DUY LỰC
NGỮ LỤC
QUYỂN THƯỢNG (TỪ NĂM 1983 -
1989)
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh
Thực Hiện
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2545 - D.L. 2001
PHẦN 5
(CUỐN 51 - 70)
05-1
Tăng hỏi : Tu đến đầu sào trăm thước, bước qua một bước
là kiến tánh. Kiến tánh không còn đối đãi thì sự tu chứng đó ai biết
?
Đáp : Nay vì phải
dùng lời nói diễn tả, nên nói như thế, đến chỗ chẳng thể dùng lời
nói diễn tả thì làm sao có sự tu chứng ?. Nếu còn tu chứng tức chưa kiến
tánh triệt để. Cho nên Phật nói :" thuyết pháp bốn mươi chín năm
chưa từng thuyết một chữ", lại nói :" nếu ai nói Phật có thuyết
pháp là người ấy phỉ báng Phật."
Hỏi
:Nếu không diễn tả được, có thể chỉ ra được không ?
Đáp : Bây giờ đem việc
trước mắt chứng tỏ : Cái bình này là sở thấy, rồi năng thấy của
Sư đâu ? Sư có chỉ ra được không ? Việc thế gian còn như thế, huống
là tự tánh vô hình vô tướng ? Tất cả sở thấy sở nghe trước mắt đều
là việc trong chiêm bao, có năng sở là tướng bệnh, chúng ta chẳng thể
dùng tướng bệnh để trị bệnh. Thế thì làm sao để chứng tỏ cái chẳng
bệnh ? chỉ có đi đến chỗ tự ngộ mới được.
Hỏi
: Vậy là có chỗ đến rồi ?
Đáp : Nếu có chỗ đến
là nhị, không có lời nói nào để chặn đứng lại ý thức phân biệt, hễ
đuổi theo lời nói thì tận kiếp này sang kiếp khác cũng chẳng dứt. Theo
kiến giải của Sư cho là lời nói có nghĩa thật, vậy Phật Thích Ca nói
"phàm là lời nói đều chẳng có nghĩa thật" là sai ư ?
Hỏi
: Lời nói của Phật có nghĩa thật cũng có nghĩa giả; nghĩa giả là có
đối đãi, còn nghĩa thật thì không đối đãi. Nếu chẳng có thật có giả,
tu để làm gì ?
Đáp : Bây giờ sư lại
chấp giả là thật giả rồi. Kinh Kim Cang nói "phi thật phi hư" là
vì Phật sợ người chấp thật nên nói phi thật, sợ người chấp giả nên
nói phi giả. Nói giả là để hiển thật, dùng thật để hiển giả. Sư
phải hiểu thấu tứ cú mới không đuổi theo lời nói, nếu cứ muốn
dùng lời nói để chấm dứt lời nói, tức dùng bệnh trị bệnh, chỉ khiến
tướng bệnh kéo dài, không thể hiện ra tướng mạnh.
Bản thể không phải
là thật hay giả, thật và giả là tương đối, Sư đưa ra câu hỏi như thế
đã là sai, câu hỏi không đúng thì trả lời cũng không đúng. Còn hỏi về
tự tánh thì không thể diễn tả được, chúng sanh phải tự ngộ tự biết,
cho nên, Đức Phật gặp trường hợp này là không trả lời.
Hỏi
: Vậy sao Duy Ma Cật nói " lời nói cũng là giải thoát" ?
Đáp : Lúc Phật mới
thành đạo, tự nhốt mình trong phòng hai mươi mốt ngày, không định ra
thuyết pháp, sợ người chấp vào lời nói của ngài như sư vậy, vì lợi
thì ít mà hại thì nhiều. Nhưng nếu không thuyết pháp thì chúng sanh làm
sao được giải thoát ? nghĩ rằng quá khứ chư Phật phải dùng phương tiện;
chẳng có Tam thừa nói có Tam thừa, chẳng có Phật nói có Phật. Bây giờ
nói "Chẳng có" cũng không đúng, vì đó là lời nói thế gian. Sư
phải hiểu tại sao lìa tứ cú ? Phải có sự ngộ, ngộ rồi tự biết.
Hỏi
: Có thể dùng âm thanh lời nói để tỏ bày tự tánh không ?
Đáp : Nay sư lại chấp
có âm thanh để nghe, gọi là chơn nghe. Kinh Kim Cang nói :" Nếu dùng sắc
thấy ta, dùng âm thanh cầu ta, là người hành tà đạo, chẳng được thấy
Như Lai" . Do đó chẳng thể dùng sắc tướng, âm thanh để kiến tánh,
để thấy Như Lai được, vì đó là do lục căn tiếp xúc lục trần, sanh
ra lục thức, là bệnh, làm sao tỏ bày?
Có công án về Tu Bồ
Đề tỉnh tọa trong hang, Đế Thích đến tán hoa cúng dường, nói :
- Tôn giả khéo thuyết
Bát nhã.
Tu Bồ Đề nói :"
Tôi có thuyết đâu ?"
Đáp :Tôn giả không
thuyết, con cũng không nghe; không thuyết là chơn thuyết, không nghe là chơn
nghe."
Việc này phải tự ngộ
mới được.
Hỏi
: Ngay từ đầu con đã hỏi Thượng tọa "người vượt qua đầu sào
trăm thước đó là ai", rất tiếc Thượng Tọa không vượt khỏi.
