Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

 

...... ... .  . .  .  .
Từ Ngữ Phật Học Việt-Anh
Ấn bản Internet 2001

MỤC LỤC

A | B | C | D | Đ | G | H | K | L | M | N
O | P | Q | R | S | T1 | T2 | U | V | X | Y | Sách tham khảo

 

LỜI GIỚI THIỆU

 Tại Việt Nam, từ nhiều năm qua, hai quyển từ vựng Phật học Anh-Việt và Việt Anh của Thượng toạ Thích Chơn Thiện và Ni sư Trí Hải được xem là các sổ tay dịch thuật hỗ trợ cho những ai thích học tập và đọc các sách Phật pháp bằng anh ngữ. Tuy nhiên, quyển đầu chỉ vỏn vẹn trên dưới 800 thuật ngữ trong khi đó quyển sau khoảng 2500 mục từ, và cả hai chỉ lưu hành nội bộ trong các trường Phật học, đặc biệt là Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam (nay đổi tên thành Học Viện Phật Giáo Việt Nam) tại TP. Hồ Chí Minh. Do đó chúng không thể đáp ứng việc tra khảo và học tập của đại đa số quần chúng yêu thích Phật pháp bằng Anh ngữ, trong và ngoài nước.

Ấn bản internet “Từ Ngữ Phật Học Việt Anh” của cư sĩ Trần Nguyên Trung, do đó, có thể được xem là quyển từ vựng Phật học Anh-Việt phong phú nhất từ trước đến giờ, chứa trên 10.000 thuật ngữ Phật học thông dụng và các danh từ riêng trong Phật giáo. Dù mang tên là từ ngữ Phật học Việt-Anh, trong nhiều mục từ, soạn giả còn kèm theo các thuật ngữ Phật học gốc bằng tiếng Sanskrit (S) và Pali (P) dưới dạng La-tinh hoá bên cạnh các thuật ngữ tương đương của tiếng Anh. Ngoài ra, đối với các thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Nhật (J), Trung Văn (C) và Tạng Văn (Tib), soạn giả cũng phụ kèm theo các thuật ngữ gốc này theo hệ thống phiên âm của T. Wade Giles. Các thuật ngữ Phật học đã được soạn giả dịch bằng một loại tiếng Anh giản dị và dễ hiểu nhưng vẫn chứa tải được nội dung Phật học của nó.

Do hạn chế về các chương trình chuyên môn cho phép đánh chữ Hánđánh Pali-Sanskrit trong văn bản tiếng Việt, ấn bản Từ Ngữ Phật Việt Anh vẫn cần được bổ sung trong tương lai, để bổ túc các dấu đặc biệt của các thuật ngữ Phật học có gốc Pali-Sanskrit và Tạng văn. Riêng các thuật ngữ Phật học Trung văn và Nhật văn cần phải được chua chữ Hán gốc vào. Trong thời gian chờ soạn giả bổ túc, ấn bản này dù sao đi nữa cũng đóng góp một phần không nhỏ cho các phiên dịch và thông dịch viên Việt Nam trong việc chuyển ngữ các thuật ngữ Phật học từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Trân trọng sự đóng góp và cống hiến của soạn giả, chúng tôi kính giới thiệu ấn bản này đến quý độc giả gần xa. Mọi góp ý để hoàn thiện ấn bản chính thức về sau, xin vui lòng gởi về soạn giả theo địa chỉ email: lantran@senet.com.au

Trân trọng

 


VÀI NÉT VỀ SOẠN GIẢ

Cư sĩ Trần Nguyên Trung, năm nay 73 tuổi, vốn là sinh viên của trường Đại Học Vạn Hạnh vào những năm 1966-68. Sau khi ra trường, dù các hạt giống Phật pháp đã nở, nhưng vì gia duyên ràng buộc và việc nước đa đoan, ông đã không thể dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu Phật học. Năm năm học tập cải tạo ở miền Bắc sau 1975 đã giúp cho ông ý thức rõ về bản chất vô thường của cuộc sống. Ông đã ngồi thiền và niệm Phật trong trại cải tạo. Sau khi định cư ở Úc vào năm 1984, ông hàn gắn đời mình với Phật pháp, tinh tấn hơn trong tu học và dành nhiều thời gian để đọc, nghiên cứu và biên soạn quyển từ ngữ này. Nay dù đã ngoài tuổi thất thập cổ lai hy ông vẫn siêng năng đọc sách và dịch các tác phẩm Phật học. Quyển sách ông đang tiến hành dịch là: Causality: The Central Philosophy of Buddhism (Nhân Quả, Triết Học Trung Tâm của Phật Giáo), luận án tiến sĩ triết học của giáo sư David J Kalupahana, do nhà xuất bản của trường đại học Hawaii ấn hành vào năm 1975.

Đạo Phật Ngày Nay

-oOo-
Đánh máy: Hải Hạnh

 


Vào mạng: 17-10-2001

Trở về mục "Tham khảo"

Đầu trang