Trong thiên này, giải về "Dây
xích của nhân và quả" một cách vi tế để nhận định sự luân
hồi.
Tại sao chúng ta lại nhận định điều này?
Xin đem lời của một triết học gia người Pháp, chép
dưới đây cho chúng ta dò xét trước, như vầy:
Tất cả những gì đã có đều là quả của nhân
trước gây nên, quả hiện tại trở thành nhân của quả tương lai,
liên tiếp. Nếu thấy sự quy định ấy như nó đàn áp phải thực
hành theo trong đời; xây dựng cho có giáo lý về vấn đề
"Thuyết thập nhị duyên khởi" gọi là dây xích của nhân và
quả.
pháp đầu tiên của dây xích này là nguồn gốc của
tất cả cái có sinh mệnh tức vô minh (không biết); pháp cuối cùng
là sự khổ. Điều quy định này giúp cho chúng ta được vừa lòng
với nguyên nhân của sự có, sự tồn tại và nghiệp (động tác
và phản ứng) đã sắp đặt căn bản của sinh mệnh hiện tại của
chúng ta.
Theo đây, chúng ta vừa thấy được những lợiï ích
của việc quan sát "Thuyết thập nhị duyên khởi" hay dây xích
của nhân và quả là có cái chi chi rồi.
Trong kinh sa.myuttanikaaya nidanaavagga có giải về
thuyết Thập nhị duyên khởi rằng:
Vô minh là nhân sinh hành, hành là nhân sinh thức,
thức là nhân sinh danh sắc, danh sắc là nhân sinh lục nhập, lục
nhập là nhân sinh xúc, xúc là nhân sinh thọ, thọ là nhân sinh ái,
ái là nhân sinh thủ, thủ là nhân sinh hữu, hữu là nhân sinh ra
sanh, sanh là nhân sinh ra lão, tử v.v. buồn rầu, than van, khổ sở,
nhớ tiếc, đau đớn v.v.
Những tập khổ sinh ra theo ý nghĩa ấy, lại có giảng
rằng:
1.- Lão tử vì có sanh
2.- Sanh có vì hữu
3.- Hữu có vì thủ
4.- Thủ có vì ái
5.- Ái có vì thọ
6.- Thọ có vì xúc
7.- Xúc có vì lục nhập
8.- Lục nhập có vì danh sắc
9.- Danh sắc có vì thức
10.- Thức có vì hành
11.- Hành có vì vô minh.
Ý nghĩa đầu tiên tìm quả phía sau gọi là thuận
chiều. Ý nghĩa sau tìm nhân phía trước gọi là ngược chiều.
Những lý thuyết đây một phần gọi là khởi phiên([1]) (samudayavaara) Một phần nữa, giải tiếp là
phần thứ hai theo thuận chiều và ngược chiều (anuloma và pa.tiloma)
như đã giải trên gọi là diệt phiên([2]) (nirodhavaara).
Khởi phiên là phần sinh, diệt phiên là phần dập tắt. Góp cả hai
phần gọi là thuyết Thập nhị duyên khởi (pa.ticcasamupaada).
Phần thứ hai có thuyết như vầy:
1.- avijjaa: Vô minh diệt Hành mới diệt .
2.- sankhaara: Hành diệt Thức mới diệt.
3.- vi~n~naara: Thức diệt Danh Sắc mới diệt.
4.- naamaruupa: Danh Sắc diệt Lục nhập mới diệt.
5.- sa.laayatana: Lục nhập diệt Xúc mới diệt.
6.- phassa: Xúc diệt Thọ mới diệt.
7.- vedanaa: Thọ diệt Ái mới diệt.
8.- ta.nhaa: Ái diệt Thủ mới diệt.
9.- upaadaana: Thủ diệt Hữu mới diệt.
10.- phaba: Hữu diệt Sanh mới diệt.
11.- jati: Sanh diệt Lão tử, buồn rầu, than van, khổ sở, nhớ
tiếc, đau đớn mới diệt.
Tất cả tập khổ bị dập tắt theo ý nghĩa như thế gọi
là thuận chiều (Anuloma) vì đi tìm nhân phía sau. Một ý nghĩa
nữa thuyết để như vầy:
1.- Lão tử diệt vì Sanh diệt.
2.- Sanh diệt vì Hữu diệt.
3.- Hữu diệt vì Thủ diệt.
4.- Thủ diệt vì Ái diệt.
5.- Ái diệt vì Thọ diệt.
6.- Thọ diệt vì Xúc diệt.
