- Đại cương về
Luận Câu Xá
- Học viện Phật giáo Việt Nam
tại Huế,
PL. 2543 - TL. 1999
IV. PHẨM PHÂN BIỆT
NGHIỆP
Trước
đây phẩm Thế gian nói về kết quả đau khổ của mê lầm, nhưng đã có
quả tất phải có nhân, nhân đây chính là hoặc và nghiệp. Hoặc chỉ cho
phiền não, tức tâm hư vọng, nhận thức sai lầm sự lý của vũ trụ vạn
hữu, sanh tâm đắm trước. Rồi từ sự sai lầm đắm trước đó, khởi
lên những tác vi nơi thân,nói năng nơi miệng, đó là nghiệp. Ðối với kết
quả được thành tựu, chính nghiệp là nguyên nhân trực tiếp, còn hoặc
là trợ duyên gián tiếp. Vì nếu có phiền não mà không khởi nghiệp thì
cũng không thể chiêu cảm quả báo. Hoặc như hạt giống, nghiệp như đất,
nước, phân, tro, môi trường. Có hạt giống mà không có môi trường đất
nước, hạt giống không thể mọc thành cây. Bởi vậy,tiếp theo phẩm Thế
gian, ở đây giảng phẩm Nghiệp.
Phẩm
Nghiệp gồm 131 bài tụng, chia làm hai đoạn. Xem đồ biểu sau:
PHẨM
NGHIỆP |
* Thể tánh
của nghiệp |
- Thể tánh
của nghiệp
- Các mặt khác của nghiệp
- Ý nghĩa biểu-vô biểu của nghiệp |
* Nghiệp
được nói trong các kinh |
|
Ðoạn I. THỂ TÁNH CỦA NGHIỆP
Thuyết
minh về thể tánh của nghiệp, là đề cập đến hai nghiệp, ba nghiệp và
năm nghiệp.
Hai
nghiệp là tư nghiệp và tư dĩ nghiệp. Chính sự hoạt động tư lự
phân biệt trong nội tâm là tư nghiệp. Từ đó phát ra hành động nơi thân,
nói năng nơi miệng, đó là tư dĩ nghiệp.
Ba
nghiệp là từ hai nghiệp này chia ra: thân nghiệp, ngữ nghiệp tức tư dĩ
nghiệp, và ý nghiệp tức tư nghiệp.
Năm
nghiệp lại là từ ba nghiệp trên chia ra, tức là trong hai nghiệp thân và
ngữ đều có hai loại biểu nghiệp và vô biểu nghiệp. Như biểu đồ dưới
đây:
|
Hai
Nghiệp |
Ba Nghiệp |
Năm
Nghiệp |
NGHIỆP |
Tư nghiệp |
Ý nghiệp |
Ý nghiệp |
Tư dĩ nghiệp |
Thân nghiệp |
Thân biểu,
Thân vô biểu |
Ngữ nghiệp |
Ngữ biểu,
Ngữ vô biểu. |
Năm nghiệp như thế nào? Bất luận
là một việc gì, trước tiên ta suy nghĩ, tính toán về việc đó, đó là
ý nghiệp. Khi sự tính toán được phát động ra nơi thân với những nét
rõ rệt trông thấy được, đó là thân biểu nghiệp,nhưng trong khi đang khởi
lên thân biểu nghiệp, bên trong vẫn có những năng lực vô hình, chiếu
trong quy luật nhân quả kích động thúc đẩy thân hành động hoặc không
hành động, đó là thân vô biểu nghiệp, vì năng lực nầy tiềm ẩn khó
trông thấy được. Ngữ biểu nghiệp và ngữ vô biểu nghiệp cũng tương
tự như thế.
Nhưng
tại sao ngoài thân biểu nghiệp và ngữ biểu nghiệp lại thêm vô biểu
nghiệp của thân và ngữ như thế?
Chân
lý đương nhiên trong vũ trụ, hễ đã có nhân thì có quả. Vậy khi tạo
thân và ngữ biểu nghiệp, hoặc lành hoặc dữ, nó nhất định đưa đến
kết quả hoặc khổ hoặc vui trong tương lai. Nhưng khi thân và ngữ biểu
nghiệp đình chỉ và cũng chưa kết thành quả, trong khi đó, nếu không có
cái gì tồn tại liên tục, để dẫn đến kết quả, thì sẽ mắc phải
điều rất sai lầm là có tạo nghiệp nhân mà không thọ quả báo, hoặc
nghiệp nhân đã tiêu mất mà vẫn có kết qủa, thì hóa ra không nhân cũng
có quả. Thế nên biết, phải có năng lực vô hình tồn tại liên tục dẫn
từ nhân đến quả, năng lực đó vô hình không thể thấy được, nên gọi
là vô biểu nghiệp.
* TIẾT I. THỂ TÁNH CỦA NGHIỆP
Năm
nghiệp vừa kể trên lấy gì làm thể?
