Trong kinh sandaka-suutta
Majjhimanikaayamajjhimapanaraasaka, Đức Aananda có thuyết những quan
niệm nghiệp trong các tôn giáo khác đối với Phật giáo, cho sandakaparibbaajaka
rằng ta có thấy sự chế định của các giáo chủ khác trăm muôn
ngàn lần xa Phật giáo, vì lòng cố chấp và buông thả theo sự rủi
may, số mệnh cũng có như:
1.- Giáo chủ para.nakassapa thuyết rằng: không có
nghiệp, không có phước không có tội gọi là akiriyaadi.t.thi
nghĩa là làm thế nào cũng như không làm, vì không có phước,
tội.
2.- Giáo chủ makkhaligosala cho rằng: sự trong sạch hay nhơ
bợn vô nhân quả tức là sự hành vi cho trở nên liêm khiết
không có, người với sự luân hồi như cuộn dây nhỏ, họ nắm
mối đầu rồi liệng đi. Khi cuộn dây ấy tháo ra hết thì, tự nó
ngừng. Quan niệm này gọi là aketukadi.t.thi. Nghĩa là ý kiến
độc đoán vô nhân.
3.- Giáo chủ ajitakesakambala dạy rằng, (tiếng gọi) là
phước, tội, cha, mẹ, người, thú ấy chẳng có chi cả, họ lầm gọi
nhau như vậy. Cả tứ đại: đất, nước, lửa, gió hòa nhau, khi tan
rã thì tiêu mất.
Đây là ucchedadi.t.thi và natthikadi.t.thi: ý
kiến độc đoán tiêu diệt và ý kiến độc đoán hư vô nghĩa là
hiểu rằng trống không, không có chi.
4.- Giáo chủ pakuddhakaccaayana giảng rằng: trong thân
thể chúng ta có hai khối:
Khối tức là đất
Khối tức là nước
Khối tức là gió
Khối tức là lửa
Khối tức là vui
Khối tức là khổ
Khối tức là sinh mệnh
Tất cả bảy khối ấy dù bị ai làm thế nào cũng như
không làm, vì là khối với khối, gọi là natthikadi.t.thi ý
kiến độc đáo hư vô.
5.- Giáo chủ sa~navavelatthaputra bảo rằng: thế này
cũng chẳng có, thế kia cũng chẳng có, nghĩa là phủ nhận bất kỳ
cái gì, gọi là vikkhepaladdhi quan niệm lúc lắc, trở đi trở
lại, hay ý niệm hòa lộn.
6.- Giáo chủ nigandhanaataputra có căn bản gần
với nền tảng Phật giáo, chỉ khác nhau chỗ hành vi sái nhau, nghĩa
là phái này chế định rằng, người tu ngoài Phật giáo phải gồm
có bốn phương pháp là:
1.- Cấm làm tội lẫn nhau.
2.- Gồm có "thiên" pháp.
3.- Tiêu diệt tội lỗi.
4.- Đặt quả cuối cùng của Phạm hạnh.
Người hạnh như vậy gọi là chứng atma'm (cái
ta).
Những quan niệm của giáo chủ ấy được xán lạn
trước thời kỳ Đức Phật giác ngộ bằng sự không đem lợi ích
đến các tín đồ vừa với sự tôn thờ, sùng bái của họ. Khi
Đức Phật tuyên bố Chánh pháp, phổ cập trong khắp nơi rồi, Phật
giáo có ánh sáng chói lọi, có sức chi phối các giáo phái ấy.
Vì Ngài giảng thuyết cho mọi người hiểu rằng: "nghiệp của tự
mình, chỉ có bấy nhiêu, áp bức mình cho thấp hèn và nghiệp của
chính mình, ngần Này, chống đỡ mình cho cao sang". Ai là kẻ tạo
nghiệp? Cũng tức là tự mình vậy.
