Trang tiếng Anh | Đạo Phật Ngày Nay |
...... ... | . | . | . | . | . |
Chỉ cần để ý các từ dịch của ông Phan Thiết được in đậm và các câu hay nhóm chữ nguyên tác bên trên, các bạn sẽ thấy được sự hiểu sai và dịch sai của ông Phan Thiết. Đoạn nguyên tác đó có thể được dịch sát nghĩa như sau:
II. Kết Tập Kinh Điển Phật Giáo 1. Kết tập kinh điển: Council hay Synod? Thuật ngữ Hán Việt "kết tập kinh điển" được dịch từ chữ Paali "sa"ngiiti" có nghĩa đen là "cùng nhau trùng tuyên lời Phật dạy." Thuật ngữ nầy được dùng để chỉ cho các đại hội trùng tụng và biên tập kinh điển Phật giáo (sa"ngiititaya"m). Có ba từ được thông dụng trong tiếng Anh là "council," "synod" và "rehearsal." Từ council và synod đều có nghĩa gần giống nhau, chỉ cho hội đồng tôn giáo hay tăng đoàn, hay công đồng. Từ "công đồng" hay "cộng đồng" trong chữ Hán tương đối tối nghĩa. Ông Phan Thiết cho rằng từ synod chuẩn hơn từ council (tr. 34) là do ông xài theo thuật ngữ Ky-tô giáo. Chữ "rehearsal" có nghĩa là "nghe và lập lại /diễn lại" tương đối sát với nghĩa của từ "sa"ngiiti" hơn hai từ council và synod. Do đó, từ rehearsal tương đối chuẩn nhất trong ba từ dịch trên. 2. Thể loại (anga) kinh điển phật giáo Trong văn học Phật giáo đại thừa, thuật ngữ "thập nhị phần giáo" có nghĩa là "12 thể loại văn học Phật giáo," ông Phan Thiết viết thành "12 nguồn gốc" (tr. 34, d.14). Từ sự không biết này, Ông Phan Thiết viết sai lầm: "Tám bộ kinh tổng hợp từ 12 nguồn gốc có tên là sutra, geya, vyàkarana [sic], gàthà, udàna, sudàna [sic], ilivrtaka [sic], jàtaka, vaipulya, adbhàtadarma [sic], avàdana và upadesa" (tr. 34). Trong 12 thể loại, ông Phan Thiết đã viết trật hết 4. Vì không biết rằng đây là các thể tài hay thể loại văn học của kinh điển đại thừa nên ông Phan Thiết viết: "Các tên trên không thể xác định được [sic] đó là các loại kinh gì vì bị thất lạc cả [sic]" (tr.34). Trong văn học Paali, chỉ có 9 thể loại được biết đến (tức không gồm thể loại 6, 7 và 12). (xem M. I. 134). Các thể loại được tóm tắt như sau: a. Kinh (S. Suutra, P. Sutta) hoặc Khế kinh, tiếng Hán Việt phiên âm là Tu-đa-la, bao gồm các bài kinh thuần văn xuôi. b. Trùng tụng (S. Geya, P. Geyya) hoặc Ứng tụng, tiếng Hán Việt phiên âm là Kì-dạ, là loại kệ thơ lập lại ý của đoạn văn xuôi ở trên. c. Thụ kí (S. Vyaakara.na, P. Veyyaakarana), tiếng Hán Việt phiên âm là Hoa-già-la-na, tức kinh đề cập việc đức Phật ghi nhận cho các vị A-la-hán và Bồ-tát sẽ thành Phật theo đại thừa. Trong khi tiếng Paali, chữ này chỉ có nghĩa là loại kinh dạng văn xuôi và kệ thơ xen kẽ. d. Kệ-đà (S=P. Gaathaa), cũng được gọi là Kí chú hay Phúng tụng, tức các bài kinh thuộc thể loại kệ thơ. e. Vô vấn Tự thuyết (S=P. Udaana,), tiếng Hán Việt phiên âm là Ưu-đà-na, tức những bài kinh do Phật tự giảng, không phải đợi người thỉnh cầu (theo đại thừa), hay loại Cảm hững ngữ (theo Paali). f. Nhân duyên (S. Nidaana) hay Quảng thuyết, tiếng Hán Việt phiên âm là Ni-đà-na, tức những bài kinh nói về nhân duyên khi Phật thuyết pháp theo đại thừa. g. Thí dụ (S. Avadana) hoặc Diễn thuyết giải ngộ kinh, tiếng Hán Việt phiên âm là A-ba-đà-na, tức những loại kinh thuộc loại dụ ngôn, ẩn dụ. h. Như thị pháp hiện (S. ItivŸttaka, P. Itivuttaka) hoặc Bản sự kinh, tiếng