Phiền Não và Hạnh Phúc
Khi trạng thái tâm (tâm sở) thiện bị đem ra khỏi tâm, phiền não tuôn
vào quấy phá. Phiền não trong tâm là nguyên nhân hình thành ý tưởng
bất thiện, loại phiền não tư tưởng, như ý muốn chiếm đoạt, hay ý muốn
hãm hại, và cuối cùng trở thành loại phiền não tác động, biểu hiện ra
bên ngoài thành hành động và lời nói bất thiện. Trong lúc hành thiền,
các chướng ngại tâm như ái dục, sân hận, dã dượi buồn ngủ v.v...cũng
xâm nhập vào tâm xua đuổi các tâm thiện lành ra khỏi tâm. Giống như
khi cướp xâm nhập vào nhà, nắm quyền làm chủ căn nhà. Khi ái dục chiếm
tâm, kāmacchanda nīvaraṇa,
xua đuổi tâm sở thiện ra khỏi tâm. Tâm bị quấy phá không chỉ một
loại phiền não, mà trong giây phút đó, còn bị ảnh hưởng bởi những loại
phiền não khác như phiền não ngủ ngầm, anusaya kilesa, phiền
não tư tưởng, hay phiền não tác động.
Tất cả đau khổ đều gây ra bởi phiền não. Con người bị đau khổ bởi tham
sân si, hay ngã mạn, bủn xỉn v.v… Nó làm cho cá nhân đau khổ và người
xung quanh cũng đau khổ theo. Do đó ngay khi phiền não chiếm ngự tâm,
chúng hành hạ, thiêu đốt tâm, làm cho người này đau khổ. Đây là hiệu
quả của phiền não Đối với lửa thường còn cho thấy lửa và khói, nhưng
lửa phiền não tham sân si không phát ra ngoài, nên khó thấy và khó dập
tắt hơn lửa thương. Phiền não ngủ ngầm, anusaya kilesa, là loại
phiền não tiềm ẩn trong tâm luôn luôn chờ đủ cơ hội để phát tác. Loại
phiền não này chỉ có thể xóa sạch bằng minh sát đạo và thánh đạo. Khi
có điều kiện, phiền não ngủ ngầm sẽ chỗi dậy và biến thành phiền não
tác động, biểu hiện thành hành động và lời nói. Phiền não ngủ ngầm rất
khó thấy, khó như khi thấy một người đang ngủ, chúng ta không biết
người này sẽ chỗi dậy lúc nào. Hoặc so sánh với khả năng gây hỏa hoạn
tiềm ẩn trong diêm quẹt.
Khi không chánh niệm hay chánh niệm yếu, phiền não
tư tưởng sẽ sinh khởi lúc tiếp xúc với vật hấp dẫn, đáng ưa thích làm
phát sinh dính mắc, đưa đến dục vọng. Tâm bây giờ chỉ có sự ham muốn,
không còn chứa điều gì thiện lành. Ngược lại, khi tiếp xúc vật không
ưa thích, sẽ phát sinh sân hận. Khi đến mức độ thái quá, từ dạng phiền
não tư tưởng sẽ trở thành phiền não tác động, biến thành hành động và
lời nói bất thiện. Khởi đầu bằng phiền não ngủ ngầm, biến thành phiền
não tư tưởng, tiếp theo là chuyển thành phiền não tác động, rồi cuối
cùng thành hành động và lời nói. Cũng giống như hỏa hoạn bắt đầu từ
tiềm năng tạo ra lửa từ diêm quẹt, khi được quẹt, sẽ bùng cháy gây nên
hỏa hoạn. Do đó nếu không muốn tâm bị ô nhiễm, điều cần thiết và phải
tận diệt phiền não ngủ ngầm, nhằm vô hiệu hóa tiềm năng gây nên ô
nhiễm. Muốn vậy phải luôn luôn giữ chánh niệm. Dù tư tưởng bất
thiện có kịp phát sinh, khả năng chánh niệm sẽ tận diệt ngay lập tức
tư tưởng bất thiện này.
Nếu không có chánh niệm sẽ không thể chế ngự được
phiền não, không phát triển được sự định tâm, đo đó không phát triển
được trí tuệ. Vì không có trí tuệ, nên không hiểu được bản chất thực
sự của đối tượng đang quán sát, và do đó dính mắc vào dáng vẻ tổng
quát sinh khởi nơi tâm, nimitta-gaha, rồi trở thành hình ảnh
chi tiết, anubyñjanaggaha.
