- Đại cương về
Luận Câu Xá
- Học viện Phật giáo Việt Nam
tại Huế,
PL. 2543 - TL. 1999
[Phẩm 6.b]
* TIẾT III: BỐN THÁNH VỊ
MỤC
1: Dự lưu hướng và dự lưu quả
Do từ
địa vị Thế đệ nhất pháp, liên tục không ngừng (vô gián) phát khởi
chân trí vô lậu đoạn trừ kiến hoặc, tư hoặc của ba cõi, đó gọi là
Thánh, gồm bốn bậc là Dự lưu, Nhất lai, Bất lai và A-la-hán. Thánh vị
Dự lưu là thành quả đạt được từ vị Thế đệ nhất pháp, với quán
trí vô gián (chuyên nhất liên tục tức Thánh đế hiện quán), phát ra 16
tâm vô lậu, quán rõ lý 8 đế của cõi Dục và hai cõi trên(cõi Dục 4 đế,
Sắc và Vô sắc 4 đế), mà đoạn trừ 88 kiết sử thuộc kiến hoặc trong
ba cõi, 16 tâm vô lậu là:
1. Khổ
pháp trí nhẫn
2. Khổ pháp trí.
3. Khổ loại trí nhẫn
4. Khổ loại trí.
5. Tập pháp trí nhẫn
6. Tập pháp trí.
7. Tập loại trí nhẫn
8. Tập loại trí.
9. Diệt pháp trí nhẫn
10. Diệt pháp trí.
11. Diệt loại trí nhẫn
12. Diệt loại trí.
13. Ðạo pháp trí nhẫn
14. Ðạo pháp trí.
15. Ðạo loại trí nhẫn
16. Ðạo loại trí.
Do
16 tâm này quán rõ lý Tứ đế, nên cũng gọi là Thánh đế hiện quán
(rõ ở sau). Trong 16 tâm gồm 8 nhẫn và 8 trí này, bốn pháp trí nhẫn và bốn
pháp trí là duyên, theo bốn đế của cõi Dục mà phát sinh. Còn bốn loại
trí nhẫn và bốn loại trí là duyên theo 4 đế của hai cõi trên mà phát
sinh. Nhờ 16 tâm này dứt đoạn kiến hoặc trong ba cõi.
Pháp
trí nhẫn, pháp trí là trí tuệ trực tiếp quán lý Tứ đế ở Dục giới.
Loại trí nhẫn, loại trí là trí tuệ gián tiếp quán lý Tứ đế ở hai cõi
Sắc và Vô sắc. Vì Tứ đế của hai cõi trên ở cách biệt giới và địa,
không thể quán trực tiếp được, mà chỉ quán theo cách loại suy với Tứ
đế của cõi Dục, nên gọi là lọai.
Nhẫn
là nhân, chỉ vô gián đạo,tâm tin nhận lý Tứ đế, không có mảy
may mê hoặc chen vào làm ngăn cách gián đoạn (vô gián). Trí là quả, chỉ
giải thoát đạo đã hiểu rõ lý Tứ đế, chính thức lên địa vị
kiến đạo, giải thoát mọi kiến hoặc. Luận Câu-xá 23 nói: "Nhẫn
là vô gián đạo, ước theo sự đang đoạn hoặc mà được, vì không còn
bị cách ngại (vô gián). Trí là giải thoát đạo, do dứt hết kiến hoặc
mà được, cùng với được ly hệ quả khởi lên một lúc, ví như thế
gian đuổi giặc ra khỏi nhà đóng cưả lại". Theo đây, hễ dứt hết
kiến hoặc của một đế thì phải có một vô gián đạo, một giải thoát
đạo. Ngay khi đang dứt hoặc, gọi là vô gián đạo, khi dứt hoặc xong, gọi
là giải thoát đạo.
Như
thế, đối với 8 đế ở cả ba cõi trên, dưới, khởi lên vô gián đạo,
giải thoát đạo, tức nhẫn và trí, cho đến khi dứt hết kiến hoặc
trong ba cõi thì gọi là Dự lưu quả. Dự lưu nghĩa là dự vào dòng loại
Thánh quả. Ở đây, người tu Thánh đế hiện quán, từ vô thỉ đến nay
mới bắt đ?u dự vào hàng Thánh gia, nên gọi là dự lưu, và có chia ra
nhân vị, quả vị. Nhân vị gọi là dự lưu hướng, chỉ cho 15 tâm đầu
đang trên đường hướng đến quả vị. Quả vị gọi là dự lưu quả, chỉ
cho tâm thứ 16 phát sinh, dứt hết kiến hoặc.
