...... ... |
. |
. |
. |
. |
. |
Kinh
Hoa Sen Chánh Pháp
HT. Thích Trí Quang dịch giải
Phần
7
Phẩm 9:
Thọ Ký Cho Các Vị Tu Học Tiếp Tục Và Tu Học Hoàn
Tất [^]
Lúc ấy các tôn giả A nan đà và
La hầu la đều nghĩ, chúng ta tự xét nếu được đức Thế tôn trao cho lời
ghi thành tựu tuệ giác vô thượng thì thích thú biết bao. Các tôn giả
ấy liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đến trước đức Thế tôn, đầu mặt
lạy ngang chân ngài và cùng thưa, bạch đức Thế tôn, trong việc thọ ký
chúng con cũng đáng có phần, chỉ có đức Thế tôn là đấng chúng con nương
tựa. Chúng con được thế giới này, kể cả chư thiên, nhân loại và tu
la, ai cũng biết đến. Họ biết A nan đà con đây thường làm thị giả của
đức Thế tôn, coi giữ kho tàng chánh pháp của ngài ; còn La hầu la con đây
là con trai của đức Thế tôn khi ngài chưa xuất gia. Nếu đức Thế tôn
trao cho chúng con lời ghi thành tựu tuệ giác vô thượng, thì ước nguyện
của chúng con đã đạt mà ước vọng của các chúng cũng thỏa. Bấy giờ
hai ngàn vị đệ tử thanh văn của đức Thế tôn mà sự tu học đang tiếp
tục hay đã hoàn tất, cũng đều đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, vai bên
phải trần pháp y, cùng đến trước đức Thế tôn, chuyên chú mà chắp
tay chiêm ngưỡng, cùng biểu lộ sự ước nguyện như ước nguyện của các
tôn giả A nan đà và La hầu la, rồi đứng cách một khoảng.
Khi ấy đức Thế tôn bảo tôn giả
A nan đà, trong thì vị lai, tôn giả sẽ được thành Phật với danh hiệu
Sơn hải tuệ tự tại thông vương như lai, đủ mười đức hiệu. Tôn giả
sẽ hiến cúng sáu mươi hai ức chư Phật, coi giữ kho tàng chánh pháp của
các ngài, sau đó thực hiện tuệ giác vô thượng, giáo hóa bồ tát nhiều
bằng số cát hai mươi ngàn vạn ức sông Hằng, làm cho thành thục tuệ
giác vô thượng. Quốc độ tên là Ngọn cờ siêu việt thường dựng cao lên,
toàn cõi trong sạch, đất bằng lưu ly. Thời kỳ tên là Âm thanh tinh túy
vang dội khắp cả. Sơn hải tuệ tự tại thông vương như lai sống lâu
vô số ngàn vạn ức thời kỳ vô số, giả sử có ai tính kể trong ngàn vạn
ức thời kỳ vô số cũng không biết được. Giáo pháp nguyên chất tồn tại
thế giới gấp đôi thì gian sống lâu, giáo pháp tương tự tồn tại thế
giới gấp đôi giáo pháp nguyên chất. A nan đà, Sơn hải tuệ tự tại thông
vương như lai được vô lượng ngàn vạn ức hằng sa chư Phật ở khắp
mười phương cùng nhau ca tụng tán dương thành quả của ngài.
Đức Thế tôn muốn lặp lại ý
nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
- (1) Như lai ngày nay
- nói giữa chư Tăng,
- rằng A nan đà
- người giữ (140) chánh pháp,
- tương lai hiến cúng
- chư vị Phật đà,
- rồi thành một bậc
- Biết đúng và khắp.
- (2) Bậc ấy tên là
- Sơn hải tuệ vương.
- Quốc độ trong sạch
- và có tên là
- Ngọn cờ siêu việt
- thường dựng cao lên.
- (3) Ngài giáo hóa cho
- chư vị bồ tát
- số lượng nhiều bằng
- cát của sông Hằng.
- Uy đức ngài có
- vô cùng lớn lao,
- danh tiếng vang động
- khắp cả mười phương.
- (4) Vì thương chúng sinh,
- ngài sống vô lượng.
- Giáo pháp nguyên chất
- gấp đôi sống lâu,
- giáo pháp tương tự
- gấp đôi nguyên chất.
- (5) Hằng hà sa số
- vô lượng chúng sinh
- ở trong giáo pháp
- của đức Phật ấy
- gieo trồng nhân tố
- tuệ giác Phật đà.
Bấy giờ trong đại hội, bồ tát
mới phát tâm có tám ngàn vị cùng nghĩ rằng, đến như chư vị đại bồ
tát mà chúng ta cũng không nghe thấy được thọ ký như vầy, vì nguyên
nhân nào mà chư vị thanh văn lại được phán quyết như vậy? Đức Thế
tôn biết ý nghĩ ấy của các vị bồ tát mới phát tâm nên bảo, chư thiện
nam tử, Như lai cùng với tôn giả A nan đà, và các vị đồng hàng với
tôn giả ấy, đã từng ở nơi đức Không vương như lai, đồng thời phát
ra tâm chí mong cầu tuệ giác vô thượng. Nhưng tôn giả A nan đà thường
thích đa văn, còn Như lai thường siêng tinh tiến, nên Như lai thành tựu tuệ
giác vô thượng mà tôn giả A nan đà coi giữ kho tàng chánh pháp của Như
lai. Tôn giả ấy cũng coi giữ kho tàng chánh pháp của chư Phật vị lai, giáo
hóa tác thành chư vị bồ tát. Bản nguyện tôn giả ấy là như vậy nên
được thọ ký như trên.
Tôn giả A nan đà đối diện đức
Thế tôn, đích thân nghe được lời ghi nhận của ngài trao cho, nghe được
sự huy hoàng của quốc độ tương lai của mình, thì ước nguyện thỏa mãn,
lòng rất hoan hỷ, được sự chưa từng có, tức khắc nhớ được kho tàng
chánh pháp của vô lượng ngàn vạn ức chư Phật quá khứ, thông suốt vô
ngại như thể hiện tại mới nghe, lại nhớ được cả bản nguyện của
mình. Tôn giả thưa đức Thế tôn với lời chỉnh cú sau đây.
- (6) Thế tôn quả thực
- cực kỳ hiếm có:
- làm con nhớ lại
- kho tàng chánh pháp
- của vô số Phật
- thuộc thì quá khứ,
- tựa như mới nghe
- trong ngày hôm nay.
- (7) Nay con không còn
- nghi hoặc gì nữa;
- đứng vững ở trong
- tuệ giác Phật đà,
- phương tiện mà làm
- một vị thị giả
- để được coi giữ
- chánh pháp chư Phật.
Khi ấy đức Thế tôn bảo tôn giả
La hầu la, trong thì vị lai, tôn giả sẽ được thành Phật với danh hiệu
Đạp thất bảo hoa như lai, đủ mười đức hiệu. Tôn giả sẽ hiến
cúng chư Phật bằng số vi trần của mười thế giới và, y như đời này,
tôn giả thường làm trưởng tử của các ngài. Sự huy hoàng của quốc độ,
số lượng thời kỳ của sự sống lâu, đệ tử được giáo hóa, giáo
pháp nguyên chất và tương tự, tất cả điều này của đức Đạp thất
bảo hoa như lai đều giống như của đức Sơn hải tuệ tự tại thông vương
như lai, không khác gì cả. Tôn giả cũng sẽ làm trưởng tử của ngài,
và qua thì gian ấy rồi sẽ được tuệ giác vô thượng. Đức Thế tôn muốn
lặp lại ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
- (8) Thì gian Như lai
- còn làm thái tử
- thì La hầu la
- là vị trưởng tử,
- ngày nay Như lai
- đã thành Phật đà
- thì La hầu la
- tiếp nhận chánh pháp
- mà làm pháp tử
- của đức Như lai.
- (9) Trong thì vị lai
- tôn giả gặp được
- vô số ức Phật,
- cũng làm trưởng tử
- chuyên tâm mà cầu
- tuệ giác Phật đà.
- (10) Hạnh nguyện kín đáo
- của La hầu la,
- chỉ có Như lai
- mới thấu hiểu được,
- thị hiện mà làm
- trưởng tử Như lai
- là để khải thị
- cho bao chúng sinh.
- (11) La hầu la đây
- có vô số lượng
- vạn ức công đức
- không thể tính kể.
- Tôn giả sống trong
- chánh pháp Như lai
- để cầu đạt được
- tuệ giác vô thượng.
Đức Thế tôn lại thấy hai ngàn vị
tu học tiếp tục và tu học hoàn tất tâm ý của họ mềm dịu, vắng lặng,
trong suốt, chuyên chú nhìn ngài, nên ngài bảo tôn giả A nan đà, tôn giả
thấy hai ngàn vị còn học và học xong này chăng? Con thấy, bạch đức Thế
tôn. A nan đà, các vị này sẽ hiến cúng chư Phật nhiều bằng vi trần của
năm chục thế giới, cung kính, tôn trọng, coi giữ kho tàng chánh pháp của
các ngài, và cuối cùng thì đồng thời thành Phật ở khắp mười phương
quốc độ, với danh hiệu đồng nhất là Bảo tướng như lai, đủ mười
đức hiệu. Lại cùng sống lâu một thời kỳ. Sự tráng lệ của quốc độ,
chúng thanh văn và chúng bồ tát, giáo pháp nguyên chất và tương tự, tất
cả cũng đồng đẳng. Đức Thế tôn muốn lặp lại ý nghĩa đã nói, nên
nói những lời chỉnh cú sau đây.
- (12) Hai ngàn thanh văn
- trước Như lai đây,
- Như lai phán quyết
- vị lai thành Phật.
- (13) Chư Phật như lai
- mà các vị ấy
- sẽ được hiến cúng
- thì như vi trần
- mà Như lai đã
- so sánh ở trên.
- Các vị coi giữ
- kho tàng chánh pháp
- của chư Phật ấy,
- và rồi cuối cùng
- được thành một bậc
- Biết đúng và khắp.
- (14) Tại các quốc độ
- khắp cả mười phương,
- tất cả các vị
- đồng một danh hiệu,
- đồng thời cùng ngồi
- nơi bồ đề tràng,
- để cùng thành tựu
- tuệ giác vô thượng.
- (15- 16) Danh hiệu Bảo tướng,
- quốc độ, đệ tử,
- giáo pháp nguyên chất,
- giáo pháp tương tự,
- tất cả điều này
- đồng đẳng không khác.
