- CHƯƠNG
VII
- PHƯƠNG PHÁP TRÍCH DẪN
- (THE USE OF QUOTATIONS)
-
- I. DẪN NHẬP
Trong suốt quá
trình nghiên cứu, nhất là trong lúc ghi chép tài liệu, nghiên cứu sinh thường
chép các đoạn trích dẫn trong văn bản gốc với dụng ý rằng các ghi
chép này sẽ giúp cho việc viết bản thảo tốt hơn. Mặc dù có nhiều loại
khác nhau nhưng trên căn bản các sáng tác có thể phân thành hai loại
chính, đó là tác phẩm nghiên cứu học
đường và tác phẩm thuộc dạng tư
tưởng. Đối với dạng nghiên cứu học đường (chẳng hạn như luận
văn, luận án hay sách nghiên cứu) một tác phẩm được xem là tiêu chuẩn
là tác phẩm chứa đựng nhiều thông tin mới, với nhiều chú thích, minh
hoạ, phụ chú, bảng sách dẫn mục từ chi tiết và nhiều sách tham khảo.
Đối với sách tư tưởng, một tác phẩm hay không nhất thiết là tác phẩm
có nhiều trích dẫn mà là tác phẩm có nhiều đóng góp về phương diện
tư tưởng, cách nhìn vấn đề một cách mới mẻ, nhất là có nhiều giá
trị tư duy và ứng dựng. Trích dẫn quá nhiều trong tác phẩm thuộc dạng
này sẽ làm cho người đọc có cảm giác rằng tác phẩm này chỉ là tập
hợp những điều do người khác nói mà thôi. Do đó, tuỳ theo loại hình,
bản chất nghiên cứu và đối tượng độc giả mà nhà nghiên cứu nên
trích dẫn nhiều hay ít để minh họa một vấn đề nào đó trong bài khảo
luận, luận văn, luận án hay sách tư tưởng của mình. Dù là sách nghiên
cứu học đường hay sách tư tưởng, nhà nghiên cứu nên phát triển càng
nhiều càng tốt các luận điểm, phương pháp tiếp cận, các góc độ và
sáng tạo của riêng mình, để gây sự chú ý ở người đọc và tạo
tính thuyết phục của văn bản. Và lúc ấy, các trích dẫn, nếu có, chỉ
là công cụ làm sáng tỏ hay tăng sức mạnh của những luận điểm mà
thôi.
II. PHÂN LOẠI
TRÍCH DẪN
Có
hai loại trích dẫn chính, đó là, trích dẫn trực tiếp và trích dẫn
gián tiếp. Ngoài ra, còn có các trích dẫn đặc biệt như trích dẫn trong
đoạn trích dẫn và trích dẫn thơ ca.
1. Trích
Dẫn Trực Tiếp
Là cách trích dẫn một
đoạn nguyên tác của tài liệu tham khảo vào trong văn bản nghiên cứu,
không có sửa chữa, thêm thắt hay tỉnh lược nào cả. Cách trích dẫn
này mang tính thẩm quyền cao nhưng không nên lạm dụng và chỉ trích dẫn
khi nào thật cần thiết.
2. Trích
Dẫn Gián Tiếp: Gồm có hai loại.
a) Trích lại một đoạn
trích dẫn trong một tác phẩm nào đó.
b) Trích dẫn ý tứ hay tư
tưởng của tài liệu tham khảo bằng ngôn ngữ và văn phong của người cầm
bút.
Trong trường hợp này,
nhà nghiên cứu nên thận trọng về tính thẩm quyền của đoạn trích dẫn.
Thái độ tin mù quáng vào uy danh của các tác giả nổi tiếng mà không kiểm
tra lại xuất xứ của nó trước khi sử dụng sẽ có thể dẫn đến tình
trạng một trích dẫn không có cơ sở hay bịa đặt, điều cấm kỵ trong
nghiên cứu và làm giảm uy tín của nhà nghiên cứu.
Trong trường hợp thứ hai, cách trích dẫn gián tiếp thực
ra chỉ là sự diễn đạt, trình bày lại hay phát triển ý tưởng của đoạn
nguyên tác theo văn phong của người viết, song song với việc cung cấp cho
người đọc biết nguồn gốc của đoạn văn diễn giải đó. Đây là
cách viết được ưa chuộng của đại đa số các học giả tầm vóc.
