Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
CHÚ GIẢI NGẠ QUỶ SỰ
Dịch từ Pali sang Anh Ngữ: PETER MASEFIELD
Tỳ kheo MINH HUỆ dịch Việt

[4.c]

IV.7 VƯƠNG NHI QUỈ SỰ
(RAAJAPUTTA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Những ác nghiệp được làm trong quá khứ". Bậc Ðạo sư khi đang ngụ ở Jetavana, đã kể lại quỉ sự này, liên quan đến một Peta mà đã từng làm con trai của một vị vua.

Liên quan đến điều này, ngạ quỉ kia là kẻ mà đã lâu là con trai của một vị vua tên là Kitava và cách đây đã lâu nó cũng đã xúc phạm đến một vị Phật Ðộc Giác, nên phải tái sanh trong cõi Ngạ quỉ như là một dư báo của chính nghiệp ấy; do bởi nghiệp ấy, nó đã bị nấu sôi trong địa ngục trong nhiều ngàn năm rồi, và chính nó là kẻ được nêu ra ở đầy bằng câu kệ "Vị peta ấy là kẻ đã từng làm con trai của Ðức vua.

Câu chuyện về Ngạ quỉ này đúng như câu chuyện đã được nêu ra đầy đủ chi tiết trong quỉ sự Saanuvaasi.m và do đó câu chuyên ấy nên được xem theo cùng cách như nó đã được nêu ra ở đó. Khi Trưởng lão đang giải thích vấn đề về những quyến thuộc Ngạ quỉ của vị ấy thì Bậc Ðạo sư nói rằng, "đây không chỉ là trường hợp đối với quyến thuộc của ngươi, vì ngươi cũng từng làm một Peta trong kiếp ngay trước của ngươi và đã chịu đau khổ lớn", và theo lời thỉnh cầu của vị ấy, Bậc Ðạo sư kể lại Vương nhi quỉ sự.

 

1. Kết quả của những nghiệp được làm trong quá khứ thường làm nhiễu loạn tâm; đó là sắc, thinh, hương, vị, và xúc, tất cả đều làm cho tâm hoan hỉ.

2. Khi vị ấy đã hưởng sự nhảy múa, ca hát, khoái lạc và sự vui chơi đến một giới hạn không nhỏ, vị ấy vui chơi trong vườn Ngự uyển. Khi vị ấy đi vào Gibibbaja,

3. Vị ấy trông thấy ẩn sĩ Sunetta, bậc đã nhiếp phục tự ngã và đã tập trung, thiểu dục, có sự độ lượng và thoả thích trong bất cứ cái gì phát sanh đến trong bát khất thực của Ngài.

4. Hoàng tử đi xuống khỏi lưng voi và nói rằng, "Thưa Ngài, Ngài có kiếm được cái gì không?" Khi ấy vị Sát đế lỵ giựt lấy cái bát của Ngài và đưa nó lên.

5. Rồi đập vỡ cái bát xuống đất cứng và rồi vừa đi vừa cười to, khi nói rằng, "ta là con trai của vua Kitava . Ngươi có thể làm gì được ta, hỡi con người ăn xin như ngươi?" kết quả của ác nghiệp ấy mà đứa con trai của đức vua phải lãnh chịu trong khi bị giam hãm trong địa ngục thật ác liệt.

7. Trong bốn lần tám mươi bốn Nahuta năm, kẻ làm ác ấy chịu đau đớn dữ dội trong địa ngục.

8. Nó bị nấu sôi khi nằm ngưỡng mặt lên và úp mặt xuống dưới, ở bên trái và bên phải; hai chân bị treo ngược và chỉ đứng, kẻ ngu ấy bị nấu trong một thời gian dài.

9. Trong nhiều Nahuta và trong nhiều ngàn năm nữa, kẻ làm ác ấy chịu đau khổ mãnh liệt trong địa ngục.

10. Ðó là tính khốc liệt dành cho những kẻ làm hại những kẻ vô tội. những người làm những ác nghiệp như lăng mạ một vị ẩn sĩ có tâm đạo nhiệt thành, thì phải bị nấu sôi.