Đáp : Tên chẳng phải
là thật, thật chẳng phải là tên, nếu dùng tên để tìm thật là sai.
Thí dụ chỉ là thí dụ, chẳng thể dùng thí dụ để tỏ cái chơn thật.
Nay dùng "Đầu sào trăm thước" để thí dụ cái chơn thật là phải
tự ngộ, làm sao có thể dùng thí dụ để vượt khỏi ? Hể có cái có thể
phóng qua, vượt khỏi ấy là sai, là nhị.
Lời tôi nói là muốn
quý vị chấm dứt sự tìm hiểu, tất cả tinh thần hướng vào câu thoại
đầu tham đến kiến tánh, chứ không phải để hiểu theo nghĩa lý cao
siêu rồi khoe tài với người khác, chứng tỏ mình có kiến giải cao hơn.
Làm sao có kiến giải cao thấp ? Làm sao có gì để vượt qua ? Làm sao có
gì để thí dụ ?
Thí dụ, lời nói là bất
đắc dĩ,Lời nói của Chư Phật chư Tổ chỉ là phương tiện tạm thời
đối với đương cơ để phá chấp thôi, tìm hiểu về lời nói của Phật
còn là chướng ngại cho sự kiến tánh, huống là lời nói của tôi ? Khi
có bệnh mới cần đến thuốc, nhưng bệnh đã là bệnh giả thì thuốc cũng
là thuốc giả, khi hết bệnh thuốc cũng bỏ, đâu cần vượt qua ? Nếu không
bệnh, đâu cần thuốc ? Hễ chấp thuốc cũng thành bệnh vậy ! nên nói
"Có bệnh không uống thuốc là ngu si, không có bệnh uống thuốc là
điên cuồng ".
Sư phụ kể về ông sư
ở Chùa Từ Ân để cảnh sách đại chúng :
Vừa qua, Chùa Từ Ân
có một vị sư mới tịch , vị này đã xuất gia hơn ba mươi năm, phát bệnh
từ một năm nay, vẫn ăn được, ngủ được, thỉnh thoảng nói chuyện
được nhưng không còn biết gì cả, người cũng không biết, đi tiểu đi
tiêu cũng không biết. Con người không biết gì đó vẫn còn nằm trên giường,
rồi con người biết trước đó đi đâu ? Chẳng lẽ một người thành
hai, có cái biết cái không biết ? Ông sư dù còn sống, nhưng khác gì con
heo ăn tại chỗ rồi tiêu tiểu tại chỗ! Người sống với người chết
không khác, con người và súc vật cũng không khác.
Đây là một sự cảnh
cáo : Chúng ta bây giờ làm con người, chưa đến mức như ông sư đó, phải
giải quyết vấn đề chính của mình , trước khi biến thành con heo. Chớ
cứ ham cầu cảnh vật bên ngoài, đuổi theo cảnh vật bên ngoài . Người
thế gian không biết còn có thể nói, chúng ta là bậc tu sĩ, chính là có
trách nhiệm tự giải thoát rồi giải thoát cho chúng sanh, nếu còn chạy
theo danh lợi địa vị như người thế gian, sau này xuống địa ngục xong,
còn phải đầu thai thành trâu ngựa trả nợ thí chủ.
Thiện tín cúng dường,
là muốn chúng ta có đầy đủ thời gian để tu giải thoát, độ chúng
sanh, ấy là bổn phận của người tu sĩ , dù kiếp này chưa giải thoát,
kiếp sau sẽ tiếp tục. Nay bỏ bổn phận của mình, đi theo học những cái
ở ngoài đời , tức hao tiền bố thí của thí chủ, sau này phải trả nợ.
Chớ có tưởng là sớm chiều có tụng kinh là đủ trả nợ, nay cứ cho sáng
chiều tụng kinh là việc thiện, ấy chỉ được phước quả, còn hư tiêu
tín thí là tạo nhân địa ngục, nhân quả chẳng thể bù trừ, đâu thể
lấy thiện nhân để trừ ác quả !
Kỳ này, nhân sự tịch
của vị sư ở chùa, tôi đem ra cùng cảnh tỉnh với tất cả tu sĩ và cư
sĩ tại gia, hãy xem đó như là một lời cảnh cáo đối với chúng ta.
Hỏi
: Sau những giờ ngồi hương đi hương , khi dùng cơm hoặc sau giờ đó,
hành giả tham thiền có thể được trò chuyện nhiều hay không ? phải làm
thế nào cho thời gian vào sự tu được nhiều lợi lạc cho tự mình ? Cũng
như Sư phụ nói phải tha thiết sanh tử của chính mình ?
Đáp : Nếu là người
chơn tu, tha thiết sự sanh tử của mình thì suốt ngày chỉ lo đề câu thoại
đầu tham tới mãi, đâu có thời gian trò chuyện ? Không những trong Thiền
thất, bất cứ chỗ nào cũng vậy. Chuyện ở ngoài đời, của người này
người kia, đâu có dính dáng đến sanh tử của mình ? Càng ít nói càng tốt.
Theo qui củ của Thiền đường thì suốt ngày chỉ lo tu, đâu có thì giờ
đi nói chuyện ? Bây giờ đang tập tham, phải bớt dần, chớ để cho người
khác phải can thiệp.
Hỏi
: Trong Bửu Tạng Luận nói " LY là dung, VI là dùng, dung thì bao gồm
tất cả cấu bẩn, dùng cho nên diệu dụng vô cùng". Tự tánh vốn
trong sạch, tại sao lại bao gồm tất cả cấu bẩn ?
