...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
- PHÊ BÌNH
KÝ SỰ HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT
- Của PHAN THIẾT (NGUYỄN KIM KHÁNH)
Thích Nhật Từ
Chương I
- Các Sai Lầm Căn Bản về Thuật Ngữ
- và Giáo Lý Phật Giáo
I. Các Sai Lầm về
Phiên A⭠và Dịch Nghĩa Thuật Ngữ Phật Học
Trong Hành Hương Đất Phật, có rất nhiều sai lầm về
thuật ngữ Phật học được ông Phan Thiết cóp-pi từ các tác phẩm viết
sai về Phật giáo. Các sai lầm nầy có thể chia thành ba nhóm chính,
theo ngôn ngữ mà nó bắt nguồn, đó là, sai lầm về thuật ngữ Hán Việt,
sai lầm về thuật ngữ Paali, và sai lầm về thuật ngữ Sanskrit. Bên cạnh
hàng loạt các sai lầm về các thuật ngữ Phật học bằng các thứ tiếng
Hán Việt, Paali và Sanskrit, ông còn vấp phải các sai lầm về thuật ngữ
Phật học bằng tiếng Anh, tiếng Thái, và ngay cả thuật ngữ của đạo Bà-la-môn.
Có vài trường hợp, cùng một thuật ngữ, có chỗ ông viết đúng và ở
chỗ khác, ông viết sai. Chẳng hạn, thuật ngữ "sammaa" của
tiếng Paali, ở trang 114, khi viết về bát chánh đạo, ông đã cóp-pi đúng,
nhưng trước đó, ở trang 103 (d.8) ông chỉ ghi là "samma"
trong cụm từ "samma-samadhi," vì ông nghĩ rằng "đây là hai từ
khác nhau"!
Dưới đây, xin nêu ra một số trường hợp tiêu biểu (nghĩa
là còn nhiều nữa) cho thấy ông Phan Thiết không nắm vững các thuật ngữ
Phật học, hoặc cố tình diễn dịch sai, để lạc dẫn người đọc. Người
viết chỉ liệt kê đơn thuần các điểm ông Phan Thiết viết sai, và đồng
thời liệt kê các cách viết đúng, để bạn đọc đối chiếu. Các sai lầm
về thuật ngữ khác không nêu ra hết ở đây, vì có thể làm bạn đọc
chán ngán. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ nêu ra trong các phần viết nhận định
về từng chương của hai tập Hành Hương Đất Phật.
Các Thuật Ngữ Sanskrit và Paali
1. Ca-diếp Ma-đằng trong tiếng Phạn là "Kaa'syapa
Maata"nga" mà ông Phan Thiết viết sai thành "Kacyapa
Matanga" và Trúc Pháp Lan là Gobhara.na Dharmaratna ông viết sai thành
"Dharma-Aranya" (I. 39, d.16-7).
2. "Prajana Paramita" viết đúng là "Praj~naa
Paaramitaa" thường được phiên âm là "Bát-nhã Ba-la-mật"
ông Phan Thiết viết sai thành "bát-nhã tâm kinh" (I. 52).
3. "Jetavana" có nghĩa là vườn (vana) Kỳ-đà (Jeta),
hay gọi tắt là Kỳ viên, ông Phan Thiết ghi sai thành "vườn Cấp-cô-độc"
mặc dù vườn này do Cấp Cô Độc mua cúng Phật (I. 53, d.9-10).
4. Kinh Kim Cang nói đủ là Năng Đoạn Kim Cang Bát-nhã
Ba-la-mật Kinh, tiếng Sanskrit viết là Vajracchedika
Praj~napaaramitaa Suutra, ông Phan Thiết viết sai thành "Vaja-Prajna-Paramita
sutra) (53, d.16).
5. "Chandogya Upanishad" ông Phan Thiết viết sai trật
tự thành "Upanishad chandogya" và "Swasanved Upanishad" thành
"Upanishad swasanved" (I. 53, d.5-6; 95, d. 19, 21).
