Xứ
Phật Tình Quê II
Thích Hạnh Nguyện
Thích Hạnh Tấn
Chương sáu
Sanchi
Tôi có dịp đến Sanchi ít nhất cũng đôi ba lần,
mỗi lần lại là mỗi chuyến đi khác biệt vì khi thì đi một mình, khi lại
đi với một vài phật tử hoặc một vài thầy bạn.
Lần đầu tiên đến đây vào năm 93 khi tôi đảm nhận trách nhiệm dẫn
ba vị phật tử từ bên Anh sang Aᮠđể đi chu du một vòng cho biết “thế
nào là AᮠĐộ?”. Một già và ba trẻ kể cả tôi đã đánh liều đi một
vòng quanh xứ Aᮬ trên là vùng Bắc kể cả những nơi có tuyết băng đóng
thành núi tảng cho đến miền trung và nam có khí hậu oi bức ngột ngạt
vô cùng. Cũng có thể nói lúc ấy là tôi thuộc dạng liều mạng vì chưa
đi và chưa từng trải mà dám xung phong dẫn đường, nhưng cũng may khi ấy
có ba người, lại là ba phật tử thuần thành nên việc hướng dẫn cũng
không trở thành một vấn đề to lớn.
Hồi đó các tài liệu tham khảo về những di
tích lịch sử Phật giáo không có, chỉ đôi cuốn hướng dẫn du lịch tiếng
Anh, nên sự hiểu biết của chúng tôi với những chốn này trước khi đến
thật là hạn hẹp. Tuy nhiên mang trong lòng một tâm niệm duy nhất là đi
chiêm bái các thánh tích Phật giáo, nên nơi nào nghe tiếng, nơi nào biết
qua dù lớn hay nhỏ, nổi tiếng hay tầm thường chúng tôi cũng ráng mò mẫm
tìm đến. Có lúc đến nơi với một tâm trạng sung sướng sướng tuyệt
vời, những cũng có lúc chán nản và thất vọng vô cùng vì nơi đến viếng
quá nổi phủ phàng, chẳng còn gì ngoài một vài nền gạch so với hai ba
ngày đường bụi bặm, và lên xuống chờ đợi hàng chục chuyến xe
v.v...
Sanchi không làm chúng tôi thất vọng trong lần
đi đó, hơn thế nữa là khác di tích này cho chúng tôi cái dịp mở mắt
ra với những công trình văn hóa và điêu khắc tuyệt mỹ của người
xưa. Tuy nhiên cho đến nay tôi vẫn không hiểu nhiều là một di tích rất
đẹp và có giá trị dường ấy mà vẫn không được thăm viếng nhiều,
để nơi đây có thể biến thành một trong những điểm hành hương quan trọng.
Do giá trị khiêm nhường về mặt lịch sử hoặc giả về tuyến đường
không mấy thuận tiện nên sau bao nhiêu năm, nơi đây cũng vẫn chỉ là một
thôn làng nhỏ bé, thiếu sót nhiều tiện nghi ăn ở cho khách bộ
hành.
Lần ấy chúng tôi phải ngủ lại trong nhà trọ của chùa Tích Lan với những
chiếc giường gỗ ọp ẹp, căn phòng đầy bụi bặm cùng những đàn muỗi
bay lùng sục kiếm ăn ban đêm đã để lại tôi một vài kinh nghiệm nhớ
đời.
Lần trở về khi rời khỏi Sanchi, tôi hỏi đường
đến nhà ga trước khi lấy tàu trở về thành phố Bhopal. Đứng ngay nơi
ngã ba đường (cách khoảng ga Sanchi 500 m, nhưng lúc ấy tôi chưa biết), tôi
hỏi thăm đường đến nhà ga Sanchi, một anh bạn Aᮠđi đường sốt sắng
chỉ về hướng tay phải và nói: cứ theo đó mà đi sẽ tới ngay. Tôi thật
thà tin lời, dẫn mấy người phật tử mà đi. Trời nắng chang chang và
chúng tôi cứ thế mà đi. Đi và đi mãi đến cả một hai cây mà chẳng thấy
tăm hơi, tôi sanh nghi và kêu một chàng Aᮠkhác hỏi lại. Anh ta đã chỉ
tôi về lại hướng cũ và khi đến đó hỏi lại sẽ tìm ra ngay nhà ga. Đôi
lúc cái sự thật làm người ta khó tin vì chính chúng ta đã đi khá xa sự
thật ấy rồi, ấy là trường hợp của tôi lúc bấy giờ vì tôi chẳng
bao giờ muốn đi trở lại con đường cũ ấy nữa, nhưng rồi đành chịu
chứ biết sao nếu vẫn muốn đến nhà ga. Lúc ấy phải nói là tôi rất
giận cái anh chàng Aᮠchỉ đường kia, không biết mà bày đặt làm tài
khôn chỉ đường!
Lần này khi đến chỗ cũ tôi hỏi lại đường
và để cho chắc ăn hơn, tôi đã hỏi đến hai người và được chỉ đi
về hướng con đường trước mặt. Ra đi kỳ này tôi có vẻ tin tưởng
hơn vì sự cẩn thận của mình. Hơn khoảng nữa cây số tôi hỏi lại một
lần nữa thì có người chỉ ngược về hướng tôi vừa đi. Lần này tôi
không biết phải tin ai, tin hai người chỉ đường lúc trước hay tin anh chàng
chỉ đường lúc này, sau đó hỏi thăm vài ba người nữa (đến nổi vài
người Aᮠbán hàng chung quanh trố mắt nhìn là sao tôi vừa mới hỏi họ
đường, lại quay sang người bên hỏi y như vậy) mới rõ lẽ là phải
quay lại lần hai. Kỳ này khi đến chỗ cũ và hỏi đường xong, tôi nạt
cho anh chàng chỉ đường là: “biết thì chỉ không biết thì nói không biết,
chứ đừng chỉ bậy để người ta đi lạc.” Tội nghiệp anh chàng chỉ
đúng đường lần này lại vô cớ bị tôi trách mắng, nhưng vốn bản tính
hiền anh ta chỉ biết cười xòa và cam đoan là sẽ đến nhà ga nếu tôi
theo lời anh. Quả thật là đứng giữa ngã ba đường, nếu không là hướng
phải, hướng trước mặt thì hướng trái chứ còn gì và tôi đã theo đó
mà đi. Căn nhà ga dễ thương sau cùng đã hiện ra mồn một làm tôi suýt
không tin tưởng vào đôi mắt của chính mình. Nơi ấy nào đâu xa, chỉ
cách nơi tôi đang hỏi đường lúc ban đầu độ trăm mét. Đây lại cũng
một kinh nghiệm nhớ đời về sự hỏi đường ở AᮠĐộ.
Bối Cảnh Lịch
Sử
Di tích Phật giáo Sanchi nằm trên một đỉnh đồi với độ cao 91m, gồm có
nhiều tháp đá, các nền móng chùa viện, viện bảo tàng và một số di vật
khảo cổ. Nổi bật nhất ở đây là đại tháp Sanchi mà ngày nay được
xem là còn tồn tại với nhiều nét mỹ thuật và có lối kiến trúc đặc
thù. Nơi đây từng là một trung tâm Phật giáo quan trọng trong nhiều thế
kỷ, có thể bắt đầu vào triều đại Maurya của vua A Dục (273-236 trước
TL) khi vua cho xây ngôi đại tháp và đánh dấu một trụ đá nơi đây.
