Xứ
Phật Tình Quê II
Thích Hạnh Nguyện
Thích Hạnh Tấn
Chương năm
Phật Giáo Mạn Tây Ấn
Aparanta -Bối cảnh
lịch sử
Phật pháp được truyền bá đầu tiên ở miền ven biển Aparanta là do
ngài La Hán Purna, một đệ tử truyền thừa trực tiếp từ đức Phật.
Purna nguyên là một nhà buôn giàu có từ Soparaka , khi nghe tin đức Phật giảng
pháp tại Xá Vệ, ngài xin được xuất gia và gia nhập tăng đoàn. Chứng
quả A La Hán xong, ngài mang Phật pháp về truyền bá nơi quê hương của mình.
Tại đây ngài đã cho xây dựng tu viện Candanamala Prasada và cầu thỉnh đức
Phật đến giảng dạy. Cùng với 500 đệ tử, đức Phật đến Aparanta và
ở lại tu viện một đêm. Để lại dấu chân nơi bờ sông Narmada, hôm sau
ngài trở lại Xá Vệ.
Khoảng cuối thế kỷ thứ 4 trước tây lịch,
vua Chandragupta Maurya đã đưa Aparanta vào triều đại Mauryan cùng với
Surastra và Sindh. Trong triều đại người cháu là vua A Dục, ngài La Hán
Moggaliputta Tissa đã gởi các vị tăng đi khắp AᮠĐộ để truyền bá
giáo pháp đức Phật, đến cả những vùng xa xôi và hẻo lánh. Các vị tăng
này dưới sự lãnh đạo của Tỳ kheo Yonaka Dharmmarakkhita đã giảng dạy
Phật pháp ở Aparanta. Một trụ đá A Dục tìm thấy ở Soparaka, và một hộp
đá Xá lợi, bạc và vàng cũng đào được từ các khu nền của một ngôi
tháp xưa gần thành phố.
Sau thời gian bị ngược đãi bởi vị vua Sunga đầu tiên là Pusyamitra vào
thế kỷ thứ 2 trước tây lịch, Phật giáo phát triển trở lại dọc theo
vùng ven biển phía tây. Vào khoảng năm 110 trước TL, một bộ tộc ở
trung tâm Á châu là Saka đã di cư vào vùng bắc Persia, tiến vào vùng Sindh.
Sau khi thiết lập căn cứ vững vàng ở Sindh, họ tấn công tiếp vào mạn
đông đến Aparanta. Cùng theo với họ có những người Parthian và người
Kusana; người bộ tộc Saka và dân Aparanta sau đã đưa người Kusana lên thống
lãnh và tạo vùng này thành một vùng tự trị.
Triều đại Kusana tiếp theo được thành lập
và cai trị vùng này cho đến thế kỷ thứ 3 sau TL, còn người bộ tộc
Saka thì tiếp tục cai trị vùng phía tây cho đến đầu thế kỷ thứ 5,
khi vua Chandragupta II , một vị vua hùng mạnh đã sát nhập hai vùng Aparanta
và Surastra lại thành một triều đại Gupta rộng lớn. Các vị vua chiến sĩ
của thị tộc Maitraka đã cố bảo vệ Surastra trong thời gian bị tấn
công vào cuối thế kỷ thứ 5 và đầu thế kỷ thứ 6. Các cuộc chống cự
này đã giúp cho Valabhi và vùng biển Aparanta khỏi các cuộc tàn phá từ những
cuộc tấn công từ trung tâm AᮠĐộ.
Khi ngài Huyền Trang viếng thăm Aparanta vào thế kỷ thứ 7, ngài có ghi rằng
vua Harsa nước Kanauj, một vị hộ trì Phật pháp đắc lực đã mở rộng
tầm ảnh hưởng lớn mạnh của mình vào các vùng phía tây. Gần như tất
cả vị vua chúa và quan lại ở các tỉnh phía tây theo đạo Phật và một
số rất tận lực hộ trì cho những công trình phát triển Phật giáo trong
vùng.
Bharukaccha
Cửa khẩu Bharukaccha hiện nay là Broach, trong kinh Bổn Sanh ghi là quê hương
của những thương gia và là nơi mà các nhà thám hiểm dấn mình vào những
cuộc tìm kiếm châu báu. Ngài Huyền Trang ghi nhận rằng: “nơi đây có 10
tu viện với khoảng 300 tăng sĩ tu theo phái Sthavira và Đại thừa. Người
dân Bharukaccha sống bằng nghề đánh cá, họ không thích học hành và hòa
mình vào đời sống đạo .
