộc phải đóng một số tiền thuế nhập nội. Các đồ về điện tử phải đóng 60% trên tổng số tiền mua. Nhưng thường là sau khi xin bớt, những nhân viên quan thuế có thể đánh giá món hàng thấp lại một nửa hay còn một phần ba rồi đóng 61% tiền thuế trên đó. Tôi đã gặp qua hai trường hợp dễ chịu như vậy. 

Quy luật về ngoại tệ. 
Không có giới hạn nào về số ngoại tệ được mang vào Aᮬ tuy nhiên nếu số tiền mặt trên 10,000 US$ thì cần phải điền một tờ đơn và khai báo. 

Luật lệ về xuất khẩu. 
Các đồ vật nữ trang và các loại đá quý với giá trị khoảng 10,000 Rs trở lại được mang ra ngoài. Những cổ vật trên 100 năm bị cấm đoán mang ra; các thứ ngà voi, da thú cũng bị cấm đoán. 

f) Những khái niệm tổng quát. 
Cho tiền Típ. 
Ở những khách sạn lớn, tiền Típ thường cho là Rs 5 mỗi một Vali mang lên phòng. Ở khách sạn thì khoảng 5% của tiền Bill. Còn tiền Típ cho tài xế Taxi thì thường không phải cho. Đối với tài xế xe Ca chở khách hành hương, sau mỗi chuyến đi chúng tôi cũng hay góp lại và tặng tài xế cùng phụ xe vào ngày cuối của cuộc hành trình. Những món tiền cho anh tài xế và phụ xe trước đó thường được anh ta không tính đến, nên cách tốt nhất vẫn là gom lại và tặng anh ta trước lúc chia tay. 
Mua sắm. 
Là điều mà bất cứ ai đến AᮠĐộ đều mong có thời gian để dạo quanh một vòng. Mua sắm ở Aᮠcó thể là một điều lắm thú vị, nhất là đối với người đã từng quen trả giá. Khi đi mua sắm, một số chàng tài xế xe, người bán dạo thường hay gụ người vào các tiệm quen của họ để được ăn huê hồng. Tiền huê hồng họ được thường lên đến 30% số tiền mà mình đã trả cho tiệm, thế nên phải coi chừng vì đôi khi bị chém mà vẫn khoe là mình mua rẻ. 
Những tiệm hàng của chính phủ thường có giá nhất định và hàng hóa cũng khá tốt, đáng tin tưởng. Ngoài ra ở những tiệm tư nhân, một số các mặt hàng rất đẹp và tốt, nhưng giá nói thách đôi lúc cũng lên tận trời xanh. 
Một số cửa tiệm cũng nhận tự lo việc gởi hàng về địa chỉ của mình, nhưng phần lớn không đáng tin tưởng lắm, ngoại trừ sự giới thiệu từ người quen. 

Giờ làm việc. 
Các nhà Bank mở cửa từ 10.30 và đóng lúc 14.30 từ thứ hai đến thứ sáu. Thứ bảy chỉ mở đến 12.30. 
Bưu điện thông thường làm việc từ 10-17.00, từ thứ hai đến thứ sáu. Thứ bảy chỉ làm việc buổi sáng. 
Các văn phòng chính phủ khác làm việc từ 9.30 đến 17.00. Thứ bảy chỉ làm việc đến 1 giờ. 
Các tiệm buôn bán từ 09.30 đến 18.00 từ thứ hai đến thứ bảy. Ở những trung tâm Bazars thời gian đóng cửa trể hơn. 

Chụp hình.  Có thể mang theo Film và pin máy hình theo cho tiện việc, mặc dù Film và pin có thể mua được ở AᮠĐộ, tuy nhiên chỉ ở những thành phố lớn. Việc chụp hình hoặc quay phim các thắng cảnh, những di tích lịch sử thường phải trả tiền vé từ Rs 3 đến Rs 15 cho máy chụp hình. Máy quay phim thường khi là Rs 20, nhưng có lúc Rs 200, Rs 300 hoặc đến cả Rs 500. 