- Lại cũng đồng đẳng
- sử dụng thần lực
- giáo hóa cứu độ
- mười phương chúng sinh,
- danh tiếng vang dội
- lan tràn khắp cả,
- và rồi dần dần
- cùng lúc nhập diệt.
Bấy giờ hai ngàn vị tu học tiếp
tục và tu học hoàn tất nghe đức Thế tôn thọ ký cho như vậy, ai cũng
hoan hỷ, phấn chấn, cùng nói lời chỉnh cú sau đây.
- (17- 18) Thưa đức Thế tôn,
- Ánh sáng đèn tuệ!
- Chúng con nghe được
- tiếng ngài thọ ký,
- tâm thức chúng con
- tràn ngập hoan hỷ,
- y như được rưới
- với nước cam lộ.
Phẩm 10: Người Diễn Giảng Pháp Hoa (141) [^]
Khi ấy đức Thế tôn qua bồ tát Dược
vương mà nói với tám vạn đại sĩ, Dược vương, đại sĩ hãy nhìn, đại
hội này có vô lượng tám bộ, bốn chúng, những người cầu tuệ giác
Thanh văn, cầu tuệ giác Duyên giác hay cầu tuệ giác Phật đà. Các chúng
như thế này hiện ở trước Như lai mà nghe kinh Pháp hoa, thì dẫu chỉ
nghe được một bài chỉnh cú, một câu đủ nghĩa, hay đến nỗi chỉ có
được một ý niệm tùy hỷ mà thôi, Như lai cũng thọ ký cho tất cả sẽ
được tuêể giác vô thượng. Dược vương, sau khi Như lai nhập diệt, nếu
có người nào nghe kinh Pháp hoa, thì dẫu chỉ nghe được một bài chỉnh
cú, một câu đủ nghĩa, hay đến nỗi chỉ có được một ý niệm tùy hỷ
mà thôi, Như lai cũng thọ ký cho tất cả sẽ được tuệ giác vô thượng
(142) .
Nếu có người nào đối với kinh
Pháp hoa, dẫu chỉ một bài chỉnh cú mà thôi, mà biết tiếp nhận ghi nhớ,
đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, giảng nói cho người, hay sao
chép ấn hành (143) ... ; hoặc đối với cuốn kinh Pháp hoa mà thôi mà biết
kính và nhìn như kính và nhìn Như lai, hiến cúng bằng các loại hoa, vòng
hoa, các hương liệu, lọng dù, tràng phan (144) , vải lụa bao quanh (145) , kịch
nhạc, hay đến nỗi chỉ chắp tay tôn kính, thì Dược vương, nên coi những
người này đã từng hiến cúng mười vạn ức chư Phật và thành tựu đại
nguyêển nơi chỗ các ngài, nguyện thương chúng sinh mà sinh trong loài người
này. Dược vương, nếu ai hỏi người nào vị lai làm Phật, thì nên nói
cho họ biết những người này vị lai quyết định làm Phật. Tại sao, vì
nếu thiện nam hay thiện nữ nào đối với kinh Pháp hoa, dầu chỉ một
câu đủ nghĩa mà thôi, mà biết tiếp nhận ghi nhớ cho đến sao chép ấn
hành ..., biết hiến cúng cuốn kinh ấy bằng các loại hoa cho đến chắp
tay tôn kính, thì người này tất cả thế gian nên chiêm ngưỡng tôn thờ,
nên đem đồ hiến cúng Như lai mà hiến cúng. Hãy coi người này là vị đại
bồ tát đang thành thục tuệ giác vô thượng (146) , vì thương chúng sinh
nên nguyện sinh trong loài người này mà diễn giảng rộng rãi về kinh
Pháp hoa. Người tiếp nhận ghi nhớ cho đến sao chép ấn hành chỉ một
câu kinh Pháp hoa, hay chỉ hiến cúng cuốn kinh ấy mà đã như vậy, huống
chi người tiếp nhâển ghi nhớ cho đến sao chép ấn hành được cả bộ
kinh ấy và hiến cúng đủ cả (147) . Dược vương, hãy coi người sau này
là người tự bỏ cái chỗ kết quả hành vi trong sạch của mình để, sau
khi Như lai nhập diệt, vì thương chúng sinh mà sinh trong thời kỳ dữ dội,
diễn giảng rộng rãi về kinh Pháp hoa. Lại nữa, sau khi Như lai nhập diệt,
thiện nam hay thiện nữ trên đây nếu có thể kín đáo nói cho một người
về kinh Pháp hoa, thì dầu chỉ nói được một câu đủ nghĩa mà thôi, cũng
phải coi người ấy là sứ giả của Như lai, được Như lai phái đến để
làm công việc của Như lai. Kín đáo nói kinh Pháp hoa cho một người và chỉ
nói được một câu mà còn như vậy, huống chi có thể công khai ở giữa
công chúng mà nói cho mọi người một cách rộng rãi về kinh ấy.
Dược vương, nếu có kẻ độc ác
đem tâm độc ác, suốt một thời kỳ đối diện xúc phạm Như lai mãi, tội
của kẻ ấy vẫn nhẹ. Nếu có kẻ đem một lời độc ác mà thôi mà phỉ
báng người đọc xét văn nghĩa hay tụng được thuộc lòng kinh Pháp hoa,
thì không kể người đọc tụng ấy là tại gia hay xuất gia, tội của kẻ
này mới rất nặng. Dược vương, ai đọc xét văn nghĩa hay tụng được
thuộc lòng kinh Pháp hoa thì nên coi người ấy đem trang phục của Như lai
mà trang sức cho mình (148) . Người ấy được Như lai đem vai mang vác (149)
. Người ấy đến đâu thì nên hướng theo mà thi lễ, nên chuyên chú chắp
tay mà cung kính hiến cúng tôn trọng tán dương, nên đem các loại hoa,
vòng hoa, các hương liệu, lọng dù, tràng phan, y phục, cỗ bàn, diễn tấu
kịch nhạc, nói tóm, nên đem đồ hiến cúng thượng hạng trong loài người
mà hiến cúng; nên đem ngọc của chư thiên mà tung rải, cả đống ngọc
thượng hạng của chư thiên cũng nên đem ra mà phụng hiến. Tại sao, vì
người ấy hoan hỷ diễn giảng Pháp hoa thì nghe trong chốc lát cũng mau
được trọn vẹn tuệ giác vô thượng (150) .
Khi ấy đức Thế tôn muốn lặp lại
ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây:
- (1) Muốn đặt mình vào
- đường đi của Phật
- để được thành đạt
- tuệ giác tự nhiên (151)
- thì phải thường xuyên
- nỗ lực hiến cúng
- những người tiếp nhận
- kính giữ Pháp hoa.
- (2) Những ai ước muốn
- mau chóng đạt được
- tuệ Biết tất cả (152)
- thì phải tiếp nhận
- ghi nhớ Pháp hoa,
- và nên hiến cúng
- những người tiếp nhận
- kính giữ kinh ấy.
- (3) Người nào có thể
- tiếp nhận kính giữ
- kinh Pháp hoa này,
- thì nên nhận thức
- người ấy chính là
- Như lai phái đến,
- vì thương chúng sinh
- mà giảng kinh này.
- (4) Người nào có thể
- tiếp nhận kính giữ
- kinh Pháp hoa này,
- người ấy chính là
- người tự rời bỏ
- quốc độ trong sạch,
- vì thương chúng
- sinh mà sinh ở đây.
- (5) Phải nhận thức rằng
- người ấy là người
- đã được tự tại
- chỗ họ muốn sinh,
- có thể sinh trong
- thời kỳ dữ dội
- mà nói rộng rãi
- Pháp hoa tối thượng.
- (6) Nên đem hoa hương
- cùng với y phục
- của hàng chư thiên,
- lại đem cả đống
- ngọc đẹp thượng hạng
- cũng của chư thiên,
- mà hiến cho người
- diễn giảng Pháp hoa.
- (7) Sau khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- trong thời dữ dội
- người nào có thể
- tiếp nhận kính giữ
- kinh Pháp hoa này,
- thì ai cũng nên
- chắp tay kính lạy,
- in như tôn kính
- đối với Như lai.
- (8) Cỗ bàn thượng hạng
- vật thực cam myՠ
- y phục đủ loại
- đều đem hiến cúng
- con Phật như vậy,
- và mong chốc lát
- được nghe người ấy
- diễn giảng Pháp hoa.
- (9) Thời dữ sau này
- ai có năng lực
- tiếp nhận kính giữ
- kinh Pháp hoa này,
- người ấy là người
- Như lai phái đến
- trong loài người này
- làm việc Như lai.
- (10) Suốt một thời kỳ
- thường mang ác ý
- xúc phạm Như lai
- thì tội vô lượng.
- (11) Nhưng có người nào
- đọc xét văn nghĩa
- tụng được thuộc lòng
- kính giữ Pháp hoa,
- mà trong chốc lát
- đem lời độc ác
- đổ vào người ấy,
- thì tội kẻ này
- hơn cả kẻ ác
- xúc phạm Như lai.
- (12) Có người cầu mong
- tuệ giác Phật đà,
- cho nên trải qua
- trọn một thời kỳ,
- đứng trước Như lai
- chắp tay tán dương
- bằng vô số lượng
- bài văn chỉnh cú.
- (13) Tán dương như vậy
- được phước vô cùng,
- nhưng ai tán thưởng
- người giữ Pháp hoa,
- thì phước họ được
- hơn cả người kia.
- (14- 15) Trải qua thời kỳ
- đến tám mươi ức,
- đem cả sắc thanh
- hương vị và xúc
- loại quí trọng nhất,
- hiến cúng cho người
- kính giữ Pháp hoa,
- và hiến cúng rồi
- được nghe chốc lát
- người ấy diễn giảng
- kinh Pháp hoa này,
- thì nên tự mừng
- rằng mình nhận được
- ích lợi lớn lao.
- Dược vương đại sĩ,
- ngày nay Như lai
- tuyên cáo rõ ràng
- để chư vị biết:
- bao nhiêu kinh pháp
- Như lai tuyên thuyết,
- trong kinh pháp ấy
- Pháp hoa hơn cả.
