Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Triết Lý về Nghiệp
Hòa thượng Hộ Tông

Thiên XVIII
KHU VỰC TÁI SINH

Khu vực là pháp tuyệt diệu lên cao từng bậc của tâm vương và tâm sở, dịch theo thể tự([1]) là hạng hay cấp bực có bốn là:

1- Kaamaavacarabhuumi: là bậc tâm vương và tâm sở của phàm nhân vì còn đề cập đến phiền não dục và vật dụng là đối tượng, như những kẻ còn vừa lòng, vui thích trong sắc, thinh, hương, vị, xúc v.v.

2- Ruupaavacarabhuumi: là bậc tâm vương và tâm sở của người đắc thiền hữu sắc đã vượt qua cõi dục có sắc là đối tượng, hay nói cho dễ hiểu, là hạng người đắc sơ thiền, nhị thiền v.v.

3- Aruupaavacarabhuumi: là bậc tâm vương và tâm sở của người đắc vô biên thiên thức, vô biên thiền, vô hữu thiền và phi phi tưởng thiền (1 trong 4 thiền vô sắc) bậc Này đã thoát khỏi sắc pháp, có vô sắc pháp là đối tượng.

4- Lokuttabhuumi: là bậc tâm vương và tâm sở của thánh nhân đã thoát ly được giới hạn của đời.

Nhưng trong Vi diệu pháp Paali trang 25 chia Bhuumi ra làm bốn giống nhau, trừ, lấy thánh vực ra rồi thêm Apaayabhuumi([2]) (Khổ vực) vào như vầy:

Tattha apayaabhuumi kaamasugatibhuumi, ruupaavacarabhuumi, aruupaavacarabhuumi ceti catasso bhuumiyo naamaataasu nirayo tiracchaanayoni pettivisayo asurakaayo ceti paayabhuumi catubbidhaa hoti.

Manussa caatummahaarajkaa tavatinsa yaamaa tisitaa nimmaanaratii paranimmitavasavattii cetii kaamasugatibhaami sattavidhaa hoti. Saa panaayani ekaadasavidhapi kaamavacarabhaamicceva sa.ngaha.m gacchaati.

Brahmapaarisajjaa brahmaputohitaa mahaabrahmaa ca pathamajjhaabhuumi, parittaabhaa appamaanaabhaa aakassaraa ca dutiyajjhaanabhuumi, parittasubhaa appamaanasubhaa subhaki.nhaa ca taliyajjhaanabhuumi, vehapphaalaa asa~n~nasattaa suddhaavaasaa ca cuttutthajjhaanabhuumi, ceti ruupaavacarabhuumi solaasavidhaa hoti.

Avihaa otappaa sudassaa sudassi akani.t.thaa ceti suddhaavasabhuumi pa~ncavidhaa hoti.

Akaasaana~ncaayatanabhuumi vi~n~na.na~ncaayatanabhuumi aki~ncaa~n~naayatanabhuumi nevasa~n~naanaasa~n~naayatanabhuumi ceti aruupaabhuumi cutubbidhaa hoti.

Dịch 4 khu vực là:

1- Apaayabhuumi: Khổ vực([3])
2- Kaamasugatibhuumi: Hạnh phúc trong dục vực.
3- Ruupaavacarabhuumi : Tâm trải đi trong sắc vực.
4- Aruupaavacarabhuumi: Tâm trải đi trong vô sắc vực.

Trong những khu vực ấy, khổ vực có bốn là:

1- Naraka : Địa ngục.
2- Tiracchaanaagoni: Cầm thú vực.
3- Petavisaya: Ngạ quỉ vực.
4- Asurakaaya: A-tu-la hội.

Kaamasugati có 7 là:

1. Người.
2. Tứ đại Thiên vương([4])
3. Đạo lợi thiên([5])
4. Dạ ma thiên([6])
5. Đẩu xuất đà([7])
6. Hóa lạc thiên([8])
7. Tha hóa tự tại thiên([9])

Hai khu vực đã giải trên (4 khổ vực+7 hạnh phúc dục vực) (thường kể vào trong dục vực) (cõi dục).

