- CHÚ GIẢI NGẠ QUỶ
SỰ
- Dịch từ Pali sang Anh Ngữ: PETER
MASEFIELD
[1.d]
I.11 TƯỢNG QUỶ SỰ
(NAAGA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
"Người đi ở trước trên một
con voi trắng."
Pháp thoại này được bậc Ðạo sư
thuyết giảng trong khi Ngài đang ngự ở Jetavana, liên quan đến hai Ngạ quỉ
mà đã từng là những vị Bà la môn.
Tương truyền rằng, vị Ðại Ðức bảy
tuổi sa.mkicca đã chứng đắc đạo quả A la hán trong khi vẫn còn ở trong
nhà cạo tóc và đang sống như một vị Sa Di với ba mươi vị Tỳ kheo
trong một khu rừng. Sau khi vị ấy đã bảo vệ các vị Tỳ kheo ấy thoát
khỏi cái chết gần kề từ tay của năm trăm tên cướp và đã thuần phục
những tên cướp, truyền phép xuất gia cho chúng, vị ấy đi đến trước
mặt Bậc Ðạo sư.
Bậc Ðạo sư thuyết pháp đến các Tỳ
kheo và vào lúc kết thúc thời pháp ấy, họ chứng đắc đạo quả A la hán.
Rồi khi Ðại Ðức sa.mkicca đã đủ tuổi và đã thọ cụ túc, vị ấy
đi đến Ba la nại với năm trăm vị Tỳ kheo và trú ngụ ở Isipatana . Dân
chúng đi đến trước mặt Trưởng lão để nghe pháp, và tự sắp thành những
nhóm dọc theo những con đường, bố thí những vật thực đến những người
mới đến. Một vị Thiện nam nọ ở đó ra sức thuyết phục mọi người
cung cấp thường xuyên vật thực, và họ cung cấp vật thực thường xuyên
này theo khả năng của họ.
Bấy giờ tại Ba la nại có một vị
Bà la môn có tà kiến, có hai đứa con trai và một đứa một đứa con gái.
Ðứa con trai lớn trong ba đứa này là một người bạn của vị Thiện nam
ấy. Vị ấy dẫn anh ta đến trước mặt Ðại Ðức sa.mkicca, và Ðại Ðức
Sa.mkicca thuyết pháp cho anh ta, nhờ đó tâm của anh ta trở nên mềm mại;
Rồi vị Thiện nam nói với anh ta rằng, "bạn nên bố thí vật thực
thường xuyên đến một vị Tỳ kheo". "Tục lệ dành cho những vị
Bà la môn là không cho vật thực thường xuyên đến những vị Sa môn nào
trong những con trai của dòng thích ca, bởi vậy tôi sẽ không cho đâu".
"Ngay cả tôi ông cũng không cho vật thực sao? Vị ấy hỏi. "Làm
sao tôi không thể cho nó được", anh ta đáp lại. "Trong trường hợp
ấy, hãy cho đến một vị Tỳ kheo cái gì mà anh định cho đến tôi".
"Tốt lắm", Anh ta đồng ý và vào ngày hôm sau, trong khi trời vẫn
còn rất sớm, anh ta đi đến tịnh xá, kiếm về một vị Tỳ kheo và cúng
dường vật thực đến vị ấy. Trải qua một thời gian như thế, người
em trai và em gái trông thấy những hạnh kiểm của Tỳ kheo và nghe pháp
và, khi tìm thấy đức tin trong giáo Pháp, lấy làm thoả mãn trong những việc
phước. Như vậy ba người này, khi cúng dường vật thực theo khả năng của
họ, tôn kính, sùng mộ, và tôn trọng các vị Tỳ kheo, và tôn trọng các
vị Bà la môn trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ của họ chẳng có niềm tin, cũng chẳng
có tâm đạo, không có lòng tôn kính đến các vị Sa môn và Bà la môn, và
không quan tâm đến sự thực hành những việc phước. Những quyến thuộc
yêu cầu rằng, đứa con gái trẻ của họ nên gả cho người bà con bên mẹ
của nàng. Nhưng người ấy nghe pháp trước mặt Ðại Ðức Samkicca, và đầy
xúc động, thường xuyên mang bát đến nhà của mẹ để ăn cơm. Mẹ của
vị ấy ra sức dụ dỗ vị ấy lấy người em gái bà con bên mẹ. Do bởi
điều này, vị ấy trở nên bất mãn và đi đến ông thầy của vị ấy
và nói rằng, "Bạch Ngài, con muốn hoàn tục, xin hãy chấp thuận cho
con". Thầy hoà thượng của vị ấy, khi thấy rằng vị ấy có khả năng
để trở thành một vị saavaka, bèn nói rằng, "Hãy đợi chỉ trong một
tháng thôi, này ông Sa Di". "Lành thay", vị ấy đồng ý và, khi
một tháng đã trôi qua, vị ấy lại nói với thầy hoà Thượng theo cùng
cách ấy. Thầy hoà thượng lại nói rằng: "Hãy đợi thêm nửa tháng
nữa" khi nửa tháng đã trôi qua và ông thầy Hoà thượng lại được
nói như vậy, và vị ấy nói rằng, "hãy chờ một tuần".
"Lành thay", người kia đồng ý. Trong một tuần ấy nhà của người
cô của vị Sa Di bị sập vì cái mái hư của nó và những bức vách cũ kỹ
yếu ớt của nó bị gió và mưa thổi vào, và Vị Bà la môn cùng vợ của
ông ta, hai đứa con trai và con gái của họ bị chết khi bị nhà sập đè
xuống. Trong những người này, vị Bà la môn và vợ của ông ta sanh trong
cõi Ngạ quỉ, trong khi hai đứa con trai và con gái của họ sanh trong cõi chư
Thiên địa cầu. Trong những vị chư Thiên này, đứa con trai lớn sanh ra cỡi
trên một con voi, đứa em trai thì sanh ra trong một chiếc xe được kéo bởi
một con lừa và đứa em gái thì ở trong một cái kiệu bằng vàng. Vị Bà
la môn và vợ ông ta, mỗi người cầm những cái búa tạ bằng sắt khổng
lồ và đánh vào nhau, và những vết sưng phồng, mỗi vết bằng cái lu nước
khổng lồ lại sanh lên ở những chỗ mà họ bị đánh, lâm vào cơn khủng
hoãn trong một tình trạng nghi nghi hoặc hoặc và rồi thình lình hiện ra.
