Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .

Xứ Phật Tình Quê II
Thích Hạnh Nguyện
Thích Hạnh Tấn


Chương bốn  Phật Giáo Mạn Đông Nam 


Thấm thoát đã ba năm trôi qua kể từ ngày tôi và thầy Dawa được bộ du lịch tiểu bang Andra Pradesh mời đến viếng thăm một số khu di tích Phật giáo trong vùng nhằm giới thiệu để quảng bá và phát triển ngành du lịch Phật giáo ở đây. Thế rồi cứ mỗi năm các chương trình ấy lại được tổ chức và phái đoàn lại có dịp để đi tham quan thêm nhiều di tích Phật giáo khác nữa. 
Nói đến di tích Phật giáo tại AᮠĐộ, ta không thể phủ nhận rằng nó còn rất nhiều và nằm rãi rác khắp mọi nơi; tuy nhiên để tìm câu trả lời thích đáng trong việc tạo phong trào đưa người phật tử đi chiêm bái đến các khu di tích cổ xưa trong nhiều nơi ở Aᮍ Độ thì quả là một việc không đơn giản chút nào. Tôi còn nhớ trong lần thảo luận năm đó, câu hỏi đưa ra là: “tại sao người phật tử khi đến Aᮬ họ chỉ đi hành hương ở vùng bắc Aᮠvà phần lớn là đến tứ động tâm mà thôi?” Dĩ nhiên dưới mắt của những người trong bộ du lịch, họ thấy khó hiểu điều này vì với họ Andra Pradesh cũng có biết bao là danh lam thắng cảnh Phật giáo, những khu vực di tích cổ xưa mang đầy giá trị lịch sử, những truyền thừa tiếp nối dòng phái hoặc sự phát triển của các tông phái đạo Phật cũng từ vùng nam Aᮠnày mà ra. Thế mà người ta đã không đến hay quên lãng một vùng đất có quá nhiều di tích cần nên viếng thăm như vậy. Lần đó mọi người bàn thảo sôi nổi lắm; một số cho rằng bởi vì tiểu bang Andra Pradesh nằm quá xa nên ít người muốn đến. Có người lại nói là sự quảng bá về ngành du lịch Phật giáo trong vùng chưa đạt, một số lại cho là thiếu phương tiện ăn ở và di chuyển đúng tiêu chuẩn để hấp dẫn người phật tử đến xem. Riêng tôi, người từng sống ở các nước phương tây nên hiểu, người phật tử trên thế giới nói chung không có nhiều thời gian nghỉ phép để đi viếng thăm thêm một vài nơi khác dù rằng đó cũng là những khu di tích Phật giáo quan trọng.  Lần ấy tôi được hai dịp chiêm bái Xá lợi Phật, một lần trong viện bảo tàng  trên đảo Nagarjunakonda và lần kia trong viện bảo tàng ở Hyderabad. Tôi cũng được chiếu cho xem những đoạn phim tài liệu thật hay về các cuộc khai quật và tìm thấy Xá lợi Phật. Buổi tối phái đoàn đến nhà hát thành phố để xem màn múa về cuộc đời đức Phật do những diễn viên thượng thặng nhất của tiểu bang trình diễn. Màn múa không lời nhưng cảnh quang về cuộc đời ngài qua những cử chỉ, điệu bộ và ánh mắt của diễn viên đã nói lên được tài nghệ tuyệt vời của các tài tử. Buổi trình diễn ấy làm tôi nhớ mãi, và lúc ấy còn nói: “ước gì đưa được đoàn ca múa này sang Âu châu để trình diễn nơi chùa Viên Giác của thầy chúng tôi.” Thầy Shangarashita một người tôi quen lúc ấy ngồi cạnh còn nói: “nếu tôi thật sự muốn thầy ấy sẽ giúp cho, ngay cả việc thỉnh mượn Xá lợi Phật của viện bảo tàng ra nước ngoài để phật tử có thể chiêm bái nữa kìa.” Cho đến nay cái ấn tượng đẹp trong màn múa trình diễn “cuộc đời đức Phật’ và kỳ duyên chiêm bái Xá lợi Phật hôm ấy vẫn còn phảng phất đâu đó trong tâm tôi. 