Tâm trải đi trong sắc vực có 16 là:

1.-Brahmapaarisajjaa : Phạm hộ thiên([10])
2.-Brahmapurahibha : Phạm cố thiên vấn([11]) Thuộc về Sơ thiền
3.-Mahaabrahma : Đại Phạm thiên([12])
4.-Parittabhaa : Thiếu quang thiên([13])
5.-Appamaanaabhaa : Vô lượng quang thiên([14]) Thuộc về Nhị thiền
6.-Abhassaraa : Quang âm thiên([15])
7.- Parittasubhaa : Thiếu tịnh thiên([16]) Thuộc
8.- Aappamaa.nasubhaa : Vô lượng tịnh thiên([17]) về Tam thiền
9.- Subhaki.nhaa : Biến tịnh thiên([18])
10.- Vehapphalaa : Quán quả thiên([19])
11.- Asa~n~nisatta : Vô tưởng thiên([20])
12.- Avihaa : Vô phiền thiên([21])
13.- Atappaa : Vô nhiệt thiên([22]) Thuộc về Tứ thiền
14.- Sudassa : Thiện hiện thiên([23])
15.- Sudassii: Thiện kiến thiên([24])
16.- Akani.t.thà : Vô thiển thiên([25])

Từ số 12 đến số 16 là Suddhaavaasabhuumi nhưng cũng liệt vào tứ thiền (cõi mà các bậc A na hàm trú ngụ)

Aruupaabhuumi: vô sắc vực có 4 là:

1.- Aakaasaana~ncaayataa: Không vô biên thiền.
2.- Vi~n~naana~ncaayatana:Thức vô biên thiền
3.- Aaki~nca~n~nayatana:Vô hữu sở thiền.
4.- Nevasa~n~naanaasa~n~naayatana: Phi phi tưởng thiền.

Cộng tất cả là:

Apaayabhuumi: Khổ vực -- 4
Kaamaasujatibhuumi: Hạnh phúc dục vực -- 7
Ruupaavacarabhuumi: Phạm thiên trải đi trong sắc vực -- 16
Aruupaabhuumi: Phạm thiên trải đi trong vô sắc vực -- 4

Tổng cộng thành 31 vực

Trong 31 vực có thánh nhân sinh chăng? Hay là chỉ có phàm nhân mà thôi?

Paali trong Vi Diệu Pháp đáp rằng:

Puthujanaaa labhanti
Suddhavaasu sabbathaa
Sotaapannaa ca sakidaa
Gaamino caapi puggalaa
Ariyaa no palabbhanti
Asa~n~naapaayabhumisu
Sesa.t.thaanesu labbhanti ariyanariyaapi

Phàm nhân: 1
Đức Tu đà huờn: 1
Đức Tư đà hàm: 1

Cả 3 hạng người này hằng không sinh trong Suddhaavaasabhuumi (ngũ tịnh phạm vực). Tám bậc thánh nhân cũng không sinh trong vô tưởng chúng sinh vực (Asa~n~niisatvaabhaami) và trong 4 Apaayabhaami (khổ vực).

Cả Đức Thánh nhân và không phải Bậc Thánh nhân hằng sinh trong 21 vực còn lại.

Trong Vi diệu pháp Paali trang số 26 có đề cập đến sự tái sanh như vầy:

Apaayapatisandhi kaamasugatipa.tisandhi ruupaavacara-pa.tisandhi aruuvacarapa.tisandhi ceti catubbidhaa pa.tisandhi naama. Tatha akusalavit vipaakapekkhaasahagata santiirana.m apaayabhuumiya.m okantikkhanepa tisandhi hutvaa tato para.m bhava.nga.mhutvaa bhaga.ngapariyosaane cavana.m hutvaa vocehijjhati ayamekaa apaayapa.tisa.ndhi naama.