III. Lúc nhập cảnh. 

a) Các thủ tục giấy tờ và thuế phi trường. 
Trong mấy năm qua thủ tục giấy tờ ở Aᮠđã giản tiện khá nhiều, làm cho du khách cảm thấy rất dễ chịu về vấn đề này. Thời gian qua cửa khẩu nay được thông qua rất nhanh, kể cả việc kiểm soát xét hỏi về hành lý. Khi ra khỏi nước, chúng ta cần phải chuẩn bị một số tiền Rupi vừa đủ để trả tiền thuế phi trường. Mấy năm trước chỉ có 300 Rs, tuy nhiên từ năm qua đã lên đến 600 Rs. Một số vị chưa dự bị kịp điều này hoặc quên nên đến lúc đó, chạy đôn chạy đáo trông thật là khổ. 

b) Di chuyển vào thành phố. 
Pre-paid taxi 
Sau khi hoàn tất cả thủ tục giấy tờ trong phi trường, chúng ta đẩy hành lý và từ từ đi ra ngoài. Mọi người có lẽ sẽ được những anh chàng rất trông lịch sự đến mời mọc dùng xe Taxi đi vào trong phố. Một số chỉ quầy nọ, quầy kia và được chính phủ xác nhận.v.v... Tuy nhiên chớ có đụng vào mấy chú ấy vì sẽ bị cứa nếu không sâu thì cũng nhè nhẹ vài trăm Rúpi. Thông thường hãy ra khỏi bên ngoài phi trường, ở nơi ấy cũng có nhiều xe taxi mời gọi, tuy nhiên để bảo đảm và tránh những rắc rối phiền phức không đáng trong việc cãi vã với các anh tài ấy về sau, chúng ta chỉ nên đến quầy: “Pre-paid Taxi” và mua vé cho nơi mình muốn đến (nói địa chỉ hoặc tên khu vực muốn đến). Thông thường chỉ có một quầy “chính hiệu con nai vàng” bên ngoài phòng đợi là làm ăn đàng hoàng, -không gạt người xa lạ. Sau khi lấy vé xong, coi số xe Taxi trên vé và dùng xe ấy đi đến nơi mình muốn đến. Chú ý một điều là chỉ đưa vé biên nhận ấy cho tài xế xe sau khi họ chở mình đến nơi. Còn nếu quên mà đưa trước ư! Anh ta dám có thể bỏ mình ở dọc đường hoặc đến nơi sẽ đòi tiền thêm nữa, như trường hợp một thầy trước đây đã bị rồi. 

Xe bus.   Phương tiện này rất rẻ và chỉ tốn khoảng 30-40 Rs là ta đã có mặt an toàn trong thành phố. Tuy nhiên chỉ tiện cho những ai ít hành lý và biết đường đi nước bước của những tuyến đường xe bus ấy chạy.     

