1. Kinh này tôi nghe một thuở nọ đức Phật trụ
trong chánh định Đại Quang Minh Tàng. Bấy giờ, thân tâm Như Lai vắng
lặng, bình đẳng như hư vô, tùy thuận cảnh giới bất nhị. Các cõi
nước thanh tịnh đồng thời hiển hiện trong bối cảnh trang nghiêm ấy
và có cả mười vain đại Bồ tát vân tập thành một hải hội
đông vầy. Những bậc thượng thủ trong hành Bồ taut gồm có:
Bồ tát Đại Trí Văn Thù. Bồ tát Phổ Hiền. Bồ
Tát Phổ Nhãn. Bồ tát Kim Cang Tạng. Bồ tát Di Lặc. Bồ tát Thanh
Tịnh Tuệ. Bồ tát Uy Đức Tự Tại. Bồ tát Biện Aâm. Bồ tát Tịnh
Chư Nghiệp Chướng. Bồ tát Phổ Giác. Bồ tát Viên Giác. Bồ tát
Hiền Thiện Thủ cùng các quyến thuộc đồng nhập chánh định BẤT
NHỊ.
Bấy giờ Bồ tát Văn Thù Sư Lợi đảnh lễ
dưới chân Phật rồi đi quanh ba vòng, quỳ gối chấp tay thưa:
2. Bạch Thế Tôn ! Các hàng Bồ tát phát tâm thanh
tịnh cầu học Đại thừa phải tu tập thế nào để tránh được các
bệnh chấp và những chúng sanh hậu thế phải làm sao để khỏi rơi
vào tà kiến ! Cúi mong Như Lai thương xót đại chúng trong hội nầy
mà dạy cho chúng con về PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA
từ lúc khởi đầu !
Đức Phật bảo: Văn Thù Sư Lợi ! Lời hỏi của ông
rất có ý nghĩa. Oâng vì các Bồ tát và chúng sanh đời sau mà hỏi
về PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA. Đó là một vấn đề
rất hệ trọng Như Lai sẽ vì các ông mà nói:
3. Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Đấng Vô Thượng Pháp
Vương có pháp môn Đại Tổng Trì tên VIÊN GIÁC. Từ VIÊN GIÁC lưu
xuất chân như thanh tịnh, Bồ đề, Niết bàn. Các Ba La Mật môn để
dạy cho Bồ tát đều lưu xuất từ VIÊN GIÁC ấy.
Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI
TU NHƠN ĐỊA LÀ SỬ DỤNG QUÁN TRÍ VIÊN GIÁC SOI RỌI CHÂN LÝ VIÊN
GIÁC, DO VẬY MÀ KHÔNG SANH KHỞI VÔ MINH GỌI LÀ THÀNH PHẬT ĐẠO.
Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Các ông nên biết ! Vô minh
vốn không là gì cả. Chỉ vì tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến
giờ quá nhiều điên đảo, ví như người mất trí nhận sai phương
hướng, đông tây trái chỗ, nam bắc lộn tên; vọng nhận tứ đại
cho là cái tướng tự thân, bóng dáng lục trần cho là cái tướng
tự tâm. Thực chất họ như người bị bệnh mắt. Vì bệnh mắt mà
thấy có vành trăng thứ hai bên mặt trăng duy nhất.
Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Hư không vốn không có hoa
đốm, người bệnh mắt vọng nhận là có. Do vọng nhận cho nên không
những hiểu sai về tự tánh của hư không mà còn lầm cho rằng hư
không là chỗ sanh ra hoa đốm. Cũng như vậy, luân chuyển sanh tử chỉ
là sự vọng nhận và vọng thấy trong VIÊN GIÁC TÁNH thanh tịnh. Vì
vậy, cho nên gọi đó là VÔ MINH.
4. Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Vô minh không có thực
thể. Chúng ví như sự việc trong mộng, khi mộng thì không phải không,
lúc tỉnh thì chẳng có gì. Hoa đốm khi diệt mất trong hư không nhưng
không thể nói có diệt, vì nó không có thật sanh. Cũng vậy, tất
cả chúng sanh ở trong chỗ không sanh, vọng thấy có sanh, ở trong chỗ
không diệt vọng thấy có diệt, thế cho nên gọi là luân chuyển sanh
tử.