Họ lại làm vỡ những vết bầm của nhau, giận dữ và nguyền rủa lẫn
nhau bằng những lời thô lỗ, uống máu và mủ, tuy nhiên vẫn không thấy
thoả mãn.
Rồi vị Sa Di vẫn bị chế ngự bởi
lòng bất mãn, đi đến thầy hoà Thượng của vị ấy và nói rằng,
"Bạch Ngài, con đã đợi sự đồng ý trong nhiều ngày; Nay con muốn về
nhà, xin ngài hãy đồng ý cho con". Rồi thầy Hoà Thượng của vị ấy
nói rằng, "Hãy đến đây vào lúc mặt trời lặn, khi đ?n ngày thứ mười
bốn của tháng hạ huyền", và đi đến đứng một lát ở đằng sau của
tịnh xá Isipatana . Lúc bấy giờ hai vị chư Thiên ấy đang đi, cùng với
đứa em gái của họ, dọc theo cùng con đường ấy, để tham dự vào cuộc
họp của dạ xoa. Mẹ và cha của họ đã theo họ với những cây gậy
trong tay và với những lời nói thô lỗ. Họ có tướng mạo tối đen, bị
đè nặng bởi những mớ tóc rối bù gớm guốc và tung bay, và giống như
những thân cây thốt nốt bị đốt cháy do bị tia chớp giáng xuống. Họ
bị chảy máu, mủ nhỏ giọt và thân của họ nhăn nheo, trông họ như một
cảnh tượng gớm guốc và ghê rợn. Rồi Ðại Ðức Sa.mkicca thị hiện thần
thông để vị Sa Di có thể trông thấy tất cả họ đang đi và, khi vị
ấy đã làm như thế bèn nói rằng, "Này ông Sa Di, ngươi có trông thấy
họ đang đi không?" "Thưa vâng, bạch Ngài, con trông thấy họ".
"Thôi được, hãy hỏi họ về những nghiệp mà họ đã làm". Vị
ấy lần lượt hỏi những người đang đi như thế, bắt đầu từ người
đang cỡi trên con voi. "Ngài nên hỏi những Ngạ quỉ đang đi theo ở
đằng sau", họ nói. Và vị Sa Di nói với những Ngạ quỉ bằng những
câu kệ này:
1. Người đi trước trên một con voi
trắng, tuy nhiên người đi giữa thì ở trong một chiếc xe được kéo bởi
một con lừa, ở đằng sau là một thiếu nữ được khiêng đi trong một
chiếc kiệu bằng vàng, hoàn toàn chiếu sáng cả trong mười phương.
2. Nhưng các người, với cái búa tạ
trong tay, với những khuôn mặt đầy nước mắt và thân bị nứt nẻ và
xây sát, ác nghiệp nào các ngươi đã làm trong khi các ngươi còn ở trong
cõi người, mà do đó các ngươi phải uống máu lẫn nhau?
Chú giải:
1. Ở đây, chữ Ở TRƯỚC
(Purato): ở trước tất cả. Trắng (Setena): Có màu sắc nhạt. NGƯỜI ÐI TỚI,
(Paleti): Người đi. TUY NHIÊN Ở GIỮA (Majjhe pana): ở giữa là người cỡi
trên con voi và người trong chiếc kiệu. TRONG CHIẾC XE ÐƯỢC KÉO BỞI CON
LỪA (assatariirathena): Người đi bằng chiếc xe được thắng ách bằng những
con lừa cái. - Ðây là cách nên được hiểu. ÐƯỢC DẪN ÐI (Niiyati): được
chở đi. HOÀN TOÀN RỰC SÁNG TRONG MƯỜI PHƯƠNG (obhaasayantii dasa sabbato
disaa): Chiếu sáng ra trong khắp cả mười phương với hào quang từ thân của
nàng, từ y phục và những nữ trang của nàng v.v... VỚI THÂN THỂ BỊ NỨT
NẺ VÀ XÂY XÁT (Bhinnapabhinnagattaa): với những tấm thân bị nứt nẻ và
xây xát khắp cả bởi những nhát búa đánh vào.
Khi được hỏi như vậy bởi vị Sa
di, những Ngạ quỉ đáp lại bằng bốn câu kệ, để kể lại toàn thể
câu chuyện:
3. "Người mà đi trước trên một
con voi, trên con bạch trượng có bốn chân, người ấy là đứa con trai của
chúng tôi. Sau khi đã bố thí vật thực, bây giờ vị ấy được hạnh phúc
và vui sướng.
4. Người mà đi ở giữa trong một
chiếc xe được kéo bởi lừa có thắng bốn ách, đang phi nước đại, vị
ấy là đứa con trai thứ hai của chúng tôi. Là người không bỏn xẻn và
là bậc thầy trong việc thực hành bố thí, bây giờ vị ấy chiếu sáng rực
rỡ.
5. Cô gái ở đằng sau được khiêng
đi trong một chiếc kiệu, cô thiếu nữ với đôi mắt dịu dàng của con
nai, nàng là con gái của chúng tôi và là đứa sanh chót. Nhờ đã làm thoả
mãn bởi nửa phần ăn của nàng, bây giờ nàng hạnh phúc và vui sướng.
