Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

DUY LỰC NGỮ LỤC
QUYỂN THƯỢNG (TỪ NĂM 1983 - 1989)
Ban Văn Hóa Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ chí Minh Thực Hiện
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội P.L.2545 - D.L. 2001


PHẦN 4 (CUỐN 31 - 50)

Khi gặp cảnh khổ của chúng sanh , con không khỏi xúc động và nổi lòng từ bi, đúng hay sai ?
Hành giả tham thiền gặp duyên làm việc bố thí, chẳng nghĩ thiện cũng chẳng nghỉ ác, như thế được không ?
Trường hợp trong nhà cần sử dụng thuốc ngừa mối mọt , nhưng rủi nó bị chết có mang tội không ?
Con đang tham câu "Niệm Phật là ai", nay muốn đổi qua câu khác, được không ?
Tham thiền đến lúc mãnh liệt rồi phải làm sao ? Đúng hay sai ?
Đang tham thoại đầu xen vào "Vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ", được không ?
Con người sống để làm gì ?
Thế nào là niệm mà chẳng niệm ?
Thế nào là niệm trước chẳng sanh,niệm sau chẳng diệt ?
Sư phụ nói cần phải có sự ngộ nhập để làm chủ cái thân ngũ uẩn này, vậy ngộ nhập cái gì ?
Nay con biết tất cả đều giả tạo, không theo nó, vậy có đúng không ?
Muốn lìa pháp đối đãi phải làm sao ?
Trí Bát nhã của con ở tại nơi con hay ở tại Đa Bảo Tháp ?
Để cho nghi tình vỡ, có cần gặp thiện tri thức không ?
Sanh diệt đã diệt, tịch diệt làm vui
Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói :" Một niệm trí huệ thì Bát nhã sanh, một niệm ngu muội Bát nhã diệt", làm sao biết là một niệm trí huệ hay một niệm ngu muội ?
Bài Vô Tướng Tụng trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói :" Muốn ngộ Đại thừa thấy tự tánh, kính lễ tri thức chí tâm cầu", Sư phụ giải thích là "cầu nơi chẳng cầu gọi là chí tâm cầu". Vậy thế nào là cầu nơi chẳng cầu ?
Đối với pháp tham thiền và việc làm hàng ngày, làm thế nào tâm vô sở đắc ?
Trong bài Vô Tướng Tụng nói :" Nếu người thật chơn tu, chẳng thấy lỗi thế gian, nếu thấy lỗi của người, trái lại thành tự quấy. Người quấy ta chẳng quấy, thấy quấy thành tự lỗi . Nếu bỏ tâm chấp quấy, phiền não đều tan rã". Vậy làm sao bỏ được tâm chấp quấy ? Ấy là do tự tu mà được hay do học được ?
Tại sao Lục Tổ đã tự ngộ, còn phải gặp Ngũ Tổ giảng đến câu "Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" rồi ngộ thêm một lần nữa ?
Thế nào là đắc Bồ đề tâm ?
Tại sao nói giáo điển là việc hôm nay ?
Người hạ căn làm sao khỏi bị trận mưa lớn, mới tiến dần lên trung căn, thượng căn ?
Con người từ đâu đến ? Chết đi về đâu ? Tu kiếp này chưa giải thoát, sau khi chết quên hết rồi, kiếp sau làm sao tiếp tục ?
Người tham Thiền chúng con, đa số sai phạm vào đường lối thực hành tham Tổ Sư Thiền, vậy xin Sư phụ từ bi chỉ dạy thêm .
Tại sao tham thiền có một thời gian rất buồn ngủ, không thể cưỡng lại được. Mà trong Đường lối tham thiền thì nói là không đuợc đè nén vọng tưởng, vậy phải làm sao ?
Trong quá trình tập tham, con thường có những nỗi lo âu và thắc mắc, nhưng không biết đó là gì ? Xin Sư phụ từ bi chỉ dạy.
Lúc trước con bắt đầu công phu từ ba giờ khuya, nhưng gần đây mới chỉ mười hai giờ hoặc một giờ khuya là con đã thức giấc rồi, vậy có sao không ?
Tạo tất cả tội, làm sao được kiến tánh ?
Nếu pháp đã không thì ai cần tu đạo ?
Tín tâm bất nhị, nếu tự tánh chẳng xứ sở thì dựa vào đâu ? Làm sao phát khởi tín tâm 
Phạm vi ngã chấp rất rộng, làm sao lấy chín chữ " Vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ" để phá ?
Thiền sư Minh Bổn trong cuốn Trung Phong Pháp Ngữ có dạy :" Ngoài thoại đầu ra không riêng có sanh tử, ngoài sanh tử ra không riêng có thoại đầu" là thế nào ?