IV. Nghỉ ở đâu?

Khách sạn.   Ấn Độ có thể nói là một trong những quốc gia có nhiều khách sạn nhất trên thế giới. Đâu đâu cũng thấy hotel, đôi khi một quán ăn tồi tàn có hai ba phòng ngủ dơ bẩn thấy mà ghê, cũng trương một tấm biển to tướng: “Hotel”. Người Aᮠdường như không biết đến chữ “lạm dụng ngôn từ” là gì vì họ có thể quãng cáo và biểu dương bất cứ gì mà họ nghĩ là độc đáo, như: Deluxe Hotel, Deluxe bus, Deluxe restaurant, Superfast bus, Super beauty.v.v... Tôi đã quá quen với sự quãng cáo quá trớn như vậy rồi, mà đôi lúc cũng lầm như thường. Phải chăng những quãng cáo trên trời kia cũng có một tác dụng nào đó, ít nhất là đối với một đứa khờ như tôi.  Các khách sạn ở AᮠĐộ có thể được tôi phân ra làm khoảng 7 hạng như sau:  Hạng 5 sao: Hạng sang trọng thứ thiệt theo tiêu chuẩn quốc tế. Các khách sạn tiêu chuẩn loại này thường thấy ở các thành phố lớn và tuy nhiên cái giá phòng ở của nó cũng thật là lớn, khoảng từ 150 US$ trở lên. Thông thường với các phái đoàn mà chúng tôi hướng dẫn, sắp đặt chốn ở cho mọi người trong đoàn theo tiêu chuẩn này là tốt nhất.  Hạng 4 sao: Cũng thuộc loại khách sạn hạng sang trọng theo tiêu chuẩn quốc tế. Các phòng ngủ có máy lạnh, điện thoại, tv, 24 giờ phục vụ, hồ bơi và nhiều nhà hàng khác nhau bên trong. Giá tiền thông thường từ 90 – 150 US$ một đêm. Ở những thành phố không có các khách sạn theo tiêu chuẩn 5 sao, sắp cho phái đoàn ở khách sạn theo tiêu chuẩn loại này là điều bắt buộc.  Hạng 3 sao: Có phần lớn những tiện nghi như hạng A, nhưng không đầy đủ như một trung tâm thương mại. Thiếu vẻ sang trọng như các khách sạn trên. Giá tiền từ 50 – 90 US$ một đêm.  Hạng 2 sao:  Trong những phố nhỏ hoặc các làng mạc thì hạng 2 sao này là các khách sạn có tiêu chuẩn đứng đầu. Thường loại khách sạn này cũng có máy lạnh, nhà hàng tốt nhưng nhỏ và không có các tiện nghi cũng như vẻ sang trọng. Giá tiền từ 25 – 50 US$ một đêm.  Hạng thấp: Một số các khách sạn loại này không có máy lạnh, nhưng căn bản vẫn có tv, điện thoại và phòng tắm vệ sinh chung. Phần lớn các phố trung bình và lớn đều có ít nhất một vài khách sạn tiêu chuẩn như vầy. Giá tiền một đêm từ 10 – 25 US$.  Nhà trọ: Hạng này tôi không còn dám gọi là khách sạn nữa mà đúng hơn nên gọi nhà trọ, đủ để dung nạp tấm thân này qua đêm. Giá tiền từ 4 – 10 US$ một đêm. Căn bản trong phòng có giường (lẽ dĩ nhiên), bàn ghế và quạt trần. Đôi lúc một vài nơi có phòng tắm và vệ sinh chung. Còn mỗi khi đi tự túc ư! Hạng nhà trọ này gần như là hạng riêng của chúng tôi vẫn thường dùng trong các chuyến đi đó đây ở khắp AᮠĐộ.  Hạng lót lưng: Thật ra chẳng có hạng nào là hạng lót lưng cả, nhưng với tôi ở một vài nơi có chỗ lót lưng là tốt rồi nên mới đặt tên đây là hạng lót lưng. Đây cũng là hạng sau cùng, còn muốn một hạng nào khác thì có lẽ chúng ta chỉ tìm một manh chiếu và đem ra ngủ ngoài trời. Đôi lúc có lẽ còn sướng hơn ở hạng này vì không bị rệp, rận và chuột cắn. Hạng lót lưng này có giá tiền khoảng 1.5 US$ hoặc dưới nửa. Thường thì dùng chung nhà tắm và nhà vệ sinh. Hạng này có lúc chúng tôi cũng dùng vì ở một vài nơi không có chỗ nào khác ngoài cái hạng này. 