6. Như vậy trong quá khứ, họ đã
cúng dường vật thực, với lòng tịnh tín trong tâm của họ, đến các vị
Sa môn và Bà là môn. Tuy nhiên, chúng tôi thì ích kỷ và hay lăng mạ các vị
Sa môn và Bà la môn. Họ đã bố thí và bây giờ làm hài lòng chính họ,
trong khi chúng con thì bị héo úa như cây sậy bị đốn ngã.
Chú giải:
3. Ở đây NGƯỜI MÀ ÐI
Ở ÐÀNG TRƯỚC (Pu rato' vu yo gacchati) người đi ở đằng trước của những
người đang lũ lượt đi. TRÊN MỘT CON VOI (Ku.narena): trên một con voi
(Hatthinaa, mà đã có nói trên tên là (Ku~njara) bởi vì nó mang đến địa hình,
quả đất, s? tiêu diệt, (Ciirayati hay thay vào đó vì nó ở trong những
thung lũng (Ku~njesu) nên nó vui sướng, (Ramati) nên nó đi rảo quanh. TRÊN MỘT
CON VOI (Naagena): con voi ấy, con (Naaga) mà không có chỗ nào có thể đến gần
nó được và đối với nó không có điều gì mà nó không thể chinh phục
được. BỐN CHÂN (Catukkamena): Có bốn chân cả thảy, NGƯỜI CÓ TRƯỚC
(Getthako): Người sanh trước.
4. CÓ BỐN CÁI ÁCH (Catubbhii): được
thắng ách bởi bốn con lừa cái. PHI NƯỚC ÐẠI (Suvaggitena) di chuyển đẹp
mắt, di chuyển nhanh chóng.
5. VỚI ÐÔI MẮT DỊU DÀNG CỦA MỘT
CON NAI (Migamandalocanaa): mắt nhìn ra một cách dịu dàng như đôi mắt của
con nai cái, BẰNG NỬA PHẦN ĂN CỦA NÀNG: Bhaaga.d.dhabhaagena = bhaagassa
a.d.dhabhaagena (Cách nối kết): lý do là nàng đã cho đi nửa phần ăn đã
nhận lãnh cho chính nàng. HẠNH PHÚC: (Sukhii = Sukhinii): điều này được nêu
ra ở đây có sự méo mó về giới tính.
6. HAY CHỬI MẮNG (paribhaasakaa) hay lăng
mạ. BÂY GIỜ CHÚNG TỰ LÀM HÀI LÒNG (paricaarayanti) Chúng làm thoả mãn các
căn của chúng theo ý thích, bất cứ chỗ nào chúng muốn, bằng những dục
lạc của chư Thiên, hay chúng vui chơi (Paricariya.m kaarenti) với những tuỳ
tùng của chúng do bởi quả thù thắng về những thiện nghiệp của chúng.
TRONG KHI CHÚNG TÔI THÌ BỊ HÉO ÚA NHƯ CÂY SẬY BỊ ÐỐN HẠ (Maya~nca
sussaama na.lo va chinno): nhưng chúng tôi thì tàn tạ như cây sậy đã bị đốn
hạ và bị đặt xuống trong ánh nắng của mặt trời, chúng tôi bị thiêu
đốt và bị khô héo bởi cơn đói và khát, do bởi những cú đánh nhừ tử
(mà chúng tôi nhận lãnh của nhau).
Khi họ đã làm sáng tỏ những ác
nghiệp của họ như vậy, sau đó họ nói cho vị ấy biết rằng họ là
dì và dượng của vị Sa di ấy. Khi nghe qua điều này, đầy xúc động, vị
sa di bèn thốt lên câu kệ này để hỏi cách làm sao vật thực có thể
được làm để có thể dùng được đối với những người làm ác:
7. Vật thực của các người là gì?
giường ngủ của người như thế nào? Các người tự nuôi sống bằng
cách nào, các người là người có tánh rất ác, dầu sống giữa nhiều của
cải, lại bỏ qua cơ hội hạnh phúc của các ngươi, và ngày hôm nay phải
đi đến chỗ đau đớn?
Chú giải:
7. Ở đây VẬT THỰC CỦA
CÁC NGƯỜI LÀ GÌ? (Kim tumhaaka.m bhojana.m): vật thực của các người thuộc
loại nào? GIƯỜNG NGỦ CỦA CÁC NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO? (Ki.m Saayaana.m): giường
ngủ của các ngươi thuộc loại nào? một số người đọc là: sự ngủ
nghỉ của các người như thế nào? (Ki.m Saayaana.m): loại giấc ngủ nào của
các ngươi, nghĩa là các ngươi ngủ bằng loại giường nào? CÁC NGƯƠI TỰ
NUÔI SỐNG BẰNG CÁCH NÀO? (Katha.m su yaapetha): các ngươi tự nuôi sống bằng
cách nào? CÁC NGƯƠI LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ TÁNH RẤT ÁC (Supaapadhammino): Các
ngươi là những người có tánh ác vô cùng. DẦU SỐNG GIỮA NHIỀU CỦA CẢI
(Pahuutabhogesu): Dầu sống trong nhiều của cải. Dầu ở trong vô số của cải.
Khi được hỏi như vậy bởi vị Sa
di, những Ngạ quỉ ấy nói lên những câu kệ này để trả lời những vấn
đề mà vị ấy hỏi về:
8. "Khi chúng tôi đã đánh nhau rồi,
thì chúng tôi sẽ uống máu và mủ; chúng tôi uống nhiều nhưng chúng tôi
không được no đủ, chúng tôi không được hài lòng.
9. Thực ra, những kẻ phàm phu không
có lòng bố thí cũng ta thán sau khi chết- chúng trở thành những tội đồ
của Yama (Diêm Vương); những người mà đã biết và đã dành được của
cải rồi, nhưng lại không sử dụng nó, thậm chí cũng không làm những việc
phước.