11. Nó lãnh chịu nhiều đau khổ ở đó trong nhiều năm và khi nó rơi khỏi đó, nó làm một ngạ quỉ thực sự bị đói và khát.

12. Khi điều bất lợi bắt nguồn từ sự say mê với quyền lực được nhận ra và sự say mê với quyền lực này được từ bỏ, thì người ta sẽ hành động bằng cách khiêm nhường.

13. Người mà có đầy sự tôn kính đối với chư Phật thì trong chính đời sống này sẽ được khen ngợi; và vào lúc thân hoại mạng chung, con người có trí tuệ này sẽ sanh lên trong thiên giới.

 

Chú giải:

1. Ở đây, KẾT QUẢ NHỮNG NGHIỆP ÐƯỢC LÀM TRONG QUÁ KHỨ THƯỜNG CHE MỜ TÂM TRÍ (pubbe kataana.m kammaana.m vipaako matthaye mana.m): khi quả của những bất thiện nghiệp được làm trong những kiếp quá khứ sanh lên và quả của nó được thực hiện bằng thân thường làm nhiễu loạn, nó thường tràn ngập tâm của những người mà bị che mờ bởi ngu si; Chúng thường đẩy mạnh những điều may mắn của riêng chúng để lấn áp và gây ra sự rủi ro tai hoạ cho những kẻ khác - đây là ý nghĩa. Bây giờ để chứng minh sự nhiễu loạn của tâm trí này, "về sắc, thinh v.v.." Ðược nói đến. Ở đây VỀ SẮC (ruupe): nghĩa là trong vấn đề thuộc sự thấy, nghĩa là về sự đạt được như được mong muốn, về những cảnh sắc khả ái. VỀ THINH (sadde): cách giải thích như thế cũng được áp dụng đối với những cảnh này. Rồi bằng những chữ đặc biệt, Ngài giải thích vấn đề mà trong đó ngài chỉ nói một chừng mức bằng những từ chung và nói lên những câu kệ đầu bằng, "khi vị ấy đã hưởng sự múa, hát". Ðể chứng minh điều này.

2. Ở đây KHOÁI LẠC (rati.m): Dục lạc. SỰ VUI CHƠI (khidda.m): Vui chơi với những người bạn của mình v.v... Giribaja (giribbaja.m): Raajagaha

3. ẨN S~N (isi.m): vị ấy là một ẩn sĩ, bởi vì vị ấy đã nỗ lực hành theo những giới phần v.v... Và các pháp khác của những bậc trí tuệ. SUNETTA (Sunetta.m): Ðức Phật Ðộc Giác có tên ấy. ÐÃ NHIẾP PHỤC TỰ NGÃ (attadanta.m): có tâm được nhiếp phục bởi pháp nhiếp phục cao tột. ÐÃ TẬP TRUNG (saamaahita.m): đã tập trung bằng định của quả vị A la hán. THOẢ THÍCH TRONG CÁI GÌ MÀ ÐI VÀO TRONG CÁI BÁT KHẤT THỰC CỦA VỊ ẤY (u~nche pattagate rata.m): thoả thích trong, bằng lòng với, bất cứ vật thực nào mà đi vào trong cái bát khất thực của Ngài, cái mà được đặt vào trong bát của Ngài, cái được thọ lãnh khi đi khất thực để nuôi mạng.

4. VÀ NÓI RẰNG, "NGÀI CÓ KIẾM ÐƯỢC CÁI GÌ KHÔNG, THƯA NGÀI?" (laddhaa bhante ti c'abravi): vị ấy nói với mục đích đoan chắc rằng, "Ngài không kiếm được gì phải không, thưa Ngài?" ÐƯA NÓ LÊN TRÊN (ucca.m paggcayha ): đưa nó lên cao, đưa cái bát lên.

5. VÀ ÐẬP BỂ CÁI BÁT XUỐNG ÐẤT CỨNG (tha.ndile patta.m bhinditvaa): và làm bễ cái bát bằng cách ném nó xuống ở phần có đá trên mặt đất. BỎ ÐI (apakkami): bỏ đi cách một khoảng đường ngắn và khi đang đi thì nói với Ðức Phật Ðộc Giác - là người đứng nhìn với tâm bi mẫn khi nghĩ rằng, "bị che mờ bởi sự ngu si, người ấy đã tạo ra một sự bất hạnh lớn cho chính mình một cách vô cớ" - Khi nói rằng, "Ta là con trai của Ðức vua Kitava ngươi có thể làm gì được ta, hỡi người ăn xin như ngươi?"