Đáp : Vì chúng sanh có
bệnh chấp thật, nên thành có cấu bẩn; do có cấu bẩn, nên nói có sự
trong sạch. Nói "trong sạch" là thuốc để trị cấu bẩn, hễ chẳng
có cấu bẩn thì thanh tịnh trong sạch cũng không , nói "tự tánh vốn
trong sạch" cũng vậy, là đối trị với cấu bẩn. Người đã kiến
tánh triệt để thì chẳng có cấu bẩn, cũng chẳng có thanh tịnh, nên
Tâm Kinh nói "bất cấu bất tịnh", vì đó là đối đãi , là nhị,
chứ không phải hết cấu bẩn rồi mới được trong sạch. Nếu hết cấu
bẩn rồi còn trong sạch tức còn bệnh.
Nói "tự tánh vốn
trong sạch" là đối trị với cấu bẩn; "tự tánh vốn vô trụ"
là đối trị với có sở trụ, "tự tánh bất nhị" là đối trị
với sự chấp thật số lượng có hai, ba, đến muôn ngàn, vô số.
Nếu như không có năng
sở tương đối thì chẳng có lời nói để nói, tâm suy nghĩ chẳng thể
đến, vì chính cái tâm suy nghĩ đã là bệnh. Trong Kinh Lăng Nghiêm, Đức
Phật phá sự chấp của A Nan cho sự suy nghĩ là tâm.
Tâm suy nghĩ là vọng,
chẳng phải chơn tâm, nhưng nay người nào cũng cho cái biết suy nghĩ đó
là tâm. Cũng chớ có nghe tôi nói vậy mà chấp sự suy nghĩ chẳng phải tâm,
ấy còn sai lầm hơn, vì đều là lọt vào tứ cú, lọt vào tương đối.
Nay muốn đến chỗ "chẳng lọt vào tứ cú tương đối", phải tự
ngộ, ngoài ra dẫu cho sự chứng ngộ chẳng thể đến được, cũng như muốn
no phải tự ăn, chẳng thể nhờ người khác ăn no giùm.
Hỏi
: Lục Tổ nói :" Ly đạo biệt mích đạo, chung thân bất kiến đạo,
ba ba độ nhứt sanh, đáo đầu huờn tự não",vậy thế nào là ly đạo
và nhập đạo ?
Đáp : Tham Tổ Sư Thiền
thì Tổ Sư Thiền là đạo, nay đã biết cách tham, cứ đề câu thoại đầu
khởi lên nghi tình, tức đã hành đạo rồi, nếu còn đi tìm hiểu đạo là
ly đạo, cho đến tìm hiểu câu thoại đầu cũng là ly đạo, vậy thì suốt
đời chẳng thấy đạo.
Hỏi
: Chữ ĐẠO đây có phải biệt danh của tự tánh không ?
Đáp : Nghĩa chữ
"Đạo" rất rộng, có nghĩa là đường đi, đường lối, như người
tu hành gọi là "hành đạo", nói là biệt danh của tự tánh cũng
được, vì tự tánh bất nhị, tất cả đều thuộc về sự dụng của tự
tánh. Nhưng vì tâm chúng sanh hay chấp thật, nên có muôn ngàn sai biệt.
Hỏi :
Tổ Sư nào sáng lập ra chín chữ "Vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ
" ?
Đáp : Nói là Tổ Sư sáng
lập ra thì không bằng nói là chư Phật, vì pháp môn Tổ Sư Thiền là do
Phật Thích Ca thân truyền, còn pháp môn khác là do Tổ Sư sáng lập. Kinh
Duy Ma Cật nói :" Nếu cầu pháp là phải vô sở cầu", Kinh Kim Cang
nói :" Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm
vị lai bất khả đắc", tức vô sở đắc. Kinh Phổ Môn nói " Thí
cho chúng sanh vô úy ", Vô Úy tức vô sở sợ.
Hỏi
: Làm thế nào dứt được chữ "ÁI" của thế gian để giải thoát
?
Đáp : Hành giả tham
thiền, ai cũng nói là thống thiết vì sanh tử, không tham cầu danh vọng thế
gian, cũng quên mình được, nhưng chẳng thể quên con cái gia đình. Thấy
con cái không vui đã lo rồi , thấy con không muốn ăn đã lo rồi. vậy làm
sao nói là thống thiết vì sanh tử ? Sự thật thì việc này rất khó bỏ,
mà có ý bỏ cũng không được, cứ đề câu thoại đầu tham tới mãi,
ngoài ra không biết tới.
Hỏi
: Tại sao trong Bửu Tạng Luận nói :" Quyền trí và thật trí đều
là tà "?
Đáp : Tất cả lời
nói chỉ là phương tiện tạm thời, nói "quyền trí và thật trí"
chỉ muốn giải thích cho chúng sanh biết để thêm lòng tin, hễ chấp thật
có quyền trí hay thật trí thì thành tà. Tất cả lời nói của Phật đều
là phá chấp thật, do đó tôi thường bảo là phải chấm dứt sự tìm hiểu,
sở dĩ tôi cho ra các sách chỉ là tăng cường lòng tin cho mọi người. Nếu
lòng tin đầy đủ đối với tự tánh của mình bằng như chư Phật, thì
đâu cần tìm hiểu gì nữa ? Có bệnh mới cần thuốc, lòng tin đã vững
chắc rồi đâu cần xem sách làm gì !