10. Về sau những người này chịu đói
và khát; những Ngạ quỉ ấy cháy nóng, bị thiêu đốt trong một thời
gian dài. Sau khi đã tạo những nghiệp dẫn đến quả đau khổ, quả cay đắng,
chúng chịu đau khổ".
11. Quả thật vậy, những của cải và
những ngũ cốc tồn tại thật ngắn ngủi và đời sống của người ta
ở đây cũng trôi qua nhanh; khi biết những pháp có tánh chất thay đổi là
vô thường, Bậc Trí Tuệ nên tạo ra một chỗ nương tựa.
12. Những người mà hiểu được điều
này là những người thông hiểu giáo Pháp; khi đã nghe những lời vàng ngọc
của các vị A la hán, họ không coi thường việc bố thí vật thực.
Chú giải:
8. Ở đây, CHÚNG TÔI
KHÔNG ÐƯỢC NUÔI DƯỠNG (Na dhaataa homa): Chúng tôi không được nuôi dưỡng,
không được thoả mãn, không vừa lòng. KHÔNG ÐƯỢC THÍCH THÚ:
Naruccaadimhase = Na ruccaama (hình thức văn phạm chuyển đổi); Chúng tôi
không có được sự an lạc, nghĩa là chúng tôi không uống nó cho thoả
thích.
9. BỞI VẬY, THỰC RA (icc'eva) bằng
chính cách này. NHỮNG KẺ PHẢI CHẾT CŨNG TA THÁN (Maccaa paridevayanti): Những
người khác cũng vậy, là những người, như chúng tôi, cũng đã làm những
điều bất chánh, cũng ta thán và kêu gào. KHÔNG CÓ LÒNG BỐ THÍ
(Adaayakaa): ích kỷ, không có đức quảng đại. CHÚNG TRỞ THÀNH NHỮNG THẦN
DÂN CỦA Yama (Yamassa .thàyino): Bản tánh của chúng là phải ở trong cõi Ngạ
quỉ, chỗ ngụ của Yama (Diêm Vương), được mệnh danh là cõi của Yama .
NHỮNG NGƯỜI MÀ ÐÃ BIẾT VÀ ÐÃ CÓ ÐƯỢC CỦA CẢI (Ye te viditvaa
adhiga.mma bhoge): Những người đã biết và đã có của cải để đem lại
hạnh phúc phi thường, cả bây giờ lẫn mai sau. NHƯNG LẠI KHÔNG DÙNG ÐẾN
NÓ, THẬM CHÍ CŨNG KHÔNG LÀM NHỮNG VIỆC PHƯỚC (Na bhu~njare nà'pi'karontipu~n~na.m):
Nhưng là người, như chúng tôi, không tự mình dùng nó, thậm chí cũng không
làm những việc phước về sự bố thí vật thực bằng cách cho đến những
người khác.
10. VỀ SAU NHỮNG NGƯỜI NÀY CHỊU
ÐÓI VÀ KHÁT (Te khuppipaasuupagataa parattha): những chúng sanh này bị chế ngự
bởi sự muốn ăn và bởi sự khát về sau, ở cõi Ngạ quỉ, trong kiếp
sau. NHỮNG NGẠ QUỈ ẤY NÓNG CHÁY, BỊ THIÊU ÐỐT TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI
(Cira.m jhaayare dayhamaanaa): Nghĩa là những Ngạ quỉ ấy, bị đốt cháy,
chúng than khóc, bị thiêu đốt liên tục bởi ngọn lửa của lương tâm bất
an, khi nghĩ rằng "than ôi! Chúng ta đã không làm những việc thiện,
chúng ta chỉ làm những việc ác mà thôi" và bởi ngọn lửa đau khổ
do bởi cơn đói của chúng gây ra. ÐEM LẠI ÐAU KHỔ (anubhonti dukkha.m
katukapphalaani): Sau khi đã làm việc ác đem lại quả cay đắng, chúng chịu
đau khổ, chúng chịu trạng thái đau khổ trong cõi khổ, trong một thời
gian dài.
11. CÓ ÐỜI SỐNG NGẮN NGỦI
(ittara.m): không tồn tại lâu, vô thường, chịu sự thay đổi; MẠNG SỐNG
CỦA CON NGƯỜI TRÔI QUA NHANH Ở ÐÂY (ittara.m idha jiivita.m): Mạng sống của
chúng sanh ở đây, trong cõi người này, đang trôi nhanh, Có hạn kỳ, ngắn
ngủi. Vì lý do này mà Ðức Thế Tôn nói rằng. "Người mà sống lâu,
chỉ sống một trăm năm hoặc lâu hơn một chút." KHI BIẾT CÁC PHÁP
CÓ TÁNH CHẤT THAY ÐỔI LÀ VÔ THƯỜNG (Ittara.m ittaro ĩaatvaa): Khi biết chắc
bằng trí tuệ rằng, các pháp hữu vi như của cải và ngũ cốc v.v... Và mạng
sống của con người là đang trôi nhanh, hữu hạn, ngắn ngủi, và không tồn
tại lâu dài. NGƯỜI CÓ TRÍ TUỆ NÊN TẠO RA MỘT CHỖ NƯƠNG TỰA (diipa.m
Kariyaatha pa.n.dito): Người có trí tuệ nên tạo ra một chỗ nương tựa, một
chỗ chống đỡ, đó sẽ là nền tảng hạnh phúc và lợi ích trong đời
sau.
12. NHỮNG NGƯỜI HIỂU BIẾT ÐIỀU
NÀY (ye te eva.m pa jaananti) những người mà thật sự giác ngộ tánh chất
thay đổi của đời người và của cải, họ không nên dễ duôi trong việc
bố thí luôn khi. KHI ÐÃ NGHE NHỮNG LỜI VÀNG CỦA CÁC BẬC A LA HÁN (Sutvaa
arahata.m vaco): nghĩa là khi đã nghe những lời của các vị A la hán, của
các bậc thánh nhân như chư Phật v.v... Phần còn lại quá rõ rồi.
