Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
PHÊ BÌNH
KÝ SỰ HÀNH HƯƠNG ĐẤT PHẬT
Thích Nhật Từ

Chương XI
"Có Không" = "Sắc Không,"
Lối Ngụy Biện "Đồng Âm Dị Tự"

I. Có Không: Chủ Đề của Hành Hương Đất Phật

Trong chương đầu của tập một (I. 7-27) và chương cuối của tập hai (II. 151-63), lợi dụng vào hiện tượng đồng âm dị tự trong tiếng Việt và Hán Việt, ông Phan Thiết đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khác nội dung làm một, để bôi bác giáo lý của đạo Phật. Hai khái niệm đó là (i) phủ định từ "không [có] (natthitaa) đối lập với có (atthitaa), và (ii) [tính] "không" ('suunyataa) tức tính không thực thể của mọi sự vật hiện tượng. Ngoài ra, ông Phan Thiết cũng vận dụng lối chơi chữ ngụy biện để đánh đồng hai khái niệm "khác nhau" khác có liên hệ mật thiết với hai khái niệm trên là "co?uot; (atthitaa) và "sắc" (ruupa). Có (atthitaa) là trợ động từ xác định, đối lập với "không có" (natthitaa), trạng từ phủ định. Sắc (ruupa) là thuật ngữ Phật giáo chỉ cho "vật thể, xác thân hay bốn yếu tố đất, nước, gió, lửa." Hai khái niệm này mang 2 nội dung khác nhau hoàn toàn, ấy thế mà ông Phan Thiết cố giải thích sai lệch cho chúng đồng nhau để xuyên tạc Phật giáo.

Từ "sắc không" với nghĩa "vật thể (sắc) và tính không thực thể, tùy duyên, vô ngã, vô thường (không) của chúng, ông Phan Thiết giải thích sai thành "có và không" để biến nó thành chủ đề ngụy biện, bài xích đức Phật và giáo pháp của đức Phật, như bạn đọc đã thấy trong các chương trên. Ông thừa nhận mưu đồ của ông như sau: "khởi đi từ lòng nghi ngờ ‘có không’ tôi [Phan Thiết] viết tác phẩm này để đi tìm cái không cái corong đạo Phật" (II. 151, d.4-5), hay "còn tôi [Phan Thiết] là kẻ đứng ngoài, viết bằng lòng nghi ngờ theo cách đặt câu hỏi ‘có không’ như chủ đề xuyên suốt của tác phẩm" (II. 14, d.12-3), hay "Có-không là chủ đề xuyên suốt của tác phẩm với hai quyển" (I. 21, d.22), hay lộ liểu và cụ thể hơn: "tôi [Phan Thiết] đang viết đây "Hành hương đất Phật" với chủ đề "đi tìm cái không cái có để nhìn rõ cái giải thoát" . . . Nguyên thủy đạo Phật chỉ là triết lý về cái có cái không khởi lên từ lòng nghi ngờ" [sic] (I. 19).

Đặt hướng đi trên một căn bản méo mó, sai lệch, thiển cận như vậy, ông Phan Thiết đã biểu tỏ sự khâm phục với cách viết ngụy biện, xảo trá, bôi bác Phật giáo của Ngô Thừa Ân và Trương Quốc Dũng: "Tôi không tài hoa như Ngô Thừa Ân tiền bối, cũng không sắc sảo như Trương Quốc Dũng hậu bối đi đường vòng phá Phật pháp" (II. 12, 20-1). Để đồng tình với cái sai lầm, bậy bạ của Ngô Thừa Ân, ông Phan Thiết viết: "Ngô Thừa Ân tiểu thuyết gia đời Minh ngộ ra rằng cái đạo giải thoát của Phật tổ cũng sa đọa, độc ác, các đệ tử nhà Phật cũng là bọn yêu ma quỉ quái, ông hạ bút viết Tây Du Ký chống lại" (II. 8, d.23-5). Để bày tỏ lòng hâm mộ cái sai lầm củaTrương Quốc Dũng, ông Phan Thiết đã đăng trọn Truyện Đường Tăng trong tác phẩm của mình (I. 11-2) và tán thưởng "nhà văn vô danh" (I. 15) này: "Trước ngưỡng cửa của lạc quốc Phật, ít người đặt lại vấn đề như ông Trương Quốc Dũng. Công thức vẫn là nghi ngờ có ---> không" (I. 19). Nhưng nếu ông Phan Thiết biết rằng mặc dù muốn chống phá Phật giáo qua ngòi bút ngụy biện quanh co của mình, Ngô Thừa Ân đã không thành công như ông muốn, vì trên thực tế, quần chúng thích Phật giáo hơn là ghét sau khi đọc và xem Tây Du Ky?và nếu ông cũng biết rằng chính Ban tổ chức cuộc thi và trao giải thưởng hạng nhất cho truyện Đường Tăng đã nhìn ra được sai lầm của mình, của Trương Quốc Dũng và của ban giám khảo, ngỏ lời xin lỗi giới đọc giả Phật giáo trên tạp chí Thế Giới Mới vào cuối năm 1994, thì có lẽ ông Phan Thiết đã không ngớ ngẩn "tâng bốc" quá lố bịt hai truyện bôi bác đạo Phật này [Xem thêm Kết Thúc của Tây Du Ký: Sự Chống Phá Phật giáo (1989) và Truyện Đường Tăng: Trò Bịp Bợm Văn Học (1994) của cùng tác giả]. Rồi thỉnh thoảng, dường như thấy được cái thất bại của Ngô Thừa Ân và Trương Quốc Dũng trong ngòi bút quanh co, bất thật, ông Phan Thiết đã công khai tuyên bố sự chống phá Phật giáo trực tiếp của mình, bằng lối xuyên tạc trực tiếp, đánh lận con đen các khái niệm đồng âm dị nghĩa:

Vì lẽ công [sic] tôi nói thẳng, không quanh co như Ngô Thừa Ân làm bộ tuyên truyền Phật pháp nhưng thực chất là bài đạo Phật. Lời nói thẳng thường khó nghe. Nó không uyển chuyển theo kiểu "Sắc bất dị không, không bất dị sắc" của chủ nghĩa hoài nghi ‘dường như, có lẽ, như tuồng…’ [sic]. Nó cũng không ba phải [sic] theo kiểu "sắc tức thị không, không tức thị sắc" của chủ nghĩa hư vô cho ra cái kết quả ‘ngô không ra ngô, khoai không ra khoai’ lơ lửng đứng ở giữa vừa có vừa không thường gọi là trung đạo [sic]. Trung đạo trong cái cảm chấp nhận được: yêu thật ít, yêu thật nhiều, yêu vừa vừa đều nghe được. Nhưng nếu trộn đường với muối thì nó sẽ ra cái gì? Tệ hơn trộn thuốc độc với thuốc bổ, chắc chắn không có trung dung, kẻ uống hỗn hợp kia chết là cái chắc! [sic]" (II. 10-1).

Đó là toàn bộ sai lầm và mưu đồ của ông Phan Thiết trong hơn 360 trang chống phá Phật giáo. Sau đây là phần vạch trần lối ngụy biện và mưu đồ xuyên tạc của ông.

II. Khởi Đi bằng những sự Sai Lầm

Khởi đi từ một quan niệm sai lầm cho rằng toàn bộ "triết lý của Phật Tổ là diệt ngã" (I. 14, d.1), ông Phan Thiết đã chụp mũ "Các phương pháp tu hành trong hầu hết các tông phái đạo Phật cũng thuyết lý diệt ngã [sic] tức là trở về với cái không [có]" (I. 14, 2-3), hay cụ thể hơn, gán ghép đạo Phật, đạo giác ngộ với đạo diệt ngã, để chụp mũ: "cái đạo diệt ngã của Thích-ca chẳng ai theo được" (I.20, d.28-9). Giáo lý đức Phật dạy diệt trừ tham ái (ta"nhaa), vô minh, chấp thủ, mà ông Phan Thiết cố tình viết sai thành "diệt ngã." Hơn nữa, một trong ba dạng của tham ái là tham muốn diệt ngã (vibhava-ta.nhaa) [hai dạng tham ái còn lại là tham muốn khoái lạc thân xác (kaama-ta.nhaa), và tham muốn hiện hữu (bhava-ta.nhaa)] là điều mà mà đức Phật đã khuyên chúng ta nên chặt đứt nó, thì ở đây ông Phan Thiết gán ngược lại cho đức Phật. Kế đến, giáo lý "vô ngã" (anattaa) trong đạo Phật chỉ nhằm thuyết minh tính không thực thể (non-substantiality) của ngã, tức do duyên khởi và vô thường, chứ hoàn toàn không có nghĩa là diệt ngã, như ông Phan Thiết đã áp đặt. Diệt ngã là một hình thức tự sát theo quan điểm của luật Phật giáo. Đức Phật Thích-ca cấm không được diệt ngã, nghĩa là không được tự sát.

Từ sai lầm căn bản trên, ông Phan Thiết đã không ngần ngại xuyên tạc giáo lý của đức Phật. Ông viết bát nháo như sau: "Dùng ngã diệt ngã [sic] sẽ cho ra một cái ngã khác. Cái ngã bị diệt là vòng xích xấu xí bằng sắt thì cái ngã mới là vòng xích đẹp đẽ bằng vàng, kim cương, thất bảo. Nhưng cả hai vẫn là cái xích trói cái ta vào hiện sinh của nó. Theo giáo lý Phật Tổ còn ngã là còn sinh, bệnh, lão, tử [sic] cho nên tất cả phương pháp tu hành đều vô ích, chẳng thể giải thoát ai khỏi vòng luân hồi khắc nghiệt" (I. 15).

III. Lối Ngụy Biện về "Có và Không"

Bằng lối ngụy biện về hai chữ có và không có, ông Phan Thiết cố tình viết sai lệch bản chất giáo lý của Phật Thích-ca: "Nguyên thủy đạo Phật chỉ là triết lý về cái có cái không [sic] khởi lên từ lòng nghi ngờ [sic]. . . Từ sự nghi ngờ dẫn đến phủ định sự hiện hữu của đấng Chí Tôn. Hệ quả: con người làm chủ số phận của mình, tự giải thoát lấy thân phận mình. Công thức: nghi ngờ có ---> không" (I. 19).

