- CHƯƠNG XI
- BIÊN
TẬP VÀ ĐÁNH GIÁ BẢN THẢO
- (EDITING
AND EVALUATING THE FINAL DRAFT)
-
- I. BIÊN TẬP
BẢN THẢO
Trước khi đánh máy bản thảo
hoàn chỉnh của bài khảo cứu hay luận văn, luận án, người nghiên cứu
phải biên tập nó một cách kỹ lưỡng. Người nghiên cứu phải có trách
nhiệm trong việc đảm bảo tác phẩm của mình không có lỗi chính tả và
văn phạm. Chính tả của những từ ngữ khó và gây tranh luận nên được
dựa theo các từ điển tiêu chuẩn và có thẩm quyền. Phép chấm câu, viết
hoa, sử dụng các dấu câu và phép viết tắt phải theo tiêu chuẩn quốc tế.
Tốt nhất, bạn nên kiểm
tra và biên tập lại bản thảo cuối cùng về các phương diện như cách
trình bày tiêu đề (heading), các tiêu
đề phụ (sub-heading), trích dẫn (quotation), cước chú (footnote) hay hậu chú (endnote), các bảng biểu (table), hình ảnh minh họa (illustration), phụ chú (appendice), bảng chú thích thuật ngữ (glossary), thư mục tham khảo (bibliography) và bảng chú dẫn mục từ (index).
Sau đây là danh sách của
các bảng kiểm tra cần thiết cho công việc biên tập thành phẩm nghiên cứu:
DANH SÁCH KIỂM
TRA VỀ CÁCH TRÌNH BÀY
1) Bài khảo luận hay luận
án có bao gồm đủ ba phần:
— phần dẫn nhập không?
— phần văn bản hay nội
dung không?
— và phần tham khảo
không?
2) Phần dẫn nhập có
trình bày đúng:
— thứ tự không?
— phong cách không?
3) Trang tựa đề có đủ:
— tựa đề của bài khảo
cứu hay luận án không?
— tên của tác giả
không?
— tên của khóa học, bộ
môn, khoa không?
— tên trường viện không?
— ngày nộp hay trình
không?
— cấp văn bằng của luận
văn hay luận án không?
4) Bảng mục
lục có đủ:
— lời cảm ơn không?
— lời nói đầu không?
— danh sách các bảng biểu
không?
— hình ảnh minh hoạ
không?
— phụ chú không?
— bảng giải thích thuật
ngữ không?
— sách tham khảo không?
— bảng chú dẫn mục từ
không?
5) Nội dung
phần văn bản chính có:
— bố cục chặt chẽ,
logic và tương ứng với các tiêu đề trong bảng mục lục không?
— bố cục của các
tiêu đề phụ có tương ứng với các tiêu đề phụ trong bảng mục lục
không?
— cấu trúc mạch lạc
và logic giữa chương dẫn nhập, các chương nội dung và chương kết luận
không?
6) Tài liệu
tham khảo có được:
— phân chia thành các phần mục chính có thích hợp
không?
— tái phân chia, nếu cần, trong phần thư mục tham
khảo không?
— tiêu đề, nếu cần?
7) Có đáp
ứng đúng các yêu cầu của trường về:
— số bản nộp không?
— cách trình bày bìa
không?
— phong chữ và co chữ
trình bày không?
— cách đóng bìa không?
— màu của bìa không?
DANH SÁCH KIỂM
TRA CÁC TIÊU ĐỀ CHÍNH VÀ PHỤ
1) Các tiêu đề chính và
phụ có thích ứng toàn bộ tác phẩm không?
2) Số của các chương có:
— nằm ở giữa hay đầu
các trang không?
— viết bằng chữ in hay
hoa các chữ cái đầu không?
— được đánh bằng số
la-mã không?
3) Tiêu đề
của các chương có:
— nằm ở giữa các
trang không?
— viết bằng chữ in hoa
không?
4) Các tiêu
đề đầu lề trái (side headings) có:
— bằng với đầu lề
trái không?
— in đậm hay gạch dưới
không?
— viết bằng chữ thường,
ngoại trừ chữ đầu câu không?
— cách văn bản khoảng
3 hàng đơn không?
5) Các tiêu
đề đoạn có:
— thụt vào đầu dòng
như phong cách đoạn không?
— in đậm hay gạch dưới
không?
— viết bằng chữ thường,
ngoại trừ chữ đầu câu không?