Khi Đức Aananda giải như thế rồi, sandakaparibbajaka
(bần tụ hội) rất ca tụng, rồi xin Ngài thuyết thêm rằng:
- Bạch Đức Aananda! Giáo chủ mà hành giả nương
theo sẽ được như thế nào?
- Này sandaka! Trong đời Này, Đức Thế Tôn giáng thế
là đấng Chánh đẳng Chánh giác, gồm có Minh hạnh túc (pháp thực
hành để đến sự giác ngộ) Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng
sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhơn sư, Thế tôn([1]).
Ngài làm cho thế gian này: Chư thiên, Ma vương và Phạm
thiên, tất cả chúng sinh, Sa môn và Bà-la-môn thấy rõ bằng trí
tuệ cao siêu. Ngài thuyết pháp nghe du dương chặn đầu, chặn giữa
và nơi cuối cùng, đầy đủ ý nghĩa hòa nhịp, tuyên bố phạm hạnh
trong sạch hoàn toàn.
Những gia chủ, con gia chủ, con nhà gia giáo được nghe
pháp, khi đã nghe xong hằng phát tâm tín ngưỡng trong Đức Như Lai,
rồi quan sát thấy rằng:
cư sĩ là nơi chật hẹp hạn chế, là lối đến của
bụi bặm. Xuất gia là một cơ hội trong sạch sáng sủa. Sự ở nhà
lo giữ gìn gia thế, khó hành phạm hạnh được điều đủ, trong sạch
được như vỏ ốc đã trao dồi, như thế, ta nên cạo tóc và râu,
mặc y cà sa ra khỏi nhà, thọ giới đàn, không bận lòng đến sự
trị gia nữa.
Sau rồi họ có dịp được ly gia cắt ái([2]),
không còn phải săn sóc gia đình, khi đã thành một vị xuất gia
và tinh tấn nuôi mệnh chân chính theo luât định, là người chữa
cải: sự sát sinh, bỏ hẳn những võ khí, có sự hổ thẹn tội
lỗi, có tâm từ bi, mong tìm lợi ích cho tất cả mọi loài.
Không trộm cắp chỉ dùng những vật mà họ cho.
Không hành dâm, không có đôi vợ chồng như người
cư sĩ.
Không nói dối chỉ thốt lời ngay thật, không chưởi
mắng kẻ khác chỉ nói lời mát mẻ.
Không xúi giục người cho bất hòa nhau, chỉ nói lời
hòa thuận, không nói lời thô lỗ, chỉ thốt lời ngọt dịu; không
nói chuyện hoang đàng vô ích, không ăn sái giờ.
Không xem múa hát, không nghe đờn kèn, không dồi
phấn đeo hoa, xoa nước thơm.
Không nằm ngồi trên chỗ cao đẹp v.v.
Không thọ lãnh cất giữ vàng bạc, châu báu, không
thọ ngũ cốc.
Không thọ thịt và cá sống.
Không nhận phụ nữ và tôi trai tớ gái, ruông
vườn, nhà trại([3]) các cầm thú, không
làm kẻ đem tin tức v.v.
Không bán buôn đổi chác v.v. (xem trong luật xuất gia
về tà mệnh).
Các Ngài là bậc tri túc trong bốn món vật dụng (y,
bát, thực phẩm, chỗ ngụ, thuốc men), đi đến trong nơi nào cũng
được nhẹ nhàng như loài điểu thú chỉ có cặp cánh bay đến đâu
như sở nguyện, thế nào, Tỳ khưu tri túc trong bốn vật dụng trải đi
đến nơi nào hằng được như mong muốn.
Hằng gồm có giới hạnh tức là thánh đức, như
thế, hằng hưởng quả vui, vô tội.