Khi những Ngạ quỉ ấy đã giải
thích những vấn đề mà chúng đã được hỏi bởi vị Sa di, chúng nói rằng.
"Chúng tôi là dượng và dì của ngài". Khi vị ấy nghe qua điều này,
vị Sa di đầy xúc động, di?t trừ tâm thối thất của vị ấy và gục đầu
dưới chân thầy hoà thượng mà nói rằng, "Bạch Ngài, bất cứ lòng
thương tưởng nào nên được cho đến do bởi lòng bi mẫn, đã được Ngài
cho đến con, thì chắc chắn con được bảo vệ không bị rơi vào trong nỗi
bất hạnh lớn. Bây giờ, con không còn thích thú trong đời sống gia đình
và sẽ thấy vui thích trong đời sống phạm hạnh". Ðại đức
Sa.mkicca cho người đệ tử một đề mục thiền định thích hợp với
tâm tánh của vị ấy. Nhờ chuyên tâm với đề mục thiền định ấy, không
bao lâu vị Sa di chứng đắc Ðạo quả A la hán. Ðại đức Sa.mkicca nêu
lên vấn đề ấy với đức Thế Tôn. Bậc Ðạo sư lấy vấn đề ấy làm
nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết giảng chánh pháp một cách tỉ
mỉ đến hội chúng hội họp ở đó. Thời pháp ấy đem lại lợi ích cho
những người hội họp ở đó.
-ooOoo-
I.12 XÀ QUỈ SỰ
(URAGA PETAVATTHUVA.N.NANAA)
"Cũng như con rắn sau khi quăng bỏ
cái vỏ cũ kỹ của nó"
Pháp thoại này được Bậc Ðạo sư
thuyết giảng trong khi Ngài đang ngụ ở Jetavana, liên quan đến một thiện
Nam nọ.
Tương truyền rằng, tại Savatthi đứa
con trai của một vị thiện nam nọ đã chết. Ðầy ưu bi, ông ta ta thán về
cái chết của đứa con trai; Ông ta chỉ ở trong nhà, chẳng đi ra ngoài cũng
không thể làm công việc gì. Rồi khi vào lúc hừng sáng, Bậc Ðạo sư đã
xuất khỏi đại bi định và đang dò xét thế gian bằng Phật nhãn của
Ngài, trông thấy vị thiện nam ấy. Ngài mặc y vào lúc sáng và khi mang y Tăng-Già-Lê
và bát, đi đến đứng cửa nhà của ông ta. Khi vị Thiện nam nghe tin Bậc
Ðạo sư đã đến, ông ta vội vàng đứng dậy và đi ra đón Ngài. Ông ta
lấy bát từ tay của Ngài, thỉnh Ngài vào nhà và dâng đến Ngài chỗ ngồi
đã được soạn sẵn. Ðức Thế Tôn ngồi trên chỗ ngồi đã được soạn
sẵn và vị thiện nam ngồi đảnh lễ Ðức Thế Tôn rồi ngồi xuống một
bên. Ðức Thế Tôn nói rằng: "Này ông thiện nam, tại sao ông trông
có vẻ như người bị ưu bi vậy". "Thưa vâng, bạch Ðức Thế
Tôn, đứa con trai yêu quí của con đã chết. Vì lý do này khiến con ưu
bi" ông ta đáp lại. Rồi đức Thế Tôn đọc bài kinh Xà Bổn sanh với
mục đích diệt trừ nỗi ưu bi của ông ta.
Cách đây đã lâu, tại Ba-la-nại
trong vương quốc Kaa si, có một gia đình của một Bà-la-môn nọ tên là
Dhammapaala, tất cả những người trong gia đình gồm có: Vị Bà-la-môn, vợ
của ông ta, đứa con trai và con gái của ông ta, nàng dâu và cô tớ gái. Tất
cả đều có thói quen niệm về cái chết. Bất cứ khi nào có người nào
trong bọn họ đi ra ngoài, thì người ấy khuyên những người còn lại
trong gia đình và rồi ra đi mà không có sự vướng bận gì. Rồi một
ngày nọ, vị Bà-la-môn với đứa con trai của ông ta đi ra đồng để cày
trong khi đứa con trai của ông ta châm lửa vào mớ củi và cỏ khô. Khi thấy
đống lửa này, một con rắn đen rất độc, do sợ bị cháy, bèn rời khỏi
bộng cây và cắn vào đứa con trai của ông Bà-la-môn. Cậu ta té xỉu, do
hiệu lực của nọc độc, ngã xuống ngay tại đó và chết ngay sau đó,
tái sanh làm Sakka, vua của chư Thiên. Khi vị Bà-la-môn trông thấy đứa con
trai đã chết của ông ta, vị ấy nói với người đàn ông mà vị ấy
trông thấy đang đi qua gần chỗ mà vị ấy đang làm việc: "Này ông,
xin ông làm ơn đi về nhà của tôi và báo cho vợ của tôi biết rằng, bà
ta nên tắm rửa và mặc y phục cho sạch sẽ, rồi đến đây với vật thực
dành cho một người, và mang theo tràng hoa, vật thơm v.v..." Người đàn
ông kia đi đến đó và báo cho bà biết tin, và những người trong gia đình
đã làm như ông ta nói. Vị Bà-la-môn tắm, độ thực và sức dầu vào người
và được vây quanh bởi những người hầu, ông ta đặt xác của đứa con
trai trên giàn hoả và châm lửa vào đó, rồi đứng ở đó tựa như ông
ta chỉ đốt một đống củi mà thôi, chẳng có ưu bi hay sầu khổ gì, chỉ
bằng tâm chuyên chú vào ý nghĩ về vô thường.