— kết thúc bằng một dấu
chấm không? (nếu có thì bỏ đi).
— cách văn bảng khoảng
2 hàng đơn không?
DANH SÁCH KIỂM
TRA PHẦN TRÍCH DẪN
1) Nguyên văn đoạn trích
có được kiểm tra chính xác về:
— chính tả không?
— chấm câu không?
— viết hoa không?
— trật tự của từ
không?
2) Nội dung
của đoạn trích có:
— đi vào chủ đề không?
— ấn tượng người đọc
không?
— làm tăng giá trị của
luận chứng nó minh họa không?
— làm nền tảng cho thảo
luận hay phân tích, phê bình không?
3) Các đoạn trích có
được trình bày:
— hàng đơn hay bằng phông
chữ nhỏ hơn cho các đoạn trích không?
— vào đầu dòng và
không đánh dấu ngoặc kép cho toàn đoạn trích dài hơn 4 hàng không?
4) Các trích
dẫn có:
— thích ứng với những
gì chúng dự định minh họa không?
— mô tả hay giới thiệu
một cách thích hợp không?
5) Khi đoạn
trích dẫn được thêm thắt thì phần thêm vào này có được bỏ vào
trong ngoặc vuông không [ ]?
6) Khi đoạn
trích dẫn bị tỉnh lược thì phần bị tỉnh lược này có được ký hiệu
bằng dấu ba chấm không ...?
DANH SÁCH KIỂM
TRA CƯỚC CHÚ HAY HẬU CHÚ
1) Các cước chú hay hậu
chú có:
— đánh giá hay làm nổi
bật được vấn đề nó giải thích không?
— bày tỏ lòng biết ơn
với các nguồn thông tin không?
— kích thích cho người
thích tìm tòi đào sâu vào điểm minh chứng đó không?
— cung cấp hệ tham khảo
chéo có giá trị không?
— cho biết trích dẫn
là trực tiếp hay gián tiếp không?
2) Các cước
chú hay hậu chú có bao gồm:
— tên tác giả không?
— tựa đề tác phẩm
không?
— nơi XB, nhà XB và năm
XB không?
— số trang trích dẫn
không?
— nội dung trích dẫn
không?
3) Vị trí của cước chú
hay hậu chú có được đặt ở:
— cuối mỗi trang giấy
không?
— cuối mỗi chương, cuối
mỗi bài viết không?
— sau chương cuối của
toàn tác phẩm không?
4) Các cước
chú hay hậu chú có vận dụng phép tỉnh lược để tránh phần trùng lập
và dài dòng bằng cách sử dụng các ký hiệu tắt như:
— ibid. không?
— op. cit. không?
— loc. cit. không?
5) Số của
các cước chú hay hậu chú có phải:
— số á-rập không?
— viết bằng co chữ nhỏ
hơn văn bản không?
— không có chấm câu
không?
6) Đối với tác giả người
Aâu Mỹ, tên họ ông/bà có được xếp theo thứ tự Họ + Tên + Chữ lót không?
7) Đối với tác giả người
Việt Nam, tên họ ông/bà có được xếp theo thứ tự Họ + Chữ lót + Tên không?
8) Đối với tác giả người
Trung Quốc, tên họ ông/bà có được xếp theo thứ tự Họ, Chữ lót-tên không?
9) Mỗi cước
chú hay hậu chú có kết thúc bằng một dấu chấm không?
10) Phần cước chú có
tách biệt với phần văn bản chính không?
11) Các cước
chú hay hậu chú có được trình bày bằng hàng đơn không và khoảng cách
giữa các cước chú hay hậu chú là hàng đôi không?
12) Nếu cước chú nào
dài hơn 1 trang thì nên đưa vào phần văn bản chính. Nếu dài hơn 2 trang
thì nên đưa vào phần phụ lục.
13) Tiêu đề của hậu chú
từng chương có phải là “CHÚ THÍCH” hay
“CHÚ THÍCH VÀ THAM KHẢO” không?
DANH SÁCH KIỂM TRA BẢNG
1) Bảng biểu đó có xác
đáng và cần thiết không?
2) Các dữ liệu của
chúng có được kiểm tra kỹ lưỡng chưa?
3) Bảng biểu đó có được
trình bày ngay bên dưới đoạn nội dung chúng minh họa không?
4) Bảng biểu đó nên
đưa vào ngay văn bản hay để vào phần phụ chú?
5) Các bảng biểu được
đánh số đúng thứ tự không?
