Xứ
Phật Tình Quê II
Thích Hạnh Nguyện
Thích Hạnh Tấn
Chương ba
Phật Giáo ở Mạn Đông
Từ Bangalore tận nam Aᮬ phái đoàn 4 người chúng
tôi bằng chiếc xe Jeep trước đó đi ngược trở lên lại vùng bắc Aᮠxuyên
qua các thành phố Gooty, Kurnool, Atmakur và đến Guntur, một thành phố khá
quan trọng cũng là điểm giao lưu giữa các di tích Phật giáo vùng nam Aᮮ
Sau khi viếng thăm một vài di tích Phật giáo quanh vùng, chúng tôi tiếp tục
theo con đường quốc lộ đi dần lên mạn đông bắc để viếng thăm những
khu di tích ở đây.
Thành thật mà nói, sách vở và tài liệu tham khảo ghi chú quá nhiều về
các di tích, tuy nhiên trên đoạn đường đi tôi không mấy thỏa mãn. Có
những lúc lần mò theo sự chỉ dẫn của các bài tham khảo, chúng tôi đi
hàng bốn năm tiếng xe nhọc nhằn và khi đến nơi chỉ thấy có cái đồi
thô sơ hoang dã, tấm bảng ghi chú và vài nét lược sử cũng không; lại
có lúc dọ dẫm một hai tiếng vậy mà khi đến lại không tìm ra chỗ hay
là đi lạc đường. Phần lớn các đoạn đường đi dù là quốc lộ vẫn
xấu và lắm ổ gà, có đôi lúc kẹt xe hàng tiếng tưởng chừng như phải
ngủ lại giữa đường. Có lần trong tài liệu ghi về một nhóm thạch động
ở Junnar, lên đến 150 thạch động nên chúng tôi cũng lần dò gắng lê lết
tới. Đến địa điểm rồi mà loanh quanh lẫn quẩn một hồi vẫn không
tìm ra các thạch động ấy; may sao trong lúc xe chạy qua lại lớ ngớ liền
gặp một anh chàng tốt bụng đang đi cùng đám bạn. Thế là quá sốt xắn
đến đổi anh bỏ đám bạn mà lên xe dẫn đường chúng tôi. Đi ngược
trở lại đoạn đường chúng tôi đã qua hàng năm bảy cây số, tới một
đám ruộng dưới triền núi đầy ắp đám cỏ lau xanh dờn, anh kêu xe ngừng
và lấy tay chỉ lên núi: “đó, các thạch động ở trên cao kia kìa. Tôi
lấy làm lạ và hỏi là tại sao không ngừng ngay một chỗ đàng hoàng có
lối đi mà lại ngừng ngang đây rồi sao mà đi. Anh đáp tỉnh queo: “phải
trèo xuyên qua đám cỏ này thôi!, chẳng có con đường nào khác cả.”
Anh trèo trước dẫn đường, chúng
tôi bốn người thuộc loại công tử thành phố dọ dẫm trèo theo, lòng vừa
sợ gai góc cào xước, lại cũng sợ lớ ngớ hụt chân lăn nhào xuống
núi là bể mình, tuy nhiên cái cảm giác thú vị vui vui gì đó cũng len lỏi
trong tâm. Thế đấy! chúng tôi trèo mãi mới lên được đến sân bên
ngoài của một số thạch động. Bên trong đa phần dường như là phòng
ở của chư tăng thuở xưa, phòng nhỏ, trống trơn và lặng ngắt; chỉ có
một hai thạch phòng là có tượng Phật bên trong. Định lấy máy ra chụp
nhưng anh chàng Aᮠlại dặn: “đừng chụp hình trên này, chụp hình lên
flash, mấy đàn ong núi bay ra chích là chết! Vậy là thôi, chúng tôi lại
mò mẫm lần xuống núi.
Như vậy có phải là may không khi tình cờ chúng tôi tìm được một hướng
dẫn viên dẫn đường giỏi như vậy. Không có anh ta, làm sao có thể lên
đến được các thạch động dù rằng trên đó cũng chẳng có gì. Các bảng
hướng dẫn của chính phủ không có, tin tức cũng không, đường lên thạch
động cũng không; vậy làm sao đi được nếu không trèo xuyên qua đám cỏ
rừng và không có người dẫn đường.
Đi dần lên trên nữa xuyên qua các địa danh Anakapalle, Sankaram, Visakhapatnam
và tiếp đến chúng tôi đến tiểu bang Orissa, vương quốc nước Kalinga
thuở xưa. Các khu vực mạn đông ngày nay cũng là những vùng giàu có. Một
vài nơi chúng tôi đi qua thấy có đường xa lộ thẳng tắp với hai ba lane
mỗi bên, dọc theo xa lộ lại có các trụ đèn dài đến hàng mấy mươi cây
số. Phố xá sầm uất và còn có những siêu thị khá lớn.
Vương
Quốc Phía Đông
Khu vực phía đông kể cả các tiểu bang Tây
Bengal, Assam, Tripura, Orissa và Bangladesh hiện nay. Những vùng miền đông này
bao gồm nhiều nền văn hóa khác nhau, từ các phong tục và truyền thống
Bà La Môn giáo đến từ hướng tây cho đến những tục lệ cổ truyền của
nhóm dân bản xứ ở miền bắc và đông nam như Nepal và Miến Điện. Vào
thời đức Phật, phần lớn các tỉnh phía đông của sông Hằng cũng sinh
sống với những bộ tộc miền núi, xen lẫn nhiều nền văn hóa, ngôn ngữ
và truyền thống khác biệt.
Ngược lại với miền tây và tây bắc Aᮬ nơi Phật pháp đã nhanh chóng
hòa nhập vào đời sống của con người và xã hội lúc bấy giờ, Phật
giáo phát triển một cách chậm chạm ở những vùng phía đông, dù cho trước
đó tổ Dhitika có đến và hoằng pháp nhưng cũng không mấy gây ảnh hưởng.
Tuy nhiên đạo Kỳ na được sáng lập bởi giáo chủ Mahavira, -một bậc
giáo chủ cùng thời với đức Phật- lại phát triển nhanh và được hậu
thuẩn bởi các vương tộc trong vùng.
Kalinga &
Vanga
Mặc dù Bengal hiện nay bị chia ra làm hai phần, tây (thuộc AᮠĐộ) và đông
(thuộc Bangladesh), tuy nhiên theo sử liệu thì hai vương quốc cổ xưa: Vanga
-phía nam và Gauda -phía bắc đã nhập lại và hình thành tiểu bang Bengal
ngày nay. Vương quốc cổ Vanga có liên hệ với một nửa phần phía nam của
tây Bengal hiện nay, và vương quốc Kalinga chiếm trọn một vùng, nay gọi
là Orissa. Biên giới của những vương quốc cổ xưa thay đổi nhiều qua hàng
thế kỷ. Đã nhiều lần miền bắc Kalinga trở thành Utkala, Odra và Orissa,
trong khi miền nam Kalinga, khu vực giữa Mahanadi và sông Godavari giữ lại
tên nguyên thủy của nó. Phần lớn vương quốc cổ Kalinga ngày nay thuộc
tiểu bang Orissa, và tận phía nam tiểu bang này thì thuộc về tiểu bang
Andhra Pradesh. Những di tích Phật giáo ở miền duyên hải đông Aᮠtheo thứ
tự bắc xuống nam, bắt đầu với Vanga (tây Bengal) và xuống dần phía nam
qua Utkala (bắc Orissa) và Kalinga (nam Orissa và cũng là bắc của Andhra
Pradesh).
Các vùng miền đông Aᮠdường như đã cô lập với các vương quốc rộng
lớn Madhyadesa cho đến giữa thế kỷ thứ 3 trước TL, khi vua A Dục thôn
tính nước Vanga và chinh phục nước Kalinga trong một cuộc xâm lăng đẫm
máu. Có thể qua sự tang thương đau đớn của người dân xứ Kalinga mà
sau đó vua A Dục đã cai trị xứ này một cách nhân từ. Thời gian trị
vì của vua cùng với những hậu thuẩn trong việc xiển dương Phật giáo
đã tạo cơ hội cho chư tăng đến nơi hẻo lánh này để hoằng truyền đạo
Phật.
Những vị vua kế thừa A Dục, thuộc triều đại
Mauryan về sau bị các vua Sunga lật đổ. Khi những vị vua Sunga lên cầm
quyền (khoảng năm 50 trước TL), Kalinga và các vùng phía nam (tức Andhra
ngày nay) cũng trở thành những trung tâm Phật giáo quan trọng thuộc miền
duyên hải đông AᮠĐộ. Khi các vị vua xứ Madhyadesa mất quyền ở phía
đông, thì Phật giáo từ nam cũng dần dần ảnh hưởng và bắt đầu được
truyền bá rộng rãi vào Kalinga. Những tăng sĩ ở Andhra và Tích Lan được
gởi đến đây và Tamralipt để hoằng pháp. Một bia ký tìm thấy ở
Nagarjunakonda có nói đến một vị tăng người Sinhalese hóa độ được nhiều
người Kalinga ở Tosali và Palura. Vanga, Orissa và Kalinga đã trở thành những
quốc gia tự trị cho đến thế kỷ thứ 3 sau TL. Giữa năm 385-413 sau TL,
Kalinga triều cống các lễ vật cho những vị vua thuộc triều đại Gupta,
nhưng dù sao vẫn giữ được sự tự trị trong quốc gia của mình.