Khi ấy đức Thế tôn lại bảo Dược
vương đại sĩ, bao nhiêu kinh pháp của Như lai tuyên thuyết, đã tuyên thuyết
đang tuyên thuyết và sẽ tuyên thuyết, có đến vô lượng trăm ngàn vạn
ức. Nhưng trong tất cả kinh pháp ấy, kinh Pháp hoa này rất khó tin khó hiểu.
Dược vương, kinh này là kho tàng bí yếu của chư Phật, không thể bủa
ra mà trao cho người một cách bừa bãi. Kinh này chư Phật giữ gìn, từ trước
đến nay Như lai chưa hề nói đến một cách minh bạch. Như lai đang còn
mà kinh này vẫn bị nhiều kẻ oán ghét, huống chi sau khi Như lai nhập diệt.
Cho nên Dược vương, đại sĩ nên biết, sau khi Như lai nhập diệt, đối với
kinh Pháp hoa, ai có năng lực sao chép ấn hành, tiếp nhận ghi nhớ, đọc xét
văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, tôn kính hiến cúng, giảng nói cho người...,
thì người ấy được Như lai đem pháp y mà che phủ, lại được chư Phật
hiện tại ở các quốc độ khác cùng giữ gìn cho, nên người ấy có được
sức mạnh của đức tin vĩ đại, sức mạnh của chí nguyện, và sức mạnh
của các gốc rễ pháp lành. Nên biết người ấy cư ngụ cùng tăng xá với
Như lai, được Như lai đưa tay xoa đầu.
Dược vương, bất cứ chỗ nào có
diễn giảng, có đọc tụng, có sao chép đối với kinh Pháp hoa, có đặt
để cuốn kinh ấy, thì những chỗ như vậy nên xây dựng ngôi tháp bằng
bảy chất liệu quí báu rất cao, rộng và đẹp, mà không cần tôn trí xá
lợi vào trong ngôi tháp ấy, vì trong ngôi tháp ấy đã có toàn thân của
Như lai. Ngôi tháp ấy nên đem các loại hoa, vòng hoa, hương liệu, lọng dù,
tràng phan, kịch nhạc và thi ca mà hiến cúng, cung kính, tôn trọng và tán
dương. Ai thấy ngôi tháp ấy mà biết lễ bái hiến cúng, thì người này
phải được coi là đến gần tuệ giác vô thượng.
Dược vương, nhiều người, tại
gia có xuất gia có, đi theo đường đi của bồ tát mà không được thấy
nghe, đọc tụng, sao chép, ghi nhớ và hiến cúng kinh Pháp hoa, thì nên biết
những người ấy chưa khéo đi theo đường đi của bồ tát. Nếu được
thấy nghe cho đến hiến cúng kinh này mới là khéo đi theo đường đi của
bồ tát. Những người cầu tuệ giác Phật đà mà thấy nghe kinh Pháp hoa,
thấy nghe rồi tin tưởng, lý giải, tiếp nhận, ghi nhớ, thì nên biết những
người ấy đã được đến gần tuệ giác vô thượng. Dược vương, ví
như có người đang khát, cần nước, nên ở chỗ cao nguyên đào đất mà
tìm. Đào mà còn thấy đất khô thì biết nước còn xa. Ra công liên tục,
dần dần thấy đất ướt rồi thấy đất bùn, thì lòng họ biết chắc
đã gần đến nước. Bồ tát cũng vậy, chưa nghe, chưa hiểu, chưa được
tu tập Pháp hoa, thì nên biết người này còn cách xa tuệ giác vô thượng;
nếu nghe, hiểu, tư duy và tu tập được Pháp hoa, thì nên biết chắc chắn
đã đến gần tuệ giác vô thượng. Tại sao, vì tuệ giác vô thượng của
hết thảy bồ tát tìm cầu đều ở trong Pháp hoa. Pháp hoa mở cửa phương
tiện mà chỉ tính chân thật. Kho tàng Pháp hoa sâu, chắc, kín và xa, không
ai thấu được. Như lai ngày nay vì giáo hóa tác thành cho các vị bồ tát
mới mở ra, chỉ cho. Dược vương, nếu bồ tát nghe Pháp hoa mà kinh sợ ngờ
vực, thì nên biết đó là bồ tát mới phát tâm chí; còn thanh văn nghe Pháp
hoa mà kinh sợ ngờ vực, thì nên biết đó là kẻ tăng thượng mạn.
Dược vương, sau khi Như lai nhập
diệt, thiện nam hay thiện nữ nào muốn diễn giảng Pháp hoa cho bốn
chúng, thì phải làm sao mới nên diễn giảng? Dược vương, thiện nam hay
thiện nữ ấy phải vào nhà của Như lai, mặc áo của Như lai và ngồi chỗ
của Như lai; phải như vậy mới nên diễn giảng Pháp hoa cho bốn chúng một
cách phong phú. Nhà của Như lai là lòng đại từ bi đối với hết thảy
chúng sinh. Áo của Như lai là đức tính ôn hòa nhẫn nhục. Chỗ của Như
lai là nguyên lý Không của tất cả các pháp. Đặt mình vững vàng vào
trong ba pháp như vậy, sau đó mới đem sự không biếng nhác mà diễn giảng
một cách phong phú về Pháp hoa cho chư vị bồ tát và tất cả bốn chúng.
Dược vương, Như lai dẫu ở thế giới khác, vẫn phái những vị biến
hóa tập hợp thính chúng cho người ấy, lại phái bốn chúng biến hóa đến
nghe người ấy diễn giảng Pháp hoa. Bốn chúng biến hóa này nghe Pháp hoa
của người ấy diễn giảng thì tin nhận, thích ứng, chứ không chống nghịch.
Người ấy ở chỗ trống vắng, thì Như lai phái đông đảo tám bộ đến
nghe người ấy diễn giảng Pháp hoa. Như lai tuy ở thế giới khác mà thường
thường làm cho người ấy được thấy thân Như lai. Đối với Pháp hoa,
người ấy quên mất câu nào đoạn nào, thì Như lai nói cho nhớ lại hoàn
hảo.
Khi ấy đức Thế tôn muốn lặp lại
ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
- (16) Hãy bỏ biếng nhác
- mà nghe Pháp hoa.
- Pháp hoa khó có
- cơ hội được nghe,
- nghe mà tin nhận
- cũng là khó có.
- (17- 18) Như khát cần nước,
- đào đất cao nguyên.
- Đào thấy đất khô
- biết nước còn xa.
- (19) Đào lần thấy được
- đất ướt rồi bùn,
- thì biết chắc chắn
- nước đã gần đến.
- (20) Dược vương đại sĩ,
- ví dụ như vậy
- để biết những người
- không nghe Pháp hoa
- thì còn cách xa
- tuệ giác Phật đà.
- (21) Người nào nghe được
- kinh sâu xa này -
- bản kinh xác quyết
- cho các thanh văn (153) ,
- bản kinh chúa tể
- của các kinh pháp -
- nghe rồi tư duy
- một cách chắc chắn;
- (22) đại sĩ nên biết
- người như thế này
- đã được đến gần
- tuệ giác Phật đà.
- (23) Người nào chí nguyện
- diễn giảng Pháp hoa,
- người ấy cần phải
- vào nhà Như lai
- mặc áo Như lai
- ngồi chỗ Như lai,
- thì giữa công chúng
- không sợ gì nữa,
- phân tích rộng rãi
- cho họ kinh này.
- (24) Nhà của Như lai
- là đại từ bi,
- áo của Như lai
- là đức nhẫn nhục,
- chỗ của Như lai
- là các pháp không.
- Hãy đặt mình vào
- trong ba pháp ấy
- mà nói Pháp hoa
- cho cả mọi người.
- (25) Khi nói Pháp hoa,
- nếu có những kẻ
- độc miệng mắng nhiếc
- dao chém gậy đánh
- ngói ném đá liệng,
- thì người ấy nên
- nghĩ đến Như lai
- và cần nhẫn nhịn.
- (26) Như lai ở tại
- vạn ức quốc độ,
- biểu hiện cái thân
- trong suốt cứng chắc,
- trải qua vô số
- vạn ức thời kỳ,
- tuyên thuyết chánh pháp
- cho các chúng sinh.
- (27- 28) Tại quốc độ này,
- sau khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- ai có năng lực
- diễn giảng Pháp hoa,
- thì Như lai phái
- bốn chúng biến hóa
- là các tỷ kheo
- và tỷ kheo ni
- cùng với nam nữ
- đức tin trong sáng,
- cùng đến hiến cúng
- người diễn giảng ấy,
- lại còn hướng dẫn
- bao nhiêu người khác
- đến nghe Pháp hoa.
- (29) Kẻ nào muốn hại
- người giảng Pháp hoa,
- sử dụng dao gậy
- cùng với ngói đá,
- thì Như lai phái
- những vị biến hóa
- làm người hộ vệ
- hộ vệ người ấy.
- (30) Người ấy một mình
- ở chỗ trống vắng
- không có tiếng người,
- đọc xét văn nghĩa
- tụng được thuộc lòng
- về kinh Pháp hoa,
- (31) Như lai bấy giờ
- hiện thân trong sáng;
- người ấy nếu quên
- câu nào đoạn nào,
- Như lai nói cho
- được thông suốt cả.
- (33) Người ấy đủ hết
- ba pháp nói trên,
- thì giảng Pháp hoa
- cho cả bốn chúng,
- hay ở chỗ vắng
- đọc tụng Pháp hoa,
- đều được nhìn thấy
- thân thể Như lai (154) .
- (32) Và khi người ấy
- ở chỗ trống vắng,
- thì Như lai phái
- chư thiên long vương
- cùng với dạ xoa
- và các bộ khác
- đến với người ấy
- làm người nghe pháp.
- (34) Người ấy thích thú
- diễn giảng Pháp hoa,
- phân tích rành rẽ
- không có vướng mắc,
- là vì thường được
- chư Phật hộ trì (155) ,
- cho nên làm cho
- các chúng hoan hỷ.
- (35) Những ai gần gũi
- pháp sư như vậy
- thì chóng trở thành
- những vị bồ tát,
- tùy thuận mà học
- pháp sư như vậy
- thì sẽ gặp được
- hằng sa Phật đà.
Phẩm 11: Bảo Tháp Xuất Hiện [^]
Vào lúc bấy giờ, trước đức Thế
tôn, một ngôi bảo tháp bằng bảy chất liệu quí báu, cao năm trăm do tuần,
chu vi hai trăm năm chục do tuần, từ đất vọt lên, đứng trong không gian.