6) Các chi tiết cần và
đủ có hội đủ trong bảng biểu không?
7) Lời chú thích bảng
có đầy đủ và rõ ràng không?
8) Từ ngữ của lời chú
thích có thích ứng với nội dung cần minh chứng không?
9) Bảng biểu có trình
bày đúng phong cách không?
10) Bảng biểu có ghi chi
tiết số liệu đo lường không?
11) Các chữ viết tắt
có được giải thích trong bảng không?
12) Các tiêu đề trong từng
ô của bảng có trình bày đúng cách và tương ứng về nội dung không?
13) Các qui định về bảng
biểu tiếp theo có được tuân thủ không?
14) Bảng biểu có được
đặt đúng vị trí trong trang hay không?
15) Số trang có được nêu
ra không?
16) Các cước chú có được
sử dụng tương thích hay không?
DANH SÁCH KIỂM TRA HÌNH MINH HỌA
1) Hình minh họa có thật
sự đóng góp cho phần trình bày không?
2) Các chi tiết có được
kiểm tra chính xác không?
3) Hình minh họa có theo
sau đoạn chúng cần minh họa không?
4) Hình minh họa được
đánh số theo thứ tự không?
5) Hình minh họa có tự
giải thích chính nó hay không?
6) Lời giải thích hình
có đủ chi tiết và rõ ràng không?
7) Từ ngữ của lời giải
thích có thích ứng với phần minh họa không?
8) Chiều dọc và chiều
ngang của hình có được giải thích đầy đủ không?
9) Các đơn vị đo lường
có được ghi chú kỹ lưỡng không?
10) Các chữ viết tắt
có được giải thích trong hình ảnh không?
11) Hình minh họa có dễ
xem hay không?
12) Hình minh họa có được
đặt đúng vị trí trong trang không?
13) Số trang có được nêu
ra không?
DANH SÁCH KIỂM TRA THƯ MỤC THAM KHẢO
1) Tiêu đề thư mục tham
khảo có được đặt:
— giữa trang đầu của
phần này (phần thư mục tham khảo) bằng chữ in hoa không?
— cách đầu trang khoảng
3 cm không?
— không có dấu chấm
câu hay gạch dưới không?
2) Có đánh số trang của
thư mục tham khảo không?
3) Các tác
phẩm được trích dẫn trong sách có nằm trong thư mục tham khảo không?
4) Các qui định về thứ
tự tên tác giả và biên niên kỷ của tác phẩm có được tuân thủ
không?
5) Có trình bày đúng
phong cách cho từng loại hình tham khảo không?
6) Mỗi mục
tham khảo có bao gồm đủ các chi tiết sau đây không:
— tên tác giả?
— tựa đề tác phẩm?
— nơi XB, nhà XB và năm
XB?
— người biên tập, người
dịch, người xuất bản, nếu có?
— số trang giới hạn đối
với tạp chí và bách khoa?
7) Tạp chí
và bách khoa có bao gồm đủ các chi tiết sau đây không:
— tên tác giả?
— tựa đề bài viết?
— tên người biên tập?
— tựa đề tạp chí hay
bách khoa?
— số tập?
— nơi XB, nhà XB và năm
XB?
— số trang giới hạn?
8) Các qui định về viết
hoa, viết nghiêng và chấm phết có được tuân thủ không?
9) Thư mục
tham khảo có được đặt trước hay sau phần phụ chú hay không?
DANH SÁCH KIỂM TRA PHẦN PHỤ CHÚ
1) Co chữ của phần phụ
chú có nhỏ hơn phần văn bản chính không?
2) Xem có phần nào của
luận án cần đưa vào phần phụ chú không?
3) Phần phụ chú có thừa
hay cần thiết cho tác phẩm không?
4) Phần phụ chú có liên
hệ hay minh chứng một điểm nào đó trong luận án không?
5) Tài liệu sống có được
đưa vào phần phụ chú không?
6) Các bản công cụ góp
nhặt tài liệu (dạng thống kê / phỏng vấn) có đưa vào phần phụ chú
không?
7) Các ghi chú kỹ thuật
và giải thích về tiến trình thực nghiệm có đưa vào phần phụ chú
không?
8) Tính chính xác của phần
phụ chú đã được kiểm chứng kỹ lưỡng không?
9) Các chi tiết cần thiết
của phần phụ chú có hội đủ khômg?