6. ÐỘC ÁC (bharusassa): không biết thương hại. DỮ DỘI (Ka.tuko): khó chịu. Cái mà (ya.m), là kết quả mà . BỊ GIAM HÃM (Samappito): bị dính vào.

7. TRONG SÁU LẦN TÁM MƯƠI BỐN NAHUTA CỦA NĂM (chaơ eva caturaasiiti vassaani nahutaani ca): Nằm ngưỡng mặt lên trong tám mươi bốn ngàn năm; trong tự úp mặt xuống, về bên trái của vị ấy, về bên phải của vị ấy, treo chổng chân lên trời và đứng như vậy qua sáu thời kỳ mỗi thời kỳ có tám mươi bốn ngàn năm vì lý do này Ngài nói rằng, "Nó bị nấu sôi khi nằm ngưỡng mặt lên và úp mặt xuống, về bên trái và bên phải của nó, chân chổng ngược đứng như thế kẻ ngu ấy bị nấu sôi trong một thời gian dài".

9. Những năm ấy, tuy nhiên, là những Nuhuta, bởi vì về số thì chúng có nhiều do đó Ngài nói, "Nahuta " CHỊU ÐAU ÐỚN MÃNH LIỆT (bhusa.m dukkha.m nigaccit.tho): gặp phải đau đớn cùng cực. NHIỀU (puugaami): sự tập hợp của những năm. Cả nhóm từ này ở đây và nhóm từ ở trong câu kệ trước sẽ được xem là đối cách trong ý nghĩa của một thời gian liên tục.

10. NHƯ VẬY (etaadisa.m): có hình thức như vậy. TÍNH KHỐC LIỆT (ka.tuka.m): Ðau khổ cùng cực, sự mô tả này ở trung tánh cũng giống như câu "Vị ấy ngồi xuống ở một bên". (Ekamanta.m nisiidi) v.v... Có hình thức như vậy là tánh khốc liệt, là đau khổ cùng cực, dành cho những người mà làm hại những kẻ vô tội; những người làm những ác nghiệp như lăng mạ, xúc phạm một vị ẩn sĩ chân chánh thì bị nấu sôi - Ðây là nên đuợc hiểu.

11. NÓ (so): con Ngạ quỉ mà đã từng làm con trai của đức vua. Ở ÐÓ (tattha): Trong địa ngục. THỌ LÃNH (vedayitvaa): chịu. THẬT SỰ (naama): vì rõ ràng và dễ thấy. KHI NÓ CHẾT Ở ÐÓ (tato cuto): khi nó mạng chung ở địa ngục. Phần còn lại cũng y như đã được nêu ra rồi.

Như vậy bằng bài pháp thoại này, liên quan đến Ngạ quỉ mà đã từng là con trai của một vị vua, Ðức Thế Tôn đã làm xúc động những người đã hội họp ở đó, và sau đó giảng giải tứ đế và vào lúc kết thúc của thời Pháp ấy, nhiều người chứng đắc quả thánh Tu-đà-huờn v.v...

-ooOoo-

IV: 8 PHẨN THỰC QUỶ SỰ
(GUUTHAKHAADAKA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Sau khi đứng dậy khỏi nhà xí". Bậc Ðạo sư khi đang ngụ tại Jetavana, đã kể lại quỉ sự này liên quan đến một Ngạ quỉ ăn phẩn.

Tương truyền rằng trong một ngôi làng nọ không cách xa thành Saavatthi, một người đàn ông giàu có đã sai dựng lên một tịnh xá dành cho một vị Tỳ kheo mà sống nhờ vào vật thí trong gia đình của ông ta. Các vị Tỳ kheo từ nhiều vùng khác nhau thường đến và trú ngụ ở đó. Khi trông thấy các Ngài thì dân chúng, với lòng tịnh tín trong tâm, bèn dâng cúng đến các Ngài bốn món vật dụng tốt nhất. Bấy giờ vị Tỳ kheo mà sống nhờ vào vật thí của gia đình ấy không thể chịu đựng điều này và, bị chế ngự bởi lòng ganh tỵ, bèn chọc tức vị gia chủ giàu có ấy bằng cách nói cho vị gia chủ biết những lỗi lầm của những vị Tỳ kheo mà sống nhờ vào vật thí trong gia đình của ông ta, lăng mạ họ.