Đại tháp này sau bị phá hoại nặng, có lẽ bởi Pusyamitra, vị vua đầu
tiên của triều đại Sunga. Sau khi nhà vua Pusyamitra qua đời, một vị vua
Sunga khác là Agnimitra hoặc có thể là người kế thừa sau đó đã cho
trùng tu lại đại tháp. Ông ta cho xây những vòng đai quanh tháp bằng đá
và làm tháp này mở rộng đến gấp đôi kích thước nguyên thủy của
nó. Cả ngọn đồi được lát đá vào thời gian này. Những cổng chạm trổ
và các bức thạch điêu được làm thêm khi vua Satavahana của Andhra
cai trị phần lớn vùng Avanti trong thế kỷ đầu trước Tây lịch. Những
điêu khắc này miêu tả về cuộc đời đức Phật, những hình ảnh của
Vessantara, Sama và những câu chuyện khác trong kinh Bổn sanh cùng với một số
hình tượng của các chư hộ thần.
Những nét hùng vĩ và to lớn của Sanchi cũng tựa
như Bharhut, cho thấy các tu viện nơi đây từng được hổ trợ bởi hàng
ngũ phật tử tại gia. Những bia ký nơi cổng vào ghi rõ tên của những
thí chủ cúng dường và làng phố sinh quán của họ. Mặc dù phần lớn những
vị thí chủ sống chung quanh vùng Malwa, những cũng có một số khác sống
xa hơn về hướng tây bắc bên kia sông Indus. Phần ghi chú lời cảm tạ
cho thấy những người thí chủ gồm đủ mọi thành phần từ hoàng hậu
cho đến người may áo, đan dệt, từ quan viên đến thương gia, công thợ.
Những đoàn nhóm và phường hội cũng được liệt kê là những ân nhân
cúng dường.
Một số các bia ký khác được chạm ở Sanchi trong triều đại Sunga với
tên Sutamtika (Kinh lượng bộ), mặc dù từ ngữ này không có ý nhắm đến
trường phái triết học Phật giáo phát triển vào thời gian sau ở vùng
tây bắc. Một số các bia ký khác xác nhận rằng, Haimavata, một chi nhánh
của Sthaviravadin, đã có một thời gian dài liên hệ với Sanchi.
Vào thế kỷ 11, người Hồi giáo xâm chiếm Ấn
Độ và cai trị toàn bộ vùng tây bắc Ấn, sau đó tấn công dần xuống
miền trung và tây Ấn. Mặc dù khu vực chung quanh Sanchi bị phá hoại nhiều
lần lúc ấy, di tích Sanchi sao đó vẫn không bị động chạm đến. Di tích
này dường như tồn tại và không bị sự đập phá nào trong nhiều thế kỷ,
cho đến khi nhà khảo cổ Cunningham vào thế kỷ 19 khám phá ra Sanchi là một
di tích lịch sử Phật giáo quý báu. Lúc đó mái vòm trên của tháp còn
nguyên vẹn và hàng bao lơn chung quanh mái vòm cũng còn nguyên nơi ấy. Đại
tháp có bốn cổng chính và cổng phía nam lúc ấy bị sập xuống. Hai ngôi
tháp lớn khác cũng còn thấy nguyên vẹn, có 8 ngôi tháp nhỏ và một số
kiến trúc khác cũng còn gần đó.
Ngày nay đại tháp chính ở Sanchi có độ cao là
54 feet từ đỉnh cao nhất trên mái vòm. Về hướng đông bắc có một
ngôi tháp với kiến trúc và các cổng tương tự nhưng có kích thước nhỏ
hơn. Về hướng đông nam có một chân tường bằng đá cao với nhiều dãy
cột đá và bực thang dẫn lên trên nền. Tường đá này có thể được tạo
từ thời vua A Dục, dường như để chống đỡ cấu trúc sườn gỗ. Về
hướng tây nam cũng có một chân tường bằng đá hoang trống, và thấp hơn
về phía dưới đồi còn có một tháp đá khác với những bức phù điêu.
Đại tháp là một trong 20 tháp có thể thấy ở Sanchi, tất cả đều trong
tình trạng khá tốt. Tuy nhiên các cuộc khai quật cho thấy đã từng có hơn
50 di tích đền tháp, chùa viện, thạch trụ Phật giáo từng có mặt nơi
đây, niên đại từ thời vua A Dục cho đến thế kỷ 11. Tất cả hơn 900
bia ký cũng được tìm thấy chung quanh khu vực này. Những bia ký ghi về 5
chiếc bình được đào lên từ một ngôi tháp, đề cập về những xá lợi
được giữ trong các chiếc bình của các ngài Majjhima và một tôn giả thuộc
gia đình ngài Ca Diếp, cả hai vị đều từ vùng Hymalaya trong thời vua A Dục.
Một chiếc bình khác chứa xá lợi của ngài Moggaliputta Tissa, một vị A La
Hán cũng có sự quan hệ với vua A Dục thời đó.
Không có một bia ký nào đề cập đến các trường
phái Phật giáo; tuy nhiên vùng này được biết đến như là trung tâm
chính của phái Sthavira, thời vua A Dục. Con vua A Dục là Hoàng tử Mahinda
có thời ở tại Vidisa trước khi sang Tích Lan để truyền bá Phật pháp, Một
giả thuyết cho rằng Pali, một ngôn của kinh tạng nam tông rất gần giống
nếu không nói đúng là tiếng Prakrit, một ngôn ngữ nói xưa kia của vùng
Vidisa.
Di tích của 8 ngôi tháp khác được tìm thấy ở Sonari, 6 mile về hướng tây
bắc của Sanchi. Những bia ký về các chiếc bình chứa Xá lợi tìm thấy
tên vị La hán Majjhima, Kassapakotta và Dundubhissara thuộc truyền thống
Haimavata. Về hướng tây trên núi Satdhara có 7 ngôi tháp khác, một trong số
đó có đường kính hơn 90 feet. Trong một ngôi tháp nhỏ hơn ở nơi ấy có
hai chiếc bình trống được tìm thấy mang tên ngài Xá Lợi Phất và ngài
Mục Kiền Liên.
Tại Bhojpur, 7 mile về hướng tây nam của Sanchi, là di tích của 33 ngôi
tháp. Ba tháp nhỏ nhưng còn nguyên vẹn tìm thấy gần bên Andher. Những bức
bia ký tìm thấy trong những chiếc hòm ở các tháp tại Andher có ghi tên
hai vị La Lán Majjhima và Kassapagotta, còn những chiếc bình tại Bhojpur có
ghi tên thêm của một số các bậc thầy khác. Về hướng nam của dòng
sông Narmada, gần thành phố cổ Mahismati, nơi ngày nay được biết là
Itbardi, núi gạch. Tại đây có 11 ngôi tháp làm bằng gạch được dựng từ
thế kỷ thứ 2 trước TL. Những bức bia ký và đồng tiền tìm thấy ở
đây có liên hệ với 11 ngôi tháp nhỏ và đại tháp ở Bharhut về hướng
đông bắc.
Những Kỳ Quan
Còn Lại.
Các di tích ở Sanchi có thể được chia ra thành 2 nhóm; nhóm một bao gồm
những công trình xây dựng lớn nằm trên đỉnh đồi chính và nhóm hai nằm
ở một nơi khác cách biệt tọa lạc về hướng tây của dãy đồi.
Khu đất trên đồi có hình dáng tựa như chữ nhật khoảnh, với kích thược
384 m từ hướng bắc đến nam và 201 m từ đông sang tây, bao gồm 3 khu vực.
Dãy cấu trúc chính, khu vực đông và khu vực nam. Cả ba khu vực này được
bao quanh bởi một dãy bao lơn bằng đá, xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ
11 hay 12 sau TL. Trong dãy tường bao lơn này là những di tích của các đền
tháp, số 1 đến số 50 tìm thấy bởi nhà khảo cổ Marshall, và ông vẫn
giữ lại phần lớn các số ký tự được nhà khảo cổ Cunningham đặt
cho trước đó. Những bực thang dẫn từ dưới lên đến góc tây bắc của
đỉnh đồi nguyên thủy được tạo bởi Cole và sau mở rộng ra bởi
Marshall. Thời gian sau, con đường xe chạy cũng được xây dựng nối liền
bãi dưới đỉnh đồi với cổng chính để lên viếng thăm các di
tích.