10) Phần phụ chú có dễ
đọc hay không?
11) Mỗi phần phụ chú
có được trình bày ở các trang độc lập không?
12) Tiêu đề của các phụ
chú có tương ứng với tiêu đề được nêu trong bảng mục lục không?
13) Tiêu đề phần phụ
chú có được ngay giữa trang bằng chữ in-hoa-đậm và không có dấu chấm
không?
14) Các trang của phần phụ
chú có được đánh số trang không?
DANH SÁCH KIỂM TRA BẢNG GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
1) Bảng giải thích thuật
ngữ thuộc bảng tổng quát hay phân theo loại ngôn ngữ và nhân địa danh?
2) Kiểm tra xem tất cả các
từ hay thuật ngữ quan trọng có được đưa vào bảng giải thích thuật
ngữ chưa?
3) Các mục từ của nó
có theo thứ tự bảng chữ cái tiếng Việt không?
4) Các thuật ngữ tiếng
nước ngoài và tựa đề các tác phẩm có được viết nghiêng không?
5) Có chua xuất xứ của
ngôn ngữ gốc trong ngoặc đơn ngay sau thuật ngữ tiếng nước ngoài
không?
6) Kiểm tra xem các mục từ
có được viết bằng chữ thường, ngoại trừ nhân danh, địa danh và tên
tác phẩm, không?
DANH SÁCH KIỂM
TRA BẢNG CHÚ DẪN MỤC TỪ
1) Các mục từ được sắp
theo thứ tự bảng mẫu tự tiếng Việt không?
2) Kiểm tra trật tự và
cách ngắt câu của các tiêu đề chính và phụ của từng mục từ theo
phong cách hoặc xuống dòng sau mỗi tiêu đề phụ hoặc trình bày liên tục?
3) Số trang của các mục
từ có tương ứng với số trang trong văn bản không?
4) Các tham khảo chéo của
các mục từ có tương ứng với số trang chúng nêu ra không?
5) Các mục từ có được
viết bằng chữ thường, ngoài trừ nhân danh, địa danh và tên tác phẩm,
không?
6) Nhân danh, địa danh và
tên tác phẩm có được viết bằng chữ hoa hay không?
7) Chính tả của các mục
từ có chính xác không?
8) Có mục từ nào thiếu
số trang tham khảo không?
II. ĐÁNH GIÁ BẢN THẢO
Trong quá trình
viết và hiệu đính lại bản thảo của bài khảo cứu, luận văn hay luận
án, điều cần thiết nhất là khảo cứu tác phẩm một cách phê bình và
công tâm, để tránh tất cả những sơ suất do thái độ chủ quan và thiếu
cẩn thận gây ra. Người biên tập phải đặt mình trong vai trò của người đọc khó tánh chứ không phải là
người viết, nhằm phát hiện tất cả những lỗi còn sót để sửa chữa
cho hoàn hảo. Sau đây chúng tôi xin nêu ra hai danh sách cung cấp tiêu chí đánh
giá bản thảo. Danh sách thứ nhất ứng dụng cho các nghiên cứu thuộc
kinh nghiệm hay thực nghiệm và danh sách thứ hai thuộc nghiên cứu phân
tích hay phê bình văn học. Mặc dù không thể có tiêu chí chung để đánh
giá các nghiên cứu khác nhau nhưng hai danh sách này có thể được sử dụng
để tham khảo trong việc đánh giá một cách khách quan và đúng tiêu chuẩn.
A. DANH SÁCH KIỂM TRA VỀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU
THUỘC THỰC NGHIỆM
1. Vấn Đề
— Vấn đề có trình
bày một cách rõ ràng không?
— Vấn đề có ý nghĩa
không?
— Kết quả của vấn đề
có đóng góp gì cho các giải pháp thuộc các vấn đề lý thuyết hay thực
nghiệm không?
— Các giả thuyết (hypotheses) có được trình bày rõ ràng
không?
— Các giả thuyết có
được bắt nguồn từ các học thuyết hay vấn đề nào không?
— Mối tương quan giữa
chúng và các nghiên cứu trước đây có được trình bày rõ ràng không?
2. Thiết Kế của Nghiên Cứu (Design)
— Các giả định (assumptions) của nghiên cứu có được trình
bày rõ ràng không?
— Giới hạn nghiên cứu
có nêu ra không?
— Các thuật
ngữ quan trọng trong nghiên cứu có được định nghĩa không?