Hán Việt phiên âm là I-đế-mục-đa-già, tức loại kinh nói về "các pháp như thế này." k. Bản sinh (S=P. Jaataka), tiếng Hán Việt phiên âm là Xà-đà-già, tức các kinh nói về quá trình tu nhân của Phật khi còn là bồ-tát. l. Phương quảng hay Phương đẳng (S. Vaipulya, P. Vedalla) tiếng Hán Việt phiên âm là Tì-phật-lược, tức các kinh căn bản của đại thừa, hay các kinh chung chung theo Paali. m. Hi pháp (S. Abbhutadharma, P. Abbhutadhamma) hoặc Vị tằng hữu, tiếng Hán Việt phiên âm là A-phù-đà đạt-ma, tức các kinh nói về các điều ít có và khó tin, và n. Luận nghị (S. Upade'sa), tiếng Hán Việt phiên âm là Ưu-ba-đề-xá, tức những bài kinh có tính cách vấn đáp với lý luận rõ ràng. Các kinh điển Phật giáo bị đạo Hồi tiêu hủy hết? Vì dựa vào các tài liệu hai và ba không tiêu chuẩn (tr.34-5), ông Phan Thiết đã kết luận một cách sai lầm, bóp méo lịch sử: " Kinh điển Asoka đã bị Hồi giáo tàn phá không còn nguyên vẹn [sic]. . . Nay công trình ấy bị tiêu ma vì Hồi giáo khoảng thế kỷ thứ bảy về sau. Vậy các kinh Phật còn lưu hành đến ngày nay đều là kinh giả [sic] do người sau chế ra và gán cho Phật Tổ dậy" (tr.35). Câu nhận định trên cũng như anh mù cho rằng không có sự hiện hữu của mặt trời vì lý do đơn giản là anh ta không có mắt. Đại hội kết tập kinh lần thứ ba do vua Asoka bảo trợ diễn ra vào năm 244 trước Tây lịch. Phật giáo truyền vào Tích Lan vào năm 240. Ấn bản kinh điển Paali được hoàn tất dưới dạng văn tự đầu tiên tại Tích lan, muộn nhất là thế kỷ 1 trước Tây lịch. Kinh điển Phật giáo tiểu thừa và đại thừa bằng tiếng Sanskrit cũng được hình thành song song tại Ấn Độ và cũng đã truyền sang và dịch ra tiếng Trung Quốc vào thế kỷ thứ nhất sau Tây Lịch. Tạng kinh A-hàm tương đương với các tạng kinh Nikaaya của Paali cũng đã có mặt tại Trung Quốc trong những thế kỷ đầu sau Tây lịch. Dù cho quân Hồi giáo có thiêu hủy toàn bộ kinh điển tại Ấn Độ vào thế kỷ 7 đi nữa thì cũng không có lý do gì để kết luận kinh điển Paali ở Tích Lan, Miến Điện v.v. . . và kinh điển đại thừa ở Trung Quốc (khoảng năm 100), Triều Tiên (năm 300) Nhật Bản (năm 538) v.v.. . bị tiêu diệt được! Các kinh điển ấy không phải là kinh giả, mà là kinh thật được truyền thừa xuyên suốt từ đó đến giờ. Đó là điều các học giả tầm vóc quốc tế đều thừa nhận, không cần phải tranh cãi. 3. Giới thiệu bao quát về kinh điển Paali Ông Phan Thiết bảo ông đã "đi kiếm [?] bộ Tam Tạng (Tripitaka) của phái tiểu thừa" nhưng ông "chưa kiếm được" [?] và ông "đã lùng mua ở Thái Lan và Tích Lan chưa có kết quả [?]" (tr.24, d.16-20). Thật là ngạc nhiên! Các bản dịch tiếng Anh về ba tạng Kinh điển Paali của hội Thánh điển Paali đã dịch và ấn bản và tái bản nhiều lần. Ngoài ra còn có các bản dịch lẻ của Tích Lan. Các bản dịch này được bày bán ở các nhà xuất bản nổi tiếng về Phật giáo. Tại các nhà sách Phật giáo tại thủ đô Bangkok của Thái Lan và NXB. Buddhist Publication Society tại Kandy của Tích Lan, nhà xuất bản Motilal Banasidass tại Delhi, Ấn Độ đều có bày bán bản dịch tiếng Anh này. Các mạng internet Phật giáo cũng có giới thiệu. Không biết ông Phan Thiết lùng bằng cách nào mà không gặp! Tuy nhiên để giúp ông Phan Thiết có cái nhìn bao quát về kinh điển Paali, người viết xin giới thiệu sơ lược như sau.