Mặc dù Kalinga thoát khỏi ảnh hưởng của các thế lực miền bắc, tuy
nhiên vào thế kỷ thứ 8, những vị lãnh đạo vùng Bengali hợp nhất dưới
sự lãnh đạo của Gopala hình thành triều đại Pala, thống nhất tất cả
vùng Vanga, -kể cả khu vực phía bắc của Orissa- thành một quốc gia duy nhất.
Với sức mạnh ấy triều đại Pala đã mở rộng bờ cõi của mình đến
tận Varanasi cùng toàn bộ vùng thung lũng sông Hằng từ Varanasi đến vịnh
Bengal. Những cộng đồng Phật giáo ở Vanga và Orissa có dịp liên hệ trực
tiếp với chư tăng và các trường đại học ở Madhyadesa. Phật giáo được
lưu truyền dưới sự che chở và bảo hộ của các vua thuộc triều đại
Pala, và Phật giáo đại thừa đặc biệt phát triển trong việc nối liền
các bang này. Riêng những vùng hẻo lánh ở Orissa thì Phật giáo Kim cang thừa
được truyền bá và thực hành rộng rãi hơn.
Từ thế kỷ thứ 8 đến 12, các vị vua Pala tiếp tục hậu thuẩn những
tu viện lớn của Phật giáo trong vùng. Vua cho lập các trường đại học
và tài trợ phát triển ngành mỹ thuật Phật giáo mà sau này triều đại
Pala đã nổi danh trên thế giới là có những tác phẩm tuyệt vời về
ngành mỹ thuật. Để hổ trợ cho tôn giáo, văn chương và mỹ thuật, những
vị vua Pala đã luyện cho người dân Bengali đoàn kết mạnh mẽ về văn hóa.
Trong những trung tâm đặc biệt được dựng lên dưới triều đại này
có tu viện Traikutaka, nơi ngài Haribhadra -đệ tử của ngài Santarasikta trước
tác luận phẩm Bát nhã ba la mật Astasahasrika-. Tu viện Traikutaka tọa lạc
trong vùng Radha thuộc phía tây Bengal hiện nay.
Bengal (thế kỷ thứ 7) là quê hương của các vị
đạo sư nổi tiếng như Chandragomin, -một bậc học giả nổi tiếng nhất
AᮠĐộ thời bấy giờ, ngài Atisha, Vikramasila người có công làm sống lại
Phật giáo ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 11. Nơi đây vào thế kỷ thứ 10
cũng được nể vì bởi những chương trình tu học về Kim Cang Thừa và
ngài Ananda-Garbha sau khi học xong ở tu viện Vikramasila đã đến Bengal để
học về Mật tông với ngài Prakasacandra, vị đứng đầu trong các Thành tựu
giả và cũng là đạo sư của ngài Subhutipalita. Danh tiếng của ngài đã
thu hút Prajnapalita từ Ma Kiệt Đà đến cũng như nhiều người khác nữa.
Các Thành tựu giả xuất hiện nhiều ở Bengal từ thế kỷ thứ 8 trở về
sau. Theo ngài Abhayadatta, người kết tập tiểu sử của các vị Thành tựu
giả vào thế kỷ thứ 11 hoặc đầu thế kỷ 12, thì ngài Jayananda một bậc
Thành tựu giả và trước đó cũng là một tướng của vua Bengali. Thành tựu
giả Putali, Mekhopa một người bán hàng cũng là người Bengali; rồi các
ngài Goraksa người chăn cừu, Caurangi một hoàng tử và Thành tựu giả
Thagana đều là những người từ miền Đông Aᮬ phần lớn là ở
Bengal.
Các vị vua Sena, người xâm chiếm Pala vào thế kỷ 12 đã phục hồi lại
truyền thống Aᮠgiáo và cắt đứt các hậu thuẩn đối với những trung
tâm Phật giáo. Không thể duy trì toàn bộ triều đại, các vị Sena dời
xuống vùng phía nam của Bengal, và sau đó sự tiếp nối của họ chấm dứt
vào giữa thế kỷ thứ 13. Trong khi đó phần lớn các trung tâm tu viện Phật
giáo bị phá hủy vào thế kỷ 13, và dường như truyền thống Kim Cang Thừa
do vì không dựa vào các trung tâm tu viện nên vẫn tiếp tục tồn tại sau
khi các đại học Phật giáo lớn bị phá hủy. Còn khu vực giữa Vanga và
Kalinga, Phật giáo được tồn tại có thể do vì không bị ảnh hưởng bởi
sự xâm chiếm của những người Hồi giáo.
Tamralipti
Thành phố Tamralipti (hiện nay là Tamluk) nằm trong vùng Midnapur thuộc tây
Bengal. Tuy nhiên khi xưa, tên gọi Tamralipti không phải chỉ nói đến sự phồn
vinh bến cảng ở đây và được xem là thủ phủ chính trong vùng, mà nó
còn được mang tiếng tốt đẹp đến toàn vùng tây nam sông Hằng. Thời
đó Tamralipti là một trung tâm thương mại quốc tế rất thịnh vượng
được nối liền bằng đường biển đến các quốc gia như Miến Điện,
Tích Lan, Trung Hoa và triều đại Sri Vijaya (nay là Nam Dương). Ở đây cũng
được biết đến qua ngài Mahasamghika từ miền nam Andhra lên hoằng pháp
ở vùng này. Từ nơi cảng ngài đã đi tiếp đến các nước đông nam
châu á, đến cả bờ biển Trung hoa, dù rằng chuyến đi ấy rất dài và
hiểm nguy.
Phật giáo có thể được truyền đến Tamralipti vào khoảng thế kỷ thứ
5 sau TL, khi ngài Pháp Hiển dừng lại và ở đây trong 2 năm, sao chép hết
những bản kinh trước khi khởi hành đi về Tích lan. Lúc bấy giờ ngài
ghi nhận có tất cả 24 tu viện trong vùng. Riêng ngài Huyền Trang đến đây
vào thế kỷ thứ 7 sau TL thì lại ghi nhận rằng, “lúc ấy có khoảng 10
tu viện với 1000 tăng sĩ đang tu học.” Ngày nay những cuộc khai quật ở
Kurahar và Bulandibagh trong vùng đã tìm ra nền móng của một số trụ đá,
sảnh đường, tu viện và tịnh xá có niên đại vào các triều đại
Mauryan.
Kalinga/Orissa
Vương quốc Kalinga trải dài dọc theo bờ biển phía đông, từ châu thổ
sông Hằng đến sông Godavari. Bộ luật Pali Mahavagga ghi rằng tỉnh Ukkala
chiếm trọn phần phía bắc của vùng này, mặc dù Mahavastu, một luận bản
thuộc Mahasamghika cho rằng Utkala ở vùng phía bắc của Uttarapatha. Vào thời
ngài Huyền Trang đến đây, vùng đất phía bắc của con sông Mahanadi được
gọi là Odra hoặc là Orissa, và Kalinga trải dài dọc theo bờ biển phía đông
từ Mahanadi kéo dài về nam đến sông Godavari. Phần trong của những vương
quốc bờ biển phía đông còn được gọi là Daksinakosala (nam Kosala) hoặc
là Mahakosala (Kosala to lớn), ngày nay là phần đất của Andhra Pradesh.
Vào thời vua A Dục, Kalinga chỉ gồm có phần đất
mà nay gọi là Puri, Ganjam, và một phần vùng Cuttack của Orissa. Người dân
ở đây hung dữ và chống lại những ảnh hưởng của các nền văn hóa
bên ngoài, đã duy trì sự tự trị của họ cho đến khi vua A Dục đến đánh
chiếm xứ này. Trong cuộc chiến ấy đã có hàng trăm ngàn người tử vong
và điều này làm động tâm vị vua khát máu để sau đó ông trở thành một
trong những vị vua nhân từ bậc nhất trong lịch sử AᮠĐộ. Chiếm được
Kalinga, vua cho xây 14 trụ đá có chạm các sắc lệnh, và nay 2 trong số 14
trụ đã được tìm thấy trên một ngọn đồi gần ngôi làng Dhauli, cách
hướng tây nam của Bhuvaneswar một vài dặm. (Dhauli được xác nhận chính
là thành phố cổ Tosali khi xưa, nơi một tăng sĩ Tích Lan từng đến đây
để hoằng pháp). Sắc lệnh của vua A Dục cũng được tìm thấy ở
Jaugadha, trong vùng Ganjam thuộc Orissa ngày nay.
Theo ngài Huyền Trang thì vua A Dục xây lên 10 ngôi tháp đánh dấu nơi đức
Phật giảng pháp, và dựng nên một ngôi tháp phụ bên cạnh để kỷ niệm
4 đức Phật quá khứ. Kalinga nhận được Xá lợi răng đức Phật và tôn
trí trong một ngôi tháp tại Dantapura. (Dantapura nghĩa là Sĩ thành –thành răng,
và dường như tên thành phố này được đặt là do sự kiện này).
Trước thời vua A Dục, phần lớn người Kalinga
theo truyền thống Kỳ na và sau khi vua sát nhập Kalinga vào lãnh thổ của
mình, Phật giáo đã ảnh hưởng mạnh mẽ nơi đây. Luận bản về
Theragatha (Atthakatha) ghi rằng, ngài Mogalliputta Tissa lui về ở ẩn tại
Kalinga và vua A Dục đã cho xây tu viện Bhojakagiri cho ngài. Theo
Samantapasadika của ngài Phật Minh, 8 gia đình Kalinga là đoàn tùy tùng của
công chúa con vua A Dục, một người sau đó xuất gia làm ni lấy tên là
Sanghamitta và cô đã mang nhánh cây Bồ đề từ Aᮠsang Tích Lan để trồng.
