Có câu Paali rằng:
"Kammalakkha.nobhikkhavebalo" - Này các Tỳ khưu! Kẻ si có nghiệp
là đặc tính chỉ định, chứng minh cho thấy rõ rằng nghiệp của kẻ si
ấy là sự công bố dính theo họ trong mỗi nơi.
Kẻ si tương tự với người vi phạm tội, sái với
pháp luật, phải gọi là tội nhân như vậy. Nghiệp ấy tức là phần
việc làm như đã giải nhiều lượt, nếu làm lành gọi là thiện
nghiệp, làm dữ gọi là ác nghiệp. Nghiệp sinh từ cái chi?
Sinh từ Xan tham, Sân hận, Si mê vì căn cứ vào Phật
ngôn như vầy:
"Tinimaanibhikkave! Niidaani kammaana.m samudayaaya, katamaani
tiini, lobho nidaanamkammaana.m samudayaaya, doso nidaana.mkammaana.m samudayaaya, moho
nidaanamkammaana.m samudayaa"
- Này các Tỳ khưu! Nhân sinh của nghiệp ấy có 3
thứ, như thế nào? Ba thứ ấy là:
1.- Sobha, Xan tham là nhân sinh của các nghiệp.
2.- Dosa, Sân hận là nhân sinh của các nghiệp.
3.- moha, Si mê là nhân sinh của các nghiệp.
Theo căn nghiệp([3]) đã giải
trước cho rằng: được biết rõ si do ở nhân tham, sân, si và có
đặc tính là do ác nghiệp. Làm dữ tức là làm bằng sự không
sáng trí, bằng óc si, ngu độn, thiếu sự hiểu biết.
Trong tham, sân, si, tam độc ấy, si là quan trọng nhất,
vì là nhân cho sinh tham và sân. Trong Pàli có thuyết để rằng: Cả 3
ác pháp ấy liệt vào gốc của bất thiện (Akusa.lamuu.la) nghĩa
là rễ cái của ác nghiệp. Vì tham, sân, si có trong người nào thì
làm cho người ấy không sáng trí trong pháp tiến triển([4]),
không chói lọi, không sáng trí trong pháp thoái bộ([5]),
không cho thấy rõ pháp phát đạt([6]) và
không khéo léo trong pháp thịnh và pháp suy, có nhân quả khác nhau.
Theo ý nghĩa này họ mới không sáng trí, trong sự lánh mình khỏi
pháp thoái bộ và chú tâm trong pháp tấn triển.
Đấy cũng do thế lực của tham, sân, si là nhân sinh ra
nghiệp, tức là phần việc phải làm theo thân, khẩu, ý. Không lòng
trắc ẩn đối với ai, chỉ tìm hãm hại kẻ khác, cho đến tà kiến
hiểu sai chánh pháp.
Tóm lại tham, sân, si làm cho người thành kẻ si năng
tạo nghiệp ác.
Đức Thế Tôn có giảng cho vua Pasenadikosala rằng:
"Tayo kho mahaaraaya lokassa dhammaa upapajjanti ahitaayadukkhaaya
aphaasuvihaaraaya"- Này Đại vương! Ba pháp là tham, sân, si khi
đã phát sinh đến chúng sanh thì hằng có sự bất lợi, khổ sở
và không hạnh phúc.
Người si mê hằng có khí chất xấu xí cũng vì bị
tâm hướng dẫn, trong nghiệp dữ, mới nhận lầm rằng, sự xấu ấy
có vị ngọt như mật ong. Bởi điều ác mà người đã làm chưa cho
quả trong lúc tạo nghiệp. Như kinh Paali rằng: Na hi paapa.m kaala.m
kamma.m sajjukhiraniva muccati. -- Cũng có ác nghiệp mà người si mê
đã tạo, chưa cho quả trong lúc ấy, như sữa tươi chưa biến chất
vậy.
