- Lịch Sử Ðức
Phật Tổ Cồ Ðàm
- Maha Thongkham Medhivongs
THIÊN THỨ MƯỜI
MỘT
THUYẾT PHÁP ÐỘ PHẬT MẪU Ở CÕI
TRỜI ÐẠO LỢI
-ooOoo-
Sau khi dùng thần thông thắng ngoại
đạo xong. Ðức Thế Tôn dùng trí tuệ quan sát coi: Thường khi chư Phật lúc
quá khứ làm những gì, ngự đi đâu sau khi thắng ngoại đạo? Ðức Thế
Tôn thấy chư Phật quá khứ sau khi thắng ngoại đạo xong, Ngài liền ngự
lên cõi trời Ðạo Lợi nhập hạ và thuyết pháp độ Phật mẫu. Pháp mà
chư Phật quá khứ thuyết ở cõi Ðạo Lợi như trào lưu chảy rất mạnh
giữa chư Thiên.
Ðức Phật mẫu có cúng dường phấn
cây trầm hương và đã có phát nguyện dưới chân đức Chánh đẳng Chánh
giác có hồng danh là Vipassi nguyện rằng: Xin cho được sanh một quí tử
là vị đại Bồ Tát và vị ấy sẽ đắc quả Chánh đẳng Chánh giác như
Ngài (đức Thế Tôn Vipassi). Hôm nay nguyện vọng của Phật mẫu đã đoạt
thành. Ðức Thế Tôn nghĩ Mẫu hậu ta là người có công ơn với ta nhiều
không chi đo lường được, khó có người phụ nữ nào can đảm hành được
như mẫu hậu ta. Khi ấy đức Thế Tôn đứng trên cây xoài tên
Gandhamànàva Ngài liền dùng chân mặt bước lên ngọn cây xoài. Khi ấy dường
như hai quả núi to nhất là Yugandha và Isinadhara nói với đức Thế Tôn rằng:
- Bạch đức Ðại giác, xin Ngài chẳng
nên nhọc sức bước đi xa, hai chúng tôi cao hơn tất cả các quả núi có
trong thế gian này, không bao giờ biết kinh sợ và rung động một oai lực
nào của ai, hôm nay chúng tôi xin chịu phục tùng dưới chân Ngài, Ngài là
người có nhiều công đức vô lượng vô biên, Ngài là đấng Giác ngộ.
Chỉ có Ngài là đấng bố thí đầu, tim, thịt, máu, vợ, con không nguyện
vọng gì hơn là độ Phật mẫu là đấng hữu ân với Ngài không biết lấy
chi đo lường được. Chúng tôi cúi xin dâng cái đầu này để làm một nấc
thang Ngài bước lên đến cõi trời Ðạo Lợi.
Khi ấy hình như hai quả núi ấy hạ
thấp xuống dưới chân đức Thế Tôn, Ngài liền bước chân trái lên hai
quả núi ấy là bước thứ nhì. Khi đức Thế Tôn sắp bước bước thứ
ba thì bỗng dưng quả núi Tu Di cúi xuống bên chân Ngài, khi Ngài để bước
thứ ba lên chót núi Tu Di thì bỗng dưng ngọn núi ấy từ từ cao lên đến
sáu mươi tám do tuần làm cho chúng sanh không còn thấy đức Thế Tôn được
nữa. Khi đức Thế Tôn dùng thần thông và ngự đi thì tất cả những người
có mặt tại nơi ấy đều thấy như đứng bên Ngài vậy.
Liền trong khi ấy đức Thế Tôn hiện
lên tại cõi trời Ðạo Lợi và ngự trên tảng đá Pandukambala là ngai
vàng của đức Ðế Thích. Hào quang của Ngài chiếu trùng cả hào quang của
chư Thiên trên cõi trời Ðạo Lợi, làm cho chư Thiên hết sức ngạc nhiên
và vô cùng trong sạch với Ngài.
Ðức Thiên Vương Ðế Thích lấy
làm hân hoan là được đức Thế Tôn ngự trên ngai của mình. Sự thật chư
Thiên không có dịp hay cơ hội nào để bố thí làm việc lành, nên khi
được dịp bố thí thì rất vui lòng, nhứt là được đức Thế Tôn hỏi
đến hay thọ những gì. Xét ra thì chúng ta làm người thật là có phước
là vì chúng ta có dịp bố thí cúng dường, thọ giới v.v... còn chư Thiên
thì không được như ta. Vì cõi trời không ai nghèo khó không có vị Ðại
Ðức nào đến khất thực vì vật thực ấy người thường như chúng ta
không dùng được, và của cải châu ngọc trên ấy không thể cho chúng ta
được. Vì chúng ta là người không xứng đáng dùng đồ ấy.
Lúc ấy đức Ðế Thích dùng thần
thông gọi chư Thiên rằng:
- Hỡi các thiện hữu đang vui chơi
trong các đền đài, ít khi nào đức Thập Lực ngự đến cõi này. Sự
thính pháp của vị Chánh đẳng Chánh giác thật là khó mà gặp được. Chúng
ta phải hằng bao nhiêu tỷ năm mới có cơ hội như ngày hôm nay, thật là
dịp may rất hiếm có. Các bạn chẳng nên dễ duôi hãy đến nghe pháp. Tạo
căn duyên lành để giải thoát. Tiếng nói của đức Thế Thích vang rền cả
cõi trời Ðạo Lợi. Chư Thiên nghe tiếng kêu gọi ấy mới hỏi nhau rằng:
- Ðức Phật là vị chiến thắng
Ngũ ma các phiền não đều bị Ngài tiêu diệt, dập tắt những nỗi uất
ức trong lòng và đã đoạt được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh
giác, Ngài đã ngự đến cõi Ðạo Lợi mà ở nơi nào bạn có biết
không?