6. Về tên của lục sư ngoại đạo, ông Phan Thiết đã viết
sai tên ông Go'saaliiputra thành Gosaleputra (I.73, d.19) và San~njayii
Vairatiiputra thành Sanjaya Vairatitra (I.73, d.23).
7. "Charvaka" viết đúng là Caarvaaka, có nghĩa là người
chủ trương hay theo chủ nghĩa duy vật, ông Phan Thiết hiểu sai thành
"kẻ vô thần" (I. 96).
8. Chữ "tam muội" là dịch âm của từ samaadhi
có nghĩa là định, ông Phan Thiết giải thích sai lệch thành "sản
phẩm của trí tưởng tượng" (I. 80, d.7). Ông lý giải sai lệch như
sau: "Phạn ngữ viết ‘samâdhi’tức là một vị Phật không có
thật, chỉ do trí óc thiền định bịa đặt ra" (I. 80).
9. Phật Tỳ-ba?hi (Vipassii) ông Phan Thiết viết
sai thành "Tỳ-bá-thi" (Vipassin). Phật Thi-khí (Sikhii),
ông Phan Thiết viết sai thành Phật Thi-khi (Sikhin). Phật Tỳ-xá-bà
(Vessabhuu), ông Phan Thiết viết sai thành "Vassbhu." Phật
Câu-na-hàm (Ko.naagama), ông Phan Thiết viết sai thành "Konagamana."
(I. 101, d.18-22).
10. Mahavagga có nghĩa là "đại phẩm" mà ông Phan
Thiết viết sai thành "Kinh Phạm Võng" (I. 7, d.8).
11. Ca-diếp trong tiếng Sanskrit là "Kaa'syapa" tiếng
Paali là "Kassapa" mà ông Phan Thiết viết sai thành "Kacyapa"
(I. 7, d.12).
12. Đại ngã Brahman mà ông dịch sai thành "cõi cực lạc"
(I. 8, d.6).
13. Thế Thân là Vasubandhu mà ông Phan Thiết viết sai
thành "Vasubandha" (I. 78, d.10).
14. Cưu-ma-la-thập là "Kumaarajiiva" mà ông Phan
Thiết viết sai thành "Kumarajva" (I. 78, d.14).
15. Bồ-đề-lưu-chi là chữ phiên âm từ tiếng Sanskrit
"Bodhiruci"mà ông viết là "Bodhigosha" (I. 125, d.10), có nghĩa
là Giác Âm.
16. Ông Phan Thiết không phân biệt được sự khác nhau giữa
các kinh "Nikaaya" và kinh A-hàm (Aagama): Kinh A-hàm là bản dịch
chữ Hán từ tiếng Sanskrit, Kinh Nikaaya được viết bằng Paali. Trường
A-hàm là "Diirghaagama" được ông viết lầm thành
"Digha Nikaya" [có nghĩa là "Diighanikaaya, Trường Bộ
Kinh], Trung A-Hàm là Maadhyamaagama, được ông viết lầm
thành "Mauhima Nikaya" [Majjhimanikaaya, có nghĩa là Trung Bộ
Kinh], Tăng Nhất A-hàm là Ekottarikaagama, được ông viết lầm
thành "Anguttara Nikaya" [A"nguttara-Nikaaya, Tăng Chi Bộ Kinh],
Tạp A-hàm là Sa"myuktaagama, được ông viết nhầm thành
"Samutta [thiếu Nikaya]," [Sa"myuttanikaaya, Tương Ưng Bộ
Kinh], và Tiểu Bộ Kinh được ông ghi thành "Tiểu A-hàm" và phiên
âm sai từ "Khuddaka-Nikaaya" thành "Khauddhaka nikaya." Cần
ghi chú thêm, trong hệ A-hàm chỉ có 4 bộ thôi, không có bộ thứ năm mang
tên là "Tiểu A-hàm." Ông Phan Thiết đã phịa ra thêm bộ này, cho
tương ứng với "Tiểu Bộ Kinh" của kinh điển Paali. (I. 51,
d.16-22).