Nhiều thế kỷ sau, Phật giáo ở Kalinga đã dần dần có nhiều liên hệ với
Tích Lan. Theo một bức bia ký tìm thấy tại Nagarjunakonda, những vị tăng
người Sinhalese đã lập tu viện ngay ở Tosali và Palura, trung tâm của
Kalinga, cũng như ở Tamralipti vùng phía bắc.
Một vài thế kỷ sau triều đại vua A Dục, Phật pháp đã cắm rễ vững
vàng ở các vùng phía bắc của Kalinga. Taranatha cho rằng trong thời đại của
cháu vua A Dục là Vigatasoka, một đại trưởng giả Bà la môn tên là
Raghava, người quy y theo Phật, thỉnh ý ngài La Hán Posada triệu tập một
đại hội nghị gồm các vị A La Hán. Posada y lời cung thỉnh các vị La
Hán đến và Ragvada đã cúng dường tứ sự vật đến chư La Hán này trong
ba năm.
Vào cuối triều đại Sunga (khoảng năm 75 trước
TL), Kalinga được tự trị trong một thời gian. Kế đến năm 50 trước TL,
Kharavela, một chiến tướng của bộ tộc Cedi lên làm vua và sát nhập
Kalinga vào lãnh thổ của mình. Trong lịch sử AᮠĐộ, Kharavela nổi danh là
người đã phát huy và truyền nền văn hóa Aᮠra nước ngoài, đặc biệt
là Suvarnadiva, một vùng đất vàng thuộc miền nam Miến Điện. Thời gian
ấy Kharavela từng là sự đe dọa lớn đối với những vương quốc thuộc
miền bắc Aᮮ Mở rộng thế lực của mình sang tận Madhyadesa, Kharaveda đã
đánh chiếm Rajagrha vào khoảng năm 50 trước TL. Ông cũng đánh bại vua
Pandya tận phía nam và tiến đến vùng đất của các vua Satavahana ở phía
tây.
Mặc dù vua Kharaveda hổ trợ cho tất cả truyền thống tôn giáo lúc bấy
giờ, nhưng dường như nhà vua là một vị vương quân thuần thành với đạo
Kỳ na và được mọi người gọi là vị tăng vương. Tiếp đến những nhà
cầm quyền Kalinga từ khoảng thời gian 350 sau TL trở về sau có vẻ rất
nhiệt thành với đạo Kỳ na và các truyền thống Aᮠgiáo. Đến thế kỷ
thứ 7, tất cả người cầm quyền thời đó đều theo đạo Kỳ na.
Ngài Huyền Trang ghi trong Tây vực ký rằng, “Odra (Orissa) và Kalinga là hai
vương quốc khác biệt.” Vào thời ngài Huyền Trang viếng thăm, vua Harsa
đã mở rộng bờ cõi cho đến tận phía bắc AᮠĐộ. Mặc dù Orissa đúng
ra nằm trong sự cai trị của vua Harsa, nhưng vua Orissa là Sailodbhava vẫn tiếp
tục giữ được quyền hành và sự tự chủ trong vương thổ của mình.
Ngài Huyền Trang ghi rằng, “người dân, văn hóa và ngôn ngữ của Orissa
đặc biệt khác những người vùng Vanga phía bắc. Nhiều người rất siêng
năng học tập, phần lớn người ở đây đều theo đạo Phật.”
Mặc dù trong vương quốc Orissa, ngài Huyền Trang chỉ tìm thấy 10 ngôi
tháp có niên đại từ thời vua A Dục, nhưng ngài ghi rằng, lúc ngài viếng
thăm nơi đây Phật giáo đang rất thịnh hành. “Chỉ riêng ở Orissa đã
có khoảng 100 tự viện và 10.000 tăng chúng và phần lớn theo Phật giáo đại
thừa.” Nhiều thế kỷ trước đó, Phật giáo đại thừa đã phát triển
mạnh ở Orissa. Ngài Long Thọ, Thế Thân -những triết gia của Phật giáo
đại thừa cũng đều có lập nhiều ngôi chùa ở nơi này.
Orissa nằm hẻo lánh, tách mình ra khỏi sự lấn chiếm của các triều đại
thuộc miền bắc Aᮬ và dường như được xem là nơi để các bậc tu
hành về tĩnh tu nơi đây. Luận sư Trần Na (thế kỷ thứ 5 sau TL) cũng lui
về Orissa để chuyên tu và viết những tác phẩm luận lý lừng danh của
ngài là Pramana-Samuccaya. Ngài Huyền Trang cũng có ghi về Puspagiri hay là tu
viện Hoa sơn; tại đây có ngôi tháp được nhiều người biết đến vì
phật tử thường đến để dâng hoa cúng dường và đốt nhang.
Theo Taranatha, có một sự biến động lớn ở cả
Bengal và Orissa vào khoảng thời gian đầu thế kỷ thứ 8, trước khi
Gopala, vị vua Pala đầu tiên thành lập triều đại Pala của mình. Các vị
vua Kara nắm được quyền hành ở Orissa cùng thời gian với Gopala lên làm
vua ở Bengal. Các vị này cho rằng mình sanh ra từ đất (khác biệt với Aᮠgiáo
cho rằng được Phạm Thiên tạo ra), nên gọi mình là Bhaumas “của đất”
và thường được gọi là Bhaumakara. Ba vị vua đầu của triều đại
Bhaumakara hậu thuẩn mạnh mẽ những cộng đồng Phật giáo qua việc kiến
tạo chùa viện, đúc tượng và điêu khắc về Phật giáo. Jaipur thành phố
kinh đô của các vị vua này về sau đã trở thành một trung tâm Phật
giáo quan trọng dưới các triều vua Bhaumakara và triều đại Gupta. Nhiều hình
tượng của Phật giáo đại thừa có niên lịch từ thế kỷ thứ 8 được
tìm thấy ở đây. Trong số này có tượng Bồ tát Liên Hoa Tạng cao 16 feet
và tượng Kim Cang Tát Đỏa tìm thấy ở Salempur. Xa hơn về phía nam, trên
bờ phía bắc dòng sông Virupa, những hình tượng Bồ tát: Bát nhã Ba la mật
và Quán Âm được tìm thấy nơi nền của thành phố cổ Cauduar.
Sử liệu Taranatha, “Cuộc đời 84 vị đại Thành tựu giả của
Abhayadatta, và một số các tài liệu khác ghi nhận Orissa là quê hương của
nhiều bậc thầy Thành tựu giả vĩ đại, kể cả Luyi-pa và Darika, người
đã từng là vua của Orissa. Từ thế kỷ thứ 10 trở về sau, Orissa thu hút
nhiều bậc thầy đến từ Tây Tạng để cầu tu học và nhận sự truyền
thừa từ những bậc thành tựu giả. Các cuộc khảo cổ tìm thấy dãy đồi
Asia cho biết, Phật giáo đại thừa thịnh hành nơi đây từ thế kỷ thứ
8 đến thế kỷ 12, khi Phật giáo Kim Cang Thừa lan rộng và biến vùng này
thành một trung tâm chính yếu trong việc truyền thừa Mật tông. Các cuộc
nghiên cứu sâu hơn về những di tích Phật giáo ở Orissa đã làm sáng tỏ
ra nhiều điều giá trị về sự phát triển sau này của Phật giáo đại
thừa tại AᮠĐộ.
Ratnagiri,
Udayagiri & Latitagiri.
Phật giáo được hoằng truyền qua nhiều thế kỷ ở những ngọn đồi Á
châu dọc theo sông Virupa, nơi đây người ta đã tìm ra nền của 3 trung
tâm Phật giáo chính là Ratnagiri, Udayagiri và Latitagiri. Các tu viện này dường
như từng là trung tâm quan trọng cho sự học và hành trì giáo pháp Kim cang
thừa. Tọa lạc về hướng đông bắc của thành phố hiện nay là Cuttack,
Ratnagiri đã là một trung tâm Phật giáo chính từ thế kỷ thứ 5 sau TL và
có thể trước đó nữa. Những văn tự dùng trong triều đại Gupta được
tìm thấy trên nhiều phiến đá ở đó, có phiến mang hình tượng đức Quán
Âm và có phiến ghi lại bản kinh Pratityasamutpada. Đại tịnh xá Ratnagiri
và tu viện thứ hai xây dựng về hướng tây của ngọn đồi, các ngôi
tháp thì được tạo dựng về hướng đông. Đại tịnh xá Ratnagiri được
xác nhận chính xác trên những dấu ấn bằng đất nung tìm thấy nơi ấy
và nền tu viện này gần như vuông vức, đo được 181 x 180 feet, trong khi
tu viện thứ hai thì nhỏ hơn, khoảng 95 feet mỗi bề. Phần còn lại của
những bức chạm trổ tìm thấy nơi đây đều ít nhiều có liên hệ đến
Phật giáo Đại thừa và Kim Cang Thừa.
Truyền thống cũng ghi lại rằng, ngài Bodhisri,
ngài Naropa và những vị đại Thành tựu giả khác đã sống và tu tập tại
Ratnagiri này, ngọn đồi báu. Thời gian sau, khi các viện đại học lớn
ở Madhyadesa bị quân Hồi phá hủy, vùng này có thể được xem là chốn
trú ẩn sau cùng cho các hành giả và học giả Phật giáo lúc bấy giờ.
Viện bảo tàng ở Bhubanneswar hiện lưu giữ 7 công trình điêu khắc tìm thấy
ở khu vực Orissa, đó là những hình tượng đức Phật, Bồ tát Quán Âm,
Văn Thù, Liên Hoa Tạng và Tara. Một số tượng tìm thấy ở Orissa đã được
gởi đến viện bảo tàng Calcutta và những nơi khác ở AᮠĐộ.