Sữa tươi mới vắt từ vú bò, họ để trong đồ
đựng kỹ lưỡng không cho bụi rơi vào, thì chưa biến chất. Khi họ
thêm các vị vào trong đồ đựng hoặc đổi đồ đựng mới, không
sạch sẽ, sữa tươi ấy sẽ biến chất([7]) thế
nào, thì tội của nghiệp cũng thế. Khi người đang làm chưa cho quả
cũng có, lúc đã làm xong mới cho quả cũng có. Sự thực, quả
của tội có thật, song kẻ si mê không biết rằng là có, nên vui
thích làm tội.
Nghiệp lành hay dữ là người làm, chẳng nên ngờ
vực có kinh Paali rằng: "ubho pa~n~na~nca papa~nca ya.m macco kurute
idha tanhi tassa sakam hoti ta~nca aadaaya gacchati ta~ncassa anugam hoti chaayaava
anupaayini" -- Người phải chết, làm phước và làm tội cả hai
thứ để trong đời, phước và tội ấy vẫn là của người đó
thật, họ hằng đem phước và tội ấy theo phước và tội ấy hằng
dính theo họ như bóng với hình.
Chúng ta sinh ra trong đời rồi phải chết thực sự.
Nhưng cái mà dính theo mình trong khi thác tức là phước và tội
đấy. Phước và tội là tài sản dính theo mình; phước và tội của
người nào là người ấy không thể chia cho nhau được. Dù là đi
sinh trong cõi nào cũng phải thụ quả của nghiệp đã tạo để dành
theo căn bản Paali rằng: "Yatthassu attabhaaro nibbattati tattha ta.m
kamma.m vipaccati "
Cá tính của con người, có tham, sân, si là chủ, sinh
trong nơi nào, nghiệp ấy hằng cho quả trong nơi đó. Nghiệp cho quả
trong nơi nào thì thụ quả của nghiệp trong nơi ấy, nghĩa là sinh trong
xác thân hiện hữu hoặc nối tiếp theo.
Lệ thường giống còn tốt chưa hư thối mà người
gieo trong ruộâng phì nhiêu, có mưa xuống nhằm mùa tiết, giống đã
gieo ấy hằng nở mộng, đâm chồi như thế nào, nghiệp mà người ta
đã tạo cũng như thế ấy.
Khi chúng ta chưa diệt được nhân đến đâu quả của
nghiệp cũng phải có đến đó.
Cớ ấy Đức Thế Tôn mới công bố rằng:
"Sace bhaayatha dukkhassa sace vo dukkhapappiya.m maa katha
paapaka.m kamma.m kariissatha karotha vaa navo dukkhaa samutyatthi upecceti
palaayata.m"
"Nếu các ngươi sợ khổ, nếu khổ là nơi không
vừa lòng các ngươi, các ngươi đừng tạo ác nghiệp cả trong nơi
khuất lấp và trong nơi sáng tỏ. Nếu các ngươi đã làm hay đang làm
ác nghiệp, ngươi sẽ không khỏi khổ được đâu, dù bay trốn cũng
chẳng khỏi."
Trong kinh kosalasaưyuttaayyikaa-suutra, Đức Thế Tôn
có thuyết rằng: "Sabbe sattaa marissanti maranantamhi jivita.m
yatthaakamma.m-gamisanti. Pu~n~napaapaphaluupagaa nirayam paapaakammantaa ca sugatin".
"Tất cả chúng sinh đều phải chết, vì cuối cùng
của sinh mệnh là chết. Họ sẽ thụ quả phước, tội y theo nghiệp.
Người làm tội phải đi xuống địa ngục, kẻ tạo phước được
lên nhàn cảnh."
chú thích: khi chúng ta đã học hỏi phước và tội
rồi, nên học hỏi về căn nguyên tự nhiên tiếp theo, vì phần đông
chúng ta còn câu nệ các pháp rằng, ta, người, chúng ta, họ, tìm
không thấy tiếng gọi chúng sinh, chúng sinh ấy là cái chi?