a. Tạng Kinh (Suttapi.taka) gồm có 5 tuyển tập, mỗi tuyển tập gồm có nhiều bài kinh khác nhau. (i) Trường Bộ Kinh (Diighanikaaya) gồm 34 kinh dài (được T.W. Rhys Davids dịch ra English, 3 tập) (ii) Trung Bộ Kinh (Majjhimanikaaya) gồm 152 bài kinh vừa (được I.B. Horner dịch ra English, 3 tập) (iii) Tương Ưng Bộ Kinh (Sa"myuttanikaaya), gồm 56 nhóm chủ đề với 7762 bài kinh ngắn (được Mrs. Rhys Davids và F.L. Woodward dịch ra English, 5 tập) (iv) Tăng Chi Bộ Kinh ([A"nguttara-Nikaaya), gồm 9557 bài kinh ngắn phân theo số mục (được F.L. Woodward, E. M. Hare dịch ra English, 5 tập) (v) Tiểu Bộ Kinh (Khuddaka-Nikaaya) bao gồm 15 tuyển tập theo chủ đề:
Các kinh này cũng đã được Hội thánh điển Paali dịch ra tiếng Anh. b. Tạng Luật (Vinayapi.tka) được chia làm 5 phần chính (bản English do PTS dịch)
c. Luận Tạng (Abhidhamapi.taka) gồm có 7 bộ:
Gần như toàn bộ tạng Kinh (ngoại trừ vài tập của Tiểu Bộ Kinh) ngay cả bản A-hàm (Aagama) tương đương bằng chữ Hán cũng đã được viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam dịch và ấn hành tại TP. Hồ Chí Minh. Bảy bộ Luận cũng đã được dịch ra tiếng Việt và được Thành Hội Phật giáo TP. Hồ Chí Minh ấn hành. Riêng tạng Luật đã được dịch ra tiếng Việt nhưng mới chỉ lưu hành nội bộ trong các chùa Nam Tông ở Việt Nam. 4. Kinh điển Đại thừa Như ông Phan Thiết đã thừa nhận ông chỉ đọc vài ba cuốn sách tiếng Việt và tiếng Anh thuộc loại tài liệu hai hoặc ba (tr. 24, 34-5) khi nghiên cứu về kinh điển Phật giáo. Kết quả là ông đã góp nhặt được "một mớ" kiến thức ít ỏi, sai lệch với bản chất của các kinh điển Phật giáo. Dựa vào vài ba cuốn sách đó, ông Phan Thiết phủ nhận và cho rằng toàn bộ kinh điển đại thừa chỉ do người sau bịa đặt, chỉ vì "bản Phạn kinh đã mất" [sic] (tr.39). Trước khi giới thiệu một số kinh bằng chữ Phạn, người viết xin nói qua về sự hiểu và dịch sai của ông Phan Thiết. a. Ở trang 55, ông Phan Thiết trích lại đoạn văn trong quyển Buddhist Book Illuminations, như sau: "Certain written words [works?] containing the saying (of the Teacher) existed even during the life time of the Teacher himself, only henceforth began the practice of writing of the commentaries in the form of the sastra." Ông Phan Thiết dịch ý sai lệch như sau: "Trong số các văn bản có văn bản ghi chính ngôn của Đức Bổn Sư trước khi chỉnh đốn thành những Sutra" (tr. 38). Câu chuyển ý của ông Phan Thiết hoàn toàn tối nghĩa và có nhiều sai lệch, bởi lẽ trong mạch văn không hề có từ nào là sutra, mà chỉ có sastra. Ông Phan Thiết đã hiểu lẫn lộn chữ "sastra" thành "sutra" nên đã sai lầm khi cho rằng không có kinh điển (sutra) đại thừa nào cả. Vì không có nguyên tác đối chiếu, chúng ta không biết được tính chính xác của đoạn văn tiếng Anh được ông trích như thế nào. Tuy nhiên, đoạn văn này có thể tạm dịch như sau: "một số tác phẩm thành văn có chứa những lời dạy (của đức Phật) tồn tại ngay cả trong thời của chính đức Phật, và từ đó, phong trào viết các bản chú sớ dưới hình thức của luận đã ra đời." Ý đoạn này thừa nhận có một số tác phẩm thành văn, trong đó có thể có bộ Tỳ-bà-sa đã tồn tại từ ngay thời của đức Phật, và các luận phẩm giải thích về kinh điển (commentaries) cũng đã ra đời vào thời đó. Nghĩa là, ý của tác giả của đoạn văn này cho rằng giả thuyết cho rằng "kinh luận đại thừa không do đức Phật nói" là sai. b. Kế đến, bộ Vibhasa hoàn toàn không có liên hệ gì với bộ Vinaya cả (tr. 38): Một đàng là luận và thuộc văn hệ Sanskrit (bản dịch thuộc chữ Hán), đàng kia là luật, thuộc văn hệ Paali. Vinaya [Vinayapi.taka] là tên của tạng luật. Từ Vibhasa thường được phiên âm Hán Việt là Tỳ-bà-sa. Có hai bản luận có liên hệ đến chữ Tỳ-bà-sa là (1) A-tỳ-đạt-ma Tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-vibhaa'saa-Saastra) và (2) A-tỳ-đạt-ma Đại tỳ-bà-sa luận (Abhidharma-mahaavibhaa'saa-Saastra). Bộ thứ nhất do Kaatyaayaniiputtra biên soạn, và được Buddhavarma dịch vào năm 437-439 A.D. Bản luận thứ hai do Thế Hữu và các vị A-la-hán khác biên soạn vào khoảng 400 năm sau khi Phật Thích-ca niết-bàn. Bộ này được Huyền Tráng dịch vào năm 656-659. Cả hai bộ thuộc về văn học luận tạng trong khi Vinayapi.taka là luật tạng. c. Ông Phan Thiết còn viết nhầm lẫn rằng các "Kinh Đại thừa chỉ xuất hiện sau Tây lịch [sic], thời "Tượng-Pháp" còn truyền đến nay. Các kinh ấy bảo rằng lời Phật dạy nhưng được ghi chép ngoài Ấn Độ [sic]" (tr.39). Đây là những lời nhận định cho thấy thiếu kiến thức về lịch sử. Vấn đề ở chỗ là ông Phan Thiết chưa từng đọc qua các dòng văn học Phật giáo mà dám lạm bàn. Văn học đại thừa, viết bằng tiếng Sanskrit, ít được thế giới phương Tây biết đến, trong khi các nước chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đã biết đến hơn 15 thế kỷ. Mãi cho đến tiền bán thế kỷ 19 (1833-1843), nhờ ông Brian Houghton Hodgson ở thủ đô Kathmandu, Nepal, phát hiện và công bố 380 văn bản kinh điển Đại thừa bằng tiếng Sanskrit, thế giới học giả mới chú ý nhiều hơn về sự hiện hữu của một dòng văn học thường bị chụp mũ "không có" hay "không do Phật nói" này. Học giả Phật học Nga, giáo sư Th. Stcherbatsky đã ấn hành mấy chục bản kinh Sanskrit này trong tùng thư mang tên Bibliotheca Buddhica, xuất bản tại Leningrad. Ấn bản này cũng đã được nhà xuất bản Motilal Banasidass Delhi, Ấn Độ, tái bản. Mãi đến năm 1894, tức 61 năm sau, kể từ ngày được phát hiện, kinh điển Sanskrit mới được Max Muller và các học giả lỗi lạc khác dịch sanh tiếng Anh. Vài bản dịch trong các kinh điển bằng Sanskrit này được in trong bộ Thánh Kinh Châu Á (Sacred Books of the East). Bộ này đều có trong các thư viện lớn trên thế giới. 5. Giới thiệu bao quát về kinh điển Đại thừa và tiểu thừa đã được dịch ra Hán văn Sau đây là sơ lược về văn học đại thừa theo mục lục của Bunyiu Nanjio về đại tạng kinh Trung Quốc. Nếu muốn biết chi tiết mục lục của Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh (biên tập năm 1924-1934), ông Phan Thiết có thể tìm đọc quyển Mục Lục Kinh Đại Tạng của thầy Thích Phước Cẩn, được lưu hành nội bộ tại một số chùa ở TP. Hồ Chí Minh. Ở đây, người viết xin giới thiệu cho ông mục lục kinh điển Trung Quốc do Bunyiu Nanjio soạn. Toàn bộ văn học Đại thừa cũng như văn học Tiểu thừa được phân theo bốn phần chính: phần kinh tạng, phần luật tạng, phần luận tạng và phần ngoài ba phần này. Cấu trúc của ba phần đầu được phân bổ theo thứ tự Đại thừa trước rồi Tiểu thừa sau. Riêng phần 4 là phần các tác phẩm của các cao tăng Ấn Độ và Trung Quốc. a. Phần Kinh Tạng (Suutrapi.taka) Tạng Kinh Đại Thừa: bao gồm
Kinh Tiểu Thừa
Các kinh điển đại thừa và tiểu thừa được bổ sung vào triều Tống (A.D. 960-1127 và 1127-1280) từ số 782 đến 1081 b. Phần Luật Tạng (Vinayapi.taka)
c. Phần Luận Tạng (Abhidharmapi.taka)
d. Phần các Tác Phẩm Khác
Nếu ông Phan Thiết là một người có tinh thần khoa học của một người cầm bút chân chánh, sau khi tìm đọc các kinh điển đại thừa bằng tiếng Sanskrit, ông sẽ không bao giời phát biểu sai lầm như: (1) "Chính ông [Cưu-ma-la-thập] là tác giả [sic] nhiều bộ kinh còn truyền đến nay như kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh A-di-đà, kinh Kim Cang, kinh Bát-nhã-ba-la-mật" (tr. 39-40), (2) "các sư Tây Vực Gunabhadra (Tống), Bodhiruci (Lương), Paramartha (Trần) . . . đến Trung Quốc viết [sic] nhiều kinh truyện" (tr. 40). Ông Phan Thiết sẽ giật mình vì sự nhầm lẫn to lớn (không thể tưởng tượng) khi biết rằng các kinh điển mà ông cho Cưu-ma-la-thập (Kumaarajìva) viết ở (1) lại là các bản dịch từ các kinh điển Sanskrit có trước ngài đến vài thế kỷ. Kế đến, ông Phan Thiết còn vấp nhiều sai lầm khi cho rằng các kinh Sanskrit này "là thần thoại