Ngôi tháp chính ở Ratnagiri xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 8, dường
như xây trên nền của một ngôi tháp cũ trước đó, có thể xây vào thế
kỷ thứ 5. Những nền móng của các ngôi tháp lớn và nhỏ khác đều có
chạm trổ nhiều hình ảnh của đức Phật, Quán Âm và Tara cũng như những
hình ảnh biểu trượng trong truyền thống Kim Cang Thừa.
Hàng trăm ngôi tháp nhỏ khác đều có chạm trổ biểu tượng các chư hộ
thần trong Mật tông cùng với những tấm thẻ khắc các bài thần chú được
tìm thấy gần nơi tháp chính.
Ngoài những di tích và kiến trúc Phật giáo tìm thấy trên ngọn đồi
Ratnagiri, chứng minh nơi đây từng là trung tâm quan trọng của Phật giáo
đại thừa; những ụ đất gần bên cũng cho thấy là có nhiều hình tượng
Phật và những vị đại Bồ tát có niên lịch từ thế kỷ thứ 8.
Udayagiri, nằm tận ở miền nam có thể từng là
trung tâm của truyền thống Kim cang thừa. Ngài Huyền Trang miêu tả hai
ngôi tháp trong vùng này, được dựng nơi có những sự kiện nhiệm mầu
xuất hiện. Một từng là tu viện Puspagiri và cái kia trên ngọn đồi về
hướng tây bắc. Sự mô tả có thể đề cập đến hai ngọn đồi
Udayagiri và Khandagiri nằm cạnh bên nhau, chia cắt bởi con đường nối liền
Bhubanneswar và Chandka. Các di tích còn lại với một số hình tượng Phật
và Bồ tát, kể cả tượng Bồ tát Bát nhã ba la mật đa 12 tay và một nữ
hộ thần Marici 8 tay cũng được tìm thấy tại Udayagiri. Hai ngọn đồi
Udayagiri và Khandagiri cũng là nơi có hai quần thể thạch động rất lớn
liên hệ với nhà vua Kharavela. Tuy nhiên không chắc rằng những thạch động
này có nguồn gốc gì với Phật giáo hoặc Kỳ na giáo.
Caritrapura.
Ngài Huyền Trang ghi lại hải cảng Caritra có đầy những thương gia ngoại
quốc. Bên ngoài thành phố ngài thấy, “một nhóm 5 tu viện với lối kiến
trúc cao ngất và nhiều hình tượng rất mỹ thuật. Ngài ghi rằng từ khu
đất cao nơi bờ biển, ngài có thể thấy về hướng của vương quốc
Sinhala, tháp đá thờ Xá lợi răng Phật chiếu sáng ngời và lóng lánh như
một ánh đèn cháy giữa hư không.”
Caritrapura dường như gần thành phố Puri hiện nay, nơi có ngôi chùa
Jagganatha mà một số nhà học giả tin rằng, khi xưa chính là một trung
tâm Phật giáo.
Kalinganagara.
Nhiều bậc đạo sư vĩ đại thuộc truyền thống Đại thừa có liên hệ
với thủ đô của người Kalinga là Kalinganagara và những vùng nam của
dòng sông Mahanadi. Một học giả Trung quán vào thế kỷ thứ 5 là
Buddhapalita được cho rằng đã giảng dạy Phật pháp ở Dantapuri; Ngài
Dharmakirti (Pháp Xứng thì xây một ngôi chùa ở Kalinga vào thế kỷ thứ 7;
và thế kỷ thứ 8 ngài Santideva (Bình Thiên) sống ở gần Kalinganagara sau
khi rời đại học Nalanda. Tất cả ba bậc đạo sư vĩ đại này được biết
đều thị tịch trong vùng đất của Kalinga.
Ngài Huyền Trang ghi về Kalinganagara như sau: “Con đường hướng tây nam dẫn
đến Kalinganagara đi xuyên qua một bãi sa mạc và rừng rậm. Cây cối cao
đến chọc trời và che hết ánh nằng. Thời tiết nơi đây nóng cháy và
tính khí con người sôi động, dữ dằn.”
“Khu phố nhỏ vùng ven biển giữa hai sông Mahanadi và Godari hơi thưa người,
và có ít người tu theo đạo Phật. Phần lớn họ tin theo các đạo giáo
khác, đặc biệt là Kỳ na giáo. Có khoảng 10 tu viện với độ 500 tăng
sĩ tu theo Đại thừa giáo, và truyền thống Sthavira lúc bấy giờ. Miền
nam Kalinganagara, có một trụ đá A Dục cao 100 feet, dựng lên để kỷ niệm
sự viếng thăm của 4 đức Phật quá khứ.”
Sự khai quật một số các mô đất trong vùng có thể một ngày nào đó sẽ
cho thấy thêm nhiều dữ kiện về tăng đoàn ở miền ven biển hướng đông.
Salihundam.
Hướng bắc Kalinganagara, ngài Huyền Trang ghi: “một ngôi tháp đá cao khoảng
100 feet, xây trên đỉnh của một núi đá thẳng đứng. Nơi đây vào đầu
hiền kiếp, tuổi thọ con người bấy giờ rất cao, có một vị Độc Giác
Phật nhập niết bàn”. Người ta cho đây là núi Salihundam, nằm trong
vùng Ganjam, về bờ phía nam của dòng sông Vamsadhara, 6 dặm phía tây
Kalingapatnam. Toàn bộ khu di tích Phật giáo được khai quật và tìm thấy
ở đây vào giữa năm 1943 và 1947. Một số ghi chú trên chiếc bình tìm thấy,
có niên lịch vào thế kỷ thứ 2 sau TL, cho biết chiếc bình thuộc về
Kattaharama, một tu viện được cúng bởi những người truyền thừa
Rastrapalaka Hamkudeyika. Nền những ngôi tháp, tượng và tịnh xá tìm thấy nơi
đây và trong làng Salihudam kể cả những miêu tả về Bồ tát Tara và
Marici, cho thấy nơi đây từng là trung tâm của truyền thống Phật giáo Đại
thừa và Kim Cang Thừa. Dường như Phật giáo đã thịnh hành ở đây ít nhất
là đến thế kỷ thứ 7.
Những chiếc hộp tìm thấy nơi nền ngôi tháp tại
Salihundam gồm có 3 chiếc tháp Pha lê. Một tháp hình tròn như ngôi tháp cổ
ở Sanchi; tháp thứ hai có hình trống và tháp thứ ba có hình dạng thon
dài, chung quanh có nhiều chạm trổ tinh xảo. Qua những chiếc tháp pha lê
này –tượng trưng cho 3 giai đoạn phát triển tháp ở Salihundam: cấu trúc
tháp nguyên thủy và sự trùng tu sau đó, kết quả sau cùng cho thấy, lối
kiến trúc này giống như các tháp ở Amaravati và Nagarjunakonda.
Vùng nội địa:
Mahakosala (Daksinakosala).
Hướng tây bắc khu vực bên trong, giữa hai sông Mahanadi và Godavari, ngài
Huyền Trang đi đến vùng đất Mahakosala, có lẽ ý nói đến miền đông
nam của Madhya Pradesh. Mahakosala cũng còn được gọi là Daksinakosala, hoặc
nam Kosala để phân biệt với vương quốc Kosala ở nước Ma Kiệt Đà.
Ngài Huyền trang tả lại, “vùng núi bao quanh rộng 1800 lý, hay ít nhất
là 300 dặm từ nội địa cho đến hướng tây bắc của Kalinganagara, có một
ngôi tháp của vua A Dục đánh dấu kỷ niệm nơi đức Phật thị hiện thần
thông. Vào thời gian này (thế kỷ thứ 7), Mahakosala đã là một trung tâm
Phật giáo Đại thừa rất thịnh với hàng trăm ngôi tự viện và đến cả
trăm ngàn tăng sĩ.”
Ngài Huyền Trang kể thêm, “núi Brahmaragiri nằm khoảng 50 dặm về hướng
tây nam, nơi đây vua Sadvaha đã cho xây một tu viện rất lộng lẫy trên
núi cho ngài Long Thọ. Cả thảy 5 tầng, mỗi tầng đều có 4 sảnh đường
nối liền với tịnh xá, mỗi tịnh xá có một tượng đức Phật cao bằng
người thật, được trang sức với nhiều loại đá quý. Một dòng suối
nhỏ chảy qua nơi đây, và ánh sáng từ những lỗ hỗng trên cao của thạch
động đã chiếu sáng vào bên trong.”
Nhà vua triệu tập 1000 vị tăng sĩ và thỉnh họ
lưu lại tu viện. Ngài Long Thọ cũng thỉnh về tất cả kinh điển và tôn
thờ ở tầng trên cùng. Tầng trệt là nơi ở của hàng Bà la môn tham dự
công việc trong tu viện, tầng hai, ba và bốn là nơi chư thượng tọa và tăng
chúng ở. Một lần nọ chư tăng tranh cãi nhau vấn đề gì đó và sau
trình lên vua để xét, thừa dịp ấy những người Bà la môn đã phá chùa
và ngăn không cho tăng chúng trở về. Theo ngài Huyền Trang thì sau đó ở
trong vùng họ đã không để cho ai ra vào con đường ấy.
Di tích Mahakosala ngài Huyền Trang ghi lại khó nắm
vững. Một vài nhà học giả cho đó là Warangal, một thành phố về hướng
phải nằm sâu trong nội địa, tây bắc của Kalinganagara. Tuy nhiên không
có một di tích Phật giáo nào được tìm thấy nơi đó đưa đến giả
thuyết khác chỉ về hướng tây nam, cho rằng Mahakosala là Amaravati và
Nagarjunarkonda, những nơi có nhiều liên hệ với ngài Long Thọ.