Rồi vị Tỳ kheo sống nhờ vào vật thí của gia đình chết và tái sanh làm một Ngạ quỉ trong nhà xí của chính tịnh xá ấy, trong khi người đàn ông giàu có chết, ông ta tái sanh làm một Ngạ quỉ ở ngay trên đầu của con ngạ quỉ kia. Khi Ðại Ðức Mahaamoggallaana trông thấy nó, Ngài bèn hỏi nó bằng câu kệ này:

 

1. "Ai mà đứng trong trạng thái khốn khổ sau khi đứng dậy khỏi nhà xí? Không nghi ngờ gì, ngươi là một kẻ làm ác - tại sao ngươi tạo ra tiếng ồn ấy".

Khi nghe qua điều này, Ngạ quỉ ấy bèn để lộ chơn tướng của mình bằng câu kệ này:

 

2. "Bạch Ngài, con là một Ngạ quỉ đã đi đến kiếp sống đau khổ trong thế giới của Yama . Sau khi đã làm ác nghiệp, con đã ra đi từ đây đến thế giới của những Ngạ quỉ".

Rồi Trưởng lão hỏi nó về nghiệp mà nó đã làm bằng câu kệ này:

 

3. "Vậy ác nghiệp nào được làm bởi ngươi bằng thân, khẩu hoặc ý? Do kết quả của ác nghiệp nào khiến ngươi bây giờ phải chịu đau khổ này?"

Rồi Ngạ quỉ ấy nói cho Trưởng lão biết về nghiệp mà nó đã làm bằng hai câu kệ này:

 

4. "Con đã từng cúng dường một người thường trú, là người có tánh ganh tỵ và bỏn sẻn, ở quanh gia đình của con; vị ấy luyến ái với gia đình của con, là người bần tiện và hay lăng mạ.

5. Khi con đã nghe điều mà vị ấy đã phải nói ra, con lăng mạ các vị Tỳ kheo - chính do kết quả của nghiệp ấy khiến con đã từ đây đến thế giới của những Ngạ quỉ".

 

Chú giải:

4. Ở đây CON ÐÃ CÓ MỘT NGƯỜI THƯỜNG TRÚ (ahu aavaasiko mayha.m): Con có một vị Tỳ kheo thường trú, trú ngụ thường xuyên trong tịnh xá mà con đã xây dựng trong chỗ ngụ của con. VỊ ẤY LUYẾN ÁI VỚI NHÀ CỦA CON (Ajjho sito mayha.m ghare): Do vì vị ấy lệ thuộc vào gia đình của con về vật thực nên vị ấy bám chắc vào nhà của con bằng sự đeo níu của ái dục.

5. VỊ ẤY (tassa): Vị Tỳ kheo mà sống nhờ vào gia đình của con về vật thí: NHỮNG VỊ TỲ KHƯU Bhikkavo = Bhikkhuu (Thể văn phạm hoán chuyển): Con chửi mắng (Paribhaasina.m): Con lăng mạ. CON ÐÃ ÐI TỪ ÐÂY ÐẾN THẾ GIỚI CỦA NHỮNG NGẠ QUỈ (petaloka.m ito gato): Bằng cách này, con đi đến cõi Ngạ quỉ con trở thành một Ngạ quỉ.

Khi nghe qua điều này, Trưởng lão bèn nói lên câu kệ này để hỏi về số phận của vị Tỳ kheo kia:

 

6. Người mà sống nhờ vào gia đình của ngươi về vật thực, là một kẻ thù mang lốt một người bạn. Con người ngu si ấy đã đi đến sanh thú nào khi thân hoại mạng chung?

 

Chú giải:

6. Ở đây TRONG LỐT CỦA MỘT NGƯỜI BẠN (Mitta va.n.nena): Bằng tướng mạo của một người bạn, cải trang làm một người bạn.

Ngạ quỉ ấy lại giải thích vấn đề ấy với Trưởng lão:

 

7. Con đang đứng ở trên đầu, ở trên đỉnh đầu của chính người làm ác nghiệp ấy. Vị ấy đã đi đến cõi kia và làm một người hầu cho riêng con.