Ấn Độ theo các bộ Purana cộng với triết lý trong các bộ Upanishad: Bà-la-môn đã lộn sòng thành Phật Đại Thừa" (tr. 40). Ở trang 24 (tập I), ông Phan Thiết bảo ông "chưa kiếm được" các bản dịch về kinh điển Phật giáo, và cũng chưa đọc các kinh điển Upani.sad, Veda và Puraa.na mà chỉ đọc được "những sách trích dẫn rời rạc như cuốn Hindu Theology" thì làm gì ông biết được nội dung của chúng mà dám nói cóp-pi hay không cóp-pi của nhau! Người viết chờ cho ông đọc xong các bộ này, và yêu cầu ông chứng minh (khác với bịa đặt) vài đoạn của hai văn bản Phật giáo và Bà-la-môn (không cần nhiều) cho thấy các kinh điển Bà-la-môn đó "đã lộn sòng thành Phật Đại thừa." Còn nếu ông không chứng minh được thì xin xin ông hãy sớm từ bỏ thái độ viết sai lệch và xuyên tạc. III. Tính Thẩm Quyền của Kinh Điển Phật Giáo Lẽ ra, không cần nhận định về phần ông Phan Thiết phủ nhận tính thẩm quyền của kinh điển Phật giáo (tr. 47-55), vì lý do đơn giản, một người chưa đọc vào văn bản một tác phẩm nào đó thì không thể được xem mình có "thẩm quyền" nhận định tác phẩm đó hay dở, đúng sai, nguyên thủy hay cóp nhặt v.v. . . Tuy nhiên, để giúp ông Phan Thiết nhận ra được các việc làm ngông cuồng và sai lầm của ông hiện nay, phát xuất từ những "cay cú" về sự sụp đổ của chính thể Ngô Đình Diệm do chính biến năm 1963 tại Việt Nam, (II. 157-160) mà sớm từ bỏ "ý đồ" đen tối này, người viết sẽ chứng minh thêm các sai lầm căn bản của ông trong phần nầy. 1. Tính thẩm quyền Ông Phan Thiết cố tình lý giải lệch lạc lời Phật, để phủ nhận kinh điển Phật giáo: "Có lẽ, ý thức được đời sau sẽ ngụy tạo lời dậy của mình [sic], đức Thích Tôn khi nhập niết-bàn đã phủ định [sic] đạo lý của mình "Ta thuyết pháp 49 năm chưa hề nói một lời" (tr. 47). Câu này có 2 sai lầm. Thứ nhất, đức Phật nói câu "suốt 49 năm qua [khác với "ta thuyết pháp 49 năm"] ta chưa hề nói một lời" trong kinh Lăng-già, một trong các kinh điển đại thừa viết bằng Sanskrit, chứ không phải nói trước khi niết-bàn vô dư (tôi không muốn dùng từ "nhập niết-bàn" như xưa nay người ta đã dùng, dễ dẫn tới hiểu lầm cho rằng "niết-bàn" là "một thế giới"). Thứ hai, câu nói này không phải "phủ định đạo lý của ngài" mà nhằm nhắc nhở các đệ tử của ngài rằng "lời dạy của ngài chỉ là ngón tay để chỉ chân lý, tức niết-bàn, chứ không phải là bản thân của niết-bàn." Nghĩa là ngài xác định kiến thức về niết-bàn không phải là bản thân của niết-bàn. Niết-bàn phải được cảm nhận qua quá trình tu tập thiền định và chứng đạt. Kế đến, đức Phật không hề "khuyên đệ tử đừng tin vào những lời ngài còn lưu lại trong kinh Anguttara Nikaya" (tr. 47). Ngài khuyên mọi người (thông qua dân chúng Kaalaama, chứ không chỉ riêng cho đệ tử ngài) không nên tin vào kinh điển lưu truyền nếu những điều đó không đem lại lợi ích, không phù hợp với lý trí, không hướng thượng, nếu thực hành sẽ đau kho宠Trích ý của một vế đầu rồi tự tiện cắt bỏ ý tứ của vế sau chỉ là việc làm của người không có tinh thần nghiên cứu nghiêm túc. Việc biên tập kinh điển thành văn muộn màng trong Phật giáo không thể là lý do chính đáng để phủ nhận lời Phật dạy không còn nguyên thủy (tr. 47). Ông Phan Thiết võ đoán: "các lời truyền khẩu của Ngài xuống đời tỳ-kheo thứ hai, thứ ba … đã sai lạc nhiều vì khó ai nhớ cho xuể. Người theo kinh Phật tự do biến chế [sic] đạo Phật theo ý thích nên ai cũng có thể soạn kinh [sic] và gán cho Phật Tổ . . ." (tr. 48). Thật tiếc cho cái ngông cuồng của ông Phan Thiết, vì lịch sử khác hẳn với võ đoán. Truyền thống học thuộc lòng kinh điển Phật dạy vẫn còn hiện hữu đối với các vị tăng sĩ Phật giáo Miến Điện. Ông Phan Thiết nên sang Miến Điện thăm viếng các vị tăng sĩ thuộc làu 5 bộ kinh Nikaaya, rồi hãy nhận định tính chính thống của dòng văn học truyền khẩu Phật giáo trước khi nó được ghi lại thành văn bản. 