Đức Thế Tôn có thuyết rằng: Yaathaa hi a.tgasambhaaraa
hoti saddo ratho iti eva.m khandhesu santesu hoti sattoti sammati -- Vì tập họp
nhiều phần vào cùng nhau nên mới được gọi tiếng "Xe" như
thế nào, thì khi ngũ uẩn tồn tại gọi danh là chúng sinh cùng hiện
có như thế ấy.
Lệ thường gọi là "xe" ấy, nếu phân tách
mỗi loại ra rồi thì chỉ gọi riêng là thùng, bánh, gọng v.v.
Tiếng kêu xe, xe ấy cũng không có thế nào thì chúng
sinh cũng vậy. Nếu chia: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, rời ra thì
tiếng gọi là Người, Thú, chúng ta, họ cũng chẳng có; nhưng nếu
Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hợp lại với nhau mới gọi là Ngũ
uẩn. Vô minh, ái dục, thụ và nghiệp đều là nguyên nhân gây
dựng sự sinh ra, như thợ mộc ráp các bộ phận: cột, kèo, đòn tay
cho thành nhà vậy.
Theo ý nghĩa đây, mới chỉ danh ngũ uẩn là chúng sinh:
xương là cột, ái dục là thợ mộc, là nguồn sinh sản. Cho thấy rõ
rệt là thân hình có dây buộc tức là gân nhỏ lớn, có thịt,
máu là vật làm cho lem luốt, có da như y, là vật bao thân, là nơi
dựa vào của sự già và sự chết. Khi ngũ uẩn còn mạnh khỏe thì
ta gọi là chúng sinh và chỉ danh là người ấy, thú ấy.
Sự rõ rệt của ngũ uẩn chỉ được tồn tại một
thời gian rất ngắn ngủi, sống lâu lắm đến 100 năm là cùng. Ví
như hạt giống đã gieo xuống ruộng, dựa vào vị của đất và nhựa
trong hạt giống mà nảy nở; nếu tách nhựa trong hạt giống ra, không
cho hợp vào với đất,hạt giống ấy cũng không sao đâm mầm
được. Theo tiếng gọi chúng sinh, khi ngũ uẩn tách rời ra giờ nào,
thì khi ấy sự hiểu biết là chúng sinh cũng tiêu tan, mà ta gọi là
chết. Như kinh Paali rằng:
Yathaa hi a~n~natara.m biija.m khette vutta.m viruuhati
pathaviirasa~nca aagamma sincha~nca taduubhaya.m eva.m khandhaa ca dhaatuyo cha ca
aayatamaa ime hetu.m paticca sambhuutaa hetubhanga nirujjhare
- Một loại giống nào mà họ gieo nảy mộng rồi, hằng
đâm chồi được do vị của đất và nhựa trong giống hỗn hợp với
nhau như thế nào thì những ngũ uẩn, lục nhập, hai yếu tố ấy cậy
nhờ vào nhân mới nở mộng được. Khi đã tách riêng ra rồi thì
tiêu tan.
Cũng như chúng ta, khi còn sinh mệnh hằng khác nhau do
dân tộc, tiếng nói, màu da, tư dung, hình thể bên ngoài và tâm
trạng bên trong do hạnh kiểm, đạo đức và do nghiệp phân hạng
người khác nhau nữa. Có kẻ sang người hèn, kẻ cao người thấp,
giàu nghèo, thạnh suy, xinh đẹp, xấu xa, ngu dốt, thông minh, nhã nhặn,
thô lỗ, người hèn, kẻ dữ v.v.
Đấy là định luật tự nhiên, chúng ta tạo lành sẽ
được vui, làm dữ sẽ mang khổ. Như có châm ngôn: Người tạo tội
hằng lo nghĩ, buồn rầu trong hai cõi, nghĩa là buồn rầu trong hiện
tại, lo nghĩ buồn rầu sau khi chết. Trong hiện tại thì buồn rầu, lo
nghĩ ta đã làm việc ác rồi sẽ đi đến khổ cảnh, nên càng buồn,
lo nghĩ thêm.