17. "Vinaya Pitaka" có nghĩa là "luật tạng"
hay kho tàng nguyên tắc đạo đức" mà ông Phan Thiết ghi nhầm là
"Kinh luận" (II. 89, d.2, 31).
18. "Amitaabha" thường được phiên âm là A-di-đà
mà ông Phan Thiết viết thiếu thành "Di Đà" (I. 41, d. 23-4), có nghĩa
ngược hoàn toàn với A-di-đà.
19. Nhất thiết hữu bộ tiếng Sanskrit viết là Sarvaastivaada,
ông Phan Thiết viết sai thành "Saravàstiva?uot; (I. 49, d.5).
20. Về phương diện từ nguyên, chữ "Upanishad"
[Upani.sad] được kết hợp bằng 3 thành tố upa, ni và sad, và
có nghĩa là "ngồi xuống gần bên" (sitting down near). Nó hoàn
toàn không có nghĩa "ngồi gần đấng minh sư, nhờ minh sư mà biết
được chân lý" (I. 73, d.2-3), như ông Phan Thiết viết.
21. Vua Milinda chính là vua "Menander" ông Phan
Thiết viết sai thành "Memander" (I. 76, d.8). Kế đến Menander
không phải là vua "Indo-Greek" (I. 76, d.8, 15) mà là "Bactrian
Greek"
22. Ông bảo chữ "độ" trong chữ Phạn là
"paramitas" và cho chữ này có nghĩa "kẻ đưa đò qua
sông" (I. 134, d.8). Thực ra, chữ "s" trong từ "paramitas"
là hình thức English hóa theo kiểu số nhiều của danh từ, chứ không có
trong chữ Phạn. Do đó, chữ độ trong chữ Phạn chỉ là "paaramitaa"
không có "s" số nhiều đi sau. Chữ này vốn chỉ có nghĩa là
"toàn hảo" hay "tuyệt hảo" chỉ cho phương pháp thoát khỏi
khổ đau, sinh tử luân hồi, hoàn toàn không có nghĩa "kẻ đưa đò qua
sông."
23. Từ "nastik" viết đúng phải là "nastika"
và không hề có nghĩa đen là "vô thần" (I. 184, d.6) như ông Phan
Thiết đã sai lầm. Trong văn học triết học Ấn Độ, nó có nghĩa là
"người không tin vào tính thẩm quyền của kinh điển Veda" (one
who does not believe in the authority of the Veda). Nó được dùng với nghĩa
"phi chính thống" (heterodox), để ám chỉ cho 2 trường phái
triết học Miimaa"msaa, Saa.nkhya, v.v. . .
24. Kinh Hoa Nghiêm, tiếng Sanskrit viết là "Avata"msaka-Suutra,"
ông Phan Thiết viết nhầm thành "Avarasmaka" (II. 116, d.12).
25. Kinh Duy-ma-cật, tiếng Sanskrit viết là "Vimalakiirtinirde'sa-Suutra"
ông Phan Thiết ghi nhầm thành "Vimalakertimidesa" (II. 116,
d.12).
26. "Karma-yoga" trong Ấn giáo có nghĩa là "thực
hành lợi người không ích kỷ" (the practice of unselfish altruism),
ông Phan Thiết ghi là "hành động vì hành động" (II. 119, 22-3).
27. Núi Linh Thứu, tiếng Sanskrit viết là G.rdhrakuu.ta
(P. Gijjhakuu.ta), chứ không viết là "Grudhakuta" (II. 20, d.19).
Các Thuật Ngữ Hán Việt
1. Phật Tỳ-ba?hi mà ông Phan Thiết viết trật thành
Tỳ-ba?hi, tiếng Paali viết là Vipassii mà ông viết sai thành
"Vipacyi" (I. 7, d.12).
2. Quả "Tư-đà-hàm" ông viết sai thành "tu-đà-hàm"
(I. 16, d.17).
3. Áo nghĩa thư mà ông viết sai thành Ảo nghĩa
thư (I. 22, d.26).