Ý
nghiệp là sự hoạt động tư duy của nội tâm, cố nhiên lấy tư tâm sở
làm thể. Còn thân và ngữ vô biểu nghiệp thì có sự tranh luận dị đồng.
Tát-bà-đa
bộ cho hình sắc là thể của thân biểu nghiệp, âm thanh là thể
của ngữ biểu nghiệp, bởi thân biểu nghiệp tức chỉ cho động tác nơi
thân thể mà động tác tất phải dựa vào hình sắc dài ngắn...sai biệt
mới có được. Nếu lìa hình sắc có dài ngắn.. .sai biệt thì không thể
nào có động tác; ngữ biểu nghiệp tức chỉ cho tác động của ngôn ngữ,
nếu lìa âm thanh thì không có tác động của ngôn ngữ.
-
Kinh bộ ngược lại, lấy tư tâm sở có khả năng khiến thân thể vận
động, gọi tắc là động thân tư, chính cái đó là thể của thân
biểu nghiệp, và tư tâm sở có khả năng phát động ngôn ngữ, gọi tắt
là phát ngữ tư, đó chính là thể của ngữ biểu nghiệp. Nghiệp
có nghĩa là tạo tác, mà tạo tác tức tư tâm sở. Chính tư tâm sở đó dựa
nơi thân phát hiện gọi là thân nghiệp, dựa nơi lời phát hiện gọi là
ngữ nghiệp, dựa nơi ý phát hiện gọi là ý nghiệp. Ba nghiệp sở dĩ khác
nhau vì có thân, ngữ, ý khác nhau, chứ thật thể không ngoài tư tâm sở.
Còn
thân và ngữ vô biểu nghiệp, theo Tát- bà-đa bộ là thật pháp, lấy sắc
thân do đại chủng tạo thành làm thể. Kinh bộ ngược lại, cho là giả
pháp, dựa trên chủng tử của tư tâm sở mà giả lập ra thôi. Ðó là điểm
tranh luận tối yếu của hai bộ với lý lẽ dưới đây:
Tát-bà-đa
dẫn ra tám bằng chứng làm cơ sở cho lập nghĩa của mình nhưng đều không
được Kinh bộ thừa nhận. Kinh bộ bác và cũng đưa chủ trương mình ra:
1. Bằng
chứng Phật nói có ba loại sắc. Theo kinh Tạp A-hàm cuốn 13, sắc chia ra
làm ba loại: Loại có thấy có đối như xanh, vàng, đỏ, trắng v.v...Loại
không thấy có đối như năm căn và thanh, hương, vị, xúc chỉ có sự chướng
ngại giữa nó với cái khác (hữu đối) chứ không thể thấy. Ngoài hai loại
này, kinh còn nói đến không thấy không đối, rõ ràng loại này chỉ cho
các sắc vô biểu, nếu không có sắc vô biểu thật, thì loại sắc không
thấy không đối để chỉ cái gì. Kinh bộ không đồng ý, cho rằng sắc
không thấy không đối là sắc của cảnh giới trong định, nó không đối
ngại và mắt không thấy được, chứ không phải thật có riêng.
2. Bằng
chứng về sắc vô lậu, cảnh thấy nghe hay biết của phàm phu như năm
căn, năm cảnh đều thuộc hữu lậu, nhưng trong kinh Tăng nhất A-hàm:
"Pháp vô lậu là thế nào? Là đối với các sắc ở quá khứ, vị
lai, hiện tại, nó không làm khởi lên tâm ái nhiễm, sân nhuế, cho đến
đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng vậy, đó gọi là pháp vô lậu".
Như thế, ngoài sắc hữu lậu, kinh còn nói sắc vô lậu, nếu không có sắc
vô lậu, thì lấy gì để gọi là sắc vô lậu? Nhưng Kinh bộ cũng cho sắc
này cũng là sắc cảnh giới của định, do định vô lậu phát khởi, nên
gọi là sắc vô lậu thế thôi.
3. Bằng
chứng về phước nghiệp tăng trưởng, có bảy phước nghiệp:
(1). Bố thí
cho người đi đường thuyền.
(2). Bố thí cho người đi bộ .
(3). Bố thí cho người bệnh tật.
(4). Bố thí cho người săn sóc bệnh nhân .
(5). Bố thí vườn rừng.
(6). Bố thí cho người thường đi khất thực.
(7). Tùy thời bố thí.
(Bảy phước
nghiệp này theo kinh nói có khác hơn).
Kinh
Trung A-hàm, phẩm Thế Gian Phước nói tiếp: "Kẻ thiện nam,
tín nữ nào, khi đã tạo được bảy thứ phước thế gian đó, hoặc đi,
hoặc đến, hoặc đứng, hoặc ngồi, hoặc ngủ, hoặc thức, hoặc ngày,
hoặc đêm, phước đó vẫn thường sanh, càng lúc càng thâm, càng lúc càng
rộng". Hữu bộ cho phước nghiệp thường tăng trưởng đó là vô
biểu sắc thật có. Nhưng Kinh bộ không nhất trí, bộ này cho đó là chỉ
dựa trên chủng tử của tư tâm sở mà giả lập ra, chứ không thật có sắc
vô biểu. Khi ta suy nghĩ về bố thí, suy nghĩ đó thật là hạt giống huân
tập tồn tại trong ta. Về sau dù có khi khởi ác tâm, có khi khởi vô ký
tâm, nhưng chủng tử đó vẫn âm thầm tương tục biến chuyển để đưa
đến kết quả mà gọi là phước nghiệp tăng trưởng thế thôi, chứ
không sắc gì gọi là sắc vô biểu cả.