Bảo tháp được trang hoàng bằng đủ thứ bảo vật. Có năm ngàn lan can
và hàng ngàn hàng vạn khám thất (156) . Trang hoàng bằng vô số cờ phan,
và mắc rủ xuống là những vòng hoa ngọc. Chuông nhỏ quí báu thì có cả
vạn ức, cũng được treo lên. Mọi phía bảo tháp đều phát ra hơi thơm
đàn hương, tỏa khắp thế giới này. Bảo cái có mắc phan phướn (157) thì
do bạc, vàng, lưu ly, xa cừ, mã não, chân châu và mai khôi, bảy chất liệu
quí báu như vậy kết hợp tạo thành, và cao đến cung trời Tứ thiên vương.
Chư thiên của tầng trời Đao lợi thì rưới hoa mạn đà của chư thiên
mà hiến cúng bảo tháp. Tám bộ và ngàn vạn ức chúng khác cũng hiến cúng,
cung kính, tôn trọng và tán dương bảo tháp bằng các loại hoa, hương liệu,
vòng hoa, cờ phan, lọng dù và kịch nhạc.
Từ trong bảo tháp xuất ra âm thanh
rất lớn, tán dương rằng tốt lắm, thưa đức Thích ca thế tôn, ngài có
thể tuyên thuyết cho đại hội các chúng như thế này về kinh Pháp hoa của
tuệ giác bình đẳng vĩ đại, bản kinh dạy cho bồ tát và được Phật
giữ gìn (158) . Thật đúng như vậy, thưa đức Thích ca thế tôn; những
điều ngài tuyên thuyết toàn là chân thật.
Bấy giờ bốn chúng đã thấy bảo
tháp vĩ đại đứng trong không gian, lại nghe âm thanh xuất ra từ bảo
tháp ấy, thì ai cũng được sự vui đẹp về chánh pháp, và ngạc nhiên thấy
là sự chưa từng có, nên cùng đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, cung kính
chắp tay mà đứng mãi với một tư thế ấy. Lúc này có vị đại sĩ danh
hiệu là Đại lạc thuyết (159) , biết sự hoài nghi của chư thiên, nhân
loại, tu la, và bao chúng khác trong thế giới này, nên thưa đức Thích ca
thế tôn, rằng bạch ngài, vì lý do nào mà ngôi bảo tháp như vầy từ đất
vọt lên, và trong đó phát ra âm thanh vừa rồi? Đức Thế tôn bảo, Đại
lạc thuyết, trong ngôi bảo tháp này có toàn thân của một đức Phật đà.
Thì quá khứ, ở phương dưới (160) , trong vô lượng ngàn vạn ức vô số
quốc độ, có một quốc độ tên là Bảo tịnh. Quốc độ ấy có đức
Phật giáo chủ danh hiệu là Đa bảo phật đà. Khi còn đi trên đường đi
của bồ tát, đức Đa bảo phật đà có phát lời nguyện trọng đại,
nguyện rằng nếu được trở thành Phật đà thì sau khi nhập diệt, trong
mười phương quốc độ, chỗ nào có Phật nói kinh Pháp hoa, bảo tháp của
Như lai cũng sẽ xuất hiện trước chỗ ấy để nghe kinh ấy, và làm chứng
cho kinh ấy bằng cách tán dương rằng tốt lắm. Khi thành Phật đà rồi,
lúc sắp nhập diệt, đức Đa bảo phật đà ở giữa đại hội chư thiên
nhân loại mà tuyên cáo chư vị tỷ kheo, rằng khi Như lai nhập diệt rồi,
ai muốn hiến cúng toàn thân của Như lai thì nên chung nhau xây dựng một
ngôi bảo tháp cho vĩ đại. Rồi đức Đa bảo phật đà vận dụng sức mạnh
thần thông và sức mạnh đại nguyện, bất cứ chỗ nào trong mười
phương quốc độ có Phật tuyên thuyết Pháp hoa, bảo tháp của ngài cũng
vọt lên, xuất hiện ở trước, và toàn thân của ngài ở trong bảo tháp
tán dương rằng tốt lắm (161) . Đại lạc thuyết, hôm nay đức Đa bảo
phật đà nghe Như lai tuyên thuyết Pháp hoa, nên bảo tháp của ngài từ đất
vọt lên mà tán dương rằng tốt lắm.
Đại lạc thuyết đại sĩ, lúc ấy,
do thần lực của đức Thế tôn nên thưa rằng, bạch đức Thế tôn,
chúng con ước muốn được nhìn thấy toàn thân của đức Đa bảo phật
đà. Đức Thế tôn bảo, Đại lạc thuyết, đức Đa bảo phật đà còn
có lời nguyện sâu xa và trọng đại nữa, nguyện rằng khi bảo tháp của
Như lai xuất hiện trước các đức Phật để nghe Pháp hoa, nếu đức Phật
nào muốn đem toàn thân của Như lai chỉ cho bốn chúng, thì chư Phật hóa
thân của đức Phật ấy đang thuyết pháp giáo hóa ở khắp mười phương
quốc độ đều qui tụ lại một chỗ, bấy giờ toàn thân của Như lai mới
xuất hiện. Đại lạc thuyết, chư Phật hóa thân của Như lai hiện đang
thuyết pháp giáo hóa ở mười phương quốc độ, hôm nay Như lai cũng nên
chiêu tập. Đại lạc thuyết đại sĩ thưa, bạch đức Thế tôn, chúng con
cũng ước muốn được nhìn thấy chư Phật hóa thân của đức Thế tôn
để lễ bái, hiến cúng.
Khi ấy đức Thế tôn liền phóng một
đường ánh sáng của tướng lông trắng, chiếu qua hướng đông. Cả đại
hội tức thì thấy được chư Phật của năm trăm vạn ức trăm triệu hằng
sa quốc độ ở hướng ấy. Các quốc độ này toàn là đất bằng pha lê,
với những cây ngọc được trang hoàng bằng những dải vải đẹp. Vô số
ngàn vạn ức bồ tát tràn đầy trong mỗi quốc độ, và được dăng khắp
lên trên là những màn và lưới đính kết các thứ ngọc. Cả đại hội
ai cũng nghe thấy chư Phật ở các quốc độ ấy thuyết pháp bằng âm
thanh cực kỳ tinh túy, nghe thấy vô số ngàn vạn ức bồ tát khắp trong mỗi
quốc độ cũng thuyết pháp cho các chúng. Hướng đông như vậy thì các hướng
tây nam bắc, bốn góc và trên dưới, hướng nào ánh sáng của tướng lông
trắng cũng chiếu đến, và cả đại hội ai cũng nghe thấy như đã nghe thấy
về hướng đông.
Chư Phật hóa thân ở mười
phương hướng đều bảo các vị bồ tát, chư thiện nam tử, Như lai nay nên
đến quốc độ Kham nhẫn, chỗ đức Thích ca thế tôn, để hiến cúng
ngài và hiến cúng bảo tháp của đức Đa bảo phật đà. Bấy giờ quốc
độ Kham nhẫn tức thì biến thành sạch sẽ, đất bằng lưu ly, cây ngọc
trang trí, hoàng kim làm dây phân ranh tất cả đường sá thành những đường
ngã tám. Không có thôn xóm, làng mạc, thành phố, thị trấn, sông biển,
khe suối, núi non, rừng rú. Đốt lên hương liệu rất quí, và hoa mạn đà
bủa khắp mặt đất. Màn lưới đính kết các thứ ngọc thì dăng che ở
trên, và mắc vào đó còn có những cái chuông nhỏ quí báu. Chỉ để lại
đại hội các chúng này, còn bao nhiêu nhân loại và chư thiên đều dời
để ở quốc độ khác.
Bấy giờ chư Phật hóa thân ngài
nào cũng đem theo một vị đại bồ tát mà làm thị giả, cùng đến quốc
độ Kham nhẫn này, và bước đến dưới các cây ngọc. Mỗi cây ngọc cao
năm trăm do tuần, nhánh lá hoa quả đều có thứ tự và rất đẹp. Dưới
mỗi cây ngọc đều có một tòa sư tử, cao năm do tuần và trang sức bằng
ngọc lớn. Chư Phật hóa thân mỗi ngài ngồi xếp bằng trên một tòa sư
tử ấy. Lần lượt như vậy, đầy cả đại thiên thế giới này mà chư
Phật hóa thân tại một phương hướng của đức Thích ca thế tôn vẫn chưa
hết.
Đức Thích ca thế tôn muốn đủ
chỗ ngồi cho chư Phật hóa thân, nên cả tám phương hướng, mỗi phương
hướng biến hai trăm vạn ức trăm triệu quốc độ thành quốc độ sạch
sẽ, không có địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh và tu la. Nhân loại và chư
thiên cũng được dời để ở quốc độ khác. Tất cả quốc độ đã biến
thành quốc độ sạch sẽ này cũng lấy lưu ly làm đất và trang trí bằng
cây ngọc. Cây ngọc cũng cao năm trăm do tuần, nhánh lá hoa quả cũng có thứ
tự và rất đẹp. Dưới mỗi cây ngọc cũng có một tòa sư tử cao năm do
tuần, trang trí bằng các thứ ngọc. Cũng không có sông biển, không có
núi Mục chân và Đại mục chân, núi Thiết vi và Đại thiết vi, núi Tu di
và những núi lớn cùng loại. Suốt cả một ngàn sáu trăm vạn ức trăm
triệu quốc độ ấy thành một cõi Phật, đất ngọc bằng thẳng. Che khắp
lên trên là những màn được đính kết các thứ ngọc một cách xen nhau
và bủa ra. Bảo cái có phan phướn được treo lên. Đốt lên hương liệu
rất quí. Các loại hoa quí của chư thiên rải khắp mặt đất.