Bấy giờ chính Bồ tát của chúng ta
lúc bấy giờ là con trai của ông Bà-la-môn, đã sanh làm Sakka . Khi vị ấy
quán niệm về những việc phước mà vị ấy đã làm trong kiếp quá khứ
của mình, vì cảm thấy thương hại cho người cha của mình và những
quyên thuộc, bèn đi đến đó cải trang làm một vị Bà-la-môn. Vì thấy
quyế thuộc chẳng có người nào khóc than cho mình cả, vị ấy bèn nói rằng,
"Này các người, các người đang nướng món thịt nai gì đấy. Xin làm
ơn cho tôi một ít thịt nhé; Tôi đói bụng lắm..." "chẳng phải
thịt nai nướng đâu, thưa ông Bà-la-môn, đó xác của một người đấy,"
ông ta đáp lại. "Có phải là kẻ thù của các người không?"
"Người ấy không phải là kẻ thù của tôi mà là ruột thịt máu mủ
của chính tôi, là đứa con trai còn trẻ có giơi đức của tôi".
"Tại sao ông không khóc than khi đứa con trai còn trẻ có giới đức
như vậy bị chết?" Khi nghe qua điều này, vị Bà-la-môn thốt lên hai
câu kệ này để cho biết lý do khiến ông ta không khóc:
1. Như rắn bỏ đi lớp vỏ già nua của
nó, là thân của nó, và rồi tiếp tục đi, vào lúc chết thì cái Peta,
cái thân vô dụng của nó cũng vậy.
2. Cái mà đang cháy thì không hay biết
những lời ta thán của những quyến thuộc. Do vậy tôi không khóc than cho
nó; nó đã đi đến bất cứ chỗ nào gọi là định nghiệp của nó".
1.
Như rắn lột bỏ vỏ già,
Vỏ ấy cũng ví như là xác thân,
Và rồi tiếp tục du phương
Lúc chết cũng vậy, nắm xương ích gì!"
2.
Cái mà đang cháy hoại đi,
Thì không hay biết lời gì thở than.
Do vậy tôi chẳng kêu oan,
Khóc cho cái nắm tro tàn con tôi.
Nó đã đi khỏi đây rồi.
Ðến nơi đã định cho đời mai sau".
Chú giải:
1. Ở đây CON RẮN
(Urago): Uraga là một từ mô tả dành cho loài rắn. CÁI VỎ GIÀ NUA CỦA NÓ
(Taca.m ji.n.na.m): da của nó, xác rắn lột của nó, đã già, cũ hư, do bởi
tình trạng lão hoá của nó. BỎ ÐI CÁI VỎ CỦA NÓ VÀ RỒI ÐI TIẾP
(hitvaa gacchati santanu.m): cũng như con rắn bò qua giữa hai cây, hai nhánh, những
rễ hoặc những tảng đá, bỏ đi lớp vỏ già nua từ thân của nó mà
đang làm cho nó đau khổ, tựa như bỏ đi một cái áo chật sát, và khi đã
bỏ nó rồi và quăng qua một bên, rồi đi tiếp theo ý thích; Cũng vậy chúng
sanh trôi lăn trong vòng luân hồi, bỏ đi tấm thân què quặc của người
ấy, thân của các người ấy, do hết nghiệp quá khứ của người ấy, và
rồi đi tiếp theo nghiệp của người ấy, nghĩa là người ấy sanh trong một
kiếp sống mới. CŨNG VẬY (eva.m): Ông ta nói điều này để chỉ về xác
thân đang cháy của đứa con trai. XÁC THÂN VÔ ÍCH CỦA NÓ (Sariire nibbhoge):
thân của nó mà đã mất sự lợi ích của nó, nghĩa là không dùng được,
cho người ấy, cũng vậy nó cũng không có lợi ích cho những người khác.
CÁI PETA (Pete): Khi mạng quyền, hơi nóng và tâm thức đã đi rồi, đã rời
khỏi tấm thân rồi. VÀO LÚC CHẾT (Kaalakate sati) khi người đã chết.
2. DO ÐÓ (tasmaa): Bởi sự ra đi của
tâm thức, tấm thân mà đang cháy không biết sự đau đớn bị cháy và cũng
vậy, sự khóc lóc và ta thán của những quyến thuộc thân yêu. Do vậy,
tôi không khóc để tạo ra một cớ không đúng về đứa con trai của tôi.
NÓ ÐÃ ÐI ÐẾN BẤT CỨ CHỖ NÀO ÐÃ ÐỊNH SẴN CHO NÓ (gato so tassa yaa
gati): Tuy nhiên, những chúng sanh đã chết không phải là không còn mạng sống;
Nói đúng hơn, ngay sau khi chết, người ấy đi đến bất cứ chỗ nào mà
nghiệp của người đã chết ấy tìm thấy cơ hội của nó. Người ấy không
mong chờ sự khóc lóc ta thán của những quyến thuộc trước kia của người
ấy, sự khóc lóc của những quyến thuộc trước kia nói chung cũng chẳng
đến đâu vào đâu cả - đây là ý nghĩa.
Khi vị Bà-la-môn đã cho thấy tánh
thuần thục của mình trong việc chú tâm hoàn toàn về ý niệm vô thường
như vậy, thì Sakka, trong lốt một vị Bà-la-môn, nói với người vợ của
vị Bà-la-môn rằng, "Thưa bà, người chết là gì đối với bà?"
"Nó là đứa con trai đã lớn của tôi, thưa ông, là người mà tôi đã
cưu mang trong mười tháng, cho bú mớm và dạy cho nó bò." "Cho dù
cha của người ấy không khóc, chẳng qua là bản tánh của người đàn
ông, chắc chắn tấm lòng của người mẹ thì mềm mỏng; Thế thì tại
sao bà không khóc?" Khi Bà ta nghe qua điều này, Bà ta bèn thốt lên hai
câu kệ để cho biết lý do của Bà ta tại sao không khóc:
3. "Nó đến từ đó cũng không
có sự mời mọc và đi khỏi đây cũng chẳng có sự cho phép. Nó đến
như thế nào thì nó đi cũng như thế. Trong những hoàn cảnh như vậy, ta
thán có lợi ích gì?
