LỜI CÁO BẠCH
Bộ kinh NHƯ LAI VIÊN GIÁC các tiền bối cổ kim có
lẽ vì y theo khuôn sáo trước mà các Ngài thường phân chia thành
nhiều quyển từ 2, 3, 4, 5 hay nhiều hơn thế nữa. Riêng tôi, tôi
nhận thấy sự phân chia ấy không đem lại hiệu quả gì, mà chỉ thêm
phần hình thức rườm rà vô bổ. Sự kiện then chốt của toàn kinh
là mười hai vị Bồ tát thay mặt Viên Giác Hải Hội nêu lên những
câu hỏi để cầu Phật chỉ dạy. Ył nghĩa nội dung những câu hỏi có
thể thu nhiếp trong hai mục đích yêu cầu:
- Học phương pháp tu mà đức Phật và thập phương chư Phật đã tu
và được thành Phật.
- Cầu Phật giải phẫu chứng bệnh "chấp" và bệnh
"nghi" và cầu Phật chỉ dạy phương pháp ngăn ngừa các
chứng bệnh đó cho Bồ tát và chúng sanh tu hành hậu thế.
Hai mục đích yêu cầu xuyên qua mười hai đề tài nghi
vấn của mười hai vị đại Bồ tát, được Phật khai thị cặn kẽ rõ
ràng, khiến cho trình độ tiếp thu chánh pháp của thính chúng được
nâng cao liên tục. Với nhận xét đó, tôi thấy sự phân chia ra
nhiều quyển, không cần, cho nên tôi chỉ rút một câu hoặc những
từ có ý nghĩa then chốt, trọng tâm của đề tài được Phật khai
thị, tôi đặt thành "Tiểu đề" của đề tài đó. Và mỗi
đề tài nghi vấn của một Bồ tát, tôi kể đó là một chương. Ví
dụ:
Chương Một
PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA.
Chương Hai
LY HUYỄN TỨC GIÁC GIÁC TỨC THÀNH PHẬT
Như vậy trọn bộ kinh nầy có tất cả 12 chương, mà
không phân chia số quyển. Mong sao người đọc nhận ý quên lời để
giảm nhẹ bệnh hình thức, câu nệ khuôn sáo biến kế danh ngôn.
- "Nhất thiết tu đa la giáo
- Như tiêu nguyệt chỉ".
Lại có thơ rằng:
- "Không môn bất khẳng xuất
- Đầu song giả tự si
- Bách niên toàn cố chỉ
- Hà nhật xuất đầu thì".
- Pháp sư: THÍCH TỪ THÔNG
- Kính cáo.
PHÀM LỆ
Bộ kinh NHƯ LAI VIÊN GIÁC gồm cả thảy 12 chương, khi
nghiên cứu kinh nầy kính mong độc giả lưu ý:
- Phần nguyên văn kinh được in chữ đứng, đó là phần dịch từ
kinh Hán tự ra Việt văn.
- Phần trực chỉ in chữ nghiêng để cho dễ phân biệt. Phần nầy do
bỉ nhân tôi đóng góp viết ra những điều tâm đắc bằng kiến
giải của riêng mình. Hy vọng phần trực chỉ sẽ giúp cho độc giả
manh mối để tư duy, gợi trí nhận xét trong tiến trình tìm hiểu học
tu theo con đường Phật.
- Đoạn kinh có nhiều ý, tôi đánh số 1, 2, 3, v.v
Đoạn có
đánh số là có tiềm ẩn ý nghĩa sâu xa. Tôi phân tích và triển
khai phần tiềm ẩn đó trong phần TRỰC CHỈ sau chương đó.
- Ở phần TRỰC CHỈ cũng được đánh số 1, 2, 3, v.v
Số ở
phần nầy ứng hợp với số ở phần kinh văn trên. Ví dụ: số 2
ở phần TRỰC CHỈ diễn đạt ý nghĩa tiềm ẩn của đoạn số 2 ở
phần kinh văn. Ngược lại, ở phần kinh văn thấy có đánh số 2
tức là đã có diễn đạt ý nghĩa tiềm ẩn của đoạn kinh đó ở
sau chương trong phần TRỰC CHỈ.
Mấy lời kính cáo, mong độc giả lưu tâm.
Ngày nào chúng ta còn sống là còn phải học
"HỌC, HỌC NỮA VÀ HỌC MÃI".
- Pháp sư: THÍCH TỪ THÔNG
- Cẩn bạch.
Tựa
| Cáo bạch và phàm lệ | 1 | 2
| 3 | 4 | 5
| 6 | 7 | 8
| 9 | 10 | 11
| 12