Mắt thấy sắc, tai nghe tiếng, mũi ngửi mùi, lưỡi
nếm vị, thân đụng chạm, Ngài không phạm luật, và không lưu tâm
đến sắc, thinh, hương, vị, xúc (tốt xấu, hay dở, thơm, thối, ngon,
dở, mềm, cứng v.v. ) tức là Ngài cố chế ngự lục căn, không cho
tiếp xúc lục trần, như thế. Ngài gồm có lục căn thu thúc là
thánh đức ấy rồi hằng thụ vui, vô phiền não.
Ngài thường ngụ trong nơi thanh vắng dưới bóng cây,
hay nơi mộ địa, rừng cây, tịnh thất vắng. Sau khi đã ngọ thực,
Ngài đi kinh hành xong, tọa thiền. Ngài dứt được sự tham lam bỏ
ác pháp, không bất bình nóng giận, có tâm từ bi mong điều lợi
ích đến tất cả chúng sinh. Trừ được năm pháp cái (tham sắc,
nóng giận, phóng dật, hôn trầm, hoài nghi) là năm pháp ô nhiễm
tâm, an tỉnh khỏi những dục vọng, yên lặng các ác pháp rồi Ngài
đắc sơ thiền pathamojhamo có: Suy, Sát, Phỉ và An sinh từ sự
ẩn tu, như thế.
Này sandaka! Các hàng thinh văn đắc pháp cao quý
nan đắc của Đức Giáo chủ nào rồi, là người hiểu biết cũng
phải hành phạm hạnh trong đấng giáo chủ ấy. Hàng thinh văn ấy sẽ
đắc pháp giải thoát chắc chắn.
Này sandaka! Ngoài ra có lời giải thêm rằng, Tỳ
khưu đắc nhị thiền (Dutiyajhaana) có tâm trong sáng chỉ có phỉ
lạc sanh từ thiền định. Này sandaka! Bậc thinh văn hằng đạt đến
pháp cao quý, như thế, trong đấng giáo chủ nào, người được hiểu
biết phải hành phạm hạnh ấy. Như vậy họ sẽ được giải thoát.
Này sankada! Ngoài ra Tỳ khưu vì chán ngán phỉ,
thường có tâm yên lặng, trung lập có trí nhớ, và thận trọng
thụ vui bằng loại danh pháp (Naamakaaya) đắc tam thiền (Tatiyajhaana)
mà các thánh nhân gọi là bậc trầm tỉnh([4]) (Upekkhaa)
có trí nhớ, ở yên như thế.
Này sandaka! Hạng thinh văn đắc pháp cao siêu như
vậy, trong đấng giáo chủ nào, người hiểu biết phải hành phạm
hạnh, trong đấng giáo chủ ấy họ sẽ đến thiện pháp và được
giải thoát hẳn như thế.
Này sandaka! Có lời giải thêm rằng, Tỳ khưu
đắc tứ thiền (Catutthjhaana) không vui, không khổ, vì dứt
được vui và khổ, đã vượt qua nỗi vui và buồn, chỉ có trí nhớ
điều tra([5]) pháp thanh tịnh bằng tâm xả.
Này sankada! Bậc thinh văn hằng đạt đến pháp cao
siêu trong đấng giáo chủ nào, người hiểu biết phải thực hành
phạm hạnh trong đấng giáo chủ ấy, như thế họ sẽ đắc pháp giải
thoát chắc chắn. Hạng ấy khi có tâm định vững và thanh tịnh, trong
sáng, vô phiền não, khỏi tùy phiền não, là tâm mềm dẻo, vừa
hành sự. Họ có tâm bất động rồi phấn khởi tuệ trực giác
dùng trí nhớ hồi tưởng đến các tiền kiếp như vậy:
Nhớ được một kiếp, hai kiếp, ba kiếp, bốn kiếp,
năm kiếp v.v. mười kiếp, hai chục kiếp, ba chục kiếp, bốn chục
kiếp, năm chục kiếp, một trăm kiếp, một ngàn kiếp, mười ngàn
kiếp, nhiều muôn kiếp cho đến nhều kiếp hoại (Sanvattakappa) v.v.
kiếp thành (Vivattakalapya) v.v. rằng ta đã sinh ra trong cõi kia, danh
hiệu như kia, dòng dõi như kia, giai cấp như kia, dùng thực phẩm như
kia, thụ vui, khổ như kia, sống đến bấy nhiêu tuổi, sau khi thác tái
sanh trong cõi nọ v.v. Bậc ấy hồi tưởng đến những kiếp sống trong
các cõi đã qua, được hoàn toàn đầy đủ.