8. Bạch Ngài, cái gì mà những người khác thải ra thì cái đó trở thành vật thực của con; Trong khi đó cái gì chính con thải ra thì Ngạ quỉ hầu ấy phải sống bằng cái đó".

 

Chú giải:

7. Ở đây CỦA CHÍNH NGƯỜI ẤY (tass'eva): Của con Ngạ quỉ mà trước kia là vị Tỳ kheo sống nhờ vào gia đình của con về vật thực. LÀ NGƯỜI ÐÃ LÀM ÁC NGHIỆP ẤY (paapakammassa): Là người có ác hạnh. CON ÐANG ÐỨNG Ở TRÊN ÐẦU, Ở TRÊN ÐỈNH (Siise ti.t.thaami matthake): Con đang đứng ở trên đầu, và bằng cách đứng như vậy, con đang đứng ngay trên chính đỉnh đầu, nghĩa là không phải ở bên trong cái đầu của hắn. ÐÃ ÐI ÐẾN CÕI BÊN KIA (paravisaya.m patto): Ðã đi đến cõi Ngạ quỉ, là cõi bên kia so với cõi người.

8. CÁI GÌ NGƯỜI KHÁC THẢI RA, BẠCH NGÀI, (ya.m bhadante hanant'a~n~ne): Cái gì những người khác thải ra ở trong nhà xí, là phẩn mà họ thải ra, bạch Ngài, thưa Ðức Ứng Cúng Mahaamoggallaana . CÁI ẤY TRỞ THÀNH VẬT THỰC CỦA CON (eta.m me hoti bhojana.m): Phẩn ấy trở thành vật thực của con ngày này qua ngày khác. CÁI GÌ CHÍNH CON THẢI RA (ya.m haanamii): Phẩn mà con cũng đã thải ra sau khi ăn phẩn trước. HẮN ÐÃ SỐNG BẰNG THỨ ẤY (eta.m so upajiivati): Ngạ quỉ trước kia là vị Tỳ kheo sống nhờ vào gia đình của con về vật thí, đã sống ngày này qua ngày khác bằng cách ăn phẩn ấy của con, nghĩa là hắn nuôi dưỡng kiếp sống của hắn bằng cách này, trong hai người này, thì người đàn ông giàu có đã lăng mạ các vị Tỳ kheo, là những bậc có hạnh kiểm tốt, khi nói rằng, "tôi hy vọng rằng, các ông phải ăn phẩn là loại vật thực mà các ông thọ hưởng"; nhưng người mà sống nhờ vào gia đình của ông ta về vật thực thì đã xúi dục người đàn ông giàu có ấy để nói theo cách ấy, do đó chính hắn nên được xem là đã lăng mạ các vị Tỳ kheo bằng cách ấy, vì lý do này nên đời sống của hắn còn tệ hơn của người kia.

Ðại Ðức Mahaamoggallaana nêu lên vấn đề với Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đè ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và, sau khi chỉ ra những qủa khổ của sự nói lăng mạ, bèn thuyết pháp đến hội chúng đã tụ họp ở đó. Thời pháp ấy đem lại lợi ích cho những người ấy.

-ooOoo-

IV.9 THỰC PHẨN QUỈ SỰ
(GUUDHAKAADAKA PETAVATTHU VA.N.NANAA):

"Sau khi đứng dậy khỏi nhà xí". Quỉ sự này được nói đến khi Bậc Ðạo sư đang ngụ tại Jetavana, liên quan đến một nữ Ngạ quỉ ăn phẩn.

Câu chuyện của nàng tương tự như câu chuyện trước. Ở đó, vì tịnh xá được dựng lên bởi nàng tín nữ ấy, nên nó đã được kể lại liên quan đến tín nữ ấy. Tuy nhiên ở đây, đó là một tín nữ - đây là sự khác biệt duy nhất. Trong phần còn lại của câu chuyện này và những câu kệ thì không có cái gì mà không có ở trong câu chuyện trước.

-ooOoo-

IV.10 QUẦN TẬP QUỈ SỰ
(GA.NA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Các ngươi trần truồng và có hình tướng xấu xí". Quỉ sự này được kể lại trong khi Bậc Ðạo sư đang ngụ ở Jetavana, liên quan đến một số đông những Ngạ quỉ.