V. Ăn & Uống. 

a) Ăn.  Khách quan mà nhận xét thì các món ăn AᮠĐộ không hợp khẩu vị lắm đối với người Việt Nam, tuy nhiên không phải là không có những món ăn rất đặc biệt mà nếu biết dùng hoặc dùng quen người ta có thể bị ghiền với các món ấy. Vào các nhà hàng sang trọng thực đơn đưa ra cũng không kém phần đa dạng như thực đơn của các nhà hàng Việt Nam hoặc Trung Hoa. Món dùng chính trong bữa ăn ở đây vẫn là cơm, butter Nan, Chapati (một loại bánh mì loại mỏng có thể cuốn lại và dùng chung với các món ăn), Dal, càri, Paneer (món ăn được nấu với nhiều phô-ma).v.v... Mỗi miền có những món đặc sản của miền ấy, như miền bắc thường được gọi là Mughlai. Các chất béo của bơ sửa được ưa chuộng và có nhiều vị cay, nhiều loại hạt và hương được cho thêm vào trong các món ăn. Miền đông nổi tiếng với các món ăn có cá vì nơi đó có sông hồ nhiều và người dân ưa chuộng. Miền tây thường được nổi tiếng với các nhà hàng chay, có lẽ nơi đây dân giàu sang và người quý tộc nhiều chăng (điều này trái ngược với người Việt mình, vì ở Aᮠngười giàu và hàng quý tộc thường ăn chay hơn là ăn mặn). Một món ăn khác khá thông dụng đối với mọi người là Thali hay ở miền nam còn gọi là meals, là một món ăn gồm nhiều các món khác nhau được sắp mỗi thứ một ít trong một chiếc chén i-nóc nhỏ. Món Thali này đặc biệt vì với giá thật là đến tận cùng (khoảng từ 15 – 40 Rs), người ta có thể thưởng thức một bữa ăn đầy đủ với khoảng từ 4 đến 7 món ăn kể cả kem và gia-ua ăn tráng miệng.  Trong những thành phố lớn các nhà hàng rất đa dạng với nhiều tiêu chuẩn và món ăn khác nhau. Aꮠuống ở nơi này cũng rất sạch sẽ và hợp vệ sinh. Nếu không ưa chuộng lắm với các món ăn AᮠĐộ, người ta cũng có thể gọi các món ăn Tàu, mà phần lớn gần như có tối thiểu ở bất cứ nhà hàng nào tại khắp nơi ở AᮠĐộ (cơm chiên và một số món rau cải nấu với nhau. Dường như họ cũng nấu vậy, nhưng bỏ càri là món ăn AᮠĐộ và không bỏ càri bỗng trở thành món ăn Tàu cũng nên). Ngoài ra người ta cũng có thể dùng các món ăn Tây phương như Pizza, Spagetti.v.v... 

Trái cây. 
So với Việt nam, trái cây ở AᮠĐộ không được nhiều và ngon cho lắm. Tuy nhiên cũng vẫn có thể thưởng thức được một số loại khi đến Aᮠvào đúng mùa. Loại có quanh năm vẫn là chuối, một số khác theo mùa như: bôm, nho, mít, bắp, lê, xoài, ổi, saboche, mãng cầu, vải, lựu.v.v... 

b) Nước uống. 
Nước uống ở AᮠĐộ có thể được xem là một vấn đề, nhưng không phải là nước này không có cách giải quyết. Có những người từ các xứ Aⵠmỹ sang, nghe phong phanh sao đó nên đem đến vài mươi lít nước suối sang đây để dùng từ từ trên các đoạn đường đi hành hương (làm như bộ AᮠĐộ nghèo mạt rệp đến nổi không có bán nước suối vậy!), tôi nghe kể chuyện mà ôm bụng cười không thôi. Thật ra nước suối có bán khắp nơi trên toàn cõi AᮠĐộ, ngay cả những làng mạc xa xôi và hẻo lánh nhất. Tuy nhiên khi mua cũng nên cẩn thận và coi chừng một tý vì có một số trường hợp nước suối giả, vào chai lại. 

Giải khát.  Các loại nước uống giải khát cũng khá đa dạng ở AᮠĐộ như: Coca Cola, Pepsi, Sevent up, Limca, Thum up. Ngoài ra người ta có thể kêu trà (chai), cà phê (coffee) ở bất cứ nơi đâu, hoặc muốn uống các loại nước juice như: cam, thơm hay nước táo đều có bán ở nhiều nơi. Ở miền Nam phổ thông là có nước dừa vì dừa được bày bán bất cứ nơi đâu, với giá rẻ như cho: 6 rúpi một trái.     