Để đủ chỗ ngồi cho chư Phật hóa
thân sẽ đến nữa, nên cả tám phương hướng, mỗi phương hướng đức
Thích ca thế tôn lại biến thêm hai trăm vạn ức trăm triệu quốc độ nữa,
cũng thành quốc độ sạch sẽ, cũng không có địa ngục ngạ quỉ súc
sinh và tu la. Bao nhiêu nhân loại và chư thiên cũng được dời để ở quốc
độ khác. Tất cả quốc độ đã biến thành quốc độ sạch sẽ lần này
cũng lấy lưu ly làm đất, cũng trang trí bằng cây ngọc. Cây ngọc cũng
cao năm trăm do tuần, nhánh lá hoa quả cũng có thứ tự và rất đẹp. Dưới
mỗi cây ngọc cũng có một tòa sư tử cao năm do tuần, trang trí bằng ngọc
lớn. Cũng không có sông biển, không có núi Mục chân và Đại mục chân,
núi Thiết vi và Đại thiết vi, núi Tu di và những núi lớn cùng loại. Suốt
cả một ngàn sáu trăm vạn ức trăm triệu quốc độ này, cùng với số
ấy ở trước, thành một cõi Phật, đất ngọc bằng thẳng. Che khắp lên
trên cũng là những màn được đính kết các thứ ngọc một cách xen nhau
và bủa ra. Bảo cái có phan phướn cũng được treo lên. Cũng đốt lên hương
liệu rất quí. Và các loại hoa quí của chư thiên cũng được rải khắp
mặt đất.
Lúc ấy hóa thân của đức Thích
ca thế tôn ở hướng đông, tức chư Phật giáo chủ tại các quốc độ
nhiều bằng số cát của trăm ngàn vạn ức trăm triệu sông Hằng thuộc hướng
ấy, ngài nào cũng hiện đang thuyết pháp giáo hóa ở quốc độ của mình,
và bấy giờ cũng đến qui tụ ở quốc độ Kham nhẫn này. Lần lượt
như vậy, chư Phật hóa thân ở mười phương hướng đều đến qui tụ,
ngồi vào tám phương hướng. Tám phương hướng này, bấy giờ mỗi phương
hướng có đến bốn trăm vạn ức trăm triệu quốc độ, và chư Phật hóa
thân ngồi đầy trong đó. Ngài nào cũng ngồi trên tòa sư tử ở dưới cây
ngọc, cùng phái vị đại bồ tát thị giả đến vấn an đức Thích ca thế
tôn. Các ngài cầm mà đưa hoa ngọc cho các vị ấy bưng đầy hai tay, bảo
rằng Thiện nam tử, hãy đến Linh sơn, chỗ đức Thích ca thế tôn, thưa với
ngài đúng như lời của Như lai, rằng đức Thế tôn ít bịnh ít phiền,
khí lực yên vui chăng, các chúng thanh văn và bồ tát yên ổn cả chăng. Hãy
rải hoa ngọc này mà hiến cúng ngài, và bạch rằng đức Thế tôn của
con danh hiệu như vậy, muốn được cùng đức Thế tôn mở cửa bảo tháp
của đức Đa bảo phật đà. Tất cả chư Phật hóa thân cũng phái vị đại
bồ tát với phong cách như vậy.
Khi ấy đức Thích ca thế tôn thấy
chư Phật hóa thân đã qui tụ, cùng ngồi trên tòa sư tử, lại nghe chư Phật
ấy muốn được cùng mở cửa bảo tháp, nên ngài đứng dậy, rời khỏi
pháp tòa, đứng trong không gian. Tất cả bốn chúng, vốn đã đứng lên
và chắp tay, bây giờ chăm chú mà nhìn đức Thế tôn. Đức Thế tôn liền
dùng ngón tay bên phải mở cửa bảo tháp làm bằng bảy chất liệu quí
báu, làm phát ra âm thanh lớn như cửa thành lớn được tháo khóa chốt
mà mở ra. Tức thì toàn thể đại hội các chúng đều được thấy đức
Đa bảo phật đà ngồi trong bảo tháp, trên tòa sư tử, toàn thân không
rã, y như đang nhập thiền định. Cả đại hội lại được nghe lời của
đức Đa bảo phật đà nói, rằng tốt lắm, thưa đức Thích ca thế tôn,
ngài đã tuyên thuyết một cách thích thú về kinh Pháp hoa. Tôi đến đây
là để nghe kinh ấy.
Bốn chúng cùng bao bộ chúng khác,
nghe thấy đức Phật nhập diệt vô lượng ngàn vạn ức thời kỳ rồi
mà nói như vậy thì ai cũng ca tụng là sự chưa từng có. Cả khối hoa
quí của chư thiên được họ đem tung rải trên đức Đa bảo phật đà
và đức Thích ca thế tôn. Còn đức Đa bảo phật đà thì ở trong bảo
tháp để một nửa pháp tòa của mình nhường cho đức Thích ca thế tôn
mà nói rằng thưa ngài, mời ngài đến ngồi ở đây. Tức thì đức Thích
ca thế tôn vào trong bảo tháp, ngồi trên một nửa pháp tòa, cũng theo cách
ngồi xếp bằng. Cả đại hội các chúng thấy hai ngài cùng ngồi xếp bằng
trên pháp tòa sư tử ở trong bảo tháp, thì nghĩ rằng hai ngài ngồi cao xa
quá, xin đức Thế tôn dùng sức mạnh thần thông mà làm cho chúng con cũng
được lên ở trên không gian. Tức thì đức Thích ca thế tôn dùng sức mạnh
thần thông mà tiếp cả đại hội các chúng cùng lên ở trên không gian, rồi
đem âm thanh vĩ đại mà phổ cáo bốn chúng, rằng ai là người có thể
ở trong quốc độ Kham nhẫn này mà giảng nói rộng rãi về kinh Pháp hoa,
thì bây giờ chính là lúc nên nói ra. Như lai không bao lâu nữa sẽ nhập
niết bàn. Như lai muốn có người để phó thác kinh Pháp hoa này.
Khi ấy đức Thế tôn muốn lặp lại
ý nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
- (1) Đa bảo phật đà
- vị chúa thánh triết
- nhập diệt từ lâu,
- thân ở trong tháp,
- mà vì chánh pháp
- còn hiện đến đây.
- Như vậy các người
- bởi lý do gì
- không vì chánh pháp
- mà cố nỗ lực?
- (2) Đa bảo phật đà
- nhập diệt đến nay
- thì gian đã có
- vô số thời kỳ,
- còn hiện khắp chỗ
- để nghe Pháp hoa,
- như thế là vì
- Pháp hoa khó gặp.
- (3) Ngài vốn phát nguyện:
- nhập niết bàn rồi,
- Như lai vẫn đến
- tất cả mọi chỗ
- để được thường xuyên
- nghe nói Pháp hoa.
- (4) Và vô số Phật
- nhiều bằng Hằng sa,
- vốn do Như lai
- phân thân biểu hiện,
- cũng đến nơi này
- để nghe Pháp hoa
- và để yết kiến
- Đa bảo phật đà.
- (5) Các ngài rời bỏ
- quốc độ tốt đẹp,
- các chúng đệ tử,
- tám bộ thiên long,
- bao sự hiến cúng,
- muốn làm chánh pháp
- tồn tại lâu dài
- nên cùng đến đây.
- (6) Để có đủ chỗ
- chư Phật ngự tọa,
- Như lai vận dụng
- sức mạnh thần thông,
- di chuyển vô lượng
- các loại chúng sinh,
- biến quốc độ này
- sạch sẽ rộng lớn.
- (7) Chư Phật đi đến
- dưới mỗi cây ngọc,
- trông như hoa sen
- làm đẹp hồ sạch.
- (8) Những tòa sư tử
- dưới mỗi cây ngọc,
- chư Phật ngự tọa
- thì sáng đẹp ra,
- tựa như đêm tối
- đuốc lớn đốt lên.
- (9) Thân của chư Phật
- phát ra hương thơm
- tỏa khắp quốc độ
- trong cả mười phương,
- làm cho chúng sinh
- cùng được xông cả,
- và lòng say sưa
- không tự chủ nổi,
- như nhánh cây nhỏ
- được thổi gió lớn.
- Bao nhiêu phong cách
- phương tiện như vậy
- để làm chánh pháp
- tồn tại lâu dài.
- *
- (10) Như lai phổ cáo
- toàn thể các chúng,
- rằng khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- những ai có thể
- kính giữ Pháp hoa
- bằng mọi pháp hạnh
- trong đó gồm có
- nghiên cứu, diễn giảng (162) ...,
- thì ngày hôm nay
- đối trước Như lai
- hãy tự phát nguyện.
- (11) Đa bảo phật đà
- tuy đã nhập diệt
- từ lâu lắm rồi,
- mà do đại nguyện
- vẫn phát âm thanh
- như sư tử gầm,
- chứng minh ca tụng
- Diệu pháp liên hoa.
- (12) Đức Đa bảo ấy
- cùng với Như lai
- và chư hóa Phật
- sẽ cùng chứng biết
- cho ý nguyện ấy
- của những con Phật.
- Vậy những con Phật
- ai kính giữ được
- Diệu pháp liên hoa,
- hãy phát đại nguyện
- nguyện làm pháp ấy
- tồn tại lâu dài.
- (13) Ai có năng lực
- kính giữ Pháp hoa
- thì thế là đã
- hiến cúng Như lai;
- cùng với hiến cúng
- Đa bảo phật đà -
- một đức Phật đà
- ở trong tháp rồi
- vẫn đến mười phương
- chỉ vì Pháp hoa.
- (14) Cũng là hiến cúng
- chư Phật hóa thân -
- những đấng làm cho
- tráng lệ huy hoàng
- hết thảy quốc độ
- khắp cả mười phương.
- (15) Ai có năng lực
- diễn giảng Pháp hoa,
- thì thế tức là
- thấy được Như lai,
- thấy đức Đa bảo
- cùng chư hóa Phật.
- (16) Chư thiện nam tử,
- hãy suy nghĩ kyծ
- Đây là trách vụ
- rất là khó khăn
- mà các người nên
- phát nguyện đảm nhận.
- *
- (17) Hằng sa kinh điển
- ngoài kinh Pháp hoa,
- diễn giảng hết cả
- chưa đủ là khó;
- (18) đón núi Tu di
- ném qua vô số
- thế giới hướng khác
- cũng chưa đủ khó;
- (19) chỉ dùng ngón chân
- mà hất đại thiên
- văng xa cõi khác
- cũng chưa đủ khó;
- (20) trên đỉnh hiện hữu (163)
- đứng đó nói cho
- tất cả bộ chúng
- về các kinh khác
- nhiều đến vô lượng
- cũng chưa đủ khó;
- (21) sau khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- ở trong thời kỳ
- dữ dội đáng sợ,
- nói được Pháp hoa
- như vậy mới khó.
- (22) Giả sử có người
- nắm được hư không
- mà đem đi dạo
- cũng chưa đủ khó;
- (23) sau khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- sao chép ấn hành
- giữ cho còn mãi
- Diệu pháp liên hoa,
- và khuyên người khác
- cũng làm tương tự,
- như vậy mới khó.