Từ chữ "không có" (natthitaa) với ý nghĩa đối lập và phủ định "cái có" (atthitaa) ông Phan Thiết đã ngụy biện, bỏ chữ "" theo sau, để đánh đồng v?i khái niệm "không" (S. 'suunyataa) tức "tính không thực thể" hay tính chất tương duyên, vô ngã, vô thường của mọi sự vật. Đánh đồng hai khái niệm hoàn toàn khác nhau như vậy để ông có cơ sở bóp méo giáo lý "không, giả, trung." Ông Phan Thiết viết ngụy biện như sau: "Danh từ nhà Phật gọi việc ấy là không quán [sic] ở giai đoạn thấp của hàng Thanh Văn. Lên cao hơn ở hàng Bồ-tát hoặc bậc Chánh đẳng chánh giác có giả quántrung quán. Tuyệt đỉnh là quán như huyễn nghĩa là phủ nhận luôn cả cái có cái không "sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc" như bài Bát-nhã tâm kinh" (I. 19-20). Trong đoạn trên, ông Phan Thiết viết và giải thích sai lệch hoàn toàn giáo lý "không, giả, trung" (2 câu đầu) và đánh đồng "cái không có" với "tánh không" tức không thực thể, và qua đó, giải thích bậy bạ về "sắc không" trong Bát-nhã tâm kinh. Trước khi phân tích lối ngụy biện xảo trá này, xin trích thêm các nhận định xuyên tạc của ông Phan Thiết ở chương cuối của tập II, để bạn đọc thấy rõ hơn mưu đồ chống phá đạo Phật của ông Phan Thiết.

IV. Đánh Đồng "Sắc Không" Thành "Có và Không Có" để Ngụy Biện rằng "Đạo Phật Đi từ Con Số Không Thành Ra Có"

Để xuyên tạc giáo lý của Phật Thích-ca chẳng có gì ngoài con số không, ông Phan Thiết đã đưa ra các ngụy biện sai lệch sau đây để lạc dẫn độc giả:

1. Cái rốt ráo của đạo Phật là "mặt trăng" tức sự an lạc của niết-bàn giải thoát, ông Phan Thiết bảo là "cái không hư vô." Ông viết: "Nhà Phật đã ngụy biện tối đa, cái rốt ráo là cái không, nhưng đạo Phật là có!" (II. 152, d.12-3).

2. Bằng lối ngụy biện lập lờ, ông Phan Thiết chưa hề đọc qua kinh Phật (I. 24) mà dám cho kinh điển Phật giáo là con số không: "khởi đi từ lòng nghi ngờ [tôi xin sửa lại cho đúng, "từ thái độ xuyên tạc"] tôi tra xét đến tận ngọn nguồn các chủ đề lịch sử trong đạo Phật từ kinh điển [dóc], giáo thuyết [chưa đọc kinh sao biết giáo thuyết], giáo tổ Thích-ca, lịch sử đạo Phật [sic]. Tôi đã thấy từ con số không, các người chủ trương ra đạo Phật làm ra có" (II. 152, d.20-3).

3. Giải thích sai bản chất giáo lý đạo Phật. Chẳng hạn, giáo pháp của đức Phật xây dựng trên "duyên khởi, vô thường, vô ngã, tứ đế" ông Phan Thiết bảo "xây trên lý thuyết về nghiệp" (II. 153, d.7). Từ sai lầm này, ông đi tới sai lầm khác, khi cho rằng "Tứ diệu đế là nghiệp, Bát Chánh Đạo là nghiệp" (II. 153, d.8).

4. Sự tu tập của sa-môn Gotama để thành Phật là một quá trình chuyển hóa tâm linh, đạo đức và trí tuệ mà ông Phan Thiết bảo đó là "ngẫu nhiên" nghĩa là không có tu tập gì cả: "đức Phật ngẫu nhiên mà thành Phật" (II. 154, d.4).

5. Trước lúc vô dư niết-bàn, đức Phật chịu nhiều "đau đớn về thân xác" chứ không hề "bị phiền não" mà ông Phan Thiết lại dám viết bậy: "đức Phật bị phiền não ghê lắm vì chứng kiết lỵ đã biến thân thành tháo dạ khiến cơ thể kiệt nước" (II. 154, d.13-5).

6. Tứ diệu đế là kiệt tác của sự chứng ngộ của Phật Thích-ca mà ông Phan Thiết lại xuyên tạc rằng đức Phật ăn cắp bản quyền tư tưởng của triết học Ấn Độ. Ông viết "Truy tầm nguồn gốc [chưa hề đọc kinh Bà-la-môn mà dám bảo truy nguồn, I. 24] thì nội dung của Tứ diệu đế cũng từ các nguồn đạo lý của người khác [đạo lý nào? của người nào?]. Chẳng có gì mấy thuộc đạo Phật, toàn là đạo lý có trước khi đức Phật ra đời hoặc là đạo lý người sau vay mượn của ngoại đạo [sic] tháp vào đạo Phật rồi bảo rằng đó là đạo Phật" (II. 155, d.2-6).

