Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
CHÚ GIẢI NGẠ QUỶ SỰ
Dịch từ Pali sang Anh Ngữ: PETER MASEFIELD
Tỳ kheo MINH HUỆ dịch Việt

[4.b]

IV.3 NAN ÐÀ QUỈ SỰ
(NANDAKA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Vị vua tên là Pi"ngalaka ". Ðây là Quỉ sự Nandaka . Câu chuyện bắt nguồn như thế nào?

Sau một thời gian hai trăm năm từ khi Bậc Ðạo sư nhập Niết-bàn, ở trong vương quốc sura.t.tha, có một vị vua tên là Pi"ngala . Tướng quân của vị ấy tên là Nandaka, có tà kiến và quan điểm đồi bại, và thường đi quanh công bố quan niệm sai lạc rằng, 'Không có điều gì là bố thí cả...' v.v... Ðứa con gái của ông ta tên là Uttaraa, là một tín nữ và đã được gả cho một gia đình thích hợp. Bấy giờ khi Nandaka chết, ông ta tái sanh làm một vị Vimaanapeta trong một cây đa to trong khu rừng Vi~njha . Vào lúc ông ta chết, Uttaraa cúng dường đến một vị Trưởng lão đã đoạn trừ các lậu hoặc một đĩa đựng đầy bánh, có hương vị thơm ngon, được làm bằng sữa đông, và một bình nước được đổ đầy nước sạch, mát và thơm và hồi hướng chúng khi nói rằng, "Xin cho phước thí này đem lại lợi ích cho cha của tôi." Do nhờ phước thí ấy, có hiện ra cho ông ta nước của Chư thiên và vô số bánh. Khi ông ta trông thấy những thứ này, ông ta suy nghĩ rằng, "chắc chắn ta đã làm một ác nghiệp trong việc khiến cho mọi người chấp theo quan kiến sai lầm rằng "Không có cái gì là bố thí cả.." v.v... Tuy nhiên, bây giờ vua Pi"ngalaka đã đi và khuyên vua Dhammaasoka và sẽ trở về khi vị ấy đã cho lời khuyên này đến vị Vua kia. thôi được, tốt hơn ta nên đoạn trừ tà kiến ấy đi .

Chẳng bao lâu sau, khi vua Pi"ngalaka đang đi dọc theo con đường, trở về sau khi đã cho lời khuyên đến vua Dhammaasoka, vị Peta khiến cho con đường dẫn đến chỗ ngụ của vị ấy. Ðức vua đi dọc theo con đường ấy trong khoảng thời gian giữa trưa. Khi vị ấy đi dọc theo con đường thì đằng trước của vị ấy có thể được trông thấy, nhưng ở đằng sau của vị ấy thì biến mất. Khi người đàn ông mà ở sau cùng hết trông thấy con đường mà đã biến mất thì ông ta hoảng sợ và, khi kêu lên trong đau khổ, chạy đến báo tin cho đức vua. Khi nghe qua điều này thì đức vua, hoảng sợ và tâm bị giao động, đứng ở trên lưng con voi của vị ấy dò xét ở bốn hướng. Khi vị ấy trông thấy chỗ ngụ là cây đa của vị Peta, vị ấy đi đến đó, được tháp tùng bởi bốn đội binh . Khi đã đến lúc đức vua đi đến chỗ ấy thì vị Peta, ăn mặc rực rỡ, đi đến đức vua và nói lời chào hỏi thân mật với vị ấy, sai đem nước và bánh đến mời vị ấy. Ðức vua và những quân hầu tắm, ăn bánh và uống nước, và khi cơn mệt của vị ấy do đi đường xa đã lắng dịu, đức vua hỏi vị Peta rằng, "Ngài có phải là một Devataa, một Gandhabba không?" v.v...

Khi vị Peta đã nói cho đức vua nghe câu chuyện của mình ngay từ đầu và đã đoạn trừ tà kiến cho đức vua, bèn an trú cho đức vua trong tam qui và ngũ giới. Ðể chứng minh điều này những vị kiết tập Tam Tạng đã nói lên những câu kệ này:

 

1. Ðức vua tên là Pi"ngalaka, là người cai trị của dân tộc sura.t.tha, đang trở về lại Sura.t.tha sau khi đã đi hầu những vị Moriya.

2. Vào lúc ban trưa nóng cháy, đức vua đến ở một bãi lầy và trông thấy một con đường khả ái, là con đường cát của vị Peta ấy.

3. Ðức vua nói với người đánh xe ngựa rằng, "con đường này thật là khả ái, an lành, an toàn và báo điềm tốt. - Này xa phu, chúng ta hãy đi dọc theo con đường này từ đây đến vùng lân cận của nước Suta.t.tha ."

4. Vị Sura.t.tha khởi sự đi cùng với bốn đội binh của vị ấy: Một người đàn ông mà xem ra bối rối nói điều này với Sura.t.tha.

5. "Chúng ta đã đi sai con đường, là con đường đáng sợ và làm tóc dựng đứng - ở đằng trước con đường có thể được trông thấy, nhưng ở đằng sau nó không được trông thấy.

6. Chúng ta đã đi sai con đường để vào cộng trú với những người của Yama; mùi hôi thối của phi nhân thổi ra và những tiếng kêu than hãi hùng sẽ được nghe".

7. Vua Sura.t.tha, bị giao động, nói điều này với người đánh xe "chúng ta đã đi sai vào con đường đáng sợ và làm dựng tóc - ở đằng trước con đường có thể được trông thấy, nhưng ở đằng sau thì không được trông thấy.

8. Chúng ta đã đi sai con đường dẫn đến cộng trú với thần dân của Yama; mùi hôi thối của phi nhân thổi ra và những tiếng kêu rùng rợn sẽ được nghe".

9. Vị ấy trèo lên trên lưng voi và, khi quan sát ở bốn hướng, trông thấy một cây đa, "Kẻ uống nước từ cái chân", có đầy bóng mát, về hình thể thì giống như một đám mây đen, giống như sự hùng vĩ của một trận mưa giông.

10. Ðức vua nói với người đánh xe của vị ấy rằng, "Cái vật đồ sộ mà được trông thấy là cái gì, nó giống như một đám mây đen, giống như vẻ hùng vĩ của một trận mưa giông."

11. "Tâu Ðại vương, đó là một cây đa, là kẻ uống nước từ cẳng chân, là cây có đầy bóng mát, giống như sự hùng vĩ của một trận mưa giông".

12. Sora.t.tha lên đường đi về hướng mà cái vật được trông thấy, giống như một đám mây đen, giống như sự hùng vĩ của một trận mưa giông.

13. Ðức vua xuống khỏi lưng voi và đi đến cây ấy, rồi ngồi xuống ở gốc cây cùng với vị Tư tế quan và những tuỳ tùng của vị ấy, và trông thấy một lu nước đầy và một số bánh thơm ngon.

14. Người đàn ông có tướng mạo của một vị Chư thiên, khắp thân hình có trang sức, và trang phục lộng lẫy, đi đến và nói điều này với vua Sora.t.tha,

15. "Tâu Ðại vương, ngài cứ tự nhiên, ngài thật sự không phải đi đến chỗ xấu; Hãy uống nước, tâu đức vua, hãy ăn những cái bánh, hỡi bậc chiến thắng kẻ thù".

16. Ðức vua cùng với những vị Tư tế quan và những tuỳ tùng của vị ấy uống nước và ăn những cái bánh; Sau khi uống nước, Sora.t.tha nói điều này,

17. "Ngài là một Devataa, một Gandabba hay là Sakkapuri.n.dada? Vì không nhận ra ngài nên chúng tôi hỏi ngài "làm sao chúng tôi có thể nhận ra ngài?"