*** 

PHẬT GIÁO TRONG BANG ANDRA PRADESH 

Bối cảnh lịch sử 
Ngài Huyền Trang trong Tây Vực ký khi thuật lại về miền Đông nam AᮠĐộ có ghi rằng, đức Phật viếng thăm những vùng Andra, Dhanyakataka cũng như các vương quốc Cola, Dravida, Mahakuta. Ở tất cả nơi này ngài Huyền Trang tìm thấy những trụ đá của vua A Dục, đánh dấu nơi đức Phật đến và hoằng pháp. 
Giữa thế kỷ thứ 3 trước TL, Phật giáo được truyền bá ở Andra bởi vua A Dục cũng như bởi những tăng sĩ từ Madhyadesa. Andra là một phần đất của một đế quốc rộng lớn thuộc quyền cai trị của vua A Dục. Trong thời gian trị vì và sau thời gian theo Phật giáo, nhà vua đã ủng hộ và cho tạc khắc nhiều di tích về Phật giáo trên các trụ đá, vua cũng cho gởi nhiều vị tăng xuống miền nam để kiến lập tu viện và hoằng pháp tại nơi này. Phật giáo phát triển tại Andra kể từ thời gian ấy. 

Vua Satavahana, người lên nắm quyền vào năm 230 trước TL là vị vua rất có ảnh hưởng đối với Phật giáo, và các triều đại này liên tiếp cai trị Andra trong suốt 450 năm. Trong thời gian ấy, chùa viện và trung tâm Phật giáo phát triển mạnh ở toàn vùng nam Aᮬ từ Jaggayyapeta cho đến các vùng lưu vực sông Krisna ở Amaravati, Dhanyakataka, Nagarjunakonda. Những trung tâm Phật giáo ở đây không những chỉ được sự hậu thuẩn của hàng vua chúa mà còn được các giai cấp giàu có khác hổ trợ. Một bức bia ký ở Jaggayyapeta có ghi lại về những công trình kiến tạo trong thế kỷ thứ nhất trước TL. Bia ký này được tìm thấy bằng đá cẩm thạch trắng, tương tự như loại đá cẩm thạch trắng và xanh dùng để xây dựng đại tháp và những ngôi chùa khác ở trung tâm dọc theo sông Krisna. Từ một số bia ký còn lưu lại, người ta biết thêm về các ngôi tháp và chùa trong vùng này, với những đường nét chạm trổ rất là nghệ thuật; Andra đã trở nên nổi tiếng với ngành mỹ thuật từ đó. Chùa viện phát triển, nhiều bậc đạo sư vĩ đại đã trụ ở nơi này. 
Khi ngài Huyền Trang du hành đến các vùng phía nam vào thế kỷ thứ bảy, ngài tả lại những vùng giữa miền hạ Godavari và dòng sông Krisna: “ Thời tiết nơi đây nóng bức, con người tính tình thô tháo, hung dữ. Ở Andra ngài tính  được có tất cả là 20 tu viện với khoảng 3000 tăng sĩ lúc bấy giờ. Gần Vingila, ngài Huyền Trang đến một tu viện lớn với một ngôi tháp chạm trổ rất đẹp. Có một tượng Phật lớn, đẹp được tôn trí bên trong, cạnh bên là một ngôi tháp đá cao nhiều trăm thước, được biết do vị A La hán A-Cala xây dựng. Ngôi trụ đá A Dục được dựng lên ở hướng đông nam, đánh dấu nơi đức Phật thuyết pháp và độ một số đông người ở đây qua việc thị hiện thần thông của ngài.” 