Có một hành giả đang công phu đắc lực, được mọi người khen ngợi, khiến ngã chấp nổi lên, phiền não ập đến, đánh mất công phu, lại đổ lỗi cho mọi người xung quanh chướng ngại công phu của mình. Ghét luôn cả chính mình, muốn trốn đi một nơi hẻo lánh để bỏ thân xác này. Nhân sự việc kể trên, xin Sư phụ khai thị thêm cho chúng con.
Làm sao "hữu tình vô tình đồng thành Phật đạo "?
Hư Vân Thiền sư có nói :" Thiền và Tịnh là một; tham thiền cũng là câu thoại đầu, niệm Phật cũng là câu thoại đầu", nghĩa là thế nào ?
Thế nào là nghi tình tức tự tánh, tự tánh tức nghi tình ?
Làm thế nào khiến nơi nào cũng thiền đường, ở đâu cũng thiền thất, để công phu được đắc lực ?
Có thể biết thêm kinh nghiệm của chư Tổ để tăng trưởng lòng tin ?
Tại sao Kinh nói "Vô tướng mới thấy tánh, vô niệm mới thấy tâm"?
Một vị tăng trình lên công phu của mình và hỏi : . Sau một thời gian công phu, khi có người hỏi về điều gì, tự nhiên tuôn trào những thơ kệ, rồi có lúc tham đến không biết giờ ăn giờ ngủ. Mấy lần đem công phu trình hỏi Sư phụ, Sư phụ không trả lời cũng không gật đầu. Lúc đầu con nghi đó là thủ đoạn của Sư phụ, nhưng đến nay thì hết nghi. Đối với những kinh kệ và ngữ lục của chư Tổ , bây giờ phát sáng lên, và biết đó là tự tánh saün có, khi vô minh phai mờ thì con được tự tại. Đối với sự chẳng hứa khả của Sư phụ, con lĩnh hội rằng :" Kiến sắc phi chơn sắc, văn thinh phi thị thinh", vậy có đúng không ?
Tăng nói : Nay con đã bỏ hết tất cả những thơ kệ trong khi tiếp chuyện, con trình công phu là để thể hiện do công phu nên đối với những cảnh nghịch duyên, lăng mạ của người khác, con chẳng những không sanh tâm sân hận, trái lại rất tự tại và thấy thương cho họ.
04-2
Tại sao phải tham thiền ? Mục đích tham thiền là gì ?
Thế nào là ngũ đình tâm quán ?
Tu hành là muốn kiến tánh thành Phật, vậy có phải là có sở cầu, có sở đắc không ?
Đức Phật thường nói là "lời nói chơn thật", tức muốn chỉ cho người kiến tánh là phải qua tướng. Còn Sư phụ thì nói là lời Phật không chơn thật, vậy có phải Đức Phật lừa gạt người ta ?
Nói "Tâm không" thì Không đó về đâu ?
Cái gì đã chướng ngại cho sự vào đạo ? Làm sao khắc phục ?
Thế nào là "Lấy vô trụ làm gốc, vô tướng làm thể, vô niệm làm tông" ?
Pháp môn Tổ Sư Thiền nên tu xuất gia hay tại gia ?
Hòa Thượng Bác Sơn trong Tham Thiền Cảnh Ngữ nói đến ba thứ bệnh :" Chấp thành bệnh, trước thành ma, kế thành ngoại đạo" là như thế nào ?
Thế nào là hiện tại chẳng trụ ?
Thế nào thâm tín tự tâm ?
Thế nào là KHÔNG và CÓ ?
Tại sao càng hiểu thiền hiểu đạo thì ngã chấp càng cao ? lại, tham thiền lúc nào cũng cảm thấy sắp kiến tánh đến nơi, làm sao phá được ngã chấp đó ?
Con thiết nghĩ, khi hành giả đề câu thoại đầu khởi lên nghi tình là phá ngã chấp, sở dĩ ngã chấp còn tồn tại là do công phu tham thiền chưa miên mật. Bởi một khi có ai nói câu gì khiến mình nổi tâm sân, liền tự hỏi ngay câu " Khi chưa có trời đất ta là cái gì ?" Cảm thấy còn không hiểu mình là cái gì thì lấy gì để sân ? Có sân giận là còn chấp cái thân , tâm này là ta. Nên khi đề câu thoại đầu lên là giúp được hành giả phá ngã chấp, chứ chẳng phải tìm cầu cái gì hơn. Hiểu như vậy có đúng hay sai ?
Tại sao Triệu Châu nói "Lão tăng ba mươi năm chẳng tạp dụng tâm, mặc áo ăn cơm là tạp dụng tâm "?
Mặc dù cảm thấy sự tham thiền là quý, nhưng tâm chúng con vẫn thích đi cúng dường hoặc làm đồ cúng dường, khi cúng dường xong con lại cảm thấy tác ý quá mức, nên cũng dẹp bớt phần nào, vậy có đúng không ?
Phước duyên đại chúng hội tụ để được nghe pháp như thế không thể có mãi, nhưng Ngài Lục Tổ nói :" Mọi loài tự có đạo, mỗi mỗi chẳng ngại nhau", làm sao có thể tiến tu không bị ngoại cảnh chướng ngại, một ngày nào đó không còn được nghe pháp âm của Sư phụ ?
Thế nào là ngũ chu lục tướng trong kinh Hoa Nghiêm ?