18. "Tôi không phải là Deva, hay Gandhabba hay ngay cả Sakka Puri.n.dada, tâu đại vương, tôi là một Peta đã đến đây từ Sura.t.tha ."

20. "Ngài đã có hạnh kiểm gì, hạnh nghiệp gì, trước kia khi còn ở Sura.t.tha - Do bởi phạm hạnh nào khiến oai lực này của ngài hiện ra?"

21. "Tâu Ðại vương, tôi là người của Sura.t.tha, và là một người có tâm ác, có tà kiến và cư xử xấu xa, bỏn sẻn và hay mắng nhiếc.

22. "Tôi có thói quen ngăn cản nhiều người mà đang bố thí và đang thực hành các thiện sự; trong khi những người khác đang bố thí thì tôi hành động như một vật chướng ngại.

23. Khi nói rằng, "Không có kết quả từ sự bố thí; Từ đâu có quả của sự tự chế? Quả thật không có Ðạo sư, như vậy ai sẽ điều phục những người chưa được điều phục?

24. Tất cả chúng sanh đều giống như nhau - thế thì tại sao cúng dường những bậc trưởng thượng? Không có năng lực hay sự tinh tấn; vậy sự tinh tấn của người có lợi ích gì?

25. Quả thật không có kết quả từ sự bố thí - Người mang hận thì không thể được tẩy sạch; Kẻ phàm phu nhận lãnh cái gì phải lãnh của người ấy qua sự thăng trầm của số phận.

26. Không có mẹ, cha hay anh em; Không có thế giới bên kia. Không có cái gì được cho ra, không có sự cúng dường hi sinh - Không có sự để dành được biết đến.

27. Nếu người đi giết chết một người hay cắt đầu một người khác, thì đó không phải là người giết người - cây kiếm chỉ đi vào bên trong giữa bảy nguyên chất đó thôi.

28. Cái gọi là linh hồn thì không thể hoại diệt hay chia chẻ được; nó có hình tám cạnh, hay hình cầu như trái banh, và cao năm trăm do tuần - Như vậy ai có thể tiêu diệt linh hồn được.

29. Cũng như cuộn chỉ khi được quăng đi thì chạy tiếp và tự nó nhả chỉ ra, cũng vậy trong cùng cách ấy linh hồn tiếp tục chạy, tự nó trải ra.

30. Cũng như người rời bỏ một ngôi làng và đi vào một ngôi làng khác, dường thế ấy, linh hồn cũng đi vào một thân khác.

31. Cũng như người rời bỏ một ngôi nhà và đi vào một ngôi nhà khác, dường thế ấy, linh hồn cũng đi vào một thân khác.

32. Trong tám mươi bốn ngàn Ðại kiếp, những người ngu và những kẻ trí đều phải bị trôi lăn trong vòng luân hồi trước khi họ chấm dứt đau khổ.

33. Hạnh phúc và đau khổ đều được đong lường bằng cái thùng Dona và cái thúng; Ðấng trị vì biết rõ tất cả, trong khi những người dân khác thì lúng túng.

34. Trong quá khứ, tôi đã có tri kiến như vậy; Tôi lúng túng và bị che phủ bởi vô minh, đầy những tà kiến và đã cư xử tệ bạc, bỏn sẻn và hay chê bai.

35. Cái chết của tôi sẽ đến trong sáu tháng nữa,và tôi sẽ rơi xuống địa ngục kinh khủng dữ dội.

36. Có bốn góc và bốn cổng, nó được chia thành những phần bằng nhau, được bao quanh bởi một bức tường sắt với mái bằng sắt ở bên trên.

37. Cái nền nóng sáng của nó được làm bằng sắt chảy đỏ; Nó trải rộng khắp quanh một trăm do tuần, đứng mãi mãi như thế.

38. Sau một trăm ngàn năm, có một âm thanh sẽ được nghe - Ðây là Lakkha, tâu Ðại vương, sau năm thứ một trăm của một Ko.ti (10.000.000) năm.

39. Trong một trăm ngàn Ko.ti, người mà có những tà kiến, là những người sống ác và là những người hay phỉ báng những bậc Thánh, bị nấu sôi trong địa ngục.

40. Ở đó trong một thời gian dài, tôi sẽ thọ lãnh những cảm thọ đau đớn, là những ác nghiệp của tôi - Vì lý do này tôi vô cùng sầu khổ.

41. Hãy lắng nghe điều này, tâu Ðại vương, hỡi đấng chinh phục những kẻ thù và đấng mở rộng bờ cõi, xin chúc lành đến Ðại vương. Tôi có một đứa con gái tên Uttaraa, tâu Ðại vương,

42. Là người làm những thiện nghiệp và là người tha thiết với ngũ giới và Bát Quan Trai giới, có tự chế, bàn tay mở rộng, nhã nhặn và không bỏn sẻn.

43. Nàng là người thọ trì ngũ giới không bị sức mẻ và là một nàng dâu đối với những người trong một gia đình khác. Nàng là một tín nữ của bậc hiền trí Sakya, của đức Phật, Ðức Thế Tôn.

44. Một vị Sa-môn có giới đức, có đôi mắt nhìn xuống, có chánh niệm, các căn của vị ấy được hộ phòng, khéo kiểm soát, đi vào làng để khất thực theo từng nhà và đã đến chỗ ngụ của nàng.

45. Xin chúc lành đến Bệ hạ, tâu đại vương. Khi Uttaraa trông thấy vị ấy, nàng đã cúng dường đến vị ấy một bình nước và một số bánh ngon khi nói rằng, "Cha của con đã chết, bạch Ngài, xin cho phước thí này đem lại lợi ích cho vị ấy."

46. Ngay khi nàng hồi hướng phước thí này thì kết quả hiện ra - Tôi hưởng thụ bất cứ dục lạc nào mà tôi thích giống như vua Vessavana .

47. Hãy nghe đây, tâu Ðại vương, hỡi bậc chiến thắng kẻ thù và kẻ mở rộng lãnh thổ. Hỡi bậc chiến thắng kẻ thù, bệ hạ và gia đình của bệ hạ hãy qui y Phật, Ðức Phật là bậc được công bố trong thế gian này cùng với chư Thiên của nó là vô thượng.

48. Hỡi đấng chiến thắng những kẻ thù, bệ hạ và gia đình của bệ hạ nên qui y Pháp, là Bát chánh đạo mà nhờ đó người ta đạt đến trạng thái bất tử.

49. Hỡi Ðấng chiến thắng những kẻ thù, Bệ hạ và gia đình của bệ hạ nên qui y Tăng, có bốn bậc, là những người đã đi vào các đạo và bốn bậc là những người đứng trong các quả, đây là Tăng gồm những Bậc chánh trực, là những bậc đã an trú trong giới đức và tuệ quán.

50. Bệ hạ nên từ bỏ ngay sự sát sanh và hãy tránh xa trong đời này cái gì không được cho đến; Bệ hạ không nên làm người uống những chất say, bệ hạ cũng không nên nói dối, trong khi đó bệ hạ nên vừa lòng với chính vợ của bệ hạ".

51. "Hỡi Yakkha, ngài muốn cho tôi được tốt đẹp, ngài muốn cho tôi được lợi ích, Hỡi Devataa ; Tôi sẽ làm điều gì mà ngài nói - ngài là thầy của tôi.

52. Tôi sẽ qui y đức Phật, Ðức Pháp, và tôi cũng sẽ qui y Tăng, vô thượng đối với Chư thiên và nhân loại.

53. Tôi sẽ tránh xa ngay sự sát sanh và tránh xa trong đời này cái gì không được cho; Tôi sẽ không làm người uống chất say, tôi cũng sẽ không nói dối và tôi sẽ vừa lòng với chính vợ của tôi.