7.- Xúc diệt vì Lục nhập diệt.
8.- Lục nhập diệt vì Danh sắc diệt.
9.- Danh sắc diệt vì Thức diệt.
10.- Thức diệt vì Hành diệt.
11.- Hành diệt vì Vô minh diệt.
Như vậy gọi là ngược chiều vì đi tìm nhân phía
trước.
Theo lịch sử: Thuở Đức Thế Tôn vừa giác ngộ,
Ngài quan sát thuyết "Thập nhị duyên khởi" Này rồi Ngài
mới tuyên bố rằng:
Yadaa have paatubhavanti dhammaa aataapino ~nayato brahma.nassa
atthassa ka.nkhaa vapayanti sabbaa yato pajaanaati sahetudhamma.m
- Lúc nào các pháp rõ rệt đến Bà-la-môn, người
cố nhìn chăm chăm lúc ấy tất cả điều ngờ vực của Bà-la-môn
ấy dứt rồi, vì được thấu triệt pháp nương lẫn nhau.
Yadaa have paatubhavanti dhammaa aattaa pino ~naayato brahma.nassa
atthassa ka.nkhaa vapayanti yato khaya.m paccayaana.m avedi.
- Khi nào các pháp rõ rệt đến Bà-la-môn, người
cố nhìn chòng chọc, khi ấy các ngờ vực của Bà-la-môn ấy hằng
diệt tuyệt, do sự hiểu biết dứt duyên.
Yadaa have paatubhavanti dhammaa aattaapino ~naayato brahma.nassa
vidhuupaya.m titthati maarasena.m suurova obhaasayamantalikkha.m
- Khi nào các pháp rõ rệt đến Bà-la-môn, người
cố nhìn chăm chăm, khi ấy Bà-la-môn ấy hằng được trừ diệt Ma
vương cùng quân ma và được chói lọi, rạng ngời như mặt trời
chiếu diệu giữa không trung vậy.
paccayaakaa dịch là trạng thái của duyên khởi
nối liền nhau và pa.ticcasamupada([3]) dịch là pháp
sanh vì nương vào lẫn nhau (có ý nghĩa giống nhau).
Thuyết thập nhị duyên khởi chia làm 4 loại là:
1.- Liệt vào tiva.t.ta tam luân.
2.- Liệt vào nhân quả.
3.- Liệt vào đại khái.
4.- Liệt vào sự liên kết([4]).
Liệt thuyết Thập nhị duyên khởi vào tam luân như
vầy:
1.- Vô minh, ái dục, thủ là phiền não luân.
2.- Hành là nghiệp luân.
3.- Thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, hữu, sanh, lão, tử, buồn
rầu, than van, khổ sở, nhớ tiếc, đau đớn là kết quả luân.
Luân này là tái sinh luân xoay tìm trong cõi luân hồi,
khi có phiền não là nhân cho tạo nghiệp, nghiệp ban cho quả, quả này
thành nhân, nhân tạo nghiệp nữa, luân chuyển nhau mãi.
Liệt thuyết Thập nhị duyên khởi vào nhân quả, nghĩa
là kể vào 4 loại là:
a.- Atiitahetu : Quá khứ nhân.
b.- Paccuppannaphala: Hiện tại quả.
c.- Paccuppannahetu: Hiện tại nhân.
d.- Anaagataphala: Tương lai quả.
- Quá khứ quả tức là Vô minh và Hành.
- Hiện tại quả tức là Thức, Danh sắc, Lục nhập,
Xúc và Thọ.
- Hiện tại nhân, tức là Ái và Thủ.
-Tương lai quả, tức là Sanh và Lão; tử với các
nổi khổ dựa vào sanh.
Liệt vào đại khái nhất là: quá khứ kể vào đại
khái, hoặc rút ngắn lại theo 3 thời là: quá khứ, hiện tại và
tương lai.
Liệt vào liên kết chia ra làm 3 là:
a.- Liên kết trong khoảng quá khứ nhân, và hiện tại
quả, là một liên kết, gọi là "nhân quả liên kết" nghĩa
là kết liền nhân với quả.
b.- Liên kết trong khoảng hiện tại quả và hiện tại
nhân, là một liên kết gọi là "quả nhân liên kết" nghĩa
là kết liền quả với nhân.
c.- Liên kết trong khoảng hiện tại nhân với tương lai
quả là một liên kết gọi là "nhân quả liên kết" nghĩa là
kết liền nhân với quả.