Hỏi
: Thế nào là đủ duyên không hành là bệnh, và không đủ duyên mà hành cũng
là bệnh ?
Đáp : Đã nói
"Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên", đối với tất cả vạn
sự vạn vật đều không dính mắc, chỉ là duyên đến thì làm, duyên đi
thì thôi. Chẳng cho là "cần phải làm" hay "không cần phải
làm", lúc làm chẳng biết là mình làm, lúc không gặp duyên thì không
làm, cũng chẳng biết là không có làm, tức vô sở trụ. Nếu chấp có
cái cần và cái không cần làm là có tác ý, có sở trụ, chẳng phải tùy
duyên.
* Lời cảnh sách Ni
chúng Chùa Thiền Đức :
Hôm nay tôi đến đây
là để giải đáp thắc mắc,cũng vì muốn mọi người tin tự tâm. Các
cô không ai đề xuất câu hỏi , tức tin tự tâm đầy đủ, hễ không có
hỏi thì không có đáp. Tất cả kinh Đại thừa liễu nghĩa đều do vấn
đáp mà thành kinh.
Nếu tin tự tâm đầy
đủ thì tâm mình và tâm Phật chẳng khác, chẳng thua kém thiếu xót chút
nào. Nhưng sự dụng của chư Phật được tận dụng, còn chúng ta do bị vọng
tâm che khuất, chưa được phát huy, chỉ có thể gọi là tiềm năng.
Các cô nếu thật tin tự
tâm thì tôi mừng cho, nếu không, cũng như đa số các chùa khác, không chú
trọng phần thực hành, chỉ muốn học rộng nghe nhiều, chẳng những
không tin tự tâm, còn e sợ bị người chê là học ít, ngoài kinh sách ra,
cố học thêm của xã hội bên ngoài. Trong Kinh Lăng Nghiêm, Phật quở A Nan
là :" Ngươi chỉ học rộng nghe nhiều, ghi nhớ nhiều kiếp, không bằng
một ngày tu đạo". Đa số như vậy nay đã trở thành truyền thống,
chỉ hướng về sự học chứ không chú trọng sự tu, còn chê cười người
chơn tu là dốt nát không chịu học.
Lại, học kinh chưa hiểu
ý kinh, học giới luật cũng không biết giới luật , chỉ hướng ngoại tìm
cầu, để người đời cho là có trí thức, chẳng phải dốt nát, mà chẳng
biết bậc tu sĩ xuất gia phải có bổn phận tự giác giác tha.
Thật ra, trong hành giả
tham thiền hiện nay, nhiều người không học kinh điển mà thông suốt
giáo lý, không học giới luật lại thấu hiểu giới luật, vì thực tế
có hành có tu, tự tánh vốn bằng chư Phật, đâu phải lấy từ bên ngoài
!
Do không tin chính mình
nên tìm kiếm bên ngoài, tìm trong kinh điển. Chính ở trong Kinh Lăng Nghiêm,
Phật nói :"Phàm là lời nói đều chẳng có nghĩa thật", Kinh Lăng
Già nói :" Lời nói của ta cũng là vọng tưởng", " Chẳng có
Phật Niết bàn, chẳng có Niết bàn Phật", vậy thì đi đâu tìm ? Kỳ
thật, chư Phật chư Tổ là muốn chúng ta tự ngộ bản tâm bằng như chư
Phật, nếu tìm ở ngoài thì càng xa với Phật.
Bài kệ trong Kinh Hoa
Nghiêm :
" Nhược nhơn dục
liễu tri, tam thế nhất thiết Phật,
ưng quán Pháp giới
tánh, nhất thiết duy tâm tạo"
Bài kệ nhật tụng
này ai cũng biết, mỗi ngày tụng ít nhất một lần, biết là "nhất
thiết duy tâm tạo" nhưng không tin. Tụng kinh mà không tin kinh, vậy tụng
để làm gì ?
Nếu như không tin tự
tâm, chớ nói là không có tu, dẫu cho siêng năng tu tập, cũng chẳng thể
kiến tánh thành Phật. Tất cả kinh Đại thừa liễu nghĩa đều nói là phải
phá ngã chấp, chấm dứt sự tìm cầu bên ngoài để được chứng ngộ tự
tâm. Lời của Phật ghi trong kinh, là muốn chúng ta tụng để hiểu ý, sau
đó y theo thực hành. Nếu chỉ tụng suông, có khác gì con két học nói tiếng
người ? Có ý nghĩa gì ? Chớ nói là hư tiêu tín thí, tạo tội địa ngục,
dù cho không hư tiêu tín thí, đâu có lợi ích gì ?
Theo sự yết ma của Phật
là mỗi nửa tháng phải Bố tát . Nay sự bố tát vẫn duy trì, nhưng nghĩa
Bố tát đã không còn, chỉ là tụng giới mà thôi. Bố tát gồm : Tụng giới,
truyền giới, tự kiểm điểm. Vào thời Phật, ngoài việc tụng giới, chủ
yếu là phải tự kiểm thảo, còn truyền giới thì bao gồm giới Sa di, giới
Thích Xoa, giới Tỳ Kheo v.v. vì nghĩa "Bố tát" rất rộng, nên giữ
nguyên từ này không có dịch ra.