VI. Phương tiện di chuyển.

a) Máy bay.  Ngoài hãng bay Indian Airlines, còn có nhiều hãng bay tư nhân khác như: Jet Airways, NEPC, Sahara, Modiluft, East-West. Di chuyển bằng máy bay ở AᮠĐộ dĩ nhiên là phương tiện nhanh nhất nhưng cũng tốn kém nhất. Giá vé được xem còn mắc hơn cả những chuyến bay ra nước ngoài. Tuy nhiên nếu đi nhiều nơi trong một thời gian ngắn, có thể mua Air Pass trong 7 ngày (US$ 200 -chỉ một số vùng nhất định), 21 (US$ 400) ngày với số chuyến bay không giới hạn. Tuổi trẻ từ 12 đến 30 được bớt 25%. 

Trể giờ. 
Trể nãi là quy luật chung của các nước chậm tiến nhất là ở Aᮍ Độ, do đó nếu biết trước và có tâm lý chuẩn bị thì vẫn hơn. Mọi phương tiện di chuyển dù rằng xe bus, tàu lửa hay máy bay đều có những trường hợp trể nãi không tiền khoáng hậu. Nhanh thì nửa giờ (đối với người AᮠĐộ, trể nửa giờ được xem như là không bị trể vậy), chậm thì 5 tiếng 10 tiếng là thường. Điều này đặc biệt vào khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 2, khi sương mù có chiều tăng dần vào các buổi sáng sớm. Do đó các chuyến bay khởi hành sớm hay trể một vài giờ là thường. 

b) Tàu lửa.  
Là một phương tiện di chuyển rẻ nhất trên các đoạn đường dài, dù hơi chậm nhưng thoải mái vô cùng với nhiều loại hạng khác nhau. Kể từ năm 1996, ngành hỏa xa ở đây phát triển thêm rất nhiều chuyến tàu chạy tốc hành như Rajdhani Express, Shatabdi Express với sự phục vụ ăn và uống trên tàu. Các chuyến tàu này đi đến hầu hết các thành phố lớn ở AᮠĐộ và thời gian khởi hành cũng như đến thường rất đúng giờ nên phần đông mọi du khách đều rất ưa chuộng loại tàu này. 
Mua vé tàu lửa khách ngoại quốc được phục vụ ưu tiên hơn với quầy vé đặc biệt cho người ngoại quốc. Ở đây phải được trả bằng ngoài tệ hoặc biên nhận tương đương mà ta đổi tiền ở nhà bank. Việc phục vụ này tiện lợi và dành khá nhiều ưu tiên cho người du lịch, giá vé cũng bằng người dân AᮠĐộ khi mua, nhưng được ưu tiên với một số chỗ mà bên ngoài người dân Aᮠmua không có. 
Khi đi có nhiều loại hạng mà ta cần nên chú ý: đầu tiên giá tiền đắc nhất là hạng nhất có máy lạnh (First class A/c). Hạng này thường có giá bằng hai phần ba giá máy bay. Hạng kế đến là hạng nhì giường hai tầng hoặc ba tầng (2-Tier, 3-Tier A/c) có máy lạnh; hạng này rẻ bằng nửa hạng nhất có máy lạnh. Kế tiếp là hạnh nhất không máy lạnh; hạng này có giá bằng hai phần ba hạng nhì có máy lạnh. Ngoài các hạng này ra, có hạng nhì không máy lạnh giường tầng hoặc giường ba tầng ( 2-Tier, 3-Tier non-A/c) mỗi bên. Hạng này thường rất rẻ và đa số giới bình dân ít tiền đi các hạng này, tuy nhiên vấn đề an toàn và vệ sinh không được tốt lắm ở hạng này. Tôi đã nghe khá nhiều vụ trộm cắp ở các hạng này (thường là lúc nửa đêm khi mọi người ngủ say). Một vài hạng khác như ghế ngồi nơi toa có máy lạnh hoặc không máy lạnh (A/c Chair Car, non A/c Chair Car), thường có trên các đoạn đường tàu Shatabdi chạy, cũng khá tiện nghi và thoải mái trên các đoạn đường không qua đêm. 