Tuy nhiên Phật giáo bắt đầu suy tàn vào thời gian ngài Huyền Trang viếng thăm nơi này. Các sinh hoạt Phật giáo nơi đây yếu ớt dần, nhiều tự viện đã thưa người, mặc dù số lượng người hành hương các nơi vẫn đến đây để chiêm bái đại tháp ở Amaravati, Phật giáo từ từ mất ảnh hưởng và Ấn giáo phục hồi. 
Vào thế kỷ 19 các nhà khảo cổ và sử gia bắt đầu nghiên cứu vào những khu vực dọc theo vùng Andra và sông Krisna. Ngày nay hơn 100 di tích Phật giáo được tìm thấy ở đây. Những khám phá chính yếu là dọc theo sông Krisna, kéo dài từ bờ biển phía đông , những nơi này kể cả Bhattiprolu, Gudivada, Ghantasala, Amaravati, Jaggayyapeta, Nagarjunakonda và Goli. Tất cả những di tích tự viện được tìm thấy này là từ thế kỷ thứ 2 và 3 trước TL, nhưng có một số tháp được xem là kiến tạo trước thời gian đó nữa và được nới rộng ra khi các trung tâm Phật giáo xây cạnh bên sau này. 
Cuộc nghiên cứu gần đây cho biết một số các di tích Phật giáo còn bị chuyển đổi toàn bộ sang các đền thờ Aᮠgiáo, các học giả khảo sát đền Savite Linga thấy rằng, một vài trụ đá mà nay đã tu sửa lại, nguyên trước kia là những ngôi tháp của Phật giáo. Trong số các chùa ngày nay được xác nhận là nguyên thủy của Phật giáo khi xưa, gồm có chùa Kopetesvara ở Chezarla trong vùng Guntur, chùa Trivikrama ở Ter thuộc vùng tây decan, chùa Draksarama gần Ramacandrapuram, phía đông vùng Godavari, và chùa Sri sailam ở đồi Nallamalai. 

Năm 1956 Phật giáo ở Andra bắt đầu khôi phục lại qua sự hoằng dương của vị tăng người Bengali-Sumedha Vimalaksa, cũng như qua sự hướng dẫn của tiến sĩ Ambedkar. Hội văn hóa Phật giáo ra đời với các công việc phiên dịch kinh điển Phật giáo sang ngôn ngữ địa phương là Telugu, tổ chức những buổi họp mặt hội thảo để quy tụ những ai theo đạo Phật và muốn phát triển Phật giáo trong vùng. Năm 1951, số người theo Phật giáo ở Andra được biết là 230 người đã tăng nhanh lên đến 13.000 người vào năm 1981. 

Vùng bờ biển hướng bắc của Andra Pradesh hiện nay kể cả khu vực Visakhapatnam, Srikakulam và đông Godavaric là một phần của vương quốc cổ Kalinga Desa. Theo như trong kinh Bổn sanh thì khu vực giữa nhánh sông Suvarnarekha  ở hướng bắc và Godavari ở hướng nam là khu vực trước đây được gọi Madhyama Kalinga. Theo Raghuvamsa thì vùng này nằm tận phía nam  của Vanga và bên ngoài con sông Kapisa trải dài xuống phía nam kể cả Mahendragira. Trong Vanaparva của Mahabharata, Pandava được xem là đường dẫn đến Kalinga sau khi vượt qua sông Vaitarini. 
Dựa theo Kurma Purana, vùng Kalinga kể cả đồi Amarakantaka là thủ đô Rajapura, nằm về hướng đông bờ biển. Theo nhà khảo cổ Cungningham, từ ngữ Datakura có vẻ bắt nguồn từ người Dravidian vì Kura ở Kurram, một khu vực được phân chia ra. Theo như Pliny thì Kalinga nằm tận hướng nam của Mahendra và núi Malaya. Nó có thể được biết bởi những dãy đồi nằm nơi cửa miệng con sông Rishikulya thuộc khu vực Ganjam. Khu vực này trải rộng đến làng Dantaguda, được tìm ra cùng với Dantapura bởi nhà khảo cổ Cunningham, chính nơi đây đã được nhận phần Xá lợi răng của đức Phật sau khi nhục thân ngài hỏa thiêu tại Câu Thi Na. 
Xá lợi được tôn trí trong một ngôi tháp dưới triều đại Brahmadatta. Daladavamsa  có thuật lại lịch sử về Xá lợi răng Phật này khi được mang đến Dantapura, hoặc Kalinganagari. Họ ghi lại rằng một trong những Xá lợi răng Phật được tôn thờ trên cõi trời, cái khác ở Gandhara, một chiếc ở Kalinga và một ở dưới Long cung. Datapura có thể được biết với Dantavakruni Kota nằm khoảng 6 dặm từ Amudalavalasa, mà hiện nay một thành cổ bằng đất bùn vẫn còn tồn tại. 
Kinh Bổn sanh Kurudharma ghi rằng, Dantapura nằm cạnh vương quốc Kalinga, được cai trị bởi vua Kalinga. Theo kinh Bổn sanh Bồ đề Kalinga, một vị vua tên là Kalinga cai trị ở Dantapura có hai  người con tên là Maha Kalinga và Culla Kalinga. 
Vào thế kỷ thứ 4 trước TL, vương quốc Ma Kiệt Đà được mở rộng dưới triều đại giàu mạnh của các dòng tộc Nanda, những người mà theo Puranic ghi lại, đã chiến thắng tất cả những vương tộc khác và thống trị phần lớn AᮠĐộ. Theo các bia ký của Kharavela thì trong đó có các vua Kalinga ở Ma Kiệt Đà. Không có một chứng cứ rõ ràng về các đại đế triều đại Mauryan tiếp theo dòng tộc Nanda chinh phục Kalinga cho đến triều đại A Dục. Theo Plutarch thì các vua Chandragupta đã chiếm lãnh toàn bộ AᮠĐộ với một đội quân sáu trăm ngàn người. Tuy nhiên Kalinga bị đánh bại bởi vua A Dục sau một cuộc chiến tranh đẫm máu, mà người ta nói có đến 150 ngàn người chết và vô số người bị thương. 