Này sandaka! Bậc thinh văn hằng đạt đến pháp cao
siêu như vậy, trong đấng giáo chủ nào người hiểu biết phải hành
phạm hạnh trong đấng giáo chủ ấy, khiến các thiện pháp được
tăng gia cho đến kỳ giải thoát thực hiện.
Bậc thinh văn khi tâm đã trú vững, thanh tịnh trong
sáng vô phiền não, khỏi tùy phiền não, có tâm mềm dẻo, vừa
hành sự và bất động, như thế rồi phấn khởi, dùng tuệ trực
giác điều tra sự luân hồi của tất cả chúng sinh. Ngài đắc nhãn
thông cao siêu, hơn phàm nhơn và thấy rõ nhiều loại sanh linh, sanh ra
hạng thấp hèn cao sang, xấu xa xinh đẹp khổ vui. Ngài biết phân minh
rằng, chúng sanh này có hạnh kiểm, thân bất chánh, khẩu bất chánh,
ý bất chánh thốt lời khinh bỉ khiển trách bậc thánh nhơn, là hạng
tà kiến, thác rồi phải đọa trong ác đạo (cầm thú, địa ngục v.v.
)
Hạng chúng sanh khác, do hạnh kiểm tốt bằng thân thanh
bạch([6]) khẩu thanh bạch, ý thanh bạch, không
phỉ báng các bậc thánh nhân là hạng chánh kiến, chết rồi được
sinh trong thiên giới, có thiên nhãn vượt khỏi phàm nhơn. Ngài
thấy rõ chúng sinh, sinh ra thấp hèn, cao sang, xấu xa, xinh đẹp, vui khổ
và nhận thức rằng, chúng sinh đều do nghiệp tạo ra như thế.
Này sandaka! Bậc thinh văn hằng đạt pháp cao siêu
hiểu thấu triệt([7]) như vậy, trong đấng
giáo chủ nào, người hiểu biết phải hành phạm hạnh, như thế, thì
hằng đắc thiện pháp cho đến thời kỳ giải thoát.
Bậc Thinh văn khi tâm đã trú vững, thanh tịnh trong
sáng, vô phiền não, xa tùy phiền não, có tâm mềm dẻo vừa hành
sự, và bất động rồi, phấn chấn dùng tuệ trực giác trong sự
trừ tuyệt các lậu phiền não([8]) (Aasavakkhaaya).
Ngài được quán triệt([9]) chân lý rằng,
đây là khổ, đây là nhân sinh khổ, đây là diệt khổ, đây là
đạo diệt khổ. Được thông suốt rằng, đây là lậu phiền não,
đây là nhân sinh lậu phiền não, đây là diệt lậu phiền não,
đây là đạo diệt lậu phiền não. Khi Ngài biết như thế, thấy như
thế, tâm giải thoát cao siêu khỏi Kamaasava (Dục lậu phiền
não), Bhavaasava (hữu lậu phiền não; mong được như vậy, như
kia), Avijjaasava (Vô minh lậu phiền não). Khi tâm đã giải thoát
cao siêu thì sinh trực giác thông suốt mọi lẽ rằng tâm giải thoát
cao siêu rồi, kiếp này dứt rồi, phạm hạnh viên mãn rồi, chẳng
còn phận sự nào khác phải tu hành nữa, như vậy.