Tóm
lại, từ vị Thế đệ nhất pháp đã lần lượt tu hành dồn chứa công
đức, làm cho trí lực được phát triển, nhưng trí này còn thuộc hữu lậu,
chưa thể đoạn hết kiến hoặc, khi lên địa vị thánh đế hiện quán
này, khởi lên 16 tâm vô lậu, gồm 8 nhẫn 8 trí, quán lý Tứ đế một cách
rõ ràng như ở trước mắt, mới đoạn được 88 kiết sử kiến hoặc của
ba cõi. Trong lúc đoạn hoặc là Dự lưu hướng, đoạn xong là Dự lưu quả
ở địa vị kiến đạo.
Hỏi:
Sao gọi là hiện quán? Sao gọi là Thánh đế hiện quán?
Ðáp:
Hiện quán là chính một tâm thâm nhập kinh nghiệm đ?i tượng một cách trực
tiếp minh bạch, thân thiết, không trừu tượng, không ngang qua sự phân biệt
của ý thức, cũng không phải là lối kinh nghiệm thường nhật (thường
nghiệm). Thánh đế hiện quán là hiện quán đối với lý Tứ đế. Có Tứ
đế tiệm hiện quán, và Tứ đế đốn hiện quán.
Tứ
đế tiệm hiện quán là trước tiên tập trung quán Khổ đế, sau mới quán
Tập đế, Diệt, Ðạo đế. Khi thấy Khổ, không thấy Tập, tuần tự tiệm
thứ quán và chứng kiến đế này rồi tới đế khác, nên gọi là tiệm.
Cho đến khi cả bốn đế được hiện quán trọn vẹn, tức là chứng đắc
sơ qủa.
Tứ
đế đốn hiện quán là quán chung cả bốn đế dưới một cọng tướng
"không, vô ngã", trong một niệm trí tuệ phát sinh, thấy rõ được
một đế là thấy rõ tất cả bốn đế (đốn hiện quán bốn đế) và chứng
đắc sơ quả. Lại nhờ đã trải qua một phen dụng công, nên khi kiến đạo,
chỉ thu gọn tập trung vào quán một Diệt đế, một khi phát sinh trí như
thật chứng nhập Diệt đế là chứng nhập trọn cả bốn và chứng đắc
sơ quả.
Tóm
lại, Tứ đế hiện đốn quán là chỉ cần thấy Diệt đế mà đắc sơ
quả; còn Tứ đ? tiệm hiện quán là tuần tự thấy đủ cả bốn đế mà
đắc sơ quả. Tứ đế tiệm hiện quán là chủ trương của Hữu bộ, theo
đây nếu chưa hiện quán Khổ đế, thì không thể hiện quán Tập đế, DIệt
đế, Ðạo đế. Ngược lại, Ðại chúng bộ chủ trương Tứ đế đốn
hiện quán. Vậy giữa hai phái có mâu thuẫn nhau không? Ðể giải đáp vấn
đề này, phải hiểu hiện quán có ba thứ:
1. Kiến
hiện quán: Chỉ cho vô lậu huệ duyên bốn Thánh đế, hiểu đúng như
thật và rõ ràng.
2. Duyên
hiện quán: Ðây là cảnh bốn Thánh đế vô lậu mà huệ cùng với
tâm, tâm sở pháp tương ưng với huệ đồng thời duyên đến.
3. Sự hiện
quán: Chỉ các tâm tâm sở tương ưng nói trên, cùng với các pháp câu
hữu khác(đạo cọng giới, bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt, là câu hữu
nhân của huệ, nên gọi là câu hữu).
Ðồng
một sự nghiệp hiện quán Tứ đế, các học giả Hữu bộ nhắm vào kiến
hiện quán và duyên hiện quán, nên chấp trước Tứ đế tiệm hiện
quán; học giả Ðại chúng bộ nhắm vào sự hiện quán, nên chủ
trương Tứ đế đốn hiện quán. Hai phái chẳng có gì mâu thuẫn
nhau cả.
MỤC
2: Nhất lai hướng và Nhất lai quả
Dự
lưu quả đã đoạn kiến hoặc trong ba cõi, nhưng tu hoặc trong ba cõi thì
chưa đoạn được, nên phải tiến lên ba quả sau ở địa vị tu đạo mới
dần dần đoạn hết tu hoặc. Trong đó, Nhất lai và Bất hoàn là hai quả
vị đoạn trừ tu hoặc ở cõi Dục. Tu hoặc ở cõi Dục là gì? Xét về
thể tánh phiền não căn bản không ngoài bốn thứ là tham, sân, si, mạn.