Tương truyền rằng, tại Saavatthi có một số đông những người nọ làm thành một nhóm người không có đức tin cũng không có lòng tịnh tín, tâm của họ bị ám ảnh bởi bợn nhơ của lòng bỏn sẻn và chống lại các thiện hạnh như bố thí v.v... Chúng sống một thời gian dài và vào lúc thân hoại mạng chung, chúng tái sanh vào trong cõi Ngạ quỉ, ở gần với thành phố ấy. Bấy giờ vào một hôm nọ, khi Ðại Ðức Mahaamoggallaana đang đi đến Saavatthi để khất thực, Ngài trông thấy những Ngạ quỉ ấy trên đường đi của Ngài và hỏi chúng bằng câu kệ này:

 

1. Các ngươi trần truồng và có hình tướng thô xấu, gầy ốm với những đường gân lộ ra. Các ngươi là những người ốm yếu với những xương sườn lồi ra, bây giờ các ngươi là ai, thưa các ngài?

 

Chú giải:

1. Ở đây CÁC NGƯƠI CÓ HÌNH TƯỚNG THÔ XẤU, (dubba.n.naruupaa'tha): Các ngươi có thân hình xấu xí. Bây giờ CÁC NGƯƠI LÀ AI? (ke nu tumhe'tha): Bây giờ quả thật các ngươi có thể là ai. THƯA CÁC NGÀI (maarisaa): Ngài xưng hô với chúng như là những người ngang hàng với Ngài:

Khi chúng nghe qua điều này, thì những ngạ quỉ ấy bèn nói câu kệ này để cho biết rằng chúng là những Ngạ quỉ.

 

2. Bạch Ngài, chúng con là những ngạ quỉ, đã đi đến kiếp sống đau khổ trong thế giới của Yama. Sau khi đã làm những ác nghiệp, chúng con đã đi từ đây đến thế giới của những ngạ quỉ.

Trưởng lão lại hỏi một lần nữa về nghiệp mà chúng đã làm bằng câu kệ này:

 

3. "Vậy ác nghiệp nào được làm bởi các người bằng thân khẩu hay ý? Do quả của ác nghiệp nào khiến các ngươi phải đi từ đây đến thế giới của những Ngạ quỉ?"

Rồi chúng giải thích nghiệp mà chúng đã làm:

 

4. Ở những chỗ tắm công cộng, chúng con tìm kiếm những đồng tiền nhỏ; dầu những thí vật ở trong tầm tay nhưng chúng con không làm làm nơi nương tựa cho chính chúng con.

5. Chúng con đi đến con sông, cổ họng bị khô cháy, nhưng nó lại trở nên trống rỗng; giữa sức nóng, chúng con đi đến bóng mát nhưng nó trở nên bị thiêu đốt bởi mặt trời.

6. Và một làn gió như lửa thổi vào chúng con, đốt cháy chúng con, nhưng chúng con đáng bị điều này, bạch Ngài, và đau khổ khác còn kinh khủng hơn thế này.

7. Hơn nữa, chúng con đi dài những do tuần, bị đói và muốn vật thực, nhưng lại quay lui mà không kiếm được gì cả - phước của chúng con thật là mỏng manh.

8. Bị đói, mệt lả, lảo đảo và chìm xuống đất, chúng con nằm ngửa xoài người ra hay chúng con té ngã úp mặt xuống đất.

9. Khi chúng con té ngay chỗ ấy, lịm người xuống đất, chúng con đánh rầm những cái đầu và ngực của chúng con - quả thật phước của chúng con thật là mỏng manh.

10. nhưng chúng con đáng bị điều này, bạch Ngài, và đau khổ khác còn kinh khủng hơn thế này, vì dầu thí vật ở trong tầm tay, nhưng chúng con không làm chỗ nương tựa cho chính chúng con.

11. Rồi sau đó, khi chúng con đã ra đi khỏi đây và có được kiếp người trở lại, chúng con sẽ niềm nở, có giới đức và quyết tâm làm nhiều thiện nghiệp.