7. Ông Phan Thiết đánh đồng "tính không" ('suuyataa) với "cái không có" và "sắc" tức sắc thể hay vật chất nói chung, với "cái có" rồi lý giải bậy bạ về bản chất của đạo Phật. Ông viết, "không tức thị sắc. Từ không người ta làm ra có. Đạo lý biến thiên như cái áo đạo bào của tăng lữ: lúc đầu các sa-môn sống lõa thể [sic], sau mặc phấn tảo tức là dẻ rách lượm từ vải bọc thây ma [sic]. Nay tăng lữ mặc áo cà-sa mầu kim sắc khâu chỉ kim tuyến lấp lánh trông vừa đạo hạnh vừa oai nghiêm. Đạo lý lúc đầu đơn giản [sic] nay thành hệ thống cồng kềnh quán triệt kim cổ ôm cả triết học lẫn khoa học" (II. 155, d.12-6). Xin nói rõ ở đây, thời Phật có nhiều loại sa-môn. Các sa-môn lõa thể thuộc Kỳ-na giáo. Sa-môn Phật giáo không sống lõa thể. Đức Phật từng lên án cách sống ép xác cực đoan này. Kế đến, y phấn tảo không phải là "là dẻ rách lượm từ vải bọc thây" mà là từ dịch nghĩa của người Trung Quốc từ chữ "pamsukuulika-a"nga" có nghĩa là "mặc vải sờn cũ mà người đời chê bo?quot;

8. Vin vào cái đại ngụy biện xảo trá của mình, ông Phan Thiết cho đạo lý của Phật Thích-ca là ngụy biện; và với một vốn kiến thức ba phải, ông Phan Thiết cho rằng giáo pháp của Phật Thích-ca là ba phải. Ông viết như sau: "đạo lý của đức Phật và đạo lý của nhà Phật mang mầm mống ngụy biện. Nó có một phần chân lý nhưng nó vô dụng vì không dẫn ta đi đến đâu. Nó là mê lộ như vòng xoáy trôn ốc ở cả hai đầu cực tiểu và cực đại. Bảo rằng có cũng đúng, bảo rằng không cũng đúng, vừa có vừa không càng đúng hơn vì là trung đạo [sic]! Nói xuôi cũng lọt, nói ngược cũng trơn. Ai muốn hiểu thế nào thì hiểu, hành động thế nào cũng chẳng sao vì có tiêu chuẩn nào để đo lường đâu [sic]" (II. 155-6). Để phủ nhận các nhận định sai lệch này, xin trích ra đây một đoạn nhận định chính xác của ông Phan Thiết về đạo Phật, khi ông còn tỉnh táo, sáng suốt:

9. "đạo lý của Phật Thích-ca là đạo lý vị con người, vị nhân sinh. Đạo lý nhân bản nhất trong các đạo của nhân loại" (I. 129, d.5-6), hay:

10. "quả thật giáo lý của Phật Tổ là giáo lý nhân bản nhất giữa các đạo giáo có mặt trong xã hội loài người. Đó là đạo lý giải phóng con người theo nghĩa triệt để: mình làm mình chịu, chẳng có thần thánh nào can dự vào số phận của ta" (I. 122), hay:

11. "Ngài [Phật Thích-ca] là thủy tổ của thuyết nhân vị trước cả Khổng Tử, Jesus và các nhà nhân bản ở thiên niên kỷ chúng ta" (I. 185, d.10-11).

12. "Thái độ của Ngài [Phật Thích-ca] là thái độ thực tiễn và tri thức của Ngài là thượng trí" (I. 192, d.1-2).

13. "Phật Tổ thượng trí, Ngài gạt bỏ tất cả những cái ấy nên đạo lý của Ngài là đạo lý thuần khiết diệt khổ" (I. 194, d.26-8).

Vì bị chứng bệnh "tâm thần tái diễn" ông Phan Thiết cho rằng giáo pháp của Phật mà ông vừa khen ngợi hết mình ở những đoạn trưng dẫn trên, có nguy hại cho nhân sinh! Ông viết: "nếu áp dụng đạo lý này cho toàn xã hội thì kết quả đáng ngờ, xã hội sẽ mạt vì vô mục đích hay mục đích như huyễn!" (II. 156, d.12-4). Rồi ông mừng hụt rằng "Rất may đạo lý của Phật Tổ, đạo lý của nhà Phật chưa bao giờ áp dụng vào thực tế xã hội chân chính" (II. 156, d.20-1). Nhưng trên thực tế đạo Phật đã áp dụng vào thực tế và đem lại an lạc thật sự cho nhiều đất nước, cho nhiều xã hội. Hay cụ thể hơn, ông Phan Thiết không muốn nhân loại nói chung, Việt Nam nói riêng, ứng dụng đạo "nhân bản, nhân vị, thượng trí" của Phật Thích-ca: "Dùng đạo Phật xây dựng cái khung cho xã hội, quốc gia sẽ mạt" (II. 163, d.13). Nhưng rồi khi hết cơn "tâm thần" ông lại phải thừa nhận từ chân lý, từ sự thật lịch sử, về giá trị vô song của đạo Phật trong đóng góp của nó cho nhân loại: "Lịch sử hơn 2500 năm từ khi Phật Tổ khai đạo, nơi nào có đạo Phật, nơi ấy ít xáo trộn, có hòa bình" (I. 187, d.1-2).