Theo tính chất thô tế của tham,sân, si, mạn mà chia ra chín phẩm bậc: Thượng
thượng, thượng trung, thượng hạ; trung thượng, trung trung, trung hạ; hạ
thượng, hạ trung, hạ hạ. Ðể đoạn trừ chín phẩm phiền não ấy, phải
dùng chín phẩm đạo tức dùng hạ hạ phẩm đạo để đoạn trừ thượng
thượng phẩm hoặc; dùng hạ trung phẩm đạo để đoạn trừ thượng
trung phẩm hoặc... Cho đến dùng thượng thượng phẩm đạo để đọan trừ
hạ hạ phẩm hoặc (hoặc, bằng vào thô tế mà phân chia thượng hạ: Thô,
thượng, vừa, trung, tế, hạ, đạo trí, bằng vào sáng mờ mà phân chia thượng
hạ: Sáng thượng, vừa trung, mờ hạ. Dùng hạ hạ phẩm đạo tức là đạo
trí mờ mờ, đoạn thượng thượng phẩm hoặc tức là hoặc thô thô).
Trong
lúc dùng đạo trí năng đoạn đoạn trừ chín phẩm tu hoặc thì có chín
vô gián, chín giải thoát đạo. Bởi đoạn một phẩm hoặc thì phát sinh một
vô gián đạo và một giải thoát đạo(khi đang đoạn là vô gián, khi đoạn
xong là giải thoát). Ðối với chín phẩm hoặc của cõi Dục, đoạn hết
năm phẩm đầu thì gọi là Nhất lai hướng (Ðạo), đoạn hết phẩm thứ
sáu thì gọi là Nhất lai quả. Nhất lai là một phen trở lại nhân gian,
hay cõi Dục. Trong chín phẩm mới đoạn được sáu phẩm đầu, còn ba phẩm
sau buộc phải trở lại nhân gian cõi Dục một phen mới đọan hết ba phẩm
chót. Khi mới đoạn sáu phẩm hoặc đầu là đạo nhân để hướng đến
đạo qủa Nhất lai, nên gọi là Nhất lai hướng.
Thánh
giả Nhất lai hướng đang lúc đoạn ba phẩm hay bốn phẩm tu hoặc cõi Dục
thì gọi là thánh quả gia gia, có nghĩa là từ nhà đến nhà, tức
là từ nhân gian đến trời, hoặc từ trời sanh lại nhân gian. Chín phẩm
hoặc cõi Dục có năng lực làm nhuận sanh bảy phen vào cõi Dục:
- Thượng
thượng phẩm là nhuận sinh hai phen,
- Thượng trung, thượng hạ, trung thượng: ba phẩm, ba phen.
- Trung trung, trung hạ: hai phẩm, một phen.
- Hạ thượng, hạ trung, hạ hạ: ba phẩm, một phen.
Cộng
chung thành bảy phen sinh cõi Dục. Nay mới đoạn ba phẩm đầu, còn sáu phẩm
sau, nên còn phải ba phen sinh cõi Dục, gọi đó là Tam sinh gia gia. Khi đoạn
tiếp phẩm thứ tư, còn lại phẩm thứ năm tức còn hai phen sinh cõi Dục,
đó gọi là Nhị sinh gia gia. Tam và Nhị sinh đều có chia Thiên gia gia và
Nhân gia gia. Thiên gia gia tam sinh là vị Thánh giả có ba phen sinh cõi trời,
hai phen sinh cõi người. Nếu vị ấy sau khi chứng quả Dự lưu, ngay tại
cõi trời, tiếp tục đoạn ba phẩm tu hoặc đầu và chết tại cõi người
sinh lên cõi trời (một phen sinh cõi trời), ở cõi trời chết lại sinh
cõi người (một phen sinh cõi người), ở cõi người chết lại sinh cõi trời
(hai phen sinh cõi trời), ở cõi trời chết lại simh cõi người (hai phen
sinh cõi người). Cuối cùng ở cõi người chết lại sinh cõi trời (ba phen
sinh cõi trời). Ngay tại cõi trời lần này, đoạn sạch phiền não, chứng
quả A-la-hán.
Nhân
gia gia tam sinh tức vị Thánh giả có ba phen sinh cõi người, hai phen sinh cõi
trời. Nếu vị ấy sau khi chứng quả Dự lưu ở cõi trời, bắt đầu đoạn
ba phẩm tu hoặc và từ cõi trời chết sinh về cõi người (một phen sinh cõi
người), ở cõi người chết lại sinh lên cõi trời (một phen sinh cõi trời),
ở cõi trời chết lại sinh cõi người (hai phen sinh cõi người), ở cõi người
chết lại sinh cõi trời (hai phen sinh cõi trời), cuối cùng ở cõi trời chết
lại sinh cõi người (ba phen sinh cõi người), và ngay tại cõi người lần
này, đoạn hết phiền não, chứng A-la-hán. Còn Thiên gia gia nhị sinh thì
hai phen sinh cõi trời, một phen sinh cõi người; Nhân gia gia nhị sinh thì
hai phen sinh cõi người, một phen sinh cõi trời. Chiếu theo trên sẽ rõ.
Hỏi:
Tại sao chỉ đoạn trừ một phẩm hay hai phẩm, hay năm phẩm tu hoặc của
cõi Dục lại không gọi là gia gia?