Như đã đề cập trước, Brahmadatta mang một chiếc răng Xá lợi Phật đến Kalinga và tôn trí tại đó. Chiến tranh lúc bấy giờ chống lại Kalinga của đại đế A Dục không phải là hoằng truyền đạo Phật mà lúc ấy ông chỉ muốn mở rộng bờ cõi. Vua A Dục chỉ quy hướng theo Phật giáo sau cuộc chiến thắng trận và tàn sát người Kalinga lúc bấy giờ. 
Ngài Huyền Trang thuật rằng, “vương quốc Kalinga là một vương quốc rất phồn thịnh, hoa trái dư dã, có nhiều loại dã thú. Thời tiết nơi đây nóng bức, tính khí con người dữ dằn, mạnh mẽ, thô tháo và ít văn minh, nhưng được sự chân thật đáng tin. Họ nói ngôn ngữ nhẹ nhàng và phát âm chuẩn xác. Nơi vương quốc này có khoảng 10 tự viện và 500 tăng sĩ, phần lớn theo Đại thừa thuộc trường phái Sthavira. Chùa Aᮠgiáo thì có khoảng trăm và tu sĩ là các Ni kiền tử. Vương quốc có đông dân cư sinh sống. Không xa từ hướng nam của kinh đô, có một ngôi tháp cao 100 feet, được dựng lên bởi vua A Dục. Gần đó là những vết tích của bốn vị Phật trong quá khứ đã tọa thiền và đi kinh hành. Gần hướng bắc ngay biên giới của Kalinga, có một khoảng đất rộng và trên có một tháp đá cao 100 feet, nơi một vị Độc giác Phật đã nhập Niết bàn.” 
Khoảng đầu thế kỷ thứ 19, những di tích Phật giáo ở đây được các nhà khảo cổ như Alexander Rea , Dorakonda và Ramatirtham  tìm thấy và dần dần được khai quật ra mãi cho đến tận bây giờ. 