Tuy nhiên một số bia ký, các mẩu vật có đường nét mỹ thuật Phật
giáo, những nền móng chùa viện được tìm thấy trong vùng nội địa dọc
theo sông Mahanadi, gần Sripura (nay là Sirpur, cạnh Rajpur ở miền đông nam
Madhya Pradesh). Một tượng Phật lớn bằng đá cũng được tìm thấy nơi nền
một tu viện. Các bức bia ký cho rằng, vua Saivite trong vùng là Mahasivagupta
Balarjuna là một vị vua hậu thuẩn quan trọng cho Phật giáo, và dường
như những chùa viện ở Sripura đều được kiến tạo trong triều đại vị
vua này. Cuộc nghiên cứu các hình tượng kim loại rơi rớt nơi đây cho biết,
vua chúa đã hậu thuẩn Phật giáo trong một thời gian dài, bắt đầu khoảng
cuối thế kỷ thứ 7 hoặc thứ 8. Những hình tượng này rất tương tự với
các hình tượng được làm từ giữa thế kỷ thứ 7 đến thứ 9 tìm thấy
ở khu vực Nalanda, cho thấy có một sự liên hệ nào đó rất gần giữa
Phật giáo ở Mahakosala và Ma Kiệt đà.
Một hình tượng ngài Tara bằng kim loại được
làm rất tinh xảo ngồi trên tòa sư tử và hầu bên có hai hóa thân của
ngài, cùng với một số đồ vật tương tự cho thấy truyền thống Phật
giáo đại thừa đã rất thịnh hành trong vùng. Tại đây do sự thoát
ngoài các cuộc biến động xâm lăng của người Hồi giáo nên Phật giáo
được tồn tại khá an toàn cho đến qua thế kỷ thứ 12.
Gần đây những cuộc khai quật tiếp theo tại Sripura đã hé mở thêm nhiều
chứng liệu liên hệ đến Phật giáo.
Pundravardhana
& Samatata.
Tỉnh lỵ Pundravardhana cổ xưa về hướng bắc và Samatata về hướng nam
bao gồm một khu vực tương đương với Bangladesh hiện nay và các vùng
biên giới của AᮠĐộ. Tỉnh thứ ba đôi khi tính luôn cả vùng tự trị
Karnasuvarna. Thuở xưa con đường đi qua khu vực phía đông buộc phải
xuyên qua thành phố Kajughira (còn gọi là Kajangala), nằm đầu nguồn con sông
Hằng. Về hướng bắc giữa sông Hằng và sông Brahmaputra là Pundravardhana,
vùng đất của bộ tộc Pundra. Hướng đông nam, miền hạ châu thổ sông Hằng
là khu vực Samatata, vùng đất bằng đặt tên cho dòng nước phẳng chảy
đều hai bên sông. Samatata gồm khu vực Chittagong hiện nay, một dải đất
ven biển hình cung từ đông nam đến bắc Miến Điện.
Những tài liệu của ngài Huyền Trang đã đưa ra ánh sáng toàn bộ các dữ
kiện Phật giáo vùng đông Aᮮ Các tài liệu bổ sung có thể tìm thấy “Lịch
sử Phật giáo tại AᮠĐộ” của Taranatha và một số tư liệu của những
nhà nghiên cứu khảo cổ hiện nay. Đáng tiếc là vì xu hướng chính trị
thay đổi và sự thiếu thốn tài chánh đã làm trở ngại nổ lực phục hồi
các di sản Phật giáo cổ xưa tại Bangladesh. Khi ích lợi của những di
tích khảo cổ này không gây được ảnh hưởng về phía các khoa học gia,
thì tài sản to lớn ấy sẽ mãi mãi bị vùi lấp. Tuy nhiên một số được
bảo tồn và xác nhận là có nhiều trung tâm Phật giáo đã một thời hưng
thịnh tại Bangladesh cho đến thế kỷ 12.
Những kinh bổn Phật giáo ghi rằng, đức Phật đã từng viếng thăm vùng
đất phía đông này. Ngài giảng dạy ở Samatata và Karnasurvana trong 7 ngày
cũng như lưu lại ba tháng ở Pundras. Trong nhiều thế kỷ, có rất ít tài
liệu cho biết về sự phát triển Phật giáo trong khu vực; có thể không
đi xa hơn thành phố Kajughira, cửa ngõ của các tỉnh phía đông và vịnh
Bengal. Ngài Huyền Trang chỉ ghi một số trụ đá A Dục tại Karnasuvarna,
Pundravardhana và Samtata.
Vào thế kỷ thứ 5 sau TL và có thể trước đó,
những người hành hương từ Trung Hoa, Sri Vijaya (hiện nay là Nam Dương), Tích
Lan và Miến Điện đã bằng đường biển đổ bộ lên Tamralipti và đi
ngang Kajughira trên đường đi đến thánh địa Bồ đề Đạo tràng và Lộc
Uyển. Tu viện đại học Nalanda là một đại học danh tiếng vào thế kỷ
thứ 5, cũng thu hút rất nhiều sinh viên từ bên ngoài AᮠĐộ. Nhiều nhà
du hành đi từ Tamralipti đến Kajughira, đã dừng lại tu viện trên đường
đi. Vào thế kỷ thứ 7 ngài Huyền Trang và ngài Nghĩa Tịnh trước đó đều
đến nơi vùng châu thổ sông Hằng này. Một số phật tử sống ở mạn
đông hoặc từ nước ngoài đến có thể ở lại Somapuri, Vikramasila hoặc
là Nalanda.
Kajughira
(Kajangala).
Ngài Huyền Trang miêu tả vùng đất giữa Kajughira (gần Rajmahal hiện nay) và
Satamana là giàu có và nhiều hoa màu, khí hậu ấm áp và dân chúng mến chuộng
khách, họ cũng ưa thích học hành và giỏi về nghệ thuật. Vào thời gian
ngài Huyền Trang viếng thăm, dòng hoàng tộc Kajughira đã mất, và vương quốc
bị cai trị bởi nước lân cận. Thị thành gần như bị sa mạc lấp và
phần lớn dân chúng sống trong các làng. Những đàn voi rừng lang thang nơi
biên giới phía nam. Ngài Huyền Trang ghi nhận có 6 hoặc 7 tu viện với khoảng
300 tu sĩ và có ít nhất là 10 ngôi chùa của nhiều tông phái Aᮠgiáo khác
nhau, nhưng ngài không cho biết thêm chi tiết về nguồn gốc và lịch sử của
các ngôi tự viện này. Gần sông Hằng ngài thấy một ngôi tháp lớn làm
bằng gạch và đá, với nhiều chạm trổ hình chư thiên, đức Phật và
các vị thánh Bà là môn trong những hóc tường.
Karnasuvarna.
Ngài Huyền Trang thuật về Karnastuvarna như sau: “nằm về hướng đông của
Kajughira, Karnastuvarna là một quốc gia thịnh vượng, dân cư đông đúc
và ưa chuộng sự học vấn. Các khu vực chung quanh có khoảng 10 tu viện với
2000 tăng sĩ, phần lớn thuộc tông phái Chánh Lượng Bộ. Ngoài ra cũng có
ba tu viện khác tu hành theo lối khắc khổ do Đề Bà Đạt Đa sáng lập.
Raktaviti, một tu viện lớn với nhiều tầng là nơi thường hay tổ chức,
triệu tập các cuộc hội nghị và tranh luận về tư tưởng Phật giáo giữa
các bậc đạo sư với nhau. Truyền thống này được thành lập sau khi có
một cuộc tranh luận lớn giữa hai người từ miền nam Aᮠđến vùng này:
một là triết gia ngoại đạo và bên kia là một Sa di học giả.
Ngoại đạo sư đưa ra một luận đề và thách đố những bậc thầy khác
trong vùng dám ra tranh luận với ông ấy, nhưng đã không có ai dám đứng
ra tranh luận. Sau cùng một học giả nhớ đến chú Sa di sống bí mật và
thầm lặng trong làng nên đến mời. Vị Sa di chấp thuận ra tranh luận với
điều kiện là nếu ngài thắng, vua sẽ xây một tu viện và cung thỉnh chư
tăng về đó để tu tập. Cuộc tranh luận bắt đầu và sau đó vị Sa di
đã đánh bại nhà ngoại đạo sư kia bằng khả năng và những lý luận sắc
bén của mình. Thán phục, nhà vua cho xây tu viện Raktaviti như đã hứa và
hậu thuẩn tất cả những Phật sự trong vương quốc của mình.
Thời gian gần đây nền của thành phố cổ này được tìm thấy tại
Rangamati trong vùng Murshidabad thuộc tây Bengal. Nơi này được xác nhận là
thành phố cổ Karnasuvarna, và người ta cũng còn thấy rất nhiều hình tượng
Phật ở đây.
Pundravardhana.
Theo ngài Huyền Trang thì Pundravardhana nằm khoảng 100 dặm hướng đông của
Kajughira. Như đã đề cập ở trên, đức Phật đã giảng pháp tại
Pundravardharna trong 3 tháng, sau một thời gian dài đi ra khỏi nước Ma Kiệt
Đà. Sumagadhavadanan ghi rằng, đức Phật viếng thăm Pundravardhana theo lời cầu
thỉnh của Sumagadha, con gái trưởng giả Cấp Cô Độc, một đại thí chủ
của tăng đoàn tại thành Xá Vệ. Thành hôn với một thương gia vùng
Pundravardhana, nàng Sumagadha cảm thấy buồn khổ về niềm tin và tập quán
của gia đình chồng nên cầu nguyện và thỉnh đức Phật đến thuyết pháp
để độ người trong gia đình chồng mình. Đáp lại lời thỉnh cầu ấy,
đức Phật và tăng chúng đã đến khu vực hẻo lánh này để độ sanh.