4. Cái mà đang cháy thì không hay biết
những lời ta thán của quyến thuộc, do vậy tôi không than khóc cho nó. Nó
đã đi đến bất cứ chỗ nào đã định phần cho nó.
3.
"Ðến đây chẳng được ai mời,
Ra đi chẳng được một lời thuận ưng.
Ðến đi bất định bất phân,
Ích gì mà khóc mỗi lần ra đi?
4.
Cái mà đang cháy đen xì
Làm sao biết được những gì thở than.
Nên tôi chẳng khóc chẳng than;
Con tôi nó đã đi sang cõi nào.
Chú giải:
3. Ở đây KHÔNG CÓ LỜI
MỜI (Anabbhito): không được gọi đến, nó không được mời đến, khi nói
rằng, "Nào, hãy trở thành một đứa con trai cho ta!" TỪ ÐÓ
(Tato): Từ chỗ mà nó đã sống trước kia, từ thế giới kia. NÓ ÐẾN:
aagaa=aagacchi (hình thức văn phạm chuyển đổi). KHÔNG ÐƯỢC PHÉP
(naamu~nnaato) không có sự cáo từ; nó không được cho đi bởi chúng tôi,
khi nói rằng. "Hãy đi đến thế giới khác, này con!" KHỎI ÐÂY
(ito): từ thế giới này. ÐI (gato): Rời khỏi. NÓ ÐẾN NHƯ THẾ NÀO
(yathaa gato): cách mà nó đã đi đến, nghĩa là nó đến lặng lẽ mà không
có lời mời của chúng tôi. NÓ ÐI CŨNG VẬY (Tathaa gato): trong cùng cách
ấy nó đã ra đi. Nó đến như thế do nghiệp của chính nó, bởi vậy nó
đi cũng vì nghiệp của chính nó; theo cách này sự vận hành của nghiệp
được cho thấy. TRONG NHỮNG HOÀN CẢNH NHƯ VẬY, SỰ TA THÁN CÓ LỢI ÍCH
GÌ: (tattha kaa paridevanaa): Bởi vì vòng luân hồi trôi lăn như vậy mà
không có sự kiểm soát của con người, quả thật vậy, khóc cho cái chết
có ích gì? Ðiều ấy cho thấy rằng điều ấy chẳng thích hợp và không
nên được làm bởi người có trí.
Khi vị ấy nghe qua điều mà người vợ
của vị Bà-la-môn đã phải nói như thế, vị ấy bèn hỏi đứa em gái của
người chết, "Người ấy là gì đối với cô, này cô gái?"
"Thưa Ngài, người ấy là anh của tôi", "Này cô, chắc chắn
những người em gái đều thương yêu những người anh của họ; thế thì
tại sao cô không khóc?" Nàng đọc lên những câu kệ này để cho biết
lý do khiến nàng không khóc:
5. "Nếu tôi khóc thì tôi trở
nên tiều tụy. Khóc như thế sẽ có kết quả gì cho tôi?. Tuy nhiên, nó sẽ
làm cho những quyến thuộc của tôi và những người cầu phúc cho chúng
tôi thêm ưu bi mà thôi.
6. Cái mà đang cháy thì không hay biết
những lời ta thán của những quyến thuộc.
Do đó, tôi không khóc than cho vị ấy;
người ấy đã ra đi đến chỗ định phần cho người ấy rồi".
5.
Nếu tôi khóc lóc thở than,
Thì tôi sẽ ốm gầy mòn xanh xao,
Làm vậy sẽ được gì nào?
Lại đem khổ lụy đến bao nhiêu người.
6.
Cái mà đang cháy rả rời,
Chẳng hay biết được những lời kêu than.
Nên tôi chẳng khóc than van,
Anh tôi đã chuyển sanh sang cõi nào.
Chú giải:
5. NẾU TÔI KHÓC THÌ TÔI
TRỞ NÊN GẦY YẾU (Sace rode kisaa assa.m): Nếu tôi khóc thì tôi trở nên tiều
tụy và thân của tôi sẽ kiệt quệ. SẼ CÓ KẾT QUẢ GÌ CHO TÔI TRONG ÐIỀU
ẤY? (Tattha me ki.m Phala.m siyaa): Thật vậy, có kết quả gì, lợi ích gì,
cho tôi trong điều ấy, trong việc khóc lóc cho cái chết của anh tôi? Anh
tôi sẽ không sống lại do sự khóc lóc ấy, thậm chí cũng không nhờ đó
mà đi đến cõi an vui. Ðây là ý nghĩa. TUY NHIÊN CÒN GÂY RA NHIỀU KHỔ LUỴ
HƠN CHO NHỮNG QUYẾN THUỘC VÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ LÒNG TỐT CỦA CHÚNG TÔI
MÀ THÔI (~naatimittasubhajjaana.m bhiiyo no arati siyaa ): Vì sự khóc lóc cho người
ấy chỉ khiến cho quyến thuộc, bạn bè và những người có thiện ý của
chúng tôi thêm đau khổ nhiều hơn mà thôi.
Khi nghe qua điều mà người em gái đã
phải nói, vị ấy bèn hỏi người vợ của người chết rằng, "Người
ấy là gì đối với cô?" "Thưa ông, người ấy là chồng của
tôi". "Này cô, chắc chắn đàn bà đa số đều yêu thương người
chồng của họ, và khi những người chồng ấy chết thì những thiếu phụ
phải chịu quạnh hiu. Thế thì tại sao cô không khóc?" Nàng đọc lên
hai câu kệ để cho biết ý lý do khiến nàng không khóc:
7. "Cũng như đứa bé khóc đòi mặt
trăng, người khóc lóc cho kẻ đã quá vãng cũng như thế.