Sau khi khách hành hương viếng thăm các di tích nơi này, có thể đi xuống
bãi dốc phía tây bằng một con đường nhỏ từ cổng phía tây của tháp
số 1, con đường này đi dần xuống đồi ngang qua tu viện số 51 và tháp
số 2. Đoạn đường sau đó trùng với đoạn cuối của con đường cổ
xưa được lát bằng những phiến đá nặng to lớn. Bắt đầu gần tháp số
7 trên bãi đất và theo sau một đường đi khúc khuỷu, hợp với con đường
ngày nay và trên đó một chút là tháp số 2. Những nền móng của một số
di tích có thể thấy từ cả hai phía ở con đường xưa.
Dãy cấu trúc
chính.
Tháp số I.
Đại tháp ngày nay mà chúng ta thấy bao gồm một mái vòm hình bán cầu,
có bao lơn bằng đá vuông vức trên đỉnh tháp và giữa bao lơn có tháp nhỏ
hình chiếc dù ba tầng. Mặt nền tháp là bao lơn tường xây vòng chung
quanh đại tháp tạo thành một con đường kinh hành, và bực thang dẫn đến
nơi tháp này từ hướng nam. Đại tháp có đường kính là 36.60 m và độ
cao của tháp là 16.46 m (chưa kể bao lơn nhỏ bên trên và tháp hình dù
cao).
Đại tháp do vua A Dục cho xây đã bị hư hại nặng bởi những phá hoại
và chiến tranh vào giữa thế kỷ thứ 2 trước Tl và sau được trùng tu
hoàn toàn với các phiến đá, bao lơn và các con đường đi. Tất cả các
vật liệu đều được làm bằng loại đá Sa thạch lấy từ những mỏ đá
địa phương hoặc dãy đồi Nagauri cách đó không xa.
Tường bao lơn.
Gồm có một dãy dài các trụ đá hình bát giác nối liền với phiến đá
hình hạt được chà khá trơn nhẵn. Các phiến đá nối liền những thạch
thụ gồm có ba tầng với phần trên cùng là một dọc các phiến đá dài
nối liền, tạo bao lơn thành một bức tường chắn khá cao, chắc chắn
và đẹp. Lối kiến trúc này người ta có thể thấy ở vài di tích Phật
giáo khác nhau tại Ấn Độ như ở Bồ đề Đạo tràng.
Cổng vào.
Chung quanh bốn phía đại tháp có bốn cổng chính dẫn vào tháp. Các cổng
này có nhiều công trình khắc chạm trên các hướng khác nhau của cổng.
Được biết các cổng này làm vào thế kỷ thứ I trước TL nhằm triều
đại của các vua Satavahana. Một bia ký nơi cổng phía nam có ghi về sự
cúng dường của một người tên Ananda, một vị tướng của vua Satakarni từng
là thành viên của triều đại Satavahana. Những thạch trụ khác nối liền
bức tường bao lơn chính với một trụ đá của mỗi cổng, cũng được cúng
dường trong thời gian này.
Đại tháp được tiếp tục phát triển và tô điểm thêm qua nhiều triều
đại vua chúa theo Phật giáo lúc bấy giờ, kéo dài cho đến 5 thế kỷ liên
tiếp. Đến triều đại Gupta, bốn tượng Phật, mỗi tượng ngồi dưới
một mái che bằng đá, được tạo dựng và đặt dựa vào tường bao lơn
của ngôi tháp, mặt hướng ra ngoài bốn cổng vào. Các tượng Phật đều
tạc trong tư thế tọa thiền với hai vị thị giả đứng hầu hai bên, sau
đầu ngài là hào quang tròn và lớn với nhiều đường nét chạm trổ
công phu các loài hoa. Phần trên và hai bên hào quang là hình chư thiên hiện
xuống cúng dường.
Cổng chính vào tháp là cổng hướng nam và cũng
là cổng xây dựng đầu tiên. Kế đó các cổng hướng bắc, đông và tây
mới được xây dựng. Các trụ cột nơi cổng hướng nam và hướng tây đều
là phần cúng dường của cùng một người, Balamitra, đệ tử của
Aya-Chuda. Cũng vậy một người Nagapiya sinh ở Kurara đã cúng dường hai thạch
trụ khác thuộc hướng đông và hướng tây. Những thạch trụ của cổng
hướng nam bị phá hoại nhiều nhất, trong khi các cổng phía bắc được
giữ gìn gần như nguyên vẹn với những đường nét chạm trổ và các kiến
trúc xưa. Tác giả của những công trình nghệ thuật này dường như rất
điêu luyện trong ngành chạm trổ trên gỗ, ngà và kim loại. Giả thuyết
này được chứng minh bởi một bia ký của trụ đá về phía tây cổng hướng
nam, ghi nhận sự chạm trổ này được làm bởi những người thợ chuyên
chạm ngà voi ở Vidisa.
Mỗi một cổng vào có hai cột trụ vuông vức, bên trên có một nhóm sư tử
bốn con, một nhóm voi hoặc một nhóm người lùn phệ bụng ngồi, đứng
xoay lưng vào nhau. Tất cả tượng vật và người này được tạc trong thế
nâng đỡ những cột trụ và những bức phù điêu có nhiều chạm trổ
bên trên.
Những đề tài được chạm trổ trên các cổng có thể phân chia ra như
sau:
A. Những hình ảnh rút ra từ kinh Bổn sanh.
B. Hình ảnh về cuộc đời của đức Phật.
C. Những dữ kiện về lịch sử xảy ra sau đó của Phật giáo.
D. Hình ảnh liên hệ đến chư Phật quá khứ.
E. Những hình ảnh hỗn hợp và hình ảnh tô điểm, trang trí.
A. Những hình ảnh rút ra từ kinh Bổn sanh. Những
câu chuyện trong kinh Bổn sanh tập chú vào những đời sống tiền thân
hành hạnh Bồ tát của đức Phật, như những đời ngài từng thọ thân
chim, thọ thân súc sanh hay thọ thân người, hành những hạnh khó làm như
lục ba la mật (Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và
trí tuệ) vì lợi ích chúng sanh, mong cầu Phật quả. Không như những
hình ảnh miêu tả ở Bharhut, sự diễn đạt kinh Bổn sanh ở Sanchi tương
đối ít hơn, phần lớn nhằm miêu tả về cuộc đời của đức Phật. Chỉ
có 5 câu chuyện trong kinh Bổn sanh được xác nhận có khắc chạm trên cổng
với nhiều chi tiết liên hệ.
1. Kinh Bổn sanh Chhaddanta (số 514). Những khắc chạm theo câu chuyện trong
kinh Bổn sanh này được thấy ở hai cổng, cổng hướng nam, phía sau và
ở giữa; cổng hướng tây, phía trước và bên dưới; cổng hướng bắc,
phía sau và phần trên. Câu chuyện kể về Bồ tát trong quá khứ thọ thân
làm voi 6 ngà (Chhanddanta), sống trong vùng núi Hymalaya với 2 vợ tên là
Mahasubhadda và Chullasubhadda. Vợ sau vì ghen tuông cho rằng chồng chỉ thương
cô vợ trước nên cầu nguyện Phật Ca Diếp, mong được sinh làm một cô
gái tuyệt đẹp và được cưới nhà vua của thành Ba La Nại, hầu cô ta
có thể trả thù. Buồn rầu ốm yếu, voi Chullasubhadda dần dần mang trọng
bệnh và qua đời. Theo phước đức tu tập và cầu nguyện, voi ấy được
sinh làm cô gái đẹp và sau đó như ý đã làm hoàng hậu của vua xứ Ba La
Nại. Hoàng hậu một lần nọ giả bệnh và yêu cầu vua cho gọi người thợ
săn, đi săn bắt cho được voi chúa Chhanddanta và lấy những ngà voi ấy về
thì mới khỏi bệnh. Chhanddanta mặc dù bị thương nặng bởi giáo người
thợ săn, nhưng với lòng từ đã tự mình nhổ những chiếc ngà và đưa
người thợ săn. Hoàng hậu sau khi trông thấy những chiếc ngà, liền cảm
thấy hối hận và đau lòng về sự trả thù ác độc của mình.