54. Tôi sẽ rủ bỏ như bỏ vào một cơn gió mạnh hay trong một dòng nước đang chảy nhanh, tôi sẽ từ bỏ ác kiến ấy, sẽ nhiệt tâm với giáo Pháp của chư Phật".

55. Khi Sora.t.tha đã nói điều này, vị ấy từ bỏ ác kiến của mình, tỏ sự tôn kính đến Ðức Thế Tôn, và rồi bước lên chiếc long xa xoay mặt về hướng đông."

 

Chú giải:

1. Ở đây VỊ VUA CÓ TÊN LÀ PI"NGALAKA, LÀ NGƯỜI TRỊ VÌ CỦA DÂN TỘC SURA.T.THA (raajaa pi"ngalako naama sura.t.thaana.m adhipati ahu): Ðức vua là chúa của vùng Sura.t.tha, được biết chung chung bởi cái tên là Si.ngala do bởi màu đỏ (Pi"ngala) Nơi hai con mắt của vị ấy. CÁC VỊ MORIYA (moriyaana.m): Ở các vị vua Moraya; Nó được nói đến liên quan đến Dhammasoka. ÐANG TRỞ LẠI SURA.T.THA (sura.t.tha.m pwnar aagamaa): Vị ấy đang trở về trên con đường dẫn đến Sura.t.tha, về hướng của xứ sở Sura.t.tha .

2. MỘT VŨNG SÌNH (Pu"nka.m): Chỗ đất mềm. CON ÐƯỜNG CÁT (va.n.nupatha.m): Con đường mà vị Peta tạo ra ở trên chỗ đất mềm ấy.

3. AN LÀNH (khemo): Không nguy hiểm. AN TOÀN (sovatthiko): đem lại một trạng thái an toàn. CÓ ÐIỀM TỐT (sivo): không rủi ro. TỪ ÐÂY ÐẾN VÙNG LÂN CẬN CỦA NHỮNG NGƯỜI SURA.T.THA (sura.t.thaana.m santike ito): Ði theo con này, chúng ta sẽ đến rất gần với xứ sở Sura.t.tha .

4. VỊ SORA.T.THA (sora.t.tho): Người trị vì của xứ Sura.t.tha . LÀ NGƯỜI MÀ XEM RA BỐI RỐI (ubbiggaruupo): là người ở trong trạng thái hoảng sợ.

5. ÐÁNG SỢ (bhi.msana.m) Khiến cho sợ hãi. LÀM DỰNG TÓC (lomaha.msana.m): Khiến cho tóc dựng đứng lên do bởi tánh chất đáng sợ của nó.

6. CỌNG TRÚ VỚI NHỮNG NGƯỜI CỦA YAMA (yamapurisaana.m santike): Chúng ta đang đi giữa những vị Peta. MỘT MÙI HÔI CỦA PHI NHÂN THỔI RA (Aamaanuso vaayati gandho): mùi hôi nơi thân của những vị Peta thổi ra. MỘT TIẾNG KÊU LA GHÊ SỢ SẼ ÐƯỢC NGHE (ghoso suuyati daaru.no): Một âm thanh kinh sợ nhiều hơn sẽ được nghe từ những kẻ mà đang bị hành hạ trong những địa ngục khác nhau.

9. KẺ UỐNG NƯỚC BẰNG CÁI CHÂN (paadapa.m): Cây này có tên là kẻ uống nước bằng cái chân do vì nó uống nước bằng những sợi trong những cái rễ giống như những cái chân. CÓ ÐẦY BÓNG MÁT: chaayasampanna.m = sampanna.m chaaya.m: (phối hợp cách). VỀ HÌNH TƯỚNG GIỐNG NHƯ MỘT ÐÁM MÂY ÐEN (meghava.n.nasirii nibha.m): Xem ra đã mang hình tướng và màu sắc của một đám mây.

13. MỘT LU NƯỚC ÐẦY (Puura.m paaniyakaraka.m): Một bình nước đã được châm đầy . MỘT SỐ BÁNH (pùve): một số vật thực cứng. ngon (citte): Vị ấy trông thấy một số bánh khả ái, ngọt và đáng ưa thích được bày ra, và đang làm đầy những cái đĩa mà có ở khắp nơi.

15. NGÀI QUẢ THẬT CHẲNG XA LẠ (atho te aduraagata.m): 'thực sự' (atho) ở đây là một bất biến từ hay được dùng để nhấn mạnh. Chúng tôi thừa nhận rằng, tâu đại vương, Ngài không phải xa lạ, hơn nữa ngài hoàn toàn được tiếp đón - đây là ý nghĩa. HỠI ÐẤNG CHIẾN THẮNG KẺ THÙ (arindama): Ngài là người có bản tánh nhiếp phục những kẻ thù của Ngài.

20. NHỮNG VỊ QUAN CỐ VẤN VÀ NHỮNG TUỲ TÙNG CỦA BỆ HẠ (amaccaa paarisajjaa): xin các vị quan cố vấn và những tuỳ tùng của bệ hạ hãy lắng nghe điều mà tôi phải nói ra, và xin vị Bà la môn của bệ hạ, là vị tư tế quan ấy, cũng hãy nghe điều ấy - Ðây là cách nên được hiểu.

21. TÔI LÀ NGƯỜI CỦA XỨ SURA.T.THA (sura.t.tha.mhaa aha.m): Tôi là người của vùng Sura.t.tha . TÂU BỆ HẠ (deva): vị ấy đang xưng hô với đức vua. CÓ NHỮNG TÀ KIẾN (micchaadi.t.thii): quan điểm của vị ấy bị làm hư hỏng bởi tà kiến Natthika. ÁC GIỚI (dussiilo): Không có đạo đức. BỎN SẺN (kadariyo): Vô cùng bần tiện. HAY CHỬI MẮNG (paribhaasako): Lăng mạ các vị Sa-môn và Bà-la-môn.

22. TÔI CÓ THÓI QUEN NGĂN CẢN: vaarayissa.m=vaaremi (thể văn phạm hoán chuyển). TÔI HÀNH ÐỘNG NHƯ MỘT VẬT CHƯỚNG NGẠI (antaraayakaro aha.m): Tôi hành động như một vật chướng ngại đối với những người mà đang cho ra vật thí và đang làm những công việc giúp ích, và trong khi những người khác đang cho ra những vật thí dành cho kẻ khác thì tôi có thói quen ngăn cản nhiều người đang làm những việc phước ấy mà bao gồm sự bố thí - đây là cách nên được hiểu. "Không có kết quả từ sự bố thí v.v..." là sự định rõ hình thức về sự cản trở của vị ấy.

23. Ở đây KHÔNG CÓ KẾT QUẢ TỪ SỰ BỐ THÍ (vipaako n'atthi daanassa): vị ấy phủ nhận mọi kết quả khi kết luận rằng, "Không có kết quả dành cho người do bởi việc cho ra những vật thí ấy, không có kết quả có thể dành được trong tương lai. KẾT QUẢ CỦA SỰ TỰ CHẾ TỪ ÐÂU ÐẾN (sa.myamassa kuto phala.m): Bây giờ quả thật không có người được gọi là đạo sư đang truyền những điều học về hạnh kiểm và hạnh nghiệp, vì chúng sanh đã điều phục hay chưa điều phục tuỳ theo bản tánh riêng của họ - đây là ý nghĩa.