4. Mệnh đề "Tôi nghe như vầy" tiếng Hán Việt viết
là "Như thị ngã văn," ông Phan Thiết viết sai thành "chúng
thị ngã văn" (I. 34, d.7; 192, d.6; II. 62, d.21-2).
5. Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh (Taisho Shinshu
Daizokyo), là ấn bản về toàn bộ kinh điển Phật giáo, khoảng 100 tập
khổ A-4, mỗi tập chiếm từ 750 đến 1000 trang, mà ông gọi là một
"trung tâm" (I. 41, d. 13).
6. Ông Phan Thiết đã viết sai một thuật ngữ phiên âm chữ
Hán Việt từ thuật ngữ Paali: "Samma-Sambodhi (Ta dịch là Tam-miêu
Tam-bồ-đề)" (I. 103, d.8). Thuật ngữ Paali "Sammaa-Sambodhi"
này được người Trung Quốc "phiên âm" mà không dịch nghĩa, (khác
với dịch, vì dịch hiểu nôm na là dịch nghĩa) thành "Tam-miệu
Tam-bồ-đề" chứ không phải Tam-miêu Tam-bồ-đề.
7. Để diễn tả chữ "tông phái", ông Phan Thiết
đã dùng từ "Phật." Thay vì viết là Phật giáo Nguyên thủy, ông
viết "Phật Nguyên Thủy" và Phật giáo đại thừa, ông viết
thành "Phật Đại Thừa" (I. 77, d.5, 18; 86, d.21; 91, d.14; 103, d.22;
136, d.1, 4, 26; 137, d.17, v.v. . .)
8. Thập Nhị Môn Luận được ông Phan Thiết viết sai
thành "Thập-nhị-luận" (I.78, d.5).
9. Thân tâm thường an lạc nghĩa là thân và tâm luôn
trong trạng thái an vui và hạnh phúc, mà ông viết là "Thanh tâm
thường an lạc" (I. 99, d.9; 123, d.18; 199, d.18), có nghĩa là "lòng
xanh hay lòng sạch (thanh tâm) thường an lạc."
10. "Diệt đế" trong Tứ diệu đế có nghĩa là
"chân lý về sự hết sạch các đau khổ (diệt = niết-bàn) mà ông định
nghĩa là "cắt dục" (I. 113, d.14), tức cắt bỏ ý chí hành động.
11. Thay vì là "vô sư trí" tức "trí tuệ
không học từ thầy" ông viết nhầm thành "vô-sự-trí"
(I. 132, d. 13), tức trí tuệ không có sự việc.
12. Vì không biết bốn yếu tố (bốn đại) là 4 phần thuộc
về tổ hợp sắc thân (sắc uẩn) nên ông Phan Thiết viết "hoặc tứ
đại cộng với ngũ uẩn cho các loài hữu tình" (I. 137, d.24).
Ngũ uẩn hay năm tổ hợp nhân tính đã đủ để diễn tả cho các chúng
sanh có sự sống, không cần phải nói dư bốn đại.
13. Ỷ ngữ có nghĩa là lời nói thêu dệt, lời bôm phồng,
mà ông ghi nhầm thành "nói ba láp" (I. 142, d.31).
14. Một trong ba nguyên tắc đạo đức của người Phật tử
theo lời Phật dạy là "thực hiện tất cả các điều thiện" (chúng
thiện phụng hành), ông ghi sai thành "chung thiện phùng
hành" (I. 142, d.18).
15. Ông Phan Thiết đặt ra thêm một quả vị mới, quả vị
"giác-duyên" vào kinh điển Phật giáo: "Danh từ nhà Phật
gọi là quả: quả tu-đà-hoàn, tu-đà-hàm, la-hán, giác duyên" (I. 142,
d. 14). Có lẽ quả "giác-duyên" này ông cóp-pi từ nhân vật sư Giác
Duyên trong truyện Kiều của Nguyễn Du quá! Trong câu trên, ông còn viết
nhầm lẫn quả Tư-đà-hàm (P. saka.daagaamii, S. sak.r.daagaami)
thành "Tu-đà-hàm," và A-la-hán (P. Arahat, S. Arhat)
thành la-hán. Nên nhớ, la-hán có nghĩa ngược hoàn toàn với
A-la-hán. Sự lầm lẫn này cũng tái xuất hiện: "giác-duyên" (I.