Ðáp:
Chắc chắn không thể có người đoạn một phẩm, hai phẩm, không đoạn
tiếp phẩm thứ ba mà giữa chừng lại chết đi sanh lại. Cũng có thể có
người chỉ đoạn năm phẩm, không đoạn tiếp phẩm thứ sáu mà giữa chừng
chết đi sanh lại. Bởi vì vị Thánh giả sơ quả khi đoạn tu hoặc cõi Dục
là phải khởi lên sức gia hạnh lớn(cố gắng). Cho nên, hễ đoạn được
một phẩm hai phẩm là chắc chắn đoạn được ba phẩm. Lại chỉ một phẩm
hoặc thì không thể làm chướng ngại việc chứng quả, cho nên đoạn phẩm
thứ năm thì chắc chắn cũng đoạn luôn phẩm thứ sáu.
Hỏi:
Tại sao chỉ đoạn trừ một phẩm hay hai phâím, hay năm phẩm tu hoặc của
cõi Dục lại không gọi là gia gia?
Ðáp:
Chắc chắn không thể có người đoạn một phẩm, hai phẩm, không đoạn
tiếp phẩm thứ ba mà giữa chừng lại chết đi sanh lại. Cũng không thể
có người chỉ đoạn năm phẩm. không đoạn tiếp phẩm thứ sáu mà giữa
chừng chết đi sanh lại. Bởi vì vị Thánh giả sơ quả khi đoạn tu hoặc
cõi Dục là phải khởi lên sức gia hạnh lớn (cố gắng). Cho nên, hể đoạn
được một phẩm hai phẩm là chắc chắn đoạn được ba phẩm. Lại chỉ
một phẩm hoặc thì không thể làm chướng ngại việc chứng quả, cho nên
đoạn phẩm thứ năm thì chắc chắn cũng đoạn luôn phẩm thứ sáu.
MỤC
3: Bất hoàn hướng và Bất hoàn quả.
Từ
Nhất lai quả tiến lên đoạn phẩm tu hoặc thứ sáu, bảy thì gọi là bất
hoàn hướng, đoạn hết phẩm thứ chín của cõi Dục thì gọi là Bất
hoàn quả. Bất hoàn nghĩa là ở địa vị này đã đoạn hết toàn bộ tư
hoặc của cõi Dục, không bị thế lực của những tư hoặc đó lôi kéo lại
cõi Dục nữa. Khi đoạn hết ph?m tư hoặc thứ bảy, tám là đạo nhân hướng
đến đạo quả Bất hoàn, cho nên gọi là Bất hoàn hướng, cũng gọi là
Nhất sanh hay Nhất gián Thánh gia, vì còn một phần tư hoặc thứ chín chưa
đoạn, tức còn phải một phen sanh cõi Dục, do đó làm cách ngại việc chứng
quả Bất hoàn nên gọi Nhất gián. Cũng có chỗ gọi là đoạn ngũ hạ phần
kiết thay vì gọi là đoạn chín phẩm tư hoặc cõi Dục. Như Tạp A-hàm
Kinh 34 nói, "Dứt sạch năm hạ phần kiết, chứng được quả
A-na-hàm". Trong kinh còn chia quả Bất hoàn này ra làm năm thứ, bảy thứ
hoặc chín thứ, gọi là ngũ ban bất hoàn, thất ban bất hoàn, cửu ban bất
hoàn. Ngũ ban Bất hoàn là trung ban, sanh ban, hữu hành ban, vô hành ban, thượng
lưu ban, cộng thêm hành vô sắc ban, hiện ban, thành bảy ban Bất hoàn.
1.
Trung ban: Ý nói Thánh giả Bất hoàn này, sau khi chết ở cõi dục, chưa
sanh đến cõi Sắc, ngay tại trung hữu vị phát sanh sức Thánh đạo rất mạnh,
đoạn hết tu hoặc của hai cõi trên, thành A-la-hán mà nhập (ban) Vô dư Niết-bàn.
Ví như đập cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày, một mảnh vụn
có thể vang ra và trở thành nguội lạnh liền.
2.
Sanh ban: Cũng goi là tổn hại ban, ý nói vị Thánh giả Bất hoàn này chết
ở cõi dục, sanh lên cõi Sắc không bao lâu liền khởi sanh sức Thánh đạo
rất mạnh, đoạn hết các tu hoặc còn lại, thành A-la-hán và mệnh chung mới
nhập Vô dư Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt đốt cháy, có
thể văng ra, bay lên, rớt xuống chạm vào đất mới trở thành nguội lạnh.
3.
Hữu hành ban: Ý nói vị Thánh giả Bất hoàn này chết ở cõi dục, sau
khi sanh đến cõi Sắc, qua thời gian lâu dài, gia hạnh siêng tu mới có thể
nhập Hữu dư y Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có
thể văng ra, bay lên, rơi xuống đống cỏ hoặc củi rộng lớn, bốc lửa
khói, đốt cháy tiêu cỏ hoặc củi ấy, rồi mới trở thành nguội lạnh.