4. Bằng
chứng không làm mà vẫn thành nghiệp, như có người nuốn giết một kẻ
khác, nhưng không tự tay giết, chỉ xúi bảo người khác giết. Khi người
bị giết chết, thì người chủ mưu giết dù không tự tay giết cũng mắc
ác nghiệp. Hữu bộ cho cái ác nghiệp không tự làm mà vẫn thành này là
vô biểu sắc thật có. Nhưng theo Kinh bộ đó chỉ là chủng tử của tư tâm
sở, lấy tư tâm sở làm thể. Bởi chính trong khi mưu tính xúi bảo người
khác giết đó, thì chủng tử của một niệm xúi giết dấy lên trong tâm
và tiếp tục chuyển biến tăng trưởng cho đến khi người xúi bảo hoàn
thành công việc giết chết kẻ mưu giết, khi ấy, người mưu tính xúi bảo
mắc tội ác nghiệp sát sanh thế thôi, chứ không cần thật có một vô biểu
sắc nào cả.
5. Bằng
chứng sắc pháp xứ, kinh Tạp A-hàm 13 nói: "Bí-sô nên biết,
pháp thuộc ngoại xứ sẽ không nhiếp vào mười một xứ, nó không thấy
không đối". Theo đây, về pháp xứ sở, kinh nói đó là pháp không
thấy không đối, chứ không nói vô sắc. Vậy nên nói pháp xứ không có
nghĩa ngăn cấm sự tồn tại riêng biệt của vô biểu sắc. Nếu pháp xứ
không phải là vô biểu sắc, cớ sao kinh không nói ngay là vô sắc mà chỉ
nói là không thấy không đối. Như Kinh bộ lại vẫn cho sắc đó thuộc cảnh
giới của định, và bác những điều trích dẫn của Hữu bộ không đủ
để chứng minh sự thật có của sắc vô biểu được.
6. Bằng
chứng là tám chi thánh đạo, trong tám chi thánh đạo, có ba chi thuộc sắc
pháp, đó là chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. Người tu
chánh đạo, khi nhập chánh định, thân không hoạt động nên không có
chánh nghiệp, miệng không nói năng nên không có chánh ngữ, không đi khất
thực nên không có chánh mạng. Tuy trong định không có ba chi đó, nhưng vẫn
phải thừa nhận người nhập định đó có đủ tám chi Thánh đạo, chính
nhờ có sắc vô biểu của chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng trong khi nhập
định. Nếu giả sử không có sắc vô biểu của ba chi đó, thì khi xuất
định, ba chi đó từ đâu hiện ra? Vô lẽ người nhập định lại không
có tám chi Thánh đạo như người không nhập định sao? Nhưng Kinh bộ cũng
không nhất trí, họ cho trong khi nhập đ?nh vẫn có chánh ngữ, chánh nghiệp,
chánh mạng là do dựa nơi tư tâm sở mà giả lập, chứ không có thật thể.
Trong định không có biểu nghiệp về chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng
nhưng nhờ có tư tâm sở suy nghĩ về ba chi chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh
mạng đó, nên khi xuất định có ba chi đó xuất hiện, chứ không phải từ
sắc vô biểu.
7. Bằng
chứng về giới biệt giải thoát, khi một người thọ đắc giới biệt giải
thoát, sau đó có lúc khởi ác tâm, vô ký tâm, thậm chí vô tâm, nhưng giới
thể vẫn không mất. Hữu bộ cho giới thể không mất ấy là sắc vô biểu
thật có. Nhưng Kinh bộ vẫn cho giới thể đó lấy tư tâm sở làm thể. Từ
nơi tư chủng tử, có khả năng phòng phi chỉ ác, gọi đó là giới thể,
dựa vào đó thành lập luật nghi biệt giải thoát, chứ chẳng có sắc vô
biểu gì cả.
8. Bằng
chứng giới là bờ đê. Khi thọ giới xong, lấy giới làm bờ đê ngăn chận
không cho nước tràn ra ao hồ, đã biết giới là bờ đê, tất nó có thật
thể mới ngăn chận được, và có ngăn chận được mới gọi là bờ đê.
Hữu bộ cho đó là sắc vô biểu thật có. Nhưng Kinh bộ vẫn cho tư tâm sở
là thể có khả năng ngăn chận đó. Người thọ giới khi phát nguyện từ
nay về sau quyết định không phạm điều tội ác, từ đó mỗi niệm mỗi
niệm tiếp tục tự nhiên ngăn chận không cho phạm tội ác, đó gọi là bờ
đê, chứ không có sắc vô biểu nào nào cả.