V. Yghĩa Chữ "Không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) trong Đạo Phật

1. Trong kinh điển Nikaaya và Aagama, thuật ngữ "không" (S. 'suunyataa, P. su~n~nataa) thường được mô tả gắn liền với sự thực hành thiền định. Chẳng hạn như ở S. V. 311, từ "không" với ý nghĩa "trống rỗng, cô tịch, tỉnh lặng, vắng vẻ" được gắn liền với "phương pháp tu chánh niệm tỉnh thức qua hơi thở ra vào" (aanaapaanasati): "Này các tỳ-kheo, hãy đi đến rừng (ara~n~naagato) hay đi đến gốc cây (rukkha-muulagato) hay đi đến một nơi trống rỗng (su~n~naagaara-gato), ngồi xếp bằng, giữ thân ngay thẳng, đặt chánh niệm trước mặt, thở ra vào một cách tỉnh thức." Cũng cần nói thêm rằng "nơi trống rỗng" (su~n~naagaara-gato) có nghĩa là nơi không có cư dân, nơi hoang vắng, nơi cô tịch, chỉ chung cho các khu đồi núi (pabbata), hang động (kandara), rừng rậm (vanapattha) hay các khoảng trống (abbhokaasa). (Xem A. IV. 436-7; A. V. 207; M. III. 115-6; S. I. 180-1, 106-7; M. I. 56; D. II. 291; A. V. 111). Từ đó, mệnh đề cầu khiến "hãy đi đến một nơi trống rỗng" (su~n~naagaara-gato) đã mặc nhiên trở thành thành ngữ diễn tả sự thực hành thiền chánh niệm trong từng hơi thở ra vào, hay nói chung, tu tập thiền định Phật giáo. Trạng thái thiền định này thường được gọi là "an trú vào tánh không" (su~n~nataa-vihaara). Đức Phật thường tán thán rằng "vị thánh nào sống an trú ở nơi trống rỗng hay tánh không (su~n~na-gehaani) thì thật là siêu tuyệt. Đó là cái rỗng không của ngã (atta-su~n~nato) . . . Vị thánh sống ở nơi trống rỗng (su~n~naagaara) sẽ trở nên bất động cho đến ngay cả một sợi lông cũng không lay động" (S. I. 106-7; T. 2. 285b, 382a-b). Phương pháp thiền quán về tánh không như vậy được gọi là "không tam-muội" ('suunyataa-samaadhi, concentrative meditation of emptiness), tức thiền quán về tính không thực thể của ngã và các sự vật. Đức Phật cũng khẳng định rằng an trú vào tính không (su~n~nataa-vihaara) chính là nơi an trú của các bậc vĩ nhân về tu tập (mahaapurisa-vihaara). (xem M. III. 293-7; T. 2. 773b-c).

2. Tánh không tức vô ngã. Vì tánh không ('suunyataa // su~n~nataa) là tính không thực thể của ngã và các sự vật, nên tánh không còn được hiểu là "vô ngã" (anatta). Điểm quan trọng này được đức Phật dạy trong Kinh Tập qua đoạn trích sau đây: "Này Mogharaja, hãy nên luôn luôn chánh niệm và tỉnh thức để từ bỏ quan niệm về ngã (attaanudi.t.thi"m uubacca) và hãy nhìn thế giới rỗng không, không có thực thể (su~n~nato loka"m avekkhassu)" (Sn. v. 1119). Điều này cho thấy rằng có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ về "sự từ bỏ một quan niệm ngã" và "nhận ra được thế giới không có thực thể." Nói cách khác thấy được tính không của thế giới được lập cước trên thấy được vô ngã. Được Aananda hỏi "thế nào gọi là thế giới không có thực thể (su~n~no-loko)?" đức Phật trả lời rằng:

Này Aananda, gọi thế giới là không có thực thể là vì thế giới không có ngã và những gì thuộc về ngã (su~n~na"m attena vaa attaniyena vaa). . . Này Aananda, con mắt không có/phải ngã, không có những gì thuộc về ngã (cakkhu su~n~na"m attena vaa attaniyena vaa). Sắc thể (ruupa) không có ngã và những gì thuộc về ngã. Nhận thức của con mắt (cakkhu-vi~n~na.na"m) không có ngã và những gì thuộc về ngã. Sự tiếp xúc của con mắt cũng không có ngã và những gì thuộc về ngã. Tương tự, tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng không có ngã, những gì thuộc về ngã. Các cảm giác (vedayita"m) đau khổ, hạnh phúc hay trung tính phát sanh từ sự tiếp xúc của ý (manosamphassa-paccayaa) cũng không có ngã và những gì thuộc về ngã (S. IV. 54).

Cũng cần nói thêm rằng trong triết học Phật giáo, khái niệm thế giới (loka) chỉ cho 6 giác quan, 6 đối tượng của giác quan, 6 nhận thức của giác quan, 6 tiếp xúc và 6 cảm giác từ sự tiếp xúc của 6 giác quan với 6 đối tượng tương ứng của chúng. Do đó, "thế giới không có thực thể (vô ngã) và không có những gì thuộc về ngã" có nghĩa là "6 giác quan, 6 đối tượng của giác quan, 6 nhận thức của giác quan, 6 tiếp xúc và 6 cảm giác từ sự tiếp xúc của 6 giác quan với 6 đối tượng tương ứng của chúng" đều không phải ngã, không có ngã và những gì thuộc về ngã. Nói cách khác "tính không" của thế giới hay các sự vật cũng chính là "tính vô ngã, tính không thực thể của ngã hay những gì thuộc về ngã."