 

Chú giải:

7. Ở đây HƠN NỮA, CHÚNG CON ÐI NHIỀU DO TUẦN (api yojanaani gacchaama): Chúng con đi nhiều do tuần. Ði trong trạng thái như thế nào? BỊ ÐÓI VÀ MUỐN VẬT THỰC (chaataa aahaaragiddhino): Trong một thời gian dài chúng con bị đói, chúng con thèm muốn vật thực, khao khát nó, tuy nhiên dầu chúng con đã đi như thế, chúng con đã phải quay lại mà không kiếm được một ít vật thực nào. PHƯỚC CỦA CHÚNG CON THẬT MỎNG MANH (appapu~n~nataa): Về phước, chúng con không có, chúng con đã không làm thiện nghiệp nào.

8. CHÚNG CON NẰM NGỮA SẢI NGƯỜI RA (uttaanaa pa.tikiraama): Ðôi khi chúng con kết thúc bằng sự nằm ngửa mà xem ra tựa như tất cả tay chân của chúng con đã bị rã rời. CHÚNG CON TÉ SẤP (avakujjaa pataamase): Ðôi khi chúng con té sấp.

9. CHÚNG CON (te ca): Những người ấy trong chúng con. CHÚNG CON ÐÁNH VÀO NHAU ÐẦU VÀ NGỰC CỦA CHÚNG CON (ura.m siisa~n ca gha.t.tema) Sau khi đã té xuống, kết thúc bằng sự úp mặt và không thể đứng dậy được, chúng con chỉ đánh đầu và ngực của nhau khi chúng con quằn quại đau đớn.

Phần còn lại cũng như đã được giải thích ở trên.

Trưởng lão nêu lên vấn đề ấy với Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết pháp đến hội chúng đã hội họp ở đó. Khi nghe qua pháp thoại này mọi người đều từ bỏ bợn nhơ của lòng bỏn sẻn và thiên về thiện hạnh, thực hành những việc phước như bố thí v.v...

-ooOoo-

IV.11 HOA TỬ QUỈ SỰ
(PAA.TALIPUTTA PETAVATTHUVA.N.NANAA)

"Ngươi đã trông thấy những địa ngục và cõi súc sanh". Quỉ sự này được kể lại khi Bậc Ðạo sư đang ngụ tại Jetavana, liên quan đến một Vimaanapeta nọ.

Tương truyền rằng nhiều thương nhân mà là những dân cư của thành Saavatthi và thành Paa.taliputa đang đi bằng những chiếc thuyền đến Suva.n.nabhumi khi ấy một vị thiện nam nọ, luyến ái với một người đàn bà, bị ngã bệnh và chết. Dầu anh ta đã làm những thiện nghiệp nhưng anh ta không sanh trong cõi Devaloka mà lại sanh làm một vị Vimaanapeta ở dưới đại dương, do bởi lòng luyến ái của anh ta với người đàn bà ấy. Người đàn bà mà anh ta đã luyến ái đang trên đường đi trong chiếc thuyền đến Suv.n.nabhuumi . Bấy giờ, vị peta vì muốn bắt người đàn bà ấy, bèn ngăn chặn không cho chiếc thuyền di chuyển. Rồi những thương nhân ấy khi tự hỏi lý do gì có thể khiến cho chiếc thuyền không di chuyển, bèn chuyền quanh cái thăm mà có điềm xấu và, do bởi năng lực thần thông của phi nhân, cái thăm đến nằm với người đàn bà không dưới ba lần, chính người đàn bà mà vị ấy ái luyến. Khi trông thấy điều này thì những thương nhân thả xuống một bó tre trong biển và để người đàn bà xuống ở trên bó tre ấy, và ngay khi người đàn bà đã được để xuống thì chiếc thuyền di chuyền đi nhanh đến Suva.n.nabhuumi . Vị phi nhân dẫn người dẫn người đàn bà lên đến cung điện của vị ấy và hưởng những thú vui tình ái với nàng. Khi nàng đã trải qua một năm ở đó, nàng trở nên bất mãn và xin vị peta ấy khi nói rằng, "Chừng nào em còn sống ở đây thì em không thể hành động cho lợi ích của em ở thế giới sau. Xin hãy đưa em đến Paa.taliputta, thưa Ngài"; Khi bị nài xin như vậy bởi nàng, vị ấy bèn nói lên câu kệ này:

 

1. Nàng đã trông thấy địa ngục và cõi súc sanh, những Ngạ quỉ, những vị A tu la, cũng như người và Chư thiên; Chính nàng đã trông thấy những quả nghiệp của một người rồi. Ta sẽ đưa nàng an toàn đến Paa.taliputta . Khi nàng đã đi đến đó rồi, nàng phải làm những việc thiện.