— Thiết kế của nghiên
cứu có được mô tả đầy đủ không?
— Thiết kế của nghiên
cứu có thích hợp hay không?
— Dân số, tỷ lệ và mẫu
có được mô tả không?
— Phương pháp làm mẫu
có thích ứng không?
— Phương pháp khắc phục
có được mô tả và thích ứng không?
— Thiết kế của nghiên cứu có rơi vào lỗi sở
đoản nào hay không?
3. Tiến Trình
— Phương pháp thu thập
dữ liệu có được trình bày không?
— Phương pháp thu thập
dữ liệu có thích hợp không?
— Phương pháp thu thập
dữ liệu có được sử dụng đúng cách không?
— Tính giá trị và độ
tin cậy của bằng chứng có được hình thành không?
4. Phân Tích
— Phương
pháp phân tích có thích ứng và được ứng dụng triệt để không?
— Kết quả của phân
tích có được trình bày rõ ràng không?
5. Kết Luận
— Kết luận có được
nêu ra rõ ràng không?
— Kết luận có được
các luận chứng và bằng chứng hỗ trợ không?
— Các khái
quát có giới hạn vào dân số và tỷ lệ không?
— Phúc trình có được tổ chức một cách logic
và viết rõ ràng không?
— Phong cách của phúc
trình có vô tư và khoa học không?
B. DANH SÁCH KIỂM TRA VỀ ĐÁNH GIÁ CÁC NGHIÊN CỨU
THUỘC PHÂN TÍCH HAY PHÊ BÌNH VĂN HỌC
1. Mục Đích
— Xác định
mục đích nghiên cứu
a b c
d e
— Đóng góp của
nghiên cứu
a b c
d e
— Mô tả bối
cảnh của nghiên cứu
a b c
d e
— Đánh giá
các nghiên cứu trước
về lãnh vực
a b c
d e
2. Tiến Trình
— Xác định
các giả định nền tảng
a b c
d e
— Xác định
giới hạn nghiên cứu
a b c
d e
— Định
nghĩa các thuật ngữ quan trọng a b
c d e
— Phương pháp
xác định nguồn tài liệu a b
c d e
— Chọn lọc
tài liệu
a b c
d e
— Chất lượng
của tài liệu
a b c
d e
— Phân loại
tài liệu
a b c
d e
— Hình thành
độ tin cậy của tài liệu
a b c
d e
3. Phân Tích
— Phân tích dữ
kiện
a b c
d e
— Đánh giá
tài liệu
a b c
d e
— Logic của
luận điểm
a b c
d e
— Mạch lạc
trong giải thích
a b c
d e
4. Kết Luận
— nêu lên
các khám phá và đóng góp a b
c d e
— Các cơ sở
hỗ trợ kết luận
a b c
d e
— Kết cấu
logic của bản phúc trình
a b c
d e
— Chất lượng
viết và diễn đạt
a b c
d e
Ghi chú về các chữ viết tắt
a: không thể
chấp nhận
b: dở.
c: tạm được.
d: tốt.
e: tuyệt hảo.
III. ĐỌC BẢN THẢO ĐÃ ĐÁNH MÁY
Sau khi đã đánh
máy bản thảo, bạn nên đọc lại một vài lần bản thảo đã đánh máy
ấy, để tránh tất cả những lỗi về chính tả và văn phạm. Một tác
phẩm hay công trình nghiên cứu có giá trị mà để vi phạm những lỗi chánh
tả và văn phạm sẽ làm người đọc nghi ngờ hay mất đi niềm tin về chất
lượng của nó.
Để công việc đọc lại
bản thảo đạt hiệu quả cao nhất, thông thường tác giả nên đọc lại
một lần, kiểm tra lại số trang của bảng mục lục, danh sách bảng minh
họa, hình minh họa và sửa những gì cần thiết trước khi nhờ thư ký
riêng hay bạn bè hoặc những người dò bản thảo chuyên nghiệp đọc và
dò lại lần cuối. Sở dĩ phải nhờ người khác đọc là vì, như một thói
quen, tác giả có khuynh hướng đọc văn bản của mình viết bằng ký ức hơn là bằng mắt và do đó, dù văn bản có sai chính tả
và thiếu chữ thì tác giả vẫn đọc đúng và đọc đầy đủ. Trong khi
đó, nếu người đọc không phải là tác giả của nó thì các lỗi này
có thể được phát hiện dễ dàng và sửa chữa kịp thời.