3. Tánh không tức duyên khởi, vô thường, vô ngã. Điểm quan trọng mà những người xuyên tạc Phật giáo không biết đến đó là tánh không ('suunyataa // su~n~nataa) cũng chính là duyên khởi (pa.ticca-samuppaada), và ngược lại, cái gì duyên khởi cái đó không thực thể. Theo Phật giáo, tính duyên khởi của mọi sự vật hiện tượng cũng chính là đặc tính của sự vật (S. dharma-sthititaa, P. dhamma.t.thitataa). Vì duyên khởi cũng chính là tính "không" cho nên tính "không" chính là đặc tính của sự vật. Nói cách khác, đặc tính của sự vật là không thực thể (không, 'suunyataa) hay duyên khởi hay vô ngã. Chính vì thế đức Phật đã xác định rằng "những lời dạy của đức Như Lai sâu sắc, thâm áo, siêu tuyệt (lokuttaraa) đều có liên hệ đến tính không (su~n~nata-pa.tisa"myuttaa)" (S. II. 267; T. 2. 345b). Ở một đoạn kinh khác, sự liên hệ giữa tính không và duyên khởi được xem là đặc điểm của giáo pháp của đức Phật, khác hẳn với giáo pháp của Bà-la-môn và triết thuyết ngoại đạo: "Ta [Phật Thích-ca] dạy cho các tỳ-kheo giáo pháp này, thánh thiện, siêu việt, có liên hệ đến tính không và phù hợp với luật duyên khởi" (S. II. 25, 267; T. 2. 84b, 345b).

Theo lời Phật dạy, cái gì duyên khởi (pa.ticcasamuppanna) cái đó là vô thường (anicca) và vô ngã (anatta). Nhận thức này được diễn tả qua mối quan hệ không gian và thời gian của các sự vật. Về phương diện không gian, tất cả các sự vật là không thực thể hay vô ngã (sabbe dhammaa anattaa), trong khi về phương diện thời gian, tất cả các sự vật duyên khởi đều là vô thường" (sabbe sa"nkhaaraa aniccaa). Phương diện đôi "vô thường và vô ngã" của sự vật sẽ dẫn đến sự không thỏa mãn "(sabbe sa"nkhaaraa dukkhaa)" (xem Dhp. 277-9. Cf. S. II. 26f; A. I. 286; GS. I. 264 ). Triết lý này được xem là đặc điểm duy nhất của giáo pháp của Phật Thích-ca (M. I. 380: buddhaana"m saamukka"msikaa desanaa), so với các học thuyết của các tôn giáo khác. Nói tóm lại, cái gì duyên khởi cái đó là tính "không," và cái gì duyên khởi cái đó vô thường và vô ngã. Cho nên, cái gì tính không cái đó là vô thường và vô ngã, và ngược lại, cái gì vô thường, vô ngã, cái đó là duyên khởi và tính không. Chính vì thế, kinh Tăng Nhất A-hàm đã định nghĩa: "Tính không là ‘cái này không phải bản ngã của tôi, cái này không phải là tôi, và cái này không phải thuộc về tôi" (T. 2. 715b-c)

4. Tánh không và trung đạo. Theo đức Phật, phương pháp thiền quán về tính không và duyên khởi của các sự vật hiện tượng là một trong các cách trừ diệt các chấp thủ, tham ái và dẫn đến sự an tịnh các hành một cách có hiệu quả. Sự an tịnh hành, chấm dứt tham ái, hướng đến ly tham và diệt khổ là con đường dẫn đến niết-bàn (sabbasa"nkhaara-samatho sabbupadhi-pa.tinissaggo ta"nha-kkhayo viraago nirodho: nibbaana"m, xem S. I. 136; M. I. 167; T. 2. 593a). Quá trình nhận thức này được diễn ra qua hai giai đoạn, trước là nhận thức được tính chất của các pháp và sau là nhận chân được niết-bàn (pubbe kho Susiima dhamma.t.thiti~n~naa.na"m pacchaa nibbaane ~naa.nanti, xem S. II. 124; T. 2. 97b). Nhận thức được tính chất của sự vật (dhamma-.thiti-~naa.na) tức là nhận thức được các sự vật là duyên khởi hay tính không (xem S. II. 25; T. 2. 84b). Kinh điển Phật giáo gọi người có được trí tuệ về tính chất duyên khởi và tính không của các pháp là người giải thoát bằng trí tuệ (P. pa~n~naa-vimutta, S. praj~naa-vimukta), hay người thể nhập được "trung đạo" (P. majjhimaa pa.tipadaa, S. madhyamaa pratipadaa). Nói cách khác, thấy được tính duyên khởi và tánh không là thấy được "trung đạo."

Đức Phật gọi duyên khởi là con đường trung đạo (majjhimaa pa.tipadaa) vì nó tránh được hai cực đoan quan niệm (dvaya-nissito) của hiện hữu (atthitaa) và phi hiện hữu (natthitaa). Cho rằng mọi sự vật hiện hữu (sabba"m atthiiti) là một cực đoan (eko anto) dẫn đến chủ trương thường kiến (sassatadi.t.thi). Cho rằng mọi sự vật không hiện hữu (sabba"m natthiiti) là một cực đoan đối lập (dutiyo anto) dẫn đến chủ trương đoạn diệt luận (ucchedadi.t.thi). Từ bỏ hai cực đoan (ubho ante anupagamma) này, đức Phật giảng trung đạo hay duyên khởi: "cái này có nên cái kia có, cái này sanh nên các kia sanh, tức do vô minh nên hành hiện hữu; do hành nên thức hiện hữu; do thức nên tổ hợp tâm vật lý hiện hữu . . . đây là toàn bộ khối đau khổ." Tương tự, do cái này không có nên cái kia không có và do cái này hoại diệt nên cái kia hoại diệt, tức do vô minh diệt nên hành diệt, do hành diệt nên thức diệt . . . đó là sự chấm dứt toàn bộ khối đau khổ" (S. II. 17, 75).