III. CÁC TRƯỜNG HỢP
TRÍCH DẪN TRỰC TIẾP
1. Các trích dẫn trực tiếp chỉ nên được sử dụng
khi từ ngữ nguyên gốc của tài liệu tham khảo quá hàm súc và cô đọng
nhiều ý tưởng và nhà nghiên cứu không thể viết hay hơn những lời lẽ
đó. Trong trường này, lời lẽ của đoạn trích dẫn sẽ làm tăng thêm sức
mạnh cho văn bản của bài khảo luận hay luận án.
2. Các trích dẫn trực tiếp
chỉ nên được sử dụng cho tài liệu của các luận điểm chính, đặc
biệt khi cước chú vẫn chưa đủ sức thuyết phục người đọc. Trong
trường hợp này, đoạn trích dẫn nên được hạn chế về chiều dài và
chỉ bao gồm những gì thật sự cần thiết và đi vào trọng tâm vấn đề
mà thôi.
3. Các trích dẫn trực tiếp
được sử dụng khi nhà nghiên cứu muốn phê bình, đánh giá, nhận định,
phân tích các ý tưởûng của các tác giả khác.
4. Các trích dẫn trực tiếp
được sử dụng cho các công thức toán học, khoa học, các văn bản luật.
5. Nói chung, đối với
đoạïn văn nào mà sự thay đổi hay biến dạng sẽ dẫn tới hiểu sai hoặc
giải thích sai vấn đề thì nhà nghiên cứu nên sử dụng trích dẫn trực
tiếp.
IV. CÁC TIÊU CHÍ
CHUNG VỀ TRÍCH DẪN TRỰC TIẾP
Mặc dù quyết định về
trích dẫn tùy thuộc vào vấn đề được nghiên cứu và phán quyết của
nhà nghiên cứu, có một số tiêu chí mà nhà nghiên cứu cần phải tuân thủ
để có được các trích dẫn có giá trị cho văn bản nghiên cứu của
mình.
1.Áp dụng cho lời lẽ
chính xác của một tác giả hay nguyên văn của một ấn bản chính phủ.
‘Lời lẽ chính xác’ có nghĩa là sử dụng cùng từ ngữ, cùng cách chấm
câu, cùng cách viết chánh tả, cùng phép viết hoa, viết nghiêng…Nghĩa là
trích lại nguyên xi, không có thêm thắt, làm biến dạng hay sửa chữa văn
bản gốc.
2. Áp dụng cho các đoạn
nguyên tác dù có những sai suất về chính tả, văn phạm hay cách dùng từ.
Trong trường hợp này, bạn không được tự ý sửa chữa mà không cho tác
giả và độc giả biết. Có hai cách lưu ý cho tác giả và độc giả biết
về các sai suất đó là:
— Thêm chữ sic trong ngoặc
vuông [sic] ngay sau từ sai chính tả / từ viết sai, hay ngay sau thuật ngữ
có vấn đề hoặc ngay sau câu sai văn phạm.
— Thêm phần hiệu đính
hay phần thêm vào (interpolation) trong ngoặc
vuông ngay sau từ, cụm từ hay câu có vấn đề hay cần làm rõ nghĩa thêm.
Ví dụ
ĐHọ của Đức Phật là Siddhattha(Skt., Siddhrtha) [sic]. Tên của Ngài là Gotama [sic].
ĐHọ
của Đức Phật là Siddhrtha
[Gotama]. Tên của Ngài là Gotama [Siddhattha /Siddhrtha].
3.
Đối với một đoạn nguyên tác quá dài, nhà nghiên cứu có thể trích dẫn
các câu quan trọng, cần thiết và tỉnh lược các câu không thích ứng
còn lại. Phần bị tỉnh lược phải được ký hiệu bằng ba dấu chấm
ngay nơi chúng bị lược đi, và giữa các dấu chấm này cũng như trước và
sau chúng phải có một khoảng cách.
Ví dụ: “Giới hạn của ngôn ngữ là giới hạn của thế
giới chúng ta . . . Ngôn ngữ là hình thái của cuộc sống.” (Wittgenstein, Philosophical Investigations, p. 134).
V. CÁCH TRÌNH BÀY
TRÍCH DẪN NGẮN VÀ DÀI
1. Về
Trích Dẫn Ngắn
a) Định
nghĩa: Trích dẫn ngắn là đoạn trích dẫn trực tiếp có chiều dài
trong vòng bốn hàng.
b) Cách
trình bày
— Chèn đoạn trích dẫn
ngắn vào trong mạch văn mà không phải xuống hàng ngay trước và sau đoạn
trích này.