Tóm
lại, Hữu bộ chủ trương ý nghiệp, lấy tư tâm sở làm thể, hình sắc
và ngôn ngữ do tư tâm sở phát động dẫn sanh ra, gọi là thân biểu nghiệp
và ngữ biểu nghiệp, đều thuộc sắc pháp. Thân biểu lấy hình sắc làm
thể, ngữ biểu lấy âm thanh làm thể, rồi từ đó dẫn khởi ra một
sắc pháp không thể biểu thị, không có đối ngại gọi là vô biểu sắc,
hay vô biểu nghiệp, nó lấy sắc do đại chủng tạo làm thật thể. Như vậy,
theo Hữu bộ, biểu và vô biểu sắc đều có thật thể. Nhưng Kinh bộ
ngược lại, luận Tỳ-bà-sa 122, 123 nói: "Biểu, vô biểu nghiệp đều
không thật thể". Nhà thí dụ sư (Kinh bộ) nói: "Nghiệp
thân, ngữ, ý đều chỉ là tư" (Biểu, vô biểu nghiệp, vô thật
thể tánh,thí dụ giả thuyết thân ngữ, ý, nghiệp giai thị nhất tư). Và
theo Kinh bộ, tư chia ra bốn thứ: 1) Thẩm lự; 2) Quyết định;
3) Ðộng thân; 4) Phát ngữ. Khi ta định làm gì, trước tiên
suy xét (thẩm tư lự), tiếp đó quyết định làm, và làm bằng cách nào
(quyết định tư), cả hai đều thuộc ý nghiệp; từ hai tư đó, có sự cử
độüng thân (động thân tư) và phát ra ngôn ngữ (ngữ phát tư), tức thân
nghiệp và ngữ nghiệp. Do đó, đủ biết thân biểu nghiệp, ngữ biểu
nghiệp đều không có thật thể, hoàn toàn do tư tâm sở phát động. Ðến
như vô biểu nghiệp cũng vậy, không phải có một loại sắc thật có
riêng biệt gọi là sắc vô biểu, mà chính do tư tâm sở huân tập thầm
kín, tiếp tục chuyển biến mà hình thành, nó là giả có. Như vậy, vô biểu
nghiệp hay vô biểu sắc không gì khác hơn là chủng tử của tư tâm sở
vi tế tiềm tàng tiếp tục chuyển biến vậy. Xem đồ biểu:
CÁC
NGHIỆP LẤY GÌ LÀM THỂ, THEO CHỦ TRƯƠNG CỦA HỮU BỘ VÀ KINH BỘ sau:
Ý NGHIỆP |
Ý |
Tư tâm sở
làm thể |
Hữu bộ |
Thẩm lự tư |
Kinh bộ |
Quyết định
tư |
Kinh bộ |
BIỂU |
Thân |
Hình sắc
làm thể |
Hữu bộ |
Phát động
làm thể |
Chính lượng
bộ |
Động thân
tư |
Kinh bộ |
Ngữ |
Âm thanh
làm thể |
Hữu bộ |
Hành động
làm thể |
Chính lượng
bộ |
Phát ngữ tư |
Kinh bộ |
VÔ BIỂU |
Thân |
Sắc do đại
chủng tạo |
Hữu bộ |
Chủng tử
tư tâm sở |
Kinh bộ |
Ngữ |
Sắc do đại
chủng tạo |
Hữu bộ |
Chủng tử
tư tâm sở |
Kinh bộ |
Về nghĩa của chủng tử tư tâm
sở của Kinh bộ như thế nào?
Như
việc thọ giới, từ khi phát nguyện dứt bảy chi tội ác của thân, ngữ,
nhưng chưa chính thức thọ giới, còn ở giai đoạn của hạnh vị, thì
huân tập thành bảy chủng tử tư gia hạnh. Cho đến sau khi gặp thắng duyên
(cơ duyên tốt), qua lần kiết-ma thứ ba xong, từ nơi chủng tử tư gia hạnh,
huân tập thành chủng tử tư căn bản, từ đó, bảy chi chủng tử này cứ
mỗi niệm tăng trưởng mãi đến khi gặp duyên xả giới mới mất. Về
ác giới cũng vậy, lại cũng có nghĩa từ một chủng tử tư, sát-na
sát-na, bảy chi công năng tăng trưởng. Ðại thừa cũng chia xẻ nghĩa này,
nhưng cho rằng tư chủng tử huân tập nơi thức thứ tám, thức thứ tám nắm
giữ tư chủng tử đó. Trong khi đó Kinh bộ lại nói, tư chủng tử này
hân tập nơi sắc tâm, và sắc tâm nắm giữ tư chủng tử, nếu lìa sắc
tâm tư chủng tử không thể có được.