Khi người cùng phái ở chung với nhau sẽ không có gì
xảy ra. Nhưng khi có người khác phái sống chung, sẽ phát sinh những sự
ưa thích nơi hình dáng, dính mắc nơi sắc diện, hình ảnh dàn bà, đàn
ông. Nếu không chánh niệm, sẽ làm phiền não phát sinh. Bắt đầu bằng sự
phân biệt nam nữ, trở thành ý tưởng ưa thích, trở nên hình ảnh ưa
thích, cuối cùng sinh khởi ái dục. Ngược lại nếu không thích, sẽ phát
sinh sân hận, ghen ghét. Từ lúc thấy hình dáng tổng quát, tiếp tục
nhìn mãi, sẽ thấy đối tượng mang nhiều chi tiết hơn, từ vóc dáng sang
mắt mũi, tóc tai, v.v...và trở nên dính mắc vào các hình ảnh chi tiết
trong tâm, phát sinh ái dục. Ý nghĩ về các chi tiết càng nhiều làm cho
phiền não sinh khởi trong tâm càng 1úc càng nhiều hơn. Nếu không có
chánh niệm, tiếp tục suy nghĩ trong một giây, một giờ, tâm sẽ liên tục
chứa đầy các ý tưởng ái dục hình thành từ các đối tượng sinh khởi qua
lục căn.
Sự thỏa thích hưởng thụ cảm giác mang lại từ sự ưa
thích này gọi là dục lạc, một loại hạnh phúc pha trộn, vyāseka
sukha. Khi nghe bản nhạc du dương, tâm sinh khởi ưa thích và phát
sinh sự ham muốn được nghe thêm nữa. Sự ham muốn diễn ra liên tục
trong khi hưởng thụ là loại hạnh phúc ái dục, thuộc loại hạnh phúc tạp
nhạp. Tự nơi đối tượng không mang ưa ghét, nhưng vì dính mắc nên phát
sinh ý tưởng ham muốn. Hạnh phúc dục lạc hình thành bằng đường lối
này. Giống như bản chất tự nhiên của thịt là lạt lẽo, nhưng trở nên
thơm ngon khi được ướp gia vị. Hạnh phúc dục lạc hình thành bởi lòng
ham muốn được bỏ thêm vào đối tượng. Do vậy, dục lạc, hay hạnh phúc
ngũ dục thuộc loại hạnh phúc tạp nhạp, missaka sukha. Cho đù
đối tượng có đáng ưa thích, nhưng nếu không phát sinh ham muốn, hạnh
phúc ngũ dục sẽ không hình thành. Ham muốn, hay tham ái là phiền não.
Vì chứa đựng phiền não nên hạnh phúc ngũ dục còn được gọi là hạnh phúc
bất tịnh, aparisuddha sukha.
Hạnh phúc phi dục lạc là loại hạnh phúc đối nghịch
với hạnh phúc dục lạc. Bản chất của loại hạnh phúc này là trong sạch
thanh tịnh. Đây là loại hạnh phúc mà các bạn đang theo đuổi. Nền tảng
của loại hạnh phúc này là giới hạnh, chánh niệm và thu thúc lục căn.
Giữ giới hạnh tròn đầy. Duy trì chánh niệm nơi tất cả các đối
tượng sinh khởi nơi lục căn. Bảo vệ tâm thường xuyên bằng chánh niệm.
Thu thúc lục căn luôn luôn. Kết quả của sự giữ giới, giữ chánh niệm,
và thu thúc lục căn làm cho tâm được an định, adhicitta. Hạnh
phúc tạo nên do sự định tâm được gọi là hạnh phúc an định.
Khi chánh niệm được giữ liên tục, chế ngự được các phiền não, đẩy xa
các chướng ngại, hình thành sát na định, tâm được an tịnh từ thời điểm
này sang thời điểm khác. Hỉ, lạc phát sinh mạnh mẽ. Một loại hạnh phúc
tuyệt diệu sinh khởi từ các tâm sở thiện lành. Đây là loại hạnh phúc
phi dục lạc, loại hạnh phúc trong sạch thanh cao, avyāseka sukha.
Tóm lại , khi phiền não có mặt nơi tâm, tâm bất an giao động. Khi có
dính mắc vào sự vật ưa thích, phát sinh tham ái, hình thành loại hạnh
phúc pha trộn, tạp nhạp, không thanh cao vì chứa đựng phiền não. Hạnh
phúc dục lạc hình thành từ tham ái. Hạnh phúc phi dục lạc là
loại hạnh phúc khi tâm vắng bóng phiền não, không mang tham ái. Đây là
loại hạnh phúc thanh cao hiền lành chỉ kinh nghiệm được trong thiền
tập.