Trong ba tác phẩm về câu chuyện này, thì tác phẩm ở cổng phía nam là sống
động và công phu nhất. Hình ảnh voi chúa được tạc nơi đây bốn bức.
Hai bức gần nơi trung tâm của hình ảnh cây đa, một nơi phía trái giữa
các cánh sen và một tận phía phải, đứng một mình, là điểm nhắm mũi
tên của người thợ săn.
B. Hình ảnh về cuộc đời của đức Phật.
1. Đản sinh. Trong bốn sự kiện lớn của cuộc đời đức Phật (đản
sinh, thành đạo, chuyển pháp luân và nhập Niết bàn), không có những
hình ảnh trực tiếp giới thiệu phần đầu này, mặc dù có thể tìm thấy
những hình ảnh hoa sen, biểu tượng cho sự đản sinh của thái tử, hoặc
là một mình hoặc với hình một người nữ được xem là mẫu hậu Maya,
ngồi hoặc đứng, được tắm bởi những con voi.
2. Thành đạo. Giác ngộ được biểu tượng bởi Kim cang tòa dưới cây Bồ
đề, nơi ấy đức Phật đã đạt giác ngộ. Hình ảnh này xuất hiện nhiều
lần, đôi khi trong nhóm hình của các đức Phật quá khứ.
3. Chuyển pháp luân. Hình ảnh chuyển pháp luân được biểu tượng qua bánh
xe pháp, mà đức Phật giảng pháp lần đầu cho năm anh em Kiều Trần Như
tại vườn Lộc Uyển. Tuy nhiên ở đây người ta không thấy hình ảnh năm
vị Tỳ kheo trong số các hình ảnh của những người phật tử.
4. Nhập Niết bàn. Sự kiện này xảy ra tại Câu Thi Na giữa hai cây song thọ,
nơi đức Phật nhập vào Niết bàn. Hình ảnh này được biểu tượng bởi
một ngôi tháp. Tuy nhiên ở đây không thấy hình của hai cây Sala, nên có
vẻ như hình ảnh của những ngôi tháp này chỉ là biểu tượng của những
ngôi tháp để thờ mà không có sự liên hệ nào về việc Phật nhập Niết
bàn ở Câu Thi Na.
5. Mẫu hậu Maya nằm mộng. Cổng vào hướng đông, trụ đá phía bắc, mặt
xoay về nam với thanh đá thứ hai. Được sự cầu thỉnh của chư thiên của
cõi trời Đâu suất, Bồ tát thị hiện điềm giáng trần trong hình dạng
voi trắng 6 ngà nhập vào thân Mẫu hậu Maya, vợ vua Tịnh Phạn thành Ca Tỳ
La Vệ khi bà nằm mộng thấy.
6. Bốn cổng thành. Cổng hướng bắc, trụ phía
tây, mặt trước và thanh đá thứ hai. Khi đi dạo ra ngoài thành Ca Tỳ La Vệ,
thái tử đã thấy bốn cảnh khác nhau, cảnh một người già, một người
bệnh, một người chết, một vị sa môn. Các hình ảnh này đã làm ngài
nghĩ ngợi sâu xa về những nổi khổ đau của con người và sự cao thượng
của đời sống xuất gia. Nó cũng làm động cơ thúc đẩy ngài quyết chí
khước từ đời sống cao sang và ra đi tầm cầu giải thoát giác ngộ.
Hình ảnh được chạm nơi đây, chúng ta chỉ thấy qua một cỗ xe với chỗ
ngồi trống, chiếc lọng dù bên trên và xe ấy đang rời khỏi cổng thành.
Phía trái là hình đôi ngựa với người đánh xe là Xa nặc, tay cầm chiếc
bình với ý nghĩa sắp ra đi. Như vậy có hai hình ảnh dữ kiện được chạm
nơi thanh đá này.
7. Tầm đạo. Cổng hướng nam, mặt sau, khắc chạm
ở phần trên. Cổng hướng đông, mặt tiền, chạm khắc ở phần giữa.
Hình ảnh thái tử nửa đêm rời khỏi kinh thành ca Tỳ La Vệ để tầm đạo
giải thoát, trên con ngựa Kiền Trắc với người hầu Xa Nặc. Sau khi vượt
khỏi dòng sông Anoma, ngài bảo Xa nặc trở lại cùng với con ngựa. Những
hình ảnh chạm trổ nơi cổng hướng đông rất phức tạp và tinh vi. Trong
bốn hình ảnh các con ngựa, có thể thấy sự ra đi của thái tử. Tận
phía tay phải là hình ảnh trở lại kinh thành của người hầu Xa Nặc. Hình
ảnh cây Jambu nơi bao lơn ở giữa ghi lại hình ảnh buổi tọa thiền đầu
tiên của thái tử khi còn nhỏ trong một mùa hội lễ gặt.
8. Tôn thờ búi tóc. Khi thái tử cắt tóc cùng cởi bỏ những trang sức
trên thân và ném đi, chư thiên cõi trời tam thập tam thiên đã hứng lấy
và đem về tôn thờ trên cõi trời của mình.
9. Nàng Sujata cúng dường. Cổng hướng bắc, mặt sau, thanh đá
ở giữa. Vào buổi sáng ngài đang tọa thiền tại làng Uruvela, nàng Sujata,
một thôn nữ trong làng đến bên ngài và dâng sữa cúng dường. Về phía
trái, gần hình ảnh của cây Bồ đề, có hình nàng Sujata tay cầm một chiếc
mâm, tay trái đưa lên và tay phải cầm chiếc bình đựng sửa. Một hình
ảnh tương tự cũng có thể thấy ở thanh đá thứ tư, mặt phía tây, trụ
phía đông và cổng hướng đông (trong viện bảo tàng).
10. Svastika cúng dường. Cổng hướng
nam, trụ đông, mặt tây, thanh đá thứ ba là hình ảnh, trước khi ngài ngồi
thiền định dưới cội Bồ đề, ngài thọ nhận một bó cỏ Kusa (cát tường)
của một em bé cắt cỏ tên là Svastika, để trải cho chỗ ngồi thiền của
ngài.
11. Thiền định và bị Ma vương quấy phá. Cổng hướng bắc, mặt
sau, thanh đá ở giữa. Cổng hướng tây, mặt sau, thanh đá dưới cùng và
trụ đá phía nam, mặt bắc, thanh đá trên cùng. Khi thái tử an tọa dưới
cội cây Bồ đề, phát nguyện rằng sẽ không rời chỗ ngồi cho đến khi
chứng thành đạo quả giác ngộ, Ma vương đã hiện lên và tìm cách quấy
phá ngài. Tuy nhiên ngài vẫn an nhiên, bất động và gọi thần đất lên
để chứng kiến sự việc này. Thần đất đã trả lời lại cho Ma vương
và sau đó hắn cùng đồng bọn hổ thẹn biến mất. Sau khi hàng phục được
quân ma, hỷ lạc ngài khởi lên và cũng cùng trong đêm ấy, ngài đạt được
giải thoát giác ngộ. Những hình ảnh của cổng hướng tây đặc biệt
ghi rõ sự kiện này. Cây Bồ đề được chạm ở giữa trung tâm thanh đá.
Về phía tay phải là đoàn quân Ma vương bị đức Phật đánh bại. Phía
trái là đoàn diễu hành long trọng trang nghiêm của các chư thiên và hình
ảnh này trái ngược với hình ảnh của các quân ma, mặt mày hung dữ và
ác độc.