- (24- 25) Đem cả địa cầu
- để trên móng chân
- vọt lên Phạn thiên
- cũng chưa đủ khó;
- (26) sau khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- trong thời kỳ dữ
- học được một lúc
- kinh Pháp hoa này,
- như vậy mới khó.
- (27) Gánh vác cỏ khô
- vào lửa hoại kiếp (164)
- mà không bị cháy
- cũng chưa đủ khó;
- (28) sau khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- ai giữ Pháp hoa
- kín đáo giảng được
- cho một người thôi,
- như vậy mới khó.
- (29) Kho tàng chánh pháp
- đến tám vạn tư,
- và bao kinh pháp
- mười hai thể loại (165) ,
- nếu ghi nhớ hết
- và giảng cho người,
- (30) làm cho người nghe
- được sáu thần thông,
- dẫu là như vậy
- cũng chưa đủ khó;
- (31) sau khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- đối với Pháp hoa
- nếu có năng lực
- lắng nghe, tiếp nhận,
- hỏi thấu nghĩa ý,
- giảng nói cho người,
- như vậy mới khó.
- (32) Có ai thuyết pháp
- làm cho vạn ức
- vô số vô lượng
- hằng sa chúng sinh
- được thành La hán
- đủ sáu thần thông,
- ích lợi đến vậy
- cũng chưa đủ khó;
- (33) sau khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- ai có năng lực
- diễn giảng kính giữ
- Diệu pháp liên hoa
- như vậy mới khó.
- (34) Vì cho chúng sinh
- được tuệ giác Phật,
- Như lai ở trong
- vô lượng quốc độ,
- từ lúc mở đầu
- cho đến hiện nay,
- tuyên thuyết phong phú
- bao nhiêu kinh pháp.
- (35) Trong kinh pháp ấy
- Pháp hoa bậc nhất:
- nếu có năng lực
- giữ được Pháp hoa,
- tức là giữ được
- toàn thân Như lai.
- (36) Chư thiện nam tử,
- sau khi Như lai
- nhập niết bàn rồi,
- ai có năng lực
- tiếp nhận kính giữ
- Diệu pháp liên hoa
- bằng mọi pháp hạnh
- trong đó gồm có
- đọc xét văn nghĩa,
- tụng được thuộc lòng...,
- nay trước Như lai
- hãy tự phát nguyện.
- (37) Diệu pháp liên hoa
- khó mà giữ nổi;
- những ai giữ nổi
- ít thì gian thôi,
- Như lai hài lòng,
- chư Phật cũng vậy.
- (38) Những ai giữ nổi
- Pháp hoa như vậy
- thì thế là được
- chư Phật tán dương,
- thế là dũng mãnh,
- thế là tinh tiến,
- thế là giữ giới,
- tu hạnh đầu đà,
- thế là chóng được
- tuệ giác vô thượng.
- (39) Thời ác sau này
- những ai có thể
- học hỏi kính giữ
- Diệu pháp liên hoa,
- người ấy chính là
- con Phật đích thực,
- đứng vào ở nơi
- vị trí Thuần thiện;
- sau khi Như Lai
- nhập niết bàn rồi
- vẫn lý giải được
- nghĩa ý Pháp hoa.
- (40- 41) Người ấy chính là
- mắt của thế gian
- trong đó có cả
- chư thiên nhân loại.
- Ở trong thời kỳ
- khủng bố khiếp sợ,
- người ấy nói được
- Diệu pháp liên hoa,
- dầu chỉ có thể
- nói trong chốc lát,
- hết thảy trời người
- đều nên hiến cúng.
Phẩm 12: Đề Bà Đạt Đa (166) [^]
Khi ấy đức Thế tôn bảo chư vị
bồ tát, bốn chúng và các chúng nhân loại chư thiên, rằng trong thì quá
khứ, Như lai đã cầu Pháp hoa trong vô lượng thời kỳ, không biếng nhác,
không mỏi mệt. Trong nhiều thời kỳ, Như lai thường làm quốc vương, phát
nguyện cầu tuệ giác vô thượng, lòng không thoái lui hay lệch khỏi mục
đích ấy. Để hoàn thiện sáu pháp ba la mật nên quốc vương nỗ lực bố
thí, lòng không tiếc lẫn gì hết về voi ngựa, bảy thứ quí báu, về quốc
thành, thê tử, về tôi tớ, tùy tùng, về đầu mắt, tủy não, thân thịt,
tay chân; tính mạng cũng không nuối tiếc. Bấy giờ dân chúng sống lâu
vô lượng. Quốc vương vì cầu chánh pháp nên bỏ ngôi vua, ủy thác chính
sự cho thái tử, rồi đánh trống truyền lịnh mà cầu chánh pháp khắp nơi,
rằng ai có khả năng nói cho ta về pháp đại thừa thì ta sẽ cung phụng
phục dịch suốt đời. Bấy giờ có một vị tiên đến tâu, tôi biết bản
kinh đại thừa tên là Pháp hoa. Quốc vương không trái ý tôi thì tôi sẽ
dạy cho. Quốc vương nghe vị tiên nói, vui mừng rộn rã, tức thì đi theo
vị ấy, cung phụng mọi sự vị ấy cần đến. Những việc hái trái, múc
nước, nhặt củi, dọn ăn, đến nỗi đem thân làm giường làm ghế cũng
không mỏi mệt cơ thể hay tâm trí. Quốc vương lúc ấy phụng sự như vậy
đến cả ngàn năm, vì chánh pháp mà siêng năng một cách tinh chuyên, cung
đốn hầu hạ không thiếu sót điều gì. Đức Thế tôn muốn lặp lại ý
nghĩa đã nói, nên nói những lời chỉnh cú sau đây.
- (42) Như lai nhớ lại
- trong thì quá khứ,
- vì cầu cho được
- chánh pháp vĩ đại,
- nên dẫu làm vua
- của cả một nước,
- vẫn không đam mê
- năm thứ dục lạc.
- (43) Đánh chuông gióng trống
- tuyên cáo khắp nơi,
- rằng ai biết được
- chánh pháp vĩ đại
- mà đem giảng giải
- thuyết trình cho ta,
- thì ta đích thân
- làm kẻ tôi tớ.
- Bấy giờ vị tiên
- tên là Vô tỷ
- đến tâu với vua
- rằng tôi có biết
- chánh pháp tinh túy
- hiếm nhất thế gian.
- (44) Vua thực hành được
- thì tôi dạy cho.
- Nghe vị tiên nói
- vua rất vui đẹp,
- tức thì đi theo
- cung phụng cần dùng.
- Ngay việc nhặt củi
- kiếm trái hái rau
- cũng vẫn kính cẩn
- cung phụng đúng lúc.
- (45) Dồn hết tâm tình
- vào pháp tinh tuý,
- nên cả thân tâm
- không nhác không mệt.
- Khắp vì tất cả
- bao loại chúng sinh
- mà cố nỗ lực
- cầu pháp vĩ đại,
- chứ không vị gì
- bản thân của mình,
- cũng không cầu hồ
- thú vui ngũ dục.
- (46) Như lai cố ý
- làm đại quốc vương
- siêng cầu cho được
- chánh pháp vĩ đại,
- do đó mà được
- thành đức Phật đà,
- và bây giờ đây
- cố đem chánh pháp
- vĩ đại như vậy
- nói cho các người.
Đức Thế tôn bảo chư vị tỷ
kheo, quốc vương lúc ấy nay là Như lai, còn vị tiên lúc ấy nay là Đề bà
đạt đa. Do người bạn tốt Đề bà đạt đa mà làm cho Như lai hoàn bị
sáu pháp ba la mật, bốn tâm vô hạn, ba mươi hai tướng quí, tám mươi vẻ
đẹp, thân màu hoàng kim, mười đại năng lực, bốn sự không sợ, bốn sự
nhiếp hóa, mười tám sự đặc biệt, sức mạnh thần thông, sức mạnh tuệ
giác, trở thành bậc Biết khắp và đúng, hóa độ sâu rộng các loại
chúng sinh, toàn là do người bạn tốt Đề bà đạt đa.
Như lai nay tuyên cáo với tất cả
bốn chúng, Đề bà đạt đa sau này qua vô lượng thời kỳ rồi, sẽ được
thành Phật danh hiệu là Thiên vương như lai, đủ mười đức hiệu. Quốc
độ của ngài tên là Thiên đạo. Ngài tồn tại hai mươi thời kỳ bậc
giữa, tuyên thuyết cho chúng sinh một cách rộng rãi về chánh pháp tinh
túy, làm cho hằng sa chúng sinh được tuệ giác La hán, vô lượng chúng
sinh phát tâm Duyên giác, hằng sa chúng sinh phát tâm Tuệ giác vô thượng,
thực hiện tuệ giác Không sinh, đạt đến địa vị Không thoái chuyển.
Thiên vương như lai nhập niết bàn rồi, giáo pháp nguyên chất tồn tại
hai mươi thời kỳ bậc giữa, xá lợi toàn thân được xây dựng tôn thờ
trong ngôi tháp bằng bảy chất liệu quí báu, cao sáu chục do tuần, chu vi
bốn chục do tuần. Chư thiên, nhân loại, ai cũng đem bông hoa đa dạng, các
hương liệu, vải vóc, vòng hoa, tràng phan, bảo cái, kịch nhạc, ca khúc
và thi thơ mà lễ bái và hiến cúng bảo tháp tuyệt diệu như vậy, và sự
lễ bái hiến cúng này làm cho vô lượng chúng sinh được tuệ giác La
hán, vô lượng chúng sinh được tuệ giác Duyên giác, không thể nghĩ bàn
chúng sinh phát tâm Tuệ giác vô thượng, đến bậc Không thoái chuyển.
Chư vị tỷ kheo, trong thì vị lai,
thiện nam hay thiện nữ nào nghe được phẩm Đề bà đạt đa này của
kinh Pháp hoa mà lòng trong sáng, tin kính cẩn, không ngờ vực, không lầm lẫn,
thì người ấy không sa vào địa ngục ngạ quỉ súc sinh, mà lại sinh
trong nhân loại chư thiên, hay sinh trước chư Phật ở bất cứ phương hướng
nào. Và sinh ở đâu cũng thường được nghe kinh Pháp hoa. Sinh trong nhân loại
hay chư thiên thì hưởng thụ sự yên vui tuyệt diệu và hơn hết, còn sinh
trước chư Phật thì hóa sinh bằng hoa sen.