Tái sinh có 4 là:

1.- Apaayapatisa.ndhi: Tái sinh trong khổ vực.
2.- Kaamasugatipa.tisa.ndhi: Tái sinh trong hạnh phúc dục vực.
3.- Ruupaavacarapatisa.ndhi: tái sinh trong sắc vực.
4.- Aruupaavacarapatisa.ndhi: tái sinh trong vô sắc vực.

Trong 4 loại ấy, tâm Akusalavipaakaupekkhaasantiira.na (quả của tâm xả tìm tòi, tái sinh). Trong lúc chưa xuống khổ vực, tiếp theo đó là trong nơi cuối, tiềm thức (Bhaganga) là Javana (tốc lực) sinh rồi diệt. Đấy liệt vào Apaayapatisa.ndhi (khổ vực tái sinh).

Tâm xả của thiện quả tìm tòi hằng sinh trong dục hạnh phúc vực, tức là cõi người, là người bệnh tật như mù (từ khi sinh). Trong Tứ đại thiên vương vực, dành cho hạng Atula như chư Thiên, do sự tái sinh, tiềm thức tử rồi diệt.

Tiếng Paatisa.ndhi trong Vi Diệu Pháp mong mỏi đến tâm cho chúng sinh sanh và chia theo 4 vực như vầy:

1)- apaayapatisa.ndhi là tâm cho sanh trong khổ vực, tâm này là ác quả xả tìm tòi.

2)- Kaamasugatipa.tisa.ndhi là tâm cho thụ sinh trong hạnh phúc dục vực, tâm ấy là Kusalavipaakupekkhaasantiira.na (thiện quả tâm xả tìm tòi và Mahàvipàka 8 tâm đại quả thành 9 tâm).

3)- Ruupaavacarapatisa.ndhi là 5 tâm cho thụ sinh trong 16 sắc giới. Đây là Ruupaavacaravipaaka (5 quả tâm trải đi trong sắc giới).

4)- Aruupaavacarapatisa.ndhi là 4 làm cho thụ sinh trong Arùpabrahma (vô sắc Phạm thiên vực) 4 tâm là Aruupaavacaravipaaka (vô sắc quả tâm trải đi trong vô sắc giới).

Tổng cộng thành 19 tâm là:

apaayapatisa.ndhi : tâm tái sinh trong khổ cảnh --1
Kaamasugatipa.tisa.ndhi : tâm tái sinh trong hạnh phúc dục vực -- 9
Ruupaavacarapatisa.ndhi : tâm tái sinh trong sắc giới -- 5
Aruupaavacarapatisa.ndhi: tâm tái sinh trong vô sắc giới -- 4

Tổng cộng thành19

Khi đã giải về pa.tisa.ndhi (tái sinh) rồi trong Vi Diệu Pháp có thuyết về tuổi thọ của chúng sinh trong các vực, như vầy:

Tesu catunna.m apayaana.m manussaana.m vinipaatikaa-suraana~nca aayuppamaa.naga.nanaaya niyamo natthi:

Trong chúng sinh gồm có tâm tái sinh như đã giải dành cho 4 chúng sinh trong khổ vực, người và thú không xác định tuổi thọ.

Tuổi trong hạng khổ vực và người không quyết định chắc được sự chết. Có loại sống lâu, hay chết non. Nghiệp là chủ, nghĩa là còn nghiệp đến đâu thì chúng sinh còn sống chịu quả của nghiệp đến đó. Có hạng thụ quả của nghiệp 7 ngày, vừa hết nghiệp thì chết (như nàng mallikaa hoàng hậu). Có hạng thụ quả của nghiệp dữ đến trọn A tăng kỳ kiếp (như Đề Bà Đạt Đa).

Có Pàli như vầy:

Yo ciira.m jiivati so vassasata.m jiivati appa.m va bhiyyo vaa du.tiyampi vassasata.m na paapu.nati:

Người nào trường thọ, người ấy sống được 100 năm hoặc ít hơn 100 năm, nhưng không đến 200 năm, như vậy.