5. Phương pháp quán "không, giả và trung." Chính vì tánh không ('suunyataa // su~n~nataa) là duyên khởi (S. pratiityasamutpanna), là vô ngã, là không thực thể, là khái niệm mặc ước (gia? danh, S. praj~naptir upaadaaya), và là con đường trung đạo (S. madhyamaa pratipat) để thoát khỏi các cực đoan quan niệm, phương pháp quán của Trung Quán Luận (Madhyamaka-Kaarikaa 'Saastra) và các tông phái lập cước trên Trung Quán Luận có tên gọi là "không, giả, trung." Khái niệm "giả" trong "giả danh" ở đây không có nghĩa là "giả" đối lập với "thật" mà là "tính mặc ước" tức "tính không thực thể" của các sự vật hiện tượng. Bồ-tát Long Thọ phát biểu trong Trung Quán Luận của mình về mối quan hệ ba này như sau:

Ya.h pratiiyasamupaada.h 'suunyataa"m taa"m pracak.smahe/ saa praj~naptir upaadaaya pratipat saiva madhyamaa// Apratiitya samutpanno dharma.h ka'scinna vidyate/ yasmaat tasmaad a'suunyo hi dharma.h ka'scin na vidyate// [kệ 18-9, chương xxiv].

Ngài Cưu-ma-la-thập dịch sát ra Hán văn:

Chúng nhân duyên sanh pháp, ngã thuyết tức thị "không," diệc vi thị "giả danh," diệc thị "trung đạo" nghĩa. Vị tằng hữu nhất pháp, bất tùng nhân duyên sanh, thị cố nhất thiết pháp, vô bất thị "không" giả."

Có nghĩa là

Tất cả các sự vật hiện tượng đều do duyên mà hình thành, do đó, tôi gọi đó là không (tức không thực thể) hay cũng còn gọi là giả danh hay trung đạo. Vì chưa từng có một sự vật hiện tượng nào mà không sanh ra từ duyên khởi, cho nên tất cả các sự vật hiện tượng đều là không."

Quán tánh không của con người và các sự vật hiện tượng cũng chính là quán tính không thực thể hay mặc ước (gia? danh) của chúng hay cũng chính là hướng đến con đường duyên khởi trung đạo.

Ông Phan Thiết vì không biết được ý nghĩa các thuật ngữ "không, giả, trung" cũng như mối quan hệ mật thiết của chúng, nên đã giải thích "không" thành "không có" và "giả" thành "giả huyễn" và "trung" thành "không phải có không phải không" (I. 19-20).

Cách giải thích lệch lạc của ông Phan Thiết chỉ chứng tỏ ông không có kiến thức căn bản về Phật giáo, mà chỉ nhằm nhận định bậy bạ để lạc dẫn người đọc. Một việc làm thiếu nghiêm túc như vậy rõ ràng không phải là việc làm của người nghiên cứu đúng nghĩa.

VI. Yghĩa Chữ "Sắc" trong Mệnh Đề "Sắc Tức Thị Không"

Chữ "không" như vừa nói không có nghĩa là "không có" (natthitaa) đối lập với "có" (atthitaa) mà là "tính không thực thể, duyên khởi, vô thường và vô ngã" của các sự vật hiện tượng trong thế giới. Chữ "sắc" (ruupa) trong các mệnh đề "sắc tức thị không, không tức thị sắc" trong Bát-Nhã Tâm Kinh hoàn toàn không có nghĩa là "có" (atthitaa) như ông Phan Thiết đã ngộ nhận và xuyên tạc. Sắc là thuật ngữ Phật giáo chỉ cho các hình thái hay tổ hợp vật chất (P. ruupakkhandha, S. ruupaskandha, material form / aggregate) nói chung. Sắc hay sắc uẩn (P. ruupakkhandha, S. ruupaskandha) có thể dịch nôm na là "hình thể" hay "vật chất," hay "hình hài con người" trong ngữ cảnh "sắc uẩn trong ngũ uẩn." Sắc bao gồm 4 yếu tố căn bản (tứ đại, P=S mahaabhuuta-ruupa) là đất (pa.thavi//p.rthivii), nước (aapa//aap), lửa (teja//tejas) và gió (vaaya//vaayu). Bốn chất này cung ứng nguyên tử tạo thành các đặc tính (S. lak.sa.na) hay hoạt động (S. v.rtti) của cơ thể con người, chẳng hạn như chất rắn (S. khakkha.tatva), chất lỏng (S. dravatva), nhiệt lượng (S. u.s.nataa) và không khí hay sự vận động (S. iira.nakarman/ laghusamudiira.natva). Từ 4 yếu tố vật chất này có các yếu tố phát sanh (upaadaaya-ruupa) như 5 cơ quan nhận thức (indriya), đó là mắt (cakkhu//cak.sur), tai (sota//'srotra), mũi (ghaana//ghraa.na), lưỡi (jivhaa//jihvaa), thân (P=S kaaya), và 5 đối tượng của chúng là hình thể (P=S ruupa), âm thanh (sadda//'sabda), mùi (P=S gandha), vị (P=S rasa), vật xúc chạm (pho.t.thabba//spra.s.tavya), và các bộ phận của thân thể.