Tiếp theo đây, giải về đặc tính của những pháp ấy
là:
avijjaa: Vô minh là không hiểu rõ 8 điều là:
1.- Không hiểu rõ cái khổ.
2.- Không hiểu rõ cái nhân sinh khổ.
3.- Không hiểu rõ sự diệt khổ.
4.- Không hiểu rõ đạo diệt khổ.
5.- Không hiểu rõ quá khứ.
6.- Không hiểu rõ tương lai.
7.- Không hiểu rõ cả quá khứ và tương lai.
8.- Không hiểu rõ thuyết thập nhị duyên khởi.
sankhaara: Hành là abhisankhaara tức là 3 nhân
tạo tác là:
1.- Pu~n~naabhisa'nkhaara : tạo phước.
2.- apu~n~naabhisa'nkhaara: tạo tội.
3.- ane~njaabhisa'nkhara: tạo bất động tức là kiên cố (về chư
Phạm thiên sắc giới và vô sắc giới) do thế lực bát thiền.
ane~njaa dịch là bất độâng tức là im lặng,
không cảm động, vững bền. Trong kantarasuutra và trong dvedhavitaka
suutra chỉ về tứ thiền. Như vậy thì pu~n~naabhisa'nkhaara chỉ về
kusalavitaka([5]) apu~n~naabhi sa'nkhaara là akusalavitaka([6]). Trong nơi đây chỉ giải về 4 thiền vô sắc gồm có
4 thiền hữu sắc vào trong pu~n~naabhisa'nkhaara như phước trong cõi
dục giới. Tiếng sa'nkhaara dịch là pháp mà duyên khởi tạo ra
nghĩa là cái có nhân gây nên, như thân thể, người, nhà v.v. đây
là sa'nkhaara phần quả. Nếu dịch sa'nkhaara là pháp mà
người tạo ra tức là nghiệp phân hạng chúng sinh tách ra cho khác
nhau, là sa'nkhaara phần nhân. Hoặc nói một cách khác, pháp
phải hành là quả. Người tạo là nhân.
Tất cả những pháp ấy gọi là sa'nkhaaravi~n~naa'na:
Thức nghĩa là 6 thức:
1.- Sự nhận biết hướng mắt.
2.- Sự nhận biết hướng tai.
3.- Sự nhận biết hướng mũi.
4.- Sự nhận biết hướng lưỡi.
5.- Sự nhận biết hướng thân.
6.- Sự nhận biết tâm.
Gộp lại là lối đi của thức.
naamaruupa: Danh sắc là bốn tình trạng của người
chủ trì thân thể tức là thức, thọ, tưởng, hành, với sắc tức
là tứ đại và sắc nương vào tứ đại([7]) (upadaanaruupa).
salayatana: Lục nhập là sáu giác quan, nơi giao
thông của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm. Sáu nơi đây gọi là
giác quan, vì là nơi nối liền của cảnh tương bên ngoài.
phassa: Xúc là trạng thái đụng chạm của 3 loại:
1)- Lục nhập nội([8]).
2)- Lục nhập ngoại([9]).
3)- Thức (sự nhận biết).
Nếu không đủ ba loại ấy cũng không gọi là xúc,
như cục gạch đụng nhau, vì cục gạch không có thức.
vedanaa: Thọ là sự hưởng thụ, đối tượng là
tình trạng nhận biết hơn thức, tức là nhận thức được một trong
ba điều là:
1.- Nhận biết vui.
2.- Nhận biết khổ.
3.- Nhận biết không vui không khổ.
ta.nhaa: Ái là sự mong mỏi, thèm khát bằng thế
lực của ba ái dục là:
1.- kamata.nhaa: Ái dục trong cõi dục.
2.- bhavata.nhaa: Ái dục trong cõi Phạm thiên hữu sắc hay sự
được sự có.
3.- vibhavata.nhaa: Ái dục trong cõi vô sắc.
upadana: Thủ là giữ lấy theo thế lực ái dục.
bhaba: Hữu là sự có, sự được theo thế lực
của thủ.
chú giải: Trên đây cũng vừa thấy được đặc tính
của các pháp ấy.
Tiếp theo, giải về thuyết "Thập nhị duyên
khởi" theo trong Thanh Tịnh Kinh (visuddhimagga) rằng:
avijjaa: tức là si mê, là duyên sanh hành, tức
là thiện tâm và bất thiện tâm. Hành là duyên sanh thức tức là
thức đi tái sinh (pa.tisandhivi~n~naaa.na). Thức tức là duyên sanh
Danh Sắc.