Có một hành giả tham thiền, khi bỏ hết tất cả tìm đến chỗ vắng lặng để tham thì dâm tánh nổi lên, vậy phải làm sao ?
Nhiều người lấy lời dạy của ngài Bá Trượng nói " Một ngày không làm, một ngày không ăn " để làm phương châm, nhưng con thiết nghĩ, đạo chẳng ở chỗ làm hay không làm, như Thiền sư Trung Phong nói :" Nếu người tham thiền bỏ công phu của mình, dầu cho làm trăm việc, đều là bên bờ sanh tử ", vậy phải làm sao ?
Tham Thoại đầu có phải việc của ngày hôm nay ?
Bửu Tạng Luận nói :" trong trời đất có một bảo vật", hành giả tham thiền cứ nhìn vào chỗ hầm sâu đen tối ấy, một ngày nào đó có thể đạt được bảo vật đó không? Lấy gì để làm chắc ?
Làm sao mới thấy được bản tâm bản tánh của mình ?
Thế nào là pháp thân thường trụ mà chẳng trụ ?
Kinh Kim Cang nói "Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc", vậy tín tâm là tin cái gì ?
Tại sao tham thiền không được tìm hiểu ?
Đức Phật đã nói "thuyết pháp 49 năm chưa từng nói một chữ", vậy câu thoại đầu thì sao ?
Ngài Vĩnh Gia nói " Đang khi dụng tâm mà không có tâm để dùng" là thế nào ?
Có người thân lâm chung, hành giả tham thiền phải làm gì để hổ trợ ?
Phật pháp không phá hoại pháp thế gian, hành giả tham thiền một niệm cũng chẳng khởi, rất nghịch với pháp thế gian, vậy phải làm sao mới không phá hoại pháp thế gian ?
Có người cho là "để tâm bình thường trong hiện tại, không chạy theo ngoại cảnh , cho niệm hiện tiền đó là chánh niệm", đúng hay sai ?
Một số hành giả hay nói là công phu rất đắc lực, nghi tình nổi lên ùng ùng. vậy có phải đã đến thoại đầu ?
Thế nào là trên đầu một chữ Như ?
Kinh Lăng Nghiêm nói "Luân hồi sanh tử cũng do lục căn, giải thoát tự tại cũng do lục căn", vậy tham thiền khởi nghi tình có thu nhiếp lục căn không ? bằng cách nào ?
Thế nào là "Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn" ?
Mục đích của hai thời công phu là gì ?
Khi xưa con nghe giảng kinh Pháp Hoa, đến phẩm Đa Bảo Tháp, theo sự hiểu biết của con, Đa Bảo Tháp là danh từ dụ cho tự tánh, do một niệm bất giác, chúng con xa lìa căn nhà tự tánh, nay muốn trở về, nên con hỏi vị thầy giảng : "Làm sao trở về Đa Bảo Tháp? Trên đường trở về, thế nào cũng gặp nhiều chướng ngại, con có phải cầm sẳn trong tay cây gươm trí huệ mới quay về được ?
Thiền sư Trung Phong nói " Phải lấy việc sanh tử làm mối nghi", vậy việc nghi sanh tử và nghi thoại đầu là một hay là hai ? Có phải chính vì mối nghi sanh tử nên phải tham câu thoại đầu ?
Thế nào là chiếu soi tự tánh ?
Tu mà không cầu thì tu để làm gì ? Phải cầu giải thoát đến chỗ không chấp thật. Nhưng Sư phụ lại dạy là "vô sở cầu, vô sở đắc, vô sở sợ", vậy là thế nào ?
Câu chuyện Tề Hoằng Công và thợ đẽo bánh xe như thế nào ?
Vậy xem kinh học Phật để làm gì ?
Tham thế nào để khỏi phỉ báng Phật pháp ?
Đề Bà Đạt Đa có mật hạnh gì ?
Tại sao ngài Lai Quả nói " một nén hương tiêu được đấu vàng "?
Đề câu thoại đầu khởi nghi tình không cầu không đắc, vậy có ảnh hưởng đến vong linh những người quá cố không ?
Thế nào là mua bán Như Lai ?
Vậy thì chúng con phải làm gì khi gia đình có người chết ?
Nhiều người cho là nhờ có đám tụng làm nhân duyên, khiến mọi người biết đến chùa lạy Phật, đúng hay sai ?
Nếu không cho đọc Kinh sách, thì những bộ kinh để làm gì ?
Thượng Tọa ngồi đây thuyết pháp là có trụ và có cầu không ?
Các pháp môn khác đều có khẩu quyết tương truyền, còn Tổ Sư Thiền thì sao ?
Người đời thường nói " Tâm tịnh thì Phật độ tịnh", thế mà Lục Tổ lại nói "Trụ tâm quán tịnh là bệnh, chẳng phải thiền". Vậy làm thế nào cho tâm được tịnh mà không phải bệnh ?


Mục Lục | Phần 1 | Phần 2 | Phần 3 | Phần 4 | Phần 5 | Phần 6

 


Vào mạng: 1-3-2002

Trở về thư mục "Thiền Phật giáo"

Đầu trang