189, d.22), "La-hán" (I. 34, d.4; 142, d.14; II.31, d.26), và do không biết
chữ "s" sau chữ "Arhat" là hình thức Anh hóa cho số nhiều,
nên ông Phan Thiết đã viết kèm theo trong ngoặc kép "Arhats"
như thể một từ gốc.
16. "Trung bộ" mà ông cho đồng nghĩa với
"Trung đạo" (I. 157, d.20), hay "Thật ra chữ này trong Phật học
gọi là trung đạo" [sic] (I. 159, d.1-2). Từ trung bộ trong văn học Phật
giáo bằng chữ Hán Việt chỉ có nghĩa là "tuyển tập (bộ) các bài
kinh trung bình [về chiều dài]." Giả sử ông Phan Thiết có tự chế ra
nghĩa chữ "trung bộ" theo nghĩa, tông phái "đối lại hữu bộ
và không bộ" (I. 159, d.1) thì chữ "trung đạo" là con đường
vượt lên trên các thái cực và nhị nguyên, cũng không thể đồng nghĩa với
"tông phái chủ trương con đường này" được.
17. Ông Phan Thiết đồng hóa "Phật" với những
"lời của Phật dạy" làm một. Ông bảo "Phật là Pháp hay đảo
ngược lại Pháp là Phật" (I. 157, d.5).
18. Phật Vipassii (S. Vipa'syin) mà ông viết là
"Vipacyi" (I. 180, d.14). Tên của đức Phật này thường được phiên
âm là Tỳ-ba?hi, ông Phan Thiết viết nhầm là "Tỳ-bá-thi"
(I. 180, d.14, 18-20, 22). Vườn Nai là "Lộc dã" mà ông viết nhầm
thành "vườn Lộc-giả" (I. 180, d.20).
19. Ông Phan Thiết nhầm lẫn chữ Vô Trước thành
"Vô Trứ" (II. 6, d.18). Tên ngài bằng tiếng Sanskrit là
Asa"nga, chứ không phải là "Assangha" (II. 6, d.18).
Các Thuật Ngữ Khác
1. "Phra Chao Sip Chat" có nghĩa là "mười đời
trước của Phật Thích-ca" chứ không phải là "Mười thân Phật tổ"
(I. 37, d12-3).
2. "Cogito ergo sum" là tiếng Latin có nghĩa là
"tôi tư duy, nên tôi hiện hữu" (I think therefore I am) mà ông
Phan Thiết dịch sai thành "ngã ta có thật, ngã ta bất khả diệt"
(I. 15, d.11-2).
II. Các Sai Lầm Căn Bản về Phật Học
1. "Đúng ra lúc đầu giới luật chỉ áp dụng cho những
ai gia nhập tăng già vì giới luật là qui luật của tăng già áp dụng cho
các người xuất gia (tỳ-kheo). Sau khi Phật nhập diệt, mối đạo bành trướng
dưới triều đại Asoka, giới luật nới rộng ra cho cả kẻ không xuất
gia với chiết giảm ít nhiều. Giới luật cho tỳ-kheo nam và nữ khác nhau
và có khoảng 250 điều. Ưu bà tắt, ưu bà di (không xuất gia) chỉ cần giữ
ngũ giới, Sa-di (tu tập) giữ 8 giới" (tr. 143, d.6-13). Thực ra, ngay khi
Phật còn sống, giới luật Phật giáo chia làm 2 loại: loại dành cho người
tu và loại dành cho người tại gia, có gia đình. Giới cho các vị tỳ-kheo
là 250 giới và 348 giới cho tỳ-kheo ni, giới cho sa-di là 10, giới cho cư
sĩ tại gia là 5 giới và 8 giới.