Câu ấy cho biết rằng không có sự quyết định cái chết rằng: người đến tuổi chừng ấy phải chết.

Caatummahaaraajikaana.m pana devana.m nibbaani pa~ncavassasataani aayuppamaanam manussagananaaya navutivassasatasahassappamaana.m hoti.

Tato catugu.na.m taavatinsaana.m

Tato catugu.na.m yaamaana.m

Tato catugu.na.m tusitaana.m

Tato catugu.na.m nimmaanaratina.m

Tato catugu.na.m paranimmitavasavatina.m navasata.n-cekaviisa vassaana.m kotiyo tathaa vassasatasahassaani satthi~nca vasavattisu (Paali Vi Diệu Pháp).

Về Chư Thiên cõi Tứ đại thiên vương có 500 tuổi. Nếu đếm theo tuổi người là 9.000.000 năm (chín triệu năm).

Về Chư Thiên cõi Đạo lợi, nhơn với 4 :9.000.000 X 4 = 36.000.000

Về Chư Thiên cõi Dạ ma là: 36.000.000 X 4 = 144.000.000

Về Chư Thiên cõi Đâu suất đà là: 144.000.000 X 4 = 576.000.000

Về Chư Thiên cõi Hóa lạc thiên là :

576.000.000 X 4 = 2.304.000.000

Về Chư Thiên cõi Tha hóa tự tại là:

2.304.000.000 X 4 = 9.216.000.000

Theo thứ tự như vậy.

Trong Vi Diệu Pháp chú giải có thuyết rằng:

50 năm ở cõi người bằng 1 ngày một đêm ở cõi Tứ đại thiên vương.

1.5001 tháng

27.0001 tháng

9.000.000500 năm

Đếm năm trời:

Cõi: Năm

Tứ đại Thiên vương: 500 năm

Đạo lợi thiên: 10.000 năm

Dạ ma thiên: 20.000 năm

Đâu xuất đà thiên: 4.000 năm

Hóa lạc thiên: 8.000 năm

Tha hóa tự tại thiên: 16.000 năm

Tuổi trong hữu sắc Phạm thiên:

1- Brahma parisajjaa :có tuổi 1 phần 3 của kiếp.
2- Brahmapurahita : nửa kiếp
3- Mahaabrahma: 1 kiếp
4- Parittabhaa: 2 kiếp
5- Appama.naabhaa: 4 kiếp
6- Abhassaraa: có tuổi của 8 kiếp
7- Parittasubhaa: 16 kiếp
8- Appama.naasubhaa: 32 kiếp
9- Subhaki.nhaa: 64 kiếp
10- Vehapphalaa: 300 kiếp
11- Asa~n~nisatvaa: 500 kiếp
12- Arihaa: 1.000 kiếp
13- Atappaa: 2.000 kiếp
14- Sudassaa: 4.000 kiếp
15- Sudassii: 8.000 kiếp
16- Akanniitthaa: 16.000 kiếp
17- Aakaasaana~ncaayatana: có tuổi của 21.000 kiếp
18- vi~n~naana~ncaayatana: 40.000 kiếp
19- Aaki~nca~n~nayataca: 60.000 kiếp
20- nevasa~n~naanaa~n~nayatana: 884.000 kiếp

PHẦN KẾT LUẬN

Vấn đề nghiệp đã giải vừa thích đáng rồi.

Đây là phần kết luận để chư độc giả được xét nghiệm cho vừa với sự phán đoán của mình rằng:

Triết lý về "Nghiệp" đây có xứng đáng đến sự tín ngưỡng chăng? Điều khuyên để tự mình xét ấy là căn bản của Phật giáo. Bởi Phật giáo dành phần cho ta chủ quyền ngẫm nghĩ kỹ càng vấn đề nghiệp bằng cách sáng trí rồi nhận thức theo chân lý, không cho kẻ khác chi phối trong sự quyết định.