Những bia ký tại Sanchi có niên kỷ từ thời
các triều đại Sunga (187-75 trước TL) có đề cập về sự cúng dường của
một số phật tử tại Pundravadharna, cho thấy Phật pháp đã được biết
đến và tôn kính nơi khu vực này từ những thời kỳ trước tây lịch.
Ngài Huyền Trang thuật rằng, Pundravardhana là một vương quốc thịnh vượng,
có khoảng 20 tu viện với trên 3000 tăng sĩ tu học cả về Tiểu thừa lẫn
Đại thừa thời bấy giờ.
Hướng tây là thành phố chính Pundravardhana có một tu viện lớn với nhiều
tên khác nhau như: Vasibhasamgharama, Bhasa Vihara hoặc Vasu Bihar. Vào thời ngài
Huyền Trang viếng thăm, tu viện có khoảng 700 tăng sĩ Đại thừa kể cả
nhiều tăng sĩ nổi tiếng từ miền đông Aᮮ Gần bên là một trụ đá của
vua A Dục, đánh dấu nơi đức Phật đến viếng và giảng pháp ở
Pundravardhana. Thông thường tháp đá này được thấy phát ra ánh sáng. Một
ngôi tịnh xá trong vùng có tôn tượng Quán Âm đặc biệt mà khách hành hương
từ các nơi xa và lân cận thường hay đến chiêm bái.
Từ thế kỷ thứ 8 trở về sau, phần lớn Pundravardhana chịu dưới quyền
cai trị của các vua Pala, những vị vua này cũng ủng hộ việc xây cất
và phát triển các trung tâm Phật giáo trong vùng sau thời ngài Huyền Trang.
Có ít nhất là ba khu vực tu viện chính tại Pundravardhana được tìm thấy
ngày nay, đó là: Bhasa Vihara (ngài Huyền Trang miêu tả), đại tịnh xá
Somapuri và tu viện Sitakot.
Bhasa Vihara.
Năm 1879, nhà khảo cổ Cunningham khai quật ra khu nền Bhasa Vihara, nằm cách
nhà ga Mahasthan 4 dặm phía tây bắc. Các cuộc khai quật đã tìm ra hai tu viện
và một ngôi chùa lớn trên một số các đồi và nền xưa trong thành phố
Pundranagara cũng như ở các khu vực chung quanh. Các nền tự viện đo được
800 x 700 feet, bao gồm 3 đồi lớn và 2 nhỏ. Trước cuộc khai quật đồi
lớn nhất có chiều cao 31 feet. Cuộc khai quật cho thấy một vòng đai bao bọc
xung quanh tu viện. Trong số 42 hình đồng tìm thấy ở đây, nhiều tượng
mang hình dáng Phật và cácvị Bồ tát khác nhau như: Phật Thích ca, A Súc Bệ,
và chư Bồ tát Liên Hoa Tạng, Kim Cang Tạng, Văn Thù và Tara. 90 ấn triện
bằng đất, 37 bảng thẻ đất nung và 60 tượng đồng khác cũng được tìm
thấy trong những cuộc khai quật nơi này.
Somapuri.
Đại học tu viện Somapuri (Nguyệt thị) nằm về hướng đông trong một
khu vực hẻo lánh cách xa trung tâm. Somapuri ngày nay được ghi nhận với một
số di tích đáng chú ý được khai quật (năm 1936) gần Paharpur trong địa
hạt Rajshahi thuộc Bangladesh. Trong cuộc đào bới năm đó người ta tìm thấy
một bia ký bằng đồng có niên kỷ năm 478 sau TL, nói rõ sự liên hệ khu
di tích này với khu đất xây dựng một tịnh xá đạo Kỳ na. Những bia ký
tìm thấy nơi nền cho biết, ngôi chùa Kỳ na sau đã trở thành một phần
của tu viện Phật giáo Somapuri. Nguồn gốc tu viện này có thể khởi
nguyên từ thế kỷ thứ 8.
Sự duy trì một tu viện lớn trong vùng đất hẻo
lánh tất nhiên phải có sự hổ trợ hoặc hậu thuẩn nào đó của các
hàng vua chúa. Điều này cho thấy đã có sự liên hệ trực tiếp nào đó
giữa sự hưng thịnh của các triều vua Pala và sự thịnh vượng trong vùng.
Tu viện Somapuri hiện tại và những di tích Phật giáo quan trọng khác trong
khu vực cũng cho thấy Phật pháp lưu hành rất mạnh ở vùng phía đông từ
giữa thế kỷ thứ 8 đến 12. Vào cuối thế kỷ 11 hoặc đầu thế kỷ
12, ngài Abhayadatta có đề cập đến Somapuri như là: “một chiếc nôi Phật
giáo với hàng ngàn tăng sĩ”.
Mặc dù chúng ta đã biết qua một số các bậc đạo sư lớn từng sống
ở đây, tuy nhiên Abhayadatta người ghi biên sử và là một trong những học
giả lớn của Phật giáo AᮠĐộ cho biết, có hai bậc đạo sư nổi tiếng
là ngài Krsnacarya và Virupa sống tại Somapuri vào khoảng thế kỷ thứ 8.
Krsnacarya cũng được tôn xưng là Thành tựu giả Krsna-pa hay Kanhapa, thụ lễ
điểm đạo Hevajra tại Somapuri bởi bậc đạo sư Jalandhari. Krsnacarya được
ghi là một bậc học giả về Mật thừa; có ít nhất là 72 tác phẩm của
ngài đã dịch sang Tạng ngữ và được lưu giữ trong Tangyur. Virupa một Thành
tựu giả nổi tiếng khác và ngài Vidyadhara thuộc dòng Hevajra, bắt đầu
đời sống tu hành tại Somapuri và chứng đạo qua thời gian sống và tu tập
tại tu viện Somapuri.
Triều đại Pala bị suy yếu trầm trọng vào thế
kỷ thứ 10, tiếp theo là triều đại Mahipala trong cùng thế kỷ. Là một
phật tử thuần thành, Mahipala đã giúp đỡ hàng ngàn tăng sĩ và học giả
tại Odantapuri ở Bihar và bảo trợ các cuộc lễ ở Nalanda cũng như ở
Somapuri. Trong triều đại vị vua này, hay một thời gian ngắn sau, tu viện
chính của Somapuri được trùng tu lại hoàn tất và những ngôi tháp cũng
được xây cất thờ phượng ngài Tara.
Sau triều đại Mahipala và người con kế là Nayapala, nhiều cuộc xâm lăng
ở các nơi xảy ra; vua Karna ở miền trung AᮠĐộ, Vua Cola Rajendra miền
nam và những loạn tướng trong vùng đã làm triều đại Pala suy yếu thêm.
Somapuri có thể chịu nhiều sự phá hoại trong giai đoạn này, mặc dù
Ramapala khôi phục lại sự cai trị của Pala vào khoảng thời gian cuối thế
kỷ 11; tu viện đại học Somapuri cũng không được phục hồi lại hoàn
toàn như trước.
Somapuri tiếp tục suy đồi dưới triều đại của các vua Sena, người thay
thế triều đại Pala vào thế kỷ thứ 12. Cũng có thể Phật giáo bị phá
hoại bởi Varman, một bộ tộc Ksatriya Aᮠgiáo mạnh cai trị vương quốc
nhỏ ở miền nam. Nhưng dường như Somapuri còn tồn tại như một trung tâm
Phật giáo bề thế cho đến khi quân đội Hồi giáo dưới sự chỉ đạo
của Mohammad Bhakhtyar Khalji xâm lăng vùng này vào năm 1204. Là một cấu
trúc cao và rộng hàng cây số trong vùng, tu viện đại học Somapuri đã là
mục tiêu đầu tiên cho các cuộc đập phá của quân Hồi. Các chùa và tu
viện bị hoàn toàn tàn phá chỉ một thời gian ngắn sau đó.
Vào thế kỷ 19, một ngọn đồi lớn được khai quật gần Paharpur, khoảng
29 mile hướng tây bắc của Mahasthan (tên ngày nay cho kinh đô cổ xưa
Pundranagara). Ngọn đồi nối liền với một ngôi làng nhỏ với tên vẫn
còn được gọi Dharmapuri. Ngôi làng này được cho là đã phát triển cùng
thời với đại học tu viện Somapuri và được đặt tên bởi người bảo
trợ là vua Dharmapala.
Vào thời gian khai quật, khu đồi Paharpur là một
đống gạch bao la cao đến 80 feet từ mặt nền ruộng chung quanh. Hoàn toàn
bị che phủ bởi bụi rậm, cây dại và những cây đa to lớn với nhiều
thú dữ qua lại. Các cuộc khai quật khảo sát đầu tiên chưa tìm thấy
gì, nhưng vào năm 1919, khu đồi này đã được sự chiếu cố và bảo vệ
của “viện bảo tồn khu vực di tích cổ”, và trách nhiệm khai quật nơi
đây bàn giao cho phân khoa khảo cổ. Cuộc khai quật đầu tiên của bộ
này thực hiện vào năm 1923 bởi các nhà khảo cổ từ viện đại học ở
Calcutta và hội nghiên cứu Varendra. Công trình này hé mở cho thấy một số
phòng ở nơi góc tu viện. Khi công việc tiếp tục vào năm 1925-26, các bực
thang chính và khu vực bên dưới được dọn sạch. Sau đó một số các cuộc
khai quật mỗi năm đã dời từng lớp đất và những mãnh vụn đá gạch
ra ngoài. Phần còn lại là ngôi chùa trung ương to lớn từ từ hiện ra
như một phép lạ từ nơi một đồi cây cỏ hoang dại.