Cho nên tôi nói, học
kinh thì không hiểu kinh, học giới thì không biết giới luật, phải uổng
công không ? Tôi là người không có học qua kinh điển giáo lý, nhất là
thuyết pháp bằng tiếng Việt, lúc đầu tôi nói, văn phạm, danh từ cũng
không có,nói không đúng chính tả, nói ra là người ta cười. Bất cứ ai
hỏi pháp, tôi đều trả lời không qua suy nghĩ. Nếu tôi học theo giáo
lý, là tôi không thể thông suốt kinh điển được. Mặc dù tôi nói như
thế, nhưng nhiều người vẫn không tin, cứ cho không học là dốt nát, mà
chẳng biết trong lịch sử Thiền tông, nhiều vị Tổ Sư đều là người
dốt nát, như ngài Lục Tổ là người không có học, không biết đến một
chữ, khi kiến tánh rồi ra hoằng pháp , nói giáo lý nào cũng thông suốt.
Sở dĩ dốt nát là vì không có sự chơn tu, do đó, tôi thường khuyên mọi
người phải tin tự tâm.
Hỏi
: Biết như thế nào là chơn chánh ? Và thế nào là vọng tưởng ?
Đáp : Do lục căn bao gồm
kiến văn giác tri, nay nhiều người học giáo lý hay chấp vào sự tri và bất
tri. Đức Phật giải thích trong quyển hai của Kinh Lăng Nghiêm :" Kiến
văn giác tri là bệnh đã thành từ vô thỉ", xong có một đoạn lại nói
:" Kiến văn giác tri vốn là Như Lai Tạng". Vậy làm thế nào phân
biệt kiến văn giác tri nào là bệnh, kiến văn giác tri nào là tự tánh ?
Bản tri của tự tánh
vốn không sanh diệt, còn vọng tri là có sanh diệt, chẳng những tri là vọng
, bất tri cũng là vọng. Tại sao ? Vì có sanh diệt, lúc biết là sanh, lúc
không biết là diệt, ấy là nhị, là tương đối, là bệnh đã thành từ
vô thỉ. Bản tri không sanh diệt, nên không nói là biết hay không biết.
Một trong mười Phật
hiệu là Chánh Biến Tri, sao gọi Chánh Biến Tri ? Chánh là đúng với thật
tế, Biến là phổ biến khắp nơi, khắp không gian thời gian: Khắp không
gian thì chẳng có chỗ biết chỗ không biết, khắp thời gian thì chẳng
có sự bắt đầu và cuối cùng, tức không sanh diệt đối đãi , ấy mới
là cái tri của tự tánh, khác hơn cái tri của vọng.
Việc này phải tự ngộ
mới được, chẳng thể dùng lời nói tỏ bày, nên gọi sự giác ngộ này
là "Vô Thượng Giác" do chẳng có gì cao hơn , là "Diệu
Giác" vì bất khả tư nghì.
Hỏi
: Làm sao phân biệt chánh tông và tà tông ?
Đáp : Chấp thật là
tà, phá chấp thật là chánh; nay vì muốn phân biệt tà chánh, nói
"không đúng cái chánh gọi là tà", thật ra, nếu nói triệt để
thì chánh cũng không còn. Trong phần phụ lục của Yếu chỉ Kinh Pháp Hoa
có ghi chú về vấn đề này. Lại, trong Kinh Pháp Bảo Đàn có nói đến 62
kiến chấp, tất cả tư tưởng thế gian và ngoại đạo đều không ra
ngoài 62 kiến chấp. 62 kiến chấp lấy gì làm gốc ? Là CÓ với KHÔNG. Hễ
lọt vào tứ cú x ngũ uẩn = 20.
20 x quá khứ, hiện tại, vị lai = 60
60 + Có + Không = 62 kiến
chấp.
Bất cứ chấp có là thật có, chấp không là thật
không v.v. đều là tà tông, bất cứ kiến lập tri kiến nào đều là tà
tông. Ví như nói "tri kiến Phật" : phá hết tất cả tri kiến, gọi
là tri kiến Phật, hễ chấp thật có tri kiến Phật thì tri kiến đó cũng
gọi là tà tông.
Đối với tất cả pháp
đều chẳng dính dáng, luôn cả cái "không dính dáng" đó cũng không
còn, mới là đúng với tự tánh, chỗ này lời nói, suy nghĩ chẳng thể đến
được, cần phải tự chứng ngộ. Nếu dùng ý thức suy lường, đều là
lọt vào tà tông.
Cho nên, Lục Tổ nói
:" Nay ta gượng nói ra, khiến ngươi bỏ tà kiến, chớ chấp theo lời
nói, mới cho biết ít phần".hễ hiểu theo lời nói của Ngài cũng là
tà tông.
Hỏi
: Trong Kinh Viên Giác nói :" Chúng sanh bản lai là Phật, chỉ vì vọng tưởng
điên đảo nên trở thành chúng sanh" , phải vậy không ?
Đáp : Hễ chúng sanh vốn
là Phật thì không thể trở thành chúng sanh, hễ chúng sanh vốn là chúng
sanh thì tu thế nào cũng chẳng thể thành Phật. Nói "vốn là Phật"
cũng không đúng, nói "vốn là chúng sanh" cũng không đúng, tự
tánh vốn vô hình tướng, không thể nói được.