Nghiệp là căn bản, là giai đoạn đầu tiên có quan hệ trọng yếu đến sự tồn tại của sinh mệnh. Nếu ta hiểu lầm và không tin tưởng thì là mối hại vô cùng nguy hiểm, khiến ta thực hành theo sở kiến ái dục rồi phải trầm luân khổ hãi.

Phật giáo dạy nghiệp hướng về nhân quả, căn cứ vào: "Có nhân tất có quả"; "Hết nhân cũng dứt quả" và biểu thị rằng: "Nghiệp tức là sự hành vi, động tác của chính mình nghĩa là không thừa nhận có kẻ khác xen vào trong sự tạo nghiệp của người. Như những quan niệm có giảng chung để trong Thiên II và III.

Phật giáo cũng có phân nghiệp một cách tinh tế thành 12 thứ (xem Thiên IV).

Để điều tra cho thấy rằng: Nghiệp cho quả hiển nhiên. Ta hiểu được bằng cách thí dụ theo điều chế định, là có sự động tác tất có sự phản ứng tương phản nhau (xem Thiên V). Nên điều tra sự tác nghiệp rằng: Ta căn cứ vào cái chi mới biết được thế nào là lành nên hành sao là dữ phải lánh? Điều này rất quan trọng. Vì thế thường, hay hành theo sự hiểu riêng của mình, nên chi đời mới băn khoăn, lo sợ mỗi ngày. Trong Thiên VI có dạy, phải tra xét tìm tòi sự thật rằng nghiệp như thế này có hại đến mình chăng? Hoặc có hại đến kẻ khác chăng?

Bởi sự tạo nghiệp trong các tôn giáo khác phần nhiều sai hẳn với luật nhân quả (xem Thiên VII). Trong Thiên VIII có chỉ dẫn rằng: người như thế nào cũng do là nghiệp, không phải vì dòng dõi huyết thống.

Phần đông mong tạo nghiệp lành, hy vọng được lên nhàn cảnh, không ai cầu xuống ác đạo. Nhưng có phương pháp nào hộ trợ, nâng đỡ cho chừa bỏ được nghiệp ác và chỉ tạo việc lành mãi mãi chăng? Đức Thế Tôn có thuyết để trong Thiên IX và X.

Chúng sinh hằng tìm hạnh phúc theo lòng băn khoăn, lo lắng mới chịu những phiền não khó khăn liên tiếp. Đức Chánh đẳng, Chánh giác mới phát biểu sự tạo "4 nghiệp" như vầy:

1)- Có nghiệp cho vui trong hiện tại song cho khổ tiếp theo.
2)- Có nghiệp cho khổ trong hiện tại, cho khổ liên tiếp.
3)- Có nghiệp cho khổ trong hiện tại, nhưng cho vui về sau.
4)- Có nghiệp cho vui cả trong hiện tại và trong tương lai.

Nền tảng này là trọng yếu cho sự tạo nghiệp bằng nước tâm nhẫn nại, và từ bi để hưởng hạnh phúc về sau. (xem Thiên XI và XII). Khi đã tạo nghiệp nào, nghiệp ấy sẽ cho quả đến ta.

Nghiệp lành có danh rõ rệt là người tốt; nghiệp dữ cũng có danh rõ rệt là kẻ hạ tiện.

Quả của pháp và bất hợp pháp chẳng đồng. Ta phải chọn lấy bằng cách nào?

Trong nơi cuối, giải về dây xích của nhân và quả cho hiểu rõ pháp xoay tròn trong nẻo luân hồi, gồm có tâm sở, vực (cõi, tái sinh). Theo ý nghĩa đây mong rằng vấn đề "triết lý về nghiệp" sẽ đem lại nhiều lợi ích đến chư quý độc giả. Muốn tu dưỡng([26]) và tiến hành vững bước trên đường giải thoát, điều cần thiết trước tiên, phải tin tưởng, đem lòng chắc đặt vào nghiệp là có sự ngưỡng mộ, kiên cố trong lý nhân quả([27]) như thế mới mau đạt đến mục đích cứu cánh, thoát ly được sinh tử luân hồi, theo 12 năng lực dưới đây:

Sự tín ngưỡng thuyết nhân quả là phần đầu tiên của 12 năng lực là:

1.- Saddhaa jaato upasa.nkamati: Người có đức tin hằng vào tìm bậc trí tuệ.