Valabhi
Nằm ở vịnh Kathiawar trên đoạn đường nối liền giữa Bharukaccha và
các thành phố phía tây của Surastra. Mặc dù Phật giáo truyền vào vùng
này vào thời gian đầu tây lịch nhưng mãi đến thế kỷ thứ 5 khi các
nhà vua thuộc triều đại Maitraka lên nắm quyền cai trị và ủng hộ Phật
giáo, thì Phật giáo mới phát triển mạnh và nơi đây đã trở thành một
trung tâm tu học cực thịnh danh tiếng khắp Aᮍ Độ lúc bấy giờ. Theo bảng
bia ký bằng đồng được tìm thấy, thì công chúa Dudda, người cháu của
vua Dhruvasena I đã bảo trở xây dựng ngôi tu viện Phật giáo đầu tiên
ở Valabhi. Công trình xây dựng này rất vĩ đại và cũng nổi tiếng với
tên gọi “tu viện hình thể Mandala”, cho thấy nó bao gồm rất nhiều
chùa viện nhỏ khác bên trong. Ít nhất người ta thấy một số các tu viện
khác bên trong dành cho chư ni. Bức bia ký còn ghi rằng, chính công chúa
Dudda cũng xuất gia làm ni. Vào thế kỷ thứ 6, Mimma, một người đàn bà
trong dòng dõi vương tộc khác cũng bảo trợ xây một tu viện và sau đó
xuất gia làm ni.
Những bức bia ký ghi nhận rằng, có ít nhất 13
tu viện khác được xây để làm nơi trú ngụ cho các chư tăng khác từ khắp
nơi trong nước đổ về Valabhi để tu học. Chư tăng của 18 trường phái
Sravaka sống và tu học cùng với các chư tăng Đại thừa. Tu viện giúp đỡ
những người tu tại đây, và bên trong cũng có một thư viện rất lớn, tàng
chứa rất nhiều kinh điển Phật giáo.
Vào thế kỷ thứ 7, ngài Huyền Trang đến đây
và thuật lại rằng; “Valabhi có đông đúc dân cư sinh sống. Các tu viện
được hàng trăm gia đình giàu có bảo trợ. Những gia đình này phát đạt
nhờ các lợi nhuận thương mại hàng hóa trên cửa biển, vì “hàng hóa
và những đồ vật quý hiếm từ những vùng xa xôi, người ta thấy ở đây
rất nhiều ”. Người dân vùng này bảo trợ cúng dường cho hàng trăm tu
viện với khoảng 6000 tăng sĩ, phần lớn thuộc truyền thống Sammatiya. Gần
Valabhi là tu viện Sri Bappapada, nơi hai đệ tử của ngài Thế Thân là
Gunamati và Sthiramati từng cư ngụ và viết các luận phẩm của họ. Theo sự
cấp phát của vua Dharasena I thì ngài Sthiramati là người sáng lập tu viện
Sri Bappapada. Ngài cũng triển khai những giáo lý Vijnanavada của ngài Thế
Thân, còn ngài Gunamati trong thời gian ở đây đã tập chú viết về luật
và Duy thức. Đệ tử của ngài Gunamati là Vasumitra tiếp tục dòng Duy thức
và sáng tác thêm nhiều luận bản về A Tỳ Đata Câu Xá, một trong những
tác phẩm chính của ngài Thế Thân.
Paramartha, một vị tăng từ Ujjayini, cũng là đệ tử của ngài Gunamati và
rất giỏi về tiểu sử ngài Thế Thân nên đã ghi lại. Rất tiếc ngày
nay chỉ còn lại bản dịch của tiếng Hoa mà thôi. Sau khi hoàn tất chương
trình học, ngài Paramartha đã đi sang Trung Quốc. Tại đây ngài đã dịch
được hơn 30 tác phẩm kể cả những tác phẩm của ngài Gunamati và ngài
Vasumitra.
Vào thời ngài Huyền Trang, Valabhi đã là trung
tâm chính cho các ngành học Sravakayana và Vijnavada, kế đến mới là đại
học Nalanda. Ngài Nghĩa Tịnh ghi rằng, đại học Nalanda và Valabhi là hai nơi
ở Aᮍ Độ mà các học giả có thể hoàn tất ngành học về hai môn này
. Vua Valabha bấy giờ là Dhruvapata, cũng là cháu của vua Siladitya của vùng
Malava và là con rể của vua Kanyakubja. Ngài Huyền Trang ghi rằng: “vua
Dhruvapata là một người năng nổ và vội vàng, sự hiểu biết và điều hành
quốc gia chưa thấu đáo. Mới vừa quy y tam bảo, nhà vua liền cho triệu tập
tăng chúng và trong 7 ngày cúng dường các bảo vật đến mọi người. Cúng
dường xong nhà vua lại mua chuộc lại với giá gấp đôi. Nhà vua quý chuộng
công đức và tôn trọng người hiền. Nghe những bậc có trí tuệ, vua rất
là tôn kính; với các vị từ xa đến, vua tiếp đón nồng hậu và đảnh
lễ cúng dường . Quyền lực của vua Dhruvapata mở rộng ra khắp vùng vịnh
Surastra giàu có. Theo các chữ ghi khắc trên đá được tìm thấy, thì vị
vua này cũng được xem là một vị Dharmadiya, một vị pháp vương. “Hướng
tây Valabhi là Surastra nơi có dân cư đông đúc. Tại đây có khoảng 50 tu
viện với 3000 tăng sĩ, phần lớn thuộc phái Sthavira và Đại thừa. Các
tu viện được tạc từ những đá núi rắn chắc của ngọn Ujjanta. “Ở
đây các bậc thánh và những vị ẩn sĩ sống thư thái thanh nhàn, họ có
nhiều năng lực thần thông ”.