Trái lại, kẻ làm lành sẽ đến nhàn cảnh, tức là
kẻ gặp vui, hạnh phúc, dù trong lúc bổ túc thiện pháp cũng phát
tâm ưa thích rằng, tự mình được bổ khuyết điều phải dù trong
hiện tại cũng đã bổ sung rồi, vẫn có tâm hoan hỉ nhớ đến trong
giờ nào thì vui tươi, sung sướng trong giờ ấy, càng nghĩ đến tâm
càng thỏa mãn, thích thú. Như người bộ hành có đủ đồ cần
dùng, khỏi bận lòng lo ngại vì sự thiếu thốn. Người chỉ làm
lành, hằng được vui: "Người đã bổ sung phước dành sẳn rồi
hằng vui thích trong cả hai cõi, tức là vui thích trong hiện tại, khi
bỏ cõi này, nghĩ ta đã bổ sung phước để dành đi đến nhàn cảnh
rồi nên càng vui thích bội phần".
Dẫn tích: Nandiya Upaasakaa
Trong Pháp Cú Kinh có ghi rằng: Thuở đấng Giáo chủ
ngự nơi rừng Isipatananigadaayavana (vườn Lộc Giã) có một thanh
niên ở trong kinh đô Baaraanaasii tên là Nandiya, phát tâm
tín ngưỡng. Nandiya là con có hiếu, phú túc là người hộ Tăng.
Đến tuổi thanh niên, mẹ cha chàng cưới nàng Revadii, con nhà
chú cho chàng. Nhưng nàng Revadii không tín ngưỡng Phật giáo,
không bố thí, không trì giới, nên chàng Nandiya không hài lòng. Mẹ
chàng bèn khuyên bảo nàng Revadii rằng:
- Con ôi! Con nên xếp đặt chỗ ngồi cho chư Tăng trong
nhà này, khi chư Tăng đến, con hãy lấy bát, hãy thỉnh các Ngài an
vị, hãy dâng nước, các Ngài thọ thực xong, con hãy lấy bát đem
rửa. Khi con đã làm được như vạäy, con sẽ là nơi vừa lòng của
Nandiya.
Nàng Revadii tuân theo lời dạy. Cha mẹ chàng bèn
sắm sanh lễ vạät cưới nàng Revadì về cho chàng. Chàng mới
bảo nàng Revadii rằng:
- Nếu em biết phụng sựï Chư Tăng và phụng thờ song
thân của anh, em sẽ ở được trong nhà này. Em hãy cẩn thận.
Nàng phụng mệnh rồi giả bộ làm như có đức tin
thành kính Chư Tăng và cha me chồng cho đến khi sinh được hai trai.
Không bao lâu cha mẹ Nandiya qua đời cả. Từ đấy tất cả công
việc nhỏ lớn trong nhà đều về một tay nàng Revadì đảm nhiệm. Kề
từ ngày mẹ cha tạ thế, chàng Nandiya trở thành chủ thí đến
kẻ nghèo hèn, đói khó và các bộ hành v.v. Khi Nandiya được
nghe pháp của đấng Giáo chủ, thấy quả báo cùng sự dâng chỗ ngụ
nên tạo nhà phước thí, bốn phòng trong gian lam rừng vườn Lộäc
Giã, có cả vậät dụng (bàn, ghế, giường). Trong lúc dâng chỗ
ngụ, chàng trai tăng đến Chư Tăng có Đức Phật tọa chủ và có
dâng nước biếu đến Đức Như Lai, đồng thời giọt nước biếu
nhỏ xuống tay Đấng Giáo Chủ thì điện trời bằng bảy báu gồm có
ngọc nữ hiện ra rõ rệt rộng 12 do tuần, cao 100 do tuần, trên Đạo
lợi thiên cung.
Ngày nọ Đức Mục Kiền Liên lên Trời, được đến
gần điện ngọc ấy. Ngài hỏi Chư Thiên nữ đến lễ bái Ngài
rằng:
- Điện trời gồm có nàng ngọc nữ, phát sanh dành
cho ai?
- Bạch Ngài, ông Nandiya, tạo phước xá dâng đến
Đấng Giáo chủ tại rừng Lộc Giã. Điện này phát sinh dành cho ông
Nandiya.