Dhanyakataka (Dharanikota). 
Mặc dù thành phố được biết rõ trong cả truyền thống Tây Tạng và Trung Hoa về nơi chốn xác định của nó, nhưng vẫn có vài học giả xác định nó là thành phố cổ Vijayapuri , thủ đô của triều đại Satavahana, nơi những nền móng chùa tháp và các tượng Phật bằng cẩm thạch được tìm thấy. Tuy nhiên những nhà khảo cổ hiện nay tìm ra vết tích Dharanikota, nơi những ụ đất xưa có hình dáng tựa như một di tích của Phật giáo. Nếu đây là sự thật thì Dhanyakataka chỉ cách khoảng một dặms từ Amaravati, đúng như ngài Huyền Trang và Taranatha đã đề cập. 
Theo Manjusrimulakalpa thì đại tháp ở Dhanyakataka có chứa đựng Xá lợi của đức Phật. Một bia ký khác được tìm thấy nơi này cũng có đề cập đến Xá lợi đức Phật chôn cất trong tháp, và sự hiện hữu này đã làm cho Dhanyakataka trở nên một nơi chốn thiêng liêng của Phật giáo. Bia ký ghi rằng, chính ở nơi đây đã thu hút những người hành hương từ khắp các nơi như: Trung Hoa, Gandhara, Aparanta, Vanga, Tích Lan về đây để chiêm bái và đảnh lễ. Nhiều thí chủ đã cúng dường xây dựng chùa viện, giếng nước cho chư tăng và khách hành hương đến đây trú ngụ. Taranatha cho rằng nhà triết gia vĩ đại là ngài Long Thọ đã cho xây dựng bức tường chung quanh tu viện Dhanyakataka và tạo dựng nên 108 ngôi chùa bên trong tường thành đó. 
Ngài Huyền Trang thì ghi rằng khu vực chung quanh Dhanyakataka có một lịch sử sinh hoạt Phật giáo lâu đời và có nhiều dữ kiện thiêng liêng xảy ra ở đây. Trên ngọn đồi nhìn về thị trấn, Ngài Huyền Trang tìm thấy hai tu viện được cúng dường bởi một vị vua trước đó: Tu viện Purvasaila về hướng đông của núi Saila và tu viện Aparasaila về hướng tây. Những tu viện này từng là trụ xứ của Purvasaila và Aparasala, một tiểu phái của Đại chúng bộ. Nhiều nhà sử gia cho núi Saila là núi Sri Parvata, một nơi được biết là ngài Long Thọ đã sống vào những năm sau cùng của ngài. Manjusrimulakalpa ghi rằng, nơi núi này là địa điểm tốt nhất cho sự tu tập thiền định. 

Theo ngài Huyền Trang thì nhà vua cho xây một con đường xuyên qua thung lũng và lên đến dốc núi lởm chởm, ở đây vua cho xây ngôi chùa thật đẹp trong một hang động trên núi. Ông cũng cho xây một sân đình và các phòng ốc nối liền với hang động. Khi công trình này hoàn tất đã có một ngàn tu sĩ và cư sĩ an cư ba tháng hạ ở đây mỗi năm, và truyền thống này kéo dài như vậy suốt nhiều thế kỷ. 
Hướng nam của Dhanyakataka, là một động núi đá lớn, nơi ngài Bhavaviveka (Thông Biện), một bậc đạo sư danh tiếng thuộc dòng truyền thừa của ngài Long Thọ có nghe về Bồ tát Dhamapala (Pháp Hộ) với hàng ngàn đệ tử ở Ma Kiệt Đà, nên lòng muốn đến đó để luận pháp với ngài. Bhavaviveka đã tìm cách đi đến Ma Kiệt Đà vùng bắc Aᮬ cũng như đã gởi một người đệ tử đến trước để đưa tin và chuẩn bị cho cuộc gặp mặt, Nhưng ngài Pháp Hộ cho biết là ngài không có thời gian để tranh luận và không muốn gặp Bhavaviveka. Trở về chốn cũ, Bhavaviveka sống an tịnh trong sạch, nhưng vẫn còn thâm ý muốn gặp lại ngài Pháp Hộ để thỉnh giáo. 