TIẾT 2: CÁC MẶT KHÁC CỦA NGHIỆP
Trong
tiết này, luận văn trước hết nêu ra bốn loại là lọai có chấp thọ
không chấp thọ, loại năm sự, loại tình phi tình, loại đại
chủng đồng dị và sau mới nói đến tánh chất hệ thuộc vào ba
cõi, chín địa của nghiệp, nhưng ở đây, chỉ nói về loại sau hết,
tức là tánh chất hệ thuộc của nghiệp vào ba cõi, chín địa mà thôi.
VỀ
TÁNH CHẤT CỦA NGHIỆP
Nghiệp
có ba tánh: thiện, ác, vô ký, song chỉ có hai tánh thiện và ác mới là
nghiệp, chứ vô ký tánh không phải nghiệp. Do ý nghiệp thiện hay ác mà
phát sinh ra thân biểu và vô biểu nghiệp, cũng như khẩu biểu và vô biểu
nghiệp thiện hay ác. Nhưng ý nghiệp vô ký chỉ phát ra thân hoặc ngữ
biểu nghiệp vô ký, chứ không có thân, ngữ vô biểu nghiệp. Tại
sao vậy? Vì tính vô ký chẳng phải lành dữ, thế lực của nó quá yếu
không thể chiêu cảm được kết quả như nghiệp thiện hay ác, vì vậy,
chỉ có thân, ngữ biểu nghiệp vô ký. Chứ không có vô biểu vô ký.
Nhưng
sao gọi là thiện ác vô ký?
Luận
Tỳ-bà-sa 51 nói: "Nếu pháp không chiêu cảm quả khả
ái, lạc thọ thì gọi là thiện, còn nếu chiêu cảm quả không khả ái,
khổ thọ thì gọi là ác, nếu khác với cả hai sự đó thì gọi là vô
ký".
Luận
Câu-xá 15 nói: "Nghiệp an ổn hay chiêu cảm được quả báo khả
ái và Niết-bàn, tạm thời và vĩnh viễn xa lìa thống khổ gọi là thiện,
nghiệp không an ổn hay chiêu cảm quả báo bất khả ái, gọi là ác; còn
nghiệp trái với hai tánh trên gọi là vô ký. Ðây là căn cứ sự cảm quả
để phân biệt thiện, ác, vô ký tánh".
Luận
Câu-xá 13: ‘’Lại căn cứ vào nguyên do để chia ba tánh
thiện, ác, vô ký; mỗi tánh đều có bốn thứ là: thắng nghĩa, tự tánh,
tương ưng, đẳng khởi".
Bốn
thứ thiện
1. Thắng
nghiã thiện: Chỉ Niết-bàn rất an ổn, vĩnh viễn, bặt dứt dấu vết
thống khổ. Thắng nghĩa có nghĩa là tuyệt vời, tuyệt đối.
2. Tự tánh
thiện: Tức chỉ cho năm tâm sở tàm, quý, vô tham, vô sân, vô si, có tự
thể là thiện, chứ không nhờ cái khác mới có như tương ưng và đẳng
khởi thiện.
3. Tương
ưng thiện: Tức những tâm sở nhờ tương ưng với năm tâm sở tự
tánh thiện ở trên mà thành, chứ tự thể nó không phải là thiện.
4. Ðẳng
khởi thiện: Chỉ cho thân, ngữ thiện nghiệp do sự phối hợp bình đẳng
của tự tánh thiện và tương ưng thiện mà khởi lên.
Bốn
thứ ác
1.Thắng
nghĩa ác: Chỉ sanh tử, và sanh tử tự tánh rất là khổ, xấu ác cùng
cực.
2. Tự
tánh ác: Chỉ năm tâm sở: vô tàm, vô quý, tham, sân, si; vì tự thể
nó là ác, chứ không phải chờ tương ưng, đẳng khởi mới thành ác.
3. Tương
ưng ác: Chỉ các tâm tâm sở mà tự tánh không phải ác, nhưng và tương
ưng với năm tâm sở tự tánh ác mà thành.
4. Ðẳng
khởi ác: Chỉ thân, ngữ ác nghiệp do sự phối hợp bình đẳng của tự
tánh ác và tương ưng ác mà khởi lên.
Vô
ký tánh chỉ có thắng nghĩa vô ký, tức chỉ cho hư không vô vi và phi trạch
diệt vô vi. Vì thể của hai vô vi này là thường trú, nên gọi là thắng
nghĩa, nhưng nó không phải là cái chứng đắc của đạo nên không được
gọi là thiện mà chỉ gọi là vô ký. Ngoài ra, trong 46 tâm sở, thứ nào cũng
thông cả hai hoặc ba tánh, nhưng không có thứ nào thuần là vô ký, nên
không lập tự tánh vô ký, và đã không có tự tánh vô ký thì cũng không
có tương ưng và đẳng khởi vô ký.