12. Đức Phật trầm tư. Cổng vào hướng nam, trụ đông, mặt tây, thanh đá
thứ 5 (trong viện bảo tàng). Cổng hướng đông, trụ đá nam, mặt tiền,
phần trên cùng. Sau khi đức Phật giác ngộ, ngài đã trải qua 4 tuần thiền
định trầm tư dưới cội cây Bồ đề. Vào tuần thứ ba ngài đã đi kinh
hành qua lại nơi đó.
13. Bảo đình. Cổng hướng nam, trụ đá đông, mặt tây, thanh đá
thứ hai (trong viện bảo tàng), đức Phật đã trải qua tuần thứ tư quán
suy về các pháp trong một ngôi đền, được chư thiên dựng lên gần cây
Bồ đề.
14. Xà Vương Muchilinda. Cổng hướng
nam, trụ đá đông, mặt tiền, thanh đá trên cùng (trong viện bảo tàng). Cổng
hướng tây, trụ đá bắc, mặt nam, thanh đá thứ hai. Đức Phật đã trải
qua tuần thứ năm sau khi giác ngộ dưới cội cây Nyagodha. Kế đó khi thiền
định, ngài được Long vương hiện lên che chở khi trời đổ mưa.
15. Trapusha và Bhallika ngang qua làng Uruvela. Cổng hướng nam, trụ đông, mặt
tiền (thanh đá thứ 3 -trong viện bảo tàng). Vào ngày cuối của tuần thứ
7, đức Phật trong khi đang ngồi dưới cây Rajayatana, có 2 người thương
gia là Trapusha và Bhallika đánh xe đi ngang và họ đã đến cúng dường thực
phẩm cho ngài.
16. Cúng dường bình bát. Cổng hướng nam, trụ đông, mặt tiền, thanh đá
thứ 2 (trong viện bảo tàng). Đức Phật lúc ấy không có gì để đựng
thực phẩm của 2 thí chủ kia, lúc ấy bốn vị thiên vương hiện ra và
cúng dường bốn bình bát cho ngài.
17. Adhyeshana. Cổng hướng đông, trụ bắc, mặt nam, thanh đá trên cùng; Cổng
vào hướng tây, trụ nam, mặt tiền, thanh đá thứ 2. Từ cây Rajayatana, đức
Phật trở lại cây Banyan với tâm còn ngần ngại chưa muốn thuyết giảng
diệu đế chân thật cho chúng sanh. Chư thiên lúc ấy, đứng đầu là Phạm
thiên cầu thỉnh ngài hoằng pháp độ sanh, vì lợi ích cho muôn loài. Sự
kiện này được gọi là Adhyeshana. Thanh đá trên trụ bắc của cổng vào
hướng đông, ngay trên hình ảnh mẫu hậu Maya nằm mộng, và gợi lại
hình ảnh chư thiên cầu thỉnh Bồ tát giáng trần để cứu độ chúng
sanh.
18. Thần thông hàng phục rồng lửa tại làng
Uruvela. Cổng vào hướng đông, trụ nam, mặt bắc, thanh đá thứ 2. Để hóa
độ ba anh em Ca Diếp chuyên thờ thần lửa, sống tại làng Uruvela với rất
đông chúng đệ tử, đức Phật đã đến nơi này nghỉ lại đêm và sau
đó thị hiện thần thông hàng phục rồng lửa, nhốt nó vào trong bình
bát của ngài.
19. Thần thông củi và lửa tại Uruvela. Cổng vào hướng đông, trụ nam, mặt
bắc, thanh đá thứ 3. Sau khi đức Phật hàng phục rồng lửa, có một buổi
tế lửa của ba anh em Ca Diếp gần đó. Nhưng đức Phật đã dùng thần
thông làm cho lửa không thể bắt ngọn, lễ cúng tế do đó không thể
thành và họ sau đó đã quy y và xuất gia theo Phật.
20. Đức Phật đi qua sông tại làng Uruvela. Cổng vào hướng đông, trụ
nam, mặt tiền, thanh đá thứ 3. Đây cũng là một sự thị hiện thần
thông khác của đức Phật khi ngài đi qua sông Nairanjana và sau đó nước mới
chảy.
21. Viếng thăm Ca Tỳ La Vệ. Cổng vào hướng bắc, trụ tây, mặt đông,
thanh đá thứ 2; Cổng vào hướng đông, trụ bắc, mặt nam, thanh đá thứ
3. Theo sự mong cầu của vua cha Tịnh Phạn vương, đức Phật sau 7 năm tu tập
đã trở lại thăm viếng thành Ca Tỳ La Vệ. Dòng họ Thích Ca dẫn đầu bởi
vua Tịnh Phạn đã làm cuộc diễu hành ra tận ngoài thành để đón tiếp
đức Phật và tăng đoàn. Để hóa độ và hàng phục tâm kiêu ngạo của
một số người dòng Thích Ca, đức Phật đã thị hiện thần thông đi đứng
trên không, vua Tịnh Phạn và quần thần kính phục lễ lạy. Thanh đá ở
cổng hướng đông só sự gợi tả rõ ràng hơn các nơi khác. Trên cao là
hình ảnh đoàn diễu hành ra đón tiếp đức Phật, dưới là hình Phật
đi trên không làm mọi người kinh ngạc. Tận dưới cùng là hình cây
Banyan, tượng trưng cho nơi chốn đức Phật nghỉ tại Nyagrodharama.
22. Đức Phật thuyết pháp cho người dòng họ
Thích tại Nyagrodharama. Cổng vào hướng bắc, 3; Cổng vào hướng tây, trụ
nam, mặt bắc, thanh đá thứ 2.
23. Đức Phật ngự tại Kỳ Viên tịnh xá. Cổng hướng bắc, trụ đông,
mặt tiền, thanh đá thứ 2. Trưởng giả cấp Cô Độc, người giàu có nhất
kinh thành Xá Vệ được Phật hóa độ. Sau đó trưởng giả đã mua khu vườn
của Thái tử Kỳ Đà bằng cách trải vàng khắp mặt đất và nơi đây
ông cho xây dựng tịnh xá Kỳ Viên để dâng lên cúng đức Phật và tăng
đoàn. Ba nơi đức Phật thường hay trú ngự là: Gandha-kuti, Kosamba-kuti và
Karori-kuti cũng được chạm trên thanh đá.
24. Hiển lộ thần thông tại Xá Vệ. Cổng vào hướng bắc, trụ
đông, mặt tiền, thanh đá thứ 3. Để hàng phục 6 nhà ngoại đạo lừng
danh đương thời lúc bấy giờ, đức Phật đã thị hiện thần thông trước
vua Ba Tư Nặc cùng đông đảo quần thần. Một trong những thần thông đó
là ngài hiện ra một con đường trên hư không và bay lên trụ ở đó.
25. Đức Phật giảng pháp dưới cây xoài tại Xá Vệ. Cổng vào hướng bắc,
trụ đông, mặt tiền, thanh đá thứ 1. Cũng trong lúc thị hiện thần
thông ấy, đức Phật đã làm cho cây xoài cao lớn. Trong thanh đá hình đức
Phật ngồi dưới cây xoài, giảng pháp cho vua Ba Tư Nặc và quần thần.
26. Thần thông tại Sankasya. Cổng vào hướng bắc,
trụ tây, mặt tiền, thanh đá trên cùng. Tiếp theo cuộc thi triển thần
thông tại Xá Vệ, đức Phật biến mất và hiện lên cõi trời Đao Lợi
để giảng pháp cho mẫu hậu Maya nghe. Sau khi ở đó 3 tháng, ngài giáng hạ
bằng một chiếc thang tại Sankasya, tháp tùng theo ngài có Phạm thiên và Đế
thích.