Bây giờ nói theo việc
thế gian: Hãy nhìn cây dừa kia; một người thì chấp rằng "cây dừa
có trước", người kia lại cho rằng " trái dừa có trước", vậy
ai đúng ai sai ? Ông thử nghĩ xem !
Hỏi
: Nếu nói như thế là vô cùng tận, nhưng vì con nghĩ luận cứ trong đó
có phần không đồng nhất ?
Đáp : Hễ chấp thật
thì nhất định phải có cái trước cái sau, cây dừa khác hơn trái dừa.
Cái nào trước, cái nào sau ? Cả hai đều không đúng, vì do chấp thật,
nên nói hễ chấp thật là tà tông.việc thế gian còn như thế, huống là
việc xuất thế gian ? Vì chấp Phật là thật, nên nói "vốn là Phật",
chấp chúng sanh là thật, nên nói "vốn là chúng sanh"; có chấp thật
nên mới có sự mê ngộ, nói mê là chúng sanh, ngộ là Phật. Chấp về
bên nào cũng không đúng, còn nằm trong tương đối.
Hỏi : Vừa tham thiền vừa đi cúng dường có đúng với
chánh pháp không ?
Đáp : Phật pháp thường
trụ tại thế gian gồm tứ chúng : Tỳ kheo, Tỳ kheo ni là chúng xuất gia;
Ưu bà tắc, Ưu bà di là chúng tại gia. Bậc tại gia có bổn phận cúng dường
bậc xuất gia, bậc xuất gia phải có bổn phận tu giải thoát, tự giác
giác tha để giải thoát cho bậc tại gia. Nếu bỏ bổn phận thì Phật
pháp không thành.
Nay người tu pháp môn
Tổ Sư Thiền, chỉ đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình, ấy là việc
chánh, còn sự cúng dường chỉ là việc phụ. Nay chỉ lo cho việc chánh,
còn sự cúng dường, luôn cả việc đời sống. ấy là việc phụ, muốn
cúng dường còn phải tùy theo sức mình, tùy thuộc vào điều kiện đời
sống.
Việc chánh là bất cứ
lúc nào, nơi nào, đều phải đề câu thoại đầu tham tới mãi, còn việc
phụ thì tuỳ duyên bất biến, bất biến tùy duyên, hễ gặp thì làm, làm
xong quên luôn, khỏi cần tính toán, khỏi cần ghi nhớ trong tâm, ấy là chướng
ngại.
Hỏi
: Lục Tổ nói :" Đối trước cảnh thiện ác, tâm niệm chẳng khởi
là tọa, trong thấy tự tánh bất động là thiền". Vậy đối với hành
giả tham thiền, thế nào là niệm khởi và niệm chẳng khởi ?
Đáp : Kinh Lăng Nghiêm
nói " Vô minh bắt đầu bởi giác minh thành lỗi lầm". Bản giác tức
tự tánh, vốn chẳng phải minh hay vô minh, hễ chấp vào cái minh thì phải
có sở minh, rồi có năng minh. Minh là biết, kinh nói "Chữ BIẾT là cửa
của tất cả tai họa" , hễ biết được một niệm khởi tức có
sanh, là vọng; biết cái "không khởi" cũng là sanh. Do có biết tức
có năng sở, là sanh; biết sanh cũng là sanh, biết "vô sanh" cũng là
sanh, nên chư Tổ nói là "cửa tai họa để chịu khổ luân hồi".
Nay tham thiền là nhìn
ngay chỗ một niệm chưa sanh, chỗ đó chẳng phải sự biết hay không biết,
cần phải tự ngộ, chẳng thể nói được, vì hễ nói là qua suy nghĩ.
Bất cứ chấp vào lời
nói nào của Phật, của Tổ đều là bệnh, như bài Duy Tâm Quyết của
ngài Vĩnh Minh trong phần phụ lục của Bửu Tạng Luận, nói đến
120 điều tà tông kiến giải, đều là chấp vào lời của Phật, của Tổ
thành tà tông. Cho nên, Lục Tổ nói :" Nay ta gượng nói ra, khiến ngươi
bỏ tà kiến, chớ chấp theo lời nói, mới cho biết ít phần", hễ chấp
là sai.
Hỏi
: Hành giả tham thiền nên đối phó với ngoại cảnh như thế nào để đi
đúng tông chỉ ?
Đáp : Nhân duyên đến
thì đối phó, nhân duyên qua là quên luôn, Giáo môn gọi là "bất biến
tùy duyên", nhưng không có sự tác ý ở trong đó. Tức từ cửa lục căn
tiếp xúc lục trần, không qua suy nghĩ sắp đặc trước như người thế
gian. Hễ có sở đắc, có sở cầu, có sở sợ là nhiễm trước, không có
sở cầu sở đắc là vô niệm. Vô niệm chứ chẳng phải dứt niệm, vì tự
tánh vốn như thế.
Hỏi
: Vô niệm của niệm Phật và vô niệm của tham thiền có đồng nghĩa không
?
Đáp : Khác nhau. Vô niệm
của niệm Phật không có nghi tình, không có nhân để ngộ, tham thiền là
nuôi cái nhân khai ngộ. Vô niệm của niệm Phật gần như dứt niệm, ấy
là chấp vào một bên, chẳng phải bản thể của vô trụ. Bản thể vô trụ
thì niệm hay vô niệm chẳng dính dáng.
Hỏi
: Kiến tánh đến mạt hậu Lao quan có thần thông không ?