Này sandaka! Bậc thinh văn đắc pháp cao siêu trong
đấng giáo chủ nào, người hiểu biết phải hành phạm hạnh trong
đấng giáo chủ ấy thì thiện pháp sẽ đưa họ đến giải thoát hẳn
như vậy.
- Bạch Đức Aananda! Tỳ khưu ấy là Đức
A-la-hán diệt lậu phiền não rồi, hành tròn phạm hạnh rồi, phận
sự nên hành đã thành tựu rồi, hạ vật nặng rồi, những lợi
ích đã được theo thứ tự rồi, giải thoát cao siêu bằng trí tuệ
quán triệt chân chánh rồi, Tỳ khưu ấy còn có nhục dục chăng?
Này sandaka! Tỳ khưu là bậc A-la-hán dứt hẳn
lậu phiền não rồi, phạm hạnh viên mãn rồi, phận sự phải làm
đã hành đầy đủ rồi, đã hạ vật nặng rồi, những pháp trói
buộc trong luân hồi đã tuyệt rồi, được giải thoát cao siêu bằng
trí tuệ chân chánh rồi, Tỳ khưu ấy không còn vi phạm năm điều
là:
1.- Sát sanh.
2.- Trọâm đạo.
3.- Hành dâm.
4.- Nói dối.
5.- Tìm nhục dục để dành thụ dụng như kẻ thế nữa.
- Này sandaka! Đấy là vị Tỳ khưu bậc A-la-hán
diệt lậu phiền não rồi, hành tròn phạm hạnh rồi, hạ vật nặng
xuống rồi được giải thoát cho cao siêu bằng trí tuệ, hiểu biết
đến nơi đến chốn rồi.
- Bạch Đức Aananda! Tỳ khưu ấy là bậc A-la-hán,
dứt lậu phiền não rồi, hành phạm hạnh viên mãn rồi. Giải thoát
cao siêu bằng trí tuệ thấu triệt rồi, khi Tỳ khưu ấy đi đứng,
ngồi, nằm ngủ hay thức có sự hiểu biết sáng suốt rồi, rằng các
lậu phiền não của ta dứt rồi như vậy chăng?
- Này sandaka! Ta thí dụ để ngươi hiểu. Có
người trong đời Này sẽ biết đuợc lời tỷ dụ như vầy:
- Này sandaka! Như tay và chân của người đã
cụt, khi người ấy trải đi, ngừng, ngủ, hoặc thức, tay và chân
cũng đều cụt (đứt hẳn). Khi họ quan sát cũng rõ rằng, tay và
chân của ta cụt rồi, như vậy, thế nào, Này sandaka! Tỳ khưu
là bậc A-la-hán hết lậu phiền não rồi, khi Tỳ khưu ấy đi, đứng,
ngủ hay thức, các lậu phiền não cũng dứt hẳn rồi. Và khi vị ấy
quan sát, cũng được hiểu rằng "các lậu phiền não của ta cũng
hết rồi như vậy".
Theo như đã giảng thuyết trong kinh sandaka đây,
chúng ta thấy sự chế định nghiệp của các đấng giáo chủ ngoại
đạo đều khác với Phật giáo muôn ngàn lần xa. Có giáo chủ chấp
hẳn ý kiến độc đoán, có phái lại buông thả theo vận mệnh,
không giống như Phật giáo.
([1]) Xem lễ bái Tam Bảo (Âân Đức
Phật)
([2]) Cắt ái: bấtđắc dỉ phải cắt
bỏ cái mình yêu thích.
([3]) Trại: lều tranh.
([4]) Trầm tỉnh: ngấm ngầm, lặng lẽ.
([5]) Điều tra: tìm tòi, tra xét để
biết rõ sự thực.
([6]) Thanh bạch: trong sạch.
([7]) Thấu triệt: thông suốt.
([8]) Phiền não: khiến chúng sanh chìm
đắm trong luân hồi.
([9]) Quán triệt: đến nơi đến chốn.