Indrail Passes.  
Là một loại vé đặc biệt mua trọn trong thời gian 1 ngày, 7 ngày cho đến 15, 30, 60, 90 ngày. Với loại vé này người ta có thể đi khắp xứ AᮠĐộ trong một thời gian ấn định.  Ở các nhà ga lớn đều có cấp loại vé này và phải được trả bằng Mỹ kim. Giá tiền cũng tùy theo hạng có máy lạnh và không có máy lạnh mà sai khác, thường thì hạng máy lạnh có sự thoải máy và an toàn cao nhất. Ở nước ngoài cũng có thể đặt mua loại vé này qua các phòng du lịch lớn. Giá tiền được tính như sau: 
1 ngày  40 US$ 
7 ngày  150 US$ 
15 ngày  185 US$ 
21 ngày  220 US$ 
30 ngày  275 US$ 
60 ngày  400 US$ 
90 ngày  530 US$. 

c) Đường bộ. 
Xe bus.  
Đi xe bus cũng là một phương tiện giao thông khá quen thuộc và cần thiết trong những tuyến đường không thể có tàu lửa. Vận tốc trung bình của các xe bus là 40 km giờ. Xe bus được chia ra ba loại: Super Deluxe, Semi Deluxe và Express bus. Như tôi đã trình bày những phần trước rằng, các xe bus ở AᮠĐộ có những tên gọi rất kêu như trên (Super Deluxe) và đến nổi tôi không dám dịch ra tiếng Việt. Thế nên khi đi xe bus phải chấp nhận một sự thật là, “có xe đi đến nơi là tốt rồi!”. Được vậy mới không khởi lên những phiền não bực bội trong lòng. Còn nếu đòi có được những tiện nghi và thoải mái như các xứ Aⵠmỹ ư! đây là một điều không tưởng. 

Xe bus tư nhân.  
Đôi khi cũng chạy như tuyến đường như xe bus chính phủ, nhưng thường chậm hơn do vì đón khách dọc đường. Một số xe bus tư thuộc loại mini bus đi càng cực hơn nhiều do vì được nhồi nhét như nêm cứng. 

d) Di chuyển trong thành phố. 
Xe hơi và Taxi. 
Ở một số thành phố lớn, việc đến các văn phòng du lịch để thuê mướn xe hơi đi các đoạn đường xa vẫn là điều khả dĩ và tiện lợi vô cùng. Tuy nhiên phương tiện di chuyển theo lối này có vẻ sang vì đắt tiền. Nếu đi một nhóm từ 3 đến 4 người thì việc mướn riêng một chiếc xe hơi hay taxi kiểu này là tiện lợi nhất. 
Taxi có hai loại, loại màu đen sơn vàng phần trên thường có gắn đồng hồ, và loại màu trắng thường đậu ở một số bãi nhất định và không có gắn đồng hồ. Khi mướn nên hỏi giá cả rõ ràng trước rằng đồng ý giá hoặc chạy tính theo số trên đồng hồ. Khi chạy tính theo đồng hồ, cứ không phải con số chỉ bao nhiêu mà theo đó trả tiền bấy nhiêu, mà cần phải theo số đó và đối chiếu với bảng giá tương đương. Điều này cần phải coi cho rõ chứ không nên tin vào giá của mấy chàng tài xế AᮠĐộ. Loại màu trắng thường là thuê ngày hay thuê đi trong những đoạn đường xa. Thông thường thuê 8 tiếng và giới hạn trong 80 km, thì số tiền phải trả là 480 Rs. Sau đó nếu chạy hơn 80 km ta phải trả thêm 4.5 Rs cho mỗi km, hoặc giả chạy quá thời gian 8 giờ, mỗi giờ sẽ phải trả thêm 15 Rs. Điều quan trọng là phải nên thỏa thuận những giá biểu trên trước khi thuê xe. 