Đáp : Có một câu chuyện
như vầy:
Một vị tăng phá được
Trùng quan rồi, người thầy hỏi :
- Ban ngày ồn ào như
thế, làm chủ được không ?
Đáp : Được.
Hỏi : Ban đêm ngủ mê
làm chủ được không ?
Đáp : Được.
Hỏi : Lúc chiêm bao
làm chủ được không ?
Đáp : Được.
Hỏi : Lúc không chiêm
bao cũng không suy nghĩ, chủ ở đâu ?
Vị tăng trả lời không
được, thầy nói : Về sau chớ học thêm gì nữa,
cứ đói thì ăn, mệt thì ngủ, nhưng khi thức dậy phải tự hỏi: Nãy giờ
đang ngủ, không suy nghĩ gì cả, chủ ở đâu ?
Tham như thế trải qua 5 năm, một hôm đang ngủ, người
bên cạnh đánh rơi chiếc gối phát ra tiếng, khiến ngộ triệt để, mới
đến mạt hậu Lao quan.
Hỏi : Tại sao Tổ Bác Sơn nói "Tham thiền sợ nhất sự
thông minh lanh lợi "?
Đáp : Sự thông minh
lanh lợi của người thế gian, trong Phật pháp gọi là trúng độc si nặng
hơn người thật thà.Vì người thế gian dùng sự thông minh lanh lợi để
tạo thêm ác nghiệp, sau này phải chịu ác báo. Lại, người thông minh ham
ghi nhớ, học nhiều hiểu nhiều, chính sự ghi nhớ phân biệt ấy, Tổ Đạt
Ma nói là "việc bên chảo dầu sôi, lò lửa than". Người tham thiền
khởi lên nghi tình , tất cả đều không biết, như người khờ ngốc, thế
gian chê cười, nhưng trong Phật pháp lại là trí huệ, dễ tiến bộ hơn.
Hỏi
: Hành giả tham thiền nên đối xử với mọi người như thế nào ?
Đáp : Pháp An Tâm của
Tổ Đạt Ma nói :" Ghi nhớ phân biệt là việc bên chảo dầu sôi, lò
lửa than", ghi nhớ phân biệt là thức, không ghi nhớ phân biệt là
trí. Hành giả tham thiền phải chuyển thức thành trí, không còn phân biệt
nữa, mới là giải thoát, mới là tự tánh hiện.
Nay nói đến vấn đề
này, tất cả nam là cha, nữ là mẹ, thật ra là thay phiên nhau làm cha mẹ,
thay phiên nhau làm con cái; người nào cũng từng là cha mẹ của mình, là
con cái của mình và ngược lại. Thay phiên lẫn nhau, không một người riêng
biệt độc lập, nên gọi là Tứ ơn : Ơn Phật, ơn cha mẹ, ơn sư trưởng,
ơn chúng sanh, mà ơn chúng sanh là bao gồm tất cả trong đó. Nay muốn báo
ơn, phải tham đến kiến tánh, tự giác giác tha, thì tứ ơn đền đáp đủ.
Hỏi
: Sự trì giới của Hoằng Nhất Luật Sư như thế nào ?
Đáp : Về vấn đề giới
luật, nhiều người dù mỗi nửa tháng tụng giới, theo giới luật hành
trì, nhưng thường sai phạm mà không hay. Trì giới được trong sạch gọi
là tịnh giới. Thời gần đây, người trì giới được trong sạch nhất là
Hoằng Nhất Luật sư, Ngài tu theo pháp môn Tịnh Độ, thâm tâm niệm Phật,
Phật tử gởi giấy cho Chùa để ghi chép những lời dạy của Phật, của
Tổ, ghi chép xong, số giấy thừa mặc dù còn rất ít, Ngài phải viết thư
báo cho Phật tử biết còn dư bao nhiêu, muốn sử dụng như thế nào, hoặc
muốn gửi trở lại. Phật tử trả lời là cúng dường cho ngài, ngài mới
dám sử dụng. Khi gởi tiền kèm trong thư từ, ngài cũng không chịu, cho việc
làm như thế là trộm cắp, - trộm cắp cước phí của bưu điện.
Ngài giữ giới trong sạch
như thế cũng chỉ nói là giữ ngũ giới trong sạch mà thôi, chứ không
dám nói là giữ được giới Sa Di, nên biết sự giữ giới rất khó và vi
tế.
Hỏi
: Chẳng cùng với vạn pháp làm bạn là người gì ?
Đáp : Câu hỏi này cũng
như các câu " Thế nào là Phật ?" , "thế nào là ý của Tổ từ
Tây Trúc sang ?" ... Dòng chảy ý thức ngày đêm hoạt động, làm che
khuất tướng mạnh, với những câu hỏi như thế, Tổ Sư thường trả lời
là :" Cục cứt khô", "ba cân mè". lời của Tổ trả lời
đều không lọt vào ý thức, tâm suy lường chẳng thể đến, thình lình cắt
đứt đường đi ý thức, khiến tự tánh hiện ra là ngộ. Hễ chậm trễ
một tích tắt liền lọt vào suy nghĩ phân biệt, nên không ngộ được.
Như Thiền sư Hoài Nhượng
đến tham vấn Lục Tổ, Tổ hỏi :" Vật gì đến như thế ?" Sư
trả lời không được, khởi nghi trải qua tám năm sau mới kiến tánh.