Vì lý do này khiến vị ấy nói rằng, "Vậy ai sẽ điều phục kẻ chưa được điều phục?".

24. TẤT CẢ CHÚNG SANH ÐỀU NHƯ NHAU (samatulyaani bhuutaani): những chúng sanh này đều hoàn toàn ngang bằng nhau. Do đó, không có người nào là cao cả, thế thì tại sao tôn kính những người cao thượng của mình? quả thật không có phước từ sự tôn kính những người cao cả - đây là ý nghĩa. KHÔNG CÓ SỨC MẠNH (n'atthi bala.m): vị ấy phủ nhận sự cố gắng về khả năng của những chúng sanh mà, nhờ vào khả năng của chính họ, tạo ra sự cố gắng và đem lại điều gì đó từ sự thịnh vượng thuộc về thế gian v.v... Ðến sự chứng đạt pháp tối ưu của đạo quả A-la-hán. Không có khả năng hay sự cố gắng. NHƯ VẬY SỰ NỖ LỰC CỦA MỘT NGƯỜI CÓ LỢI ÍCH GÌ? (kuto u.t.thaana posirsa.m): Nó không đem lại kết quả do sự cố gắng của con người, điều này được nói đến như vậy để phủ nhận học thuyết về nhân quả.

25. Quả thật không có kết quả của sự bố thí, nghĩa là cho đi những lễ vật cúng dường thì không có kết quả tựa như người đã ném chúng vào trong đống tro tàn. người mang sự thù nghịch không thể tẩy sạch được (na visodheti verina.m): ở đây NGƯỜI MANG SỰ THÙ NGHỊCH: Verina.m = veravanta.m (thể văn phạm hoán chuyển); Người mà đã tạo ra ác nghiệp do sự thù oán bằng cách giết chết những chúng sanh v.v... Không thể tẩy sạch được, không bao giờ được làm cho trong sạch, bằng những sự thọ trì như bố thí và trì giới v.v... "Không có kết quả từ sự bố thí" v.v... Nên được xem là sự định rõ cách mà trong đó vị ấy ngăn cản những người khác trong việc cho ra những vật thí v.v..., trong khi đó, "quả thật không có kết quả từ sự bố thí" v.v... Là sự định rõ về sự đeo níu vào những tà kiến của vị ấy. cái gì là của người ấy để cho có được: Laddheyya.m = laddhabba.m (thể văn phạm hoán chuyển): Nhưng làm sao người ấy kiếm được cái gì phải kiếm được của người ấy? Vị ấy nói rằng, QUA NHỮNG SỰ THĂNG TRẦM CỦA SỐ PHẬN (Niyati pari.naamaja.m) chúng sanh mà được hạnh phúc hay đau khổ, được điều này chỉ qua sự thay đổi trong số phận của người ấy mà thôi, chứ không phải do người ấy đã làm một nghiệp nào đó cũng không phải do đấng thần linh tối cao v.v... đây là ý nghĩa.

26. KHÔNG CÓ MẸ HAY CHA HAY ANH EM (na'atthi maataa pitaa bhaataa): Vị ấy nói liên quan đến sự vắng mặt của quả từ chánh hạnh hay ác hạnh đối với người mẹ v.v.. KHÔNG CÓ THẾ GIỚI BÊN KIA (loko n'atthi ito para.m): Quả thật không có điều gì là thế giới bên kia cả, bên kia của thế giới này đây. Chúng sanh phải bị tiêu diệt ngay ta.n đó - đây là ý nghĩa. ÐƯỢC BỐ THÍ (dinna.m): Một sự bố thí vật thực lớn. SỰ CÚNG DƯỜNG vật thí (huta.m): Sự cúng tế bằng vật thí, bằng đồ ăn; vị ấy phủ nhận cả hai khi nói rằng, "không có" liên quan đến sự vắng mặt kết quả của chúng, 'được khéo để dành: Sunihita.m = su.d.thu nihita.m (phối hợp cách). KHÔNG CÓ GÌ ÐƯỢC BIẾT ÐẾN (na vijjati): Những vật thí ấy dành cho các vị Sa-môn và Bà-la-môn mà người ta gọi là "Cái mà sẽ đi theo người như là một chỗ đứng trong thế giới bên kia' thì không được biết đến" Nó chỉ là hình thái tu từ của ngôn ngữ đó thôi - đây là ý nghĩa.

27. ÐÓ KHÔNG PHẢI LÀ TRƯỜNG HỢP CỦA NGƯỜI NÀO ÐÓ GIẾT CHẾT NGƯỜI NÀO ÐÓ (na koci ki~nci hanati): Nếu một người giết chết một người khác, cắt đầu của một người khác, thì trong ý nghĩa cùng tột, đó không phải là trường hợp của người nào đó giết chết của người nào dó - Nó chỉ trông giống như sự giết chết do bởi sự hiện hữu của những khoảng hở giữa bảy nguyên chất đó thôi. Nhưng còn sự đánh chém bằng cây kiếm thì sao?' Vị ấy nói rằng, ÐI VÀO KHOẢNG GIỮA CỦA BẢY NGUYÊN CHẤT (sattanna.m vivara.m antare): Cây kiếm đi vào khoảng hở, nghĩa là khoảng giữa, giữa bảy nguyên chất như đất, nước v.v... Vì lý do này mà nó trông giống như chúng sanh bị chém bằng những cây kiếm v.v... Như linh hồn là phần còn lại của bảy nguyên chất cũng không thể bị tiêu diệt vì tánh chất trường tồn vĩnh cửu của nó - đây là ý nghĩa.

28. KHÔNG THỂ HOẠI DIỆT HAY CHIA CHẺ LÀ LINH HỒN (acchejjabhejjojiivo): Linh hồn của chúng sanh không bị tiêu diệt bởi những cây kiếm v.v... Vì tánh chất trường tồn của nó. NÓ CÓ HÌNH TÁM CẠNH HAY HÌNH CẦU NHƯ TRÁI BANH (a.t.tha.mso gu.laparima.n.dalo): Linh hồn đôi khi có hình tám cạnh, đôi khi có hình cầu như trái banh. VÀ CAO NĂM TRĂM DO TUẦN (yojanaani sataa pa~nca): Khi đạt đến trạng thái hoàn thành đầy đủ thì nó cao năm trăm do tuần. NHƯ VẬY AI CÓ THỂ TIÊU DIỆT ÐƯỢC LINH HỒN (Ko jiiva.m chetu"m arahati): Quả thật vậy ai có khả năng tiêu diệt bằng những cây kiếm v.v... một linh hồn trường cửu và không thể thay đổi được. Vị ấy nói rằng nó không thể bị hại bất cứ ai.

29. MỘT CUỘN CHỈ (suttagu.le): một cuộn chỉ được làm khi nó được cuốn lại. KHI ÐƯỢC TUNG RA (khitte): Khi được tung ra bằng cách tháo nó ra. CHẠY ÐI KHI TỰ NÓ THÁO RA (nibbe.thenta.m): một cuộn chỉ được quăng ra, khi tự nó tháo ra, từ một ngọn núi hay đọt cây, tự nó gỡ ra và lăn đi, không đi tiếp khi nào cuốn chỉ ấy đã đi hết. DƯỜNG THẾ ẤY (eva.m eva.m): cũng như cuộn chỉ lăn đi khi tự nó tháo ra, ngừng không đi nữa khi nào nó đi hết, cũng vậy trong cùng cách ấy linh hồn chạy đi, tiếp tục, tự nó mở ra cuốn chỉ luân hồi đúng thời gian đã được giải rõ, trong tám mươi bốn ngàn đại kiếp, và sau đó ngưng không đi tiếp nữa.