Danh sắc tức là duyên sanh Xúc, nhất là nhân xúc.
Xúc là duyên sanh Thọ (vui khổ) vui thích, buồn rầu và xả.
Thọ là duyên sanh Ái; Ái là duyên sanh Thủ có nhiều
mãnh lực. Thủ là duyên sanh Hữu (kaamabhala). Nghiệp sanh ra
chúng sinh trong các cõi và upapattibhaba ngũ uẩn sanh từ nghiệp.
Hữu là duyên đưa đến sự sanh. Sanh là duyên đưa đến lão tử,
buồn rầu, than van khổ sở v.v.
Toát yếu rằng: Các điều dơ bẩn hằng phát sanh đến
người gồm có "avijjaanusaya" (Vô minh thụy miên)([10]): Còn ngủ ngầm trong tâm đến đâu thì các thống
khổ nhất là phiền não cũng vẫn có đến đó. Khi đã bị phiền
não, buồn rầu đè nén rồi, người hằng lầm lạc trong đối tượng
trong chúng sinh, trong cõi và trong người. Nếu đã lầm lạc như thế
đến đâu, thì là cơ hội cho vô minh nảy ra đến đó.
Lại nhất là phiền não, buồn rầu, sinh tức là dục
lậu phiền não([11]) trong lúc người chia lìa khỏi
vật dục và phiền não dục. Ngoài ra, các lậu phiền não tức tà
kiến lậu phiền não([12]) và hữu lậu phiền não([13]) cũng hằng nảy nở theo sự buồn rầu, than van, đau
đớn, khổ sở giống nhau.
Chư thiên là hạng đầy đủ hạnh phúc trong các thiên
cung, nếu không được nghe pháp của Đức Thế Tôn cũng còn kinh
hãi, lo lắng, phát động tâm, khi năm điềm chết hiện ra, đồng
thời sự thưởng thức([14]) mãnh liệt do tình dục
thương tiếc trong thiên giới là ngũ uẩn sinh từ nghiệp ấy, lúc
đó hữu lậu phiền não, vô minh phiền não cũng phát theo. Vì thế
sự buồn rầu, than van khổ sở v.v. mới là duyên sanh đến vô minh
như vậy.
Vô minh là chủ của 3 luân (tivatta): Nghiệp luân (kammava.t.ta)
kết quả luân (vipakava.t.ta). Khi vô minh sinh ra theo đối tượng
tiếp xúc và nảy nở do lậu phiền não, buồn rầu v.v. và vô minh
thụy miên chưa bỏ được. Các vô minh ấy là asa'nnahetu([15]) là chủ cho luân pháp([16]) (vattadhamma)
phát lên. Khi các luân phát sanh rồi buộc rịt kẻ si để trong nẽo
luân hồi, bao kín chung quanh bằng những khổ sở, đau đớn, buồn
rầu, than van cho đến khi cắt đứt được vô minh bằng A-la-hán đạo
mới thoát khỏi ba luân ấy.
Thí dụ: Trong thời gian chưa đoạn tuyệt vô minh ví như
người nắm cổ rắn độc, tất bị đuôi và mình nó quấn chung quanh
cánh tay người nắm; trong lúc đoạn tuyệt được vô minh ví như cắt
được đầu rắn rồi.
Thuyết Thập nhị duyên khởi là bánh xe tái sinh (bhavaccakka)
trong các cõi không rõ rệt như kinh Paali: anamataggoyam sa'nsaaro
"luân hồi" ấy có thủy chung không rõ rệt dù ai tìm tòi
chứng minh cũng không gặp. Trong thuyết Thập nhị duyên khởi này có
chia làm hai:
1.- muula: (căn)([17]) và ba addhaa
(khoảng).
2.- (Căn) là:
a)- avijjaa: vô minh.
b)- tanhaa: ái dục.
3.- addha: (khoảng) là:
1/- atiita-addhaa = khoảng quá khứ.
2/- paccuppanna-addhaa = khoảng hiện tại.
3/- Aanagata-addhaø = khoảng tương lai.
atiita-addhaa: là Vô minh và Hành.
paccuppanna-addhaa: là Thức, Danh, Sắc, Lục nhập, Xúc,
Thọ, Ái, Thủ, Hữu.
anaagata-addhaa: là Sanh, Lão, Tử.
Giải rằng: luân hồi có hai, do thế lực của hai căn
là:
1.- Vô minh, Ái, Thủ, Hữu, Thức, Danh sắc, Lục nhập,
Xúc, Thọ gọi là Căn Vô minh.