Lời của chư Phật
chư Tổ, ý không ở trong lời nói, nếu người nghe lĩnh hội ngay câu đó
là không có cơ hội được ngộ, gọi là " hướng thủ khởi xứ thừa
đương", là hiểu theo ý thức, tự cho là thông minh lanh lợi, chẳng biết
đã nghịch với tông chỉ Thiền tông.
Ngay nơi lời của Tổ,
hễ ngộ là ngộ liền, nếu không thì phát nghi, từ nghi đến ngộ.
Lời nói dù muôn ngàn
sai biệt, nhưng ý chẳng có khác, hễ pháp vô sanh thì làm sao sanh ra đủ
thứ lời nói, trăm điều lý lẽ, pháp đúng hay sai, mê hay ngộ ? Nay không
nên hướng vào lời của Phật của Tổ mà hiểu, nếu chấp vào đó cho
là thật, tức thành tà tông kiến giải.
Tăng
hỏi :. Lời nói thiền rất quan trọng, nếu không khéo trả lời thì phụ
lòng người hỏi. Vậy hôm nay con xin Hòa thượng cho một chuyển ngữ : Thế
nào là tất cả ngôn ngữ đều chẳng có nghĩa thật ?
Đáp : Trước hết, Sư
nói về "nghiên cứu" đã nghịch với Tổ Sư Thiền, Tổ Sư Thiền
chỉ cho thực hành, không cho nghiên cứu, ấy là sai. Lại, về vấn đáp. Tại
có bệnh mới có cái hỏi, mà ấy cũng là bệnh giả, đáp là thuốc, cũng
là thuốc giả. Phật Thích Ca có bốn thứ đáp, và một trong bốn thứ đáp
là không trả lời, gọi là trí đáp.
Hỏi : Vậy Hòa Thượng có thể lìa bốn câu đáp đó, cho một
lời nói vô vị không ?
Đáp : Tại sao lại muốn
đáp? Tại sao muốn lìa và không lìa ? Trong Kinh lăng Già, Đức Phật trả
lời mười mấy câu hỏi của ngoại đạo, chỉ bằng một câu thôi.
Ví như ngoại đạo hỏi
: tại sao có trời đất vũ trụ ?
Phật nói : Đó là thế
luận thứ nhất.
Hỏi : Phật có trước
hay pháp có trước ?
Phật nói : Đó là thế
luận thứ hai..
Vì các câu hỏi đều
không đúng, chỉ là thế luận của ngoại đạo mà thôi.
Hỏi
: Con thấy dù là ngoại đạo hay chánh đạo cũng có thể tham thiền được
?
Đáp : Phải, nhưng tham
thiền phải đúng theo tông chỉ Tổ Sư Thiền, mà khởi tâm của Sư đã
nghịch với Tổ Sư Thiền rồi, do tâm chấp quá nặng, nên không thích hợp
tham Tổ Sư Thiền. Nhiều người muốn khoe tài về sự hiểu biết của
mình, thắng được người này người kia, hoặc cho rằng "câu hỏi của
tôi đã khiến các vị Hòa thượng Tôn túc trả lời không được",
như thế là tu theo ngã chấp, nên Đức Phật không trả lời.
Phật pháp không phải
để tranh luận, để so sánh cao thấp, vì tất cả đều nằm trong đối đãi,
hễ pháp sư nào chỉ giảng được hai câu là phải đọa địa ngục, mà
pháp sư giảng thấu ba câu, người nghe không thấu qua được, lổi tại
người nghe chứ chẳng tại pháp sư. Chánh pháp là không tranh cãi, Lục Tổ
nói :" Chẳng đồng với chánh kiến, chấp tay khiến hoan hỷ", chỉ
có vậy thôi.
Tổ Sư dùng các thủ
đoạn chỉ là phương tiện tạm thời để phá chấp đối với đương
cơ, không qua sự tác ý, đâu phải lời nói ra có sự nhất định và chơn
lý ? Nay sư đọc qua các công án, bắt chước thủ đoạn của Tổ, ấy là
đọa địa ngục , vì chưa đến được chỗ đó mà muốn ăn cắp của
người ta để sử dụng, Kinh Kim Cang nói là " Dùng âm thanh cầu ngã,
là người hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai".
* Khai thị cô Diệu Thuật
đang bệnh nặng:
- Cô đã xem cuốn Tâm
Kinh Lược Giải, biết sanh tử không có thật, cho nên, không cần cầu hết
bệnh, có cầu ắt phải khổ, ảnh hưởng sự tham thiền. Muốn chấm dứt
cái cầu, phải saün sàng khi nào chết cũng được, như vậy tâm mới được
nhẹ nhàng . Vô sở sợ thì thân tâm thanh thản, nếu nghiệp mình nhẹ , bệnh
sẽ mau hết, nếu có nghiệp nhân thì tùy nghiệp thôi, hễ chết giờ phút
nào cũng được, không cần lo sợ, buông cả đầu óc, buông cả thân tâm,
cũng như người tập bơi lội, buông nhẹ thân tâm thì tự nhiên không bị
chìm.
- Có hai điều : Một là
tin tự tâm saün đủ năng lực thần thông trí huệ, bằng như Phật Thích
Ca, chẳng kém chút nào; hai là khởi lên nghi tình tham tới mãi, dùng cái
không biết chấm dứt tất cả biết, chỉ một đống hầm sâu đen tối,
ngoài ra không biết tới cái khác.
Mục Lục
| Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6