4.
Vô hành ban: Ý nói vị Thánh giả Bất hoàn này chết ở cõi Dục sanh
lên cõi Sắc, trong thời gian rất lâu, không có gia hạnh tu hành gì, tự
nhiên được nhập Hữu dư y Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt
cháy đỏ có thể văng ra, bay lên, rớt xuống trên một đống cỏ hay củi
nhỏ, rồi bắt lửa khói, đốt cháy tiêu hết đống cỏ hay củi nhỏ đó,
mới trở thành nguội lạnh, vì không còn nhiên liệu.
5.
Thượng lưu ban: Thượng lưu có nghĩa là đi lên. Vị Thánh Bất hoàn
này, sau khi sanh đến cõi Sắc nhưng không nhập Niết- bàn tại đó, mà cứ
chuyển sanh lên lần lần cho đến cõi trời sắc cứu cánh mới nhập Niết-bàn.
Ví như mảnh vụn của cái bát cháy đỏ đó có thể văng ra, bay lên, rơi
xuống trên một đống cỏ hay củi to lớn, rồi bốc thành lửa khói, đốt
cháy đống cỏ hay củi to lớn ấy, thiêu cháy luôn cả lùm cây rừng rậm,
thảo nguyên, ruộng xanh, gò cao, dòng nước...rồi mới trở thành nguội lạnh
(Năm đoạn ví dụ trên đây, trích trong Tăng Chi Bộ Kinh Tập III,
Kinh Các Sanh Thú Của Loài Người).
6.
Hành vô sắc ban: Vị Thánh Bất hòan này chết ở cõi dục, không sanh
đến cõi Sắc mà sanh đến cõi Vô sắc rồi nhập Niết-bàn ở đó.
7.
Hiện ban: Vị Thánh bất hoàn này chính với thân hiện tại mà đoạn hết
tư hoặc của cả ba cõi và nhập Niết-bàn ngay tại cõi Dục, chứ khỏi
chờ sanh đến hai cõi trên.
Trên
đây, theo Hữu bộ, Hữu hành ban được sắp trước Vô hành ban; trái lại,
theo Kinh bộ, Vô hành ban trước, Hữu hành ban sau. Như vậy, Kinh bộ đồng
chủ trương với Tăng Chi Bộ III, "Kinh Các Sanh Thú Của Loài Người"
như trên đã nói và Tạp A-hàm Kinh 29. Ngoài ra, luận Thành Thật
và luận chủ Thế Thân cũng đồng quan điểm với Kinh bộ.
Cửu
Bất hoàn là chín thứ Bất hoàn, tức đem Trung ban chia ba, Sanh ban chia ba,
Thượng lưu ban chia ba, thành chín.
Trung
ba chia ba là:
1. Tốc
ban, là sau khi chết ở cõi Dục, liền khởi Thánh đạo và nhập Niết-bàn
ngay. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văng ra và nguội
liền.
2. Phi tốc
ban, là sau khi chết một thời gian mới khởi lên Thánh đạo và nhập
Niết-bàn. Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văng ra,
bay lên, rồi mới nguội lạnh.
3. Kinh cửu
ban, là khi sắp sanh đến cõi Sắc thì khởi Thánh đạo và nhậûp Niết-bàn.
Ví như mảnh vụn của cái bát sắt cháy đỏ có thể văng ra, bay lên, chưa
chạm vào đất, trở thành nguội lạnh. (Ba đoạn ví dụ này trích trong Tăng
Chi Bộ IIIA).
Sanh
ban chia ba là: Sanh ban, Hữu hành ban, và Vô hành ban như đã giải thích
trên.
Thượng
lưu chia ba là:
1. Toàn
siêu: Chỉ một lần vượt lên khỏi các tầng trời là nhập Niết-bàn.
2. Bán
siêu: Cứ tuần tự vượt lên một tầng trời, ba tầng trời, cho đến
tầng trời thứ mười lăm (tr?i thiện hiện) mà nhập Niết-bàn.
3.Biến
siêu: trong thời gian lâu, trải qua hết các tầng trời, cuối cùng, tại
tầng trời thứ mười sáu (Sắc cứu cánh) mà nhập Niết-bàn.
Sở
dĩ chia ba thứ, Chín bất hoàn như vậy là do ba thứ nghiệp hoặc và căn tánh
của các thánh giả không đồng đều. Tạo nghiệp "thuận trung hữu thọ
báo" thì thành Sanh ban; tạo nghiệp "thuận hậu thọ báo" thì
thành Thượng lưu ban. Hạ phẩm hoặc thì hiện hành nơi vị hành giả
Trung ban; trung phẩm hoặc thì hiện hành nơi vị hành giả Sanh ban; Thượng
phẩm hoặc thì hiện hành nơi vị hành giả thượng lưu ban. Hạng thượng
căn thì Trung ban Niết-bàn, hạng trung căn thì Sanh ban Niết-bàn; hạng hạ
căn thì Thượng lưu ban Niết-bàn.