Các ngọc nữ bạch nữa rằng:
- Chúng tôi ngụ trong nơi đây đều nguyện sẽ là vợ
ông Nandiya, nên chi khi không trông thấy mặt ông Nandiya thì
rất bất mãn. Sự bỏ tài sản ở nhân gian rồi lên hưởng hạnh
phúc trời ví như đập bỏ nồi đất, cầm lấy nồi vàng như vậy.
Cầu Ngài thuật lại cho ông Nandiya về nơi đây với.
Khi Đức Mục Kiền Liên trở về cõi người rồi
đến hầu Phật và bạch rằng:
- Hạnh phúc thiên thượng hiện ra đến người tạo
việc lành còn sinh tồn trong nhân gian chăng, bạch Phật?
Phật đáp:
- Này Mục Kiền Liên! Hạnh phúc thiên thượng phát
sanh đến Nandiya, người đã tự thấy rồi, phải chăng? Cớ sao
còn hỏi Như Lai?
-Bạch Phật như vậy sao?
Đức Thế Tôn thuyết tiếp rằng:
- Này Mục Kiền Liên! Sao ngươi nói thế. Kẻ nào
đứng tại cửa nhà được thấy con hoặc thân quyến đã vắng mặt
từ lâu, nay trở về liền tức tốc về nhà cho hay người tên ấy
về rồi. Các thân bằng, quyến thuộc đều vui mừng thỏa mãn, vội
vàng đến đón rước, hỏi han rằng: "Anh, chú v.v. về nhỉ? "
thế nào thì Chư Thiên cũng cầm hoa và mười quà biếu của trời
chờ nghinh tiếp người nữ hay người nam đã tạo việc lành để
trong đời này vậy. Khi bỏ cõi này rồi đi đến thiên giới. Ngài
bèn đọc kệ ngôn rằng: "Cirappavaasii purisa.m" dịch là:
các thân quyến, bậu bạn hằng rất hoan hỉ với người đã vắng
mặt lâu ngày, được trở về với vẻ đầy hạnh phúc thế nào
thì các phước cũng đón tiếp có nghi lễ, người đã được tạo
phước để dành, lìa cõi này đi đến cõi khác như vậy.
Tích cận sự nam Nandiya đây chỉ cho thấy rằng
những phước thiện mà người đã tạo trong đời hằng cho quả
xứng đáng phi thường.
Trong chú giải có nói rằng: Cận sự nam Nandiya
được nghe chuyện ấy, càng làm phước thập phần.
Khi chàng cận sự nam Nandiya ra khỏi nhà vì việc
thương mãi có dặn nàng Revadii rằng:
- Nàng không nên cẩu thả trong việc cúng dường đến
Chư Tăng, bố thí vật dụng đến kẻ nghèo khó.
Nàng Revadii tuân theo. Chàng Nandiya đi đến
nơi nào cũng dâng cúng đến Chư Sư và hàng ăn xin.
Những bậc hết lậu phiền não từ nơi xa đến cũng
tới tụ thí của nam Nandiya.
Phần nàng Revadii , khi cận sự nam Nandiya đi rồi,
nàng bố thí hai, ba ngày mà thôi ngưng bố thí đến kẻ ăn mày. Chỉ
còn cúng dâng đến các Tỳ khưu, dù như vậy, nàng Revadii cũng
biếu vật hèn không xứng đáng. Nàng Revadii bưng thực phẩm
để bát mà nàng dùng rồi còn dư. Nàng đổ bỏ rải rác trong nơi
Chư Tỳ khưu thọ thực, rồi nói với người khác rằng:
- Các ông, bà xem sự hành vi của các thầy Sa môn
như vậy, các Ngài đổ bỏ những vật mà người cúng bằng đức
tin.