2. Kinh Phật là kinh Bà-la-môn Cho rằng "kinh Phật bắt nguồn từ đạo Bà-la-môn" (tr. 47), "cóp-pi cổ tích Purana [nào?], mượn thần học Bà-la-môn [nào?], sao chép các tư tưởng của các môn phái triết học [nào?] xào xáo lại tạo ra kinh Phật" (tr. 48), hay "toàn là những chuyện người sau chép từ đạo Bà-la-môn" (tr.55) cũng giống như nói loài người bắt đầu từ loài khỉ vượn, hay chủ nghĩa vô thần cóp-pi từ chủ nghĩa hữu thần vậy. Sai lầm này đã được chứng minh ở phần trên. Rồi ông Phan Thiết lại tưởng tượng méo mó cho rằng đạo Phật và đạo Kỳ-na là "2 anh em sanh đôi" (tr. 49) mà ông không hề dẫn chứng được vài câu cho thấy chúng giống nhau. Ở trang 74 của tập I, ông đưa ra các điểm giống nhau về tiểu sử của Phật Thích-ca và Mahaaviira rồi kết luận hai vị giống nhau hệt. Người viết đã trình bày sự chụp mũ sai lầm của ông Phan Thiết ở phần viết về "Phật Pháp đương thời với Đức Thích Tôn." Đoạn sau đây chứa mâu thuẫn, tự nó hủy diệt chính nó, không cần phải bàn: "Trong 400 năm từ năm 200 trước Tây lịch đến năm 200 sau Tây lịch, tiểu sử của ngài mới được kết tập do các phái Sarvàstivà [sic, sarvaastivaada] thành kinh ‘Lilitavisara’ [sic]; phái Theravada thành kinh ‘Nidãnakathà’ [sic], Mã Minh (Ashvaghosa) đặt thành thơ ‘Budhacarita’, chủ yếu vẫn là truyền khẩu" (tr. 48). Đã gọi là kinh tức văn bản viết mà còn gọi là truyền khẩu, thì quả thật là tự mâu thuẫn! Thật ra, nhận định mâu thuẫn trước sau như vậy là bản chất của ông Phan Thiết, như bạn sẽ thấy ông vấp phải nhiều lần. Ở trang 47-8 (tập I) như vừa nêu, ông cho rằng kinh điển Phật giáo cóp-pi từ kinh điển Bà-la-môn, rồi ở trang sau đó, ông thừa nhận chúng khác nhau: "Về giáo thuyết, phải tinh tế lắm mới nhận ra điều Thích-ca giảng dậy khác với Bà-la-môn" (tr. 49, d.6-7). Rõ hơn, khi ông chê các nhà Phật học không nhận ra được trong khi ông nhận ra được kinh điển Phật giáo khác với Bà-la-môn: "Các nhà Phật học đời sau không nhận ra [sic] điểm đặc sắc của đạo Phật khác với đạo Bà-la-môn, khác với các môn phái có trước hoặc đồng thời với Phật" (tr. 49, d.15-7). Như vậy, không cần phải chứng minh thêm nữa về sự nhầm lẫn đáng tiếc của ông Phan Thiết khi phủ nhận tính chính thống của kinh điển Phật giáo, vì bản thân cũng đã thừa nhận Phật giáo khác hẳn với đạo Bà-la-môn và các môn phái có trước hoặc đồng thời với Phật. 3. Kinh Phật: hiện sinh hay siêu hình? (I. 50-4). Trong phần này, có rất nhiều sai lệch căn bản. Thứ nhất, các khái niệm Thượng đế, Thiên chúa, lý thái cực, Allah của các tôn giáo hữu thần khác hoàn toàn với các khái niệm "pháp tánh, Phật tánh, chân như" trong đạo Phật, đạo phủ nhận có một nguyên nhân đầu tiên đã tạo ra vũ trụ. Ông Phan Thiết không phân biệt được nên đánh đồng làm một! (I.50). Thứ hai, tính thực tiễn trong đạo Phật quy chiếu về chánh niệm và tỉnh thức trong hiện tại khác hẳn với chủ nghĩa hiện sinh của triết học phương Tây. Trong nguyên lý Tứ diệu đế (xem phần nói về Tứ diệu đế ở chương 5), đức Phật không hề tuyên bố "đời là bể khổ với sanh, lão, bệnh, tử" (I. 51). Đức Phật lập đi lập lại rằng toàn bộ giáo pháp của ngài chỉ nhấn mạnh đến 2 vấn đề: đau khổ của chúng sanh (khác với đời là bể khổ) và cách diệt trừ đau khổ đó. Ngay thời của đức Phật, cũng đã có nhiều người chụp mũ ngài chủ trương yếm thế, hư vô, vì hiểu Tứ diệu đế qua khổ đế, nghĩa là dưới mắt họ, bốn đế chỉ còn một đế! Sau đây là đoạn đức Phật phát biểu:
Thứ ba, ông Phan Thiết đã bóp méo học thuyết tứ đế (sự thật về đau khổ, nguyên nhân của đau khổ, sự an lạc của niết-bàn và con đường đạt được niết-bàn) qua tam đoạn luận "tự bịa" của ông. Tam đoạn luận "tự bịa" của Phan Thiết Logic hóa p ---> q : r ---> q ~r ---> ~q Ai là sinh viên vỡ lòng của triết học cũng có thể dễ dàng thấy được sự ngụy biện của ông Phan Thiết qua cái gọi là tam đoạn luận tự bịa, như chúng tôi đã logic hóa trong công thức bên trên. Xin hỏi ông Phan Thiết, cái mà ông mạo danh là tam luận đó, là tam đoạn luận nào: Modus Ponens? Modus Tollens? Hypothetical Syllogism? Disjunctive Syllogism? Distructive Dilemma? Constructive Dilamma? Conjunction? Điều quan trọng hơn, khổ đế trong tứ đế không phải là phán đoán "đời sống là nỗi khổ đau và thống khổ." Đời sống theo đạo Phật có thể là khổ đau, nếu ta sống bằng thái độ tham lam, sân hận và si mê, và có thể là an lạc, hạnh phúc (niết-bàn) nếu ta không để cho các tâm lý âm tính đó chi phối. Nguyên nhân của đau khổ theo đạo Phật là tham ái (ta.nhaa) chứ không phải là "dục vọng." Muốn chấm dứt đau khổ, để sống một cách niết-bàn, ta phải tu tập đạo đức, trí tuệ và thiền định được thể hiện qua con đường thánh gồm tám yếu tố (bát chánh đạo), chứ không phải "cắt đứt dục vọng." Ông cố tình lý giải sai như quý bạn đọc đã thấy, và cố bỏ đi chân lý thứ ba, đó là niết-bàn, để đánh đồng Tứ diệu đế với triết học hiện sinh, thì chẳng ăn chung vào đâu cả. Thật chất, cách làm việc méo mó như vậy chỉ chứng tỏ ông là người không biết tôn trọng sự thật, một người ma lanh, thủ đoạn trong văn học. Thứ tư, cho đạo Phật đại thừa là "siêu hình" thì không biết gì về triết học mà học đòi nói chuyện triết học. Chỉ cần ông là sinh viên cử nhân năm thứ I, ông cũng có thể biết được khái niệm siêu hình (metaphysics) không chỉ đơn thuần là khái niệm chỉ cho "những gì không thực tế" (như nhiều người viết về Phật giáo đã nhầm lẫn và cố chứng minh đạo Phật không phải là siêu hình) mà còn bao hàm nhiều ý nghĩa khác. Tác giả xin trích dẫn ra đây định nghĩa của một cuốn tự điển triết học, sử dụng cho các sinh viên cử nhân triết, do tập thể nhóm giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ triết học viết, để giúp ông sửa sai lầm của mình:
Thứ năm, ông Phan Thiết đã không phân biệt được sự khác nhau giữa kinh điển Nikaaya và Aagama, nên đã dịch "nikaaya" thành "a-hàm" (tr.51). Thứ sáu, vì không phân biệt được thể loại kinh với bản thân các kinh, như phần được giới thiệu ở trên, nên ông Phan Thiết đã gọi các "thể loại kinh" thành các "bộ kinh" như sau: "không rõ các kinh ấy thế nào và có thể tìm thấy ở đâu hoặc các kinh ấy đã biến hóa thành các tạng kinh như tôi [Phan Thiết] đã ghi ở trên" (tr.52). Vì không biết "ngũ thời giáo" của tổ Thiên Thai Trí Khải nên ông Phan Thiết viết sai lệch như sau: "Các nhà Phật học lý giải kinh điển đại thừa [sic] theo ngũ thời pháp: đệ nhất kỳ là thời Hoa Nghiêm Phật giảng cho thần tiên [sic] nghe. Đệ nhị kỳ là kinh A-hàm cho người nghe. Đệ tam kỳ là kinh Duy-ma-cật [sic] tranh biện với Bà-la-môn. Đệ tứ kỳ là kinh Bát-nhã giảng về Không luận [sic]. Đệ ngũ kỳ là kinh Pháp Hoa giảng về Trung luận [sic]" (tr.52). Bài thơ về ngũ thời giáo của tổ Trí Khải như sau: Nguyên văn
Dịch nghĩa
Đối chiếu đoạn văn của ông Phan Thiết và bài thơ nguyên tác, ta thấy, ông đã viết sai đến 5 điểm, được đánh dấu bằng chữ "sic" trong dấu ngoặc vuông. Bài thơ không nói gì về đối tượng thính chúng của các thời kinh này, mà chỉ nói tới chiều dài thời gian của các bài kinh này mà thôi. Điều sai lầm nhất là hai từ được in đậm trong đoạn văn của ông Phan Thiết: "kinh Bát-nhã giảng về Không luận" và "kinh Pháp Hoa giảng về Trung Luận." Và nếu ông biết chút đỉnh về sự khác nhau giữa "kinh" là từ chỉ cho phần ghi chép về những lời dạy của Phật và các vị A-la-hán, và "luận" là tác phẩm giải thích về những lời dạy đó thì ông đã không nói ngược ngạo: "kinh" giảng về "luận," thay vì "luận" giảng về "kinh." Thứ bảy, mệnh đề "nhập pháp giới" có nội dung khác hẳn với "nhập niết-bàn" mà ông Phan Thiết không phân biệt được, nên đã hiểu lầm Nghiêm Xuân Hồng: "Thiền sư [sic] Nghiêm Xuân Hồng viết sách luận về kinh này dùng chữ "nhập pháp giới" thay cho [sic] "nhập