2.- Upasa.nkamatvaa payiruupaasati: Đã vào tìm rồi hằng ngồi gần.

3.- Payiruupaasanto sota.modahati: Khi được ngồi gần hằng lóng tai.

4.- Ohitasoto dhamma.m su.naati: Đã lóng tai rồi hằng nghe pháp.

5.- Sutvaa dhamma.m dhaareti: Nghe rồi hằng ghi nhớ pháp.

6.- Dhatana.m dhammaana.m upararikkati: Khi đã ghi nhớ pháp rồi hằng xác định ý nghĩa.

7.- Attham upaparikkhato nijjaana.m khamanti: Khi đã xác định ý nghĩa rồi, các pháp hằng đáng đến sự điều tra.

8.- Dhammanijjhaanakkhantiyaa dhantojaayatido: Sự điều tra pháp ấy, tâm thỏa mãn sẽ phát sinh.

9.- Chanda jaate ussaahati: Khi đã phát sinh sự thỏa mãn thì chăm chỉ, cần mẫn.

10.-Ussahitvaa tulayati: Khi đã chuyên cần rồi hằng đắn đo cân nhắc.

11.-Tulayitvaa padahati: Đã cân nhắc rồi hằng cố gắng để đạt mục đích.

12.-Pahitatto samaano kaayena ceva paramatthasacca.m sacchikaroti pa~n~naaya ta.m pativijjha passati: Khi đã cố gắng đạt mục đích rồi hằng làm cho thấy rõ pháp diệu đế bằng thân, hằng quán triệt, pháp diệu đế bằng trí tuệ.


([1]) Thể tự: Ruupaasabda: hình thể của chữ.

([2] ) Khổ vực: nơi khổ cảnh.

([3]) Vực: cõi.

([4]) Chỗ ngụ của 4 Đại Thiên Vương.

([5]) Chỗ sinh, chỗ ngụ của 33 người đã tạo phước chung cùng nhau.

([6]) Hạng có đầy đủ hạnh phúc.

([7]) Hạng vui mừng hớn hở.

8]) Biến hóa theo mong muốn.

([9]) Chư thiên khác biến hóa theo sở thích.

([10]) Phạm thiên tầng này là hộ tống của đại Phạm thiên.

([11]) Phạm thiên tầng này là cố vấn của đại Phạm thiên .

([12]) Đại phạm thiên có sắc đẹp và trường thọ.

([13]) Có hào quang ít.

([14]) Có hào quang vô lượng.

([15]) Có hào quang tía ra như ngọn lửa.

([16]) Có sự tốt đẹp ít.

([17]) Có sự tốt đẹp vô lượng.

([18]) Có sự tốt đẹp do nhiều hào quang, như tia sáng của vàng ròng mênh mông.

([19]) Có quả.

([20]) Không tư tưởng.

([21]) Không tiêu tan hạnh phúc của mình.

([22]) Không làm cho người nào nóng nảy.

([23]) Có sắc đẹp cực kỳ.

([24]) Có kiến thức chân chánh tốt đẹp.

([25]) Có đầy đủ tín ngưỡng và tài sản.

([26]) Tu dưỡng: dùng công phu mà trau dồi tâm tánh.

([27]) Lý nhân quả: ta phải tin nhân, tin quả, tin nghiệp là của mình, tin sự giác ngộ của Phật.


Lời nói đầu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18

 


Cập nhật: 1-4-2001

Trở về mục "Đức Phật và Phật pháp"

Đầu trang