— Đoạn trích dẫn ngắn
phải được đặt trong dấu ngoặc kép.
— Không có gì thay đổi
về cách trình bày khoảng cách hàng trong mạch văn bản.
c) Ví dụ
Bằng ngôn ngữ của Phật giáo, các Phật tử đã tôn xưng
Đức Phật như vị thầy của loài người và các thần linh (bao gồm cả
Thượng đế). Bằng ngôn ngữ triết học, các nhà tư tưởng đã tôn xưng
Ngài như vị triết gia lỗi lạc nhất trong lịch sử tư tưởng. Theo Nitch,
“Đức Phậït không phải là thần linh nhưng hơn cả thần linh; Đức Phật
chỉ là con người nhưng hơn hẳn mọi người.”
Đoạn trích dẫn ngắn
“Đức Phậït không phải là thần linh nhưng hơn cả thần linh; Đức Phật
chỉ là con người nhưng hơn hẳn mọi người” có thể được trình bày
theo hai cách như sau:
— “Đức Phậït không
phải là thần linh nhưng hơn cả thần linh; Đức Phật chỉ là con người
nhưng hơn hẳn mọi người.”1 (nguồn trích dẫn này sẽ được
ghi chú ở cước chú số 1, 2, 3); hay
— “Đức Phậït không
phải là thần linh nhưng hơn cả thần linh; Đức Phật chỉ là con người
nhưng hơn hẳn mọi người.” (Nitch, 1997: 13).
2. Về
Trích Dẫn Dài
a) Định nghĩa: Trích dẫn dài là đoạn
trích dẫn trực tiếp có chiều dài từ năm hàng trở lên.
b) Cách trình bày
— Đặt dấu hai chấm
ngay sau chữ cuối cùng của hàng đứng trước đoạn trích dẫn dài.
— Không sử dụng dấu
ngoặc kép trước và sau đoạn trích dẫn dài.
— Thụt vào đầu dòng
toàn bộ đoạn trích dẫn dài cùng một khoảng cách vào đầu dòng của văn
bản đó.
— Đánh số cước chú
ở cuối đoạn trích dẫn dài và ghi chú xuất xứ của nó ở cuối trang
giấy hay cuối chương hay cuối sách, tùy theo phong cách cước chú hay hậu
chú.
— Áp dụng loại trình
bày hàng đơn (single-line spacing) cho đoạn
trích dẫn dài này.
c) Ví dụ
Khái niệm
“niết-bàn” trong đạo Phật không bao giờ là thái độ bàng quan đối với
thế giới bên ngoài như Giáo Hoàng John Paul II đã bóp méo. Niết-bàn là trạng
thái tâm thức đã hoàn toàn lắng đọng các tâm lý âm tính như tham, sân,
si; là trạng thái của sự toàn thiện ở con người, ở đây và trong hiện
tại. Chính vì thế, Ken Tanaka, một giáo sư của Viện Phật Học ở
Berkeley phát biểu rằng:
Rõ ràng là Giáo Hoàng đã
không chịu làm bài tập trước ở nhà và đã trình bày một quan điểm quá
đơn giản về Phật giáo. Cốt tủy của đạo Phật là thoát khỏi sự
ràng buộc vào tham, sân, si chứ không phải là thoát khỏi thế giới. Tham,
sân, si trói buộc con người ngay thế giới này thì chính con người, chứ
không phải thượng đế, phải nỗ lực để tháo gỡ tất cả trói buộc
đó. Nhờ đó, con người được giác ngộ và giải thoát.2
3. Về Cách Ghi Ký Hiệu hay Nhận Dạng Đoạn
Trích Dẫn
a) Cách
ghi ký hiệu trích dẫn đối với tác giả
— Đối với đoạn trích dẫn ngắn: tác giả phải ghi
ký hiệu của đoạn trích dẫn bằng cách đặt đoạn trích dẫn trong ngoặc
kép và đánh số cước chú hay hậu chú cho nó ngay sau dấu ngoặc kép hay
chua thẳng xuất xứ theo phong cách trình bày cước chú vắn tắt.
— Đối với đoạn trích
dẫn dài: tác giả phải đánh dấu hai chấm ngay sau chữ cuối trước đoạn
trích dẫn và trình bày tụt vào đầu dòng toàn bộ đoạn trích dẫn, và
ghi số cước chú ngay sau dấu chấm câu của đoạn trích dẫn đó.
b) Cách
nhận dạng đoạn trích dẫn đối với độc giả
— Đối với đoạn trích dẫn ngắn: người đọc có
thể nhận dạng đoạn trích dẫn bằng các ký hiệu của dấu ngoặc kép trước và sau một đoạn
nào đó, và sau dấu ngoặc kép đó là số
cước chú hay hậu chú hoặc là dấu
ngoặc đơn ( ) có chua xuất
xứ tài liệu tham khảo theo phong cách vắn tắt.