Nếu
lại lấy giới và địa để phân biệt năm nghiệp vừa nêu trên thì sẽ
thấy ý nghiệp thiện và vô ký ở cả ba cõi, chín địa đều có; còn ác
nghiệp chỉ giới hạn ở cõi Dục; thiện vô biểu thông cả hai cõi Dục
và Sắc. Ác vô biểu chỉ giới hạn ở cõi Dục. Thân, ngữ thiện biểu
nghiệp thông cả cõi Dục và Sơ thiền, còn ác biểu nghiệp chỉ giới hạn
ở cõi Dục. Tánh vô phú vô ký chỉ giới hạn ở Sơ thiền.
BIỂU
ÐỒ NGHIỆP PHÂN BIỆT THEO GIỚI ÐỊA
NGHIỆP |
Nghiệp |
Thiện |
ở ba cõi,
chín địa |
Vô ký |
Ác |
chỉ có ở
cõi Dục |
Biểu |
Thiện |
chỉ có ở
cõi Dục và Sơ thiền |
Hữu phú |
chỉ có ở
cõi Dục |
Vô ký |
Ác |
chỉ có ở
cõi Dục và cõi Sắc |
Vô biểu |
Thiện |
chỉ có ở
cõi Dục |
Ác |
* TIẾT 3. Ý NGHĨA BIỂU NGHIỆP
VÔ BIỂU NGHIỆP
Tướng
trạng biểu nghiệp - vô biểu nghiệp như thế nào? Vô biểu có ba:
1.
Luật nghi vô biểu: Thuộc thiện, lại chia làm ba:
a. Biệt
giải thoát luật nghi vô biểu: Thành tựu do sự dứt trừ từng tội nơi
thân và ngữ.
b. Tịnh
lự luật nghi vô biểu: Cũng gọi là "định cộng giới"
nhờ nhập định, tự nhiên rời bỏ các tội lỗi nơi thân và ngữ. Vô biểu
này phát sinh trong khi nhập định, khi xuất định thì mất.
c. Vô lậu
luật nghi vô biểu: Còn gọi là "đạo cộng giới" Khi thiện
tâm vô lậu khởi lên, tự nhiên lìa bỏ các tội lỗi nơi thân, ngữ. Nó
phát sinh ngay khi thiện tâm vô lậu phát sinh, và diệt mất ngay khi thiện
tâm vô lậu diệt.
2.Bất
luật nghi vô biểu: Thuộc ác.
3.
Phi luật nghi phi bất luật nghi vô biểu: Ở giữa hai thứ trên.
Biệt
giải thoát luật nghi có tám thứ: Bí-sô, Bí-sô-ni, Chánh học, Cần sách,
Cần sách nữ, Cận sự nam, Cận sự nữ và Cận trụ luật nghi. Nhưng thực
chất chỉ có bốn: Bí-sô, Cần sách, Cận sự và Cận trụ. Vì lìa Bí-sô
không thể có Bí-sô ni, lìa Cần sách không thể có Cần sách nữ và Chánh
học. Lìa Cận sự không thể có Cận trụ luật nghi.
Trong
tám biệt giải thoát luật nghi, Cận trụ, Cận sự nam, Cận sự nữ thuộc
giới tại gia. Còn năm thứ kia thuộc về giới xuất gia. Lại nữa, cận
trụ luật nghi là giới chỉ thọ trong một ngày một đêm, qua khỏi một
ngày một đêm gọi là đêm hết (dạ tận) giới tự nhiên xả, cò bảy thứ
kia là giới thọ suốt đời.Về giới Cận trụ, theo Kinh bộ, không những
chỉ thọ trong một ngày đêm là có thể thọ trong nhiều ngày đêm.
Hỏi:
Luật nghi và bất luật nghi vô biểu nghiệp phải chăng đều do biểu nghiệp
sanh hay không do biểu nghiệp sanh?
Ðáp:
Do biểu nghiệp sanh cũng có, không do biểu nghiệp sanh cũng có. Xem biểu đồ
dưới đây sẽ rõ:
VÔ BIỂU |
Luật nghi
(Thiện) |
Biệt giải
thoát luật nghi |
Bí sô giới
Bí sô ni giới
Chánh học
Cần sách
Cần sách nữ
Cận sự giới
Cận sự nữ
Cận trụ giới |
Biểu và
Vô biểu nghiệp |
- Tịnh lự
luật nghi
- Vô lậu luật nghi |
|
Chỉ do Vô
biểu |
Bất luật
nghi (Ác) |
|
|
Biểu và
Vô biểu nghiệp |
Phi luật
Phi phi bất luật nghi (phi thiện phi ác) |
|
|
Hỏi: Vô biểu ấy làm sao
thành tựu được? Như thế nào là xả bỏ?