27. Cúng dường bát mật bởi một con khỉ. Cổng vào hướng bắc, trụ tây,
mặt đông, thanh đá thứ 2. Hình ảnh con khỉ dâng bát mật lên cúng dường
đức Phật tại Tỳ Xá Li được xem là một trong 8 điều hy hữu xảy ra
trong cuộc đời đức Phật.
28. Đế thích thăm viếng. Cổng vào hướng bắc, trụ đông, mặt tây,
thanh đá trên cùng; Cổng vào hướng tây, trụ nam, mặt tiền, thanh đá thứ
3. Vua trời Đế thích cùng chư thiên viếng thăm đức Phật tại động
Indrasaila gần Ma Kiệt Đà.
29. Cuộc diễu rước của hoàng gia. Có nhiều cuộc viếng thăm và diễu rước
của hoàng gia được miêu tả trên các cổng vào. Cổng vào hướng bắc,
trụ đông, mặt tiền, thanh đá thứ 3 là hình ảnh vua Ba Tư Nặc cùng quần
thần ra ngoài thành để tiếp đón đức Phật. Cổng vào hướng bắc, trụ
đông, mặt tây, bên dưới hình vua trời Đế thích viếng thăm đức Phật
tại động Indrasaila là hình vua xứ Ma Kiệt Đà đi đến Trúc Lâm tịnh
xá để gặp Phật.
C. Những dữ kiện về lịch sử xảy ra sau đó
của Phật giáo. Một số các sự kiện lớn quan trọng được phân loại
như sau:
1. Tại Câu Thi Na và phân chia Xá lợi. Cổng vào hướng nam, mặt sau, thanh
đá dưới cùng; Cổng vào hướng tây, mặt sau, thanh đá trên và giữa.
Hình ảnh đức Phật nhập Niết bàn tại Câu Thi Na, kinh đô của người
Mallas, và những người này đã làm cuộc diễu hành mang xá lợi đi sau lễ
hỏa táng nhục thân của đức Phật. Kế đó người của 7 vương quốc khác
(Vua A xà thế nước Ma Kiệt đà, người dòng Thích Ca thành Ca Tỳ La Vệ,
người Bulis nước Allakappa, người Koliyas nước Ramagrama, người Mallas nước
Pava, người Lichchhavi nước Tỳ Xá Li và người Brahmana nước Vethadvipa)
cũng đến để được phân chia Xá lợi của đức Phật. Người Mallas ban
đầu không muốn chia Xá lợi, nhưng sau nghe lời khuyên của Drona nên đã
chia đều xá lợi ra làm 8 phần. Các người của 8 quốc gia ấy ra về với
xá lợi và sau lập tháp để an trí tôn thờ Xá lợi của Phật.
2. Tháp Ramagrama. Cổng vào hướng nam, mặt tiền, thanh đá ở giữa. Trong 8
ngôi tháp nguyên thủy tàng chứa Xá lợi của đức Phật, được biết vua
A Dục đã mở ra 7 tháp trong việc phân chia đều Xá lợi ra thành 84.000
tháp xây ở khắp Ấn Độ. Tại tháp Ramagrama, nhà vua đã thất bại trong
việc khai mở tháp này để lấy xá lợi, do sự canh giữ và bảo vệ của
thần rắn. Trên hình về hướng phải của tháp là vua A Dục và đoàn tùy
tùng, bên trái là thần rắn với quân binh.
3. Vua A Dục chiêm bái cây Bồ đề tại Bồ đề đạo tràng. Cổng vào hướng
đông, mặt tiền, thanh đá dưới cùng. Vua A Dục chiêm bái cây Bồ đề
được biết qua các bia ký của nhà vua còn để lại sau này. Hoàng hậu vợ
vua A Dục nổi cơn ghen khi thấy chồng quá say mê với cây Bồ đề nên qua
sự bày mưu của Tishyarakshita, bà đã chặt cây này và làm nó héo úa.
Sách Divyavadana có ghi về sự kiện này và vua A Dục sau đó đã cho tưới
cây bằng sửa tươi của 1000 con bò và cây đã sống lại.
D. Hình ảnh liên hệ đến chư Phật quá khứ.
Những hình ảnh biểu tượng cho 6 vị cổ Phật trước thời đức Phật
Thích ca Mâu ni. Phần lớn những vị cổ Phật này được tạc theo nhóm nhưng
có lúc riêng rẽ và các hình ảnh này là những đề mục rất nổi tiếng
của những nhà mỹ thuật Sanchi thời bấy giờ. Các chính ảnh biểu tượng
này đôi lúc mang hình dạng của những ngôi tháp hay là cây Bồ đề và
hình sau cùng khác biệt để giúp ta nhận ra từng mỗi đức Phật một. Bảy
vị cổ Phật là: Tỳ Bà Thi Phật, Thi khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Câu Lưu
Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Thích Ca Mâu Ni.
E. Những hình ảnh hỗn hợp và hình ảnh tô điểm,
trang trí. Ngoài những hình trên, còn có nhiều hình ảnh miêu tả về những
sự kiện khác xảy ra trong cuộc đời đức Phật. Trong số đó có thể đề
cập đến sự tôn thờ đức Phật qua biểu tượng của một pháp tòa hay
một ngôi tháp. Và điều này không phải chỉ bởi loài người hay chư thiên
mà cũng qua các loài vật, như ta có thể thấy ở cổng vào hướng đông,
mặt sau, thanh đá ở giữa. Một vài thanh đá ở trụ phía bắc của cổng
hướng đông, các nhà học giả đã nhận ra nhiều hình ảnh của các cảnh
trời: tả đời sống vui đẹp trên cảnh trời, là do tạo các thiện nghiệp
và điều này phải chăng là để khuyến khích mọi người bỏ ác làm thiện.
Tiếp đến là những hình ảnh con người và xã hội thế tục và người
nam và người nữ vui sống sinh hoạt với nhau.
Kế đến là loài vật cả hình thực và hình tưởng tượng được thấy
một số trên các khắc chạm. Cuối cùng là hình các loại hoa và chồi nụ
với sự chạm trổ tinh vi và thanh nhã. Đặc biệt đáng chú ý là hình
các loài vật như chim muôn, thú vật và con người liên hệ với nhau như là
một hình thức hòa hợp và tiếp nối của sự sống.
Những ngôi
tháp khác.
Ngoài hai ngôi tháp chính nổi bậc nhất trên đồi, còn có rất nhiều những
tháp nhỏ khác trong khu vực sân chính ở chung quanh hướng đông bắc, đông
nam và một phần tư góc tây nam của đại tháp. Những tháp này hoặc là
làm đá nguyên khối hoặc kếu cấu nhiều phần ráp lại.
Sau ngôi tháp số 3 là tháp số 4, được tạo dựng từ thế kỷ thứ 2
trước TL, chỉ tồn tại trên một đống đá lỏng lẽo, không dấu vết về
một bao lơn nào có xây dựng chung quanh như tháp số 1 và 2. Một thanh đá
làm mái trên tường với những khắc chạm hình hoa sen, nụ hoa, lá và chim
được tìm thấy gần bên tháp. Có thể nó là phần của một bao lơn chung
quanh nào đó.
Tháp số 5 tọa lạc ở hướng nam của tháp số 3, được biết đến bởi
có một tôn tượng Phật trong thế tọa thiền trên một phiến đá, tượng
tạc vào thế kỷ thứ 6 sau TL.
Về hướng đông của tháp số 5, còn có các tháp số 28 và 29 và nơi này
đối diện với nền chùa số 31. Hai tháp này đều có nền vuông vức với
những lối kiến trúc mái tua và đặc điểm nền của thời đại Gupta.
Cách hướng nam 61m từ tháp số 5 còn có các tháp số 12, 13, 14 và 16 với
những đặc điểm chân tháp vuông vức tạo thánh một thế móng vững mạnh.