Ngoài
ra, quả bất hoàn còn mang những tên khác như Thất thiện sĩ thú, Kinh sanh
bất hoàn, Thân chứng Bất hoàn.
MỤC
4: A-la-hán hướng và A-la-hán quả
Thánh
giả Bất hoàn đã dứt chín phẩm tư hoặc của cõi Dục, từ đó tiến
lên dứt phẩm tư hoặc thứ nhất ở cõi Sơ thiền thì goi là A-la-hán hướng.
Khi dứt hết phẩm tư hoặc thứ chín ở cõi trời Hữu đ?nh thì gọi là
A-la-hán quả, ở địa vị Vô học đạo.
A-la-hán
là tiếng Phạn, Trung Hoa dịch là Sát tặc (dứt phiền não), Bất sanh
(không sanh vào ba cõi), Ứng cúng (có công đức xứng đáng được nhơn thiên
cúng dường).
Tóm
lại, dứt hết kiến hoặc (tức 88 sử) của ba cõi, thấy rõ lý Tứ đế,
gọi là kiến đạo vị, chứng quả Dự lưu. Còn 81 phẩm tư hoặc, cần phải
tu mới dứt trừ được. Khi tu để dứt trừ 80 phẩm đầu gọi là tu đạo
vị, và chứng những Thánh quả Nhất lai hướng, cho đến A-la-hán hướng.
Cuối cùng dứt hết phẩm tư hoặc thứ 81, thì chứng quả A-la-hán và gọi
là vô học đạo vị.
Nên
biết, từ Dục giới đến Phi tưởng phi phi tưởng gồm có tất cả 9 địa,
mỗi địa có 9 phẩm tu hoặc, như vậy 9 địa có tất cả là 81 tu hoặc.
Ðể dứt trừ 81 phẩm tu hoặc ấy thì có 81 đạo, nghĩa là mỗi đạo dứt
một phẩm tu hoạc. Song mỗi đạo lại còn có 2 phần là vô gián đạo (lúc
đang dứt một phẩm hoặc) và giải thoát đạo (lúc đã dứt xong một phẩm
hoặc). Như vậy, có 81 vô gián đạo và 81 giải thoát đạo, gọi chung là
81 đạo .
A-la-hán
có sáu thứ:
1.
Thối pháp A-la-hán: Vị này sau khi được quả A-la-hán, thình lình gặp
duyên khác liền vụt trở lại thứ lậu hoặc vừa đoạn trừì sau chót
mà bị thối thất quả chứng, lùi xuống quả Bất hoàn, Nhất lai hay Dự
lưu.
2.Tư
pháp A-la-hán: Vị này sợ thối thất quả A-la-hán, thường nghĩ tới
việc tự tại, muốn kết liễu mạng sống để nhập Vô dư Niết-bàn.
3.
Hộ pháp A-la-hán: Vị này thường phòng hộ để khỏi thối thất quả
A-la-hán.
4.
An trú pháp A-la-hán: Vị này an trú quả vị A-la-hán đã chứng được,
tránh xa ngoại duyên để khỏi thối thất, nhưng cũng còn gắng sức cầu
tiến.
5.
Kham đạt pháp A-la-hán: Vị này có tánh kham năng tu hành, luyện căn để
mau đạt tới vị Bất động tánh A-la-hán.
6.
Bất động pháp A-la-hán: Vị này căn tánh rất lợi, một khi chứng quả
A-la-hán rồi, dù gặp sự tình gì cũng không lay động, thối chuyển.
Trong
sáu thứ này, 5 thứ đầu gọi chung là Thời ái tâm giải thoát,
tức là hằng thời, ái mộ và tâm giải thoát vậy, gọi tắt là thời
giải thoát. Vì phải chờ thời mới có thể nhập định và tâm được
giải thoát. Thời ở đây có sáu trường hợp:
- Lúc được
ăn ngon.
- Lúc được áo tốt.
- Ðược ngọa cụ tốt.
- Ðược chỗ ngồi tốt.
- Lúc được nói pháp tốt.
- Lúc được bạn đồng học tốt.
Bởi
năm thứ A-la-hán này đều là độn căn, nếu không chờ thời cơ tốt, thì
khó chứng qủa A-la- hán. Còn bất động tánh A-la-hán vì lợi căn nên
không cần chờ thời cơ tốt, vẫn giải thoát dễ dàng hai kiến hoặc, tu
hoặc, nên gọi là bất thời giải thoát, cũng gọi là bất động và
tâm giải thoát. Vì vị này không còn bị phiền não làm thối động và
tâm được giải thoát luôn.