Tu viện Somapuri đo được 919 X 922 feet, là một
tu viện riêng biệt lớn nhất ở AᮠĐộ. Những bức tường ngoài cao hơn
12 feet thật ra là bờ thành bao bọc vuông vức của 117 phòng vây quanh một
khuôn viên rộng lớn. Ngôi chùa nằm trung tâm khu vực với cổng chính dẫn
vào sân từ hướng bắc. Những chạm trổ của bục thờ nằm ở giữa một
gian phòng lớn cao 92 feet, và đây không phải là kiến trúc nguyên thủy dưới
thời xây dựng của vua Dharmapala mà là thời gian sau này trong đợt trùng
tu. Những bục thờ này có thể để tôn trí các hình tượng quan trọng
trong những dịp lễ lớn hoặc dùng trong các thời khóa tu tập.
Kiến trúc gần gũi nhất với tu viện Somapuri là các chùa thấy ở trung
tâm Java, nơi kiểu kiến trúc này được phát triển mạnh. Miền đông AᮠĐộ
có sự quan hệ gần gũi với Miến Điện và các quần đảo Mã Lai tạo sự
du nhập thuận tiện nền kiến trúc và mỹ thuật có ảnh hưởng từ triều
đại Pala vào các ngôi chùa và cung điện của những nước láng giềng miền
đông Aᮮ Sau thế kỷ 11, các chùa Miến Điện cũng lấy kiểu kiến trúc của
tu viện Somapuri để xây dựng, và tạo thêm một số cấu trúc nữa ở
trung tâm đồ hình. Người ta cho rằng kiểu trang trí của các chùa Miến
Điện với những thanh đá bằng đất nung vuông vức là ảnh hưởng bởi
các kiến trúc chung quanh ngôi chùa Somapuri. Nghệ thuật điêu khắc tượng
tìm thấy ở Somapuri kể các loại tượng bằng khoáng chất Bazan đen tạc
hình ngài Hevajra 16 tay và Prajna 6 đầu cùng một dãy, và một đầu khác
trên cùng của tượng. Tượng này cùng một số tượng khác với câu chuyện
về các Thành tựu giả chứng nhập pháp Hevajra cho thấy rằng Somapuri từng
là một trung tâm tu học và thực hành về Mật thừa.
Sitakot.
Năm 1967, những nhà khảo cổ Bangladesh đã chú ý đến một nhóm các dãy
đồi phía đông Sitakot, thuộc vùng Dinajpur, hướng nam Fatehpur Marash. Có tất
cả khoảng 50 cụm nền được tìm thấy trong các ngọn đồi này sau khi bị
đào xới bởi những người đi tìm quý vật và đám thợ lấy trộm gạch
đá về xây dựng. Cuộc khai quật tiếp theo của những nhà khảo cổ đã
tìm ra một tu viện với 4 cánh cùng một khoảnh sân lớn. Cánh phía đông
là lối dẫn vào sảnh đường; cánh phía bắc có 8 phòng ở; hai cánh phía
nam và tây, mỗi cánh có 11 phòng ở. Bức tường bên ngoài bao bọc chung
quanh có độ dày 8 feet và toàn bộ đo được 139 X 135 feet. Hai bức tượng
đồng, một là ngài Liên Hoa Tạng và tượng kia là ngài Văn Thù được tìm
thấy và sau đem vào viện bảo tàng Dinajpur. Những tượng này cùng với một
số các tượng đồng khác tìm thấy ở Bangladesh sau đã bị mất.
Devikota.
Các nền thành phố Devikota được ghi lại trong “cuộc đời 84 vị đại
Thành tựu giả” của Abhayadatta, được tìm thấy ở vùng phía bắc thuộc
tây Bengal gần Bangarh, một ngôi làng khoảng 18 dặm hướng nam của phố
Dinajpur. Tu viện Kotivarsa một thời từng phát triển tại đây. Devikota là
quê hương của hai vị nữ hành giả Mekhala và Kanakhala, những người thực
chứng Đại thủ ấn qua pháp giảng của ngài Kanhapa, và họ đã đem lợi
lạc cho người dân trong vùng Devikota trong nhiều năm trường. Thành tựu giả
Udheli là một người vọng tộc giàu có ở Devikota và có nhiều sở đắc
về những năng lực thượng thừa.
Jagaddala.
Tu viện Jagaddala được sáng lập bởi nhà vua Ramapala dưới triều đại
Pala, người cai trị vương quốc Varendra từ kinh đô Ramavati của mình vào
khoảng năm 1084 đến 1130. Mặc dù các tài liệu tiếng Tây Tạng cho rằng,
tu viện Jagaddala ở Orissa có liên hệ với Ramapala và kinh đô Ramavati, phía
bắc Bengal. Tuy nhiên theo sự ghi chép lại của Nandi (một nhà thơ dưới
triều Ramapala) thì dường như Phật giáo thịnh hành ở Varendra khoảng thời
gian đầu thế kỷ 12. Tu viện nằm gần Ramavati và từng là một trung tâm
Phật giáo lớn nhất trong vùng Varendra.
Jagaddata thu hút những bậc đạo sư lớn vào thời
đó, kể cả nhà luận học Moksakaragupta và Sakyasribhadra. Một vị học giả
khác người Kashmir, từng là viện trưởng sau cùng của đại học
Vikramasila đã tìm cách lánh nạn ở Jagaddata sau khi Vikramasila bị tàn phá.
Theo lời ghi trong phần cuối của Tarkabhasa một tác phẩm luận lý,
Moksakaragupta viết tác phẩm này khi ở tại Jagaddata. Sakyasri cùng với hai
đệ tử là Vibhuticandra và Danasila cũng đã dịch nhiều bản kinh sang tiếng
Tây Tạng tại nơi này, và sau đó đi từ Jagaddata sang Nepal rồi tiếp lánh
nạn ở Tây Tạng sau biến nạn của quân Hồi Mohammad Khalji, người cho phá
hủy tất cả những trung tâm Phật giáo lớn ở vùng Ma Kiệt Đà và tiến
quân về Vahendra.
Những người xâm lăng Hồi giáo đã tàn phá và cướp bóc thành phố
Ramavati, nhưng người ta không biết là họ có tiêu diệt Jagaddata hay nơi này
bị suy đồi và tan rã sau sự hủy diệt những trung tâm Phật giáo lớn
ở các vùng lân cận. Dường như thành phố Ramavati đã hồi cư lại sau cuộc
xâm lăng của quân Hồi và tiếp tục có đông người sinh sống vào thế kỷ
15 và 16.
Samatata.
Du hành về miền nam qua Samatata, ngài Huyền Trang tính có khoảng 30 tu viện
với 2000 tăng sĩ, phần lớn thuộc truyền thống Sthavira. Trong một tu viện
ngài thấy có tượng Phật cao 8 feet, làm bằng loại ngọc bích và tương
truyền có sự nhiệm mầu. Ngài ghi lại rằng, có nhiều vị tăng sĩ trong
vùng và một số người thuộc gia đình giàu có đã từng tòng học ở
Nalanda. Trong đó có thầy của ngài Huyền Trang là ngài Giới Hiền, con
dòng vương tộc tại Samatata và người đã trụ trì tu viện đại học
Nalanda trong thời gian ngài Huyền Trang viếng thăm. Vùng này cũng là quê hương
của một số lớn các vị tu khổ hạnh đạo Kỳ na.
Ngày nay qua sử liệu và các cuộc khai quật, người ta được biết Phật
giáo ở Samatata đã rất thịnh vào thời đó. Phần lớn các tu viện tìm
thấy cho biết là có từ thế kỷ thứ 5 đến 12. Cho đến thế kỷ này, sự
tìm thấy tu viện Pattikera là chỉ qua sự ghi chú ở phần cuối bản kinh
Astasahasrika -Prajnaparamita tồn giữ trong thư viện đại học Cambrige và một
vài sử liệu ghi lại của Miến Điện. Mặc dù các nhà khảo cổ từ lâu
đã biết những gò đồi rừng rậm gần Comilla có thể che đậy nhiều sử
liệu của Bangladesh, nhưng do sự tàn phá và các biến động chính trị cũng
như vấn đề kinh tế, nên chỉ gần đây các cuộc khai quật mới được
bảo trợ và thực hiện.
Pattikera
(Pattikeraka).
Các sử biên Miến Điện ghi rằng, “vào thế kỷ 12, Miến Điện đã có
sự liên hệ tốt đẹp với vương quốc Pattikera, một nơi chưa được xác
định chính xác cho đến khi gần đây một số bia ký khắc trên kim loại
được tìm ra nơi thành phố Comilla, biên giới Bangladesh và Assam. Các bia
ký khắc trên kim loại ghi lại sự hiến tặng một khu đất rộng của
Ranavankamalla Sri Harikaladeva cho một tịnh xá Phật giáo ở Pattikera vào năm
1220. Bia ký còn ghi Pattikera là một thành phố lớn với nhiều thành ấp
và tự viện, cũng có đề cập đến tên các vị vua của triều đại
Khadga và Deva từng cai trị vùng này từ thế kỷ thứ 7 đến 13 đã làm
sáng tỏ thêm một số sử liệu quan trọng mà Bangladesh đã bị thất lạc.