Tháp xây vào khoảng thế kỷ thứ 6 và 7 sau TL, và trong số này có một
vài tháp tàng chứa xá lợi. Trong đống gạch vỡ vụn của tháp số 12, một
hộp chứa Xá lợi đã bị bể nát trước khi cuộc khai quật đào ra. Một
hình tượng Phật khác được làm bằng bột đá Mathura tạc từ các triều
đại Gupta được tìm thấy dựng ngay bức tường phía tây của hộp Xá lợi
tháp số 14. Do đó người ta cho rằng, hộp Xá lợi đã được an trí trong
chùa vào thời Gupta trước đó trước khi đem vào an trí trong tháp
này.
Hướng nam của tháp này là tháp số 6. Trung tâm điểm của tháp được tạo
bởi những khối đá lớn và nặng, có rãi rác các mảnh vở như tháp số
3 và 4. Tháp này có từ thế kỷ thứ 7 hoặc 8 sau TL.
Khoảng 30 m phía tây nam của cổng hướng tây đại tháp số 1 là ngôi
tháp số 7. Tháp này có cùng một điểm cấu tạo như các tháp số 12, 13,
14 và 16.
Trụ đá.
Trụ số 10. Gần cổng vào hướng nam của tháp số 1. Trụ này do vua A Dục
cho xây và được xem là trụ có thời gian xưa nhất ở nơi đây. Trụ có
hình dạng tròn và hơi cao dù không bằng trụ ở Lộc Uyển. Đây cũng là
một trụ đá đẹp, bóng nhẵn như soi gương và được tạc thành từ
nguyên một khối đá. Phần trên trụ gồm có hình chuông và hình hoa sen nở
với đầu cột được đỡ bởi hình bốn con sư tử quay lưng vào nhau. Đỉnh
trụ nổi bậc với hình bốn con thiên nga. Ở đây người ta hình tượng
sư tử biểu thị cho sức mạnh tinh thần và chân giá trị của đời sống
tâm linh. Bia ký ghi trên thân trụ mờ nhạt ghi lại sắc lệnh của vua A Dục
cho trừng phạt vị tăng hoặc ni nào cố làm phá sự hòa hợp trong tăng
đoàn.
Trụ số 25. Nằm không xa lắm từ phía nam của tháp số 5. Trụ này được
xây vào triều đại sunga qua sự suy đoán về kỹ thuật và kiểu trụ. Trụ
cao 4m6, có hình dạng 8 cạnh bên dưới và 16 cạnh ở phần trên. Đỉnh gồm
có hình chuông với hoa sen thon dài, bao phủ bởi một đỉnh vuông có khắc
chạm hình bao quanh. Những bia ký rời rạc cho thấy rằng trụ làm vào khoảng
thế kỷ thứ 5 sau TL.
Trụ số 26. Trụ này lấy mô phỏng của trụ đá A Dục, nằm ở hướng bắc
của trụ số 25. Trụ có niên kỷ vào thế kỷ thứ 5 sau TL và nay đã bị
gãy vỡ, hai mảnh vụn nằm trong sân. Một mảnh có hình vuông vức và
bóng nhẵn, mảnh khác có hình chuông hoa sen, đỉnh tròn, tạc không cân xứng
với những khắc chạm vụng về các hình chim và hoa sen.
Trụ số 35. Trụ đá Kim Cang Tạng Bồ tát (trụ đá tạc toàn thân hình
ngài Kim Cang Tạng) rõ ràng là nhắm đến trụ số 35 nằm gần cổng vào hướng
bắc của tháp số 1. Về trụ đá to lớn này, chỉ có phần đứng phía dưới
là tròn và bóng, phần trên gồm hoa sen dạng chuông, trên đỉnh khắc chạm
với một bao lơn bên ngoài. Hình ngài Kim Cang Tạng Bồ tát với y phục ngắn
che phủ và cổ trang sức một chiếc vòng, hai tai có khuyên và ngay cả nơi
cổ tay. Đầu được trang sức với những châu báu, và tượng được tạc
theo thế đứng với tay trái cầm chiếc khăn quàng, tay phải -đã bị gãy-
cầm chiếc chùy Kim cang.
Các ngôi chùa.
Chùa số 9.
Chân tường chùa gồm có nền và một cổng vào có thể thấy gần nơi
góc hướng tây bắc của chùa số 18. Kiểu chùa và tài nghệ kiến trúc
ở đây kể cả các trụ và tường cho thấy chùa nguyên thủy được tạo
vào thời tiền Gupta.
Chùa số 17.
Nằm gần hướng góc đông bắc của chùa số 18 và tọa lạc trên một khoảng
đất thấp. Chùa có chánh điện kiến trúc mái bằng, vuông vức với cổng
vào được hổ trợ bởi 4 trụ cốt ở phía trước, cho thấy kiến trúc
này vào thời Gupta. Mỗi đầu cột mang hình bốn sư tử, mỗi bên hai
thân. Giữa những sư tử, ở góc là hình cây.
Chùa số 18.
Xây trên nền của một chánh điện trước đây thuộc vào các triều đại
Maurya hoặc Sunga, khoảng thế kỷ thứ 7 sau TL. Kiến trúc chùa hơi có vẻ
giống những ngôi chùa hang ở miền tây Ấn Độ, gồm có một chánh điện
ở giữa và hai bên là hai gian lớn kéo dài song song với điện thờ. Tuy
nhiên điện thờ và các gian này không được chống đỡ bởi các dãy các
trụ mà bởi một bức tường dài. Ở nơi đây người ta đã tìm thấy một
số đồ sành, các đồ vật cúng và một số hình tượng Phật có thời
gian được ước định vào thế kỷ thứ 7 và 8 sau TL. Điện thờ cũng có
tu bổ thêm vào thế kỷ thứ 10 hoặc 11 khi nền chùa của đại điện chính
được tô đáp thêm đá trong lần trùng tu ấy. Các thanh dọc của khung cửa
phía đông có khắc chạm nhiều hình tượng thần Ganga với những thị tỳ
của bà.
Chùa số 31.
Nằm về hướng đông của tháp số 5 và chùa này cũng có mái bằng qua
các trụ đá ở trên nền. Ở đây có một tượng Phật được chạm trổ
tinh vi với một vầng hào quang tròn rộng chung quanh đầu ngài và tượng tạc
ngồi trên một tòa sen hai tầng. Chùa nguyên thủy được tạo vào thế kỷ
thứ 6 hoặc 7 sau tây lịch và sau đó đến thế kỷ thứ 10 đã được mở
rộng ra thêm. Toàn bộ cấu trúc chùa được xây trước đó, ngoại trừ
hai dãy cột chính giữa chánh điện là thuộc thời gian sau này. Tôn tượng
mặc dù là được tạc vào những thế kỷ trước đó, và không hợp với
bệ thờ nên có thể được dời từ một ngôi chùa khác và đưa về chùa
này trong thời gian trùng tu lại.
Khu vực hướng
Nam.
Lối đi ở trước kiến trúc số 44 dẫn về khu
vực hướng nam. Cấu trúc đầu tiên trên lối đi này, bên ngoài kiến
trúc 43 là chùa số 40.
Chùa số 40. Di tích này gồm có phần nền trong 3 thời kỳ. Đầu tiên là
từ các triều đại Maurya, có thể cùng thời với những tháp đá của vua
A Dục. Chánh điện chùa đã bị cháy sập, có lẽ vào thời gian giữa thế
kỷ thứ 2 trước TL, để lại dấu vết của than và gỗ cháy. Nền đất
được dùng để xây phòng một thời gian sau đó, và người ta thấy khoảng
50 móng của các trụ chia đều ra 5 hàng, mỗi hàng 10 trụ và hiện còn tồn
tại.
Sự phát hiện nhiều mảnh vỡ của các trụ ở đây cho thấy ngoài 50 trụ
cột khi trước, có thể còn có thêm nhiều dãy trụ khác nữa và dường
như là chúng cũng bị đổ sập. Những trụ cột này lớn, có hình bát
giác, nhiều đoạn ngay cả một số có khắc ghi thời gian cúng dường vào
thế kỷ thứ 2 trước TL.