5. Nầy, Văn Thù Sư Lợi ! Nhơn Địa của Như Lai trong khi
tu VIÊN GIÁC đại định thường vận dụng trí tuệ để BIẾT và BIẾT
vô minh vốn không, không có thật tánh, chúng như hoa đốm có trong
hư không. Do vậy, không còn lầm nhận về tướng thân tâm cho nên
không thấy có tướng thân tâm thọ nhận sự luân chuyển sanh tử.
Cái không ấy, không phải do gắng sức cố làm nó mới không mà
tánh bản nhiên của nó tự không.
Tánh biết và tánh hư không, cũng như vậy. Biết mà
giống như không biết, không lưu giữ về ý niệm biết chủ quan. Tánh
hư không cũng không trụ chấp. Tánh biết và tánh không của hư
không cả hai đều vắng lặng, bấy giờ gọi là người TÙY THUẬN
GIÁC TÁNH THANH TỊNH.
Vì sao nói như thế ! Vì thực tánh của vạn pháp là
không. Vì tánh của vạn pháp bất động, vì trong Như Lai tàng không
có tướng đầu mối của sự sanh khởi và tướng chấm dứt của
sự tận cùng. Vì không có cái tri kiến phân biệt xen vào. Vì tánh
của pháp giới là chân như tròn đầy toàn diện, phổ biến mười
phương.
PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI TRONG KHI TU NHƠN ĐỊA là như thế.
Bồ tát tu học Đại thừa nên phát tâm thanh tịnh như
vậy. Chúng sanh đời sau theo đó mà tu sẽ không bị rởi vào tà
kiến.
Bấy giờ đức Thế Tôn tuyên lại nghĩa trên bằng
một bài kệ :
- Văn Thù ông nên biết.
- Tất cả chư Như Lai
- Nhơn địa thuở ban đầu
- Đều dùng trí tuệ giác
- Nhận rõ các vô minh
- Biết chúng như không hoa
- Mà được khỏi lưu chuyển
- Người mộng thấy việc mộng
- Khi tỉnh chẳng có gì
- Thể Giác như hư không
- Bình đẳng không động chuyển
- Giác khắp mười phương cõi
- Gọi là thành Phật đạo
- Các huyễn diệt không chỗ
- Thành Phật cũng không thành
- Vì tánh Giác viên mãn
- Bồ tát nương nơi đây
- Mà phát Bồ đề tâm
- Chúng sanh trong hậu thế
- Nương đây khỏi tà kiến.
TRỰC CHỈ
1. Qua nhận thức của Đại thừa thì Phật lúc
nào cũng trụ trong thiền định chứ không phải lúc sắp nói kinh
đức Phật mới trụ trong thiền định. Với mười tám pháp bất
cọng của Phật chứng minh cho điều đó :
1/ Thân không lỗi.
2/ Khẩu không lỗi.
3/ Ý không lỗi.
4/ Không có tư tưởng kỳ thị.
5/ Không có loạn tâm.
6/ Không lưu giữ tri kiến.
7/ Ý muốn độ sanh không giảm.
8/ Chánh niêm không giảm.
9/ Tuệ tâm không giảm.
10/ Tinh tấn không giảm.
11/ Xả ngã không giảm.
12/ Xả pháp không giảm.
13/ Thân hành động có trí tuệ.
14/ Khẩu nói ra có trí tuệ.
15/ Ý tư duy có trí tuệ.
16/ Trí tuệ biết đúng về quá khứ.
17/ Trí tuệ biết đúng ở hiện tại.
18/ Trí tuệ biết đúng ở tương lai.
Đại Quang Minh Tàng là tên của một thiền định. Trụ
ở thiền định Đại Quang Minh thì không có vô minh mê ám. Do vậy mà
thân tâm Như Lại tịch tĩnh và bình đẳng như hư vô. Bấy giờ tự
khắc các cõi Tịnh độ hiện ra.
"Có tâm tịnh thì có cõi Phật tịnh".
Muốn tu học Đại thừa cần phải phát chí Đại thừa.