30. CŨNG VẬY TRONG CÙNG CÁCH, ẤY LINH HỒN CŨNG (eva.m eva ca so jiivo): Cũng như một người nào đó rời bỏ ngôi làng mà người ấy sống và rồi đi vào một ngôi làng khác do bởi một điều gì đó mà người ấy phải làm, cũng vậy theo cùng cách ấy, linh hồn cũng rời bỏ thân này và đi vào một thân khác theo đúng số phận của nó - Ðây là ý nghĩa. THÂN bondi.m = kaaya.m (chữ đồng nghĩa).

32. TÁM MƯƠI BỐN Cuu.laasiiti = catuuraasiiti (thể văn phạm hoán chuyển): ÐẠI KIẾP: Mahaa kappino = Mahaakappaana.m (thể văn phạm hoán chuyển); liên quan đến điều này, hễ mỗi lần trong mỗi một trăm năm có một giọt nước được lấy đi bằng đầu của cọng cỏ Kusa từ một cái hồ nước lớn như hồ anotatta v.v... Và cứ làm theo cách này cho đến khi cái hồ ấy được làm cho hết nước của nó trên bảy lần của thời gian như vậy được gọi là một Ðại kiếp. Khi đã nói điều này, vị ấy nói rằng giới hạn của sự trôi lăn của linh hồn trong vòng luân hồi là tám mươi bốn trăm ngàn đại kiếp như vậy. CẢ NHỮNG KẺ NGU VÀ NHỮNG NGƯỜI TRÍ (ye balaa ye pa.n.ditaa): cả những người mà bị che ám bởi ngu si và những người có trí tuệ - ngay cả tất cả những người này. BỊ NÉM ÐI CHỖ NÀY CHỖ NỌ TRONG VÒNG LUÂN HỒI (sa.msaara.m khepayitvaana): bị ném đi chỗ này chỗ nọ trong vòng luân hồi, khi sanh lên trở đi trở lại trong khoảng thời gian đã được nói ở trên. TRƯỚC KHI CHÚNG CHẤM DỨT ÐAU KHỔ (dukkhass'anta.m karissare): Trước khi kết thúc nỗi khổ đau này, trải qua hết chu kỳ đau khổ của luân hồi, ngay cả những người có trí cũng không thể được hoàn thành trong suốt thời gian này và ngay cả những người ngu cũng không còn tiếp tục sau đó - đây là tà kiến của vị ấy.

33. HẠNH PHÚC VÀ ÐAU KHỔ ÐỀU ÐƯỢC ÐONG BẰNG CÁI DO.NA VÀ CÁI THÚNG (mitaani sukhadukkhaani do.nehi pi.takehi ca): Những sự thăng trầm của số phận được phân chia ra từng phần đối với chúng sanh này và chúng sanh nọ, chúng được phân chia riêng nhau, trong suốt khoảng thời gian nói trên, tựa như hạnh phúc và đau khổ của chúng sanh quả thật được đong bằng cái do.na, cái thúng và cái hũ chứa tâm ý. Ðấng thống trị thì biết tất cả điều này, người mà đứng ở trên bờ cõi của đấng thống trị thì biết nó trong tính toàn diện của nó, bởi vì người ấy đã vượt qua vòng luân hồi, trong khi những người khác thì bối rối và đi lang thang trong vòng luân hồi.

34. TRONG QUÁ KHỨ TÔI ÐÃ CÓ TRI KIẾN NHƯ VẬY (eva.m di.t.thi pure aasi.m): Trước kia tôi đã có tri kiến (Natthika) như vậy. TÔI BỊ LÚNG TÚNG, BỊ CHE MỜ BỞI NGU SI (samuu.lho mohapaaruto): Tôi lúng túng bởi sự ngu si, được gây ra bởi tà kiến nói trên và bị che mờ bởi ngu si sanh lên trong thời ấy. Hạt giống của thiện Pháp bị che đậy - đây là ý nghĩa. Khi vị ấy đã giải thích như vậy ác nghiệp được làm bởi vị ấy do bởi ác kiến mà đã xảy đến với vị ấy trong quá khứ, rồi vị ấy nói lên những câu kệ bắt đầu bằng: "Trong vòng sáu tháng này ",để giải thích quả của nó mà vị ấy phải nhận lãnh trong tương lai.

38. Ở đây SAU MỘT TRĂM NGÀN NĂM: vassasatasahassaani = vassaana.m satasahassaani (phối hợp cách); 'đã trôi qua.' là những chữ còn lại. Hay nói cách khác, đây là đối cách với sức mạnh của địa điểm cách, nghĩa là khi một trăm ngàn năm đã trôi qua rồi. MỘT ÂM THANH ÐƯỢC NGHE NGAY TỨC THÌ (ghoso suuyati taavade): Sau một thời gian dài như vậy đã trôi qua thì một lời công bố ngay tức thì, vào thời ấy, được nghe trong địa ngục ấy rằng "Giới hạn của thời gian mà đã trôi qua trong khi đó các ngươi đã bị nấu sôi ở đây, thưa các Ngài, là một trăm ngàn năm." TÂU ÐẠI VƯƠNG, ÐÂY LÀ LAKKHA, SAU LẦN THỨ MỘT TRĂM CỦA KO.TI NĂM (nghĩa là sau 1 trăm ngàn ko.ti năm) (lakkho eso mahaaraaja satabhaagavassako.tiyo): Ðây là lakkha, nghĩa là sự định giới hạn của khoảng thời gian mà những chúng sanh đã bị nấu sôi trong địa ngục, tâu Ðại vương, sau lần thứ một trăm, sau phần thứ một trăm, của một ko.ti năm (đã trôi qua). Ðây là điều được nói đến: Mười lần mười là một trăm, mười trăm là một ngàn, mười lần mười ngàn là một trăm ngàn và một trăm lần một trăm ngàn là một ko.ti . Bằng cách tính những ko.ti này, một trăm ngàn ko.ti năm đã trôi qua sau lần thứ một trăm của một ko.ti năm, những điều này phải được hiểu như là một phương tiện và cách đếm năm của những người ấy ở trong địa ngục thôi, chứ không phải của loài người hay chư thiên. Thọ mạng của những người ở trong địa ngục là vô số như hàng trăm ngàn ko.ti năm. Vì lý do này người ta nói rằng "Trong một trăm ngàn ko.ti, những kẻ ấy bị nấu trong địa ngục." Bằng sự chứng minh để chỉ cho thấy những loại ác nghiệp mà chúng sanh phải bị nấu sôi trong các địa ngục như vậy, "Ai có những tà kiến, ai cư xử xấu xa và ai lăng mạ những bậc thánh" được nói đến.

40. TÔI SẼ THỌ LÃNH (vedissa.m): Tôi sẽ lãnh chịu. Sau khi đã giải quả của những ác nghiệp của vị ấy rằng vị ấy sẽ phải lãnh chịu trong tương lai, và sau khi đã giải thích vấn đề mà đức vua đã dò hỏi, đó là "Bằng loại phạm hạnh nào mà oai lực này của ngài hiện ra?" Rồi vị ấy nói lên những câu kệ này bắt đầu bằng: "Hãy nghe điều này, tâu đại vương", khi muốn an trú đức vua trong tam qui và ngũ giới.

42. LÀ NGƯỜI THA THIẾT VỚI NGŨ GIỚI VÀ BÁT QUAN TRAI GIỚI (siilesuposathe rataa): là người thoả thích trong những giới mà thường xuyên kết lại với nhau và những giới phụ được thọ trì trong những ngày bố tát.

45. ÐÃ CHO VỊ ẤY: adaa=adaasi (thể văn phạm hoán chuyển).