*
Bấy giờ Trí tích, vị bồ tát thị
tùng đức Đa bảo phật đà, vốn ở phương dưới, bạch với ngài hãy trở
về quốc độ của mình. Đức Thích ca thế tôn bảo bồ tát Trí tích, thiện
nam tử, hãy chờ một lát. Quốc độ này có vị bồ tát tên là Văn thù,
các vị đáng gặp nhau, luận thuyết chánh pháp tinh túy rồi về. Lúc bấy
giờ bồ tát Văn thù ngồi trên hoa sen có cả ngàn cánh, lớn như bánh xe,
các vị bồ tát tùy tùng cũng ngồi trên hoa sen quí báu, từ Diêm hải long
cung trong biển cả, đột nhiên vọt lên, lên cao trong không gian, lướt đến
Linh sơn, bước xuống hoa sen, lại chỗ đức Thích ca thế tôn và đức Đa
bảo phật đà, đem đầu mặt kính lạy ngang chân hai ngài. Làm sự tôn
kính như vậy rồi, bồ tát Văn thù bước qua chỗ bồ tát Trí tích, hỏi
thăm nhau và ngồi một bên. Bồ tát Trí tích hỏi bồ tát Văn thù, nhân giả
đến long cung giáo hóa chúng sinh số lượng được mấy? Bồ tát văn thù
nói, số lượng ấy vô lượng, không thể tính kể, không thể miệng nói
hay trí lường mà biết được. Xin nhân giả đợi một chút, sẽ tự có
chứng cứ. Nói chưa xong thì vô số bồ tát cũng ngồi hoa sen quí báu, từ
biển vọt lên, lướt đến Linh sơn, ở trong không gian. Các vị bồ tát
này toàn do bồ tát Văn thù hóa độ, hoàn bị phong cách bồ tát, và cùng
luận thuyết sáu pháp ba la mật. Gốc của các vị này là thanh văn, ở
trong không gian mà nói về việc làm thanh văn, nhưng nay thì ai cũng thực hành
nguyên lý Không của đại thừa. Bồ tát Văn thù nói với bồ tát Trí
tích, sự giáo hóa của tôi ở trong biển cả là như vậy. Bồ tát Trí
tích liền dùng những lời chỉnh cú sau đây vừa tán dương vừa hỏi bồ
tát Văn thù (167) .
- (47) Bậc đại trí đức
- dũng mãnh tinh tiến!
- bằng chánh pháp nào
- ngài giáo hóa được
- vô lượng bồ tát
- mà đại hội này
- và chính tôi đây
- đã thấy như kia?
- (48) Ngài giảng thật tướng,
- thuyết minh thế nào
- đối với giáo pháp
- cỗ xe duy nhất,
- hướng dẫn đầy đủ
- các vị như vầy
- làm cho chóng được
- tuệ giác vô thượng?
Bồ tát Văn thù nói, trong biển cả
tôi chỉ thường xuyên tuyên thuyết Pháp hoa. Bồ tát Trí tích hỏi, kinh
ấy cực kỳ sâu xa tinh túy, quí báu nhất trong các kinh, thế giới hiếm
có; trong biển cả có hay không có người nỗ lực tinh tiến, thực hành
được kinh ấy và thành Phật được một cách mau chóng? Bồ tác Văn thù
nói, có. Long nữ của Diêm hải long vương mới tám tuổi mà trí tuệ, lợi
căn, khéo biết trình độ và hành vi của chúng sinh. Được pháp tổng
trì, tiếp nhận và ghi nhớ đủ hết kho tàng bí yếu sâu xa của chư Phật
tuyên thuyết. Vào sâu thiền định, thấu suốt các pháp. Trong khoảng đơn
vị ngắn nhất của thì gian mà phát lộ Tuệ giác vô thượng, thành bậc
Không còn thoái chuyển. Đủ các tài hùng biện. Thương chúng sinh y như
thương con đỏ. Công đức hoàn hảo. Lòng nghĩ, miệng nói, toàn là tinh
túy cao cả. Từ bi, khiêm nhượng, chí ý hoà nhã. Long nữ ấy có đủ
năng lực đạt đến tuệ giác vô thượng. Bồ tát Trí tích nói, tôi thấy
đức Thích ca thế tôn trải qua vô lượng thời kỳ, làm những khổ hạnh
khó làm, chứa công dồn đức, cầu tuệ giác vô thượng không lúc nào ngừng
nghỉ. Quan sát cả đại thiên thế giới này thì thấy không có chỗ nào,
dầu chỉ bằng hạt cải mà thôi, mà không phải là chỗ ngài xả bỏ
thân mạng vì chúng sinh, sau đó mới được thành tựu tuệ giác vô thượng.
Tôi không tin long nữ nào đó chỉ trong khoảnh khắc mà thành được một
bậc Biết đúng và khắp. Nói bàn chưa xong, long nữ đột nhiên xuất hiện
trước mắt, đem cả đầu mặt lễ bái tôn kính đức Thế tôn rồi đứng
lui một khoảng, dùng lời chỉnh cú sau đây mà tán dương ngài.
- (49) Thế tôn thấu suốt
- thật tướng tội phước,
- ánh sáng của ngài
- soi khắp mười phương.
- Thân ngài: pháp thân,
- tinh túy, trong suốt,
- đủ ba mươi hai
- tướng đại trượng phu.
- (50) Pháp thân như vậy
- còn được trang hoàng
- bằng cả tám chục
- vẻ đẹp tùy thuộc.
- Nhân loại, chư thiên,
- long vương, thiện thần,
- ai cũng kính ngưỡng,
- tất cả chúng sinh
- ai cũng tôn thờ
- như bậc đồng tông (168) .
- (51) Nghe đức Văn thù (169)
- nói con chóng thành
- tuệ giác vô thượng,
- việc ấy chỉ có
- Thế tôn đại giác
- chứng biết cho con;
- con sẽ tuyên dương
- chánh pháp đại thừa,
- hóa độ giải thoát
- chúng sinh đau khổ.
Lúc ấy tôn giả Xá lợi phất nói
với long nữ, thiện nữ nói thành đạt mau chóng tuệ giác vô thượng, việc
ấy thật khó tin. Tại sao, vì thân thể nữ nhân dơ bẩn, không phải là vật
dụng chứa đựng chánh pháp, thiện nữ làm sao mà thành được tuệ giác
vô thượng ẩ Trong khi tuệ giác vô thượng của Phật thì xa xôi, mênh
mông, trải qua vô số thời kỳ, siêng và khổ mà tích lũy công hạnh, thực
hành đủ hết các pháp ba la mật, sau đó mới hoàn thành. Huống chi thân
thể nữ nhân còn có năm sự bị cản trở, ấy là không được làm Phạn
vương, Đế thích, Ma vương, Luân vương và Phật thân. Như vậy thân thể
thiện nữ làm sao thành Phật, mà lại thành Phật mau chóng? Long nữ có một
viên ngọc quí, giá bằng cả đại thiên thế giới. Bấy giờ long nữ hai
tay nâng viên ngọc ấy hiến lên đức Thế tôn. Đức Thế tôn nhận liền.
Long nữ thưa bồ tát Trí tích và tôn giả Xá lợi phất, con hiến ngọc
quí, đức Thế tôn nhận cho con, việc này mau chóng không? Rất mau chóng;
hai ngài trả lời như vậy. Long nữ thưa, đem thần lực của các ngài
nhìn sự thành Phật của con, thì sự ấy còn mau hơn việc này. Tức thì
toàn thể đại hội các chúng lúc ấy cùng thấy, trong khoảnh khắc đột
nhiên, long nữ biến thành nam tử, đầy đủ phong cách bồ tát, lướt qua
thế giới hệ Vô cấu ở hướng nam, ngồi trên đài sen quí báu, thành bậc
Biết đúng và khắp, với cái thân đủ hết ba mươi hai tướng quí và
tám mươi vẻ đẹp, tuyên thuyết chánh pháp tinh túy cho chúng sinh mười
phương. Tại quốc độ Kham nhẫn này, các vị bồ tát, các vị thanh văn,
tám bộ thiên long, tất cả nhân loại và loài khác, từ xa thấy sự thành
Phật và thuyết pháp của long nữ thì tâm thần người nào cũng rất hoan
hỷ, vọng xa mà lạy. Thế giới hệ Vô cấu thì vô lượng chúng sinh nghe
pháp đều lý giải, tỏ ngộ, được sự không thoái chuyển, vô lượng chúng
sinh nữa được nhận sự thọ ký về tuệ giác vô thượng, và thế giới
hệ ấy chấn động đủ cả sáu cách. Thế giới hệ Kham nhẫn thì ba
ngàn người đứng vào vị trí không thoái chuyển, ba ngàn người nữa phát
triển tuệ giác vô thượng và được nhận sự thọ ký về tuệ giác ấy.
Bồ tát Trí tích, tôn giả Xá lợi phất, và cả đại hội các chúng, đều
yên lặng mà tin nhận.
Phẩm 13: Kinh Giữ Pháp Hoa (170) [^]
Lúc ấy Dược vương đại sĩ, Đại
lạc thuyết đại sĩ, và hai vạn bồ tát tùy thuộc, cùng đối trước đức
Thế tôn mà phát nguyện như vầy: Kính xin đức Thế tôn đừng lo nghĩ.
Sau khi đức Thế tôn nhập niết bàn, chúng con nguyện kính giữ Pháp hoa bằng
cách đọc tụng, giảng giải... Con người trong thời kỳ dữ dội sau này
gốc rễ điều lành thì ít dần, sự tăng thượng mạn thì nhiều lên, ham
hố danh lợi và sự hiến cúng, tăng thêm bất thiện, tách xa giải thoát.
Tuy khó giáo hóa, chúng con vẫn nổi dậy sức mạnh của sự ẩn nhẫn lớn
lao mà kính giữ Pháp hoa bằng cách đọc tụng, giảng giải, sao chép, hiến
cúng... Chúng con không tiếc nuối thân mạng của chúng con trong việc kính
giữ Pháp hoa.