Trí phải học theo Đại Trí Văn Thù. Hạnh phải học với Đại Hạnh
Phổ Hiền
2. Bồ tát Đại Trí Văn Thù cầu Phật chỉ dạy ba
điều:
1/ Cần có kiến giải thế nào để khi tu hành khỏi
vướng mắc vào "bệnh chấp".
2/ Phải học chánh pháp với ai để có thể tránh
được con đường tà kiến".
3/ Xin Phật dạy lại pháp hành của Phật trong lúc tu
nhơn.
3. Rằng PHÁP HÀNH CỦA NHƯ LAI KHI TU NHƠN ĐỊA, SỬ DỤNG
QUÁN TRÍ VIÊN GIÁC SOI RỌI CHÂN LÝ VIÊN GIÁC, DO VẬY VÔ MINH KHÔNG
SANH KHỞI, GỌI LÀ THÀN PHẬT ĐẠO.
Giáo lý "đốn ngộ" "đốn tu" "đốn
chứng" là vậy đó. Ý Phật dạy rằng con người vốn có cái
chân trí trong sáng, thanh tịnh, không có tội lỗi, đó là cái tánh
giác ngộ viên mãn vốn có của con người. Hiên tượng vạn hữu
cũng vậy, tánh của nó vốn thanh tịnh viên mãn không có nhiễm ô,
không có xấu xa. Đó là chân lý tự nhiên của hiện tượng vạn
pháp.
Dùng chân trí thanh tịnh soi rọi chân lý thanh tịnh, tâm
và cảnh đều thanh tịnh. Pháp hành của Như Lai khi tu nhơn chỉ có vậy.
Và do vậy vô minh không sanh khởi mà gọi là thành Phật đạo.
Nền giáo lý "đốn ngộ đốn tu" chỉ rõ nhân
vị của con người do con người quyết định và con người tối linh ư
vạn vật.
Ngài Quy Sơn nói:
- "Kim sanh tiện tu quyết đoán.
- Tưởng liệu bất do biệt nhơn.
- Tức ý vong duyên bất dữ chư trần tác đối.
- Tâm không, cảnh tịch chỉ vị cửu trệ bất thông".
(Tự mình định đoạt cuộc đời mình, dứt khoát
không do ai khác. Làm chủ tâm cảnh, cắt đứt căn trần, tự khắc
thân tâm cảnh giới thanh tịnh và tịch tĩnh bình đẳng như hư vô
Chân lý là như thế, xưa nay không biết là lỗi ở nơi người.)
4. Vô minh, nó không là gì cả. Nó là thứ huyễn
vọng không có thực thể. Mê thì vô minh tác động hoành hành.
Giác thì vô minh không có. Ví như hoa đốm trong hư không. Hoa đốm chỉ
có đối với người bị bệnh nhặm mắt. Người không bệnh nhặm
mắt không sao tìm thấy hoa đốm.
5. Phận sự của người tu hành giống như trách nhiệm
của người gác cửa. Thành công hay thất bại tùy thuộc ở một
chữ BIẾT.
Ơû chương nầy, Phật dạy Bồ tát Văn Thù hãy quan
tâm về chữ BIẾT. BIẾT để mà nhận biết vô minh, nhưng khi biết
được vô minh, hóa giải hết vô minh thì tánh biết và vô minh bị
biết đều buông bỏ hết, chỉ còn một thể giác thanh tịnh viên mãn.
Bấy giờ được gọi là người TÙY THUẬN VIÊN GIÁC TÁNH.
Sanh tử là diệu dụng tùy duyên của bản thể chân
như bất biến. Sanh tử không phải là việc đáng sợ. Thập phương
Bồ tát cho đến chư Phật Như Lai vẫn tùy nguyện vào ra sanh tử để
vun quén mãi cái nhân thành Phật cho mình.
Sanh tử do "vọng nhận" mới là thứ sanh tử
đáng sợ. Đây là thứ sanh tử khổ đau vì vọng nhận tứ đại
làm tướng tự thân, vọng nhận bóng dáng lục trần làm tướng
tự tâm của mình. Sanh tử nầy là con đẻ của vô minh, khổ não ưu
bi phát xuất từ "vọng nhận" thật sanh và thật tử