8. Cái mà đang cháy thì không hay biết
những lời thở than của những quyến thuộc.
Do đó, tôi không khóc cho vị ấy; Người
ấy đã ra đi đến bất cứ chỗ nào đã định rồi.
7.
Cũng như đứa bé khóc lăn,
Ðòi cho bằng được mặt trăng trên trời,
Người khóc cho kẻ chết rồi,
Cũng dường thế ấy chỉ hoài công thôi.
8.
Cái mà đang cháy rã rời,
Làm sao hay biết những lời kêu than.
Nên tôi chẳng khóc than van.
Chồng tôi nay đã sanh sang cõi nào.
Chú giải:
7. ÐỨA BÉ (Daarako): một
đứa bé ngu đần. ÐÒI MẶT TRĂNG (Canda.m). Ðòi cái đĩa mặt trăng. ÐANG
MỌC LÊN (Gacchanta.m): Ðang đi lên trong bầu trời. KHÓC (Anurodati): Kêu khóc
khi nói rằng, "Hãy bắt lấy bánh xe và cho nó đến con!" CŨNG VẬY
VỚI KẾT QUẢ NHƯ THẾ (eva.m sampada.m ev'eta.m): Sự kêu khóc về người ấy,
là người khóc cho kẻ đã quá vãng, người đã chết, thì cũng chỉ đem lại
kết quả, và tương tự như ước muốn bắt được mặt trăng khi nó mọc
lên trong bầu trời, vì là ước muốn được một vật mà không thể có
được. Ðây là ý nghĩa.
Khi nghe qua điều mà người vợ của
người chết đã phải nói, vị ấy bèn hỏi người đầy tớ gái,
"Này cô, người ấy là gì đối với cô?" "Thưa Ngài, Người
ấy chủ của tôi" "Nếu vậy, có lẽ cô đã từng làm công việc
của cô một cách miễn cưỡng sau khi vị ấy đánh đòn. Do đó, ta nghĩ rằng
ngươi mới không khóc khi ngươi nghĩ rằng, do cái chết của người ấy mà
ngươi sẽ được thoát khỏi người ấy." "Ðừng nói với tôi như
thế, thưa Ngài, điều ấy không đúng đâu. Ðứa con trai của chủ tôi đã
hành đúng pháp và có sự nhẫn nại vô cùng, có lòng từ ái và thân thiết.
Người ấy như đứa con đã lớn lên từ cái vú của tôi". "Thế
thì tại sao cô không khóc?" Nàng cũng nói lên hai câu kệ để nói rõ
lý do khiến nàng không khóc:
9. "Thưa ông Bà-la-môn, cũng như cái
bình nước đã bị vỡ tan, không thể ráp lại với nhau được, cũng vậy
người khóc cho kẻ đã quá vãng, kết quả cũng như thế thôi.
10. Cái mà đang cháy thì không thể
hay biết những lời thở than của những quyến thuộc.
Do vậy, tôi không khóc cho người;
Người ấy đã đi đến bất cứ chỗ nào đã định phần."
9.
Dạ thưa ông Bà-la-môn,
Cũng như bình vỡ không còn hồi nguyên,
Khóc cho người đã qui thiên,
Cũng như bình vỡ nối liền được chi.
10.
Cái mà đang cháy đen xì,
Làm sao biết được những gì thở than,
Nên tôi chẳng khóc than van,
Chủ tôi nay đã sanh sang cõi nào.
Chú giải:
9. THƯA ÔNG BÀ-LA-MÔN, CŨNG
NHƯ CÁI BÌNH NƯỚC ÐÃ VỠ TAN, KHÔNG THỂ GẮN LẠI VỚI NHAU ÐƯỢC
(Yaathaa pi brahme, udakumbho bhinno appatisandhiyo): Quả thật vậy, thưa ông
Bà-la-môn, cũng như cái bình nước mà đã bị vỡ tan bởi những nhát búa
không thể gắn lại với nhau, không thể phục hồi lại trạng thái đầu
tiên của nó. Phần còn lại thì hoàn toàn rõ ràng như đã được giải thích
ở trên.
Khi Sakka nghe qua Pháp thoại này từ họ,
vị ấy với lòng mộ đạo, nói rằng "Các ngươi đã hoàn toàn tu tập
pháp niệm về sự chết. Từ ngày hôm nay trở đi, sẽ không cần thiết để
các ngươi phải lao động với công việc cày cấy nữa". Vị ấy bỏ
vào đầy nhà của họ bảy loại châu báu và khích lệ họ rằng, "Ðừng
dễ duôi trong việc bố thí. Hãy thọ trì ngũ giới và Bát Quan Trai giới",
và, sau khi lộ diện chân tướng của vị ấy cho họ trông thấy, vị ấy
trở về lại chỗ ngụ riêng của mình. Và vị Bà la môn ấy cùng những
người khác làm những việc phước về Bố thí v.v.. Và sau khi sống hết
thọ mạng của họ, được tái sanh trong cõi Devaloka (Cõi chư Thiên).
Khi Bậc Ðạo sư đã kể lại bổn
sanh này và đã rút ra cây tên sầu muộn từ người Thiện nam ấy, sau đó
Ngài thuyết giảng Tứ đế. Vào lúc kết thúc thời pháp, vị Thiện nam
được an trú trong quả thánh Tu-đà-hườn.
Xà quỉ sự đã kết thúc. Như vậy sự
trình bày ý nghĩa của phẩm đầu, Xà phẩm, được tô điểm bằng mười
hai câu chuyện trong những câu chuyện Ngạ quỉ này của bộ Khuddaka Nikaaya
(Tiểu Bộ) đã kết thúc.
-ooOoo-