Trong ba năm liền Bhavaviveka cầu nguyện đức Bồ tát Quán Thế Âm gia trì cho thọ mạng ngài kéo dài đến thời đức Phật Di Lặc tương lai, để ngài có thể nghe pháp trực tiếp từ đức Phật. Bồ tát khuyến rằng, hãy nguyện vãng sinh về cõi trời Đâu Suất, nơi Bồ tát Di Lặc đang chờ ngày giáng trần. Nhưng Bhavaviveka vẫn không thay đổi mục tiêu của mình nên Bồ tát Quán Âm khuyên ngài đến Dhanyakataka, và thiền định trong thạch động Vajrapani. Tu tập và trì tụng thần chú của ngài Kim Cang tát đỏa thì sẽ thành tựu được sở nguyện của mình. 
Bhavaviveka tiếp tục thiền định trong ba năm và ngài Kim Cang Tạng đã hiện ra, chỉ bày ngài phương cách mở cửa lâu đài A Tu la ẩn kín trong núi. Ở đó với sự che chở của các thần A Tu La, ngài sẽ được duy trì pháp thiền của mình cho đến khi đức Phật Di Lặc giáng trần, và ngài sẽ được đức Phật trực tiếp giảng pháp và gia trì. Bhavaviveka y theo lời chỉ bảo của ngài Kim Cang Tạng và nhất tâm thực hành thiền định thêm ba năm nữa; quả thật sau cùng cánh cửa lâu đài A Tu la mở ra và ngài liền tức thời đi vào. Tuy nhiên chỉ có tất cả 6 người đệ tử của ngài là dám theo vào cảnh giới A Tu La. Sau khi cửa đóng, các đệ tử còn lại nhìn theo luyến tiếc vì đánh mất dịp may hiếm có này. 

Từng là một trung tâm Phật giáo hưng thịnh, Dhanyakataka dần dần đã mất đi ảnh hưởng từ thế kỷ thứ 7. Ngài Huyền Trang ghi rằng, “phần lớn các tu viện hoang vắng và hư hoại, mặc dù có khoảng một ngàn tăng sĩ Đại thừa đang tu học trong khoảng 20 tu viện lúc bấy giờ, nhưng so với du sĩ của các phái ngoại đạo thì quả là con số quá nhỏ bé.” Ngài Huyền Trang ở lại đây hai tháng để học A Tỳ Đàm với ngài Subhuti và Surya, nguyên là hai bậc Tam tạng pháp sư của trường phái Đại chúng bộ. Ngược lại ngài cũng dạy cho hai vị ấy những luận bản của Đại thừa. 

Những di tích quanh vùng. 
Có rất nhiều di tích Phật giáo giữa miền hạ Godavri và sông Krisna chứng tỏ sự thịnh đạt một thời của Phật giáo trong vùng này. Tại Budhani, 18 dặm từ Repalle, gần cửa khẩu dòng sông Krisna, một tượng Phật bằng đồng làm từ thế kỷ thứ 5 sau TL được tìm thấy, một số các ngôi tháp tìm ra gần Gudivada, Ghantasala, Chejrala và Goli. Chejrala, nơi có rất nhiều ngôi tháp còn tồn tại, dường như nơi này xưa kia cũng là một trong những trung tâm Phật giáo lớn và quan trọng ở đây. 
Về hướng bắc, những bia ký tìm thấy tại Alluru cho biết, đất ở đây đã được cấp cho Purvasaila, một trường phái Phật giáo trong vùng, và một hình tượng Phật rất lớn cũng được tìm thấy nơi đây. Một số các nền tự viện tìm thấy ở Arugolanu, ở Tadipalligudem Taluk, hướng tây của khu vực Godavari, là Aripalam có một thạch động gồm các phòng thất mà một thời chư tăng đã cư trú tại nơi này. 
Một số các chứng cứ khác cho biết rằng các tu viện gần Anakapalle, được biết là Sangharama thịnh hành từ giữa thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 9 sau TL. Những nền móng của tu viện Sangharama là những nền móng tự viện và tháp cổ xưa nhất ở Andhra, kể cả toàn bộ dãy đồi được tạo theo hình những ngôi tháp đá. Một ngôi chùa tạc ra từ một vách đá núi rắn với tôn tượng Phật và một ngôi tháp. Nghệ thuật khắc chạm nơi đây cho biết ngôi chùa này trước đây là một ngôi chùa Đại thừa. 
Những chạm trổ trên đá cẩm thạch với bia ký từ thế kỷ thứ 3 sau TL được tìm thấy tại Chinna Ganjam, trong khu vực Kuntur. Pedda Ganjam một thời từng là thủ phủ của thành phố cổ Andhra, cũng là một trung tâm Phật giáo vào khoảng giữa thế kỷ thứ 3 sau TL. Cách Padda Ganjam 1 dặm về hướng bắc là Franguladinne, còn tồn tại một ngôi tháp tìm thấy cùng với một tôn tượng Phật lớn. Kanuparti, 6 dặm hướng bắc của Pedda Ganjam là nơi một tự viện Phật giáo mà sau chuyển sang chùa Ấn giáo. 