Khi cận sự nam Nandiya trở về, được hiểu
điều ấy, bèn đuổi nàng Revadii . Sáng sớm Y làm đại thí
đến Chư Tăng, có Phật tọa chủ, và để bát mỗi ngày, cùng chia
sớt vật dụng đến người đói khát. Chỉ cho nàng Revadii y
phục và thực phẩm mà thôi. Sau rồi cận sự nam Nandiya thác
được sanh trong điện của mình tại Đạo lợi thiên cung.
Phần nàng Revadii ngưng sự bố thí, trở lại
khiển trách chư Tăng rằng: "Tôi bị thất lợi danh cũng do các
thầy Sa môn".
Thấy vậy vị Đại Thiên Vương Vesava.na dạy hai
quỷ Dạ xoa rằng:
- Hai ngươi hãy trải đi công bố([8])
cho chúng dân trong thành Baaranaasii được nghe rằng:
"Trong ngày thứ 7 (kể từ đây) nàng Revadì sẽ bị bắt sống đem
bỏ trong địa ngục". Chúng dân được nghe câu chuyện ấy phát
tâm kinh sợ.
Phần nàng Revadii lên ở trên tầng lầu đóng
cửa trốn. Vừa đến ngày thứ 7, Đức Vesava.na sai hai quỷ Dạ
xoa mặt đỏ, râu đỏ, có hình dáng đáng ghê tởm, lòi nanh, ăn
máu, nước da đỏ như ngọn lửa, thật đáng sợ hành phạt Revadii
, bảo nói với nàng rằng:
- Revadì, người hạ tiện hãy đứng dậy, rồi áp
phục([9]), nắm hai tay nàng kéo lôi đi trên
không trung cho đại chúng thấy đầy đủ. Quỷ Dạ xoa đem nàng lên
Đạo lợi thiên cung cho nàng thấy cung điện và tài sản của cận
sự nam Nandiya rồi dẫn trở lại gần địa ngục tùy thuộc đại địa
ngục.
Trong khi nàng Revadii được thấy cung điện nguy nga,
lộng lẫy của cận sự nam Nandiya mới hỏi rằng:
- Cung điện có hào quang như mặt chói lọi, đầy đủ
Chư Thiên, là cung điện của ai?
Hai quỷ Dạ xoa đáp:
- Của ông Nandiya trước kia ngụ tại thành Baaraanaasii.
Nói xong hai Dạ xoa biến mất.
Trong ngày ấy, nàng Revadii gặp bọn quỷ sứ đến
bắt nàng liệng trong địa ngục. Nàng hỏi địa ngục này là gì?
Quỷ sứ đáp:
- Địa ngục này sâu 100 lần bề cao của người.
Người phải chịu khổ trong địa ngục này đến sáu muôn năm".
Nàng Revadii bèn hỏi:
- Tôi phạm tội gì mà phải bị hình phạt trong địa
ngục này?
Quỷ sứ đáp:
- Ngươi ngược đãi và phao vu các vị Sa môn và kẻ
ăn xin, ngươi đã làm tội ấy, nay phải chịu khổ trong địa ngục đến
sáu muôn năm.
Nàng Revadii nói:
- Khi nào tôi được trở về cõi người tôi sẽ bố
thí, trì giới, trồng cây cho người nghỉ mát, đắp đường; thí
nước trì bát quan trai giới.
Xong quỷ sứ bèn liệng nàng trong địa ngục phẩn. Nàng
Revadii mới thốt lời rằng:
- Khi trước tôi là kẻ keo kiết, chửi mắng các vị Sa
môn, Bà-la-môn và dối chồng nên bị đọa trong địa ngục này.