Tại Gurjarat, hướng bắc của Surastra và Kaccha, Ngài Huyền Trang thấy Phật
giáo ở đây suy đồi. Trong vùng sa mạc này chỉ có một tu viện với khoảng
trăm tăng sĩ theo Sarvastivadin. Còn các chùa Aᮍ giáo thì rất nhiều, hơn cả
Phật giáo đến mươi lần. Ngài Huyền Trang rất trọng nể vị vua trẻ xứ
Gurjarat vì sự lãnh đạo quốc gia thông minh và có lòng hướng về Phật
pháp.
Sindh
Theo ngài Huyền Trang, Phật giáo ở Sindh đã thịnh hành vào thế kỷ thứ
7 và đây là một quốc gia giàu có, nhiều vàng bạc và đồng, được vua
Sudra là một người rất tôn sùng Phật giáo cai trị. Có hàng chục trụ
đá vua A Dục cho tạo dựng ở đây để tưởng niệm sự viếng thăm của
đức Phật đến nơi này. Ngài Huyền Trang ghi: “tổ Upagupta cũng thường
đến giảng pháp và độ người. Các chùa viện và tháp được xây ở những
nơi mà tổ đã viếng thăm. Tóm lại, nhà chiêm bái này ghi nhận có hàng
trăm ngôi chùa, với hàng mươi ngàn tăng sĩ tu tập, phần lớn thuộc truyền
thống Sammatiya (Chánh Lượng Bộ). Có quá nhiều đền tháp chùa viện xây
dựng ở Sindh đến nổi ngài Huyền Trang ghi rằng: “công trình xây dựng
thấy ở khắp mọi nơi, tôi chỉ nói sơ lược thôi ”, nhưng ngài Huyền
Trang thêm rằng, các tăng sĩ sống trong tu viện giới luật có phần lỏng
lẽo. Còn những ai tu hành nghiêm mật thì thường sống đơn độc ở những
vùng sa mạc, núi non hoặc ẩn tu trong rừng.”
Thành phố Visapapura, Vasmapura, Balmapura, Minagara,
kinh đô của Sindh có thể ở gần Mohenjo Daro, một thành phố lớn bị bỏ
quên vào khoảng năm 1500 trước TL. Trong triều đại Kusana , một ngôi tháp
Phật giáo lớn và một tu viện được xây trên đỉnh cao của nền Mohenjo
Daro. Khi nơi này được khai quật vào giữa năm 1922-1923, nền của tu viện
được cho là rất lớn, bốn cánh mở rộng với một ngôi tháp cao ngất
ở giữa, và nhiều dãy kiến trúc tu viện bên cạnh một khoảng sân rộng.
Nền tháp cao đến 20 feet, và đường kính tháp rộng hơn 33 feet, giữa tháp
dường như rỗng. Theo nhà khảo cổ học Marshall, một người khai quật
được rất nhiều nền tháp, tự viện thuộc triều đại Kusana thì tháp
được tô điểm với nhiều cột trụ, và cao đến ba tầng.
Những ngôi tháp nhỏ xây cúng dường và phòng ở chư tăng được xây dựng
chung quanh đại tháp. Các kiến trúc chung quanh khuôn viên sân có thể cao
hai tầng, với lan can hướng về khoảng sân. Một số lượng lớn tro tìm
thấy ở nơi này, chứng tỏ gỗ đã được dùng trong các vật liệu xây cất
và tu viện từng bị thiêu hủy bởi hỏa hoạn. Những dấu hiệu khác còn
cho thấy, tu viện từng được trùng tu và sửa sang nhiều lần, và độ
cao được nâng dần lên sau khoảng 3, 4 thế kỷ.