— Đối với đoạn trích
dẫn dài: người đọc có thể nhận dạng đoạn trích dẫn dài bằng cách
tìm những đoạn gồm từ năm hàng trở lên được trình bày tụt vào đầu
dòng toàn bộ và sau nó là số cước chú hay hậu chú.
VI. CÁCH TỈNH LƯỢC
ĐOẠN TRÍCH DẪN
1. Dẫn Nhập
Để tránh trích dẫn các
đoạn quá dài nhưng lại không thích ứng cho mục đích minh họa, phê
bình, đánh giá, nhận xét của người cầm bút, người viết có thể tỉnh
lược các phần không thích ứng đó ra khỏi đoạn trích dẫn.
2. Chức Năng
— Làm cho phần trích dẫn
trở nên cô đọng, ấn tượng và dễ nắm bắt.
— Gây cảm xúc muốn
phê bình ở người đọc.
— Làm cho văn phong của
văn bản trở nên bén nhạy hơn.
— Làm cho luận điểm phê
bình, đánh giá hay nhận định về văn bản gốc trở nên thuyết phục và
đạt mục đích hơn.
3. Cách
Tỉnh Lược
— Thay thế phần bị tỉnh
lược bằng ba dấu chấm.
— Có một khoảng cách
giữa ba dấu chấm tỉnh lược.
— Có khoảng cách trước
và sau ba dấu chấm tỉnh lược đó.
4. Ví dụ
Về phương diện giới luật,
đạo đức học Phật giáo có thể được trình bày dưới năm góc độ
sau đây:
(i) Hệ thống năm nguyên
tắc đạo đức . . .
(ii) Hệ thống tám nguyên
tắc đạo đức cho người tập hạnh tu sĩ. . .
(iii) Hệ thống mười
nguyên tắc đạo đức cho người mới xuất gia.. .
(iv) Hệ thống 250 nguyên
tắc đạo đức cho Tăng và 348 cho Ni . . .
(v) Hệ thống nguyên tắc
đạo đức cho người tu hạnh Bồ-tát.
5. Đạo Đức trong Tỉnh Lược
Để đảm bảo tính trung
thành với tư tưởng của văn bản gốc, nhà nghiên cứu không được tỉnh
lược các phần sau đây:
— các động từ diễn tả
ý phủ định hay xác định trong văn bản gốc, khi bị tỉnh lược, ý tứ
của mạch văn trở nên đối lập hoàn toàn với dụng ý diễn tả của
tác giả.
— các phần có thể làm
cho người đọc hiểu sai ý tưởng của nguyên tác và tác giả.
— các phần liên kết ý
tưởng để trình bày một luận điểm nào đó, khi bị tỉnh lược, luận
điểm của nguyên tác có thể yếu đi.
— các phần, nếu thiếu
chúng, ý tưởng của văn bản gốc có thể trở nên dị dạng hay bị méo
mó.
VII.
CÁCH THÊM VÀO ĐOẠN TRÍCH DẪN
1. Dẫn Nhập
Trong
vài trường hợp, nhà nghiên cứu muốn làm rõ ý tưởng của đoạn nguyên
tác, cần phải thêm vào vài từ hay giải thích thêm vài chữ trong đoạn
trích dẫn tương đối phức tạp hoặc khó hiểu.
2. Chức Năng
— Làm cho ý tưởng của đoạn trích được rõ
ràng và dễ hiểu hơn.
— Lưu ý độc giả về
những chi tiết sai suất trong đoạn trích là thuộc về tác giả của
nguyên tác, chứ không phải của người trích dẫn.
— Làm cho đoạn trích trở
nên hoàn hảo hơn.
— Biểu tỏ cảm xúc
(khen ngợi hay khinh khi) của người trích dẫn đối với tác giả của đoạn
được trích dẫn.
3. Cách Thêm Vào
— Đặt phần được thêm
vào trong dấu ngoặc vuông.
— Đặt từ sic trong ngoặc
vuông [sic] ngay sau các từ sai chính tả hay sau các thuật ngữ có vấn đề
hay sau các câu sai tư tưởng, để biểu đạt thái độ chê bai của người
trích dẫn đối với tác giả có văn bản được trích dẫn đó.