Trong đại hội, năm trăm vị La hán
đã được thọ ký, lúc ấy cũng thưa, bạch đức Thế tôn, chúng con cũng
tự nguyện ở trong các quốc độ khác mà diễn giảng rộng rãi về kinh
Pháp hoa. Tám ngàn vị tu học tiếp tục và tu học hoàn tất đã được thọ
ký cũng từ chỗ ngồi đứng dậy, chắp tay hướng về đức Thế tôn, thệ
nguyện như vầy: Bạch đức Thế tôn, chúng con cũng sẽ ở tại các quốc
độ khác mà diễn giảng rộng rãi về kinh Pháp hoa. Tại sao, vì trong quốc
độ Kham nhẫn này con người phần nhiều tàn tệ độc ác, thượng mạn
đầy lòng, công đức mỏng mảnh, giận ghét, dua nịnh, tâm không chắc thật.
Lúc ấy di mẫu của đức Thế tôn
là tỷ kheo ni Đại thắng sinh chủ, cùng sáu ngàn vị tỷ kheo ni tu học tiếp
tục và tu học hoàn tất, cũng đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, chuyên
chú chắp tay mà chiêm ngưỡng đức Thế tôn, mắt không rời ngài một
thoáng. Đức Thế tôn bảo, Đại thắng sinh chủ, tại sao bà nhìn Như lai
với vẻ ưu tư? Bà nghĩ rằng Như lai không gọi tên bà mà trao cho lời ghi
về tuệ giác vô thượng chăng? Đại thắng sinh chủ, trước đây Như lai
đã nói tổng quát, rằng hết thảy thanh văn đều được thọ ký. Nay bà
muốn biết sự thọ ký ấy thì, vị lai, trong chánh pháp của sáu vạn tám
ngàn ức chư Phật, bà sẽ làm nhà diễn giảng vĩ đại, sáu ngàn tỷ kheo
ni tu học tiếp tục và tu học hoàn tất cũng làm những nhà diễn giảng,
và bằng cách này mà bà hoàn thiện một cách đều đặn đường đi của
bồ tát, trở thành một đức Phật đà với danh hiệu Nhất thế chúng
sinh hỷ kiến như lai, đủ mười đức hiệu. Đại thắng sinh chủ, đức
Nhất thế chúng sinh hỷ kiến như lai sẽ cùng sáu ngàn bồ tát tuần tự
thọ ký cho nhau mà thành tựu tuệ giác vô thượng.
Bấy giờ thân mẫu của tôn giả
La hầu la là tỷ kheo ni Trì dự, nghĩ rằng, trong sự thọ ký này đức Thế
tôn đặc biệt không đề cập đến ta. Biết rõ ý nghĩ ấy nên đức Thế
tôn bảo, Trì dự, vị lai, bà sẽ ở trong chánh pháp của trăm ngàn vạn
ức chư Phật mà làm việc làm của bồ tát, bằng cách cũng làm nhà diễn
giảng vĩ đại, đều đặn và hoàn tất đường đi của Phật, rồi được
thành Phật tại cõi Thiện quốc (171) , với danh hiệu Cụ túc thiên vạn
quang tướng như lai, đủ mười đức hiệu, sống lâu đến vô lượng thời
kỳ vô số.
Tỷ kheo ni Đại thắng sinh chủ, tỷ
kheo ni Trì dự, cùng những người tùy thuộc, bấy giờ ai cũng hoan hỉ cùng
cực, có được sự chưa từng có, tức thì đối trước đức Thế tôn
mà thưa ngài với lời chỉnh cú này.
- (1) Bạch đức Thế tôn,
- bậc thầy lãnh đạo
- đem lại an ủi
- cho cả trời người!
- Chúng con được nghe
- lời ghi làm Phật,
- trong lòng ổn định
- thỏa mãn hoàn toàn.
Chư vị tỷ kheo ni thưa lời chỉnh
cú ấy rồi lại nói, bạch đức Thế tôn, chúng con cũng có thể ở các
quốc độ khác mà tuyên thuyết rộng rãi về kinh Pháp hoa.
Khi ấy đức Thế tôn nhìn vào tám
chục vạn ức trăm triệu bồ tát đại sĩ. Các vị này toàn là những bậc
Không thoái chuyển, có thể chuyển đẩy bánh xe chánh pháp Không thoái chuyển
bằng các pháp tổng trì mà các vị đã được hoàn thiện. Khi đức Thế
tôn nhìn vào, các vị liền đứng dậy khỏi chỗ mình ngồi, đến trước
ngài, tập trung tâm trí, chắp hai tay lại, suy nghĩ như vầy: Nếu đức Thế
tôn phán bảo chúng ta duy trì và công bố Pháp hoa, thì chúng ta sẽ làm đúng
như lời ngài mà tuyên thuyết phong phú về kinh pháp ấy. Các vị lại nghĩ:
Nhưng đức Thế tôn yên lặng mà không phán bảo, vậy chúng ta phải làm
gì? Kính thuận tình ý của đức Thế tôn, lại muốn viên mãn tâm nguyện
của mình, nên các vị đối trước ngài, cất tiếng nói uy dũng như tiếng
sư tử gầm mà phát nguyện như vầy: Bạch đức Thế tôn, sau khi ngài nhập
diệt, chúng con sẽ qua lại mười phương thế giới, đem hết năng lực mà
làm cho chúng sinh, đối với kinh Pháp hoa, biết sao chép ấn hành, tiếp nhận
ghi nhớ, đọc xét văn nghĩa, tụng được thuộc lòng, giảng giải ý nghĩa,
làm đúng kinh dạy, nhớ nghĩ chính xác... Chúng con làm được như vậy toàn
là nhờ uy lực của đức Thế tôn. Kính xin đức Thế tôn dẫu ở quốc
độ khác cũng vẫn chăm sóc che chở cho chúng con. Các vị đồng thanh mà
nói những lời chỉnh cú sau đây.
- (2) Kính xin Thế tôn
- khỏi phải lo nghĩ.
- Sau khi Thế tôn
- nhập niết bàn rồi,
- ở trong thời kỳ
- khủng bố tàn ác,
- chúng con thệ nguyện
- sẽ cùng tuyên thuyết
- một cách phong phú
- về kinh Pháp hoa.
- (3) Những kẻ vô trí
- độc miệng chưởi mắng,
- sử dụng dao gậy
- hành hung chúng con,
- chúng con cũng nguyện
- ẩn nhẫn hết thảy.
- (4) Thời ác có kẻ
- tự xưng tỷ kheo,
- nhưng trí thì lầm
- mà tâm lại dối,
- chưa thật được gì
- tự bảo là được,
- cả người tràn ngập
- tâm lý ngã mạn.
- (5) Hoặc xưng lan nhã
- quấn tấm vải vá
- ở chỗ trống vắng,
- tự cho mình làm
- đạo hạnh chân thật,
- khinh thị nhân gian.
- (6) Hoặc vì tham lam
- quan tâm lợi lộc,
- họ bày thuyết pháp
- cho người trần thế,
- được người trần thế
- kính như tôn kính
- một vị La hán
- đủ sáu thần thông.
- (7) Những người như vậy
- ôm giữ lòng ác,
- thường xuyên nghĩ đến
- những việc trần tục,
- giả danh là kẻ
- tu hạnh lan nhã
- mà chỉ ưa thích
- chỉ trích chúng con.
- (8) Họ tuyên ngôn rằng
- những tỷ kheo này
- vì ham lợi lộc
- nói thuyết ngoại đạo.
- (9) Ngụy tạo kinh sách,
- họ lừa thế nhân.
- Và vì danh lợi,
- họ cũng bày ra
- diễn giảng Pháp hoa,
- ở giữa công chúng
- thường chê chúng con
- lấy thuyết của họ.
- (10) Họ lại đi đến
- quốc vương, đại thần,
- đến bà la môn,
- đến các cư sĩ
- và tỷ kheo khác,
- phỉ báng chúng con.
- (11) Họ bảo chúng con
- là kẻ tà kiến
- diễn giảng lý thuyết
- các phái ngoại đạo.
- Kính thuận Thế tôn,
- cho nên chúng con
- ẩn nhẫn tất cả
- tệ ác như vậy.
- (12) Bị họ mai mỉa
- bằng cách nói rằng
- các người toàn là
- Phật đà cả đó!
- Khinh ngạo đến thế
- chúng con cũng nhẫn.
- (13) Thời kỳ khủng khiếp
- lắm kẻ đáng sợ,
- quỉ dữ nhập vào
- thân tâm của họ,
- nên họ thóa mạ
- hạ nhục chúng con.
- (14) Thế nhưng chúng con
- kính tin Thế tôn,
- nên mặc áo giáp
- của sự nhẫn nhục,
- nhẫn hết bao nhiêu
- khó khăn tai nạn
- để mà tuyên thuyết
- Diệu pháp liên hoa.
- (15) Chúng con không tiếc
- tính mạng chúng con,
- chúng con chỉ tiếc
- đạo pháp vô thượng.
- Nên chúng con nguyện
- trong thì vị lai
- kính giữ Pháp hoa
- Thế tôn ký thác (172) .
- (16) Như đức Thế tôn
- tự biết quá rõ,
- trong thời vẩn đục
- tỷ kheo bất hảo
- đâu có thấu hiểu
- về cách phương tiện
- tùy nghi thuyết pháp
- của đức Thế tôn.
- (17) Miệng dữ, mặt cáu,
- họ đuổi chúng con
- ra khỏi chùa chiền:
- tàn tệ đến thế.
- (18) Chúng con nhớ lời
- Thế tôn phán dạy,
- ẩn nhẫn tất cả
- sự tình như vậy.
- (19) Thôn xóm thị thành
- có ai cầu pháp,
- chúng con cũng đến
- mà nói cho họ
- cái pháp Thế tôn
- đã đem ký thác.
- (20) Là những sứ giả
- của đức Thế tôn,
- chúng con không sợ
- ở giữa công chúng.
- Chúng con sẽ khéo
- tuyên thuyết Pháp hoa,
- và cùng thỉnh nguyện
- Thế tôn yên tâm.
- (21) Trước đức Thế tôn
- trước đức Đa bảo
- và chư Phật đà
- đến từ mười phương,
- chúng con ngày nay
- thệ nguyện như vậy,
- nguyện xin các ngài
- biết cho chúng con.
Chân
thành cảm ơn quý cư sĩ Nguyễn Văn Củng, Đoàn Viết Hiệp và Nguyễn Anh
Tuấn đã phát tâm chuyển tác phẩm này từ dạng Help File, VPS font sang dạng
Word, VNI font. Thích Nhật Từ 3-5-2000
Phần | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 |
|
|