48. PHÁP ẤY (ta.m dhamma.m): Bát chánh đạo và pháp bất tử.

Ðược thức tỉnh bởi Peta ấy để đi vào sự thọ trì Tam qui và ngũ giới, đức vua với lòng tịnh tín trong tâm, tán dương vị ấy vì sự giúp đỡ mà vị ấy đã đem đến cho đức vua và khi được an trú trong Tam qui v.v... bèn nói ba câu kệ bắt đầu bằng. "Tôi sẽ trừ bỏ", để công bố sự từ bỏ ác kiến mà đức vua đã chấp thủ trước kia.

54. Ở đây TÔI SẼ RỦ BỎ NHƯ BỎ VÀO TRONG CƠN GIÓ MẠNH (odhunaami mahaavaate): Tôi sẽ rủ bỏ, tôi sẽ quăng bỏ ác kiến ấy vào trong cơn gió của sự thuyết giảng chánh pháp của Ngài, hỡi Yakkha, như cọng rơm gặp cơn gió mạnh đang thổi. HAY VÀO DÒNG NƯỚC ÐANG CHẢY XIẾT (nadiyaa vaa siigha.m gaamiyaa): Hay tôi sẽ làm cho ác kiến ấy bị quét đi như cỏ, như những nhánh lá và những ngọn lá rơi bị cuốn đi trong dòng nước chảy nhanh của một con sông lớn - Ðây là ý nghĩa. TÔI SẼ PHỦ NHẬN ÁC KIẾN ẤY (vamaami paapaka.m di.t.thim): Tôi sẽ quăng bỏ ác kiến mà đã có mặt trước kia trong tâm của tôi. Vị ấy đã nêu ra lý do của mình đối với điều ấy: KHI THA THIẾT VỚI GIÁO PHÁP CỦA CHƯ PHẬT (buddhaana.m saasane rato): Bởi vì tôi tha thiết với giáo pháp của chư Phật, của các Ðấng Thế Tôn, mà chắc chắn sẽ đưa người đến chỗ bất tử, do đó tôi sẽ từ bỏ thứ độc hại này mà được biết đến là ác kiến - đây là cách nên được hiểu. Khi ấy những vị kiết tập Tam Tạng đã lồng vào câu kệ kết thúc bắt đầu bằng: "Khi Sora.t.tha đã nói điều này":

55. Ở ÐÂY QUAY MẶT VỀ HƯỚNG ÐÔNG (Paamokkho): Xoay đầu về hướng đông. BƯỚC LÊN CỖ XE CỦA VỊ ẤY (ra.tha.m aaruyhi): Ðức vua bước lên chiếc xe của vị ấy mà đã sẵn sàng để ra đi. Vị ấy trèo lên chiếc xe ấy, và bằng oai lực của vị Yakkha ấy, đức vua đã đến kinh đô ấy trong chính ngày hôm ấy và đi vào hoàng cung của mình.

Ðến đúng lúc vị ấy nêu lên các vấn đề ấy với các vị Tỳ kheo và đến lượt các vị Tỳ kheo nêu lên vấn đề ấy đến các vị Trưởng lão. Các vị Trưởng lão đưa nó vào một trong những bài kiết tập ở Hội Kiết tập Tam Tạng lần thứ ba.

-ooOoo-

IV.4 QUỈ SỰ REVATII
(REVATII PETAVATTHUVA.N.NANAA)

'Hãy dậy, này Revatii, này kẻ có tánh rất ác.' Ðây là quỉ sự Revatii .

Bởi vì không có sự khác biệt nào giữa câu chuyện này với thiên cung sự Revatii, do đó điều gì được nói đến ở đây về nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và về những câu kệ, tất cả phải được hiểu đúng như đã được nêu ra trong bộ chú giải Thiên cung sự. Câu chuyện này được xem là được bao gồm trong bài kinh của bộ thiên cung sự. Bởi vì Devaputta Na.n.diya là một vị chư Thiên và cũng được bao gồm trong bài kinh này như là quỉ sự Revatii vì những câu kệ có liên quan đến Revatii (một nữ ngạ quỉ).

-ooOoo-

IV.5 CAM GIÁ QUỈ SỰ
(UCCHU PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Khu vườn mía lớn này của tôi". Ðây là quỉ sự về cây mía. Chuyện bắt nguồn như thế nào?

Khi Ðức Thế Tôn đang ngụ ở Ve.luvana thì có một người đàn ông nọ đặt một bó mía trên vai của ông ta và vừa đi vừa nhai một cây mía. Bấy giờ một thiện tín nọ có giới đức và có tánh thiện đang đi sát sau anh ta với đứa con nhỏ của người ấy. Ðứa bé trông thấy cây mía và kêu lên rằng, "Hãy cho con một ít!" Vị thiện nam trông thấy đứa bé đang khóc và, khi đuổi kịp người đàn ông kia, ra sức bắt chuyện với ông ta. Nhưng người đàn ông không nói chuyện với anh chút nào cả. Ông ta cũng không cho đứa bé ngay cả một miếng mía do bởi ác ý của ông ta. Vị Thiện nam chỉ về đứa con của anh ta và nói rằng, "đứa bé này đang khóc quá đỗi. Xin làm ơn cho nó một miếng mía. Khi nghe qua điều này người đàn ông, không thể chịu được điều này, tỏ vẻ khinh bỉ và với tánh cách làm nhục quăng một cây mía ở đằng sau ông ta. Ðến đúng lúc ông ta chết và tái sanh trong cõi Ngạ quỉ vì đã lâu ông ta bị nhiễm tánh tham lam rồi. Quả của điều này quả thật theo đúng với nghiệp ấy, vì có sanh lên cho ông ta một khu rừng mía mà được che phủ dày đặc bởi những cây mía đen huyền có cỡ bằng cái chày và trải ra che khắp một vùng đến tám mẫu. Nhưng ngay khi ông ta đi đến vườn mía ấy vì muốn nhai một ít, bèn nghĩ rằng, "Ta sẽ lấy một ít mía." thì cây mía ấy lại đánh vào đầu của ngạ quỉ, vì thế mà ông ta té xuống và ngất xỉu. Rồi vào một hôm nọ, khi Ðại Ðức Mahaa Moggallaana đang đi đến thành Raajagaha để khất thực, ngài trông thấy Ngạ quỉ ấy trên đường đi. Khi nó trông thấy Trưởng lão, nó bèn hỏi Ngài về nghiệp mà nó đã làm và theo sau đó là cuộc trao đổi đàm thoại bằng câu kệ giữa Peta và Trưởng lão.

 

1. Khu rừng mía lớn này của con sanh lên là quả của những việc phước không nhỏ, nhưng bây giờ nó không có ích gì cho con - Bạch Ngài, hãy nói cho con rõ rằng đây là kết quả của điều gì?

2. Con đã đến trạng thái khổ ưu và con bị băm xác khi con cố gắng, khi con tha thiết muốn ăn một ít mía. Sức mạnh của con đã mất và khi chịu sự khó khăn lớn, con kêu khóc - đây là kết quả của điều gì?

3. Trong nỗi thất vọng, con nằm sấp trên đất và quằn quại trong sức nóng như kẻ sống trong nước; nước mắt của con chảy xuống khi con khóc - Bạch Ngài, hãy nói cho con biết đây là kết quả của điều gì?

4. Con bị đói, mệt và khát nước; con bị khô cháy và không tìm ra sự thoải mái hay an nhàn nào. Con hỏi Ngài về vấn đề này, bạch Ngài, làm sao con có thể dùng được cây mía này?"