Trong
sáu thứ A-la-hán trên lại chia hai hạn thối và bất thối. Thối có thối
tánh và thối quả. Từ căn tánh bậc trên thối xuống căn tánh bậc dưới,
gọi là thối tánh, như từ kham đạt pháp A-la-hán, thối xuống An trú
pháp, Hộ pháp A-la-hán... Còn từ quả A-la-hán thối xuống quả Bất hoàn,
Nhất lai...gọi là thối quả. Thối còn có ba nghĩa:
- Thối mất
công đức thù thắng đã được.
- Chưa được công đức thù thắng cũng gọi là thối.
- Những công đức đã được nhưng khi thọ dụng lại không hiện ra.
Sáu
bậc A-la-hán trên, thối pháp A-la-hán chỉ thối quả mà không thối tánh.
Còn Tư pháp, Hộ pháp, An trú pháp và Kham đạt pháp A-la-hán có cả thối
tánh và thối quả. Trừ khi ở hữu học vị mà trụ vào bốn tánh: tự, hộ,
an, kham thì khi chứng đến vô học vịA-la-hán cũng sẽ trụ vào bốn tánh
đó, không bị thối chuyển.
Lại,
sơ quả Dự lưu chắc chắn không thối, còn ba quả kia có thể bị thối.
Ðây là chủ trương của Hữu bộ. Kinh bộ ngược lại, cho rằng Dự lưu
và A-la-hán đều không bị thối, vì Dự lưu đã dứt hết kiến hoặc thấy
rõ lý Tứ đế, còn A-la-hán thì dứt hết kiến hoặc và tư hoặc, không bị
phiền não gì trói buộc, nên không còn lý do bị thối. Hai quả Nhất lai
và Bất hoàn đang trên đường đoạn trừ tư hoặc, nên không còn lý do bị
thối, Vả lại, Kinh bộ dựa vào hiện pháp lạc trú để gọi là thối
và bất thối, chứ không phải thối quả, vì nếu đã đắc quả thì là bất
động chứ không thối chuyển. Hiện pháp lạc trú là chỉ cho tịnh lự
(thiền định), nếu thối tịnh lự thì gọi là thối pháp A-la-hán. Còn tư,
hộ, an, kham không thối tịnh lự nên không còn thối chuyển. Nhưng Thượng
tọa bộ chủ trương cả bốn quả Thanh văn đều không thối chuyển.
Lại
từ sáu bậc A-la-hán chia ra làm bảy, tức lấy Bất động tánh A-la-hán
chia ra hai hạng là luyện căn và không luyện căn. Trong đó, hạng độn
căn thì phải nhờ sức luyện căn tu hành mới từ Kham đạt pháp tiến
lên Bất động tánh, nên vẫn gọi là hạng Bất động tánh. Còn hạng lợi
căn sẳn có tính bất thối rồi, không cần nhờ luyện căn tu hành mới
có. Hạng này gọi là Bất thối tánh A-la-hán, và trong bảy hạng A-la-hán
này lại chia ra Huệ giải thoát và Câu giải thoát. Vị nào nhờ huệ
lực giải thoát mọi phiền não, tức giải thoát sự phiền não của huệ,
gọi là huệ giải thoát. Nếu khi được Huệ giải thoát thành A-la-hán, đồng
thời cũng chứng Diệt tận định, giải thoát luôn cả sự chướng ngại
của định là Bất nhiễm ô vô tri, thì gọi là Câu giải thoát A-la-hán,
vì giải thoát luôn cả hệ chướng, định chướng nên gọi là Câu.
BẢY
BẬC THÁNH NHÂN
Trên
đã nói về các bậc Thánh hữu học, vô học gồm có bốn hướng, bốn quả,
nhưng rút lại không ngoài bảy bậc là:
- Tùy tín
hành
- Tùy pháp hành
- Tín giải thoát
- Kiến chí
- Thân chứng
- Tuệ giải thoát
- Câu giải thoát
Hỏi:
Dựa vào đâu mà lập ra bảy bậc như thế?
Ðáp:
Dựa vào bốn điều:
1. Dựa vào
sức gia hạnh bất đồng lập ra hai hạng Tùy tín hành và Tùy pháp hành. Hạng
độn căn không đủ sức hiểu giáo pháp, chỉ tin vào người khác mà tu
hành, gọi là Tùy tín hành. Hạng lợi căn đủ sức hiểu giáo pháp và tu
theo giáo pháp đó nên gọi là Tùy pháp hành.
2. Dựa vào
căn tánh bất đồng lập ra hai hạng Thánh giả Tín giải và Kiến chí. Hạng
độn căn Tùy tín hành tiến lên thì thành Tín giải, hạng lợi căn Tùy
pháp hành tiến lên thành Kiến chí, tức do trí huệ tăng lên mà Chánh
pháp hiện ra.