Auto-rickshaws.  
Là một loại như xe lam nhưng chạy trong thành phố theo kiểu taxi và đưa khách đi bất cứ nơi nào họ muốn. Đây là phương tiện di chuyển rẻ và tiện lợi nhất, tuy rằng có hơi bụi và ô nhiễm qua các khói dầu xe. Loại xe này cũng chạy theo meter và khi trả tiền, nên đối chiếu với con số hiện trên máy và con số tương đương trong bảng giá mà trả. Đôi lúc đọc kỷ ở phần trên để biết là bảng giá tính thuộc ban ngày hay ban đêm. Một số anh tài ma lanh lật mặt sau bảng giá (tính ban đêm) để tính tiền ban ngày (hầu mong kiếm thêm chút cháo). 

Xích lô.   Trong những đoạn đường ngắn một hoặc hai cây số trong phố thì chúng ta vẫn có thể dùng loại xe này. Tuy đi chậm nhưng đôi lúc cũng tiện vì không thể kiếm được một loại xe nào khác. Giá thường từ 5 Rs đến 20 Rs.     

VII. Liên Lạc.

a) Điện thoại.  Nếu so với Aⵠchâu điện thoại ở Aᮠtương đối rẻ hơn nhưng so với Hoa kỳ thì lại đắc hơn nhiều. Trong các khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, tiền điện thoại gọi ra nước ngoài lại đắc thêm đến 2 hoặc 3 lần so với trạm điện thoại bên ngoài. Thế nên cách tốt nhất vẫn là ra một trạm điện thoại STD, ISD bên ngoài khách sạn để gọi. Trung bình 1 phút từ AᮠĐộ gọi về USA khoảng Rs 60, tương đương với US$ 1.4, gọi về Aⵠchâu Rs 48 hay vào thời điểm hạ giá thì khoảng Rs 40-45. Sau khi gọi xong, máy điện toán sẽ chạy biên lai, trong đó cho biết mình đã gọi số nào, bao nhiêu giây và tất cả là bao nhiêu tiền. Tuy nhiên không phải là không có những trường hợp chỉnh lại máy điện toán và bấm số gian. Tôi đã từng có kinh nghiệm tranh cãi về việc gian lận này rồi! 