5. "Trong quá khứ, chính ngươi đã tạo ra một nghiệp - trong một kiếp quá khứ trong khi còn ở trong cõi người. Bây giờ ta sẽ nói cho ngươi biết vấn đề này - nếu ngươi lắng nghe, ngươi sẽ hiểu vấn đề này.

6. Ngươi đã khởi sự lên đường, đang nhai một cây mía, khi ấy một người đàn ông đi đến đằng sau ngươi, ông ta nói với người bằng sự mong mỏi nhưng ngươi không chịu nói chuyện với ông ta một chút nào cả.

7. Và trước con người khinh khỉnh nín lặng của ngươi, ông ta đã nài xin rằng, "Thưa Ngài, xin vui lòng cho một ít mía". ông ta đã nói với ngươi. Ngươi cho ông ta một ít mía từ sau lưng của ngươi - đây chính là kết quả của nghiệp ấy.

8. Hãy nhìn đây, ngươi có thể lấy một ít mía từ đằng sau, khi ngươi đã lấy một ít rồi ngươi có thể nhai nó đến chừng nào ngươi thích - bằng cách này ngươi sẽ trở nên hoan hỉ, vui sướng, phấn khởi và được thoả mãn".

9. Ngạ quỉ đến lấy một ít mía từ đằng sau, khi đã lấy một ít mía rồi, ngạ quỉ nhai số mía ấy đến thoả thích, bằng cách này, nó trở nên hoan hỉ, vui sướng, phấn chấn và được thoả mãn.

 

Chú giải:

1. Ở đây CỦA CÁI GÌ (kissa): của loại nghiệp nào - đây là ý nghĩa.

2. TÔI ÐÃ ÐI ÐẾN ƯU BI (viha~n~naami): Tôi đã bị bức bách, nghĩa là đặc biệt tôi bị nghiền nát. Tôi bị băm xác: khajjaami=khaadiyaami (thể văn phạm hoán chuyển); nghĩa là tôi bị cắt bởi những ngọn lá của cây mía tựa như tôi bị xé nát bởi những ngọn lá dao sắc bén. KHI TÔI CỐ GẮNG (vaayanaami): Khi tôi ra sức để ăn cây mía. KHI TÔI THA THIẾT (parivakkaami): Khi tôi dốc sức. ÐỂ TIÊU THỤ (paribhu~njitu.m) để tiêu thụ nước của cây mía, nghĩa là để nhai. SỨC MẠNH CỦA TÔI ÐÃ MẤT (chinnathaamo): Sự chịu đựng của tôi đã hết, sức mạnh của tôi đã bị tước đi, nghĩa là sức mạnh của tôi hoàn toàn bị kiệt quệ. VÀ ÐANG CHỊU KHÓ KHĂN LỚN (Kapa.no): Trong một trạng thái khốn đốn. CON KÊU KHÓC (laalapaami): con ta thán vì bị nỗi đau khổ cùng cực giáng xuống.

3. ÐẦY KHỔ LUỴ (vighaato): Ðầy khổ lụy hay sức mạnh của vị ấy bị suy kiệt. CON NẰM SẤP TRÊN ÐẤT (Paripataami chamaaya.m): Vì không thể đứng được nên con ngã xuống đất. QUẰN QUẠI (parivattaami): lăn lộn. NHƯ KẺ SỐNG Ở TRONG NƯỚC (varicaro va): như con cá. TRONG SỨC NÓNG (ghamme): Trên đất khô mà bị thiêu đốt bởi sức nóng.

4. CON BỊ KHÔ CHÁY (santassito): rất khát vì đôi môi, vòng miệng và cuống họng đã trở nên khô, SỰ THOẢI MÁI HAY AN NHÀN (saatasukha.m): một trạng thái đầy đủ tiện nghi hay an nhàn, CON KHÔNG TÌM THẤY (na vinde): con không kiếm được. NGÀI: ta.m = tuva.m (thể văn phạm hoán chuyển).

5. NGƯƠI SẼ HIỂU: vijaana = vijaanaahii (thể văn phạm hoán chuyển).

6. ÐÃ LÊN ÐƯỜNG (payaato): đã bắt đầu đi. ÐI ÐẾN (anvagacchi): đi theo. TRONG SỰ MONG MỎI: paccaasanto = paccaasi.msamaano (thể văn phạm hoán chuyển).

7. ÐÓ LÀ CỦA NGHIỆP ẤY (tass'eta.m kammassa): Ở đây eta.m (không được dịch) chỉ là một tiểu từ; nó có nghĩa rằng đó là của nghiệp ấy.

8. CÓ THỂ LẤY MỘT ÍT TỪ ÐẰNG SAU (pi.t.thito ga.nheyyaasi) có thể lấy một ít mía chỉ từ đằng sau lưng của ngươi mà thôi. ÐƯỢC THOẢ MÃN: Pamodito=pamudito (thể văn phạm hoán chuyển).

9. KHI VỊ ẤY ÐÃ LẤY MỘT ÍT VỊ ẤY NHAI NÓ NHIỀU ÐẾN THOẢ THÍCH (gahetvaana ta.m khaadi yaava d attha.m): Khi nó đã lấy một ít mía theo cách đã được chỉ bày bởi Trưởng lão và đã nhai ăn nhiều đến thoả thích, nó lấy một bó lớn mía và dâng nó đến Trưởng lão. Ðể giúp đỡ nó, Trưởng lão bảo nó hãy đem bó mía ấy đi đến Ve.luvana và Trưởng lão dâng bó mía ấy đến Bậc Ðạo sư. Ðức Thế Tôn cùng với chúng Tỳ kheo khi ấy ăn nó và nói lời phúc chúc. Vị Peta ấy với lòng tịnh tín ấy trong tâm, đảnh lễ Ðức Thế Tôn và ra đi. Từ đó trở đi nó ăn mía thoả thích thoải mái. Ðến đúng lúc nó chết và sanh trong cõi Ba mươi ba.

Tuy nhiên biến cố liên quan đến Ngạ quỉ này được biết rõ trong cõi nhân loại. Dân chúng đi đến Bậc Ðạo sư và hỏi ngài về biến cố ấy. Bậc Ðạo sư giải thích đầy đủ chi tiết vấn đề ấy và rồi thuyết giảng chánh Pháp. Khi họ đã nghe qua Pháp thoại này thì hội chúng ấy bèn từ bỏ bợn nhơ của lòng bỏn sẻn.

-ooOoo-

IV.6 TIỂU NHI QUỈ SỰ
(KUMAARA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Thành phố có tên là Saavatthi ". Bậc Ðạo sư khi đang ngụ ở jetavana, đã kể lại quỉ sự này, liên quan đến hai con Ngạ quỉ.

Tương truyền rằng tại Saavatthi, có hai đứa con trai của vua Kosala, cả hai đều đẹp trai và đang ở trong thời kỳ thanh xuân của cuộc đời, nhưng lại say mê với sự ngã mạn về tuổi trẻ, chúng đi đến với những người vợ của những người đàn ông khác. Khi chúng chết, chúng tái sanh làm những con Ngạ quỉ trong cái hào, và vào lúc ban đêm, chúng thường kêu than bằng tiếng kêu khủng khiếp. Khi dân chúng nghe tiếng này, họ bị khiếp đảm. Họ bố thí vật thực đến Chư Tăng có Ðức Phật dẫn đầu với ý nghĩ rằng, "khi đã hành động như vậy, điều xấu này có thể bị vơi dịu đi", và nêu lên vấn đề ấy với Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn nói rằng, "Này các Thiện tín, không có tai hoạ nào có thể đến với các nguơi do nghe tiếng kêu ấy". Và rồi Ngài nói lên những câu kệ này để giải thích nguyên nhân của nó và để thuyết pháp cho họ:

 

1. Thành phố mang tên là Saavatthi nằm ở bên sườn của dãy núi Himaalaya. Ta đã nghe rằng ở đó có hai cậu con trai của vua.