2. Ông Phan Thiết nhầm lẫn và không phân biệt được Phật
Pháp Tăng, khi ông cho rằng Phật và Tăng chính là Pháp: "Phật Tổ và
tăng già theo Phật đều là những "pháp" [sic] đã giải thoát"
(tr. 144, d.26).
3. Nhầm lẫn khái niệm "cứu độ" của Phật giáo
với khái niệm "cứu chuộc" của Ky-tô giáo : "Phật không cứu
độ ai. Phật chỉ đường cho chúng sanh tự tu mà ra khỏi sanh tử luân
hồi" (tr. 145, d.4-5). Câu một và câu hai hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Bởi
lẽ, trong tinh thần của đạo Phật, "chỉ đường cho chúng sanh tự tu
mà ra khỏi sinh tử luân hồi" là cách "cứu độ" nhân bản nhất
và thật tế nhất.
4. Vì không biết được tinh thần độ sanh của Phật giáo
nguyên thủy nên ông Phan Thiết viết rằng tinh thần "giác tha" chỉ
mới xuất hiện vào thời của Phật giáo đại thừa. Ông viết như sau:
"Giáo lý tự tu, tự giác của Phật Tổ từ đây [thời điểm ra đời
của Phật giáo đại thừa] có bước ngoặc giác tha" (I. 144, d.24-5). Nếu
ông Phan Thiết biết rằng bài kệ bốn dòng mà ông trích ở trang 142 của
tập I, dạy tất cả mọi người (giác tha) về tinh yếu đạo đức
của đức Phật "không làm các hành vi xấu ác, thực hiện tất cả những
điều thiện và đạo đức, thanh tịnh tâm tư của mình, đây là lời dạy
của Phật" (Kinh Pháp Cú, kệ 183) là một trong các bài kệ quan
trọng và phổ biến nhất của Phật giáo nguyên thủy về tinh thần giáo dục
và giác ngộ nhân loại, thì có lẽ ông đã không phát biểu ngớ ngẫn như
thế. Nguyên tác Paali của bài kệ ấy như sau: Sabbapaapassa akarana"m /
Kusalassa upasampadaa / Sacittapariyodapana"m / Eta"m buddhaana saasana"m
//.
5. Ông Phan Thiết không phân biệt được ai là Phật và ai
là bồ-tát trong văn học Phật giáo đại thừa, nên ghi rằng Phật A-di-đà
cũng là một vị bồ-tát: "các đức Phật từ chối vào niết-bàn để
làm Bồ-tát độ sinh như Địa Tạng, Quán Âm, A-di-đà" (tr. 145,
d.24-5). Kế đến, ông còn sai lầm vì nghĩ rằng niết-bàn là một hành
tinh của các đức Phật "cõi niết-bàn" (tr. 145, d.27), nên mới viết
là "vào niết-bàn," thay vì chứng được niết-bàn. Kế
đến, văn học Phật giáo đại thừa không hề ghi "các đức Phật từ
chối vào niết bàn" mà chỉ ghi các vị Bồ-tát không vội chứng niết-bàn
cứu cánh như các đức Phật, tình nguyện dấn thân vào cuộc đời khổ
đau, để cứu độ chúng sanh đau khổ. Cũng cần nói thêm rằng, các vị Bồ-tát
đã đạt quả bất thối chuyển, nghĩa là không bao giờ bị tha hóa, hay
lui sụt trên con đường giác ngộ mà các ngài đã đạt. Xin nêu một ví dụ
cho dễ hiểu. Sự kiện các vị Bồ-tát không vội tu chứng quả Phật,
phát nguyện độ chúng sanh đang chịu nhiều đau khổ cũng giống như một
vị sinh viên đã tốt nghiệp cao học (MA, MSc, MEd., v.v. . .) nhưng không vội
đăng ký học tiến sĩ (Ph.D, Dlitt, v.v. . .), tình nguyện vào các lớp tiểu
trung học và cử nhân v.v… để giúp cho các học sinh và sinh viên tiến
triển về kiến thức như mình vậy.