Câu chuyện gian lận. 
Mới cách đây vài tháng là một vụ tranh cãi dữ dội nữa đây về chuyện ăn gian tiền gọi điện thoại. Số là tại Agra trong lúc tôi đang dẫn một phái đoàn từ Mỹ sang hành hương. Vốn có nhiều kinh nghiệm về phương cách ăn gian của những chàng Aᮠchung quanh cái khách sạn sang trọng Sheraton mà đoàn đang ở lúc bấy giờ. Tôi dằn mặt trước một anh chàng Aᮠvới quầy gọi điện thoại cho thuê: “Ông không được ăn gian bill đó nghe, tôi là người dẫn đoàn và từng ở Aᮠgần chục năm rồi đó! Anh ta cười khì ra vẻ nịnh thấy rõ, ông không lo đâu, ở đây chạy bằng máy mà. Tôi đáp: “chính vì chạy bằng máy ông mới ăn gian chứ.” Thế rồi nói thì nói, tôi vẫn cầm điện thoại lên và gọi về Delhi theo số mã 011. Đâu khoảng 4,5 phút nói chuyện nghĩa là chỉ vài mươi Rúpi, không ngờ khi Bill chạy ra, số tiền lên đến 355 Rs. Tôi trợn tròn xoe đôi mắt nhìn ông ta, cái gì: “355 Rúpi, ông có lộn không?”. Không có lộn, ông lộn thì có. Tôi không đáp cầm lấy tờ Bill nhìn kỹ thì thấy nơi con số đầu gọi là 011 (số Delhi, cách Agra 200 Km) nay chuyển sang số 001 (số của Hoa Kỳ). Tôi la lên: “tôi gọi và nói chuyện với số Delhi sao bây giờ lại phải trả tiền số gọi sang Hoa Kỳ.” Anh ta đáp tỉnh bơ: “tôi đâu có biết đâu, chắc là ông bấm lộn số và đây nè ông xem 001.” Làm sao có chuyện bấm lộn được, ông ăn gian tôi và tôi nhất định không chịu trả. Ông phải trải số tiền ông đã gọi, hắn ta nói một cách cương quyết. Tôi bước ra ngoài phòng gọi và nói lớn: “tôi sẽ đi gọi cảnh sát lại đây chứng kiến ông lường gạt người ta.” Tuy nhiên khi ra ngoài chẳng thấy một ai, nhưng rồi tôi cứ ù lì, đi qua đi lại ra vẻ đang tìm cảnh sát. Thế là sự việc ấy có kết quả, anh chàng thấy tôi làm giữ quá nên bắt đầu thụt và tìm người khác thay anh ta. Anh chàng mới đến năn nỉ tôi: “thôi không sao đâu, ông cứ vào đây nói chuyện với tôi, tôi là chủ đây, lúc nãy có lẽ máy chạy ra bill lộn, nay ông cứ trả theo giá gọi Delhi cũng được. Tôi thấy anh ta xuống nước nên cũng không làm lớn chuyện và trả cho anh ta 30 Rs rồi bước đi. Thế đấy! Cảnh ăn gian gấp mười lần như vậy hay xảy ra ở Agra lắm; du khách lơ ngơ là bị những anh chàng này cứa đẹp. 
Còn những nơi khác ở AᮠĐộ ư, chỉ cứa nhẹ thôi là chỉnh máy lên khoảng từ 10 Rúpi đến 20 Rúpi một phút. Nếu biết cách thì có thể thương lượng trước về giá cả mỗi phút, rồi khi gọi xong bill từ máy điện toán chạy ra thì cứ theo con số giây đã gọi mà tính tiền với cái giá thương lượng. Chứ đừng tin lắm vào cái máy của họ đấy nhé. Như nếu gọi thông thường trong nội địa thì có lẽ sao cũng được. Chỉ lưu ý là gọi sau 7 giờ tối thì sẽ được rẽ nửa tiền, sau 8.30 tối chỉ trả một phần ba số tiền ban ngày, và sau 11 giờ đêm thì giảm giá đến ba phần tư. 

b) Email & Internet 
Trong các thành phố lớn, loại điện thư (Email) tương đối phổ cập có thể tìm thấy ở nhiều nơi. Tại Delhi giá còn khá đắt như 2 Rs/1phút hoặc một tiếng khoảng từ 60-80 Rs. Ở Bombay hoặc Bangalore giá hạ hơn khoảng 30-40 Rs/1 tiếng; trong khi các nơi xa và hẻo lánh như Darjeeling, Bồ đề Đạo tràng thì mỗi phút lên đến 3 Rs. 

c) Bưu điện. 
Những phương cách liên lạc khác như thư từ, tem phiếu đều có bán tại bưu điện. Gởi thư ở Aᮠthì phải mua tem và dán vào, khi gởi cũng phải chờ cho nhân viên bưu điện đóng dấu lên tem rồi mới an toàn ra đi. Còn không đôi lúc họ dám gở tem ra để bán lấy tiền mua gạo cho gia đình  lắm đó. Thư của mình ư? Họ vất vào sọt rác! Nếu làm ăn đàng hoàng thì sau 2 đến 3 tuần, thư sẽ đến nhà bạn ở Aⵠchâu hoặc Mỹ châu. 


| Giới thiệu | Tin tức | Đất nước | Mạn Đông | Mạn Đông-Nam | Mạn Tây-Ấn | Sanchi

 


Cập nhật: 6-5-2000

Trở về thư mục "Phật tích và Danh thắng"

Đầu trang