Bhattiprolu. 
Bhattiprolu tọa lạc gần Repalle được xem là một trong những trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất ở Andhra. Đại tháp ở Bhattiprolu rất vĩ đại với đường kính 132 feet và thời gian tạo dựng tháp này có thể cùng thời gian với tháp ở Bharhut và Sanchi, nơi có an trí Xá lợi của đức Phật từng được khám phá trong cuộc khai quật năm 1891. Những bia ký đào lên chung với hộp nhỏ cho biết rõ là Xá lợi của đức Phật. Chính phủ Ấn Độ đã bàn giao những Xá lợi quý báu này cho Hội Maha Bồ đề ở Calcutta. 

Ramatirtha. 
Tọa lạc 4 dặm từ Nellimarala là một di sản cổ thiêng liêng của Phật giáo mà hiện nay còn di tích của nhiều nền móng tự viện từ thế kỷ thứ 2 sau TL. 

Jaggayyapeta. 
Hướng tây bắc của Amaravati, tận vùng bắc của miền hạ dòng sông Krisna có một tu viện của Jaggayyapeta, một tu viện xưa khác trong vùng Andhra. Những bia ký từ thế kỷ thứ hai trước TL đã tìm thấy nơi phần đại tháp bị đổ vỡ, và một tượng Phật từ thế kỷ thứ 5 cũng được tìm thấy trong nền của một tu viện. Trong những thế kỷ này, tu viện Jaggayyapeta dường như là nơi dừng chân cho những khách du hành đến hoặc đi từ các ngôi chùa hang ở Bedsa và Karli. 

Ramareddipalle. 
Thẳng về hướng bắc của Jaggayyapeta, khoảng 6 dặm từ Madura là Ramareddipalle, còn được biết với tên là Gummididurru. Ramareddipalle có thể từng là một trung tâm Phật giáo lớn từ đầu thế kỷ, nhưng khó biết đích xác về lịch sử. Phần còn lại của tháp chính cho biết chu vi quanh tháp được trang hoàng với 34 phiến đá cẩm thạch chạm khắc tương tự như các nghệ thuật chạm khắc ở Amaravati. 

Guntapalle. 
Có nhiều những di tích Phật giáo khác tìm thấy trên các đồi ở Guntapalle, một di sản quý báu về kiến trúc và các hình tượng từ thế kỷ thứ 2 trước TL. Guntapalle tọa lạc hướng đông nam của Ramareddipalle và hướng tây của khu vực Godavari, là nơi của những ngôi tháp tạc bằng loại đá núi rắn, những ngôi chùa hang tạc ra từ vách núi, và một đền thờ gạch lớn an trí tôn tượng của đức Phật bằng đá vôi. Những khám thờ và phòng thất trong thạch động của những tu viện cùng với một số tháp khác cũng được tìm thấy trên ngọn đồi Sankaran, nằm ở khu vực Vizagapatnam. 

*** 

Sự nghiên cứu và khai quật những di tích liên hệ về Phật giáo vẫn tiếp tục được thực hiện trong thời gian qua ở Andhra. Theo như Ahir, cuộc khai quật năm 1986 tại trung tâm Phật giáo xưa ở Bavikonda, gần Bhemmunipatnam trong vùng Visakhapatnam. Những đền tháp tìm thấy ở đây kể cả một đại tháp lớn, 7 tháp nhỏ, một tu viện với 51 phòng ở cho chư tăng, một sảnh đường lớn, một thư viện và một số dụng cụ liên hệ chữa trị về thuốc men. Gần đây một ngôi tháp lớn nhất cũng được tìm thấy ở Nelakondapalli trong khu vực Khammam. 


| Giới thiệu | Tin tức | Đất nước | Mạn Đông | Mạn Đông-Nam | Mạn Tây-Ấn | Sanchi

 


Cập nhật: 6-5-2000

Trở về thư mục "Phật tích và Danh thắng"

Đầu trang