niết-bàn" rất chí lý [sic]" (tr.52). Thứ tám, ông Phan Thiết bảo "ta nên xem ông [Cưu-ma-la-thập] là tác giả" của kinh Pháp Hoa (tr. 52) chỉ vì Cưu-ma-la-thập là dịch giả của kinh này. Kinh Pháp Hoa nói về "nhất Phật thừa" mà ông Phan Thiết viết bậy thành "cõi nhất như" để ông quy kết thành atman nhập vào brahman trong Bà-la-môn (tr. 52). Thứ chín "Kinh Bát-nhã Ba-la-mật" là một kinh gần 1000 trang (bản dịch tiếng Việt của HT. Thích Trí Tịnh) mà ông Phan Thiết bảo "còn gọi là "Bát-nhã tâm-kinh" (tr. 52), một bản kinh chỉ có vài trăm chữ! Kế đến, chữ "không" (S. 'suunyataa, emptiness, voidness) trong văn học Bát-nhã khác hẳn với nghĩa không có (natthitaa, non-existence, nothingness). Vì nhầm lẫn chữ "không" (duyên khởi và không thực thể của sự vật) với chữ không-có, nên ông Phan Thiết quy kết trật rằng "không" là "hư vô" (xem chương 11 của tập nhận định này, nói về Có Không và Sắc Không). Thứ mười, thành Xá-vệ không phải là "Svravasti" (tr.53, d.9), mà là 'Sraavaasti trong Sanskrit, hay Saavatthi trong Paali. Từ Paali "Jetavana" được kết hợp bằng hai thành tố "Jeta" và "vana." Jeta là tên của thái tử Kỳ-đà, và vana là khu vườn. Trong tiếng Paali, Jetavana có nghĩa là vườn Kỳ-đà, Kỳ Viên. Người Trung Quốc căn cứ theo tích truyện của vườn này nên dịch là "Ky蠴họ Cấp Cô Độc viên," chứ không ai gọi là Jetavana là "vườn Cấp-cô-độc" (tr.53, d.10). Thứ mười một, ông Phan Thiết bảo kinh Lăng Nghiêm có "lối văn ngụy biện làm hoa mắt và mờ trí" (tr.53) nhưng không dẫn chứng được một đoạn nào cho thấy sự ngụy biện và xuyên tạc của ông là có lý. Thứ mười hai, ông Phan Thiết bảo ông "Tìm thấy dấu vết kinh này [kinh A-di-đà] trong truyện cổ tích Purana của Ấn Độ" (tr.53). Quả là đại nói dóc. Ông thừa nhận chưa hề đọc vào Puraa.na làm sao biết chúng giống hay khác. Biểu tượng của Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí khác hoàn toàn với Brahma, Siva và Visnu mà ông Phan Thiết lại bảo là "biến thể" (tr.53) của ba vị thần Ấn Giáo này, chỉ vì một lý do rất đơn giản: cả hai bên đều có con số 3. Theo lý luận ngụy biện này, từ "ba má" (cha và mẹ) sẽ trở thành "ba người mẹ" vì cả hai từ đều có từ "ba" mà đã là "ba" thì "ba" nào cũng như nhau! Đây là lối ngụy biện đồng hóa con số với triết lý, dẫn đến sự đồng hóa hai sự kiện khác nhau trời vực làm một. 4. Chủ đề của các kinh Phật (tr. 54-5) Sau đây là những nhận xét thuộc diện "nói không có sách, mách không có chứng" của ông Phan Thiết khi nhận định về chủ đề của kinh điển Phật giáo: (1) kinh luận nguyên thủy Phật giáo nói về pháp tính, (2) chỉ có kinh Đại thừa nói về học thuyết "độ" sanh của đức Phật (thực ra, toàn bộ kinh điển Nikaaya cũng dạy về cách hóa độ chúng sinh), (3) kinh điển Đại thừa chủ trương "chủ nghĩa hư vô" (do nhầm lẫn chữ "không" ('suunyataa // su~n~na.taa) tức không thực thể, non-substantiality, với chữ "không-có" natthitaa, non-existence), (4) không có gì là của riêng Phật tổ chuyển pháp luân khai thị chúng sanh. Ngoại đạo đã làm trước Phật tổ. Nói tóm lại, trên đây là những dẫn chứng về những ngộ nhận căn bản của ông Phan Thiết về Phật giáo. Các nhầm lẫn, lệch lạc v.v. . . của ông Phan Thiết về các thuật ngữ và nội dung học thuyết về Phật giáo cho thấy ông chỉ có một sở học quá ít, lem nhem và sai lầm về triết học và văn minh Ấn Độ. Chính do lập cước trên những sai lầm như vậy cộng với thành kiến cá nhân đối với đạo Phật, ông đã không ngại ngùng chỉ trích đạo Phật và chụp mũ đạo Phật là biến thể của đạo Bà-la-môn. Nhưng tiếc thay cho ông, lịch sử và sự thật của đạo Phật vẫn không phải là những gì ông bịa đặt và viết sai về đạo Phật. Đạo Phật vẫn là đạo Phật dù ông có cho nó bằng bất kỳ tên gọi áp đặt hay chụp mũ nào. Lời giới thiệu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | |
Cập nhật: 27-4-2000 | Đầu trang |