6. Ông Phan Thiết cho rằng trong kinh điển của Phật giáo nguyên thủy
và tiểu thừa không hề đề cập đến hai đức tính đạo đức quan trọng
là "từ" và "bi." Sở dĩ ông cả quyết sai lầm như vậy là
vì theo ông "Trong Bát Chánh Đạo của Phật Tổ, tôi không thấy
Ngài đề cập gì đến chữ nhân hay lòng thương xót" (tr. 146). Rồi
ông gán ghép cho Phật giáo đại thừa "thêm vào Đại Từ, Đại Bi để
chủ trương sự cứu độ của chư Phật là vô bờ bến" [sic] (tr.
146). Sai lầm căn bản này là kết quả của một thái độ nghiên cứu thiếu
nghiêm túc, không hề đọc văn bản Paali và Sanskrit của Phật giáo, và cũng
không hề đọc các bản dịch tiếng Anh của Hội Thánh Điển Paali (Paali
Text Society) mà cả thế giới đều biết, nên mới viết liều lĩnh như
vậy. Bát chánh đạo là một phần trong bài kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkapavattana
Sutta). Đây là bài kinh giới thiệu về thực tại đau khổ của con người
và con đường chấm dứt vĩnh viễn các đau khổ đó. Trong một bài kinh đức
Phật không thể giới thiệu hết tất cả các học thuyết mới khám phá của
Ngài. Mỗi học thuyết thường được giới thiệu trong mỗi bài kinh
riêng. Điều này sẽ dễ hơn nếu ông chịu khó đặt câu hỏi "tại
sao các sách giáo khoa cho các học sinh lớp một trên thế giới không có
quyển nào nói về hình học không gian, vật lý, hóa học, nguyên tử học
v.v… cả? Lẽ ra các nhà giáo dục phải giới thiệu hết những thứ này
vào sách giáo khoa cho các học sinh chứ!" Các đức tính đạo đức cao
thượng như từ và bi được đức Phật giới thiệu trong nhiều bài kinh
khác. Một trong những bài kinh căn bản giới thiệu về từ và bi là Kinh
Từ Bi (Karaniya Metta Sutta) hay (Metta Sutta). Cũng cần nói thêm
rằng từ và bi là hai trong bốn trạng thái cao thượng của tâm, mà thuật
ngữ Phật học bằng Hán Việt thường gọi là "tứ phạm trú" hay
"tứ vô lượng tâm." Bốn tâm cao thượng này là (1) tâm từ (P. mettaa,
S. maitrii, loving kindness), (2) tâm bi (P. = S. karu.naa, compassion),
(3) tâm hỷ (P. = S. muditaa, sympathetic joy, altruistic joy), (4) tâm xả (P.
upekkhaa, S. upek.saa, equanimity). Bốn tâm cao thượng này được
Phật nói trong các kinh sau: M. I. 38, 297; M. II. 76, 195, 207, M. III.
146; S. IV. 296; A. V. 299, 344. Nếu ông Phan Thiết muốn nghiên cứu thật
sự, ông có thể tìm đọc ba tác phẩm mang tính giới thiệu sau đây: (1)
~Nnaamoli, Bhikkhu., The Practice of Loving Kindness. (Kandy: Buddhist Publication
Society, Wheel 7, 1987), (2) Nyanaponika Thera., The Four Sublime States. (Kandy:
Buddhist Publication Society, Wheel 6, 1993), (3) Narada Thera., Brahma Vihaara.
(Colombo: Vajirarama, 1962). Người viết tin rằng nếu ông Phan Thiết là người
có tinh thần của người nghiên cứu thực sự, khi đọc vào các bài
kinh nói về từ và bi được giới thiệu bên trên, thì ông phải cảm thấy
hổ thẹn nhiều lắm về các kết luận chụp mũ sai lầm của ông về đức
Phật và đạo Phật.
[Lời giới
thiệu] chương | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |
|
|