Theo đức Phật, nhóm tổ hợp vật chất (sắc uẩn) trong 5 nhóm nhân tính (năm uẩn) được hình thành từ các yếu tố vật lý, được tinh cha trứng mẹ tạo ra, được thức ăn nuôi sống, luôn trong tình trạng thay đổi liên tục. Khi phân tích về sắc hay sắc uẩn, đức Phật không thừa nhận có một thực thể (substantial entity) đ?c lập mà trái lại ngài khẳng định tổ hợp vật chất (sắc uẩn) này chỉ đóng vai trò chức năng và tùy thuộc vào mối quan hệ tương duyên và nhân quả với các hoạt động của tinh thần (naama-kkhandha) đó là cảm thọ (thọ), ý niệm hóa (tưởng), sự vận hành (hành) và nhận thức (thức). Chính vì sắc là tùy thuộc, duyên khởi nên chúng không có thực thể (không): sắc tức thị không. Nói dễ hiểu hơn, tất cả các hình thái vật chất (sắc) đều là duyên khởi, vô ngã, và không có thực thể (không). Chân lý này cũng đúng với quy trình ngược lại là "không tức thị sắc" có nghĩa là "các sự vật duyên khởi, không thực thể (không) cũng chính là các hình thái tổ hợp vật chất (sắc) mà thôi. Nói đến vật chất (sắc) là nói đến tính vô ngã, vô thường và duyên khởi (không) của chúng, cho nên nói rằng: "sắc bất dị không." Tương tự theo chiều ngược lại, đề cập đến tính vô ngã, vô thường và duyên khởi của các sự vật (không) cũng chính là nói đến bản chất của vật chất (sắc) không có thực thể, cho nên nói là "không bất dị sắc."

Từ việc hiểu sai "sắc" thành "có" và "không" thành "không có" ông Phan Thiết đã giải thích vô cùng lầm lẫn triết lý "sắc tức thị không" và "không tức thị sắc" của Bát-nhã tâm kinh. Thiết tưởng, sự phân tích ngắn gọn trên đây cũng cho thấy được một kiến thức thiển cận của ông Phan Thiết về học thuyết "sắc không" nói riêng, về triết lý của đạo Phật nói chung. Cách hiểu về vế "không tức thị sắc" của ông Phan Thiết đã sai lầm nghiêm trọng thì dĩ nhiên nó sẽ dẫn đến việc hiểu sai lầm vế còn lại đó là "sắc tức thị không." Ông Phan Thiết giải thích ý nghĩa của "sắc tức thị không" như sau: "không có gì cả mà phát động đấu tranh sẽ lãnh số không" (II. 159, d.1-20). Thiết tưởng sự lệch lạc "quá sức tưởng tượng" này không cần phải phân tích, bạn đọc cũng dễ dàng nhận thấy.

Nói tóm lại, toàn bộ lập luận và lý giải của ông Phan Thiết về đức Phật và đạo Phật thông qua nội dung của hai thuật ngữ "sắc" và "không" trong hai tập Ký Sự Hành Hương Đất Phật, là hoàn toàn sai lầm, xuyên tạc và nặng thành kiến phá ngầm Phật giáo. Đặt cơ sở lý luận trên sự sai lầm nghiêm trọng nầy, ông Phan Thiết muốn lạc dẫn người đọc, hiểu sai lệch toàn bộ triết lý cao siêu và thực tiễn của đạo Phật. Mưu đồ nầy, như ông tự thừa nhận, chính là "chủ đề" của Ký Sự Hành Hương Đất Phật (I. 21; II. 14, 151), chủ đề bóp méo các giá trị đạo đức, triết lý thâm sâu của Phật giáo. Nhưng chính thái độ làm việc lệch lạc, non kém, khinh thường độc giả và thiếu tinh thần khách quan của một nhà nghiên cứu chân chánh này không những không có tác dụng đối với bạn đọc Phật tử mà còn trở thành những dấu chỉ "khai tử" toàn bộ tư cách cũng như các sáng tác của ông Phan Thiết về đức Phật và đạo Phật. Nó đã tự vạch mặt cho người đọc thấy được sự gian trá của nó cũng như sự thất bại nặng nề của chính tác giả của nó, trong sách lược xuyên tạc Phật giáo, bằng mọi giá, bất chấp lương tâm, đạo đức của người cầm bút.

Nếu khái niệm "sắc" (ruupa) không thể bị đồng hóa với "có" (atthitaa), và tánh "không" ('s'uunyataa) không thể bị đồng hóa với "không có" (natthitaa), thì toàn bộ sự phủ định của ông Phan Thiết về đức Phật, cũng như tính chính thống, sáng tạo của đạo Phật so với các tôn giáo Bà-la-môn, Kỳ-na giáo và các triết phái đương thời, hoàn toàn sụp đổ, như chính sự giả dối, ngụy biện, và xuyên tạc của ông.


Lời giới thiệu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 |

 


Cập nhật: 27-4-2000

Trở về thư mục "Điểm sách"

Đầu trang