4. Nội
Dung của các Phần Thêm Vào
a) [sic] : Bày tỏ thái độ bất bình hoặc
chê bai.
Ví dụ: Giáo hội Thiên Chúa Giáo tự nhận
là giáo hội tôn trọng và bảo vệ tự do tín giáo [sic] và là giáo hội
không hề nhún tay vào chiến tranh [sic].
Trong ví dụ trên, [sic] đầu
cho biết rằng từ “tín giáo” là từ viết sai, thay vì phải viết là
“tôn giáo” và còn dụng ý rằng Thiên Chúa giáo không bao giờ tôn trọng
và bảo vệ tự do tôn giáo. [sic] thứ hai nhằm dụng ý phản biện rằng
Thiên Chúa giáo luôn nhún tay vào chiến tranh trên thế giới này.
b) Bổ
túc phần đứng trước nó: Bao gồm các từ, thuật ngữ, cụm từ, câu
nhân danh, địa danh, từ đồng cách và đại danh từ, nhằm giải thích
thêm ý tưởng của từ đứng trước nó.
Ví dụ: Ngài (Đức Phật Thích-ca-mâu-ni)
là người đầu tiên trong lịch sử nhân loại đề cao vai trò bình đẳng
của người nữ và phản bác tính bất công của hệ thống giai cấp cũng
như thái độ phân biệt màu da, chủng tộc.
Trong ví dụ trên, đại
danh từ “Ngài” là không xác định rõ ràng. Phần chua “Đức Phật Thích-ca-mâu-ni”
là cần thiết để người đọc không lầm lẫn Đức Phật với các nhân
vật khác.
c) Lời
nhận định: Bao gồm các từ ngữ hay câu nhằm biểu đạt khen ngợi
hay chê bai hay chỉ nhận định thuần túy.
Ví dụ: Theo niềm tin
Kitô giáo, Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng [làm sao có thể toàn năng!], chính
Người đã tạo dựng nên thế giới muôn loài [nghĩa là cả những bão lụt,
sấm sét, thiên tai, vi trùng, đủ các thứ bệnh], vậy thì việc dựng nên
linh hồn cho mỗi con người đâu có khó khăn gì [các em nhỏ sơ sinh bị
khuyết tật, bị bệnh chứng Down, bị trì trệ trí óc nên cám ơn Thượng
Đế toàn năng này].
Trong ví dụ trên, tác giả
đã sử dụng đến ba lần chua nội dung trong dấu [ ] để biếm nhẻ và phủ bác về tính
toàn năng của Thượng Đế, để cho người đọc thấy được rằng, nếu
có Thượng Đế thì Thượng Đế đó không thể toàn năng và chỉ là chủ
thể gây ra tai họa và khổ đau cho cuộc đời (trouble-maker).
VIII. CÁC TRÍCH DẪN
ĐẶC BIỆT
1. Trích
Dẫn trong Đoạn Trích Dẫn
a) Trích
Dẫn trong Đoạn Trích Dẫn Ngắn
ĐCách trình bày
— Chèn đoạn
trích dẫn vào trong văn bản mà không phải thay đổi mạch khoảng cách
dòng.
— Đặt toàn bộ đoạn
trích ngắn đó trong ngoặc kép.
— Đặt phần trích dẫn
trong đoạn trích dẫn ngắn trong ngoặc trích đơn.
— Đánh số cước chú
hay hậu chú sau đoạn trích đó hay chua liền xuất xứ viết tắt ngay sau
đoạn trích dẫn ngắn đó.
— Ví dụ
Để đánh đồng chức
năng xã hội của các tôn giáo, các nhà truyền giáo thường đưa ra lý luận
ngụy biện để lạc dẫn những người nhẹ dạ như sau đây “Đạo nào
cũng ‘tốt,’ cũng dạy người ta ‘làm lành lánh dữ,’ và trong đạo nào
cũng có ‘người xấu,’ ‘kẻ tốt;’ đây là chuyện thường thôi.”5
b) Trích
dẫn trong đoạn trích dẫn dài
— Cách trình bày
— Đặt dấu hai chấm
ngay sau từ cuối cùng, trước đoạn trích dẫn dài.
— Trình bày tụt vào đầu
dòng toàn bộ đoạn trích bằng một khoảng cách vào đầu dòng của văn bản
đang đánh.
— Không dùng dấu ngoặc
cho đầu và cuối đoạn trích dẫn dài.