2. Say mê trong sự quyến rủ và đang tìm khoái lạc trong sự thoả mãn các căn của chúng, chúng thèm khát hạnh phúc hiện tại và không quan tâm đến tương lai.

3. Và, khi lìa bỏ kiếp người, chúng đi từ đây đến thế giới bên kia, bây giờ không được trông thấy, chúng than phiền về điều ác mà chúng đã làm trong quá khứ khi nói rằng,

4. "Dầu vật tặng và những vật thí cúng dường có nhiều, đã được sửa soạn rồi, nhưng chúng ta đã không thể làm ngay cả đến một chừng mức có giới hạn để đem lại hạnh phúc cho chúng ta.

5. Ðiều ác nào có thể lớn hơn điều ác này - khiến chúng ta rơi khỏi gia đình của vua và sanh trong cõi Ngạ quỉ, chịu đói và khát?"

6. Sau khi đã làm những người cai trị ở chỗ này, chúng không còn là những người cai trị ở chỗ kia nữa- chúng đi lang thang trong sự đói khát; Trong khi còn làm người, chúng đã từng có địa vị cao tột. Bây giờ chúng ở địa vị thấp nhất.

7. Khi sự bất lợi bắt nguồn từ sự say mê với quyền lực được nhận ra và sự say mê quyền lực này được từ bỏ, thì con người đi về thiên giới; Vào lúc thân hoại mạng chung, con người có trí tuệ như vậy sẽ sanh trong cõi Chư thiên.

 

Chú giải:

1. Ở đây TA ÐÃ NGHE RẰNG (iti me suta.m): Nghĩa là không những ta đã trông thấy điều này bằng chính tuệ nhãn của ta, mà ta cũng đã nghe rằng nó đúng như vậy qua sự hiểu biết chung của nó trong thế gian.

2. KHI TÌM KIẾM KHOÁI LẠC TRONG SỰ THOẢ MÃN NHỮNG DỤC TRẦN (kaamassaadaabhinandino) Có tánh tìm kiếm khoái lạc bằng sự thoả mãn trong những khoái lạc của các căn. CHÚNG THÈM MUỐN HẠNH PHÚC HIỆN TẠI CỦA CHÚNG (paccuppannasukhe giddhaa): Chúng khao khát, thèm muốn, chỉ hạnh phúc tạm bợ. KHÔNG QUAN TÂM ÐẾN TƯƠNG LAI (na te pasi.msu naagata.m): Chúng không nghĩ về hạnh phúc sẽ có được trong cõi Chư thiên và cõi người trong tương lai, trong thời gian sắp đến, bằng cách từ bỏ ác hạnh và thực hành thiện hạnh.

3. BÂY GIỜ CHÚNG KHÔNG ÐƯỢC TRÔNG THẤY ÐANG KÊU THAN (te' dha ghosentyadissantaa): Những Ngạ quỉ ấy mà trước kia là những đứa con trai của Ðức vua bây giờ kêu than không thể trông thấy được, chúng đang khóc than về điều gì? Ngài nói rằng. "Ðiều ác mà chúng đã làm trong quá khứ. Rồi để cho thấy bằng lối phân tích những từ về nhân và quả, lý do về sự than khóc này của chúng, những câu kệ bắt đầu bằng: "Dầu vật tặng có nhiều", được nói đến.

4. Ở đây DẦU CHO HIỆN HỮU NHIỀU (Bahuusu vata santesu) Dầu có nhiều bậc xứng đáng thọ lãnh những vật thí sẽ được tìm thấy. VÀ NHỮNG VẬT CÚNG DƯỜNG ÐÃ ÐƯỢC SOẠN SẴN (deyyadhamme upa.t.thite): Và của cải của riêng chúng mà đáng được bố thí, là những vật cúng dường đang ở trong tâm tay, nghĩa là nó có sẵn. NGAY CẢ ÐẾN MỘT CHỪNG MỨC CÓ GIỚI HẠN MÀ SẼ ÐEM LẠI HẠNH PHÚC CHO CHÚNG TA (paritta.m sukhaavaha.m): Than ôi! chúng ta đã không thể hành động để đem lại sự an toàn cho chính chúng ta, sau khi đã không làm ngay cả một việc phước nhỏ nhặt nhất mà sẽ đem lại hạnh phúc cho chúng ta trong tương lai - đây là cách nên được hiểu.

5. CÓ ÁC NGHIỆP NÀO LỚN HƠN ÁC NGHIỆP NÀY (ki.m tato paapaka.m assa): Ðiều gì khác có thể đáng khinh hơn ác nghiệp này? RẰNG CHÚNG TA ÐÁNG PHẢI RƠI KHỎI GIA ÐÌNH CỦA VUA (yan no raajakulaa cutaa): nghĩa là chúng ta đáng phải rơi khỏi gia đình của hoàng gia do bởi những ác nghiệp ấy, và bây giờ sanh trong cõi Ngạ quỉ và đi lang thang đây đó, bị đói khát và vùi dập.

6. SAU KHI ÐÃ LÀM NHỮNG NGƯỜI CAI TRỊ Ở ÐÂY (Saamino idha hutvaana): Chúng đi lang thang ở đây trong thế gian này, trong chính chỗ này, nơi mà trước kia chúng là những người cai trị, nhưng chúng không còn là những người cai trị ở đó nữa, trong chính chỗ ấy. CÓ ĐỊAVỊ CAO CẢ TRONG KHI CÒN LÀM NGƯỜI, BÂY GIỜ CHÚNG CÓ ĐỊAVỊ THẤP NHỨT (manussaa unnatonataa): Dầu chúng là những người cai trị trong lúc chúng làm người, nhưng bây giờ, sau khi chết, chúng có địa vị thấp nhất và đi lang thang trong sự đói khát do bởi những ác nghiệp của chúng - hãy xem tánh chất của luân hồi đã được giải rõ.

7. KHI ÐIỀU BẤT LỢI BẮT NGUỒN TỪ SỰ SAY MÊ VỚI QUYỀN LỰC ÐƯỢC NHẬN RA (eta.m aadiinava.m ~natvaa issaramadasambhava.m): Khi điều bất lợi, sự lỗi lầm, mà bắt nguồn từ sự say mê với quyền thế, nghĩa là khi sanh trong cõi khổ được nhận ra và sự say mê với quyền uy này được từ bỏ, những việc phước sẽ được thực hiện đến cùng. NGƯỜI TA ÐI VỀ THIÊN GIỚI (bhave saggagato naro): Vị ấy sẽ đi đến cõi trời mà thôi, đến cõi devaloka .

Khi Bậc Ðạo sư đã giải thích như vậy vấn đề về các Ngạ quỉ ấy, và khiến cho sự bố thí vật thực mà những người ấy đã làm đem hồi hướng đến những Ngạ quỉ ấy, Ngài thuyết giảng chánh pháp thích hợp với những căn tánh của hội chúng đã tụ họp ở đó. Thời pháp ấy đem lại lợi ích cho những người ấy.

-ooOoo-

pali-sans.gif (2720 bytes)


Mục lục | 1.a | 1.b | 1.c | 1.d | 2.a | 2.b | 2.c | 2.d | 2.e | 3.a | 3.b | 3.c | 4.a| 4.b | 4.c | 4.d

 


Cập nhật: 9-9-2001

Trở về mục "Kinh điển"

Đầu trang