2.- Ái dục, Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Thủ,
Hữu, Sanh, Lão, Tử gọi là Căn Ái dục.
Cả hai xa luân tái sinh (bhavacakka) ấy:
a)- Về căn vô minh, Đức Thế Tôn thuyết theo thế
lực của tà kiến, nghĩa là người có khí chất nặng, thiên về tà
kiến.
b)- Về ái dục Đức Thế Tôn thuyết theo thế lực của chúng sinh
thiên về ái dục nghĩa là có khí chất nặng thiên về ái dục. Về
căn vô minh thuyết theo thế lực vô minh tà kiến. Vô minh căn thuyết
minh cái quả của nhân chưa dứt, là cái quả còn tái sinh để rút
lui đoạn kiến (ucchadadi.t.thi).
Về căn ái dục, Đức Thế Tôn thuyết chỉ cho thấy
rõ lão, tử của chúng sinh sanh ra để cởi mở thường kiến (sassatadi.t.thi).
Về căn vô minh, Đức Thế Tôn thuyết theo thứ tự
của hành, thức, danh, sắc, lục nhập của chúng sinh thuộc về thai
sanh.
Trong Thanh Tịnh Kinh có giải rằng: thuyết Thập nhị duyên
khởi gồm có bốn uyên thâm([18]) là:
1.- atthagambhira: Nghĩa uyên thâm
2.- dhammagambhira: Pháp uyên thâm
3.- desanagambhira: Thuyết uyên thâm
4.- pativedhagambhira: Hành uyên thâm
1/- Ý nghĩa uyên thâm là sự giác ngộ quả của
"nhân" tức là lão tử, có từ "sanh" chắc chắn,
chẳng phải sanh từ pháp nào khác và giác ngộ tình trạng của lão
tử quả quyết thích hợp với duyên của mình tức là sanh, không
sai. Chẳng phải do từ pháp nào khác. Hành có từ vô minh. Bỏ vô
minh hành không sao có được. Nhưng sự hiểu biết như vậy thật là
rất khó. Cớ ấy "thuyết Thập nhị duyên khởi" mới gọi là
"ý nghĩa uyên thâm".
2/- pháp uyên thâm là nhân, tức là vô minh có thế
lực đến đâu, thì duyên là nhân có thế lực đến đó và là
duyên sanh hành: Hành có duyên là vô minh. Thật là rất khó hiểu.
Cớ ấy thuyết Thập nhị duyên khởi mới gọi là pháp uyên thâm.
3/- thuyết uyên thâm tất cả chúng sinh phải giác ngộ
thuyết Thập nhị duyên khởi bằng cách nào, Đức Thế Tôn thuyết
Thập nhị duyên khởi thích hợp với khí chất, với tính tình v.v. theo
cách ấy. Cớ đó lý Thập nhị duyên khởi mới gọi là thuyết
uyên thâm.
4/- hành uyên thâm là tình trạng nào của vô minh v.v.
và các pháp nhất là vô minh, tình trạng ấy uyên thâm rất khó cho
chúng sanh giác ngộ. Cớ ấy lý Thập nhị duyên khởi mới gọi là
hành uyên thâm.
([1]) Khởi phiên: là phiên bắt
đầu.
([2]) Diệt phiên: phiên dập tắt.
([3]) Tức là thập nhị duyên khởi.
([4]) Kết liền với nhau.
([5]) kusalavitaka: Tâm suy về
điều lành.
([6] ) akusalavitaka: Tâm suy về
điều ác.
([7]) Tứ đại (Upadaayaruupa): Xem
trong Vi diệu pháp (sắc nương vào tứ đại).
([8]) Lục nhập nội: tức là giác
quan.
([9]) Lục nhập ngoại: Cảnh tương lục
trần.
([10]) Vô minh thụy miên: phiền não
ngũ ngầm trong tâm.
([11] ) Dục lậu phiền não: Kaamaasava:
lậu phiền não trong cõi dục.
([12] ) Tà kiến lậu phiền não: Ditthaaasava.
([13]) Hữu lậu phiền não: Bhavaasava.
([14]) Thưởng thức: thưởng ngắm
mà biết cái hay, cái đẹp.
([15]) Aasa'nnahetu: Cận thời
phân.
([16]) Vattadhamma: pháp xoay.
([17]) Căn: là nguồn gốc.
([18]) Uyên thâm: sâu xa.