Một cuộc khai quật khác nhắm vào khu đồi Mainamati bắt đầu năm 1955 đã
tìm thấy các nền của hai tịnh xá Salban và Anandaraja. Những nhà khảo cổ
đã đánh giá khu vực di tích Mainamati có tầm cở giống như Taksasila hoặc
Nalanda.
Công trình Phật giáo đầu tiên khám phá ra nơi đây là tịnh xá Salban, dường
như được xây dựng trước cả tu viện ở Somapuri và có sinh hoạt từ thế
kỷ thứ 7 đến thế kỷ 12. Một số lớn các dấu ấn mang tên tịnh xá
Salban được tìm thấy cùng nơi. Từ nền các nhà khảo cổ định hướng
ra bốn giai đoạn kiến tạo và sửa sang. Tất cả các kiến trúc và tháp
ở đây đều làm bằng gạch. Trong giai đoạn thứ ba, một ngôi chùa lớn
tương tự như chùa ở Somapuri đã được xây ở giữa. Chùa Salban có kiến
trúc tương tự như chùa Somapuri. Một nhóm ba ngôi tháp xây gần bên tại
Kutila Mura. Có thể ba ngôi tháp này là biểu tượng của Phật, pháp, tăng
và nhóm kiến trúc này là đền thờ Tam bảo.
Sự khám phá lớn nhất ở Mainamati cho đến nay là tịnh xá Anandaraja, nằm
trên một ngọn đồi với diện tích độ khoảng 10 cây số vuông. Nơi này
được đặt nhiều tên qua nhiều vị vua khác nhau như: Anandadeva, vị vua thứ
ba của triều đại Deva và người con kế thừa là Bhavadeva. Tu viện bao gồm
một đại điện chính ở trung tâm, tương tự như kiến trúc ở Somapuri. Gần
bên là một hồ nước khô cạn với những bờ thành cao, có thể chứa một
số lượng nước rất lớn. Kiến trúc các nền cùng với những chạm khổ
điêu khắc và những mảnh đất nung mang hình tượng đức Phật và ngài
Liên Hoa Tạng tìm thấy nơi đỉnh đồi cho biết, tu viện đã được xây
dựng trong triều đại Pala, khoảng từ thế kỷ thứ 8 đến thứ 10 sau TL.
Gần Pattikera có những khu đồi khác, hai trong số
đó đã khai quật vào năm 1982. Khu đồi khoảng 400 feet vuông, cao 15 feet
được biết là Rupban-Kanya. Khi tìm thấy, khu đồi còn nguyên các nền gạch
vuông vức mang kiến trúc một tu viện với sảnh đường và các trụ chung
quanh đại điện. Đồi này cũng như những đồi khác ở Bangladesh bị các
công trình xây dựng quân sự chiếm dụng, và các cuộc nghiên cứu về khảo
cổ đã không được tiến hành. Chụp hình nơi đây bị cấm đoán và đất
đai bị san bằng; các nhà khảo cổ chỉ nhìn sự phá hoại này từ xa mà
không làm gì được. Chỉ một vật nghệ thuật có giá trị lấy được là
chiếc chuông bằng đồng cao 3 feet, hiện lưu giữ ở viện bảo tàng
Mainamati.
Rupban Mura là một khu đồi lớn hơn nhiều nằm
cách 6 dặm về hướng nam, có lối kiến trúc như tu viện Somapuri. Ở đây
người ta tìm thấy nhiều hình tượng đức Phật nhỏ, tạc ngồi trên
tòa Kim cang với tay bắt ấn Chuyển pháp luân. Một ngọn đồi nhỏ hơn bên
cạnh còn lưu lại nền của một số tháp thờ. Những sự kiện như vậy
cho thấy tu viện này có thể được xây từ giữa thế kỷ thứ 9 và
11.
Gần bên là một hồ nước khô, các nhà khảo cổ tìm thấy hai tôn tượng
lớn, một là hình đức Phật và tượng khác là một hóa thân của Bồ
tát Văn Thù. Những cuộc khai quật tiếp theo tại Mainamati và các khu đồi
chung quanh đã đưa ra ánh sáng và làm rõ nên tầm quan trọng của khu vực
di tích Phật giáo tại Samatata, điều ấy có thể giúp lấp đầy khoảng
trống vắng về một nền lịch sử cổ xưa của Bangladesh.
Cattagrama.
Theo những tài liệu tiếng Tây Tạng thì tịnh xá Pandita, một trung tâm tầm
cở của Phật giáo Mật tông có liên hệ với vị Thành tựu giả
Tailapada, thầy của Nadapala người sống ở miền đông nam Bengal. Tịnh xá
Pandita nay được cho là nằm gần Jhewari, tọa lạc tại khu đồi Chittagong.
Hiện nay các hình tượng tìm thấy chung quanh Cattagrama, trong vùng Chittagong
của Bangladesh cho thấy rằng vùng này đã từng là một trung tâm của Phật
giáo đại thừa trong thời gian dài sau khi những trung tâm khác bị tiêu diệt
hoặc suy đồi. Lịch sử Phật giáo vùng này cho biết như vậy.
Rõ ràng là Phật giáo chưa từng bị tiêu diệt trong vùng Chittagong. Ngài
Samgaraja Saramitta ở Arakan đã đến Cattagrama vào thế kỷ 18 và chấn hưng
lại cộng đồng Phật giáo nơi này. Tu viện Phật giáo Borua ở Chittagong
là tu viện trọng yếu của dân Borua, một cộng đồng thiểu số người
Bengali, và bộ tộc Chakma của vùng đồi Chittagong đã giữ vững truyền thống
Phật giáo của họ. Mặc dù những báo cáo gần đây cho biết bộ tộc
Chakma đã chịu nhiều sự ngược đãi và đàn áp từ chính quyền, họ vẫn
giữ được tịnh xá Chakma Raj, trung tâm Phật giáo tại Rangamati và họ vẫn
tiếp tục quy hướng, thực hành giáo pháp đức Phật trong đời sống hàng
ngàyﮠNăm 1984, ngài Sadhana Mahasthavir, một vị ẩn tu trong rừng ở vùng đảo
quê hương của ngài đã chấp nhận lời mời ra hoằng pháp cho cộng đồng
Chakma ở đây.
Tripura.
Tripura khi xưa là biên giới phía bắc của Pundravardhana và nay là tỉnh lỵ
vùng đồi thuộc chính phủ AᮠĐộ, nằm giữa Bangladesh và Assam. Các trung
tâm Phật giáo đã có mặt tại vùng phía nam biên giới Tripura, giữa
Comilla và Chittagong từ thế kỷ thứ 6 trở về sau. Phật giáo ở Tripura dường
như chịu ảnh hưởng và được nuôi dưỡng bởi hai tu viện Anandaraja và
Pandita, cũng như một số trung tâm Phật giáo khác trong vùng Comilla và
Chittagong.
Theo một bia ký bằng đồng ghi lại, vào thế kỷ
thứ 6 đất ở vùng nam Tripura được cấp phát để xây dựng một trung
tâm Phật giáo và tôn thờ đức Bồ tát Quán A⭮ Những cuộc nghiên cứu
khác đã tìm thấy một số công trình điêu khắc Phật giáo ở Pilak và
Jolaibari có niên đại từ giữa thế kỷ thứ 9 đến 12. Một bức tượng
Hevajra có đường nét điêu tạc phức tạp tìm thấy tại Dharmanagar cho biết,
Phật giáo Kim Cang Thừa đã được truyền bá sâu rộng đến các vùng hẻo
lánh Tripura này. Theo Abhayadatta, Virupa vị Thành tựu giả rất nổi tiếng về
giáo pháp Hevajra vốn có sinh quán ở Tripura.
Kamarupa.
Tổ thứ 5 là ngài Dhitika, cũng là đệ tử của Upagupta là vị tổ duy nhất
trong bảy vị tổ có sự quan hệ đến vùng phía đông này. Theo Taranatha,
thì khi ngài Dhitika đến Kamarupa, một Bà la môn giàu có tên Sidda lầm tưởng
ngài là thần mặt trời nên đến lễ bái. Khi ngài Dhitika giới thiệu
mình là đệ tử của Phật, Bà la môn trưởng giả bèn xây cúng dường ngài
một tịnh xá lớn trong vùng.
Theo ngài Huyền Trang thuật lại: “nước Kamarupa có chu vi là 1600 dặm. Người
dân ở đây thờ phượng các thần linh, ngoại đạo đầy dẫy nhiều nơi.
Phật giáo dường như chỉ được thực hành một cách bí mật.
Tuy nhiên Kamarupa cũng là quê hương của hai vị
đại Thành tựu giả Rahula và Minapa. Ngài Rahula gặp thầy mình trong một
khu nghĩa trang, nơi ngài đang dự tính tự tử sau khi phải chịu đựng cảnh
đau yếu của tuổi già. Minapa là một người đánh cá ở Kamarupa. Ngài đã
nghe pháp khi sống trong bụng một con cá lớn vì con cá này nuốt trửng
ngài. Sau khi thiền định trong bụng cá 12 năm, ngài đạt được giác ngộ.
Người ta biết rất ít về Phật giáo ở Kamarupa sau thế kỷ thứ 7. Tuy
nhiên truyền thống ấy đã cắm rễ ở Tây Tạng, tạo thế phát triển Phật
giáo ở các nước phía bắc như Bhutan và Sikkim từ thế kỷ 11 cho đến ngày
nay.
| Giới thiệu
| Tin tức | Đất
nước | Mạn Đông | Mạn Đông-Nam | Mạn
Tây-Ấn | Sanchi |