Ðáp:
Trong ba thứ luật nghi: Biệt giải thoát, tịnh lự và vô lậu. Trước nói
về biệt giải thoát luật nghi. Câu-xá ký 14 nói " Luật
nghi biệt giải thoát do người khác dạy mà được thàh tựu". Nghĩa
là nhờ sự truyền dạy của người khác mà đắc giới. Có hai cách:
1. Từ cá
nhân Tăng-già (Tăng-già bổ-đặc-già-la) mà thọ đắc, đó là giới Cận
sự, Cận sự nữ, Cận trú, Cần sách, Cần sách nữ. Câu-xá Quang ký 14
nói: "Cần sách, Cần sách nữ từ nơi hai vị Tăng mà thọ đắc; Cận
sự, Cận sự nữ, Cận trú chỉ từ một vị Tăng mà thọ đắc".
2. Từ Tăng
già (Tăng chúng, bốn nguời trở lên) mà thọ đắc. Ðó là giới Bí-sô,
Bí-sô-ni và Chánh học, phải từ nơi năm vị hoặc mười vị Tăng mà thọ
đắc.
Nếu
nói rộng về sự duyên đắc giới cụ túc, thì có sự bất đồng giữa bốn
bộ luật, năm bộ luận.
Sự
bất đồng trong bốn bộ luật:
a. Luật Thập
Tụng nêu mười duyên đắc giới.
b. Luật Tứ Phần nêu năm duyên.
c. Luật Tăng Kỳ nêu bốn duyên.
d. Luật Ngũ Phần nêu năm duyên.
Sự
bất đồng trong năm bộ luận:
a. Luận Tỳ-ni
mẫu, năm duyên.
b. Luận Ma-đắc-lặc-già, mười duyên .
c. Luận Thiện Kiến, tám duyên.
d. Luận Tát-bà-đa, bảy duyên.
đ. Luận Minh Liễu, bảy duyên.
Giữa
các thuyết dị đồng đó, Câu-xá chọn Thập Tụng luật nêu mười
duyên đắc giới:
1. Tự
nhiên đắc: Trường hợp Phật và Ðộc giác do vô sư trí ngộ đạo tự
nhiên đắc giới.
2. Kiến đế đắc: Còn gọi là nhập chánh tánh ly sanh, trường hợp
năm Tỳ-kheo Kiều-trần-như, thấy lý Tứ đế mà đắc giới.
3. Thiện tai đắc: Trường hợp Da-xá, do Phật bảo: "Thiện
lai Tỷ kheo"(Ehi Bikkhu) mà đắc giới.
4. Tự thệ đắc: Tức trường hợp Ðại Ca-diếp do tin và phát lời
thệ rằng: "Phật là Ðại sư của mình" mà đắc giới.
5. Luận nghị đắc: Hoặc gọi là "đáp vấn" tức trường hợp
chú bé bảy tuổi Tô-đà-di, nhân Phật hỏi: "Nhà ngươi ở đâu?"
Chú bé đáp: "Ba cõi không nhà (tam giới vô gia)", câu đáp
làm vừa ý Phật, nên dù tuổi chưa đủ hai mươi, Phật vẫn cho phép Tăng
kiết ma thọ cụ túc cho.
6. Thọ trọng pháp: Tức trường hợp Ðại Sanh Chủ thọ tám kỉnh
pháp mà đắc giới.
7. Khiển sứ đắc: trường hợp Pháp Thọ Tỷ-kheo-ni. Muốn đến giữa
Tăng thọ giới nhưng vì tướng mạo đoan nghiêm sợ đi đường bất trắc,
Phật sai sứ đến truyền giới cho.
8. Biên ngũ đắc: Do bốn người làm Tăng chúng và vị trì luật làm
người thứ năm để Kiết ma (trì luật vi đệ ngũ nhân), tức trường hợp
ở nơi không đủ mười vị Tăng kiết ma truyền giới.
9. Kiết-ma đắc: Hoặc còn gọi do thập chúng, tức trường hợp ở
nơi đủ mười Tăng kiềt-ma truyền giới, nhiều hơn không ngại.
10. Tam quy đắc: Còn gọi là tam ngữ đắc, tức trường hợp nhóm
sáu mươi người hiền (lục thập hiền bộ). Tuy nhiên, đối với tam ngữ
đắc này, Luật Thập Tụng 60 nói: "Nếu khi Phật chưa chế pháp bạch
tứ kiết ma, người nào quy mạng về Phật, xướng ba lần: Tôi theo Phật
xuất gia, người đó đã khéo thọ đắc cụ túc giới. Nhưng nếu
sau khi Phật đã chế pháp bạch tứ kiết ma, thì xướng ba lần xuất gia
không gọi là đắc cụ túc giới". Luận Hữu bộ nói: "Tam
ngữ đắc, tam quy đắc, chỉ trong thời gian tám năm sau Phật thành đạo
thì được, còn sau tám năm đó thì không thể đắc giới".
Trong
mười cách đắc giới trên, tám cách sau có đủ biểu, vô biểu nghiệp,
còn hai cách trước chỉ có vô biểu nghiệp.
Tịnh
lự luật nghi vô biểu cũng gọi là định cọng giới vô biểu.
Khi nhập định hữu lậu vị, chí, trung gian, căn bản hay cận phần thì liền
có vô biểu cùng định tâm phát sinh.