— Sử dụng dấu ngoặc
kép cho phần trích dẫn trong đoạn trích
dẫn dài.
— Đánh số cước chú
hay hậu chú sau đoạn trích đó hay chua liền xuất xứ viết tắt ngay sau
đoạn trích dẫn ngắn đó.
— Ví dụ
Sau
đây là phần nhận định rất chính xác của ông Trần Chung Ngọc về điển
tích Ngón Tay Chỉ Mặt Trăng trong kinh
nhà Phật:
Trong
Phật giáo, trong điển “Ngón Tay Chỉ Trăng,” “mặt trăng” chỉ “chân
lý,” cái chân lý mà Đức Phật đã ngộ được qua sự tu tập của bản
thân, và “ngón tay” chỉ “giáo pháp,” kinh điển Phật giáo. Đức Phật
đã khuyên tất cả đệ tử của Người đừng có coi giáo pháp của Người,
về sau được viết trên các kinh điển, như là chân lý; có thể nhờ vào
đó để đi đến chân lý chứ không chấp bắt vào đó như là chân lý.4
hoặc [Trần Chung Ngọc (1997): 95].
2.
Trích
Dẫn Thơ Ca
Có
ba loại tùy thuộc theo chiều dài của thơ ca được trích dẫn.
a)
Phần
trích dẫn chỉ gồm một hàng của bài thơ
— Cách trình bày
—
Hàng thơ được trích đó được đặt trong ngoặc kép.
—
Chèn hàng thơ được trích đó vào trong mạch văn và không có sự thay đổi
nào về cách trình bày khoảng cách hàng.
—
Đánh số cước chú hay hậu chú sau phần trích đó hay chua liền xuất xứ
viết tắt ngay sau phần trích dẫn đó.
— Ví
dụ: Vẻ đẹp của Kiều dưới ngòi bút điêu luyện của thi hào Nguyễn
Du là vẻ đẹp “hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xinh.”6
b)
Phần
trích dẫn chỉ gồm hai ba hàng của bài thơ
— Cách trình bày
—
Đặt trong ngoặc kép hai ba hàng thơ được trích dẫn.
—
Đặt dấu / giữa các hàng thơ để phân biệt chúng.
—
Chèn hai ba hàng trích đó vào trong mạch văn và không có sự thay đổi nào
về cách trình bày khoảng cách hàng.
—
Đánh số cước chú hay hậu chú sau phần trích đó hay chua liền xuất xứ
viết tắt ngay sau phần trích dẫn đó.
— Ví dụ:
Tự
lực là một năng lực nội tại, là quá trình chuyển hoá bản thân và
hoàn cảnh. Đức Phật đã nhấn mạnh đến tinh thần tự lực như là phương
châm duy nhất, giúp chúng ta vượt bể khổ: "Như Lai chỉ là đạo sư,
do đó hãy tự lực giác ngộ (Kinh Pháp Cú)"7
c)
Phần
trích dẫn là một khổ hay đoạn hay toàn bài thơ
— Cách trình
bày
— Đặt dấu hai chấm
ngay sau từ trước phần trích dẫn.
— Trình bày tụt vào đầu
dòng toàn bộ đoạn trích bằng một khoảng cách vào đầu dòng của văn bản
đang đánh.
— Không dùng dấu ngoặc
cho đầu và cuối của đoạn trích dẫn.
— Trình bày khoảng cách
hàng đơn cho các hàng thơ và khoảng cách hàng đôi giữa các khổ thơ.
— Đánh số cước chú
hay hậu chú sau phần trích đó hay chua liền xuất xứ viết tắt ngay sau phần
trích dẫn đó.
Ví dụ:
Đời sống nhân quả là phương châm đạo đức đầu tiên mà Đức Phật
đã răn dạy không chỉ cho đệ tử của Người mà còn cho tất cả nhân
loại ngày hôm nay noi theo. Nhân quả đạo đức đó lấy con người làm nền
tảng. Ở đây, con người là chủ nhân của nghiệp và do đó con người
cũng sẽ là chủ thể thừa tự kết quả của nghiệp đó, như thi kệ Phật
dạy dưới đây:
- Tự
mình làm điều ác,
- Tự
mình làm nhiễm ô.
- Tự
mình làm điều lành,
- Tự
mình làm trong sạch.
-
- Trong
sạch hay nhiễm ô
- Đều
do tự chính mình,
- Không
ai nhiễm ô ai,
- Không
ai trong sạch ai.
- (Kinh Pháp Cú, kệ 155).