 

Chú giải:

1. Ở đây NÀNG ÐÃ TRÔNG THẤY NHỮNG ĐỊA NGỤC (di.t.thaa tayaa nirayaa): Nàng đã trông thấy ngay cả những địa ngục riêng biệt. CÕI SÚC SANH (Tiracchaanayonii): Nàng cũng đã trông thấy những con thú có thần lực lớn như rồng và kim xí điểu v.v.. Ðây là cách nên được hiểu. NHỮNG VỊ ASURA (Asuraa): loại kaalaka~njaka của Asuraa . NHỮNG VỊ CHƯ THIÊN (devaa): Một số Chư thiên thuộc cõi của bốn vị thiên vương.: Tương truyền rằng vị ấy thường dẫn nàng đi theo vị ấy thỉnh thoảng bằng oai lực của vị ấy và đi quanh chỉ cho nàng trông thấy những địa ngục riêng biệt v.v... Vì lý do này nên vị ấy nói rằng, "Chính nàng đã trông thấy quả nghiệp của một người . Nàng đã đi đến địa ngục khác nhau v.v.. Và khi nhìn quanh nàng đã trông thấy, nàng có trông thấy, đối với chính nàng, với chính mắt của nàng, những kết quả của các nghiệp được làm bởi một người. "TA SẼ ÐƯA NÀNG AN TOÀN ÐẾN PAA.TALIPUTTA (nessaami ta.m paa.taliputta.m akkhata.m): Bây giờ ta sẽ đưa nàng đi, mà không bị làm hại, không bị làm tổn thương, đến Paataliputta trong hình tướng của con người nhưng khi nàng đi đến đó rồi, nàng phải làm những thiện nghiệp, nghĩa là vì nàng đã trông thấy bằng chính mắt của nàng những kết quả của các nghiệp thì nàng nên chuyên tâm vào thoả thích trong việc thực hành những việc phước.

Khi người đàn bà đã nghe điều mà vị ấy đã phải nói ra, nàng lấy làm hoan hỉ và nói lên câu kệ này:

 

2. ngài muốn cho tôi được tốt, hỡi yakkha, Ngài muốn cho tôi được lợi ích, Hỡi Devataa ; tôi sẽ làm điều gì mà ngài nói, Ngài là thầy của tôi. Tôi đã trông thấy những địa ngục và cõi súc sanh, những vị Peta, những vị Asura cũng như loài người và Chư thiên; Chính tôi đã trông thấy những quả nghiệp của một người. Những việc phước mà tôi quyết định sẽ làm không phải nhỏ.

Rồi vị Peta ấy dẫn người đàn bà đi xuyên qua hư không và đặt nàng ở giữa thành phố Paa.taliputta rồi ra đi. Khi những người bạn và những quyến thuộc v.v.. của nàng trông thấy nàng, thì họ vui mừng nghĩ rằng, dầu họ đã nghe trước kia rằng nàng đã bị thả vào trong biển và đã chết, tuy nhiên bây giờ nàng được trông thấy và, đầy biết ơn, đã trở về an toàn. Và họ tụ họp và hỏi nàng về biến cố. Nàng đã kể cho họ nghe mọi chuyện mà nàng đã thấy và đã trải qua, ngay từ đầu. Hơn nữa, những thương nhân mà là những dân cư của thành Saavatthi đúng lúc đã đến tại Saavatthi . Họ đi đến Bậc Ðạo sư trong thời gian thích hợp, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống ở một bên, nêu lên vấn đề với Ðức Thế Tôn. Ðức Thế Tôn lấy vấn đề ấy làm nguyên nhân cần thiết đã sanh lên và thuyết giảng Chánh Pháp cho tứ chúng. Dân chúng, đầy xúc động, trở nên thiên về những thiện nghiệp như bố thí v.v...

-ooOoo-

pali-sans.gif (2720 bytes)


Mục lục | 1.a | 1.b | 1.c | 1.d | 2.a | 2.b | 2.c | 2.d | 2.e | 3.a | 3.b | 3.c | 4.a| 4.b | 4.c | 4.d

 


Cập nhật: 9-9-2001

Trở về mục "Kinh điển"

Đầu trang