3. Dựa vào
sự chứng được Diệt tận định mà lập ra hạng Thánh giả Thân chứng.
Thân chứng đây chỉ Bất hoàn quả. Vì chính tự thân chứng đủ tám môn
giải thoát, nhập Diệt tận định, phát sinh sự an lạc tịch tịnh tương
tợ như Niết-bàn, dù chưa dứt sạch các tư hoặc để chứng Huệ giải
thoát và Câu giải thoát như A-la-hán.
4. Dựa vào
giải thoát bất đồng mà lập ra hai hạng Thánh giả Huệ giải thoát
và Câu giải thoát.
Lại,
tuy có bảy hạng Thánh giả như vậy, nhưng thật chất chỉ có sáu, đó
là kiến đạo, có hai hạng: Tùy tín hành và Tùy pháp hành. Ở tu đạo có
hai hạng Tín giải và Kiến chí. Ở vô học đạo có hai hạng là Thời giải
thoát và Bất thời giải thoát.
Hỏi:
Nếu vậy, trong bảy hay sáu hạng kể trên, Thân chứng, Huệ giải thoát,
Câu giải thoát thuộc vào đâu?
Ðáp:
Thân chứng nhiếp thuộc vào Tín giải và Kiến chí, vì chỉ có danh mà
không có thật thể. Huệ giải thoát và Câu giải thoát nhiếp thuộc vào
thời giải thoát và Bất giải thoát nhưng cứ thực chất cơ bản mà nói,
thì chỉ có hai hạng Thánh giả là độn căn Tùy tín hành và lợi căn Tùy
pháp hành. Còn các hạng kia bất quá cũng từ hai hạng tiến tu có sai khác
mà thành ra vậy thôi.
Tóm
lại theo Hữu bộ, Hiền vị có bảy (cũng gọi là bảy phương tiện, bảy
gia hạnh vị) là:
1. Ngũ đình
tâm; 2. Biệt tướng niệm trú; 3. Tổng tướng niệm trú; 4. Noãn; 5. Ðảnh;
6.Nhẫn; 7. Thế đệ nhất.
Thánh vị
có bảy đó là: 1. Tín hành, 2. Pháp hành, 3. Tín giải, 4. Kiến đạo, 5. Thân
chứng, 6. Thời giải thoát, 7. Bất thời giải thoát.
Ngoài
ra trong Thánh vị, còn có Bích chi Phật và Ðại giác Phật.
Kiến
đạo cũng gọi là Kiến chí, Kiến đắc. Khi bước lên tu đạo vị, tự mình
thấy pháp, đắc lý Tứ đế, nên gọi là Kiến đắc. Và sự tự thấy
được đó chính do sự thấy từ trong nhân dẫn tới nên gọi là Kiến
chí.
CHÍN
BẬC THÁNH VÔ HỌC
Trên
kia, nói chung các vị Thánh hữu học và vô học. Ở đây chỉ nói riêng
các vị Thánh vô học, tổng quát có chín bậc (theo Tiểu thừa) đó là bảy
hạng A-la-hán thối pháp, Tư pháp, Hộ pháp... nói trên, thêm hai bậc là
Bích chi Phật và đại giác Phật thành ra chín.
Sở
dĩ có chín vì căn tánh bất đồng đưa đến, do hạ căn mà thành Hộ
pháp, do trung căn mà thành An trú pháp, do trung trung căn mà thành Kham đạt
pháp, do trung thượng căn nà thành Bất động tánh, do thượng hạ căn mà
thành Bất thối tánh, do thượng trung căn mà thành Bích chi Phật, do thượng
thượng căn mà thành Ðại giác Phật.
27 bậc
Hiền Thánh, theo Thành Thật Luận thuộc Kinh bộ, Hiền là hữu học, Thánh
là vô học, gọi là Học nhân và Vô học nhân.
A. Học
nhân có 18:
1. Tùy tín
hành; 2. Tùy pháp hành; 3. Tín giải thoát; 4. Kiến đắc; 5. Thân chứng; 6.
Gia gia; 7. Nhất chủng tử; 8. Hướng sơ quả; 9. Ðắc sơ quả; 10. Hướng
nhị quả; 11. Ðắc nhị quả; 12. Hướmg tam quả; 13. Ðắc tam quả; 14.
Trung ban; 15. Sanh ban; 16. Hành ban; 17. Bất hành ban; 18. Thượng lưu ban
B. Vô
học nhân có 9:
1. Thối
pháp A-la-hán; 2. Tư pháp A-la-hán; 3. Hộ pháp; 4. Trú pháp; 5. Tiến; 6. Bất
động; 7. Bất thối; 8. Huệ giải thoát; 9. Câu giải thoát.
Mục
lục | 1a | 1b | 2 | 3 | 4a | 4b | 5a | 5b |
6a | 6b | 7 |
8