Các đồng tiền tìm thấy nơi đây cũng cho biết
là tu viện từng có người ở vào giữa năm 150 trước TL cho đến năm 500
sau TL, hoặc khoảng triều đại vua Kusana I Vasudeva cho đến cuối thế kỷ
của triều đại Gupta. Trước khi khai quật, nơi này có độ cao là 72 feet
so với mặt nền chung quanh. Nếu tu viện và ngôi đại tháp bị thiêu hủy
vào năm 500 sau TL, ngài Huyền Trang có thể thấy sự kiện này trong lúc đi
hành hương đến Sindh, nhưng ngài không có đề cập đặc biệt nào về
khu di tích này.
Ở Marshland dọc theo sông Indus, ngài Huyền Trang đến một nơi có cộng đồng
sắc tộc rất lạ. Họ đều cạo đầu như những người tu nhưngại sống
cuộc sống thế tục. Chuyện kể rằng, vào một vài thế kỷ trước, có
vị La Hán đến viếng thăm vùng này và nhận thấy tính khí người dân nơi
đây hung dữ, bạo động. Ngài đã ở lại với họ một thời gian và hóa
độ họ trở nên rất hiền lương. Khi hoàn toàn hiểu biết về Phật
pháp, họ đã thay đổi thói cũ, từ bỏ sát sanh, giết hại và thọ các
giới tỳ kheo. Mặc dù vào thế kỷ thứ 7, họ vẫn giữ hình thức tu tập
ở bên ngoài, nhưng không còn giữ giới. Tự sống như những người thế
tục, họ thuận theo quan điểm tiểu thừa, khinh chê Đại thừa.”
Tại cửa khẩu sông Indus, trên vùng biển Arabian
là vương quốc “O-tien-po-chi-lo” ngài Huyền Trang đề cập: “Ở đây cũng
giống như vương quốc Sindh, người dân rất ưa chuộng Phật giáo. Có khoảng
80 tu viện trong vùng , và với khoảng 5000 tăng sĩ thuộc truyền thống
Sammatiya; cũng có một trụ đá A Dục đánh dấu nơi đức Phật đến viếng
thăm nơi này. Năm 1920, trong một cuộc khai quật, người ta tìm thấy những
bảng ghi lạc quyên tại khu đồi Tharro, gần Gujo, một ngôi làng khoảng 50
dặm về hướng bắc cửa khẩu sông Hindus.
Đi xa hơn về phía tây, dọc theo bờ phía bắc
biển Arabian, là vương quốc Langala. Ngài Huyền Trang ghi rằng, ở đây có
khoảng trăm tu viện với 6000 tăng sĩ và họ đều tu học ở cả hai truyền
thống Sravaka và Đại thừa. Vào thế kỷ thứ 7, vùng này được cai trị
bởi người Persia, dù rằng ngôn ngữ và chữ viết ở đây rất giống như
chữ viết AᮠĐộ. Trong khi ngài Huyền Trang chưa đi đến Persia, ngài cũng
nghe có hai ba tu viện Phật giáo ở đó với vài trăm tăng sĩ thuộc phái
Sarvastivadin; một trong tu viện đó còn có cất giữ chiếc bình bát của đức
Phật.
Cả ngài Pháp Hiển và ngài Huyền Trang đều có
nói đến truyền thống, “bình bát đức Phật phải được giữ trong quốc
gia thọ trì giáo pháp của ngài”. Ngài Pháp Hiển ghi rằng, “vào thế kỷ
thứ 5, bình bát ấy vốn được giữ tại Tỳ xá Ly, tại Gandhara. Sau một
thời gian bình bát ấy chuyển đến trung tâm Á châu, rồi đến Khotan,
Kucha. Từ đó lại đi đến Trung Quốc, Tích lan và về lại Ma Kiệt Đà.
Sau đó bình bát ấy lại được mang lên cõi trời Đâu Suất, và biến hiện
ra bốn bình bát khác, phân chia ra đến bốn vị Thiên vương. Sau khi Bồ tát
Di Lặc giác ngộ thành Phật, bốn vị thiên vương kia sẽ hiện đến Kim
cang tòa và cúng dường bình bát cho ngài như họ đã từng làm đối với
đức Phật Thích Ca. Đức Phật Di Lặc sẽ đặt những chiếc bình bát ấy,
chiếc này vào trong chiếc kia và ấn xuống để trở thành một bình bát.
Như vậy chiếc bình bát này sẽ được truyền trao cho từng vị Phật mãi
đến ngàn vị Phật trong hiền kiếp .
Hướng bắc của Langala, khoảng 200 dặm phía bắc của vùng biển Arabian
và hướng tây của sông Indus là vương quốc Pitasila, một vùng đất dựa
vào vương quốc Sindh. Ở đây ngài Huyền Trang thấy khoảng 50 tu viện với
3000 tăng sĩ thuộc phái Sammatiya.
| Giới thiệu
| Tin tức | Đất
nước | Mạn Đông | Mạn Đông-Nam | Mạn
Tây-Ấn | Sanchi |