Vô
lậu luật nghi vô biểu cũng gọi là đạo cọng giới, cũng vậy,
khi nhập định vô lậu vị chí, trung gian hay căn bản, hễ pháp vô lậu xuất
hiện, thì cùng lúc xa lìa xác tội lỗi nơi thân, ngữ, nên tự nhiên phát
sinh vô biểu [*].
[*] Cõi sắc
và vô sắc chia ra tám địa (bốn thiền, bốn định), mỗi địa đều có
căn bản định và cận phần định. Khi dứt hết tư hoặc của cõi dục,
chính thức được định sơ thiền, đó gọi là sơ thiền căn bản định,
nhưng khi mới phục được tư hoặc của cõi dục, chỉ phát sinh thiền định
tương tự gần với căn bản định, đó gọi là sơ thiền cận phần định.
Nhị thiền cho đến phi phi tưởng mỗi địa cũng đều có căn bản và cận
phần định như thế. Nhưng cận phần định của sơ thiền là từ dục giới
tán địa bước lên sắc giới định địa, đó là điểm khác với các phần
định kia, nên cận phần định sơ thiền được mang tên riêng là vị chí
định hay vị đắc định thay vì gọi cận phần định. Trung gian định
cũng gọi là trung gian thiền, trung gian tịnh lự. Sơ thiền còn có cả tâm
sở tầm và từ, Nhị thiền trở nên đều dứt hết tầm từ. Nhưng khi sắp
ra khỏi sơ thiền và chưa lên nhị thiền, thì đã vứt bỏ tầm chỉ còn
từ (vô tầm duy tứ địa),chính tại đây gọi là trung gian định, ở chót
sơ thiền và đại phạm thiên vương thường trụ thiền định này
Tịnh
lự và vô lậu luật nghi không cần nhờ bởi người khác truyền thọ,
nên không có biểu nghiệp.
Trong
ba thứ luật nghi trên, biệt giải thoát là giới không chuyển theo tâm (bất
tùy tâm chuyển), nghĩa là khi đã đắc giới rồi, sau đó, dù tâm có thay
đổi, lúc ác, lúc vô ký hoặc vô tâm, nhưng không xả giới hì giới thể
vẫn tồn tại không mất. Ngược lại, định cọng giới và đạo cọng giới
là giới chuyển theo tâm (tùy tâm chuyển), hễ tâm nhập định thì có, xuất
định thì mất.
Lại,
ba luật nghi đều có công năng phòng phi chỉ ác, nhưng cách thức đạt
được khác nhau. Biệt giải thoát chỉ ở tán tâm vị và loài người thành
đạt được qua cả ba giai đoạn gia hạnh, căn b?n và hậu khởi. Chẳng hạn,
về việc sát sinh, trước tiên móng lên ý nghĩ sát sinh, hoặc chuẩn bị dụng
cụ để giết, đó là gia hạnh nghiệp đạo. Khi chính thức giết và người,
vật bị giết chết hẳn, đó là căn bản nghiệp đạo. Sau khi giết xong,
chẳng những không h?i hận, lại còn thích thú đắc ý, do đó vô biểu
nghiệp sát tiếp tục không dứt, đó là hậu khởi nghiệp đạo. Khi thọ
đắc giới, đối với ba cách hay ba giai đoạn sát sinh có thể thề dứt bỏ
không làm. Như vậy là biệt giải thoát giới từ ba cách hay ba giai đoạn
đó mà đạt được. Nhưng tịnh lự và vô lậu luật nghi lại khác, chỉ
do định tâm mà đạt thành, khi tâm nhập định thì có, khi xuất định thì
mất. Vì vậy, hai luật nghi này chỉ đắc thành ở căn bản nghiệp đạo,
chứ không đắc thành từ gia hạnh và hậu khởi.
Lại
nữa, đối với bất cứ chúng sanh nào và bất cứ ở đâu, bất cứ lúc
nào và bất cứ vì lẽ gì, thọ trì cấm giới, quyết dứt bảy chi tội của
thân ngữ đối với đối tượng đó, mới gọi là đắc giới. Nếu chỉ
dứt tội lỗi theo năm sự hạn định sau đây, thì chỉ gọi là diệu hạnh,
chứ không thể gọi là giới. Năm hạn định là:
a. Hữu
tình định: Tức thề rằng, ta chỉ lìa sự giết đối với loài hữu
tình này chứ không đối với loài khác.
b. Chi định: Tức thề ta chỉ giữ cấm giới không giết hoặc không
trộm... chứ không phải giữ cả bảy chi tịnh giới.
c. Xứ định: Chỉ lìa sát sinh ở chỗ này chứ không phải ở chỗ
khác.
d. Thời định: Tức chỉ lìa sát sinh trong thời gian này, chứ không
phải ở thời gian khác.
đ. Duyên định: Tức như thề lìa mọi sự sát sinh, trừ vì lý do
chiến đấu.
Mục
lục | 1a | 1b | 2 | 3 | 4a | 4b | 5a | 5b |
6a | 6b | 7 |
8