Có vị biết nên bảo nhau rằng:
- Ngự dưới tàng cây ngọc trên tảng
đá là ngai vàng của đức Thiên vương Ðế Thích, nơi mà Ðế Thích thường
ngự đến để hội chư Thiên. Khi ấy mỗi vị chư Thiên đều mang tràng
hoa tươi đẹp đến nơi ấy để cúng dường Phật Bảo.
Khi chư Thiên hội họp lại đông
không biết bao nhiêu, đức Thế Tôn xem không thấy Phật mẫu nên Ngài mới
hỏi Thiên vương Ðế Thích rằng:
- Phật mẫu ở nơi nào Như Lai không
thấy?
Ðức Ðế Thích nghe đức Thế Tôn
phán hỏi như thế Ngài biết rằng đức Như Lai ngự đến đây cốt là để
độ Phật mẫu, vậy ta nên đi thỉnh bà đến nghe pháp. Nghĩ xong Ngài liền
đảnh lễ đức Thế Tôn, thân hành lên cõi trời Ðâu Suất, đến đền của
bà Mayà làm lễ lịnh bà xong rồi thưa rằng: Kính thưa lịnh bà, tôi xin
đem tin cho lịnh bà rõ, hiện giờ đấng cứu thế đang ngự trong cõi của
tôi, và Ngài đang chờ lịnh bà để thuyết pháp độ chúng tôi.
Khi lịnh bà Mayà nghe vậy lấy làm
hoan hỉ phán hỏi rằng:
- Nầy Thiên vương, vậy con ta tên
gì? Có thân hình đẹp như thế nào? Và đang ở trong hạng nào?
- Kính thưa lịnh bà, Thái tử là
người rất hoàn toàn cao thượng tướng hảo quang minh hơn tất cả chúng
sanh trong tam giới cả Sa môn và Bà la môn, Ngài có đặc ân cao thượng
hơn tất cả chúng sanh trong tam giới. Ngài là Thiên Nhơn Sư, Ngài có hồng
danh là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
Lịnh bà nghĩ: Vậy con ta tên là
Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tướng hảo quang minh cao hơn tất cả
nhân loại và các bực Sa môn, Bà la môn; và hôm nay có ý định thuyết pháp
độ ta. Lịnh bà lấy làm thỏa mãn là có một người con cao thượng nhứt
trong tam giới. Lịnh bà liền dẫn cả phi tần trong điện của bà ngự đến
cõi trời Ðạo Lợi. Khi đến nơi đảnh lễ đức Phật xong rồi ngồi về
hướng Ðông, bà thấy đức Phật có ba mươi hai tướng tốt tám mươi tướng
phụ hào quang chiếu sáng hơn tất cả chư Thiên các cõi đến nghe pháp,
bà phát tâm trong sạch và nghĩ: Ta là người đại phước, ta có hạnh
phúc nhứt trong tam giới mới được đứa con cao thượng đem lợi ích cao
thượng đến cho chúng sanh trong tam giới.
Ðức Thế Tôn muốn tế độ Phật
mẫu nên nghĩ rằng:
- Công ơn Phật mẫu đối với ta
cao lớn sâu rộng không chi đo lường được. Vậy ta phải dùng pháp nào tương
đối cao thượng như công đức của bà. Tạng Kinh và tạng Luật mỗi tạng
có hai muôn một ngàn pháp môn vẫn còn ít đối với công đức của Ngài.
Chỉ có Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) có bốn muôn hai ngàn pháp môn mới xứng
đáng với công đức của Ngài đối với Như Lai. Trong Abhidhamma (Vi Diệu
pháp) có bảy bộ rất là cao sâu mầu nhiệm thật mới xứng đáng với
giá sửa mà Ngài đã nuôi ta hằng bao nhiêu kiếp khi ta còn đang luân hồi.
Phàm những công đức nào cao quí phải đền lại bằng pháp cao quí.
Nghĩ xong đức Thế Tôn mới đưa
tay mặt ra về hướng Phật mẫu đang ngồi rồi nói:
- Thưa mẫu hậu, xin lịnh mẫu hậu
hãy đến gần đây để Như Lai được trả món nợ vĩ đại là sự cực
nhọc chăm nom săn sóc cho Như Lai bú mớm từ giọt sữa miếng cơm trong khi
còn luân hồi trong tam giới.
Ðức Thế Tôn bắt đầu thuyết bộ
Vi Diệu Pháp ấy chia ra làm bảy phần khác nhau, thuyết trót ba tháng hạ tại
cõi trời Ðạo Lợi. Ðức Thế Tôn độ Phật mẫu đắc được Tu-đà-huờn
quả và chư Thiên thành đạo nhiều vô số kể.
Lời Tựa | 1 | 2 | 3
| 4 | 5
| 6 | 7
| 8 | 9
| 10 | 11
| 12 | 13
| 14 | 15
| 16