Vào thế kỷ thứ 7 hoặc 8 sau TL, một đền thờ nhỏ có cổng xây với nấc
thang từ cổng chính vào, mắt hướng về tây- đã được kiến tạo trên
bề mặt phía đông của điện thờ. Vào thời gian này, dường như là có
sự dựng lại những dãy trụ cột bị gãy sập trước đó. Các trụ ấy
dù nhỏ và ốm hơn trước, nhưng rõ ràng và qua các ghi chú, có thể là
cùng một dạng như các trụ cột trước.
Tu viện.
Tu viện số 38, 37 và 36.
Cả ba tu viện nhỏ này có thể được cho từ thế kỷ thứ 7. Xây dựng
theo một đồ án tu viện thông thường trên một khoảng sân vuông rộng,
bao quanh bằng sự sắp xếp xây cất một số phòng với một dãy trụ và
hiên ở phía trước.
Tu viện số 38.
Đến từ ngôi chùa số 40 bởi cùng một con đường. Tu viện nằm nơi góc
hướng đông nam của bức tường vòng, khoảng 39 m về hướng đông nam bức
tường đông của chùa số 40. Chùa được xây trên phần nền của cấu
trúc trước đó, và sau này mở rộng thêm với bờ tường bằng gạch nơi
phòng trung tâm ở dãy hướng bắc.
Tu viện số 37.
Nằm khoảng 27 m về hướng tây của tu viện số 38. Đây là nhóm sau nhất
nên cấu trúc có phần phát triển hơn hai tu viện kia. Tu viện có đặc điểm
xây thêm nhiều phòng ở hướng nam và tây.
Tu viện số 36.
Nằm khoảng 40 m về hướng bắc của tu viện số 37 và tu viện này là tu
viện đầu tiên nhất trong 3.
Khu vực hướng
Đông
Nấc thang nơi bức tường chắn, đối diện cổng hướng đông của đại
tháp số 1, dẫn mọi người đi vào sân của khu vực phía đông.
Tu viện số 46 và 47.
Đường đi từ các nấc thang dẫn thẳng đến hai sân lớn, thuộc cùng một
quần thể tu viện với những nền móng còn mang âm hưởng một kiến trúc
tu viện to lớn được xây dựng trước đó. Nền dưới cùng được cho rằng
đã xây dựng từ các triều đại Gupta. Quần thể tu viện này được thành
lập bởi một nhóm các kiến trúc xây dựng vào thời gian sau này mà người
ta tin rằng không có trước thế kỷ thứ 11. Sân lớn hơn (47) có những trụ
đá với những phòng nhỏ và một căn phòng dài phía sau. Dẫn đến một sân
nhỏ khác và cao hơn (46), chung quanh cũng được bao bọc bởi nhiều phòng
nhỏ, còn có một cổng vào ở hướng đông của sân phía bắc.
Chùa và tu viện số 45
Tọa lạc hướng đông bắc của kiến trúc số 43 là nền của một ngôi
chùa nối liền với một tự viện, mà ta có thể thấy từ tận phía đông.
Kiến trúc chùa có thể được xây dựng trong hai giai đoạn. Giai đoạn một
xây dựng vào thế kỷ thứ 7 hoặc 8 và sau những cuộc xung đột nơi này
bị tàn phá và một kiến trúc chùa khác được xây dựng lại trên nền cũ
này vào thế kỷ thứ 9 hoặc 10 sau TL. Trong chánh điện tôn thờ một tượng
Phật an tọa trên một tòa sen hai tầng, có ghi lại những nét về tín ngưỡng
Phật giáo vào thế kỷ thứ 10 và bên dưới là tòa sư tử có nhiều khắc
chạm.
Để Viếng
Sanchi
Nhà ga Bhopal là trạm gần nhất. Từ đây có thể thuê xe taxi
(khoảng 500 Rs), đoạn đường xe độ khoảng tiếng rưỡi mới đến
Sanchi. Ga Bhopal là tuyến đường và là trạm ga chính nối liền từ bắc
xuống nam, do đó hầu hết các xe lửa đều dừng lại nhà ga này.
Xin liên hệ văn phòng du lịch để hỏi thêm về tuyết đường
Delhi-Bhopal, tuy nhiên chuyến tàu tốc hành nhanh nhất chúng tôi gợi ý đi là
Shatabdi. Tàu chạy mỗi ngày, khởi hành từ ga New Delhi lúc 6 giờ sáng và
đến Bhopal lúc 14.00 .
Nghỉ đêm ở
Sanchi
Tại đây không có các khách sạn lớn mà chỉ có một số nhà trọ với
giá căn bản cho một chỗ ngủ vừa tầm.
Travellers Lodge. Tel: 62723. Nằm trên con đường chính dẫn về Bhopal, không gần
tháp lắm. Giá 250/300 Rs hay phòng Deluxe từ 350/450.
Tourist Cafeteria. Tel: 62743. Giá từ 200 đến 290 Rs.
Sri Lanka Mahabodhi Society Guest house. Tel: 62739. Nhà trọ nằm gần ga, không xa
lắm từ đại tháp, khoảng 20 phòng và giá từ 100 Rs đến 150 Rs.
Nhà hàng
Quanh khu vực hẻo lánh này chỉ có vài quán ăn nho nhỏ nơi trạm xe buýt.
Tốt nhất nên về thành phố Bhopal để có được những bữa ăn ngon lành
hơn.
Nghỉ
đêm ở Bhopal.
Khách
sạn hạng sang. Jehan Numa Palace.
Tel: 540100, Fax: 540720. Nguyên là một dinh thự cũ sửa lại, nằm đối diện
khách sạn Ashok. Giá phòng 2499/2999 Rs, và phòng Deluxe 4399 Rs cộng thêm 10%
thuế. Hotel Lake View Ashok. Tel: 541600, Fax:
541606, cũng là một khách sạn khá nằm bên bờ hồ thơ
mộng. Giá phòng Rs 1400/2000 Rs và phòng Deluxe 2600 Rs thêm 10% thuế.
Khách
sạn hạng trung. Hotel Sonali. Tel: 533880,
Fax: 510337.
Nằm trên đường Radha Talkies Rd. Giá phòng khoảng từ 185/250 Rs. Phòng
Deluxe 250/325 Rs và nếu có máy lạnh: 400/475 Rs. Hotel
Taj. Tel: 533162. Nằm trên đường Hamidia. Giá phòng
150/300 Rs hay có máy lạnh 450/600 Rs, thêm 20 % thuế. Hotel Ramsons.Tel: 535298. Nằm trong một hẻm
nhỏ trên đường Hamidia. Phòng giá từ 240/310 hay có máy lạnh 450/550
Rs.
Khách
sạn hạng thấp. Hotel Ranjit. Tel:
533511.
Số 3 đường Hamidia. Phòng giá từ 150/200 Rs, có máy lạnh từ 325/375
Rs.
Hotel Rama International.
Tel: 535542, trên đường Hamidia. Phòng có giá từ 150/200 Rs.
Nhìn chung trên đường Hamidia có rất nhiều khách sạn để chúng ta có thể
đi dọ giá. Nếu quý vị nào đi theo lối tự túc thì có thể khu vực
này.
Nhà hàng.
Nếu muốn chọn nhà hàng sang thì khách sạn Jehan Numa Palace là nơi có nhà
hàng lý tưởng, còn những nhà hàng bình dân thì dọc theo đường Hamidia
cũng có rất nhiều.
Bagicha Bar & Restaurant. Trên đường Hamidia.
Nhà hàng trong khách sạn Ranjit.
| Giới thiệu
| Tin tức | Đất
nước | Mạn Đông | Mạn Đông-Nam | Mạn
Tây-Ấn | Sanchi |