Về ý nghĩa mà Đức Phật thuyết về những thân
bằng, quyến thuộc hằng vui thích khi gặp người đã lìa nhau từ lâu,
nay được trở về được hạnh phúc thế nào thì các phước cũng
đón rước người được làm phước để dành như vậy. Người đi
từ cõi này đến cõi khác, ví như là bà con tiếp rước bà con
về đến như vậy. Đây là điều nên tưởng nhớ rằng tội phước
mà mình đã tạo, hằng chờ đón rước mình trong kiếp sau. Người
tạo phước chẳng nên ngã lòng nghĩ phước mà mình đã làm sẽ
tiêu tan. Vì phước ấy sẽ chờ rước ta trong kiếp sau. Tội cũng
chờ đón ta giống như vậy. Kẻ làm tội, chẳng nên vui thích rằng
làm tội rồi thì thôi, không phải chịu khổ. Vì tội không bao giờ
tiêu tan, hằng chờ đón người tạo, giống như phước vậy. Chỉ
khác nhau cách tiếp rước mà thôi. Nghĩa là cách đón người làm
tội là điều buộc trói gông xiềng, đâm chém, thiêu đốt v.v. Phần
người tạo phước được mười quà biếu là:
1.- Tuổi trời.
2.- Sắc trời.
3.- Hạnh phúc trời.
4.- Tước vị trời.
5.- Sự cao cả.
6.- Thân trời.
7.- Tiếng trời.
8.- Mùi trời.
9.- Vị trời.
10. -Xúc trời.
Nghĩa là người đã tạo phước để dành rồi hằng
được hưởng dụng tài sản trên cõi trời, có khi tài sản trời
phát sanh trước (như có cung điện, ngọc nữ của Nandiya) nhưng
phần nhiều tài sản ấy hiện ra trong lúc người tạo phước được
lên trời.
Giải: Tuổi trời: lâu hơn tuổi người, 50 năm trong
cõi người là một ngày một đêm trên cõi trời Tứ đại thiên
vương. Ở cõi này tuổi thọ 500 năm bằng chín triệu năm ở cõi
người (9.000.000 năm). Một trăm năm ở cõi người là một ngày
một đêm trên Đạo lợi thiên; ở cõi này 100 tuổi thọ bằng ba
mươi sáu triệu năm (36.000.000 năm) ở cõi người.
Sắc trời: màu sắc thân thể nghĩa là thân thể có
màu sắc rất đẹp, có hào quang chiếu diệu.
Hạnh phúc trời: thân tâm rất vui sướng, không có
khổ sở, buồn rầu, lo sợ, như trong nhân gian.
Tước vị trời: tước phong và ngôi vị nghĩa là có
kẻ tùy thuộc 100, 1.000 người mãi mãi.
Sự cao cả: sự cao quí không giảm bớt, trú vững
một mực cho đến hết tuổi trời.
Thân trời: thân mình, thân thể không biết già,
không biết bịnh, không biết gầy ốm, không biết biến dịch, lúc mới
sanh ra như thế nào vẫn như thế ấy cho đến ngày chết.
Tiếng trời: tiếng dịu dàng, du dương, êm tai.
Mùi trời: mùi thơm ngát, thơm nức.
Vị trời: các món ăn quí, cao lương, mỹ vị.
Xúc trời: các vật dụng chỗ ở êm dịu, mềm mại.
Tích hai vợ chồng Nandiya đây chỉ cho thấy rõ
rằng: Cận sự nam Nandiya tạo phước nên hằng hân hoan trong cõi
này, thác rồi cũng thường vui thích. Vui thích trong cả hai cõi, vì
thấy tâm trong sạch của chính mình, rồi càng thỏa thích.
Trái lại, như vợ chàng là nàng Revadii hay làm
tội nên hằng phải khổ sở trong đời này, chết rồi càng khổ
sở, vì nàng thấy nghiệp xấu của chính nàng, rồi càng ưu sầu rên
rĩ.
- ([1]) Tín hiệu: hiệu riêng để làm tin với nhau.
- ([2]) Si nhân: người đần độn, ngu.
- ([3]) Căn nghiệp: gốc rễ sinh ra nghiệp báo.
- ([4]) Tiến triển: tiến tới mở mang.
- ([5]) Thoái bộ: lùi bước.
- ([6]) Phát đạt: tiến bộ.
- ([7]) Biến chất: thay đổi chất thiệt.
- ([8]) Công bố: nói chung cho mọi người biết.
- ([9]) Áp phục: lấy sức mạnh để chế ngự kẻ khác.
Lời nói đầu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18